Mẹ Nam Hải Bạc Liêu – Bí ẩn về sự linh thiêng Quan Âm Phật Đài (2021)
Nội dung
Mẹ Nam Hải, Quán Âm Phật Bà, Quan Âm Nam Hải là một vị Quan Thế Âm Bồ Tát nổi tiếng là rất linh thiêng tại chùa Quan Âm Phật Đài ở Bạc Liêu. Đây là điểm du lịch tâm linh Phật giáo đặc sắc, thu hút rất nhiều du khách đến hành hương và chiêm bái.
Tượng Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu
Mẹ Nam Hải là ai?
Sự tích Phật Quan Âm Mẹ Nam Hải
Theo huyền sử Trung Quốc, Diệu Thiện là con gái thứ 3 của vua Diệu Trang tại 1 tiểu vương quốc gần Ấn Độ. Diệu Thiện một lòng quy y hướng Phật, tu tại chùa. Nhà vua thì không chấp thuận điều đó và nhiều lần cản ngăn và trừng phạt nàng. Nhà vua còn bí mật cho các sư ni hành hạ cho Diệu Thiện nản lòng mà quay về nhưng nàng vẫn cam chịu được mọi khó nhọc, một lòng quyết chí tu hành. Nhà vua nổi giận sai đốt chùa, bắt công chúa về triều rồi xử trảm. Ngọc Hoàng Thượng Đế sai Thần hoàng bổn cảnh hóa thân cọp cỏng nàng chạy để bảo vệ nàng.
Mẹ Nam Hải
Trong lúc hồn lìa khỏi xác, nàng được Diêm vương đưa đi thăm các cửa ngục hành hình tội nhân. Do uy lực cực mạnh của Diệu Thiện mà các vong hồn được siêu thoát. Chính vì vậy, Diêm Vương được lệnh cho hồn Diệu Thiện trở lại dương thế. Diệu Thiện tỉnh dậy và được đức Phật khuyên hãy đến núi Phổ Đà ở cù lao Hương đảo Nam Hải để tu luyện. Sau 9 năm tu hành, Ngài đắc đạo và có được hồng danh là Quan Âm Nam Hải.
Phật Bà Quan Âm
Quan Âm Nam Hải hay Đông Hải?
Nam Hải là biển phía Nam của Trung Quốc và là phía Đông hoặc Đông Bắc của Việt Nam. Đối với người Việt Nam, chúng ta cũng có thể gọi là Quan Âm Đông hải. Đức Quán Âm tu ở Việt Nam nên gọi là Quan Âm Nam Hải. Thực ra đây không phải là vấn đề để tranh cãi về Nam hải hay Đông hải, mà là vấn đề hạnh nguyện của Ngài đã cứu vớt rất nhiều chúng sanh lâm nạn, rơi vào bể khổ.
Tượng Quan Âm hướng về hướng Đông để phổ độ chúng sinh
Từ câu chuyện bên Tàu, nhưng khi sang Việt Nam thì được địa phương hóa theo một cách khác. Quan Âm vẫn là con thứ 3 của vua Diệu Trang, vẫn bị khổ ải, hành hạ. Điều khác là khi đi tu thì vào chùa Hương Tích ở Việt Nam chứ không phải núi Phổ Đà bên Trung quốc. Đặc biệt, Quan Thế Âm cho dù ở Trung Quốc hay Việt Nam đều hiện thân là nữ, mặc dù Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vốn là thân nam.
Tại sao lại thờ Mẹ Nam Hải?
Những thương nhân Ấn Độ ngày xưa thường thờ ngài ở các thương thuyền, nạn nhân tù tội, những nạn nhân trên biển cả, các nạn nhân trên bờ, hay dưới nước đều thành tâm cầu khẩn và tôn kính thờ phượng Ngài. Các quốc gia châu Á đều làm tượng thờ phượng mẹ Nam Hải trong chùa hoặc ngoài sân.
Thờ Quan Âm
Người Phật tử cảm thấy được che chở khi quỳ trước tượng của Ngài. Ở nhiều chùa ở Việt Nam, nhiều người rất thành kính thắp nhang lễ bái trước Bồ Tát vào sáng và chiều mỗi ngày.
Chùa Mẹ Nam Hải Bạc Liêu ở Bạc Liêu
Chùa Quan Âm Phật Đài
Thuở ban đầu, chùa chỉ là một căn nhà lá đơn sơ ven biển để thờ phụng Quán Thế Âm Bồ Tát. Tương truyền rằng ngôi chùa này được xây dựng nên để cầu bình an cho những người đi biển, đi đánh bắt cá an toàn.
Năm 1973, ngôi chùa đã được xây dựng khang trang hơn bởi Hòa thượng Thích Trí Đức vi nhận ra sự linh thiêng ở ngôi chùa này và cho xây dựng tượng Phật Bà Nam Hải.
Năm 2004, chính quyền địa phương cấp phép cho việc mở rộng chùa lớn hơn và khang trang hơn. Du khách thập phương đến đây rất nhiều và quyên góp tiền để tu bổ lại chùa. Hiện hay, số tiền quyên góp đã gần 5 tỷ đồng.
Một trong những bức tượng ở chùa
Tượng Phật Mẹ Quan Âm Nam Hải
Tượng Phật mẹ Quan Âm Nam Hải có chiều cao khoảng 11m (chưa tính phần bệ tượng) mặt luôn hướng về hướng Đông. Tượng Mẹ Nam Hải được xây trong 2 năm và hoàn thành vào năm 1975. Lúc mới xây dựng, tượng được đặt sát mé biển; mỗi lúc thủy triều lên, nước biển tràn vào có lúc ngập cả chân đế. Qua nhiều năm, do sự bồi đắp của tự nhiên mà vị trí của tượng đài đã cách biển vài cây số. Tượng Phật mẹ Nam Hải mềm mại, thánh thiện hướng mặt ra biển Đông với sự từ bi để theo dõi và ban phước an lành cho người dân sinh sống bằng nghề đi biển, đánh bắt xa bờ. Đức Quán thế Âm với bạch y, tay cầm nhành dương và bình cam lồ, mắt nhìn xuống dương thế với khuôn mặt nhân ái và tấm lòng nhân ái, từ bi, cứu độ cho nhân gian.
Tượng Mẹ Nam Hải phổ độ chúng sinh
Lễ vật cúng Mẹ Nam Hải
Thông thường người dân sẽ mua nhiều đồ để cúng viếng như nhang đèn, trái cây, tiền vàng, bánh,…Sau khi đặt đồ cúng, du khách thành tâm cầu nguyện cho ước muốn của mình. Tiếp đó, các bạn có thể đổ nước vào bệ tượng và sử dụng nước trong đó để rửa mặt. Tương truyền việc rửa mặt từ nước thánh sẽ được bình an, ban phước lành, may mắn trong cuộc sống.
Lễ hội Quan Âm Nam Hải
Lễ hội ở Quan Âm Phật Đài
Hàng năm, Chùa có tổ chức lễ hội Quán Âm Nam Hải chính thức vào ngày 22, 23 và 24 tháng 3 âm lịch. Ngoài ra có những ngày lễ khác như lễ vía Quán Thế Âm Mẹ Nam Hải: 19/2 âm lịch (giáng sanh), 19/6 âm lịch (thành đạo), 19/9 âm lịch (xuất gia), lễ Rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan,… Có rất nhiều tín đồ và người dân thập phương đến đây để cúng bái, tham quan.
Theo: Nụ Cười Mê Kông
Nguồn: