Jump to content

Advertisements




Kiện, phương châm sống và kinh doanh của Donald Trump

Giian hùng và Vô Luân

1 reply to this topic

#1 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18600 thanks

Gửi vào 30/11/2020 - 04:08

Kiện, phương châm sống và kinh doanh của Donald Trump

bài viết của Nhã Duy


Đôi tuần trôi qua, kể từ khi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020 đã rõ ràng, Donald Trump cùng nhóm luật sư của ông vẫn tiếp tục dùng luật pháp để đệ các đơn kiện một cách vô vọng, vội vàng, bất kể chứng cứ cùng các yếu tố pháp lý căn bản.

Nhìn vào hồ sơ kiện của nữ luật sư Sidney Powell đại diện tổng thống với những lỗi chính tả, cách lập đơn cùng các cáo buộc đầy tính hoang đường, khi cho rằng việc gian lận bầu cử có liên quan đến tổng thống Hugo Chavez của Venezuela, người đã chết hồi 2013 là minh chứng cho điều nói trên.

Kết quả tất nhiên là, vài chục vụ kiện của Trump đã liên tục bị các tòa án tiểu bang và liên bang bác đơn đến nay. Cuối tuần qua, nhóm thẩm phán liên bang tòa thượng thẩm số ba, những vị đều do các tổng thống đảng Cộng Hòa và Trump bổ nhiệm, đã tuyên bố một cách xác đáng về kết quả bầu cử rằng, "Cử tri chứ không phải các luật sư bầu chọn tổng thống. Lá phiếu chứ không phải các vụ kiện quyết định kết quả bầu cử". Cũng vậy, tòa tối cao Pennsylvania cũng bác đơn nhóm luật sư của Trump trong cuối tuần, xem như chấm dứt các vụ kiện tụng tại tiểu bang này. Dù vậy Donald Trump cùng nhóm luật sư của ông tuyên bố vẫn tiếp tục "chiến đấu", sẽ tiếp tục kiện.

Tại sao Donald Trump lại ám ảnh với kiện tụng đầy vô vọng như vậy?

Nó có một lý do sâu xa và đã đẫm sâu vào tiềm thức Trump khi dùng kiện tụng như phương châm sống và kinh doanh cho đến việc điều hành quốc gia sau này, nếu soi rọi lại cả cuộc đời Trump.

Người ảnh hưởng và mang đến cho Donald Trump triết lý và nhân sinh quan trọn đời này là luật sư huyền thoại Roy Cohn. Roy Cohn là ai?

Sinh năm 1927 tại New York và là con một trong một gia đình gốc Do Thái có cha là một thẩm phán, Roy Cohn được xem là một nhân vật xuất chúng. Cohn tốt nghiệp luật sư đại học Columbia lúc chỉ vừa 20 tuổi, trở thành công tố viên văn phòng biện lý liên bang và đến năm 26 tuổi đã là chánh luật sư cho Thượng Nghị Sĩ Joe McCarthy thuộc đảng Cộng Hòa.

Những ai đọc về về giai đoạn và chủ nghĩa McCarthyism của những năm 50s thế kỷ trước ắt sẽ nhớ cái tên Roy Cohn, cánh tay mặt tàn bạo và đắc lực của McCarthy, là người lạm quyền để thanh trừng đối thủ qua các cáo buộc là c.... s.. vô chứng cứ. Chủ nghĩa McCarthyism được nhắc lại trong thời gian gần đây khi Trump và các đồng minh của mình sử dụng các vu cáo bừa bãi "c.... s.., phản quốc" để tấn công các đối thủ chính trị hay những người bị cho là phản bội lại Trump.

Roy Cohn khét tiếng là tàn nhẫn, ác độc và xảo quyệt không thua kém tài năng của mình, đưa không biết bao nhiêu người lâm vào tù tội, thậm chí có người buộc phải tự vẫn vì không chịu được áp lực Cohn đè lên. Các luật sư và đối thủ khiếp đảm khi nghe đến danh tiếng hay phải đối đầu cùng Cohn. Bị thất bại trong một vụ cáo buộc vài sĩ quan Bộ Quốc Phòng là c.... s.. cùng với sự thất thế của McCarthy, Cohn quay về lại New York để hành nghề tư nhân.

Đầu thập niên 70, Donald Trump đã bắt đầu thay cha để điều hành tập đoàn xây dựng và kinh doanh bất động sản tại New York. Khi gặp Roy Cohn, Trump lập tức nhận ra đó là người luật sư mà bất cứ giá nào mình phải chiêu mộ. Đây cũng là thời điểm cha con Trump vừa bị Bộ Tư Pháp kiện vì tội kỳ thị, vi phạm đạo luật gia cư. Gặp Cohn tại một hộp đêm, Cohn nhếch mép bảo, "Kêu chúng đi chết đi và ra đấu tại tòa, cứ để chúng chứng minh là anh kỳ thị" (Tell them go to hell and fight in court, let them prove you discriminated - Marie Brenner-Vanity Fair). Cohn chính thức về đầu quân cho Trump và kiện ngược lại Bộ Tư Pháp kể từ vụ này (Chú: Xin đọc thêm về vụ kiện này qua bài viết "Đừng nạp đạn cho kẻ khác bắn vào mình" của cùng tác giả).

Hơn Trump gần 20 tuổi và là người trí tuệ sắc bén, tài ba trong nghề nghiệp mà Trump không cách nào sánh bằng, nhưng Cohn và Trump lại vô cùng hợp nhau và là một cặp cộng sinh khét tiếng tại New York. Bởi họ có chung một tính cách gian hùng, vô luân để đạt được mục đích với bất cứ giá nào. Điều này đã được ký giả Bob Woodward của cuốn sách Rage kể lại qua lời Trump rằng, "hạp với những kẻ xấu chứ không phải người tốt" (I get along with these bad guys not the good guys).

Roy Cohn thân cận và giúp Trump trong hàng chục năm trời qua vô số các vụ kiện tụng, tranh cãi thuế vụ, phá sản..., giúp Trump xây dựng nên một đế chế Trump có phần tàn nhẫn hơn cả cha mình. Cohn cũng được xem là người thầy của Trump, tạo ảnh hưởng rất lớn đến con người cùng cách thức kinh doanh thông qua kiện tụng hay tận dụng kẻ hở luật pháp, thiếu vắng bóng dáng chiếc la bàn đạo đức.

Sử dụng nhóm luật sư tín cẩn và hùng mạnh, Donald Trump áp dụng nhuần nhuyễn chiến thuật của Roy Cohn để làm giàu. Trong vài thập niên kinh doanh, Donald Trump cùng tập đoàn của mình đã liên quan đến khoảng 3,500 vụ kiện lớn nhỏ cấp tiểu bang và liên bang. Trong đó Trump kiện khoảng gần 2,000 vụ và số còn lại là bị kiện.

Từ những vụ nhỏ như muốn trấn áp những nhân công khiếu nại bị đối xử bất công, Trump cho luật sư gởi giấy hăm dọa. Muốn quịt tiền của những nhà thầu nhỏ, Trump kiện họ không làm đúng giao kèo. Khi các chuyên viên tài chính phân tích các rủi ro phá sản của các sòng bài của Trump, Trump kiện họ tội phỉ báng dù cuối cùng Trump cũng phá sản. Bị các tòa thành phố, tiểu bang hay liên bang kiện, Trump cho kiện ngược để cuối cùng dàn xếp, bãi nại đôi bên. Trump kiện luôn cả những nhà đầu tư chung, những thuộc cấp thân tín của mình. Trump kiện ngay cả Ivana Trump, người vợ đầu và là mẹ của ba người con đầu của mình.

Phương châm nghề nghiệp vô song của Roy Cohn truyền dạy và được Trump nhuần nhuyễn thực hành gói gọn trong ba bí quyết. Thứ nhất là không bao giờ dàn xếp, thoả thuận và đầu hàng. Thứ nhì là phản công, kiện ngược tức thời. Và cuối cùng là bất kể điều gì xảy ra, bất kể ngay cả trong tình trạng vô phương thì cũng xem như mình đang chiến thắng và không thừa nhận thất bại". Hãy lưu ý rằng, đây là điều tác giả Sam Roberts nhắc về Roy Cohn trong cuốn sách The Brother: The Untold Story of Rosenberg case xuất bản năm 2014, trước khi Trump thành tổng thống. Nên không ngạc nhiên gì khi Trump vẫn tiếp tục các vụ kiện liên quan đến bầu cử hiện nay.

Sự trùng hợp là cả hai luật sư, cùng là thuộc hạ tín cẩn lâu năm của Donald Trump là Roy Cohn và Michael Cohen, tác giả cuốn hồi ký Disloyal đều có chung một kết cục bi thảm và bị Trump hắt hủi. Cả hai đều bị tước bằng luật sư vì sự gian dối, thiếu đạo đức, lương tâm chức nghiệp.

Huyền thoại Roy Cohn táng gia bại sản và vướng bịnh AIDS vì cuộc đời trác táng, cuối đời chỉ xin được ở trong một căn chung cư tại cao ốc của Trump nhưng đã bị Trump làm ngơ. Roy Cohn chết trong cô đơn ở tuổi 59, chấm dứt một huyền thoại New York. Còn Michael Cohen thì bị truất bằng, tù tội và bị Trump xem như kẻ thù vì đã dám bất trung như đã biết.

Hãy nghĩ xem những kẻ đắc lực, thân cận lâu năm với Trump còn bị đối xử như vậy thì liệu có nghĩa lý gì với những kẻ xa lạ, khác chủng tộc màu da mà lại hết lòng ôm chân, tôn sùng Donald Trump?

"Born to sue" - sinh ra để kiện, nếu sau này có tác giả nào đó viết về Donald Trump lần nữa thì đó là cuốn sách cần viết và đề tựa. Nó sẽ là cuốn sách phô bày chân dung một con người vô luân, táng tận lương tâm với đầy sự bất nghĩa, bất nhân, bất tín và bất trung đã vô tình trở thành một tổng thống quyền lực trong định mệnh lịch sử của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Chỉ một điều may mắn cho nước Mỹ là Donald Trump không tài ba như Roy Cohn thầy mình, bằng không hệ lụy sẽ còn vô lường hơn nữa.

11/2020
Nhã Duy

Ps. Đọc lại bài viết "Đừng nạp đạn cho kẻ khác bắn vào mình" tại:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


hoặc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#2 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18600 thanks

Gửi vào 30/11/2020 - 04:26

Thuyết âm mưu thời Mao bạo đế và thuyết âm mưu thời nay của Trump bạo đế

---------------------------------------------------------------------------------
22/11/2020
Edward S. Steinfeld, The Atlantic
Dịch bởi: Người Mỹ Gốc Việt

Vào mùa hè năm 1966, Mao Trạch Đông - cha đẻ của cuộc cách mạng Trung Quốc, chủ tịch Đảng c.... s.. Trung Quốc, và lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - đã kêu gọi công dân Trung Quốc nổi dậy chống lại chính quyền và đảng mà chính ông từng là cá nhân chịu trách nhiệm thiết lập. Ông ta khẩn cầu: "Bắn phá các trụ sở!"

Trong nhiều tháng trước đó, những tín đồ cực đoan của Mao, không ai có chức vụ chính thức trong hệ thống cấp bậc c.... s.., đã lưu truyền những thuyết âm mưu kỳ quặc về âm mưu phản cách mạng và bè phái chống Mao trong các cấp cao nhất của hệ thống Trung Quốc, trong đó đảng và nhà nước là một. Không thể đưa ra những lời buộc tội của họ thông qua các kênh truyền thông được kiểm soát chặt chẽ và bị quan liêu hóa của trung ương đảng ở Bắc Kinh, những người cực đoan, với sự thúc giục thầm lặng của Mao, đã đăng tuyên bố của họ trên một tờ báo Thượng Hải, xa thủ đô của quốc gia.

Trong chướng khí hậu quả của thông tin sai lệch và những lời bóng gió, những kẻ cơ hội trong các tổ chức quan trọng về chính trị, đặc biệt là các trường đại học, đã trở nên đủ khích lệ để công khai phỉ báng những gì mà lẽ ra được xem là những hoạt động bình thường của đảng-nhà nước. Vào cuối tháng 5 năm 1966, Nie Yuanzi, một giáo sư hạng trung chưa được biết đến tại Đại học Bắc Kinh, đã công khai cáo buộc ban lãnh đạo của trường đại học, bằng cách mở rộng sự lãnh đạo của Đảng c.... s.. ở thành phố Bắc Kinh, bị kiểm soát bởi "giai cấp tư sản" và tham gia phản cách mạng - một trọng tội vào thời đó. Tuy nhiên, những lời buộc tội của bà ấy được đăng trên một bảng thông báo của trường đại học có thể chẳng là gì trong thời đại tiền internet của truyền thông tương tự (analog communication, trước thời đại truyền thông kỹ thuật số - ND). Tuy nhiên, Chủ tịch Mao đã tán thành bài báo vu khống, yêu cầu đọc to nó trên đài phát thanh quốc gia và đăng trên tờ báo chính của đảng-nhà nước, tờ Nhân dân Nhật báo.

Nhưng chính lời tuyên bố công khai của Mao vào ngày 5 tháng 8, lời kêu gọi bắn phá các trụ sở của ông, đã khiến cả nước Trung hoa bốc cháy. Mao, đã vọng lại và giờ chính thức để tên mình vào sau những thuyết âm mưu xoay vần trong nhiều tháng, tuyên bố rằng các đồng chí từ trung ương đảng xuống cấp thấp nhất của tổ chức đã áp dụng đường lối tư sản ph.... đ...., cố tâm lật đổ cuộc cách mạng, và đã tích cực áp đặt "khủng bố trắng" đối với người dân. Mao lập luận rằng mối đe dọa thực sự đối với sự tồn vong của quốc gia không còn là những kẻ bám trụ từ trật tự cũ - các nhà tư bản, địa chủ, nhà Nho. Cũng không phải là đồng minh cũ của Trung Quốc, Liên Xô. Thậm chí cũng không phải những kẻ tồi tệ nhất là bọn đế quốc ở nước ngoài, người Mỹ. Thay vào đó, mối đe dọa hiện hữu hiện đang nằm trong lòng của chính Đảng c.... s.., mà ngày nay sẽ được gọi là “thế lực ngầm.”

Nghe có vẻ quen chăng?

Mao, tận hưởng sự chia rẽ, và tự đặt mình vào trung tâm của sự hỗn loạn đang diễn ra, đã kêu gọi những người trẻ tuổi đứng lên. Và họ đã đứng lên. Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1966, hàng triệu thanh niên Trung Quốc đã đổ về thủ đô để tham dự các cuộc biểu tình cuồng nhiệt. Những cuốn sách nhỏ trên tay, họ chen chúc nhau ở Quảng trường Thiên An Môn để được nhìn thoáng qua vị chủ tịch, say sưa kể về chính trị đầy phẫn uất của ông, và đồng thanh ca ngợi lòng trung thành kiên định của họ đối với sự cai trị của ông. “Mao Chủ tịch Vạn Tuế! Mao Chủ tịch Vạn Tuế! Mao Chủ tịch Vạn Tuế!”

Miệt mài trong vai trò mới được xức dầu của họ như những vị cứu tinh của cuộc cách mạng, những người trẻ tuổi, những người dễ bị gây ấn tượng, và những người bất mãn đã tấn công các tác nhân của quyền lực xung quanh họ, càng gần gũi càng tốt: giáo viên, cha mẹ, đồng nghiệp cao cấp ở nơi làm việc, và tương tự. Thật vậy, vào ngày Mao kêu gọi công dân bắn phá trụ sở, các học sinh cấp hai — thực sự là thanh thiếu niên — trong trường nữ trung học có liên hệ với Đại học Sư phạm Bắc Kinh đã đánh chết bí thư đảng ủy của trường, ông Bian Zhongyun. Những vụ giết người kiểu này sẽ lặp lại gần 1.800 lần chỉ riêng ở Bắc Kinh trong 8 tuần lễ kế tiếp. Và đó là không kể các vụ tự tử, đánh đập và tất cả các thương tích đau đớn khác.

Đó chỉ là sự khởi đầu. Vào mùa thu năm 1966 và năm 1967, bạo lực đã lan rộng khắp các thành phố của Trung Quốc. Các băng nhóm cực đoan cố gắng giành lấy chính quyền địa phương, chỉ để bị chống lại bởi những người bảo vệ hiện trạng chiến đấu cho sự sống còn của chính họ. Các cơ quan chính phủ bị lục soát và cướp phá. Các quan chức của Đảng đã bị trói, bị làm nhục và bị ném ra trước đám đông, một số không bao giờ sống lại. Nơi làm việc, khu dân cư và thậm chí toàn bộ thành phố rơi vào cảnh chiến tranh giữa các phe nhóm chiến đấu với nhau, đồng nghiệp nổi giận với đồng nghiệp, sinh viên đánh đập sinh viên, và trong nhiều trường hợp, thành viên gia đình tấn công thành viên gia đình. Những công dân bị cực đoan hóa đã đột nhập vào các kho vũ khí của quân đội và cướp phá đồ đạc, từ đó đem các vũ khí tự động, lựu đạn và pháo vào các cuộc hỗn chiến trên toàn quốc. Trung Quốc chỉ trong vài tháng đã từ một xã hội có trật tự cứng nhắc trở thành xã hội như phim Chúa tể của những con ruồi (Lord of the Flies). Mặc dù con số tử vong cuối cùng vẫn còn là một bí ẩn, hơn một triệu người có khả năng đã mất mạng.

Sau tất cả, Mao đắm chìm trong lòng ái kỷ, thích thú với sự hỗn loạn mà ông đã mong muốn đối với đất nước. Khi bạo lực bắt đầu lan rộng ngay từ đầu thời kỳ này, vị chủ tịch nổi tiếng đã viết một bức thư gửi cho vợ mình, "Có một sự xáo trộn lớn bên dưới thiên đường - tình hình thật tuyệt vời." Năm tháng sau, vào buổi tối sinh nhật của ông vào tháng 12 năm 1966, ông nâng ly
chúc mừng: "Vì sự bùng nổ của cuộc nội chiến toàn quốc!"

Nhìn lại, việc Mao tôn thờ sự hỗn loạn và sự thờ ơ của ông đối với cuộc tàn sát do nó gây ra, đáng lẽ không có gì ngạc nhiên. Mối quan tâm của ông với tình trạng hỗn loạn, sự thánh hoá bạo lực và sự sẵn sàng thường trực để đốt lên ngọn lửa có thể đốt cháy đồng cỏ, tất cả đều hiện diện rõ ràng trong các tác phẩm của ông có từ cuối những năm 1920 và đầu những năm 30. Rõ ràng không kém là thái độ khinh thường của ông đối với trạng thái cân bằng, sự khinh thường chuyên môn, sự ghê tởm của hành chính quan liêu và sự thiếu kiên nhẫn của ông với nỗ lực cần thiết để tạo ra sự thay đổi tích cực trong các tình huống bị ràng buộc bởi các quy tắc, luật pháp và thể chế.

Cho đến ngày nay, những người Trung Quốc sống qua thời kỳ này, thời kỳ Cách mạng Văn hóa, đã thấm nhuần một bài học rõ ràng hơn bất kỳ bài học nào khác: Họ biết rằng tất cả các thể chế dường như bất biến nhất của xã hội - các quy tắc, cơ cấu quyền lực, hệ thống phân cấp xã hội, cảnh sát, các lực lượng vũ trang và mọi thứ khác dường như có thể đoán trước được và không thể thay đổi - chỉ là những con thiêu thân có thể tan rã trong nháy mắt. Và họ biết rằng tất cả những ức chế của con người gắn liền trong nội tại đời sống xã hội - không thích bạo lực, khả năng cảm thấy xấu hổ, sẵn sàng tin tưởng và sự phụ thuộc của cảm xúc vào lý trí - có thể dễ dàng nhường chỗ cho những ham muốn cơ bản nhất của con người, đặc biệt là trong bối cảnh của một đám đông và một nhà lãnh đạo thao túng. Các nhân chứng của Cách mạng Văn hóa đều quá hiểu rằng thứ ngăn cách con người chúng ta với xã hội hồng hoang chỉ là một lớp bọc mỏng manh, dễ vỡ.

Vì sao chuyện này có liên quan? Ở một cấp độ, chuyện này quan trọng để hiểu Trung Quốc đương đại. Tập Cận Bình ngày nay có thể tuyên bố tất cả những gì ông ấy muốn là “sự phục hưng vĩ đại của nhân dân Trung Quốc”. Ông ta có thể diễu hành xe tăng của mình, khơi gợi lòng nhiệt thành yêu nước của các công dân của mình, và say sưa với chủ nghĩa chiến thắng. Nhưng ngay cả những người quan sát bình thường nhất cũng có thể nhận ra mặt trái của tất cả sự đoàn kết giang hồ này: Tham vọng không thể kiềm chế để dập tắt những người bất đồng chính kiến ​​tiềm tàng, và vì đó là rối loạn tiềm tàng, bất cứ nơi nào nó ẩn náu, cho dù trong các nhà thờ Thiên chúa giáo không đăng ký, phong trào

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trung Quốc, văn hóa và bản sắc dân tộc của người Duy Ngô Nhĩ, hoặc mong muốn của công dân Hồng Kông để bảo tồn các quyền công dân cơ bản của họ. Ông Tập đề cao tinh thần đoàn kết, nhưng bên dưới nó lại ẩn chứa một nỗi sợ hãi, nỗi sợ hãi rằng tòa kiến trúc của hòa hợp và sức mạnh dễ bị sụp đổ bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, đó không phải là lý do chính tại sao người Mỹ nên hiểu những gì Mao đã làm vào năm 1966. Tôi bắt đầu nghiên cứu về Trung Quốc khi còn là một sinh viên đại học vào giữa những năm 1980 và bây giờ đã 25 năm trong nghề nghiệp của một giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc. Trong suốt thời gian đó, tôi liên tục bị xúc động bởi sự khốc liệt, kịch tính và bi kịch sâu sắc của lịch sử Trung Quốc. Tôi đã đánh giá cao và được hưởng lợi từ sự thông thái của bạn bè, đồng nghiệp và những người hướng dẫn gốc Hoa. Và tôi đồng cảm với những thách thức, khó khăn và chiến thắng cụ thể mà họ đã phải đối mặt trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, kinh nghiệm của quốc gia họ luôn có vẻ khác biệt đáng kể và khác xa với kinh nghiệm của riêng tôi. Đó là, cho đến hiện tại.

Bây giờ ở Hoa Kỳ, tôi chứng kiến ​​những điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ sống để chứng kiến trong đất nước mình, nhưng điều đó gợi nhớ đáng ngại đến trải nghiệm của Trung Quốc. Tôi thấy một nhà lãnh đạo quốc gia từ chối những gì cơ bản nhất và lâu đời nhất của các thể chế quản trị, trong khi thậm chí từ chối cả việc thực hiện một quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Tôi thấy một nhà lãnh đạo quốc gia và phần lớn công chúng buôn bán các lý thuyết âm mưu ngông cuồng về các cơ quan công quyền của đất nước và công khai suy tính các giải pháp thông qua bạo lực và hành động kiểu nhân dân tự vệ. Tôi thấy các nhà lãnh đạo xã hội khác nhau, bao gồm cả Tổng thống Donald Trump, châm ngòi cho ngọn lửa của sự phẫn uất và thù hận trong nội bộ xã hội. Và tôi thấy những kẻ cơ hội và kẻ xúi giục say sưa các vi phạm của họ trên các chuẩn mực, đón nhận sự hỗn loạn và tận hưởng khoảnh khắc của chính họ trong ánh mặt trời. Ôi, thật là trêu ngươi biết bao khi đùa giỡn với lửa dù có nguy cơ thiêu rụi căn nhà.

Nhiều ngày trôi qua và Trump không chịu nhượng bộ, khi các cáo buộc về việc bỏ phiếu "bất hợp pháp" và gian lận ngày càng trở nên tồi tệ và mang tính phân biệt chủng tộc hơn - nếu, xin Chúa che chở, áp lực xã hội đủ sâu để bạo lực bùng phát trên đường phố, do đó cung cấp cho Trump một cơ hội để tuyên bố một cuộc nổi dậy — liệu các thể chế của chúng ta có tỏ ra ít mong manh hơn so với các thể chế của Trung Quốc thời Cách mạng Văn hóa không? Liệu người Mỹ với tư cách là một dân tộc thực sự tốt hơn rất nhiều, tinh tế hơn rất nhiều, và cách xa hơn rất nhiều so với người Trung Quốc vào năm 1966 bên bức màn mỏng ngăn cách giữa xã hội văn minh với xã hội hồng hoang? Tôi đang tự hỏi mình./.

Về tác giả Edward S. Steinfeld:

Giáo sư môn Khoa học Chính trị Đại học MIT
Giám đốc Chương trình Trung hoa Đại học MIT
Tác giả sách Chơi trò chơi của chúng ta: Tại sao sự trỗi dậy của Trung Quốc không đe dọa phương Tây (Playing Our Game: Why China's Rise Doesn’t Threaten the West)

Nguyên bản tiếng Anh:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Hoa Cái: 30/11/2020 - 04:27







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |