Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
TheConqueror, on 08/02/2022 - 13:52, said:
Cảnh chùa đó là cái cảnh chùa ở trong tâm chứ không phải cảnh chùa ở bên ngoài. Tâm mà duyên theo cảnh thì nó sanh ra vọng tưởng.
Tu mà hỏng lo cái tâm mà lo cái chùa.
Trong Kinh Đức Phật gọi cái loại người đó là "bỏ rừng chạy theo rừng". Còn tôi gọi là "tù nhân tôn giáo".
Tu mà phải có chùa, phải có thiền viện mới tu được là "tu lệ thuộc" vào cái chùa. Phải đập hết, đốt hết, dẹp hết thì tu hành mới cởi mở được. Tịnh-Bình với thầy trụ trì là phải về đốt chùa đi thì mới giải thoát được kaka.
Có nhiều hướng để tôi nói ý này lắm. Ví như:
+ Chùa là nơi cư ngụ của các vị tu sĩ phật học, thông thuộc tự tánh... chỉ cần có một vị chứng đạt được thì đã đủ để gieo an lành cho đời. Nhưng người thường thị họ không hiểu đươc. Chỉ cần một nhân duyên tiếp xúc được một vị chứng đạt, chiu nghe được và làm được theo vị đó, thì cuộc đời người đó và nhiều người dính dấp với người đó đã có cơ hội thoát khỏi vọng chấp. Vậy nên càng nhiều cảnh chùa thì sẽ làm tăng cơ hội tiếp xúc giữa đôi bên. Hoàn toàn có lợi nếu nhìn về lâu dài. Hiển nhiên, tôi không nói về chùa to hay chùa nhỏ, miễn có nhiều thì càng tốt. Vậy nên mới nói là 'thêm một cảnh chùa thì bớt cảnh địa ngục'.
+Cảnh địa ngục là do nhiều người góp vọng vô mà làm thành, không chỉ một người mà dựng nên được. Nếu lúc ấy chỉ cần một người đốn ngộ, thoát ra được thì cũng là cơ hội để cảnh địa ngục giải khai. Nhưng để được thì cần người đó có nhân duyên hiểu về Phật pháp. Vậy nên mới nói 'thêm một cảnh chùa thì bớt một cảnh địa ngục' là vậy.
So với cơ hội học tri thức, xây trường lớp thì theo tôi, cơ hội học về tự tánh còn quan trọng hơn vậy.