Jump to content

Advertisements




SỰ THẬT VỀ 9 ĐIỂM ĐẾN RÙNG RỢN NHẤT CỦA DU LỊCH SÀI GÒN


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8267 Bài viết:
  • 6073 thanks

Gửi vào 15/02/2023 - 07:05

SỰ THẬT VỀ 9 ĐIỂM ĐẾN RÙNG RỢN NHẤT CỦA DU LỊCH SÀI GÒN



Ít ai biết rằng, hầu hết các địa điểm này ở Sài Gòn đều gắn liền với những câu chuyện thương tâm, oan khuất ngút trời. Vì thế, ít người dám lui tới và lâu dần bức màn tang tóc với những câu chuyện bí ẩn càng làm cho những nơi này thêm hoang phế…




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Gần đây, các bạn trẻ và nhiều diễn đàn thường rỉ tai nhau về 9 địa điểm mang tin đồn ma ám vô cùng ghê rợn tại Sài Gòn.

1. Chuyện dùng trinh nữ trấn yểm 4 góc chung cư 727 – Trần Hưng Đạo

Địa điểm đầu tiên và có thể nói là nơi đáng sợ nhất Sài Gòn đó chính là khách sạn Building President – mà nay đã trở thành chung cư 727 nằm trên đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5. Sở dĩ vậy, vì theo các cao niên cư trú lâu năm tại Sài Gòn – Chợ Lớn thì Building President gắn liền với một loại thuật phong thủy cổ quái, được áp dụng để trấn yểm tòa nhà.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nơi đây từng được xem là tòa nhà đẹp nhất Sài Gòn xưa.


Khách sạn Building President được ông Nguyễn Tấn Đời – một đại gia giàu có nhất phương Nam lúc bấy giờ, đầu tư khởi công vào năm 1960. Theo bản thiết kế, khách sạn gồm 13 tầng, chia làm 6 tòa và ngăn ra thành 530 phòng.

Giai thoại truyền miệng rằng, khi nhận được bản thiết kế, cộng sự của ông Nguyễn Tấn Đời là một người Pháp đã tỏ ra rất lo ngại với con số 13 tầng, vốn được cho là xui rủi theo quan niệm phương Tây. Nhưng ông Đời không mấy quan tâm và vẫn cho xây đúng 13 tầng theo bản vẽ.

Ngay khi tầng 13 đang đặt những viên gạch cuối cùng thì hàng loạt tai nạn chết người xảy ra. Khi thì nhân công bị rớt giàn giáo, lúc lại bị điện giật trụy tim… án mạng liên tiếp khiến cho tầng 13 mãi mà chẳng thể xây xong. Đứng trước nguy cơ Building President không thể hoàn thành kịp tiến độ và giới chức chế độ cũ lúc bấy giờ cũng đang rục rịch vào cuộc điều tra, ông Đời liền cho tạm ngưng thi công tầng 13. Sau đó, mời về một thầy pháp sư, cho công nhân nghỉ phép liên tục 3 ngày để làm phép và trấn yểm tòa nhà.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khung cảnh sập sệ nhếch nhác của chung cư 727 – Trần Hưng Đạo.


Cụ Lưu Phục Chấn, 72 tuổi, ngụ tại đường Nguyễn Thi, phường 13, quận 5 kể lại: “Dạo xây khách sạn lớn, gia đình tôi có ông cậu ở gần đó. Cậu hay kể lại rằng, thầy pháp đã cho người đến bệnh viện mua lại xác của 4 trinh nữ, đem về chôn ở 4 góc của khách sạn để trấn tại 4 hướng”.

Cũng theo lời cụ Chấn, thì đây không phải là “tin đồn lẻ tẻ” mà nó lan rộng khắp khu Chợ Lớn, Sài Gòn. Điều này khiến Building President trở nên nổi như cồn bởi những câu chuyện thêu dệt về thuật phong thủy cổ quái, hồn ma trinh nữ và cả oan hồn của nhân công bỏ mạng tại đây.

Qua bao phen lận đận, cuối cùng khách sạn Building President cũng được khánh thành. Bấy giờ, quân đội Mỹ liền thuê lại toàn bộ khu nhà bề thế này để dành làm nơi nghỉ ngơi cho lính của họ. Nhưng không hiểu sao, tầng 13 vẫn không được đưa vào sử dụng.

Tầng 12, Mỹ cải tạo thành quán bar, nhà hàng, nơi vui chơi cho lính. Đến ngày giải phóng, khu khách sạn đồ sộ được sung vào công quỹ. Hơn 400 phòng khách sạn được cải tạo thành nhà ở và cấp cho cán bộ, công nhân viên nhà nước. Tầng 12 khó có thể sử dụng được nên bị khóa lại, còn tầng 13 thì bỏ hoang vĩnh viễn.

Nhưng những tin đồn ma ám còn bởi chung cư 727 quá cũ đến mức có thể sập bất cứ lúc nào. Quả thật, chung cư 727 mang trong mình cái vẻ thâm u, cũ kỹ đến đáng sợ. Có những nơi bỏ hoang lâu ngày, mùi rác, mùi ẩm mốc, xác động vật chết bốc lên nồng nặc.

Chưa kể đến chuyện ma cỏ, chỉ cần mới bước vào khu chung cư, người ta đã dễ dàng bị choáng bởi mùi hôi tanh cùng thứ không khí lạnh lẽo do ít ánh sáng và thiếu hơi người.

2. Thai phụ bên cửa sổ ngôi nhà số 24 – Lý Thái Tổ

Ngôi nhà số 24 – Lý Thái Tổ bỏ hoang đã lâu cũng lọt vào danh sách những địa điểm đáng sợ nhất Sài Gòn. Nhưng ít ai biết, nơi đây gắn liền với một án mạng gia đình hết sức thương tâm. Chỉ vì người con tâm thần giận cả nhà “bắt uống thuốc” mà 7 mạng người trong căn nhà số 24, mặt tiền đường Lý Thái Tổ đã ra đi tức tưởi trong cơn hỏa hoạn kinh hoàng. Hơn 13 năm về trước, đây là một cửa hàng bán xe máy khá sung túc.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Căn nhà nằm ngay vị trí đắc địa nhưng vẫn để hoang phế.


Nhưng rạng sáng cận ngày lễ Giáng sinh năm ấy, ngọn lửa bùng cháy, thiêu chết 7 mạng người trong đó có một phụ nữ mang thai và đứa trẻ mới tròn 3 tuổi. Cả gia đình bị thiêu sống, chỉ có người em trai bị mắc bệnh tâm thần của gia chủ và người mẹ già thoát khỏi ngọn lửa kinh hoàng.

Nhưng càng đau đớn hơn, khi thủ phạm của vụ hỏa hoạn lại chính là người em trai tâm thần kia. Khi được hỏi, tại sao lại phóng hỏa đốt nhà, anh ta hướng đôi mắt lơ ngơ về phía người hỏi và trả lời: “Tại không cho đi theo chơi, tại bắt uống thuốc hoài à”.

Và kể từ đó, ngôi nhà luôn cửa đóng then cài, còn hai mẹ con người đàn ông tâm thần kia thì đi đâu biệt tích. Chính vì thế, những lời đồn đại kỳ dị về ngôi nhà số 24, đường Lý Thái Tổ cứ thế lan ra. Ông Trần Quốc Hưng, ngụ phường 2, quận 3, gần ngôi nhà này tỏ vẻ e dè kể lại: “Chuyện xảy ra quá lâu rồi, mà ánh mắt của cô con gái trong nhà này vẫn làm tôi ám ảnh.

Lúc xảy ra hỏa hoạn, chúng tôi nhìn thấy cô gái mặc váy ngủ, bụng mang dạ chửa, tay bồng đứa con trai 3 tuổi đứng ngay cửa sổ. Chúng tôi la hét bảo cô nhảy xuống, hay ném đứa con xuống, vì ngôi nhà này chỉ có 2 tầng thôi, té xuống thì trường hợp xấu nhất là sẽ sảy thai, chứ không đến nỗi chết.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hiện trường vụ hỏa hoạn thương tâm tại ngôi nhà số 24 Lý Thái Tổ.


Nhưng cô gái lại chạy vào trong ngọn lửa, vẻ mặt hoảng loạn vô cùng. Sau đó cô lại ôm con trở ra cửa sổ, ánh mắt bình thản nhìn xuống phía dưới, mặc cho mọi người la hét, cô vẫn đứng yên nhìn. Lúc này một số người cho rằng, cô gái và cả đứa con đã chết rồi, bên cửa sổ chỉ là linh hồn của cô thôi. Náo loạn một lúc nữa thì không thấy cả 3 mẹ con đâu hết”.

Theo ông Hưng, chính hành động lạ lùng đó của cô gái nạn nhân vụ hỏa hoạn mà ngôi nhà bị đồn thổi là có ma. Người dân sống gần ngôi nhà số 24 cho biết, họ thường xuyên nghe thấy tiếng động lạ phát ra từ phía bên trong ngôi nhà. Một số người còn khẳng định, vẫn thường thấy một thai phụ lảng vảng trên bao lơn của ngôi nhà còn ám đen những vệt khói của trận hỏa hoạn hơn mười mấy năm về trước.

3. Hố chôn tập thể tại công viên Lê Thị Riêng

Với hàng cây xanh mướt mắt, hồ câu cá, khu trò chơi thiếu nhi… công viên Lê Thị Riêng vốn là trung tâm vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân TP.H.C.M. Nhưng ít ai biết, công viên này xưa kia chính là nghĩa trang Đô Thành, sau đổi tên thành nghĩa trang Chí Hòa.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Công viên Lê Thị Riêng cũng hay bị đồn thổi là có nhiều trẻ em chết đuối ở hồ nước.


Nghĩa trang Đô Thành rộng 25 ha, cổng chính hướng ra đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng tháng 8) thuộc khu Chí Hòa – Hòa Hưng của Sài Gòn – Gia Định.

Theo các cao niên cư trú tại đây nhiều năm thì xưa kia, nghĩa trang Đô Thành vốn là vùng đất linh thiêng. Đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh, hàng loạt nấm mồ không tên mọc lên tại đây, mà đa phần là của lính chết trận không người thân nhận xác.

Ông Phan Thành Tài, 62 tuổi, ngụ Cư xá Bắc Hải gần công viên Lê Thị Riêng kể lại: “Nghĩa địa mà bị đồn là có ma là chuyện thường, không có ma mới là chuyện lạ. Huống hồ chi trước giải phóng, nghĩa trang Đô Thành còn có cái hố chôn tập thể vô cùng lớn”.

Theo ông Thành Tài, thì sau trận chiến Tết Mậu Thân lịch sử, xác lính chết trận la liệt mà hầu như không có ai đến nhận về. Chính quyền chế độ cũ không biết xử lý làm sao với hàng ngàn xác người đang đến hồi hoại tử, liền cho đào một hố to trong nghĩa địa Đô Thành đổ xác người xuống rồi chôn tập thể.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nghĩa trang Đô Thành xưa giờ đã trở thành công viên Lê Thị Riêng.


Dù hố đào rất sâu, nhưng do vận chuyển một số lượng xác khá lớn, nên mùi hôi thối vẫn bốc lên cả mấy ngày liền. Người dân xứ Bắc Hải thuở ấy phải khóa kín cửa nhà, hoặc lánh đi đâu đó chờ mùi tử khí tan bớt đi mới dám trở về. Chính vì thế, nên dân vùng này vẫn hay truyền miệng những câu chuyện huyền bí về những âm hồn lính chết trận, bị chôn tập thể nên chẳng siêu sinh, thường xuyên hiện về lởn vởn khóc than.

Các cao niên còn kể lại, nổi tiếng nhất vẫn là chuyện ban đêm, oan hồn hiện hình thành những người bưng thúng bánh chưng, bánh giò đứng trên đường Lê Văn Duyệt. Người âm cứ đứng đó chờ có người mua rồi “dẫn” họ vào trong mộ ngủ qua đêm.

4. “Xoáy nước nuốt người” tại hồ Đá làng đại học Thủ Đức

Từ lâu, người dân xung quanh khu vực hồ Đá thường đồn đại rằng, vong linh người chết đuối đã quyến rũ người dương gian lao xuống lòng hồ rồi bỏ mạng dưới đáy sâu.

Càng đông dân cư, tin đồn hồn ma quyến rũ người trần xuống hồ “thế mạng” cho mình lại càng rầm rộ. Có người còn mạnh miệng kể rằng, đã từng mục sở thị “xoáy nước bí ẩn” thỉnh thoảng lại cuồn cuộn giữa lòng hồ. Sở dĩ, lời đồn trên hình thành là bởi người ta khó có thể giải thích tại sao có quá nhiều cái chết tại khu vực Hồ Đá.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hồ Đá là nơi xảy ra nhiều cái chết thương tâm.


Trên thực tế, một vài cụ lão niên tại Bình Dương, Thủ Đức hoàn toàn có thể giải thích được vì sao Hồ Đá lại gây ra quá nhiều cái chết thương tâm đến như vậy. Ông Trần Quý, 52 tuổi, là thợ lặn có thâm niên, ông Quý đã từng có lần tham gia lặn mò xác người tại Hồ Đá. Ông lắc đầu nói: “Nước trong hồ lạnh vô cùng do bao quanh là tường đá cheo leo, lởm chởm, rớt xuống hồ mà may mắn không bị đập đầu vào đá thì cũng có lòng mà sống sót nổi”.

Theo ông Quý, sở dĩ vậy là do nước quá lạnh, nên khi rơi xuống hồ, người ta khó có thể thích ứng ngay với nhiệt độ thay đổi đột ngột và dễ dàng bị chuột rút. Ông nói thêm: “Nước ở đây là nước đứng, nghĩa là không có dòng chảy, nên người bị chuột rút không thể nương theo dòng mà bơi vào bờ. Mà ở vùng nước đứng, càng vùng vẫy lại càng dễ bị chìm. Bởi vậy, người ta đoán Hồ Đá có xoáy nước ngầm, xoáy nước bí ẩn nọ kia cũng có lý do”.

Bên cạnh đó, dưới đáy hồ không phải là bùn đất thông thường mà là đá nhọn lởm chởm. Còn có vô số hố lớn nhỏ với độ nông sâu khác nhau. Ông Quý tặc lưỡi nói: “Tôi làm thợ lặn biết bao nhiêu lâu mà chưa bao giờ thấy cái hồ nước ngọt nào nguy hiểm như cái này.

Nhìn nó yên ả vậy, ai cũng tưởng an toàn mà bơi sâu sâu vô một chút là nước đột ngột thay đổi nhiệt độ, lạnh như nước đá. Đã vậy, trong bán kính chừng 3m mà có nơi nước chỉ đến đầu gối, ngang hông, còn có chỗ hố sâu đến hơn 20m. Bởi vậy, mấy đứa sinh viên cứ tưởng gần bờ là cạn, nhảy xuống tắm, sập hố một cái hụt chân là chỉ có nước chết”.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngay cả những người bơi lặn giỏi còn phải sợ sự nguy hiểm của Hồ Đá.


Ước tính, chỗ sâu nhất của hồ có thể hơn 50m. Hơn nữa, theo quan sát của chúng tôi thì quanh bờ hồ có rất nhiều dốc đá lởm chởm, cheo leo, mũi đá nhọn hoắc… Chỉ cần bất cẩn, rất dễ vấp phải đá và rơi xuống lòng hồ.

Hiện, chính quyền đã dựng rào chắn, biển báo nguy hiểm xung quanh hồ, nhưng không hiểu sao vẫn có rất nhiều người lao xuống Hồ Đá để tắm, bơi thi… hay leo lên những vách đá cheo leo để ngắm cảnh, chơi đùa. Điều này, khiến sinh viên lẫn người dân tỏ ra coi thường nơi nguy hiểm tiềm tàng này và những án mạng thương tâm năm nào cũng diễn ra tại đây…

5. “Vật thể không xác định” ghẹo người trong căn nhà 1/5D Quang Trung

Căn nhà 1/5D Quang Trung, quận 12 là một trong những nơi “rùng rợn” khiến cho những người hiếu kỳ không thể bỏ qua. Sở dĩ vậy là vì nơi đây mang tin đồn về “thứ gì đó không xác định” thường xuyên trêu ghẹo chủ nhà trong giấc ngủ.

Căn nhà này nổi tiếng bởi không ai có thể “trụ” nổi ở đây quá 2 tuần. Người dân xung quanh kể lại rằng, hầu hết người dọn đến đây đều bị “bóng đè” trong khi ngủ đến không thở được. Đó là chưa kể người dân còn đồn đại, mỗi khi nửa đêm, chủ nhà lại nghe tiếng khua xoong nồi, chén bát. Tìm xuống bếp để “đuổi” đi chỉ có cảm giác rợn người và như có “thứ gì đó không xác định” cứ lởn vởn quanh mình.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bên ngoài tầng trệt nhà số 1/5D Quang Trung.


Những tin đồn “nổi da gà” cộng với sự chuyển đến, chuyển đi trong một thời gian quá ngắn của những người thuê trọ, nhà 1/5D trở thành một trong những địa điểm rùng rợn nhất Sài Gòn.

Nhưng sự việc khiến ngôi nhà này nổi tiếng đó là vụ công nhân ngất xỉu tập thể trong khi ngủ. Sau một thời gian bỏ hoang do quá nhiều người đến rồi đi, một công ty may mặc gần khu Chợ Cầu đã thuê căn nhà cho công nhân ở. Nhưng mới ngày đầu tiên, hàng chục công nhân đang ngủ nửa khuya bỗng nhiên bị ngẹt thở, cứng miệng như ai bóp cổ. Sau đó, họ được người dân xung quanh tức tốc đưa đi bệnh viện.

Vụ việc đã khiến những tin đồn rùng rợn về ngôi nhà số 1/5D lại có cơ hội bùng phát. Người dân rầm rộ đồn rằng, những người công nhân kia đã bị hồn ma bóp cổ, rằng, đó là nơi trú ngụ của những linh hồn chết đường, chết chợ, không được siêu sinh nên họ thường về quấy phá những ai dám đến ở căn nhà này.

Trước vấn đề quá nhạy cảm, cơ quan chức năng quận 12 đã vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân vì sao người đến ở căn nhà này đều bị ngất, bị nghẹt thở khi ngủ. Kết quả thu được cho biết, sở dĩ vậy là bởi kiến trúc của căn nhà này khá bí, thiếu ôxy, cùng với những lời đồn đại hoang đường, khiến người ở luôn căng thẳng, hồi hộp nên thường xảy ra vụ việc như trên.

Tuy lời giải thích đó của cơ quan chức năng đã tạm dẹp yên dư luận tại xóm Chợ Cầu, nhưng ngôi nhà số 1/5D đường Quang Trung vẫn không ai thuê mướn và bị bỏ hoang từ đó cho đến giờ.

6. Cánh đồng hoang quận 8

Cánh đồng hoang Quận 8 với ông lái đò chỉ chở khách từ 23h đêm đến 3h sáng thật ra chỉ là sản phẩm của mê tín dị đoan, mua thần bán thánh.

Chuyện bắt đầu từ khi ngôi miếu thờ hài cốt ở cánh đồng hoang quận 8, đoạn gần cầu Chà Và rước thêm “Cô và Cậu” về thờ. “Cô”, “Cậu” mà người dân vẫn kiêng dè đó là hũ cốt của hai chị em, người chị tên Lan, em trai tên Hành. Vào khoảng năm 2004, vì gia đình không hạnh phúc, chồng đánh đập liên miên, nên chị Lan tìm đến một gốc cây già trong cánh đồng hoang treo cổ tự vẫn.

Sau đó không lâu, người em trai tên Hành cũng đến gốc cây nơi người chị quyên sinh để uống thuốc sâu tự tử. Hai cái chết đầy uất ức cùng một nơi của 2 chị em đã khiến người dân tôn họ lên hàng “cô cậu”.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gần 30 hũ cốt được thờ trong căn miếu nhỏ ở cánh đồng hoang Quận 8.


Và trên thực tế, lão lái đò kỳ dị hằng đêm đưa khách sang sông cũng không có gì là kỳ dị. Bởi người dân muốn đến được ngôi miếu ở cánh đồng hoang phải qua đò, và hầu hết người dân tìm tới đây là để “cầu cơ”, “gọi hồn”, “xin số” nên phải đi vào 23h – 3h khuya mới … linh.

Chính quyền địa phương tại phường 7, quận 8, đã nhiều lần kiên quyết dẹp bỏ tệ nạn mê tín dị đoan tại ngôi miếu này. Nhưng khó khăn ở chỗ miếu thờ người đã khuất vốn thuộc về văn hóa “nghĩa tử là nghĩa tận” của người dân, không thể đập phá hay dẹp bỏ, mà còn miếu thì còn “ma đề” về cầu cơ, xin số … Cứ thế tệ mê tín ở cánh đồng hoang quận 8 cứ tái diễn và khiến nơi này “lọt top” những nơi bí ẩn nhất Sài Gòn.

7. Nhà Vĩnh Biệt bệnh viện Chợ Rẫy

Ít ai biết, Bệnh viện Chợ Rẫy có một căn nhà dùng để chứa xác bệnh nhân mất đi mà không có người thân nhận về, nơi ấy gọi là “nhà Vĩnh Biệt”. Nhà Vĩnh Biệt nằm trên đường Thuận Kiều, quận 5, TP.H.C.M. Trái với sự đông đúc, ồn ào của các tòa nhà thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, nhà Vĩnh Biệt lọt thỏm trong sự hoang vắng và trầm mặc hiếm hoi tồn tại ở chốn này.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhà Vĩnh Biệt bệnh viện Chợ Rẫy là nơi chứa nhiều lời đồn đáng sợ.


Bệnh nhân mất mà không có người thân sẽ được đưa về đây rồi bảo quản trong vòng 30 ngày. Hết thời hạn mà thi hài vẫn vô thừa nhận thì bệnh viện sẽ mang đi hỏa táng. Tất cả các chi phí chi cho nhà Vĩnh Biệt do Quỹ từ thiện của bệnh viện trích ra.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà Vĩnh Biệt lại trở thành một trong những địa điểm “đáng sợ” nhất Sài Gòn. Ai cũng biết, Bệnh viện Chợ Rẫy nằm trong số các công trình tồn tại lâu nhất ở Sài Gòn, lượng bệnh nhân mắc các căn bệnh khó trị tập trung rất nhiều ở đây. Nên chuyện “tử biệt” là thường tình ở Bệnh viện Chợ Rẫy.

Không những thế, người dân xung quanh vẫn thường hay kể về các “hồn ma bệnh viện”, và hầu hết đều luẩn quẩn bên cạnh nhà Vĩnh Biệt. Sở dĩ vậy là bởi, các xác chết được giữ trong nhà Vĩnh Biệt đều không có người thân vuốt mặt lúc lìa đời. Tất cả họ dẫu mất đi vẫn đau đáu một nỗi không còn ai bên cạnh, không còn ai đưa họ về với đất.

Chú Sáu – nhân viên giữ xe tại Bệnh viện Chợ Rẫy nói ngắn gọn về nhà Vĩnh Biệt: “Những linh hồn đau khổ, khó được siêu sinh”.

Có thể do “thần hồn nát thần tính”, hoặc chứng sợ xác chết mà khi mới bước vào nhà Vĩnh Biệt, chưa thăm hỏi điều chi chúng tôi đã có cảm giác rợn người. Dãy đèn trắng lạnh lẽo kéo dài từ cửa đến cuối hành lang như xa hút. Sự lặng lẽ, nét u hoài của những người đến thăm nhà xác như càng tô đậm thêm không khí đau thương bao trùm cả nơi đây. Mùi hóa chất ướp xác và hơi dễ khiến những người yếu sức choáng váng.

Nhưng dẫu thuộc danh sách những nơi đáng sợ nhất Sài Gòn, thì nhà Vĩnh Biệt vẫn như một minh chứng cho chữ tình giữa người với người, minh chứng cho câu “nghĩa tử là nghĩa tận” truyền đời của người Việt.

8. Người con gái duy nhất trong biệt thự nhà họ Hứa

Tuy giờ đây, đã trở thành Viện bảo tàng mỹ thuật TP.H.C.M nhưng tòa nhà của ông chủ họ Hứa vẫn mang nhiều bí ẩn về hồn ma của cô con gái duy nhất trong gia đình này. Tọa lạc tại số 97, Phó Đức Chính, quận 1, dinh thự có 99 cửa này là một trong những công trình có kiến trúc đẹp nhất Sài Gòn xưa và cả ngày nay.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đây từng là ngôi nhà của đại gia Hứa Bổn Hỏa.


Đây là ngôi nhà của đại gia Hứa Bổn Hỏa, từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại cho rằng ngôi nhà này có ma.

Rất nhiều người kể rằng nghe thấy tiếng khóc thảm thương văng vẳng từ căn phòng khóa kín cửa trong tòa nhà, chuyện về bóng cô gái mặc đầm ngủ trắng lướt nhanh qua các dãy hành lang, chuyện khuôn mặt người thảng thốt bỗng đâu xuất hiện… khiến người ta trở nên khiếp sợ tòa nhà này.

Nguyên nhân của những tin đồn rùng rợn này xuất phát từ việc đứa con gái duy nhất của ông Hứa Bổn Hỏa bỗng nhiên biến mất. Có hàng chục người con trai nhưng chỉ được 1 mụn con gái nên đại gia Bổn Hỏa hết mực yêu chiều.

Rồi một ngày không ai nhìn thấy cô con gái xinh đẹp xuất hiện nữa, từ đó những đêm khuya thanh vắng, từ trong toà nhà vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết.

Rồi đến một buổi sáng, người dân Sài Gòn bất ngờ thấy chú Hỏa đăng cáo phó thông báo con gái duy nhất của ông đã chết. Thông tin còn cho biết, do chết bất ngờ vào ngày trùng tang nên chỉ làm lễ sơ sài và an táng tại khu đất ở Long Hải thuộc khu nghỉ dưỡng của gia tộc.

Người ta không tin Hứa Tiểu Lan – con gái Hứa Bổn Hỏa chết, vì có vài tên trộm đã cả gan đào mộ cô với hy vọng trộm được chút của cải chôn theo. Nhưng bất ngờ thay, quan tài trống rỗng và đây chỉ là “mộ gió”. Sự biến mất của Tiểu Lan, cùng tiếng khóc văng vẳng trong tòa nhà rơi vào vòng bí ẩn.

Cho đến khi một quyển sách có nhan đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” do tác giả Phạm Phong Dinh viết ra mắt tại hải ngoại người ta mới tạm giải thích được vì sao cửa phòng Hứa Tiểu Lan tuy đầy đủ tiện nghi nhưng lại luôn luôn đóng kín, tại sao quan tài không có thi hài, và tiếng khóc, và bóng cô gái mặc váy ngủ trắng rũ rượi lướt qua các hành lang.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chuyện về Hứa Tiểu Lan trong dinh thự 99 cửa vẫn còn là bí ẩn.


Lý do Phạm Phong Dinh đưa ra là Hứa Tiểu Lan bị mắc bệnh phong, vốn là một bệnh vô phương cứu chữa thời xưa. Vừa thương con, lại vừa sợ căn bệnh quái ác lây lan, nên ông đành phải nhốt con mình trong căn phòng kín. Từ một cô gái xinh đẹp, nay dung nhan tàn tạ vì phong cùi, Hứa Tiểu Lan trở nên điên loạn, hay gào thét thảm thiết trong đêm. Đó cũng giải thích lý do tại sao ngôi mộ kia lại không có xác người. Tuy nhiên, thực hư thế nào vẫn chưa rõ.

9. Thuận Kiều Plaza vì sao hoang phế?

Cách đây 15 năm trước, Thuận Kiều Plaza, với 3 tòa nhà cao chọc trời ở vị trí đắc địa nhất đã trở thành biểu tượng cho sự thịnh vượng của Sài Gòn. Cứ ngỡ nơi đây sẽ là một trong những nơi giao thương, sinh sống sầm uất, tất bật nhất thành phố, nhưng cuối cùng Thuận Kiều plaza lại rơi vào hoang phế, vắng vẻ lạ thường.

Đến “thám hiểm” Thuận Kiều plaza, chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi Tòa tháp A kín cổng cao tường và dường như không có dấu vết của con người. Tòa tháp B là một khu phức hợp mua sắm nhưng cũng khá vắng vẻ, hàng loạt ky ốt bỏ hoang, đèn tắt tối tăm, bụi phủ. Một vài khu nhà dưới trệt vẫn rực rỡ ánh đèn, nhưng vẻ thâm u, vắng lặng của tòa nhà chọc trời vẫn khiến người ta e ngại.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nằm trên đường Hồng Bàng, ngay khu trung tâm mua sắm của quận 5 và của cả thành phố, vậy tại sao Thuận Kiều plaza lại dần hoang phế? Câu hỏi này khiến người ta thêu dệt khá nhiều tin đồn về tòa nhà chọc trời này. Do trong lúc xây dựng, có 3 nhân công mất mạng tại công trình này nên người ta đồn rằng, linh hồn của 3 người đã ám lấy tòa nhà, không thể phát triển thịnh vượng.

Có người còn cho rằng, 3 tòa tháp chọc trời rất giống hình… 3 cây nhang bốc khói giữa đất trời thì làm sao mà làm ăn nổi. Tuy tất cả các tin đồn ma quỷ về Thuận Kiều plaza chỉ là thêu dệt… cho vui nhưng lý do vì sao tòa nhà đồ sộ này thất thu trầm trọng vẫn là điều rất khó để giải thích.


Ivivu / Theo Motthegioi















Nguồn:http://luukhamhung.blogspot.com/2023/02/su-that-ve-9-iem-en-rung-ron-nhat-cua.html

.

Thanked by 1 Member:
Tre





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |