Luận đoán một lá số tử vi cho thật chuẩn, các cụ ta ngày xưa đã thực hiện phương châm kết hợp:
"Tử Vi mà có sai lầm
Thì đem Tam Thế Diễn Cầm mà tra."
Tam Thế Diễn Cầm là môn Tiền Định. Nghiên cứu về Tam Thế Diễn Cầm thì cũng thấy người xưa chắt lọc từ Dịch Số mà ra và đã đúc kết lại thành các công thức có sẵn. Lại còn một cách nữa của cụ Bảng Nhãn Lê Quý Đôn đề xướng: "Xem Tính phải kết hợp xem Tướng". Có người tính tốt mà lại không có tướng thì cũng hỏng, có người "có tướng mà không có tính" cũng vậy.
Lại đi sâu vào Âm Dương Ngũ Hành thì mới quán triệt được vấn đề, cường nhược của từng tinh đẩu. Đại để trong hơn 120 sao thì sao nào cũng có ngũ hành của nó. Ngoài ra còn phải chú ý tới một số vị trí đặc biệt đắc cách của sao. Thí dụ Thanh Long thuộc Mộc thủ Mệnh hoặc cư Quan Lộc.
- "Long cư Long" vị hay "Thanh Long nhập uyên" đó là trường hợp đắc địa ở cung Thìn, thật là tốt.
- "Thanh Long nhập Mộc tân toan" - Dần Mão- vất vả.
- "Thanh Long nhập tỉnh" - tại Mùi là cái giếng, Rồng cuộn khúc dưới giếng, có tài nhưng bị xếp xó, không gặp thời để thi thố.
- "Thanh Long nhập võng" - Thanh Long cư Tuất, Rồng mắc lưới.
- "Thanh Long nhập Thổ bất bình", là con rồng đất (Sửu)
- "Thanh Long nhập hỏa tổn thương" (ở Tỵ, Ngọ).
Hay như sao Thiên Mã, biểu tượng của tài năng thao lược, của ý chí bay nhảy tung hoành bốn phương. Một số cách hay như: Lộc Mã Giao Trì, Mã Ngộ Tràng Sinh. Cách xấu như Mã Hình, Mã Tuần/Triệt, Mã Tuyệt, Mã cùng đồ (đường) ở Hợi. Cố lý số gia Thiên Lương có đề xuất: "Chủ nhân muốn làm chủ thật sự của Mã cũng phải đồng hành với chỗ nó ở thì công việc mình làm mới có kết quả tốt đẹp". Do vậy, Mã ở Dần thuộc quyền sử dụng của người mệnh Mộc, bạc nhược với người mệnh Kim, vất vả với người mệnh Thủy, điêu linh cho người mệnh Thổ, lợi cho người mệnh Hỏa. Từ đó nêu ra vấn đề mã của mình hay mã "mượn".
Cũng từ đó giải thích cái con Mã của tuổi Ất Hợi đóng ở Tỵ (tháng 3, ngày mùng 2, giờ Tỵ), thuộc cung Ách trong một lá số tử vi làm thí dụ: Phải xuất ngoại và được xuất ngoại, trong khi cung Di ko có số xuất ngoại (ở La, Võng và thiếu tín hiệu xuất ngoại).
Đi sâu vào Kinh Dịch, ta còn thấy Mã ở Dần (Cấn- Sơn) là ngựa vượt núi. Mã ở Tỵ (Tốn - Phong) là Thiên Lý Mã, Mã ở Thân là Mã đáo kim cung - Thong thả tới đích.
Như vậy việc giải đoán cứ đóng khung theo sách mà thiếu suy luận logic thì làm sao chính xác được.
Ngoài ra, cho tới nay, khoa tử vi còn rất nhiều bí mật, lẽ dĩ nhiên phải có thời gian mới dần tìm lại được nguồn gốc khai sinh. Một là số tử vi hiện nay mới sử dụng chừng trên dưới 120 sao, người đời sau cứ bớt xén dần đi. Thật ra, có thể một lá số, khi an đủ phải có tới gần 300 sao rút ra từ 500 thần sát. Có những sao rất quan trọng mà cách an rất đơn giản, mà tại sao người ta không phổ biến như sao Tướng Tinh, Thần Y, Địa Y... Tất nhiên có những sao phức tạp khi an như sao Kình Thiên ...
(Theo Thiên Phúc - Vũ Tiến Phúc)
--------
Tử Vi Giảng Minh
Tác giả: Vũ Tiến Phúc
NXB Hội Nghiên Cứu Lý Số 1998
305 Trang
Giáo sư Thiên Phúc Vũ Tiến Phúc sinh quán tại Nam-Định, Việt-Nam, trong một gia đình Nho Y Lý Số chân truyền từ nhiều đời về trước. Ông tốt nghiệp Cử nhân Triết học, Báo Chí Học, Thư Viện Học, và Đông Y Cổ Truyền. Ông đã là:
• Giáo sư Tâm Lý Học Trường Nữ Xã Hội Quân Đội QLVNCH;
• Giáo sư thỉnh giảng Chính Trị Học tại Quân Trường và Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Chiến Tranh Chính Trị;
• Phụ Tá Giám Đốc Học Viện Nhân Xã Sài-Gòn;
• Quản Thủ Thư Viện Nha T.U.C.G.;
• Chủ Tịch Hội Đồng Thanh Niên Sài-Gòn;
• Chủ Tịch Hội Cựu Trại Sinh Di Cư 1954, Sài-Gòn (1969-1975).
Từ năm 1984 đến nay, ông soạn Lịch Âm Dương đối chiếu và giải đoán Tử Vi cho Lịch Sách Nắng-Mới, TuVi Tuần San, Ngày-Nay, Chính-Ngôn, Thời-Luận, Điện-Ảnh, Thống-Nhất, Nghệ-Thuật, Lạc-Việt Niên Giám, ÂuViệt, Việt-Hồng, Thái-Ất, v.v., Tạp Chí Thời-Nay, Tạp Chí Thời-Luận, và Tạp Chí Ngọn-Đuốc (Montréal). Những bài biên khảo về Đông Y và Tử Vi Dịch Lý Số đăng trên 20 tờ báo tại hải ngoại trong mục “Thắc Mắc Tử Vi Của Bạn” và “Câu Chuyện Tử Vi”được xuất bản thành sách dày trên 300 trang cho độc giả thấy rõ thực học 35 năm qua (1971-2006) của ông trong lãnh vực Nho Y Lý Số, đó là sách “Câu Chuyện Tử Vi” (1997), sách “Tử Vi Giảng Minh” (1998), và “Sổ Tay Phong Thủy Thực Dụng” (2002), v.v
Sửa bởi bamelaubin: 28/05/2021 - 00:07