Jump to content

Advertisements




ĂN CHAY


30 replies to this topic

#1 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1425 Bài viết:
  • 1463 thanks

Gửi vào 09/04/2023 - 12:10

Mình có suy nghĩ và lập luận về việc ăn chay thế này.
- Các loài động vật ăn thịt như: hổ, báo, sư tử v.v... là những loài động vật đơn năng. Thực phẩm giúp chúng sinh tồn là thịt của những loại động vật khác có trong tự nhiên.
- Các loài động vật ăn cỏ như: trâu, bò, dê v.v... cũng là những loài động vật đơn năng. Thực phẩm giúp chúng sinh tồn là thực vật, cây cỏ có trong tự nhiên.
Như vậy ta không thể nói những loài động vật ăn thịt hung ác hơn những loài động vật ăn cỏ, thực vật. Hay là loài động vật ăn cỏ thực vật hiền lành hơn loài động vật ăn thịt. Mà đó là bản năng sinh tồn của các loài động vật đơn năng.
Trong thế giới này, con người là loài động vật đa năng cấp cao. Vì vậy mà con người có thể dùng nhiều loại thực phẩm để sinh tôn. Như thịt, cá, rau, củ, côn trùng v.v... bằng cách chế biến tất cả các loại thực phẩm đó nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh tồn của con người. Đó là quy luật tự nhiên của tạo hóa, của đất trời.
Nhưng những người ăn chay, họ chỉ dùng mỗi thực vật để sinh tồn, vì họ không ăn thịt, cá v.v... Có phải là họ đi ngược lại quy luật của tạo hóa. Biến những con người là loài động vật đa năng cấp cao thành loài động vật đơn năng ăn cỏ, thực vật?
Đây là suy nghĩ và lập luận của bản thân, không phải dùng để đã phá việc ăn chay. Nên mình đưa vào mục Linh tinh. để xem lập luận của mình bị hỏng ở chổ nào. Mong các bạn ăn chay đừng ném đá. vì đây chỉ là những ý tưởng xuất hiện của bản thân mà thôi.

Thanked by 1 Member:

#2 prettyboy1109

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 585 Bài viết:
  • 378 thanks

Gửi vào 09/04/2023 - 12:49

Em tháng ăn chay 4 ngày, mục đích là để giảm sát sinh + để thanh lọc cơ thể. Cũng ko có suy nghĩ cao siêu gì về những cái khác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#3 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1425 Bài viết:
  • 1463 thanks

Gửi vào 09/04/2023 - 12:57

@prettyboy1109
Sát sinh là gì? sát là giết, sinh là sự sống. Sát sinh có nghĩa là giết chết sự sống.
Cho hỏi: Vậy bạn cho rằng thực vật và cây cỏ không có sự sống sao?

Thanked by 1 Member:

#4 Tre

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2243 Bài viết:
  • 3838 thanks
  • LocationRừng

Gửi vào 09/04/2023 - 13:33

Có, sao mà không có.

Giữ Giới kỹ + lòng từ là còn không giẫm đạp cây cỏ kìa. ^^

Nhưng vậy tại sao ăn chay lại được ăn thực vật, rau quả, mà không được ăn thịt thú ?

Tất nhiên câu hỏi này có câu trả lời đàng hoàng, rõ ràng, logic.

#5 tony99

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1196 Bài viết:
  • 929 thanks

Gửi vào 09/04/2023 - 13:51

Các cụ lập pic mà ko tìm hiểu nhờ :v
Ăn chay trong Phật giáo :

Trích dẫn

Theo quan điểm bình dân, Phật tử ăn chay là vì muốn tránh quả báo luân hồi. Theo thuyết luân hồi, con người sau khi chết bị đày xuống địa ngục, sẽ bị đẩy làm ngã quỷ (ma đói), sau khi hối cải sẽ được làm súc sinh (loài vật), cuối cùng đầu thai trở lại làm người theo bánh xe luân hồi. Do đó, tu sĩ Phật Giáo hay nhiều Phật tử có thói quen ăn chay trường, tức là không ăn thịt và những thức ăn có máu, vì có thể sẽ ăn thịt người thân của mình trong kiếp súc sinh. Những ngày 1, 14, 15 và 30 âm lịch được coi là ngày mở cửa âm phủ, các linh hồn được tự do, những ngày đó Phật tử thường ăn chay [1].
Lưu ý lục đạo luân hồi không có cây cối :v

Trích dẫn


Như vậy, mục đích việc ăn chay trong Hồi giáo là để chế ngự những ham muốn tầm thường, làm chủ bản thân, thăng tiến tinh thần.

Trích dẫn


Đối với người Công Giáo, chay tịnh là một trong ba hành vi được khuyên làm nhiều nhất trong đạo (cùng với việc cầu nguyện và bố thí), tín hữu giữ chay để biểu lộ lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Việc chay tịnh bao gồm nhịn ăn (jejunium [2]) và kiêng ăn (abstinentia [3]) mà chúng ta quen gọi là "ăn chay" và "kiêng thịt".

- Việc nhịn ăn (ăn chay): Trong ngày chay chỉ được ăn một bữa no (chọn bữa nào cũng được), còn những bữa khác chỉ được ăn chút ít để bụng còn đói. Trong ngày chay không được ăn vặt như kẹo, bánh v.v,...

- Việc kiêng ăn (kiêng thịt): Cấm ăn thịt loài máu nóng (heo, bò, gà, vịt…) bao gồm thịt và tất cả những thứ khác như tim, gan, lòng... Nhưng được dùng các nước thịt và các đồ ăn có pha chất thịt, như cháo nước thịt. Được ăn cá và loài máu lạnh (như ếch, rùa, sò, cua, tôm). Ngày kiêng thịt cũng được phép dùng trứng và các sản phẩm từ sữa như bơ và phó mát [4]...

Đấy, ăn chay/giữ chay chỉ có mấy đặc điểm như vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Thanked by 2 Members:

#6 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1425 Bài viết:
  • 1463 thanks

Gửi vào 09/04/2023 - 14:12

Có 1 vị tiến sĩ môi trường khi nghiên cứu để phục hồi một khu rừng bị phá hủy nghiêm trọng, ông đề nghị thả 100 con sói vào khu rừng đó. sau vài năm khu rừng tự động phục hồi 1 cách ngoạn mục. Người ta hỏi vị giáo sư làm thế nào mà khi thả 100 con sói vào khu rừng đó, mà khu rừng lại phục hồi ngoạn mục như thế. Vị giáo sư đó nói rằng. khi nghiên cứu khu rừng đó, ông phát hiện ra nguyên nhân làm khu rừng đó bị phá hủy là do có quá nhiều con hươu sống trong đó. Hươu là loài động vật ăn cỏ và thực vật rất dữ. quá nhiêu Hươu khiến cho thực vật không sống được, vì vậy mà khu rừng càng ngày càng bị phá hủy nghiêm trọng. Vì vậy khi thả 100 con sói vào khu rừng này, những con sói này ăn bớt những con hươu, giúp cho môi trường sinh thái trở lại cân bằng. Sự cân bắng chính là yếu tố tốt nhất giúp cho mọi vật sinh tồn và phát triển.
Cũng như môi trường và con người của chúng ta vậy. mọi động vật và thực vật tồn tại trong tự nhiên đều có bản năng sinh tồn, bản năng đó giúp cân bằng môi trường. sự cân bằng là yếu tố giúp cho sự sống sinh sôi phát triển, vì vậy:
Bạn ăn chay thì bạn sát sinh thực vật, cây cỏ. Bạn ăn mặn thì bạn sát sinh động vật, tôm cá. Bạn không ăn thì bạn giết chính mình. Nên bạn ăn chay, ăn mặn hay không ăn thì đều sát sinh cả.
Chỉ có bạn cân đối việc ăn uống, chính là cân bằng năng lượng của con người. Sự cân bằng mới thực sự là yếu số giúp cho sự sống sinh sôi và phát triển. ĐÓ mới chính là tinh thần ăn uống của Phật giáo.
Vài suy nghĩ cũng như lập luận của bản thân về vấn đề này. nên viết lên đây để diễn đàn thêm nhôn nhịp đông vui.

Thanked by 3 Members:

#7 tony99

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1196 Bài viết:
  • 929 thanks

Gửi vào 09/04/2023 - 15:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phonghue, on 09/04/2023 - 14:12, said:

Có 1 vị tiến sĩ môi trường khi nghiên cứu để phục hồi một khu rừng bị phá hủy nghiêm trọng, ông đề nghị thả 100 con sói vào khu rừng đó. sau vài năm khu rừng tự động phục hồi 1 cách ngoạn mục. Người ta hỏi vị giáo sư làm thế nào mà khi thả 100 con sói vào khu rừng đó, mà khu rừng lại phục hồi ngoạn mục như thế. Vị giáo sư đó nói rằng. khi nghiên cứu khu rừng đó, ông phát hiện ra nguyên nhân làm khu rừng đó bị phá hủy là do có quá nhiều con hươu sống trong đó. Hươu là loài động vật ăn cỏ và thực vật rất dữ. quá nhiêu Hươu khiến cho thực vật không sống được, vì vậy mà khu rừng càng ngày càng bị phá hủy nghiêm trọng. Vì vậy khi thả 100 con sói vào khu rừng này, những con sói này ăn bớt những con hươu, giúp cho môi trường sinh thái trở lại cân bằng. Sự cân bắng chính là yếu tố tốt nhất giúp cho mọi vật sinh tồn và phát triển.
Cũng như môi trường và con người của chúng ta vậy. mọi động vật và thực vật tồn tại trong tự nhiên đều có bản năng sinh tồn, bản năng đó giúp cân bằng môi trường. sự cân bằng là yếu tố giúp cho sự sống sinh sôi phát triển, vì vậy:
Bạn ăn chay thì bạn sát sinh thực vật, cây cỏ. Bạn ăn mặn thì bạn sát sinh động vật, tôm cá. Bạn không ăn thì bạn giết chính mình. Nên bạn ăn chay, ăn mặn hay không ăn thì đều sát sinh cả.
Chỉ có bạn cân đối việc ăn uống, chính là cân bằng năng lượng của con người. Sự cân bằng mới thực sự là yếu số giúp cho sự sống sinh sôi và phát triển. ĐÓ mới chính là tinh thần ăn uống của Phật giáo.
Vài suy nghĩ cũng như lập luận của bản thân về vấn đề này. nên viết lên đây để diễn đàn thêm nhôn nhịp đông vui.
ăn chay là theo phương diện tôn giáo :v cho nên, nó chả liên quan mịa gì đến cân bằng cả =))

#8 prettyboy1109

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 585 Bài viết:
  • 378 thanks

Gửi vào 09/04/2023 - 15:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phonghue, on 09/04/2023 - 12:57, said:

@prettyboy1109
Sát sinh là gì? sát là giết, sinh là sự sống. Sát sinh có nghĩa là giết chết sự sống.
Cho hỏi: Vậy bạn cho rằng thực vật và cây cỏ không có sự sống sao?

Em cũng ko biết nữa anh, tại nhà em theo Phật mấy đời rồi nên sinh ra đã zậy rồi. Em cũng chưa có tìm hiểu về Phật giáo nên cũng ko biết phải trả lời anh sao nữa. Khi nào già rồi em sẽ nghiên cứu về Phật giáo đàng hoàng zậy.

Mà thật ra Phật giáo nguyên thuỷ cũng ăn mặn mà, chỉ là ko trực tiếp sát sinh thôi. Em nhớ đọc đâu đó là zậy. Phật giáo Nam tông thì vẫn ăn mặn thì phải.

Thanked by 2 Members:

#9 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1425 Bài viết:
  • 1463 thanks

Gửi vào 09/04/2023 - 15:49

@tony99 Bạn nói không liên quan thì không liên quan vậy.

Thanked by 1 Member:

#10 HatCat90

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 771 Bài viết:
  • 706 thanks

Gửi vào 09/04/2023 - 19:59

Thực vật làm gì có ngũ giác? Càng k có máu nên k thể nói biết nhận thức về thù oán và trả thù.
Còn động vật thì ngược lại.
Cho nên Phật có câu thực vật là chúng sinh vô tình và sinh thể cơ bản nhất.


Thanked by 2 Members:

#11 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3141 Bài viết:
  • 1893 thanks

Gửi vào 09/04/2023 - 20:18

"Nghiên cứu mới đây đã cho thấy thực vật có sự tương đồng đến kinh ngạc so với các loài động vật, về cơ chế truyền tín hiệu đau đớn. Con người và các loài động vật có vú, tất cả đều có một hệ thần kinh phức tạp. Nhờ vậy, chúng ta có thể cảm nhận được cơn đau khi bị tổn thương.14 sept. 2018"

Thanked by 1 Member:

#12 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1425 Bài viết:
  • 1463 thanks

Gửi vào 09/04/2023 - 20:20

Thực vật bạn nói không có máu, Nhưng trong thực vật có nhựa cây, sao bạn bảo là không có máu. chẳng qua máu thực vật có màu sắc khác với máu động vật thôi, nhưng chức năng vẫn như nhau. Bạn nói không có ngủ giác, vậy sao cây cỏ cảm ứng được với thời tiết, mùa thu lá rụng, mùa xuân khoe sắc v.v... cây cỏ không có thù ghét vậy tại sao khi thí nghiệm người ta để 2 chậu hoa. 1 chậu được người chăm sóc và khen mỗi ngày. còn 1 chậu cũng chăm sóc nhưng chê bai mỗi ngày. Sau 10 ngày cây được khen thì thì xanh tốt, cây bị chửi rủa thì héo tàn.

Thanked by 1 Member:

#13 kyvibach

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1831 Bài viết:
  • 640 thanks

Gửi vào 09/04/2023 - 22:59

chỉ có người tu tịnh mới biết sự khác nhau giữa ăn chay và ăn mặn.
còn dùng một kiến thức bên ngoài sự cảm thụ trực tiếp của các giác quan thì vẫn là bao biện cho tâm tàn nhẫn.

tu là sửa, mà sửa là sửa từ từ, vì khi sai chúng ta cũng sai từ từ.
cũng như một cỗ máy xay thô thiển, bỏ đinh ốc hay gạo vào chúng đều nghiền nát như nhau chẳng quan tâm đó là gỗ hay gạo.
nếu ta sửa nó-"tu" nó- lắp thêm cảm biến thì cái máy sẽ biết khi nào trúng đinh ốc nó sẽ dừng xay, chỉ xay mỗi gạo...

ta lại sử nó-"tu" nó- lập trình nó nhận dạng thêm sự sống thì khi xay thấy một chú kiến nhỏ nó sẽ dừng xay. bảo toàn sinh mệnh cho sinh vật đó.

việc chay mặn cũng vậy, chay mặn là hành động đối đãi dựa trên cảm biến-"các giác quan của chính cơ thể mình".
ai chưa "cảm" được tình yêu nơi cây, thì cây là vật vô tình, là thực phẩm của họ... "cảm" được tình yêu nơi động vật, tất nhiên ngừng ăn thịt. chưa cảm được tình yêu nơi động vật- tâm trí còn thô sơ- thì họ tiếp tục ăn.
ai "cảm" được tình yêu nơi cây, thì cây là hữu tình, và nếu họ cảm được rồi chắc họ đã sống bằng dạng năng lượng khác như các nhà du-già, thiền định ích cốc... chúng ta cũng không phải lo cho họ sẽ ăn gì... thức ăn của họ sẽ tinh tế cao cấp hơn máu thịt là đương nhiên.

như vậy thấy ăn thịt động vật là đi ngược lòng từ bi mà sửa ngay thì sẽ tịnh dần, tịnh dần mới thấy sự sống cảm xúc nơi vật khác.
còn bất chấp thì tức là bản thân chấp nhận sống chung với cỗ máy thô sơ thiếu sót cảm biến tinh tế. và cũng là từ bỏ nâng cấp-từ bỏ "tu bổ" bản thân.
kẻ từ bỏ nâng cấp bản thân thì.. buông mình xuôi theo dòng chảy.

Thanked by 2 Members:

#14 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8383 Bài viết:
  • 6129 thanks

Gửi vào 10/04/2023 - 01:15

- Ăn chay là vì thể hiện lòng từ bi nên không muốn sát sinh tức là lấy mạng của sinh vật khác để nuôi sống cơ thể mình. Thường là theo Đại Thừa các tu sĩ không đi khất thực mà tự trồng trọt và nấu nướng.

- Nói ăn thực vật cũng là sát sinh thì sai bét. Các loại rau cải đời sống chỉ khoảng vài tháng là đã tàn héo, khô cằn rồi chết, còn các loại thân thực vật lâu năm thì mỗi lần cần dùng để làm thức ăn người ta chỉ dùng đọt, ngọn .. mà khi bấm các đọt hay ngọn đó thì dăm ngày sau nó lại mọc ra nhiều nhánh hơn, như vậy đâu phải là giết nó?!!

- Đức Phật có dạy tu sĩ hay Phật tử có thể ăn xác thịt động vật đã chết, không ăn thịt cá khi mình biết những vật phẩm đó do người muốn dâng cúng mình mà giết hại, nghe thấy tiếng kêu của động vật lúc bị giết hại thì thịt đó không được ăn dù không phải để dâng cúng cho mình. Đó là các loại thịt không tinh khiết.

Thanked by 6 Members:

#15 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3141 Bài viết:
  • 1893 thanks

Gửi vào 10/04/2023 - 08:23

Nếu giờ loài quái thú nghìn năm tuổi ở dưới đại dương sâu thăm thẳm nói rằng: "Ăn con người đâu phải sát sinh vì vòng đời con người khoảng 100 năm là hết, đằng nào chả già rồi chết" thì hay biết mấy ạ.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |