Jump to content

Advertisements




Huyền Thoại Cụ 'Nguyễn Đức Cần'


3 replies to this topic

#1 OTacCot

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 84 Bài viết:
  • 161 thanks
  • LocationGiả Heo Ăn Thịt Lợn

Gửi vào 25/09/2021 - 10:29

PHẦN I: GIỚI THIỆU (mối nhân duyên Thầy-Trò)

......Khi cậu bé Nguyễn Đức Cần lên tám tuổi, bố cậu lúc ấy đã là một nhà thầu có tiếng ở Hà thành, cho cậu đi học tại trường làng. Sau đó ông xin cho con vào học tại trường Albert Sarraut Hà Nội. Trường Anbe Xarô được xây dựng sau khi Phủ Toàn quyền hoàn thành. Mặt trước của trường là phố Cộng Hòa (Rue de la Respublique), nay là phố Hoàng Văn Thụ. Trường chủ yếu dành cho học sinh người Pháp, ngoài ra cũng dành chỗ cho các học sinh dòng quý tộc Luang Prabang (Lào), con cháu tổng đốc Vân Nam và một số ít con quan lại cao cấp như tổng đốc, tuần phủ, hoặc gia đình tư sản người Việt Nam, nhưng số lượng cũng rất hạn chế.

Cậu học sinh Nguyễn Đức Cần theo học ở Trường Xarô bốn năm. Đây là một ngôi trường nội trú, học sinh ăn học tại trường, một tháng mới được về thăm nhà một lần. Quần áo được may đồng phục, việc giáo dục học hành theo như hình mẫu ở Pháp quốc.

Mùa thu năm 1919, cụ Nguyễn Đức Nhuận, khởi công xây dựng ngôi nhà 86 làng Đại Yên cho con trai, đến năm sau, ngôi nhà đã được hoàn thiện. Cụ muốn gây dựng cho con trai mình có một tài sản và muốn hướng cho cậu kế tục công việc kinh doanh của mình.

Nhưng ngay từ lúc còn nhỏ tuổi, cậu bé Nguyễn Đức Cần đã tỏ rõ thiên hướng của mình. Cậu không thiết gì đến ngôi nhà to rộng cũng như sự giàu sang mà bao người khác đang mơ ước.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cụ Nguyễn Đức Cần



Năm 1921 khi cậu mới lên 12 tuổi, gia đình đã làm lễ cưới cho cậu. Vào thời kỳ phong kiến lúc đó, ở các làng quê, người ta thường cưới vợ gả chồng
rất sớm. Ông bà, cha mẹ dạm hỏi đám nào có môn đăng hộ đối, rồi nhờ thầy xem ngày lành tháng tốt là tiến hành hôn lễ. Cô dâu, chú rể nhiều khi chẳng biết mặt nhau.

Sau này, cụ Nguyễn Đức Cần có kể lại rằng: Bố mẹ sắp đặt cả. Bảo cưới là cưới, thế thôi.

Cô dâu lúc đó 14 tuổi, là con gái nhà họ Lê ở làng bên Hữu Tiệp. Nhưng sau khi cưới được ít ngày, cô dâu chê chú rể trẻ con nên bỏ về sống ở
nhà mẹ đẻ. Năm 1922 cụ Nguyễn Đức Nhuận ra làm phó chánh tổng Thập tam trại (mười ba làng Trại trong Tổng Nội – thành Thăng Long xưa) và làm lễ khao làng rất lớn. Thế là một công đôi việc, khi trước là một nhà thầu giàu có, nay lại có thêm chức vị trong hàng quan lại, công việc kinh doanh của cụ ngày càng phát đạt. Cũng từ đấy dân làng gọi cụ Nguyễn Đức Nhuận là Cụ Tổng ông.

Sau khi nhận chức Phó tổng thập tam trại ít lâu, Cụ Tổng tiến hành xây dựng thêm một ngôi nhà nữa tại Đại Yên. Ngôi nhà này bề thế như một ngôi phủ tổng đốc, ngay gần cổng làng, trên con đường đi đến thôn Đống nước và núi Voi.

Lúc đầu dân làng không hiểu tại sao cụ lại xây nhiều dinh cơ như vậy, nhưng rồi sau mới rõ là cụ chuẩn bị nhà riêng cho bà hai, bà ba. Lẽ đời như vậy, khi người ta đã có đầy đủ tiền của lẫn danh vọng thì đi tìm thú vui, vợ nọ con kia cũng là việc bình thường. Nhưng rồi ở đời chẳng ai học được chữ ngờ. Sau khi hoàn tất ngôi nhà trên thì Cụ Tổng gặp bao việc rắc rối thị phi. Cụ bị những người đồng liêu kiện vì đã xây nhà phạm luật phong kiến. Vụ kiện cứ kéo dài mãi, tuy cuối cùng có thắng, nhưng cũng làm cụ hao tốn biết bao nhiêu tiền bạc.

Sau chuyện đó tưởng rằng đã yên, không ngờ cụ lại bị lâm bệnh. Khi đi khám các quan đốc tờ tây, người ta không tìm ra được đó là bệnh gì, chỉ thấy trong bụng cụ nổi lên một cái u to như quả trứng, có điều lạ là khi uống thuốc vào thì cái u đó nó chạy lung tung trong bụng và gây đau đớn cho cụ. Người nhà thấy thuốc tây không đỡ bèn đổi sang cho cụ uống thuốc ta. Làng Đại Yên có truyền thống trồng cây thuốc nam từ lâu đời, người ta cắt cho cụ uống thuốc nam không khỏi rồi thay sang thuốc bắc mà bệnh cũng không chuyển.


Dân làng đồn rằng cụ bị ai đó hại chăng? Vì họ kể rằng, khi cụ xây nhà có những người lạ, có vẻ như là những thầy địa lý lảng vảng gần khu đất đang xây và làm phép gì đó để hại cụ. Thật là mọi việc cứ rối cả lên. Người ta bảo, có bệnh thì vái tứ phương. Chẳng lẽ cứ để chồng nằm đó chờ chết, cụ Tổng bà quyết chí đi tìm thầy, tìm thuốc để cứu chồng. Sau bao ngày lặn lội ngược xuôi, cụ Tổng bà đã mời được một vị Thầy về làng.


Người làng không hiểu ông thầy đó chữa bệnh như thế nào, nhưng chỉ sau đó vài hôm thì cụ Tổng ông đã khỏi bệnh. Thật là một sự thần kỳ. Nhưng điều mà gia đình cụ càng thêm khâm phục là vị Thầy đó không nhận tiền bạc thù lao chữa bệnh, mà chỉ nói là chữa bệnh làm phúc mà thôi.


Lúc đó cậu học sinh Nguyễn Đức Cần đã tốt nghiệp trường Anbe Xa rô và đang ở nhà cùng mẹ chăm sóc bố. Sau khi hỏi ý kiến con trai, cụ Tổng bà thưa chuyện với ông Thầy và xin phép Thầy cho con trai mình được đi theo học, vì cụ thấy ông thầy đó giỏi quá và lại là một người đạo cao đức trọng như vậy, gửi con cho Thầy vừa là để trả ơn Thầy, vừa là để cho con được theo học Thầy. Dĩ nhiên là Cụ Tổng ông cũng phải đồng ý như vậy, vì chính cụ cũng thấy rằng tiền của bao nhiêu cũng không khỏi được bệnh, không cứu được mạng sống của con người.

Sửa bởi OTacCot: 25/09/2021 - 10:31


#2 OTacCot

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 84 Bài viết:
  • 161 thanks
  • LocationGiả Heo Ăn Thịt Lợn

Gửi vào 25/09/2021 - 10:50

PHẦN II: THEO THẦY HỌC ĐẠO

Đây là lần thứ hai, cậu bé Nguyễn Đức Cần phải xa gia đình. Lần đầu là lúc cậu đi học tại trường An be – Xa rô, phải ở nội trú trong trường. Nhưng thời gian đi học đó thật đầy đủ sung sướng, cậu được ăn ngon, mặc đẹp và được vui chơi cùng các bạn học đồng trang lứa.

Lần đi này là bước vào trường đời. Cậu chưa hình dung nổi con đường trước mặt sẽ như thế nào, nhưng được ở bên cạnh một bậc Minh sư, thì cậu cảm thấy yên lòng, vững dạ và hăm hở lên đường. Lúc hai Thầy trò ra đi, mẹ cậu tiễn đến cổng làng, bà nói với người Thầy: Trăm sự nhờ Thầy dạy bảo cho cháu. Người Thầy cũng rất kiệm lời, nói rằng: Cơ Trời đã định, Đại An sẽ trở về. Rồi hai thầy trò rảo bước lên đường.

Trên con đường thiên lý, hai thầy trò, ngày đi đêm nghỉ. Nơi họ dừng chân, có khi là một quán xá ven đường hay một nếp nhà đơn sơ ở một miền quê nào đó, nhưng cậu thấy bất kỳ ở nơi nào, thầy trò họ đều được đón tiếp thật ấm nồng, như những người khách quý. Qua câu chuyện của chủ nhà, cậu mới hiểu rõ, vị Thầy đây là người ân nhân của họ, đã cứu bệnh cho gia đình họ. Nay được gặp lại Thầy thì ai nấy đều mừng rỡ. Tình cảm của người dân quê thật là mộc mạc chân thành. Nhà nào cũng thiết tha mời thầy ở lại, nhưng hai thầy trò chỉ dừng chân một đôi ngày, rồi lại lên đường.

Một buổi chiều kia, hai thầy trò dừng chân ở một miền quê vùng trung du, còn chưa biết đêm nay sẽ nghỉ ở đâu, thì bỗng thấy phía trước một ngôi cổ tự. Thật may, vị sư chủ trì ngôi chùa đó lại là một người bạn cũ của người thầy.

Đúng là: “ Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ ”, có duyên thì vạn dặm cũng gặp nhau..

Vị sư trưởng mời hai thầy trò vào thư phòng dùng trà, căn phòng tuy nhỏ nhưng trang nhã, trên tường treo những bức tranh thủy mạc và những
bức thư họa.

Chủ khách cùng an tọa, vị Thầy giới thiệu cậu với sư trưởng. Vị trưởng lão ngắm nhìn cậu, rồi bảo: Cậu bé này thân tướng uy nghiêm, ngũ quan thật đầy đặn, má đầy như má sư tử, ắt hẳn là người chủ của tương lai.

Vị Thầy đáp lại: Hiền huynh quả là có cặp mắt thần quang, và hai người cùng cười vang.

Tối hôm đó, Thầy hỏi cậu: Con có nhớ câu “Nhân bất học, bất tri lý” không? rồi thầy giảng rằng: Học với thầy đây là học ở trường đời và học để làm Người. Lý ở đây là cái lẽ tự nhiên của trời đất, rồi Thầy hỏi đến câu: “Ngọc bất trác, bất thành khí” và thầy giảng nghĩa: Con người ta phải rèn luyện thì mới trong sáng và mới giúp được đời, như hòn ngọc kia không đẽo gọt mài rũa, thì không thành của quý.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đỉnh mẫu, Núi Ba Vì, nơi Cụ Trưởng Cần ẩn tu. Ảnh: vi.wikipedia.org



Sáng sớm hôm sau, thầy trò chào từ biệt vị sư trưởng để tiếp tục cuộc hành trình. Vừa đi, Thầy vừa giảng giải cho cậu: Đạo là gì? “Đạo nhược lộ
nhiên, đắc kỳ môn nhi nhập”. Đạo như con đường đó, hễ gặp được cửa thì vào. Đạo là đạo tự nhiên của trời đất. Đức là gì? Đức nằm trong Đạo. Đức là nhờ vật ấy mà thành hình…. Cứ thế mỗi ngày, lời dạy của Thầy cứ như mưa dầm thấm lâu.

Một buổi, thầy bảo với cậu: Ngày mai ta sẽ vào đến rừng. Rừng xanh, ôi rừng xanh, đó là những từ mà cậu chỉ được đọc trong những cuốn sách, nay sẽ được theo chân thầy đến đó. Hẳn có bao điều lý thú… nhưng thầy lại dặn rằng: Bây giờ sẽ là những ngày gian khổ.

Hôm ấy, khi hai thầy trò vừa mới đến cửa rừng, thì gặp một ngôi đền nhỏ. Thầy bảo cậu: Chúng ta hãy vào lễ Bà chúa rừng. Ngôi đền đó dân quanh vùng gọi là đền Đá Đen. “ Đất có thổ công, sông có Hà bá, rừng cũng có Chủ” và thầy chỉ cho cậu thấy ngọn núi cao vời phía xa kia, là nơi thầy trò ta sẽ tới.

Khỏi phải nói đến bao nỗi vất vả khi băng rừng, vượt núi. Khi khát thì thầy trò uống nước lâm tuyền, bụng đói thì kiếm quả rừng. Một buổi chiều tối, hai người dừng chân ở một hang núi. Thầy bảo cậu đi kiếm củi khô để nấu ăn. Ngồi bên đống lửa bập bùng trong rừng khuya vắng lặng, cậu thấy cuộc đời mình đã chuyển sang một trang mới. Có một sức mạnh huyền bí nào đó đang thấm dần vào cậu…

Bỗng thầy hỏi cậu: Con có biết tại sao ta lại đưa con đến chốn này không? và thầy dạy: Người tu thân là rửa lòng nuôi đức, chứa nhóm tinh
thần là cái tự lực bên trong. Giấu tích ẩn danh,bặt dứt ồn ào là cái trợ duyên bên ngoài.Trong tâm, ngoài cảnh được vắng lặng thì cái thể tính chân như sẽ tự bày, rồi Thầy nói tiếp: Sớm mai ta sẽ đưa con lên đỉnh non Tản.

Không biết ngày ấy, vị Thầy đã đưa cậu lên bằng cách nào, nhưng sau này cụ Nguyễn Đức Cần có kể lại: Vào thời đó, chưa người nào có thể lên được đỉnh Mẫu, vì bên dưới là vách đá thẳng đứng, mà lạ lắm trên đỉnh có một bàn cờ tiên và có một giống cỏ mềm như tóc người. Cũng tại đó, Thầy đã truyền dạy cho cậu phép luyện thần nhãn. Phép hấp thụ dương quang này, mới đầu người học, tập nhìn không nheo mắt vào mặt trời lúc mới mọc, dần dần khổ công cho đến khi nhìn được mặt trời lúc chói chang và khi thần nhãn trông thấy rõ thế giới thanh khí, thì có thể gọi là thành công. Thầy bảo cậu: Con phải nhớ, nơi đây chính là linh khí của nước Việt.

Không biết có bao tháng ngày thầy trò họ sống cách biệt ở trên núi, nhưng đến một hôm, vị Thầy bảo cậu: Thôi thế là đủ, đã đến ngày Thầy trò ta xuống núi.

Họ ngược sông Đà để đến vùng Thác Bờ, Hòa Bình. Sông Đà bắt nguồn từ Vân Nam chảy qua Lai Châu, qua rất nhiều thác ghềnh, đến Sơn La thì sông uốn khúc, rồi lại chạy thẳng xuống Hòa Bình, đến đây lòng sông đã mở rộng và đỡ hung dữ hơn.

Hai thầy trò dừng chân ở vùng Chợ Bờ, Hòa Bình. Nơi đây có rất nhiều hang động sâu, nhiều tầng, thạch nhũ muôn hình lung linh soi bóng nước. Họ sống trên sông cùng những người đánh cá. Ở đây cậu học cách chèo thuyền, chống mảng làm quen với cuộc đời sông nước.

Đêm đêm, Thầy truyền cho cậu phép hấp thụ Tuệ quang. Thầy dạy: Trên trời có mặt trời, mặt trăng và muôn vàn tinh tú gọi là Văn. Dưới đất có
núi, sông, gò, hốc gọi là Lý. Do vậy địa lý ứng với thiên văn.

Cứ như thế, vào những đêm trời quang, thầy trò nằm kiểm đếm các vì sao. Thầy dạy: có bẩy vị sao thất chính là Thái dương, Thái âm, sao Thủy, hỏa, mộc, kim, thổ, lại còn có nhị thập bát tú định vị ở bốn phương. Phương đông là chòm sao Thanh long có bẩy vị: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ. Phương nam là Chu tước có bẩy vị: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Phương Tây là Bạch hổ cũng có bẩy vị: Sâm, Chủy, Tất, Mão,
Vị, Lâu, Khuê. Phương bắc là Huyền Vũ có bẩy vị: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Bích, Thất. Xem dải Ngân Hà, khi thấy có ngôi sao nào qua sông, ngôi sao nào mới mọc lên, ngôi nào sắp mất, thì ứng với điều gì ở chốn nhân gian.

Được Thầy tận lòng giảng giải như vậy, cậu càng thấy vũ trụ thật bao la và tâm trí cậu cảm thấy như được bay bổng cùng với trời mây.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trung tá bác sỹ Vũ Hữu Hiếu (trái) đến gặp cụ Trưởng Cần (phải) xin chữa bệnh. Ảnh: Nguyễn Đức Cần – Nhà Văn Hóa Tâm Linh.



Một hôm, thầy lại bảo cậu rằng: Chúng ta lại lên đường thôi. Đứng ở phía chợ Bờ, nhìn về miền Tây bắc, cậu không ngờ rằng trên
đỉnh của những dãy núi xa kia lại có những vùng bằng phẳng, những cao nguyên rộng lớn. Họ đi qua suối Rút, từ giã bản cuối cùng của Hòa Bình rồi
leo đèo để lên cao nguyên Mộc Châu, ngày ấy toàn thấy một vùng cỏ tranh hoang vu, nhưng khí trời nơi đây thật mát mẻ, dễ chịu.

Năm 1895 tỉnh Vạn Bú được thành lập, tỉnh lỵ đặt tại Pá Giang bên bờ sông Đà. Đến năm 1904, người Pháp chuyển tỉnh lỵ về Sơn La và đổi tên
tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La. Đến Sơn La, thầy trò lại vượt đèo Pha Đin để sang Lai Châu. Có đến đây mới thấy cảnh núi non hùng vĩ, núi cao ngất trời, trùng trùng điệp điệp, các bản chiềng trở nên thưa thớt, xa xa thấp thoáng những nếp nhà sàn, cả ngày họ chẳng gặp một bóng người, ven đường những cây hoa trạng nguyên nở đầy hoa đỏ rực,những bông hoa lau màu trắng bạc đung đưa như đang reo trong gió núi, mây ngàn in lên nền trời xanh thẳm, vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Thầy trò họ cứ đi mãi, đi mãi và sang đến vùng thượng Lào.

Sau này, cụ Nguyễn Đức Cần kể lại: Ngày ấy sang bên thượng Lào,trong rừng sâu, cụ có gặp một ngôi đền thiêng thờ Đức Lê Sơn thánh
mẫu và cụ đã ở lại nơi đó tu một thời gian.

Không ai biết Thầy trò họ đã còn đi những nơi đâu, và đã trải qua bao nhiêu mùa hoa Ban, hoa Mận …

Đến một ngày kia, vị Thầy bảo cậu rằng: Đã đến lúc con phải trở về nhà, mẹ con đang mong nhớ từng ngày.

#3 OTacCot

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 84 Bài viết:
  • 161 thanks
  • LocationGiả Heo Ăn Thịt Lợn

Gửi vào 25/09/2021 - 11:26

PHẦN III: XUỐNG NÚI

Cụ Lê Văn Cảnh, pháp danh Tịnh Quang kể lại:

Trước đây, trong kháng chiến chống Pháp, tôi có tham gia vào du kích chiến. Sau đó tôi gia nhập bộ đội ở trung đoàn Lưu Vân. Chúng tôi có dự mấy trận đánh ở Khe Tang, Thạch Bích, rồi sau đó chuyển lên Việt Bắc, ở vùng Thái Nguyên.

Sau tôi bị sốt rét không tham gia trong quân ngũ nữa. Ông cụ Cần với tôi học cùng một thầy ở trên núi.

Do là tôi bị một cơn sốt rét, trong lúc đi công tác, tôi nằm một mình mê man ở bãi giàng giàng trong một khu rừng gianh hoang vắng, trong lúc tôi gặp hiểm nguy đó, thì có một bà cụ người Thổ thấy, bà cụ cứu tôi mang về. Sau bà cụ đưa tôi lên núi.

Tôi vẫn hình dung được chỗ đó cách Thái Nguyên vài chục cây số, gọi là Đu, Đuổm. Đi đến chỗ đó phải qua một khu rừng gianh, đến một khe suối thì phải leo lên một vách đá dựng đứng, đến lưng chừng thì có một con đường nhỏ, rồi lại đi xuống một thung lũng. Đến một cái suối thì bà cụ người Thổ bảo tôi đứng chờ ở đấy. Bà cụ lên trước xin phép thầy.

Thầy dạy lên được, bà cụ mới đưa tôi lên.

Khi nhận môn đồ, vị Thầy đó có lựa chọn. Người chỉ nhìn là Người thấy hết. Tôi thì Người chỉ hỏi qua là Người nhận, cũng có người thì thầy không thu nhận.
Người bảo: “Anh cứ về đi, cứ làm hết sức mình, rồi lên đây thầy nhận”.

Chỗ chúng tôi học là một hang đá, một cái hang lộ thiên, ở giữa có một khoảng không trung, mặt trời rọi xuống sáng trưng, phía ngoài có một hành lang đi thông sang hai bên, các cô nữ ở một bên, còn chúng tôi ở một bên. Khi nào mưa thì chúng tôi lui vào bên trong, chỗ đó có một cái lưỡi đá (nhũ đá) rủ xuống. Chung quanh hang là núi, dưới có suối chảy róc rách. Bốn mùa thiên nhiên cây cỏ xanh tươi. Cảnh vật rất đẹp.

Có bài thơ làm chứng rằng:


“ Xưa kia một góc cõi trời
Thái Nguyên một giải là nơi trú dừng
Bốn bề núi đá mọc xanh
Có đường tiểu mạch nương mình ai hay
Bốn mùa chim núi cỏ cây
Trời xanh nước biếc hương bay ngạt ngào ”.



Trong hang có một phiến đá, phía trên chỗ vách đá thấy đề mấy chữ nho. Chúng tôi ở cách xa dân, chỉ có mấy thầy trò thôi. Hàng ngày chúng tôi đi câu cá ở suối rồi về nấu nướng, cá treo đầy ở bếp. Còn lúa gạo thì thầy trò tự gieo trồng, tự làm lấy, có cả gạo tẻ, gạo nếp, còn rau thì nhiều vô kể. Trên vách có treo cả nỏ, nhưng Thầy không cho săn bắn. Từ tờ mờ sáng, chúng tôi dậy đi câu cá. Chỗ đó suối thì bao la, rất nhiều suối.

Ví dụ như hôm nay tôi trực thì phải đi câu, được độ mười sáu, mười bảy con cá, xong mới về ngồi học. Hôm sau lại đến phiên người khác. Cá câu được về nấu với lá méo thì nó dôn dốt chua, còn măng rừng thì là cái thường rồi, các loại hoa quả khác thì nhiều lắm. Cũng có hôm chúng tôi được tập trung đông đủ, được thưởng thức, hưởng của tiên, thầy trò ngồi cùng nhau, học vui lắm.

Chúng tôi học có bẩy người, bốn người nam và ba người nữ, nhưng ở riêng biệt. Thầy có đặt hiệu cho từng người. Tôi tự là Phúc Tự, tôi còn nhớ có một cô quê ở Bắc Giang là cô Thanh thì hiệu là Huyền Vi. Thầy cho chúng tôi học luân chuyển, vì lúc bấy giờ chúng tôi còn tham gia cả công tác kháng chiến nữa. Việc học Đạọ, đầu tiên thì gian khổ đấy, sau thì phải quen đi chứ. Tức là mình phải rèn luyện, chỗ chúng tôi học là một hang đá, chung quanh là núi, lúc nào cũng thấy sương mù mịt, trời rất là lạnh. Cho nên chúng tôi lúc nào cũng đốt một đống lửa để sưởi ấm, không thì buốt lắm. Chúng tôi ngồi học trên các mô đá phẳng lì, giấy bút mua từ dưới xuôi lên. Trước khi học,Thầy cho thắp hương rồi mới bắt đầu học.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cụ Nguyễn Đức Cần và nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải ( Nguyễn Phúc Giác Hải, Được biết đến là Chủ nhiệm Bộ môn thông tin dự báo - Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người).





Vị Thầy, Người không ở lại trong hang núi đó. Buổi sớm, không biết ông cụ đến lúc nào, cứ đúng giờ là cụ xuất hiện. Đến chiều tối, trước khi đi cụ nói với chúng tôi: “Tĩnh ngọa” (tức là ngủ ngon), rồi cụ đi, không biết Người đi đâu. Còn chúng tôi ngủ lại trong hang đá. Chúng tôi lấy cây giành giành bỏ hết lá đi, chỉ còn lại cái cẳng, rồi lấy lá chít, bông của cây lau làm thành một cái đệm rất êm và ấm, tuy không có màn nhưng cũng không có muỗi vì ở đó rất sạch sẽ khoáng đãng. Còn đèn thì chúng tôi lấy một ống nứa rồi chọn cỏ bấc dài, sau đó lấy nhựa trám rỏ vào ngòi bấc rồi châm lửa như ta đốt nến, khi hết lại thay cái khác.

Ông cụ, Thầy dạy chúng tôi, Người trông đẹp lắm, tóc bạc phơ, ăn mặc giản dị, Người nói là Thiền Sư truyền đạo. Thầy tôi nói có thất cửu môn, nghĩa là có 79 môn. Nhưng không phải thầy truyền cho cả. Vào đấy, Thầy đưa từng ấy môn thì cảm hứng môn nào thì Thầy xả thân Thầy dạy. Môn đồ mỗi người học một môn. Ví dụ như tôi học về nghĩa đạo là thực đạo, chứ không có huyền môn. Nhưng có người học về (huyền môn?). Thế cho nên trong bẩy người chúng tôi, mỗi người học một môn, không ai giống ai.

Tôi học về định số, nhưng trước tiên phải học về mệnh, cơ bản phải nắm vững ngũ hành. Có ba điều trong tam môn nghĩa đạo: Nhất bần, nhị yểu, tam vô tự. Khi lên lớp thì Thầy hỏi. Nếu giữ được tam môn ấy, thì một là tròn, hai là méo. Thí dụ: Nhất bần có khổ cực đấy, có chịu đựng được không? Nhị yểu có làm được cái nghề ấy không, có sợ chết không. Ba điều căn bản đó: một điều gian khổ, một điều sợ sệt, một điều kinh hãi, đấy là học cho đủ. Buổi sáng sớm thì chúng tôi học võ, nhưng chúng tôi học võ thì chỉ để hộ mệnh thôi, chứ không phải học để đi ra đường đấu đá, thí dụ như khi đi đường gặp con gì thì mình có thể giữ mình được, hoặc gặp cái hung thì cũng có thể giữ mình được. Chúng tôi tập như buổi sáng ta tập thể dục vừa vận động cho cơ thể, rèn luyện cho thân thể có sức khoẻ và vừa để giữ mình.

Khi học vị Thầy nói về nghĩa Phật là chính, mà làm đạo là nghĩa Phật, chứ không phải học về tà thuật.

Khi hạ sơn thì Thầy có tập trung căn dặn chúng tôi. Tôi được đi trước. Khi đó Thầy viết chữ vào trong thân cây, không biết người làm thế nào mà khi tôi ra thì đã thấy có mấy dòng chữ viết ở đấy rồi. Thầy xem đạo đức của từng người, ai nhận chữ nào. Ở đây với Thầy đã nghèo nàn như thế, thì sau khi học được có làm giàu, hay muốn sang trọng không, thì Thầy nhìn vào đấy đã biết tướng tinh của từng người, mảng cái gì rồi, về sau khá hay không khá rồi và về sau có giữ được chân lý hay không.

Thầy chỉ căn dặn chúng tôi mấy điều, Người nói: “Tôi dạy tất cả các vị, về sau này các vị tự xử lý lấy. Các vị xuống là thế hệ của các người ở xã hội
này”.

Thầy không bắt buộc phải theo chủ nghĩa này hay chủ nghĩa khác. Thầy chỉ dạy Đạo và chân lý, chứ không dạy phải theo môn phái nào cả. Những điều thiện hay ác tự ở trong lương tâm mình thấy. Điều thiện thì mình phải phát huy để làm tròn bổn phận nghĩa đạo. Mình phải tự học, tự hấp thụ, học
thì phải hành, học thiện thì hành thiện.

Cụ Nguyễn Đức Cần có kể lại: Thời gian học đạo ở Thái Nguyên có bẩy người cùng học, bốn nam và ba nữ. Học xong, Thầy có cho thi và cụ đã đỗ đầu. Trước khi xuống núi, Thầy có hỏi: Có sợ chết không và cụ đã trả lời: Thưa Thầy, con không sợ chết.

Khi đoàn người đi xuống núi, cụ Cần đi cùng với ba người nữ, đến chỗ rừng gianh thì bất chợt thấy một con hổ lớn đang nằm trên con đường mòn phía trước. Những người đi cùng với cụ có vẻ chần chừ muốn lui, nhưng cụ nói: Không sợ, cứ đúng đường mà đi. Và cụ dẫn đầu đoàn người thẳng tiến.

Lạ thay, con hổ bỗng nhiên đứng dậy và rẽ vào khu rừng gianh rồi biến mất. Đó là thử thách đầu tiên khi cụ Nguyễn Đức Cần xuống núi làm việc giúp đời.

Sửa bởi OTacCot: 25/09/2021 - 11:28


#4 OTacCot

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 84 Bài viết:
  • 161 thanks
  • LocationGiả Heo Ăn Thịt Lợn

Gửi vào 25/09/2021 - 11:38

Ngày 21 tháng 6 năm 1983, sau một cơn giông nhỏ, cây trứng gà trong sân nhà cụ bị đổ nghiêng. Cụ nói “Thế là hết, dạo này trong người tôi khác lắm”.
Tối ngày 23 tháng 6, khi nằm nghỉ ở ngoài sân cụ hỏi ông Tiến, con rể lớn của cụ:
- Chú có thấy ngôi sao kia không?
Ông Tiến trả lời:
- Có, con thấy ngôi sao đó, mọi khi sáng lắm, sao mấy hôm nay trông không sáng mà lại có quầng bố ạ, thế là thế nào hả bố?
Cụ bảo:
- Biết vậy, nó sẽ mất, đấy rồi chú xem.
Cụ hỏi:
- Hồi ở Việt Bắc, chú có đi nhiều đền chùa không?
Ông Tiến trả lời:
-Con công tác ở miền núi 34 năm, tất cả các đền chùa của 13 tỉnh miền núi, con đều vào lễ và thắp hương, có những ngôi đền ở sâu trong rừng, không ai dám vào, mà con vẫn vào lễ, có khi dấu chân hổ còn mới, mà con chẳng sợ gì.
Cụ cười, rồi cụ nói:
- Anh này làm cách mạng mà cũng đi lễ, cũng lạ thật. Chú đi lễ thế là tốt.
Cụ hỏi:
- Chú đã nghiên cứu nhiều sách, chú thấy đạo nào là tốt?
Ông Tiến trả lời:
-Con đã xem nhiều sách và nhiều quyển sử nói về các đạo, nhưng phần nhiều họ nói một đằng nhưng lại làm một nẻo. Sách thì con cho là hay, nhưng thực tế con lại thấy nó khác, mà ở nước ta không có môn đạo nào cả, mà toàn du nhập ở nước ngoài vào.
Cụ nói:
- Phải, ở nước ta thì không có đạo nào cả, toàn ở nước ngoài vào, như thế mà người đời tin. Đạo là đứng đắn, nhưng chủ yếu là cái tâm, cái đức
của mình, tức là cái đầu mình không tham, không thù ghét ai, biết thương người.
Ông Tiến hỏi:
-Bố ơi, với pháp đạo của bố, tại sao lại không trị những người thất đức, mà cứ để nó làm nhục mãi thế?
Cụ nói:
- Không được, khi tôi xuống núi, thầy tôi có dạy là không được thù ghét ai, nếu thù ghét người ta thì nguy hại lắm, lúc còn trẻ tôi có phi đạo một hai trường hợp, họ bị hại ghê gớm lắm, mà tôi đã phi đạo phạt họ, thì lại không cứu được họ. Cho nên mình làm việc công đức thì không được hại ai, mình phải chịu nhục thì mới tu được, mới cứu đời được. Đời tôi sống hơn 70 năm trời, chịu bao đau khổ, cay đắng đủ mọi thứ mà tôi vẫn chịu được để cứu đời.

Trích sách: Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh (Nguyễn Phúc Giác Hải, Nguyễn Tài Đức)

Năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin – Bộ VHTT và Du lịch đã tái bản lần thứ 3 cuốn sách “Nguyễn Đức Cần – Nhà văn hóa tâm linh”. Cuốn sách do nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải và Nguyễn Đức Tài là tác giả.

PDF:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



------------------------------------


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Khí ở mộ Cụ Trưởng Cần rất vượng. Những ai khí cảm tốt đặt tay vào mộ Cụ thì những điểm tắc trong cơ thể hầu như đều hết tắc.

Bên trái mộ Cụ (phía đường 21) khí mạnh hơn bên phải. Ngoài ra trong khu mộ cụ còn có 1 nơi ở đó tròng mắt giãn ra nên ngồi thiền rất dễ nhập định.
Tôi là người không duy tâm, đến mộ Cụ lúc đầu cũng nghĩ là trường sinh học nơi mộ Cụ mạnh nên có khả năng chữa nhiều loại bệnh.


Nhưng có hôm có đoàn Nhân Điện đến ngồi trong mộ Cụ. Tự nhiên có 1 người nữ khoảng 27 tuổi có những động tác đẩy tay ra trước và lên đầu như phóng chưởng, sau đó nằm như ngất. Người đi cùng lo quá dìu ra ngoài và nói người đó đang có thai 3 tháng. Một lúc sau thấy tỉnh lại như thường. Có thể người này bị ma nhập và khi đến mộ Cụ thì ma thoát ra.

Bà Sinh con gái Cụ Trưởng Cần nói những trường hợp này gặp nhiều rồi.

Ai ở Hà Nội có thể đi xe buýt đến mộ cụ, điểm xuống gần mộ cụ là sân vận động Thanh Oai.

***** Phần này vì lười viết nên xin copy lại lời chia sẻ của bạn mạng.

Sửa bởi OTacCot: 25/09/2021 - 11:40







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |