Nhật ký tu dưỡng thần tiên
#1
Gửi vào 22/11/2022 - 12:03
Từ quyển nào ?
Đương nhiên Đạo Lão Tử, đọc trước !
Thanked by 2 Members:
|
|
#2
Gửi vào 22/11/2022 - 12:14
Nay đọc link này mới ngộ ra. Mình được Về Nhà. Hoá ra trước giờ suy nghĩ của mình giống với Lão Tử.
Thực sự trước giờ chưa từng đọc quyển sách nào về Đạo.
Con đần độn, vô tri. Haizzz
Thanked by 2 Members:
|
|
#3
Gửi vào 22/11/2022 - 12:26
Phải cảm ơn để không có lỗi với tâm này, không vướng kiêu mạn. Vì nãy đang viết cảm ơn dở mà xoá đi. Giờ vào viết lại.
Cảm ơn ạ !
Thanked by 1 Member:
|
|
#4
Gửi vào 22/11/2022 - 12:39
MHTH, on 22/11/2022 - 12:26, said:
Phải cảm ơn để không có lỗi với tâm này, không vướng kiêu mạn. Vì nãy đang viết cảm ơn dở mà xoá đi. Giờ vào viết lại.
Cảm ơn ạ !
Thanked by 2 Members:
|
|
#5
Gửi vào 22/11/2022 - 19:35
MHTH, on 22/11/2022 - 12:14, said:
Nay đọc link này mới ngộ ra. Mình được Về Nhà. Hoá ra trước giờ suy nghĩ của mình giống với Lão Tử.
Thực sự trước giờ chưa từng đọc quyển sách nào về Đạo.
Con đần độn, vô tri. Haizzz
Link này luận câu: 'vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu' như vậy là lệch với 2 câu đầu tiên 'đạo khả đạo phi thường đạo...'
Câu thứ 3 4 nếu muốn hợp với 2 câu trước phải là : 'vô, danh thiên địa chi thủy. hữu, danh vạn vật chi mẫu'
Tạm dịch là: 'vô (tạm) gọi là thủy tổ trời đất. Hữu (tạm) gọi là mẹ vạn vật!' Vì sao: vạn vật có danh thì không phải là có vật, không thường tồn... Vì không thường tồn nên xếp nó vào ' hữu' (có)... Nên hữu đó cũng không thường tồn và vạn vật thuộc về hữu. Nhưng ngoài hữu còn có 'vô', là nơi chứa cái 'hữu', được tạm gọi là trời đất. Trời đất dung chứa vạn vật! Vì vạn vật không thật nên cái hữu cũng không thật, vì không thật (trường tồn) nên cái chứa đựng nó là 'vô' cũng không thật trường tồn. Vậy nên quy chữ 'danh' để gọi cho 'vô' và 'hữu'. Vậy là khế hợp với câu 'danh khả danh phi thường danh' - có danh thì không thật là cái danh thường tồn.
Sửa bởi MR.Hoang: 22/11/2022 - 19:42
Thanked by 1 Member:
|
|
#6
Gửi vào 22/11/2022 - 21:23
MR.Hoang, on 22/11/2022 - 19:35, said:
Link này luận câu: 'vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu' như vậy là lệch với 2 câu đầu tiên 'đạo khả đạo phi thường đạo...'
Câu thứ 3 4 nếu muốn hợp với 2 câu trước phải là : 'vô, danh thiên địa chi thủy. hữu, danh vạn vật chi mẫu'
Tạm dịch là: 'vô (tạm) gọi là thủy tổ trời đất. Hữu (tạm) gọi là mẹ vạn vật!' Vì sao: vạn vật có danh thì không phải là có vật, không thường tồn... Vì không thường tồn nên xếp nó vào ' hữu' (có)... Nên hữu đó cũng không thường tồn và vạn vật thuộc về hữu. Nhưng ngoài hữu còn có 'vô', là nơi chứa cái 'hữu', được tạm gọi là trời đất. Trời đất dung chứa vạn vật! Vì vạn vật không thật nên cái hữu cũng không thật, vì không thật (trường tồn) nên cái chứa đựng nó là 'vô' cũng không thật trường tồn. Vậy nên quy chữ 'danh' để gọi cho 'vô' và 'hữu'. Vậy là khế hợp với câu 'danh khả danh phi thường danh' - có danh thì không thật là cái danh thường tồn.
#7
Gửi vào 22/11/2022 - 21:57
Đã có mệnh, đã có vận, tất sẽ thành công. Tuy nhiên, cõi yên vui này lại có quá nhiều mệnh mang trên mềnh vận tốt, để có thể thành đại sự, cần phải có Tư Mã Ý, hoặc chí ít là Gia Cát Khổng Minh là quân sư, cướp đoạt mệnh vận thiên hạ, tạo ra đại thế, liền có thầy lethanhnhi.
Đại đạo thiên hạ, phải là có đối đầu mới có thăng tiến, không thể một nhà độc đại, đã có quân sư bên này, liền có maxmin đối đầu chiến tuyến.
Thế giới tranh phong, tạo nên bao cảnh sắc mỹ lệ, bao trận chiến kinh thương không một tiếng súng, thế thì mất cân bằng, thiếu nhu tình khí đoản, ong bướm lả lơi, để cho toàn vẹn, thế là xuất hiện Tre
Có có địa vị, có giai nhân, coi như là đề huề, nhân gian thế thì quá yên vui, đổ dồn về thái cực hạnh phúc, cho nên tứ đổ tường được sinh ra để cần bằng, Khoai.To thuận thế mà đến.
----
Diệu a, diệu a! Thế là tôi gấp cuốn sách lại, kí tên mình vào trang một.
Sửa bởi tony99: 22/11/2022 - 21:58
Thanked by 5 Members:
|
|
#8
Gửi vào 22/11/2022 - 22:08
Vậy Mamin quân sư bên nào ? Bên anh Tony à ? Thế anh đối đầu với bạn ba bích ròi.
Hay anh Tony bắt tay với anh Khoai để hại ba bích ?
Có khi nào anh Lethanhnhi là gián điệp cài vào không ?
Ba bích đáng thương
Thanked by 2 Members:
|
|
#9
Gửi vào 22/11/2022 - 23:52
Thanked by 2 Members:
|
|
Thanked by 2 Members:
|
|
Thanked by 5 Members:
|
|
#12
Gửi vào 23/11/2022 - 09:17
MHTH, on 22/11/2022 - 22:08, said:
Vậy Mamin quân sư bên nào ? Bên anh Tony à ? Thế anh đối đầu với bạn ba bích ròi.
Hay anh Tony bắt tay với anh Khoai để hại ba bích ?
Có khi nào anh Lethanhnhi là gián điệp cài vào không ?
Ba bích đáng thương
Thanked by 1 Member:
|
|
#13
Gửi vào 23/11/2022 - 11:14
(vẫn trích)
Nhân gian có câu: “Trí lớn thường gặp nhau”. Sự trùng hợp giữa Lão và Phật, không phải do “trí lớn”, mà do Một, tức là đều từ Độc Giác mà ra. Kinh Viên Giác nói: “Trong Viên Giác không có Bồ Tát và chúng sinh, nhưng chứa tất cả Bồ Tát và chúng sinh”. Đều từ Một tính Giác sinh ra, thì sự trùng hợp là lẽ đương nhiên, huống hồ chỉ là “gặp nhau” mà thôi, hoàn toàn không phải tình cờ. Phật và Lão suy đến cùng tuy không phải một, song cũng không phải khác (bất nhất, bất dị).
Và không những chỉ trí tuệ của các bậc Giác ngộ mới như thế, mà trí tuệ của những hạng phàm phu như chúng ta cũng tương tự, hoàn toàn có thể gặp, có thể hiểu được giáo lý, kinh điển… do các vị Tiên, Phật… ba đời nói ra. Tại sao như thế? Vì chúng ta và các Ngài, cũng đều từ một Độc Giác, từ Chân tâm, từ Như Lai tạng… mà sinh ra cả. Chân lý này thật lung linh, huyền diệu và đáng một kiếp làm người.
Câu tiếp theo vẫn nằm trong “Tông chỉ” của Đạo Đức kinh:
“Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu”. Câu này các cụ ta dịch như sau:
Bản dịch cổ nhất:
“Vô danh là nguyên thủy của muôn vật. Hữu danh là mẹ của vạn vật (khi vạn vật đã sinh thành thì mới có tên để gọi).”
Cụ Nguyễn Hiến Lê dịch:
“Không” là thủy của Trời, Đất. “Có” là mẹ sinh ra muôn vật.”
Cụ Nguyễn Duy Cần dịch:
“Không tên là gốc của Trời, Đất. Có tên là mẹ của vạn vật”.
Học giả Nguyễn Văn Thọ dịch:
“Không tên là gốc của Trời, Đất, có tên là mẹ của muôn vật”.
Học giả Phan Ngọc dịch:
“Cái “Vô” là cái tên chỉ cái khởi thủy của trời, đất; cái “Hữu” là cái tên chỉ bà mẹ của muôn vật.”.
…
Nói chung cũng… không sai. Nhưng hay nhất là cách dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê. Cứ như cụ là đệ tử của Ngài Long Thọ Bồ Tát vậy, dùng tư tưởng Trung Quán Luận của Ngài để dịch câu này thì thật là đến nhẽ. Các bản khác chấp nặng vào chữ “Danh”, chỉ hiểu “Danh” nghĩa là cái tên, nên dịch chữ thì không sai, nhưng ý thì cạn cợt. “Vô Danh” được cụ Lê tóm bằng một chữ “Không”; “Hữu Danh” tóm bằng một chữ “Có” thì thật là thần kỳ. Bởi vì “Hữu danh” trong câu này tương đương với chi “Hữu” trong “Thập nhị nhân duyên”: do “Ái” nên “Thủ”, do “Thủ” nên “Hữu”, do “Hữu” nên “Sinh”… Sinh tổng cộng 25 cõi “hữu”, tức là toàn bộ tam thiên, đại thiên thế giới này, đều từ “Hữu” (có), tức là khởi thủy từ Không mà sinh ra.
“Thập nhị nhân duyên” là vòng luân hồi vĩ đại bất di bất dịch, gồm cả ba đời, mà tất cả mọi chúng sinh đều quay cuồng trong đó. Quay theo chiều thuận thì “sinh”, gọi là “thuận sinh môn”, quay theo chiều nghịch thì “diệt”, gọi là “hoàn diệt môn”. Hạng phàm phu vì theo chiều thuận, nên phải ở mãi trong luân hồi, hàng Độc Giác theo chiều nghịch, để mong thoát khỏi luân hồi. Một câu này của Đạo Đức kinh gồm đủ cả hai chiều. Trong đó “Vô danh thiên địa chi thủy” là hoàn diệt môn, “Hữu danh vạn vật chi mẫu” là thuận sinh môn. Đến đây là xong phần “Tông chỉ” của tuyền bộ kinh, gồm 4 câu, tổng cộng 24 chữ huyền diệu.
-nguồn: face: Phạm Lưu Vũ-
Thanked by 4 Members:
|
|
#14
Gửi vào 23/11/2022 - 11:25
Bản Giác diệu minh vọng thành Minh Giác
Max- min hiểu câu ấy thế nào?
Thanked by 1 Member:
|
|
#15
Gửi vào 23/11/2022 - 12:15
Không sinh Có, Có sinh vạn vật.
Tuy nhiên Không và Có đều là Danh.
Chúng ta có thể gọi tên, tư duy và đặt tên ra được không phải là cái Danh thường tồn bất biến.
Chắc chỉ Cảm được mà không Gọi Tên được.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
VULONG: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có giải thích được sự tiến hóa của Vũ Trụ hay không? |
Tử Bình | SongHongHa |
|
||
TS Lê Thẩm Dương- giỏi thì không giàu |
Linh Tinh | BiendoiQuyenluc |
|
||
Dinh dưỡng học - 10 Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý |
Y Học Thường Thức | danhkiem |
|
||
Biểu Tượng Âm Dương trong Mệnh Học Đông Phương |
Giải Trí | SongHongHa |
|
||
Một thí dụ ứng nghiệm của Thái dương Hóa kỵ |
Tử Vi | Tây Đô đạo sĩ |
|
||
Truy "long mạch" phát tích gia tộc tổng thống họ Dương |
Địa Lý Phong Thủy | 55555 |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |