Jump to content

Advertisements




ca sĩ VN thời nay


5 replies to this topic

#1 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3096 Bài viết:
  • 7525 thanks

Gửi vào 23/01/2021 - 04:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

|

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

|

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đố quý vị, lên TV Việt Nam bây giờ mà tìm được người Việt Nam


Ngôn Tình
2021-01-17



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


In trang này
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    Hình minh hoạ. Ca sĩ Yoseob của K-pop (Hàn Quốc) biểu diễn ở Hà Nội hôm 29/11/2012

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    AFP

    Quý vị hãy ngắm một số ngôi sao showbiz đang nổi của Việt Nam:

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Đây là Minh Tú, một người mẫu.
    Quý vị thấy gì không? Nếu đặt ảnh nhiều ngôi sao showbiz Việt Nam bên cạnh phụ nữ các nước phương Tây, có lẽ cũng không thấy nhiều khác biệt (dĩ nhiên, sau khi hóa trang). Tất nhiên, chỉ nên đặt ảnh chân dung thôi nhé. Vì về thân hình thì các cô gái Việt Nam không thể có được những đường cong chết người như gái Tây, dù cũng đã chỉnh sửa nhiều.
    Đến một lúc nào đó, tất cả các ngôi giới showbiz nữ Việt Nam sẽ đều giống nhau hàng loạt. Họ cắt mắt và vẽ cho to ra, rõ ràng hai mí. Họ phun lông mày cho đậm và vếch cao. Họ sửa mũi thật thẳng. Họ bơm môi dày mọng. Họ trang điểm tông nâu y chang kiểu gái Tây da trắng đã từng thịnh hành.
    Nam giới thì ngược lại. Cái mốt lan tràn từ nhiều chục năm nay chưa hết: họ thích giống trai Hàn. Phổ biến nhất là kiểu người có tập gym nhưng vẫn ôm ốm, xương xương, kem phấn skin care cho da thật mịn màng trắng bóc, tóc mượt dài dài và trời ơi mừng quá-hơn tuần nay ông trời cho Việt Nam được chút thời tiết 20 độ ở Sài Gòn và 10 độ Hà Nội, chính là dịp may để các anh quấn khăn, choàng áo măng tô bay bay trong gió chất như quả quất. Và giống hệt nhau-cũng như các quả quất trong một sàng quất.
    Đây là Noo Phước Thịnh:

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Và Soobin Hoàng Sơn, những ca sĩ nhạc trẻ đang nổi:

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Bên cạnh dòng chủ lưu mốt Hàn, có một dòng khác nhỏ hơn nhưng cũng đình đám. Đó là trở thành trai Trung Hoa.
    Mốt này tôi không rõ từ năm nào, nhưng hình như sau làn sóng truyện ngôn tình và phim đam mỹ Trung Quốc dâng cao ở Việt Nam thì nó kéo theo hàng loạt anh giai muốn thành “soái ca” trong truyện.
    Dường như rõ nét nhất, nó bắt đầu từ ca sĩ underground Hoa Vinh, người nổi tiếng vì cover các ca khúc với phong cách ngầu, bụi, bất cần nhưng lại cực kỳ đam mê. Như một hợp lưu ngẫu nhiên (à mà cũng chẳng phải ngẫu nhiên vì có mốt Trung Hoa mà), Hoa Vinh nổi lên sau cover ca khúc Ngắm hoa lệ rơi của nhạc sĩ Duy Cường. Buồn cười là những gì dính vào ca khúc này, nếu không nói rõ, chắc không ai nghĩ nó diễn ra tại Việt Nam, bởi những người Việt Nam.
    Đầu tiên, nhạc của nó nghe rất Hoa dù là tác phẩm của một nhạc sĩ Việt trăm phần trăm tên là Duy Cường. Nó được hát đầu tiên bởi một ca sĩ Việt Nam cũng trăm phần trăm tên thật là Lê Văn Thuận, nhưng nghệ danh cũng đặc Hoa là Châu Khải Phong. Sau đó, nó vụt sáng lòa trên mạng khi được Lê Tiến Anh-một ngôi sao cover, với nghệ danh bưng nguyên từ Thủy Hử là “Hoa Vinh” hát lại.
    Năm ngoái, một số ca sĩ trẻ ra MV copy y chang phong cách cổ trang Trung Hoa, không biết có đúng thực tế không nhưng lại đúng với ngôn tình Trung Hoa hiện đại. Nghĩa là trai thì để tóc dài bay bay hoặc cạo trọc, hoặc đầu đinh cao vút, ít nhất một hình xăm, áo choàng thêu rực rỡ lồng lộng, da trắng như tuyết, lông mày lưỡi kiếm như vẽ (à không, vẽ thật), kẻ mắt đen sẫm hẹp dài sắc như dao mổ, đôi môi đỏ như anh đào, khí chất lạnh lùng như ngâm trong thùng nước đá tám ngày.
    Mốt này trái ngược với mốt trai Hàn da trắng, môi hồng, mặt thư sinh, lông mày nhạt, ánh mắt baby trong trẻo tỏa ra mùi chiếc chiếu mới và thường xuyên nhìn xuống đầy e ấp kể trên. Tuy nhiên, cả hai mốt đều được các fans Việt Nam- cả nam và nữ, say mê cuồng nhiệt.
    Và nó là hình ảnh cụ thể của một nền giải trí lai tạp, đào tám ngày không ra bản sắc.
    Hãy nói về top 100 ca khúc hot nhất của thể loại nhạc trẻ, được Zing MP3 tự động xếp hạng dựa trên lượt nghe và lấy số liệu gần nhất trong 3 ngày liên tục và cập nhật liên tục.
    Quý vị hãy nghe thử 5 bài đầu tiên. Chúng đều giống hệt nhau ở hơi hướng nhạc ngôn tình Trung Quốc, một chút nỉ non, một chút ủy mị, một chút não nuột, một chút tha thiết kiểu teen. Và được các ca sĩ hát bằng cái giọng nghẹt mũi nhất có thể.
    Tên thì phải-dĩ nhiên rồi, phải là những ký tự gì đó, phổ biến nhất là tiếng Anh, sau đó là Hàn, nhưng nhất quyết không phải Việt.
    Phải là Jack, Soobin, Young Luuli,, Kimmese, DatKaa, K-ICM, H2K, Trunky, PhucXP, Freak D, Kim Jo Jo, ICD, Wowyn, Erik, Karik Isaac, Will, Jun, Link Lee, Mr Siro, Quiin, Chilly, Wean, Tinle, R.Tee, Masew, Xesi, Da LAB, Rhymastic, Tronie, JayKii, Sara, JSOL, CARA, Andiez, Rum, Orange, Lil’Knight, Suboy… Có ai nghĩ họ là người Việt, đang hoạt động hoàn toàn ở thị trường giải trí Việt Nam?
    Đành rằng trong thời đại toàn cầu hóa, những người làm giải trí cũng nên có một cái tên dễ đọc với thị trường toàn cầu, nhưng hoàn toàn có thể đặt nó đằng sau tên Việt-nghệ danh Việt của mình. Ít nhất là để chứng tỏ nguồn gốc và bản sắc. Hơn hết, khi đã có thực tài để nổi tiếng, thì dù tên bạn có khó gọi, khó viết đến thế nào đi nữa, khán giả cũng vẫn sẽ lấy đó làm thú vị và xem đó là một điểm riêng độc đáo của người nghệ sĩ họ thích. Họ sẽ tìm mọi cách để gọi và viết đúng, hoặc tự đặt cho bạn một tên gọi nào đó phù hợp với cách gọi của họ.
    (Chứ quý vị có nghĩ Angelina Jolie khi bán sản phẩm ở Trung Quốc sẽ để tên thành Ấn Trà Liên, hay không?)
    Mốt Tây bây giờ khiến người ta nhớ lại cách đây mười lăm, hai mươi năm, thời của những ban nhạc và nghệ sĩ giải trí học theo phong cách Trung Hoa. Ca sĩ Vân Quang Long mới qua đời là thành viên của ban nhạc 1088 thành lập năm 2000 khá nổi hồi đó. Nhóm có 5 ca sĩ được đặt nghệ danh rặt Trung Hoa: Nhật Tinh Anh, Ưng Hoàng Phúc, Vân Quang Long, Điền Thái Toàn, Nhất Thiên Bảo. Và, nói thì hơi buồn cho những ca sĩ nọ, nhưng thời ấy, họ nổi bằng nghệ danh lạ tai này nhiều hơn là do thực tài (chỉ 2 năm sau khi thành lập, do công ty không ký lại hợp đồng nên ban nhạc đã phải tan rã).

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    Hình minh hoa. Biển quảng cáo chụp hình ca sĩ Khánh Ly về chương trình biểu diễn trực tiếp ở Hà Nội hôm 28/7/2014. AFP
    Thời trước. Trước 1975, các nhạc sĩ và nghệ sĩ của cả hai miền đều thể hiện rõ tài hoa, thẩm mỹ và phong cách âm nhạc của mình. Những cái tên thuần Việt – dù họ học tây học âu đủ cả, như Phạm Duy, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Cung Tiến, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong, Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Hoàng Giác, Hoàng Quý, La Hối, Lê Thương, Nguyễn Văn Thương, Phạm Đình Chương, Phan Huỳnh Điểu, Diệp Minh Tuyền, Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu… tuy thái độ chính trị khác nhau, dòng nhạc khác nhau, nhưng ai cũng sắc nét và lập được chỗ đứng riêng trong nền âm nhạc Việt, không ai có thể lẫn với ai. Một giai đoạn sau, có những cái tên oanh liệt một thời như Lã Văn Cường, Y Moan, Lê Vĩnh Tiến, Dương Thụ, Trần Tiến, Nhã Phương, Bảo Yến, Cẩm Vân… nghe đến nhiều năm sau vẫn còn rung động.
    Còn bây giờ, ca khúc nở như rau muống, bốn mùa đều có. MV thì đầu tư tiền tỷ, cô gái chàng trai nào cũng xinh đẹp hơn hoa, nhưng đa số nhòa nhạt, nội dung rỗng tuếch, phong cách thì không bắt chước người này cũng bắt chước người khác. Trong nhạc trẻ, trừ một vài cái tên hiếm hoi nổi bật về sự độc đáo và thông minh như Trúc Nhân, Lê Đức Hùng (cũng có một nghệ danh tây là Mew Amazing), Lê Cát Trọng Lý, Phạm Toàn Thắng, Đen Vâu…. thì gần như trống trải, hoặc lúc nổi lúc chìm, chưa ấn định được phong cách.
    Phim Việt Nam thì xin lỗi, lâu rồi, tôi không xem. Chỉ nhìn các diễn viên mặc com lê, váy dạ hội, diện giày cao gót trong phòng khách, ngủ vẫn không quên tám ngàn lớp son phấn trên mặt và lông mi giả cong vút đẫm mascara, thì đủ hiểu sự “chân thật” và “phản ảnh thực tế cuộc sống” của nó ở chỗ nào. Những tên phim “bom tấn” phòng vé hầu như là mua kịch bản thành công của phim nước ngoài về dựng lại. Vũ Ngọc Đãng từng là một cái tên độc đáo và tài năng, nhưng lâu quá rồi không thể hiện được mặt này nữa. Có lẽ chỉ còn đi xem phim của những nhà làm phim độc lập còn mới tinh với thị trường, hay một số ít phim tài liệu là còn chút ít hy vọng vào nền nghệ thuật này ở Việt Nam.
    Dường như nền giải trí Việt Nam chưa mọc đủ chân để có thể đứng độc lập, có gương mặt riêng. Nó luôn luôn lúc lắc chao đảo giữa các con sóng mạnh mẽ của Mỹ, Nhật, Hàn, Trung xung quanh, chạy theo công nghệ biểu diễn của họ, âm nhạc của họ, điện ảnh của họ, thời trang của họ, ngoại hình của họ, thậm chí đến cái tên của họ.
    Thế giới ngày càng phẳng, đúng vậy. Nhưng nó phẳng về biên giới vật lý và các thành quả khoa học, các giá trị phổ quát. Nó làm phẳng các con đường để nhân loại khám phá nhau dễ hơn. Trong thế giới đó, để không bị nhạt nhòa, người ta càng phải làm giàu và giữ chắc bản sắc riêng biệt, độc đáo của mình, mới có thể tạo được thu hút.
    Xin có vài lời với giới giải trí Việt Nam: Khi vẫn đang sống còn bằng tình cảm của khán giả người Việt, nghe và nói tiếng Việt, xin đừng làm lố, đừng cố tô màu Tây lên màu áo lụa nâu của mình. Thời đại internet này, khán giả ngồi bất cứ đâu cũng có thể xem được các ca sĩ Tây thuần chủng hát, diễn và phô bày phong cách tây thực thụ (chứ không phải giả Tây, học vớt, sao chép). Khán giả Tây thì sẽ thích những người biểu diễn có phong cách độc đáo của riêng cá nhân người ấy, hoặc ít nhất, mang đến phong vị riêng biệt không lẫn lộn của nền văn hóa mà nghệ sĩ ấy ngụp lặn, của đất nước, dân tộc người nghệ sĩ sinh sống và thể hiện. Xin tìm ra và giữ được bản sắc của người Việt, ít nhất từ cái tên.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



    Thanked by 2 Members:

    #2 T.AO

      Khảm viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPipPipPipPip
    • 7039 Bài viết:
    • 4577 thanks

    Gửi vào 23/01/2021 - 13:08

    bài này viết giống bài về cách ăn và quan niệm ẩm thực , cũng như nhau cả mỗi thời mỗi khác

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




    CHUYỆN MIẾNG ĂN VÀ QUAN NIỆM VỀ ẨM THỰC
    ( Bài của chị Hà Thanh Vân rất bổ ích và cần cho các đầu bếp để bổ sung kiến thức văn hóa ẩm thực)
    Thời gian gần đây tôi có tham gia vào một vài nhóm (group) trên Facebook khá bổ ích, có nhiều thông tin hay và thú vị. Tuy nhiên cũng đôi khi thấy gợn gợn một vài điều, không thích một vài điều. Một trong những chuyện tôi không thích là quan niệm về ẩm thực của một số người. Dù biết rằng không liên quan đến mình, vì đó là quan niệm cá nhân, nhưng mà bỗng dưng… ngứa miệng muốn nói một vài câu.
    Có một bác trai nọ kể về về món nem rán Hà Nội. Bài viết sẽ rất hoàn hảo nếu như không có những câu chê kèm như nem cua bể ở Hải Phòng vừa to vừa thô, chả giò ở Sài Gòn thì cứng quèo. Chưa kể bài viết và những bình luận (comment) của bác ấy còn kèm những câu theo kiểu độc quyền chân lý như: chỉ có nem rán Hà Nội là ngon, làm với nguyên liệu x, y, z… thì mới là đúng chuẩn, đúng vị, còn chả giò Sài Gòn thì nguyên liệu a, b, c… nọ kia là vớ vẩn, hay món ram ở miền Trung thì không phải cùng họ với nem Hà Nội và chả giò Sài Gòn…
    Có một cô chắc cũng còn trẻ cũng ở Hà Nội phàn nàn trong một nhóm nọ là không thể hiểu nổi tại sao người miền Nam lại kho gà không chỉ với gừng, mà còn kho với hành, tỏi, sả, ớt. Vị như thế thì sao ăn được.
    Nhiều thành viên lớn tuổi trên một nhóm nọ kêu ỏm tỏi thành một dàn đồng ca như “bi kịch Hy Lạp” là giờ không còn bún ốc cổ truyền. Giới trẻ bây giờ ăn bún ốc cho thêm nào là thịt bò, giò tai, mọc hay thậm chí trứng vịt lộn… không thể nào ăn nổi.
    Trên đây chỉ là vài ví dụ trong vô vàn chuyện miếng ăn hàng ngày. Từ đó tôi cho rằng có khá nhiều người Việt nghĩ về ẩm thực theo kiểu “khuôn vàng thước ngọc” của riêng mình và ít chịu được sự thay đổi.
    Tôi muốn nói vài điều thôi:
    1. Món ăn ngon hay dở là tùy vào khẩu vị cá nhân, nên đừng chê người khác chỉ vì họ ăn không giống mình.
    Chuyện đánh giá món ăn ngon dở hoàn toàn thuộc về chuyện của khẩu vị và cảm giác của cá nhân. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác tác động như ăn lúc no hay lúc đang đói meo; khung cảnh ăn uống trông như thế nào, sang trọng, sạch sẽ hay nhếch nhác, bẩn thỉu; đi ăn với người yêu mình hay đi ăn với… kẻ thù; lứa tuổi đi ăn là trẻ con, thanh niên hay người già, thái độ phục vụ của nhân viên, hay sự dũng cảm thử món mới trong ẩm thực của từng người… Cho nên có những người coi phở Bát Đàn là ngon, có người thích phở Thìn Lò Đúc, có người thích phở Thìn Bờ Hồ… nhưng cũng có những người chê các hàng phở ấy mà chỉ thích ăn phở Vui, phở Sướng, phở Hàng Đồng… Gần đây lại có người chê những ai ăn phở nhiều thịt là… trọc phú.
    Khi đọc những bài viết về những món ăn kèm những câu bình luận (comment) rằng chuẩn vị xưa mới ngon, rằng thì là thế nọ thế kia mới đúng chuẩn, rằng món ăn thanh cảnh, nhẹ nhàng mới ra gốc tích người Hà Nội… tôi có cảm nghĩ thế này: Tôi tôn trọng khẩu vị “chuẩn xưa” của mọi người, ai thích thì cứ nấu theo vị đó, cứ tìm quán ăn cho chuẩn vị mình yêu thích, nhưng đừng bao giờ cho rằng cái “chuẩn vị xưa” ấy là độc quyền chân lý. Người khác nấu có thể sáng tạo thêm, người ăn có thể ăn bất cứ thứ gì mình thích, bởi vì món ăn là khẩu vị mang tính cá nhân rất cao và tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Các cụ lớn tuổi thích ăn thanh cảnh, nhẹ nhàng, ít thịt cá, dầu mỡ có phải vì… thói quen của một thời bao cấp đói khổ, khi ấy một miếng thịt bò hay gà cũng quý, một bát phở là món ăn xa xỉ. Thời đó chắc gì phở ngon hơn bây giờ? Nhưng các cụ vẫn khen những hàng phở ngày xưa ngon và thấy nó hợp vị với mình, rồi phàn nàn từ ngày con hay cháu tiếp tục nối gót bán hàng phở thì không ngon nữa. Đó chẳng qua vì vấn đề tâm lý, ngày xưa lâu lâu mới có một bát phở ăn. Thời bao cấp Hà Nội có bao nhiêu hàng phở? Các cụ một năm ăn phở được mấy lần? Còn bây giờ bước chân ra cửa là thấy hàng phở, có thể ăn phở sáng trưa chiều tối, giờ nào cũng có. Với lại ở tuổi các cụ bây giờ, ăn quá nhiều thịt cá thì cũng không có lợi cho sức khỏe. Chắc có lẽ vì vậy mà tôi là thế hệ hậu sinh, tôi chẳng thể nào thấy món cơm nguội chan nước phở là ngon, tôi cũng không hình dung được bát phở ít thịt là ngon. Nhưng tôi không chê ai ăn cơm nguội với nước phở là người nghèo, ít tiền, cũng không chê ai ăn phở gọi ít thịt là nhà quê. Tôi tôn trọng khẩu vị của mỗi người. Vậy ngược lại, các vị ăn phở ít thịt, ăn cơm nguội chan nước phở cũng đừng mạt sát ai ăn phở nhiều thịt là trọc phú. Tôi là người theo Low Carb Diet (một hình thức ăn kiêng hạn chế tinh bột để giữ dáng người cho đẹp, mạnh khỏe và chống béo), tôi vào hàng phở chỉ gọi một bát rất ít bánh hay thậm chí gọi một bát không lấy bánh phở, chỉ lấy nước dùng và thịt. Đó là thói quen, là quyền và là tiền của tôi bỏ ra, chả ảnh hưởng đến miếng ăn của ai hết, thì chẳng ai có quyền chê bai hay răn dạy tôi phải ăn thế nọ thế kia mới đúng kiểu. Người mà lên giọng chê bai người khác như thế chỉ vì họ ăn không đúng như mình ăn thì người đó vừa vô duyên, vừa không có văn hóa. Các bạn trẻ bây giờ ăn các món bún thích bỏ đủ thứ, vì đó là sở thích, vì họ còn trẻ, khỏe, bộ máy tiêu hóa của họ tốt, họ cần nhiều năng lượng để làm việc. Vậy tại sao lại chê trách họ phá hỏng món ăn. Các bạn trẻ ăn gì thì kệ họ, họ có bắt các cụ ăn theo mình đâu, vậy thì các cụ cũng nên tôn trọng sở thích ăn uống của họ.
    Giờ bước sang thế kỷ XXI cũng đã 20 năm rồi, thiết tưởng chúng ta, bất cứ ai có hiểu biết và có học hành đôi chút đều phải biết một điều rằng: nên tôn trọng quyền tự do cá nhân và sở thích riêng, miễn điều đó không đụng chạm, ảnh hưởng đến ai và trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Đó mới là con người văn minh. Nhiều cụ cứ ca tụng cái ngày xưa văn minh, lịch sự, ca tụng thế hệ xưa ảnh hưởng văn hóa Pháp. Vậy các cụ có biết rằng điều đầu tiên của văn minh, lịch sự là phải biết tôn trọng cá nhân không?
    2. Văn hóa ẩm thực mang tính vùng miền và quốc gia rõ rệt, cho nên người miền/nước này đừng chê người miền/nước khác trong chuyện ăn uống.
    Văn hóa ẩm thực còn tùy theo từng vùng miền. Các bạn miền Bắc vào miền Nam cứ chê món gì cũng ngọt, cũng cho đường, phở kiểu Nam sao lại có rau giá, tương đen… và kêu ầm là không hợp khẩu vị. Nhưng các bạn miền Nam ra miền Bắc cũng kêu ca là phở không có rau, không nuốt nổi. Tại sao phải đòi hỏi món ăn giống nhau ở những nơi cách xa nhau hàng trăm, hàng ngàn cây số?
    Nhiều bạn cho biết không quen ăn món Tây/Tàu và nếu ăn thì chê món nọ món kia. Tôi cũng tạm gọi là người có đi đâu đi đó chút ít, tôi cho rằng nên tôn trọng văn hóa ẩm thực của vùng miền, quốc gia. Văn hóa ẩm thực của vùng miền/quốc gia ra đời trên cơ sở nhiều yếu tố, từ thiên nhiên cho nuôi con gì, trồng cây gì, thời tiết, môi trường xung quanh, địa hình, thổ nhưỡng, con người… cho nên không thể đòi hỏi phở miền Bắc phải giống phở miền Nam, không thể bắt người Việt ăn bánh mì thay cơm hay bắt người Nga thôi uống rượu Vodka… Cho nên Tây Ninh mới nổi tiếng nhờ món bánh tráng Trảng Bàng phơi sương cuốn thịt heo luộc và kèm theo vô số loại rau lạ, nhưng món cuốn ở Đà Nẵng lại khác, mà món cuốn ở Hà Nội lại càng khác.
    Tôi cho rằng chính sự phong phú về ẩm thực ở các vùng miền, quốc gia mới là điều thú vị. Thử tưởng tượng đi đến đâu món ăn cũng giống hệt nhau thì còn gì là thú vị và niềm vui thưởng thức, khám phá món mới nữa. Còn chuyện ăn có hợp khẩu vị hay không, có cảm thấy ngon miệng hay không là tùy vào cảm nhận của mỗi cá nhân. Nhưng không vì thế mà chúng ta chê bai một cách mất lịch sự giữa chốn công cộng. Một anh bạn người Jordan của tôi khi đi du lịch Việt Nam bảo rằng: món ăn lạ lùng nhất anh ấy từng ăn là trứng vịt lộn. Và khi tôi hỏi có ngon không, anh ấy đã trả lời lịch sự là: “Có thể rất ngon với đa số người Việt Nam, còn tôi chỉ nếm thử một lần và tôi thấy không hợp với tôi cho lắm”. Tôi nhớ năm 2000 tôi đi du lịch Huế với một cô bạn gốc miền Tây Nam Bộ, bạn ấy không thể ăn được một món Huế nào, trừ bún bò và chọn giải pháp là đi ăn đồ kiểu Tây.
    Cũng có lần tôi được mời dự tiệc kiểu Tây trong đó có cả một đùi heo đen muối Cinco Jotas 5J của Tây Ban Nha, không ít vị kêu là ăn chả thấy ngon, vì không quen với đồ Tây. Đến khi tôi giải thích là món này đắt tiền như thế nào (cái đùi heo khoảng 700 Euro), vì con heo đen được nuôi cầu kỳ như thế nào, có vị bảo tôi: Đắt thế vẫn chẳng ngon bằng bằng đĩa thịt lợn Việt rang cháy cạnh. Tôi chỉ bảo: Vâng, tùy sở thích và gu ăn uống của mỗi người thôi ạ vì đa phần người Việt không quen với đồ ăn kiểu Tây.
    Lại có lần ngồi uống cà phê với một em nam sinh viên là học trò của tôi ở đường sách Sài Gòn, em ấy cất tiếng chê khá to: “Cà phê chẳng ngon gì cả”. Tôi hiểu là em ấy người miền Tây Nam Bộ, có thể không quen với cà phê Latte, mà thích kiểu cà phê pha với rất nhiều sữa, ngọt lịm, cho nhiều đá, phổ biến ở miền Tây. Tôi góp ý với em ấy rằng: “Thứ nhất, đang ngồi ở giữa quán không nên cất tiếng chê bai lớn như thế. Nếu em đặt địa vị em là chủ quán, em có khách hàng, mà khách hàng ngồi giữa quán của em chê bai to tiếng như thế, em cảm thấy thế nào? Thứ hai em uống cà phê kiểu đó không thấy ngon, nhưng người khác như cô lại thấy ngon thì sao? Khẩu vị là chuyện cá nhân của từng người. Em có thể chê cũng được, song không nên nói to tiếng giữa nơi công cộng khi trong quán xá hay lên mạng xã hội, vì đó là phép lịch sự tối thiểu. Nếu có chê thì nhớ nói nhẹ nhàng: theo ý của cá nhân tôi là không ngon, không hợp với tôi. Em đừng nghĩ rằng gu ăn uống của mình độc quyền chân lý”.
    3. Văn hóa ẩm thực có sự biến đổi theo thời gian và có sự học hỏi, pha trộn với nhau.
    Cũng lại nói chuyện về nhiều người cứ bất biến cho rằng: “Chuẩn hương vị xưa mới ngon”. Thật ra các món ăn không thể đòi hỏi hoàn toàn giống như 100 năm về trước và còn tùy thuộc rất nhiều vào cách nấu của mỗi người, mỗi gia đình. Chẳng hạn ngay như một món là món cuốn, cũng có thể rất khác nhau tùy theo người làm bếp. Ngay ở Hà Nội, hay ngay trên nhóm “Hà Nội tri thức” này, nếu hỏi cách làm món cuốn như thế nào, tôi bảo đảm gần như mỗi gia đình sẽ làm theo một kiểu khác nhau. Vì vậy, đừng cho rằng “cái chuẩn” của mình là đại diện cho tất cả, đừng cho rằng chỉ có “cái chuẩn” của mình là đúng, còn người khác là sai bét.
    Không nói đâu xa, tôi đảm bảo mấy chục năm trước ở Hà Nội làm gì có những món ăn lẩu kiểu Nam như lẩu mắm, lẩu canh chua miền Nam. Có những món ăn lẩu là do du nhập từ miền Nam ra. Nhưng hiện nay nhiều món lẩu ở miền Bắc cũng rất khác các món lẩu ở miền Nam, chẳng hạn ở miền Nam nếu vào các quán ăn kiểu Nam, sẽ không có lẩu gà giấm bỗng, cũng chẳng có lẩu riêu cua. Hay ở Hà Nội ngày trước tôi không thấy các quán có phục vụ trà đá, nhưng bây giờ trà đá rất phổ biến ở Hà Nội vì du nhập từ miền Nam. Ngay như món bún bò Huế, ăn ở chính thành phố Huế thì vị cũng khác bún bò ở Hà Nội hay Sài Gòn.
    Khi tôi sang Ấn Độ, tôi thấy món cà ri (curry) chính gốc Ấn khác hẳn món cà ri của người Việt. Sang Singapore, Indonesia, Malaysia hay Myanmar…, món cà ri lại biến đổi khác nữa. Một ví dụ rành rành nhất mà ai trong số chúng ta cũng nhận thấy: món bánh mì kẹp thịt của Việt Nam khác xa với nguồn gốc của nó ở phương Tây như thế nào.
    Một con người có tư duy rộng mở, đi nhiều, đọc nhiều, tiếp xúc với nhiều tầng lớp, thì thường sẽ dễ dàng nhìn nhận những sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực của từng vùng miền, quốc gia, đồng thời chấp nhận sự biến đổi, thêm bớt của ẩm thực. Cá nhân chúng ta có quyền thích hay không thích sự khác biệt hay thay đổi đó. Nhưng đừng bắt người khác phải khen chê giống mình, bắt họ phải ăn theo mình và nếu có người như vậy, thì chỉ là hạng người bảo thủ, tự tôn, coi mình là nhất, hay là “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi.
    4. Người Việt và tư duy, sở thích “mì tôm” trong ẩm thực
    Thật ra tôi muốn nói về tư duy, sở thích “mì tôm” là để chỉ một bộ phận không nhỏ người Việt không thể xa rời những món ăn quen thuộc đối với họ, dù chỉ là trong một thời gian ngắn. Ở đây tôi không nói đến những người Việt định cư ở nước ngoài, hay những gia đình đa quốc gia, lấy vợ/chồng người nước ngoài. Ở những gia đình ấy, thường việc ăn uống cũng mang tính chất “ẩm thực đa quốc gia”. Tôi chỉ muốn nói đến một hiện tượng cụ thể, đó là rất nhiều người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ từ trung niên trở lên, thường khi đi du lịch, công tác ở nước ngoài, không quen với những món ăn nước ngoài hay ngại ngần không dám thử và luôn thủ trong vali những gói mì tôm, ruốc bông hay thậm chí lén mang theo cả chai nước mắm. Những chuyện này tôi đã chứng kiến quá nhiều lần khi cùng với nhiều người Việt đi du lịch hay công tác nước ngoài.
    Tôi vẫn nhớ chuyến caravan sang Lào – Thái – Myanmar hơn 10 năm trước, khi ở Lào, không ít quý ông trung niên kêu ca ầm ĩ vì ăn uống ở Lào chỉ có xôi, và thịt, cá nướng chứ không có cơm trắng, rau luộc kiểu Việt Nam. Tôi thấy mấy quý bà đi cùng vì chiều chồng nên lao xuống bếp của nhà hàng, xông vào nấu cơm bằng gạo mang theo, rồi đi kiếm rau luộc để thỏa mãn khẩu vị của các ông chồng. Nếu đã đi du lịch, công tác, đặc biệt là đi nước ngoài, thì không nên đòi hỏi phải ăn uống giống y như ở nhà, mà nên để bản thân mình khám phá thử ẩm thực ở những miền đất mới. Chứ nếu muốn ăn giống y như ở nhà, thì thôi, có lẽ cứ nên ở nhà cho yên chuyện và dễ thỏa mãn sở thích của mình. Tất nhiên ăn uống thì luôn là khẩu vị cá nhân, song khi đến một miền đất mới, thử những món ăn lạ, cũng là một điều thú vị của những ai thích “xê dịch”. Có món chúng ta không hợp, nhưng biết đâu cũng có món chúng ta thấy ngon và cũng có thể có những món chúng ta chỉ nếm được một lần trong đời thì sao. Vậy nên đến những miền đất mới, hãy tạm gác “mì tôm” lại, thử ăn món mới đi đã, nếu không ăn được thì hãy quay về với “mì tôm” cũng chưa muộn.
    Cũng có bạn hỏi tôi: Thế đi nước ngoài du lịch không mang mì tôm thì mang gì? Tôi bảo: “Trong các chuyến du lịch trong và ngoài nước, vali tôi bao giờ cũng có hai thứ: lương khô và chocolate. Thứ nhất: tôi không thích mì tôm, thứ hai, bởi vì mì tôm thì rất phiền, phải có nước sôi mới pha được, thứ ba, lương khô và chocolate thích hợp với những cuộc du lịch của cá nhân tôi vì tiện, gọn, và không xả rác ra môi trường. Nhưng đó là sở thích của tôi, còn bạn muốn mang gì thì tùy bạn. Có điều tôi mang để dự phòng còn tôi thì bao giờ cũng ưu tiên ăn các món ở địa phương mình đến”.
    Nói về ẩm thực thì nói có đến “ngàn lẻ một đêm” cũng không hết chuyện. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều: Ẩm thực luôn là khẩu vị cá nhân và chúng ta nên tôn trọng khẩu vị của nhau nếu chúng ta là những con người văn minh.
    (Tôi định đưa ảnh món ăn minh họa, nhưng mà thôi, để tôi đưa cái mặt tôi lên vậy, để cho thấy "ở đâu âu đấy" )

    CHUYỆN MIẾNG ĂN VÀ QUAN NIỆM VỀ ẨM THỰC
    ( Bài của chị Hà Thanh Vân rất bổ ích và cần cho các đầu bếp để bổ sung kiến thức văn hóa ẩm thực)
    Thời gian gần đây tôi có tham gia vào một vài nhóm (group) trên Facebook khá bổ ích, có nhiều thông tin hay và thú vị. Tuy nhiên cũng đôi khi thấy gợn gợn một vài điều, không thích một vài điều. Một trong những chuyện tôi không thích là quan niệm về ẩm thực của một số người. Dù biết rằng không liên quan đến mình, vì đó là quan niệm cá nhân, nhưng mà bỗng dưng… ngứa miệng muốn nói một vài câu.
    Có một bác trai nọ kể về về món nem rán Hà Nội. Bài viết sẽ rất hoàn hảo nếu như không có những câu chê kèm như nem cua bể ở Hải Phòng vừa to vừa thô, chả giò ở Sài Gòn thì cứng quèo. Chưa kể bài viết và những bình luận (comment) của bác ấy còn kèm những câu theo kiểu độc quyền chân lý như: chỉ có nem rán Hà Nội là ngon, làm với nguyên liệu x, y, z… thì mới là đúng chuẩn, đúng vị, còn chả giò Sài Gòn thì nguyên liệu a, b, c… nọ kia là vớ vẩn, hay món ram ở miền Trung thì không phải cùng họ với nem Hà Nội và chả giò Sài Gòn…
    Có một cô chắc cũng còn trẻ cũng ở Hà Nội phàn nàn trong một nhóm nọ là không thể hiểu nổi tại sao người miền Nam lại kho gà không chỉ với gừng, mà còn kho với hành, tỏi, sả, ớt. Vị như thế thì sao ăn được.
    Nhiều thành viên lớn tuổi trên một nhóm nọ kêu ỏm tỏi thành một dàn đồng ca như “bi kịch Hy Lạp” là giờ không còn bún ốc cổ truyền. Giới trẻ bây giờ ăn bún ốc cho thêm nào là thịt bò, giò tai, mọc hay thậm chí trứng vịt lộn… không thể nào ăn nổi.
    Trên đây chỉ là vài ví dụ trong vô vàn chuyện miếng ăn hàng ngày. Từ đó tôi cho rằng có khá nhiều người Việt nghĩ về ẩm thực theo kiểu “khuôn vàng thước ngọc” của riêng mình và ít chịu được sự thay đổi.
    Tôi muốn nói vài điều thôi:
    1. Món ăn ngon hay dở là tùy vào khẩu vị cá nhân, nên đừng chê người khác chỉ vì họ ăn không giống mình.
    Chuyện đánh giá món ăn ngon dở hoàn toàn thuộc về chuyện của khẩu vị và cảm giác của cá nhân. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác tác động như ăn lúc no hay lúc đang đói meo; khung cảnh ăn uống trông như thế nào, sang trọng, sạch sẽ hay nhếch nhác, bẩn thỉu; đi ăn với người yêu mình hay đi ăn với… kẻ thù; lứa tuổi đi ăn là trẻ con, thanh niên hay người già, thái độ phục vụ của nhân viên, hay sự dũng cảm thử món mới trong ẩm thực của từng người… Cho nên có những người coi phở Bát Đàn là ngon, có người thích phở Thìn Lò Đúc, có người thích phở Thìn Bờ Hồ… nhưng cũng có những người chê các hàng phở ấy mà chỉ thích ăn phở Vui, phở Sướng, phở Hàng Đồng… Gần đây lại có người chê những ai ăn phở nhiều thịt là… trọc phú.
    Khi đọc những bài viết về những món ăn kèm những câu bình luận (comment) rằng chuẩn vị xưa mới ngon, rằng thì là thế nọ thế kia mới đúng chuẩn, rằng món ăn thanh cảnh, nhẹ nhàng mới ra gốc tích người Hà Nội… tôi có cảm nghĩ thế này: Tôi tôn trọng khẩu vị “chuẩn xưa” của mọi người, ai thích thì cứ nấu theo vị đó, cứ tìm quán ăn cho chuẩn vị mình yêu thích, nhưng đừng bao giờ cho rằng cái “chuẩn vị xưa” ấy là độc quyền chân lý. Người khác nấu có thể sáng tạo thêm, người ăn có thể ăn bất cứ thứ gì mình thích, bởi vì món ăn là khẩu vị mang tính cá nhân rất cao và tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Các cụ lớn tuổi thích ăn thanh cảnh, nhẹ nhàng, ít thịt cá, dầu mỡ có phải vì… thói quen của một thời bao cấp đói khổ, khi ấy một miếng thịt bò hay gà cũng quý, một bát phở là món ăn xa xỉ. Thời đó chắc gì phở ngon hơn bây giờ? Nhưng các cụ vẫn khen những hàng phở ngày xưa ngon và thấy nó hợp vị với mình, rồi phàn nàn từ ngày con hay cháu tiếp tục nối gót bán hàng phở thì không ngon nữa. Đó chẳng qua vì vấn đề tâm lý, ngày xưa lâu lâu mới có một bát phở ăn. Thời bao cấp Hà Nội có bao nhiêu hàng phở? Các cụ một năm ăn phở được mấy lần? Còn bây giờ bước chân ra cửa là thấy hàng phở, có thể ăn phở sáng trưa chiều tối, giờ nào cũng có. Với lại ở tuổi các cụ bây giờ, ăn quá nhiều thịt cá thì cũng không có lợi cho sức khỏe. Chắc có lẽ vì vậy mà tôi là thế hệ hậu sinh, tôi chẳng thể nào thấy món cơm nguội chan nước phở là ngon, tôi cũng không hình dung được bát phở ít thịt là ngon. Nhưng tôi không chê ai ăn cơm nguội với nước phở là người nghèo, ít tiền, cũng không chê ai ăn phở gọi ít thịt là nhà quê. Tôi tôn trọng khẩu vị của mỗi người. Vậy ngược lại, các vị ăn phở ít thịt, ăn cơm nguội chan nước phở cũng đừng mạt sát ai ăn phở nhiều thịt là trọc phú. Tôi là người theo Low Carb Diet (một hình thức ăn kiêng hạn chế tinh bột để giữ dáng người cho đẹp, mạnh khỏe và chống béo), tôi vào hàng phở chỉ gọi một bát rất ít bánh hay thậm chí gọi một bát không lấy bánh phở, chỉ lấy nước dùng và thịt. Đó là thói quen, là quyền và là tiền của tôi bỏ ra, chả ảnh hưởng đến miếng ăn của ai hết, thì chẳng ai có quyền chê bai hay răn dạy tôi phải ăn thế nọ thế kia mới đúng kiểu. Người mà lên giọng chê bai người khác như thế chỉ vì họ ăn không đúng như mình ăn thì người đó vừa vô duyên, vừa không có văn hóa. Các bạn trẻ bây giờ ăn các món bún thích bỏ đủ thứ, vì đó là sở thích, vì họ còn trẻ, khỏe, bộ máy tiêu hóa của họ tốt, họ cần nhiều năng lượng để làm việc. Vậy tại sao lại chê trách họ phá hỏng món ăn. Các bạn trẻ ăn gì thì kệ họ, họ có bắt các cụ ăn theo mình đâu, vậy thì các cụ cũng nên tôn trọng sở thích ăn uống của họ.
    Giờ bước sang thế kỷ XXI cũng đã 20 năm rồi, thiết tưởng chúng ta, bất cứ ai có hiểu biết và có học hành đôi chút đều phải biết một điều rằng: nên tôn trọng quyền tự do cá nhân và sở thích riêng, miễn điều đó không đụng chạm, ảnh hưởng đến ai và trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Đó mới là con người văn minh. Nhiều cụ cứ ca tụng cái ngày xưa văn minh, lịch sự, ca tụng thế hệ xưa ảnh hưởng văn hóa Pháp. Vậy các cụ có biết rằng điều đầu tiên của văn minh, lịch sự là phải biết tôn trọng cá nhân không?
    2. Văn hóa ẩm thực mang tính vùng miền và quốc gia rõ rệt, cho nên người miền/nước này đừng chê người miền/nước khác trong chuyện ăn uống.
    Văn hóa ẩm thực còn tùy theo từng vùng miền. Các bạn miền Bắc vào miền Nam cứ chê món gì cũng ngọt, cũng cho đường, phở kiểu Nam sao lại có rau giá, tương đen… và kêu ầm là không hợp khẩu vị. Nhưng các bạn miền Nam ra miền Bắc cũng kêu ca là phở không có rau, không nuốt nổi. Tại sao phải đòi hỏi món ăn giống nhau ở những nơi cách xa nhau hàng trăm, hàng ngàn cây số?
    Nhiều bạn cho biết không quen ăn món Tây/Tàu và nếu ăn thì chê món nọ món kia. Tôi cũng tạm gọi là người có đi đâu đi đó chút ít, tôi cho rằng nên tôn trọng văn hóa ẩm thực của vùng miền, quốc gia. Văn hóa ẩm thực của vùng miền/quốc gia ra đời trên cơ sở nhiều yếu tố, từ thiên nhiên cho nuôi con gì, trồng cây gì, thời tiết, môi trường xung quanh, địa hình, thổ nhưỡng, con người… cho nên không thể đòi hỏi phở miền Bắc phải giống phở miền Nam, không thể bắt người Việt ăn bánh mì thay cơm hay bắt người Nga thôi uống rượu Vodka… Cho nên Tây Ninh mới nổi tiếng nhờ món bánh tráng Trảng Bàng phơi sương cuốn thịt heo luộc và kèm theo vô số loại rau lạ, nhưng món cuốn ở Đà Nẵng lại khác, mà món cuốn ở Hà Nội lại càng khác.
    Tôi cho rằng chính sự phong phú về ẩm thực ở các vùng miền, quốc gia mới là điều thú vị. Thử tưởng tượng đi đến đâu món ăn cũng giống hệt nhau thì còn gì là thú vị và niềm vui thưởng thức, khám phá món mới nữa. Còn chuyện ăn có hợp khẩu vị hay không, có cảm thấy ngon miệng hay không là tùy vào cảm nhận của mỗi cá nhân. Nhưng không vì thế mà chúng ta chê bai một cách mất lịch sự giữa chốn công cộng. Một anh bạn người Jordan của tôi khi đi du lịch Việt Nam bảo rằng: món ăn lạ lùng nhất anh ấy từng ăn là trứng vịt lộn. Và khi tôi hỏi có ngon không, anh ấy đã trả lời lịch sự là: “Có thể rất ngon với đa số người Việt Nam, còn tôi chỉ nếm thử một lần và tôi thấy không hợp với tôi cho lắm”. Tôi nhớ năm 2000 tôi đi du lịch Huế với một cô bạn gốc miền Tây Nam Bộ, bạn ấy không thể ăn được một món Huế nào, trừ bún bò và chọn giải pháp là đi ăn đồ kiểu Tây.
    Cũng có lần tôi được mời dự tiệc kiểu Tây trong đó có cả một đùi heo đen muối Cinco Jotas 5J của Tây Ban Nha, không ít vị kêu là ăn chả thấy ngon, vì không quen với đồ Tây. Đến khi tôi giải thích là món này đắt tiền như thế nào (cái đùi heo khoảng 700 Euro), vì con heo đen được nuôi cầu kỳ như thế nào, có vị bảo tôi: Đắt thế vẫn chẳng ngon bằng bằng đĩa thịt lợn Việt rang cháy cạnh. Tôi chỉ bảo: Vâng, tùy sở thích và gu ăn uống của mỗi người thôi ạ vì đa phần người Việt không quen với đồ ăn kiểu Tây.
    Lại có lần ngồi uống cà phê với một em nam sinh viên là học trò của tôi ở đường sách Sài Gòn, em ấy cất tiếng chê khá to: “Cà phê chẳng ngon gì cả”. Tôi hiểu là em ấy người miền Tây Nam Bộ, có thể không quen với cà phê Latte, mà thích kiểu cà phê pha với rất nhiều sữa, ngọt lịm, cho nhiều đá, phổ biến ở miền Tây. Tôi góp ý với em ấy rằng: “Thứ nhất, đang ngồi ở giữa quán không nên cất tiếng chê bai lớn như thế. Nếu em đặt địa vị em là chủ quán, em có khách hàng, mà khách hàng ngồi giữa quán của em chê bai to tiếng như thế, em cảm thấy thế nào? Thứ hai em uống cà phê kiểu đó không thấy ngon, nhưng người khác như cô lại thấy ngon thì sao? Khẩu vị là chuyện cá nhân của từng người. Em có thể chê cũng được, song không nên nói to tiếng giữa nơi công cộng khi trong quán xá hay lên mạng xã hội, vì đó là phép lịch sự tối thiểu. Nếu có chê thì nhớ nói nhẹ nhàng: theo ý của cá nhân tôi là không ngon, không hợp với tôi. Em đừng nghĩ rằng gu ăn uống của mình độc quyền chân lý”.
    3. Văn hóa ẩm thực có sự biến đổi theo thời gian và có sự học hỏi, pha trộn với nhau.
    Cũng lại nói chuyện về nhiều người cứ bất biến cho rằng: “Chuẩn hương vị xưa mới ngon”. Thật ra các món ăn không thể đòi hỏi hoàn toàn giống như 100 năm về trước và còn tùy thuộc rất nhiều vào cách nấu của mỗi người, mỗi gia đình. Chẳng hạn ngay như một món là món cuốn, cũng có thể rất khác nhau tùy theo người làm bếp. Ngay ở Hà Nội, hay ngay trên nhóm “Hà Nội tri thức” này, nếu hỏi cách làm món cuốn như thế nào, tôi bảo đảm gần như mỗi gia đình sẽ làm theo một kiểu khác nhau. Vì vậy, đừng cho rằng “cái chuẩn” của mình là đại diện cho tất cả, đừng cho rằng chỉ có “cái chuẩn” của mình là đúng, còn người khác là sai bét.
    Không nói đâu xa, tôi đảm bảo mấy chục năm trước ở Hà Nội làm gì có những món ăn lẩu kiểu Nam như lẩu mắm, lẩu canh chua miền Nam. Có những món ăn lẩu là do du nhập từ miền Nam ra. Nhưng hiện nay nhiều món lẩu ở miền Bắc cũng rất khác các món lẩu ở miền Nam, chẳng hạn ở miền Nam nếu vào các quán ăn kiểu Nam, sẽ không có lẩu gà giấm bỗng, cũng chẳng có lẩu riêu cua. Hay ở Hà Nội ngày trước tôi không thấy các quán có phục vụ trà đá, nhưng bây giờ trà đá rất phổ biến ở Hà Nội vì du nhập từ miền Nam. Ngay như món bún bò Huế, ăn ở chính thành phố Huế thì vị cũng khác bún bò ở Hà Nội hay Sài Gòn.
    Khi tôi sang Ấn Độ, tôi thấy món cà ri (curry) chính gốc Ấn khác hẳn món cà ri của người Việt. Sang Singapore, Indonesia, Malaysia hay Myanmar…, món cà ri lại biến đổi khác nữa. Một ví dụ rành rành nhất mà ai trong số chúng ta cũng nhận thấy: món bánh mì kẹp thịt của Việt Nam khác xa với nguồn gốc của nó ở phương Tây như thế nào.
    Một con người có tư duy rộng mở, đi nhiều, đọc nhiều, tiếp xúc với nhiều tầng lớp, thì thường sẽ dễ dàng nhìn nhận những sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực của từng vùng miền, quốc gia, đồng thời chấp nhận sự biến đổi, thêm bớt của ẩm thực. Cá nhân chúng ta có quyền thích hay không thích sự khác biệt hay thay đổi đó. Nhưng đừng bắt người khác phải khen chê giống mình, bắt họ phải ăn theo mình và nếu có người như vậy, thì chỉ là hạng người bảo thủ, tự tôn, coi mình là nhất, hay là “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi.
    4. Người Việt và tư duy, sở thích “mì tôm” trong ẩm thực
    Thật ra tôi muốn nói về tư duy, sở thích “mì tôm” là để chỉ một bộ phận không nhỏ người Việt không thể xa rời những món ăn quen thuộc đối với họ, dù chỉ là trong một thời gian ngắn. Ở đây tôi không nói đến những người Việt định cư ở nước ngoài, hay những gia đình đa quốc gia, lấy vợ/chồng người nước ngoài. Ở những gia đình ấy, thường việc ăn uống cũng mang tính chất “ẩm thực đa quốc gia”. Tôi chỉ muốn nói đến một hiện tượng cụ thể, đó là rất nhiều người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ từ trung niên trở lên, thường khi đi du lịch, công tác ở nước ngoài, không quen với những món ăn nước ngoài hay ngại ngần không dám thử và luôn thủ trong vali những gói mì tôm, ruốc bông hay thậm chí lén mang theo cả chai nước mắm. Những chuyện này tôi đã chứng kiến quá nhiều lần khi cùng với nhiều người Việt đi du lịch hay công tác nước ngoài.
    Tôi vẫn nhớ chuyến caravan sang Lào – Thái – Myanmar hơn 10 năm trước, khi ở Lào, không ít quý ông trung niên kêu ca ầm ĩ vì ăn uống ở Lào chỉ có xôi, và thịt, cá nướng chứ không có cơm trắng, rau luộc kiểu Việt Nam. Tôi thấy mấy quý bà đi cùng vì chiều chồng nên lao xuống bếp của nhà hàng, xông vào nấu cơm bằng gạo mang theo, rồi đi kiếm rau luộc để thỏa mãn khẩu vị của các ông chồng. Nếu đã đi du lịch, công tác, đặc biệt là đi nước ngoài, thì không nên đòi hỏi phải ăn uống giống y như ở nhà, mà nên để bản thân mình khám phá thử ẩm thực ở những miền đất mới. Chứ nếu muốn ăn giống y như ở nhà, thì thôi, có lẽ cứ nên ở nhà cho yên chuyện và dễ thỏa mãn sở thích của mình. Tất nhiên ăn uống thì luôn là khẩu vị cá nhân, song khi đến một miền đất mới, thử những món ăn lạ, cũng là một điều thú vị của những ai thích “xê dịch”. Có món chúng ta không hợp, nhưng biết đâu cũng có món chúng ta thấy ngon và cũng có thể có những món chúng ta chỉ nếm được một lần trong đời thì sao. Vậy nên đến những miền đất mới, hãy tạm gác “mì tôm” lại, thử ăn món mới đi đã, nếu không ăn được thì hãy quay về với “mì tôm” cũng chưa muộn.
    Cũng có bạn hỏi tôi: Thế đi nước ngoài du lịch không mang mì tôm thì mang gì? Tôi bảo: “Trong các chuyến du lịch trong và ngoài nước, vali tôi bao giờ cũng có hai thứ: lương khô và chocolate. Thứ nhất: tôi không thích mì tôm, thứ hai, bởi vì mì tôm thì rất phiền, phải có nước sôi mới pha được, thứ ba, lương khô và chocolate thích hợp với những cuộc du lịch của cá nhân tôi vì tiện, gọn, và không xả rác ra môi trường. Nhưng đó là sở thích của tôi, còn bạn muốn mang gì thì tùy bạn. Có điều tôi mang để dự phòng còn tôi thì bao giờ cũng ưu tiên ăn các món ở địa phương mình đến”.
    Nói về ẩm thực thì nói có đến “ngàn lẻ một đêm” cũng không hết chuyện. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều: Ẩm thực luôn là khẩu vị cá nhân và chúng ta nên tôn trọng khẩu vị của nhau nếu chúng ta là những con người văn minh.
    (Tôi định đưa ảnh món ăn minh họa, nhưng mà thôi, để tôi đưa cái mặt tôi lên vậy, để cho thấy "ở đâu âu đấy" )

    Thanked by 6 Members:

    #3 Ngu Yên

      Guru Member

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPip
    • 3096 Bài viết:
    • 7525 thanks

    Gửi vào 24/01/2021 - 15:17

    héhé! Tôi biết cô T.AO có điều kiện nên đã ăn nhiều món lạ bốn phương thế giới nhưng chủ yếu vẫn ăn món Việt đấy thôi (chủ đề Today haha của cô_ mở ngoặc tí , với chủ đề này thì cô là Cự khoa rồi không phải cự kỵ vì khoa ở đây là khoa trương đấy).
    Tôi thấy bài về cs VN trẻ muốn nói người VN không còn " món " ca nhạc bản sắc nào (chứ không phải không nên đi vay mượn bên ngoài ) mà là trộn món hầm bà lằng như ăn bánh mì kẹp thì không phải với thịt nguội hay pa - tê , giò lụa , xíu mại (là có pha trộn văn hoá) mà là ăn bánh mì với nước mắm pha mứt (marmelade) hay cơm với phô - ma chan canh bún ngan ...

    Thanked by 1 Member:

    #4 T.AO

      Khảm viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPipPipPipPip
    • 7039 Bài viết:
    • 4577 thanks

    Gửi vào 24/01/2021 - 15:27

    thì cháu đang ở vn thì đương nhiên là ăn món việt rồi bác
    bác có biến tấu chữ khoa đi nghĩa j đi nữa thì cháu vẫn có khoa bảng lẫy lừng từ trường on top cấp , có dí cự kị nữa cháu vẫn lỗi lạc =))))

    mấy món bác nói bác ăn trc rồi review cho cháu với nhé , có đồ ăn là tốt hơn khối ng rồi

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Sửa bởi T.AO: 24/01/2021 - 15:36


    Thanked by 2 Members:

    #5 CaspianPrince

      Pro Member

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPip
    • 1404 Bài viết:
    • 1902 thanks
    • LocationCaspian Sea

    Gửi vào 25/01/2021 - 08:39

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    T.AO, on 24/01/2021 - 15:27, said:

    thì cháu đang ở vn thì đương nhiên là ăn món việt rồi bác
    bác có biến tấu chữ khoa đi nghĩa j đi nữa thì cháu vẫn có khoa bảng lẫy lừng từ trường on top cấp , có dí cự kị nữa cháu vẫn lỗi lạc =))))

    mấy món bác nói bác ăn trc rồi review cho cháu với nhé , có đồ ăn là tốt hơn khối ng rồi

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



    Kỵ ở Tý Sửu nên thông thái, nhưng mà tính tình không làm người khác thoải mái được như Khoa.

    Thanked by 1 Member:

    #6 T.AO

      Khảm viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPipPipPipPip
    • 7039 Bài viết:
    • 4577 thanks

    Gửi vào 25/01/2021 - 11:19

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    CaspianPrince, on 25/01/2021 - 08:39, said:

    Kỵ ở Tý Sửu nên thông thái, nhưng mà tính tình không làm người khác thoải mái được như Khoa.

    thoải mái hay ko thoải mái là do tôi , xung hay hợp là ở tôi
    thích thì nói chuyện hợp dễ nghe , ko thích thì xung làm cho ng ta khó chịu vs mình
    nhưng tôi nói chuyện lúc nào cũng thực tế hết
    như cas tôi là kị đó , còn mya thì là khoa rồi hiu hiu

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








    Similar Topics Collapse

      Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

    1 người đang đọc chủ đề này

    0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


    Liên kết nhanh

     Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
     Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
     Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
     Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
     Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

    Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |