Nhật ký tu dưỡng thần tiên
#841
Gửi vào 09/12/2023 - 22:30
Tâm bình thường chỉ tâm ko suy nghĩ mà mọi hành động làm theo quán tính. Ví dụ chị cầm nước, cầm gì đó hay làm những việc đơn giản hàng ngày nó ăn sâu vào tiềm thức chị rồi thì chị cứ việc làm mà ko phải suy tư có nên làm hay không, suy tư và suy tư. Cứ việc làm mà tâm chả nghĩ gì thì đó là tâm thanh thản.
Thanked by 1 Member:
|
|
#842
Gửi vào 09/12/2023 - 22:51
Khi nào chị làm mọi việc mà vẫn như một việc, thanh thản tự tại thì đó là vô vi như bên Đạo Giáo.
Hai bên vô ngã và vô vi tương đương nhau. Nên vào cái này đồng nghĩa vào cái kia.
pvcpvcp, on 13/11/2023 - 21:01, said:
Vậy nên đã vô ngã thì ko sợ tri thức quấn lấy tâm mình. Tri thức như gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ, vô ngã là cả hồ.
Người chưa bước vào vô ngã, nhận ra chân thực mà bị cuốn vào con sóng tri thức của nhân loại - của vạn tâm tư duy thì sẽ lạc vào luân hồi, cái tâm đi đi về về không thanh thản nổi.
Và thường càng tài hoa(theo góc nhìn trần tục) càng khó bước vào vô ngã vì bị giam cầm trong tâm phân biệt.
---
Chém gió thía thui chứ em ko biết gì hết. Hỏi bác PVC ý chị ui :v
Thanked by 1 Member:
|
|
#843
Gửi vào 09/12/2023 - 23:03
MHTH, on 09/12/2023 - 22:51, said:
Khi nào chị làm mọi việc mà vẫn như một việc, thanh thản tự tại thì đó là vô vi như bên Đạo Giáo.
Hai bên vô ngã và vô vi tương đương nhau. Nên vào cái này đồng nghĩa vào cái kia.
Vậy nên đã vô ngã thì ko sợ tri thức quấn lấy tâm mình. Tri thức như gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ, vô ngã là cả hồ.
Người chưa bước vào vô ngã, nhận ra chân thực mà bị cuốn vào con sóng tri thức của nhân loại - của vạn tâm tư duy thì sẽ lạc vào luân hồi, cái tâm đi đi về về không thanh thản nổi.
Và thường càng tài hoa(theo góc nhìn trần tục) càng khó bước vào vô ngã vì bị giam cầm trong tâm phân biệt.
---
Chém gió thía thui chứ em ko biết gì hết. Hỏi bác PVC ý chị ui :v
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát
Sửa bởi pvcpvcp: 09/12/2023 - 23:29
Thanked by 2 Members:
|
|
#844
Gửi vào 10/12/2023 - 07:13
=> người nào lắm chữ, bị kiến thức thế gian hạn chế trong định kiến, kiến thức, ngôn ngữ thì phải tập định cho tâm ko lao xao gợn sóng (ok đồng ý)
Nhưng mà câu hỏi của chị lại hơi ngố, hình như lại rơi vào suy nghĩ rồi.
Phần truyện trích dẫn gốc: Đến đây tôi dẫn câu chuyện có mà không chịu nhận: chuyện ông Sa-di Cao. Khi ngài Dược Sơn và ông Sa-di Cao nói chuyện, qua câu trả lời của Sa-di Cao, ngài Dược Sơn biết đó là người đã thấy, nên mới khoe với các đồ đệ lớn như Vân Nham, Đạo Ngô, nhưng hai vị này chưa tin. Vì vậy ngài Dược Sơn muốn hỏi lại một lần nữa, để xác định lối trả lời của Sa-di Cao đúng lẽ thật cho hai vị kia tin. Ngài mới hỏi ông Sa-di Cao: “Ta nghe ở Trường An rất náo loạn, ngươi có biết chăng?” Sa-di Cao trả lời: “Nước con an ổn.” Ngài hỏi thêm: “Ngươi do xem kinh được hay thưa hỏi được?” Ông Sa-di Cao đáp: “Chẳng do xem kinh được cũng chẳng do thưa hỏi được.” Ngài Dược Sơn hỏi: “Có lắm người chẳng xem kinh, chẳng thưa hỏi sao chẳng được?” Ông Sa-di Cao đáp: “Chẳng nói họ không được, chỉ vì họ không chịu thừa nhận.” Câu chuyện ngừng ngang đây.
Phần hoà thượng giải thích thêm: “… Tôi nhắc lại cho quí vị thấy, ngài Dược Sơn nói: “Ta nghe ở Trường An (Trường An là thủ đô của nhà Đường) rất náo loạn (tức là ồn náo) ngươi có biết chăng?” Nếu trả lời như quí vị thì nói “dạ biết” phải không? Cũng như tôi hỏi: “Ở dưới chợ, khi hôm pháo nổ ồn, quí vị có nghe chăng?” Quí vị nói: “Dạ nghe.” Như vậy câu trả lời đó không hợp với ý Sa-di Cao. Sa-di Cao liền thưa: “Nước con an ổn.” Ông ở trong nước Tàu, Trường An là thủ đô nước Tàu, tại sao ông nói “nước con an ổn”? Câu trả lời của tôi “chùa con yên tịnh” hợp với ý ông Sa-di Cao. Tại sao vậy? Trả lời như vậy có cái kỳ đặc gì trong đó? Quí vị thấy chưa?…” => chị chưa thấy gì cả
Bị vướnh ở câu “nước con an ổn”, 2 câu hỏi tiếp sau thì ok rồi. Biết thì bảo biết, nghe thì bảo nghe, tự nhiên ko cần suy nghĩ tư duy => sao lại ko hợp ý nhỉ.
Mặd dù sau đó hoà thượng có giải thích trực tiếp luôn cái nghe cái thấy là ko động, thì ý là gì?
Chào bác PVC ạ, nhân tiện câu hỏi của cháu nó hơi ngố -.-. Có gì ,
cháu hỏi MHTH xem e ấy hiểu ntn ạ? Bác mà thấy cháu vs e (thiện tri thức) mà đang lạc chỗ nào thì cho bọn cháu biết thêm với nhé ạ.
#845
Gửi vào 10/12/2023 - 07:26
#846
Gửi vào 10/12/2023 - 08:05
Còn phân tích là còn vướng vào tâm tư duy, tâm phân biệt.
Chị đang trong giai đoạn đọc hiểu - nhận thức.
Câu kia trả lời nghe cũng đc ko nghe cũng đc. Về cơ bản phải trả lời luôn nghe, vì ta luôn nghe mới thực là không vọng tưởng.
Còn cụ sư trong bài giảng vẫn vướng mắc vào tâm phân biệt khi dạy các đồ đệ tùy duyên phóng khoáng là phân biệt làm này làm kia, cụ chưa vô ngã. Hiểu ý đó nhưng chưa vô ngã.
pvcpvcp, on 09/12/2023 - 23:03, said:
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát
Hihi, bác quá khen :v
Sửa bởi MHTH: 10/12/2023 - 08:16
Thanked by 1 Member:
|
|
#847
Gửi vào 10/12/2023 - 08:21
Thui đi uống cafe. Chị gà quá.
Chị nên đọc cuốn Tĩnh Lặng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Sư Thích Giác Khang đã vào vô ngã, tức A La Hán. Nên đọc và nghe 2 người này giảng.
Sửa bởi MHTH: 10/12/2023 - 08:22
Thanked by 1 Member:
|
|
#848
Gửi vào 10/12/2023 - 09:04
Đọc thì quên luôn, nhưng ko hiểu nên ko quên được.
Cái đoạn Thầy TNH viết là mọi thứ bung ra như quả pháo nhiều phía ấy, vô số phương => đó là đang suy tư hay đang ví dụ để mình “thấy”.
Thanked by 1 Member:
|
|
#849
Gửi vào 10/12/2023 - 09:16
Do chị được học tri thức nhân loại từ bé nên chị sẽ bị vướng vào tâm phân biệt, tâm phân tích nó là thế nào để hiểu.
Vô ngã là mình là mình, mình là núi cũng là sông, là đồng ruộng là mênh mông, là bụi bặm li ti đến trời mây lồng lộng. Mình là gà là chó, là cục phân nước tiểu, là con ong con bướm, là những gì mà thế gian miêu tả và không miêu tả được. Là những gì thế gian cho là ti tiện hèn kém đến cao quý sang trọng.
Mình chỉ là mình thôi nhưng là cả vũ trụ. Vũ trụ là mình, mình là vũ trụ. Vẫn vẹn nguyên nơi đây, bất sinh bất diệt.
Giống không gian 3 chiều không có nhân quả, đi đâu về đâu cũng đứng tại chỗ nhưng chỗ này không phải định vị tại một vị trí nhất định mà là sự bao trùm toàn không gian.
Thanked by 1 Member:
|
|
#850
Gửi vào 10/12/2023 - 09:40
Thanked by 1 Member:
|
|
#851
Gửi vào 10/12/2023 - 09:57
Nananmtta, on 10/12/2023 - 09:04, said:
Là khi thấy núi nhưng không bị vướng vào cái tên của nó là núi, nó như thế nào nó ra sao, nó chỉ đơn giản là nó. Nó tên núi vì được đặt tên như vậy chứ vốn dĩ nguyên bản nó không có tên.
Đừng lo sợ, khi không phân tích và không nhận dạng sự vật hiện tượng ta có cảm giác lo âu không chắc chắn. Chính tâm lo sợ đó khiến ta phải hiểu nó là gì, đặc điểm ra sao để ta biết cách vận dụng.
Khi ta hiểu bản chất vạn vật thì không còn lo sợ nữa, không còn tâm truy cứu tận cùng. Lúc đó thảnh thơi thì thấy núi là núi hoặc một cái tên nào đó. Kệ nó.
--
Em uống trà đường hehe. Ngon.
#852
Gửi vào 10/12/2023 - 10:18
Biết, thấy vạn vật là những hạt li ti, hiển hiện muôn nơi là sự phân tích của tâm đang tư duy. Là sự phân tích khoa học.
Tức là tâm mình còn đang động, động bởi cái biết cái thấy đó. Cái đang phân tích ý nghĩa đó - mọi ý niệm đang diễn ra đó chính là tâm phân biệt.
Chị nên giao tiếp với trẻ con nhiều, tự khắc chị cũng vui do lây nhiễm tính vô tư của nó. Dần dà chị sẽ ngộ được.
Thanked by 1 Member:
|
|
#853
Gửi vào 10/12/2023 - 10:19
Thanked by 1 Member:
|
|
#854
Gửi vào 10/12/2023 - 10:21
#855
Gửi vào 10/12/2023 - 10:28
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
VULONG: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có giải thích được sự tiến hóa của Vũ Trụ hay không? |
Tử Bình | SongHongHa |
|
||
TS Lê Thẩm Dương- giỏi thì không giàu |
Linh Tinh | BiendoiQuyenluc |
|
||
Dinh dưỡng học - 10 Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý |
Y Học Thường Thức | danhkiem |
|
||
Biểu Tượng Âm Dương trong Mệnh Học Đông Phương |
Giải Trí | SongHongHa |
|
||
Một thí dụ ứng nghiệm của Thái dương Hóa kỵ |
Tử Vi | Tây Đô đạo sĩ |
|
||
Truy "long mạch" phát tích gia tộc tổng thống họ Dương |
Địa Lý Phong Thủy | 55555 |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |