Jump to content

Advertisements




Nhật ký tu dưỡng thần tiên


1155 replies to this topic

#1036 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3159 Bài viết:
  • 1907 thanks

Gửi vào 10/03/2024 - 21:38

Đi làm có đồng nghiệp nam thích thì cảm giác gì ? Đó là phiền x 100000000. Xì.

#1037 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3159 Bài viết:
  • 1907 thanks

Gửi vào 10/03/2024 - 22:36

"Lời bài hát Nâng Chén Tiêu Sầu
Đóng góp bởi mp3
Anh thấy đôi mắt em sầu,
Chẳng phải vì người đến sau,
Cũng chẳng phải bởi anh đâu,
Bởi anh đâu đáng để phải đau.

Em muốn đêm tối không màu,
Nhớ thương không cuối không đầu,
Em uống thêm chút men sầu,
Xem con tim em còn nông sâu.

Một chén cho người,
Mười năm bỗng hóa hư không,
Không luyến lưu gì,
Người đi không nhơ không mong.

1 chén cho đời,
Lả lơi con nước xuôi dòng,
Có chăng cũng là,
Trôi về biển rộng mênh mông.

Há á á á à,
1 lần thôi em say nghiêng ngả,
Uống hết những xót xa em còn mang.
Há á á á à,
Giọt sầu rơi,
Buông lơi em thả,
Chấm hết những tháng năm lòng ngổn ngang

Quen sống trong đống u sầu,
Để rồi chẳng còn biết đau,
Nên đến khi phải xa nhau,
Trái tim em không thể nhỏ máu.
Xin lỗi khi phải xa nhau,
Bởi em tim đã phai màu,
Em cũng không trách anh đâu,
Nên mong anh trong lòng không đau.

-Ca sĩ Bích Phương-"

Bạn đồng nghiệp kêu mới ra bài này, đang hot. Nghe bắt tai ghê. Để ý các bài hát gần đây đều gieo vần thơ cuối chữ. Khá ý tứ.

#1038 pvcpvcp

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4346 Bài viết:
  • 7849 thanks

Gửi vào 11/03/2024 - 09:40

Bài thơ - nhạc tràn đầy cảm xúc , nhớ Sỹ Đạt Ta những ngày lưu lạc !

Thanked by 1 Member:

#1039 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3159 Bài viết:
  • 1907 thanks

Gửi vào 11/03/2024 - 09:43

Con đang đọc tiếp Tĩnh Lặng của thầy Thích Nhất Hạnh. Trong lòng con giờ chỉ có thầy ấy thôi.

#1040 pvcpvcp

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4346 Bài viết:
  • 7849 thanks

Gửi vào 11/03/2024 - 10:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MHTH, on 11/03/2024 - 09:43, said:

Con đang đọc tiếp Tĩnh Lặng của thầy Thích Nhất Hạnh. Trong lòng con giờ chỉ có thầy ấy thôi.
Tôi mới chỉ đọc đoản văn "Bông Hồng cài áo " của Sư ông Làng Mai hồi còn nhỏ tuổi .Không hiểu sao lại vô duyên với kho sách do Hòa Thượng là tác giả !

#1041 Elohim

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1036 Bài viết:
  • 1432 thanks
  • LocationLondon

Gửi vào 11/03/2024 - 10:25

Mình không thích đạo Phật lắm, vì nó toàn những thứ vô hình, khó định đoán, bên Ấn độ người ta còn đuổi đạo Phật đi nữa mà
Cái mà Phật gọi là Không, và ông nói rằng ông đắc được nó khi mà ông rủ bỏ tất cả mọi thứ, từ bỏ hết tất cả ước muốn, ham muốn, ngay cả với ham muốn thành Phật, cái đó mình đã trải qua, nhưng nó giống như là trạng thái thư giãn, thoải mái hoàn toàn, như là chiếc lá rơi khỏi cành cây, nhưng đó có phải là 1 trải nghiệm hay trạng thái "đắc" hay chưa, hay nó chỉ đơn giản là trạng thái thư giãn, thả lỏng
cái Không mà Phật nói đến nó gần giống như trạng thái thư giãn, không còn cái tôi lúc đi ngủ
nhưng chúng ta biết ngủ, mà không biết tới nó
cái Không mà Phật nói nó khó định nghĩa, nó giống như mọi thứ đều như không khí, bản thân mình cảm nhận được không khí đó, nhưng không được bám chấp vào nó, nói rằng, ta đã thấy Không, vì khi ta nói lên điều đó thì cái tôi hiện diện, cái Không mất đi
Nhưng như mình đã nói cái Không đó khác với tôn giáo nguyên thủy Vệ đà, Vệ đà không nói tới cái không mà nới tới God, God khác hoàn toàn với Không, God có thể nói như là 1 trạng thái cái tôi lên đến cực điểm khi mà cái tôi biến thành to lớn như cả vũ trụ (vũ trụ trong vỏ hạt dẻ), trạng thái đó đi kèm với cực lạc, đi kèm với cảm giác biết ơn vì mình đã được trao cho quá nhiều, đi kèm với cảm giác là thiên đường ở ngay đây, cảm giác mình là bất tử, cảm giác mình là người tạo ra vũ trụ, và mọi người đều ở trong mình
Những trải nghiệm của God này khác hoàn toàn với trải nghiệm Không mà Phật nói, cái Không đó là không ego, giống như mình chỉ là không khí lượn lờ trên bầu trời, nhưng để đạt được cái Không này khó hơn cả đạt được God, vì mình phải thư giãn hoàn toàn, bỏ mọi dục vọng
Đạo Vệ đà không khuyến khích từ bỏ dục vọng, họ quan trọng cái phương pháp (yoga) để đạt đến God, Yoga nghĩa là Yoke (2 biến thành 1), đó là lý do họ quan trọng về 7 luân xa, hỏa xà kundalini, trong khi Phật không bao giờ nói tới những cái đó, không nói về Thượng đế tồn tại
Vậy cuối cùng thì ai đúng, Vệ đà 5000 năm hay một người rơi vào trạng thái Thư giãn (thức khi như đang ngủ), rồi tự cho mình đã đạt đạo và mở ra một tôn giáo mới
Cái trạng thái thư giãn đó ai cũng có thể có được, và khi đạt được nó thì mình cảm giác như mình đã luôn có nó, như người nhận ra mình đang ở giữa hư không, giữa biển mà do nhắm mắt nên không biết, nên trong giáo lý nhà Phật có nói là mọi người đều là Phật (thường bất khinh bồ tát- pháp hoa), mọi chúng sanh đều là có Phật tính
Nhưng Vệ đà thì khác, chúng ta chỉ có thể thành God khi thực hiện các Yoga, đạo hindu không bảo rằng tất cả mọi người đều là God, họ bảo rằng phải vươn lên tới God
nên tôi nghĩ đạo Phật có gì đó không ổn, vì đi ngược với tất cả các tôn giáo khác tôn thờ God
Dĩ nhiên cái God này nó chỉ là cảm giác khi ta biến thành tất cả, ta thành God, ngoài ra không có ông God bà god nào

đạo Phật (ZEN) còn nói chúng ta có thể thành Phật ngay giây phút này, trong khi Vệ đà bảo phải mất nhiều kiếp kích hoạt các luân xa từ thấp lên đến cao mới thành được

Thanked by 1 Member:

#1042 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3159 Bài viết:
  • 1907 thanks

Gửi vào 11/03/2024 - 11:08

Đạo nào cũng đúng nhe.

Đạo Vệ Đà mà qua bạn miêu tả mình hiểu là biến mình thành to lớn và bao trùm vũ trụ. Nhưng cẩn thận bị ngộ nhận.

Đạo Phật chỉ nói sự thật. Tâm cũng bao trùm vũ trụ và vũ trụ tại ngay đây - duy tâm. Với điều kiện khi bạn có ý thức đang diễn ra, không phải trạng thái chết giả như ngủ.

Không là mình thấy bản chất, chân diện mục mà ko bám vào hình thức(không khí, nhà, xe, tiền, hình hài, giống loài, vật chất,...có định hình và do ta định nghĩa ra). Vậy chân diện mục là thế nào ? Là tĩnh lặng sẽ nhận ra.

Kiểu trạng thái hoà vào tự nhiên, không có cái tôi riêng biệt thì thư thả và rỗng. Đó là KHÔNG.

Không có cái tôi riêng thì ko có ngã,ko sinh ý niệm muốn, không rơi vào mâu thuẫn tự thân phải lựa chọn giữa các cặp phạm trù. Vậy nên an lạc. Nhưng muốn vậy phải tu rèn để có định lực, sinh minh trí mà giải phóng tâm thái này.

Ngoài ra mình thích Đạo Giáo. Đạo Giáo còn trừu tượng hơn Đạo Phật.

Đạo nào cũng đc, giúp bạn đạt trạng thái thư giãn tinh thần. Sống nhẹ nhàng giữa đời ngổn ngang.

Và Tôn Giáo là liên minh tinh thần của loài người. Cũng là sản phẩm trí tuệ nhất mà loài người sản xuất ra được.

#1043 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3159 Bài viết:
  • 1907 thanks

Gửi vào 11/03/2024 - 11:29

Ý mình muốn nói là không nên bám vào một tôn giáo cố định nào. Kể cả về hình thức Đạo Phật sản xuất ra tính Không - vô ngã.

Nhưng bản chất khi tu đến tận cùng, tất cả các Đạo đều đưa bạn đến trạng thái như vậy.

Bám vào hình thức để tu = chết !

Tà Đạo ko tính nhé.

#1044 pvcpvcp

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4346 Bài viết:
  • 7849 thanks

Gửi vào 11/03/2024 - 11:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Elohim, on 11/03/2024 - 10:25, said:

...
nên tôi nghĩ đạo Phật có gì đó không ổn, vì đi ngược với tất cả các tôn giáo khác tôn thờ God
...
Stephen Hawking : ...Trong vòng ít năm tới ,chúng ta chắc sẽ biết liệu chúng ta có thể tin được rằng chúng ta sống trong một vũ trụ hoàn toàn tự duy trì ,không có bắt đầu cũng không có két thúc hay không ...
Carl Sagan :
...Vũ trụ không có biên trong không gian ,không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho đấng sáng thế phải làm cả !
( A Brief of Time - Stephen Hawking )

Sửa bởi pvcpvcp: 11/03/2024 - 11:36


Thanked by 1 Member:

#1045 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3159 Bài viết:
  • 1907 thanks

Gửi vào 11/03/2024 - 11:32

---

Đói bụng quá, hôm nay lại đc ăn cá.

---

Về duy vật, vũ trụ tự vận hành.

Về duy tâm, mình là vũ trụ.

---

Con để quyển Tĩnh Lặng ở đâu tìm ko thấy.

#1046 pvcpvcp

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4346 Bài viết:
  • 7849 thanks

Gửi vào 11/03/2024 - 15:53

Stephen Hawking ,trong quyển A Brief History of Time , cho rằng vũ trụ hoàn toàn tự duy trì , phù hợp với kiến giải trong bộ kinh có thể gọi là siêu đẳng trong đạo Phật - bộ kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm , cho rằng sự sự vật vật trùng trùng duyên khởi , làm nhân làm duyên cho nhau và tồn tại .
Đạo Phật - đạo của vật lý !

Ta có cái túi vải
Rỗng thông vô quái ngại!
Mở ra, khắp ba cõi
Thâu vào, quan tự tại
Thuyết tương đối ?

Sửa bởi pvcpvcp: 11/03/2024 - 15:54


#1047 au007

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 411 Bài viết:
  • 270 thanks
  • LocationHà Nội

Gửi vào 11/03/2024 - 16:42

này, MHTH, chị định đi niềng răng, có nên hay k? hình như ngta kiêng nhổ răng, giảm trí nhớ, về tướng mạo mà ít răng cũng không tốt đúng k.

#1048 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3159 Bài viết:
  • 1907 thanks

Gửi vào 11/03/2024 - 18:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

au007, on 11/03/2024 - 16:42, said:

này, MHTH, chị định đi niềng răng, có nên hay k? hình như ngta kiêng nhổ răng, giảm trí nhớ, về tướng mạo mà ít răng cũng không tốt đúng k.

Cái đó c hỏi nha sĩ thui. Tốt cho răng khớp cắn thì làm.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pvcpvcp, on 11/03/2024 - 15:53, said:

Stephen Hawking ,trong quyển A Brief History of Time , cho rằng vũ trụ hoàn toàn tự duy trì , phù hợp với kiến giải trong bộ kinh có thể gọi là siêu đẳng trong đạo Phật - bộ kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm , cho rằng sự sự vật vật trùng trùng duyên khởi , làm nhân làm duyên cho nhau và tồn tại .
Đạo Phật - đạo của vật lý !

Ta có cái túi vải
Rỗng thông vô quái ngại!
Mở ra, khắp ba cõi
Thâu vào, quan tự tại
Thuyết tương đối ?

Việc này Đạo Giáo giảng giải dễ hiểu hơn. Vạn vật tương hỗ đồng tồn tại. Mọi sự vật trên đời không có khả năng tồn tại độc lập mà ko nhờ các sự vật khác duy trì.

Là cái túi thần kỳ của Doraemon.

#1049 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3159 Bài viết:
  • 1907 thanks

Gửi vào 11/03/2024 - 22:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thích nghe bài này quá.

---

Em con mua cái đàn Ukulele vì nó chờ con mua đàn guitar mãi ko thấy. Nó nhanh thực sự đặt cái mua giờ có đàn chơi luôn. Ko chần chừ nhiều như con.

Em gái con đúng chất sát phá tham.

#1050 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3159 Bài viết:
  • 1907 thanks

Gửi vào 12/03/2024 - 09:52

"
Giá trị của triết học
01 12 2018
Bertrand Russell (1827-1970) là một trong số những nhà triết học quan trọng nhất của thế kỷ thứ 20. Những công trình triết học của ông ấy hàm chứa mọi lĩnh vực của triết học, từ logic học cho đến triết học của toán học cho đến triết học về tôn giáo và đạo đức. Với mong muốn đưa triết lý của mình ra thế giới đã khiến ông ấy thành lập một trường phái triết học đặc biệt về giáo dục, và trở thành người đầu đàn ở Vương Quốc Anh trong phong trào Cấm bom nguyên tử (Ban the (atom) Bomb), và phát biểu ý kiến về các vấn đề đạo đức, chính trị mặc cho các nguy hiểm có thể đến với bản thân ông.


Trong bài này, từ phần cuối của tập sách đầy thông thái “Những vấn đề của triết học”, Russell luận rằng giá trị của triết học không nằm ở khả năng tạo giá trị vật chất (Philosophy bakes no bread) hay để khẳng định về bản chất của thực tế, nhưng nằm trong ảnh hưởng của triết học lên đời sống của những người coi trọng triết học một cách nghiêm túc. Qua những câu hỏi thường ngày về cuộc sống, chúng mở rộng sự hiểu biết của chúng ta và giải phóng tinh thần ta.


Vậy giá trị của triết học là gì và tại sao phải xem xét, nghiên cứu các giá trị này. Có vẻ như, dưới tác động của khoa học và các vấn đề thực tại của cuộc sống, ta có xu hướng cho rằng triết học không hơn không kém chỉ là các trò thảo luận vô bổ, mà ở đó chẳng mang lại tí kiến thức nào.


Cách nhìn này dường như bắt nguồn từ quan niệm sai lệch về cái chết (the ends of life), và một phần vì những suy nghĩ sai lệch về các lợi ích mà triết học đang cố gắng mang đến. Khoa học tự nhiên (physical science), bằng các phát minh, mang lại lợi ích cho rất nhiều người, mà những người hưởng lợi ích này lại không hề hiểu biết gì về khoa học tự nhiên. Do đó, những nghiên cứu của khoa học tự nhiên được khuyến khích, không những vì những ảnh hưởng của nó lên chính sinh viên, mà còn vì những ảnh hưởng lên loài người nói chung. Nhưng lợi ích vật chất thì không thuộc về triết học. Nếu nghiên cứu triết học có ảnh hưởng nào đó lên những ai không phải là sinh viên học triết, thì đó là những ảnh hưởng gián tiếp lên lên cuộc sống của những người tìm hiểu nó. Chính điều này là thứ mà triết học hướng đến.


Quan trọng hơn, trên con đường tìm kiếm xác định giá trị của triết học, ta phải tránh những định kiến về khái niệm “người thực dụng” (practical men). Người thực dụng là người mà chỉ quan tâm đến các lợi ích vật chất, cho rằng con người cần thức ăn để nuôi cơ thể, nhưng lại thờ ơ với những “thức ăn cho trí tuệ” (food for the mind). Nếu tất cả chúng ta đều giàu có, nếu sự nghèo khó và bệnh tật được giảm đến mức tối thiểu, chúng ta vẫn còn rất nhiều điều phải làm để xây dựng một xã hội thịnh vượng và văn minh (valuable society). Thực ra, trong thế giới hiện tại, thức ăn cho trí tuệ cũng quan trọng không kém thức ăn cho cơ thể. Và giá trị của triết học được tìm thấy chủ yếu ở đây, đó chính là thức ăn cho trí tuệ. Và chỉ những ai quan tâm đến điều này thì mới coi việc nghiên cứu tìm hiểu triết học là cần thiết.


Triết học, cũng như các khoa học khác, hướng đến hiểu biết (kiến thức). Những hiểu biết mà triết học tìm kiếm là tạo ra sự thống nhất và có hệ thống cho toàn thể các khoa học, những hiểu biết được truy ra từ sự xem xét một cách nghiêm túc các niềm tin, những định kiến của chính chúng ta. Tuy vậy, phải nói rằng triết học, cho đến này vẫn chưa hoàn toàn tìm được câu trả lời cho những câu hỏi mà nó đặt ra. Nếu bạn hỏi những nhà toán học, nhà khoáng học, hay một nhà lịch sử học hay bất cứ nhà nghiên cứu nào về những sự thật (chân lý) mà ngành khoa học của anh ta đã tìm thấy một cách chắn chắn, anh ta sẽ nói cho bạn biết nhiều đến nỗi bạn không có thời gian để nghe. Nhưng nếu bạn đặt cùng câu hỏi đó cho một nhà triết học thì anh ta, một cách thành thật trả lời rằng triết học vẫn chưa đạt được những thành tựu tích cực tương tự như những khoa học khác. Điều này có thể lý giải một phần bởi vì khi một sự thật (bằng chứng nào đó) được tìm thấy một cách chắc chắn liên quan đến sự vật/hiện tượng nào đó, thì lĩnh vực nghiên cứu về sự vật/hiện tượng đó không còn là đối tượng của triết học nữa, mà sẽ trở thành một khoa học độc lập. Ví dụ như khoa học vũ trụ trước đây là một phần của triết học. Hay công trình vĩ đại của Newton được đặt tên là “những quy tắc toán học cơ bản của triết học tự nhiên” (the mathematical principles of natural philosophy). Tương tự như vậy là khoa học nhiên cứu về ý thức, trước đây thuộc về triết học nhưng nay đã tách biệt thành khoa học độc lập gọi là tâm lý học. Ở một mức độ rộng lớn, rõ ràng triết học mang tính không chắn chắn. Như vậy, những gì mà chúng ta đã tìm thấy những bằng chứng cho sự thật thì trở thành đối tượng của khoa học. Những gì còn lại, chưa được tìm thấy bằng chứng cho sự thật, là đối tượng của triết học.


Nhưng điều này chỉ đúng một phần liên quan đến sự không chắc chắn của triết học. Có rất nhiều câu hỏi, mà một vài trong số đó có sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với đời sống tinh thần của chúng ta, sẽ khó có thể được giải quyết bởi con người. Ngoại trừ loài người có một khả năng phi thường nào đó mà ta chưa biết đến. Vũ trụ này có một mục đích nào đó hay không? Hay chúng chỉ là những di chuyển ngẫu nhiên của các nguyên tử? Ý thức là một phần thiết yếu của vũ trụ để tạo ra hi vọng cho sự thông thái, hay nó chỉ là một trạng thái chuyển tiếp trên một hành tinh bé nhỏ mà ở đó sự sống cuối cùng phải bị diệt vong? Tốt và xấu là quan trọng đối với vũ trụ hay chúng chỉ có giá trị đối với con người? Những câu hỏi đó được hỏi trong triết học và được trả lời theo các cách khác nhau bởi nhiều nhà triết học. Nhưng dường như chúng ta thấy rằng, dù những câu hỏi đó có thể được khám phá/trả lời bởi khoa học hay không thì, những câu trả lời đưa ra bởi triết học không có tính chân lý. Dù là vậy đi chăng nữa, triết học vẫn luôn cố gắng tìm kiếm câu trả lời. Và chức năng của triết học là nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của các câu hỏi đó, để chúng ta không tự giam mình trong những kiến thức có vẻ như chắc chắn.


Tất nhiên có một số nhà triết học cho rằng triết học có thể thiết lập chân lý/sự thật của một số câu trả lời đối với những câu hỏi cơ bản đó. Họ cho rằng điều quan trọng nhất trong niềm tin tôn giáo có thể được chứng minh một cách nghiêm ngặt để tìm đến sự thật. Để đánh giá những cố gắng đó, chúng ta cần nhìn lại sự hiểu biết của con người, các phương pháp mà con người đã dùng để tìm đến sự hiểu biết, và những hạn chế của sự hiểu biết đó. Qua đó chúng ta thấy rằng triết học không thể có câu trả lời cuối cùng. Và giá trị của triết học không nằm ở khả năng đưa ra câu trả lời cuối cùng của các nhà nghiên cứu triết học.


Thật ra, giá trị của triết học được tìm thấy trong chính sự không chắc chắn đó. Một người sống trên đời mà không quan tâm đến triết học sẽ sống cuộc sống bị giam cầm trong các định kiến bắt nguồn từ các thói quen, tập tục của cộng đồng, xã hội của anh ta, những điều đã ghi vào não của anh ta từ nhỏ mà không có những lí do rõ ràng nào. Đối với một người như vậy, thế giới đối với anh ta là một thứ gì đó xác định, chắc chắn, không tạo ra một sự ngạc nhiên nào, và tất cả những khả năng mà anh ta không thường thấy sẽ bị bỏ ra ngoài. Chỉ khi nào ta bắt đầu triết lý, ta sẽ thấy rằng ngay cả các sự vật/hiện tượng thông thường hằng ngày ta cũng không thể hiểu/giải thích được một cách cặn kẽ. Mặc dù triết học không đưa ra câu trả lời cuối cùng chắc chắn cho vấn đề/câu hỏi đặt ra, nhưng sẽ mở rộng nhiều cơ hội/khả năng khác, đồng thời giúp trí não ta phát triển, tránh được sự độc đoán của phong tục/thói quen. Giúp ta tiếp tục tò mò, tự hỏi về mọi thứ xung quanh, đặt vấn đề/sự vật/hiên tượng vào các cách nhìn khác nhau, không bị giam cầm trong các giáo điều bảo thủ.


Ngoài việc mở ra các cơ hội, khả năng, khía cạch khác khi xem xét các sự vật/hiện tượng, giá trị quan trọng nhất của triết học chính là nằm ở chỗ giúp cho ta thoát khỏi các suy nghĩ hẹp xung quanh đời sống thường nhật. Vì đời sống của người bình thường (không quan tâm đến triết học) sẽ bị giam cầm trong các mối quan tâm riêng tư như gia đình và bạn bè, và họ quên đi thế giới bên ngoài to lớn trừ khi chúng có dính dáng đến các quan tâm riêng tư của họ. Cuộc sống như vậy có vẻ hơi hạn hẹp, và bị giới hạn. Khác với đời sống triết học, yên tĩnh và tự do. Cuộc sống tù túng trong các mối quan tâm thường nhật thì rất nhỏ bé, trong khi đó thế giới vũ trụ thì rộng lớn bao la. Cái bao la đó sớm hay muộn sẽ chôn vùi cái thế giới nhỏ bé riêng tư ấy. Trừ khi chúng ta tự mở rộng những quan tâm của chúng ta ra đến thế giới rộng lớn, cuộc đời ta sẽ như những chàng lính ra sức bảo vệ một cái pháo đài nhỏ bé chứa đầy khó khăn trong khi kẻ thù thì bao vay xung quanh, sớm hay muộn ta cũng phải đầu hàng. Một cuộc sống như vậy thì không thể có sự yên bình, và luôn phải đắn đo với những xung đột giữa các mong muốn (desire) và những bất lực. Bằng cách nào đó, ta phải tự giải phóng mình khỏi những ràng buộc này để tìm đến tự do và sự hoàn mỹ.


Một cách để thoát khỏi sự tù túng đó là triết lý. Triết lý không chia thế giới ra hai phần đối lập nhau, như tốt với xấu, bạn với thù…mà xem mọi thứ trong cái tổng hòa không phiến diện. Triết lý không đi chứng minh rằng thế giới to lớn kia là thuộc về con người hay mang những tính cách của con người. Trong mọi sự tiếp thu kiến thức đều là sự tự làm lớn mình lên (enlarge the Self), nhưng cái lớn lên ấy không phải là tìm kiếm kiến thức một cách chủ quan. Mà có được nhờ mong muốn hiểu biết một cách thuần túy, và người tiếp thu không gán cho sự vật/hiện tượng những tính chất này kia mà phải tự hòa nhập cái tôi của mình vào bản chất sẵn có của cái sự vật/hiện tượng đó, tức là phải khách quan. Qua triết học, cái tôi được rộng mở, biên giới của cái tôi luôn lớn dần lên đến cái vô hạn của thế giới vũ trụ. Và nhờ vậy, trí tuệ cũng thông thoáng, rộng lớn như thế giới bao la đó.


Do đó, sự vĩ đại của tâm hồn (soul) không phải được bảo vệ bởi những triết lý cho rằng vũ trụ là thuộc về con người. Kiến thức (hay hiểu biết – knowledge) như là sự hòa lẫn giữa cái tôi (Self) và cái vô ngã (not-Self). Không bị ràng buộc, không phải cố dồn cả thế giới vũ trụ để hòa hợp với cái tôi. Con người rất nhỏ bé, thế giới vũ trụ tồn tại độc lập với suy nghĩ của con người. Do đó, những ai tin rằng thế giới tạo nên bởi suy nghĩ con người, những gì không từ suy nghĩ con người thì không thể biết là những người sợ hãi, sợ rằng những lời nói của họ không trở thành những điều luật. Những gì họ biết chỉ là những thói quen, những định kiến, những điều đó tạo ra một bức tường ngăn cách bản thân họ với thế giới.


Những người có cái nhìn triết học thì xem thế giới là có thể biết được, nhìn nhận thế giới với con mắt của chúa trời, khách quan và vô cảm với một mong muốn duy nhất – đó là lĩnh hội kiến thức, sự hiểu biết. Đó chính là sự tự do theo đuổi tri thức, không bị ràng buộc bởi các tập tục, thói quen, định kiến cá nhân, cộng đồng hay xã hội, quốc gia hay lãnh thổ, ngay cả con người. Với họ, con người chỉ là một phần vô cùng nhỏ bé của thế giới, những gì một con người làm chẳng ảnh hưởng gì đối với thế giới. Họ chỉ theo đuổi sự thật và chân lý, khi hành động họ theo công bằng (justice), với tình cảm là bình đẳng, không phải yêu ghét vì lợi ích hay vì sự ngưỡng mộ. Như vậy, họ coi mình là công dân của vũ trụ chứ không không phải của một thành phố hay một quốc gia, hay của hành tinh này. Với cái nhìn như vậy, họ đạt đến sự tự do thật sự, thoát khỏi mọi sự sợ hãi và những hi vọng nhỏ bé.


Tóm lại, giá trị của triết học là ở chỗ nghiên cứu nó không phải để đi tìm một câu trả lời xác định cho câu hỏi mà triết học đặt ra, bởi vì không có câu trả lời nào là có thể khẳng định đúng chắc chắn. Nhưng nghiên cứu triết học chính là vì bản thân các câu hỏi. Nhờ các câu hỏi này làm cho ta lớn lên, các khái niệm rộng mở đến những gì có thể, làm giàu trí tưởng tượng và tránh bị giam cầm bởi các giáo điều bảo thủ. Hơn thế nữa, triết học giúp cho trí tuệ lớn lên, hòa nhập và bao trùm cả vũ trụ bao la và chính điều đó làm cho trí tuệ trở nên vĩ đại.

Lê Quốc Chơn dịch từ The value of philosophy_Bertrand Russell"






Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |