Jump to content

Advertisements




COVID-19 trường hợp tăng đột biến với hơn 82.000 trong một ngày


378 replies to this topic

#1 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6848 Bài viết:
  • 5579 thanks

Gửi vào 24/10/2020 - 12:56

COVID-19 trường hợp tăng đột biến với hơn 82.000 trong một ngày



Thanked by 1 Member:

#2 lanka

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 207 Bài viết:
  • 318 thanks

Gửi vào 24/10/2020 - 16:09

Chuyện này chắc phải nhắc đến ý tưởng "miễn dịch cộng đồng" xuất phát đầu tiên từ Brazil và Ý sau đợt bùng phát dữ dội hồi tháng 5. Sau đó, họ đã nới lỏng việc cách ly xã hội (lockdown) thì con số chết giảm từ từ! Từ đó có lý thuyết sống trong "miễn dịch cộng đồng" thì sinh hoạt vẫn được bình thường, đồng thời thực hiện một số bước chỉ để bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh nặng nhất. Tỉ lệ mắc bệnh như thế sẽ nhiều hơn, cá nhân phải tự xử tùy mức độ nặng nhẹ của mình. Nhưng các nhà dịch tễ học đã nhiều lần khuyến cáo những ý tưởng như vậy. Họ nói đầu hàng trước vi rút là 1 kế hoạch cực kỳ nguy hiểm. Nhân mạng sẽ càng không bảo vệ được trong khi phải nhất thiết thúc đẩy xã hội trở lại bình thường. Đó chỉ là cái chết và đau khổ!

Bất chấp sự chỉ trích, ý tưởng này vẫn tiếp tục xuất hiện giữa các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách ở nhiều quốc gia, bao gồm Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Trump đã nói tích cực nói về nó vào tháng 9 (sử dụng ý tưởng miễn dịch cộng đồng). Thậm chí còn có một tuyên bố gọi là "Barrington vĩ đại" của những người theo chủ nghĩa tự do. Họ kêu gọi trở lại cuộc sống bình thường và cho phép vi rút lây lan đến mức đủ để tạo miễn dịch trong toàn quốc! Những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như người cao tuổi, có thể được bảo vệ thông qua các biện pháp, nhưng phần lớn không được xác định rõ ràng và có hiệu quả. Thực tế thì đó là một "ngụy biện nguy hiểm không được hỗ trợ bởi bằng chứng khoa học" (The Lancet).

Thanked by 4 Members:

#3 Lá xanh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 256 Bài viết:
  • 332 thanks

Gửi vào 24/10/2020 - 17:30

Bài này có giải thích "Miễn dịch cộng đồng" là gì và tại sao nó không nên áp dụng đối với COVID 19. Nước nào mà đi theo tư tưởng này thì toàn thấy đi bằng mạng người.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#4 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18600 thanks

Gửi vào 24/10/2020 - 18:23

VN và TQ rất thành công trong viêc chận đứng Covid19. Đám Trump cho rằng Tàu chết nhiều lắm, cả triệu người !!!

Nhưng chúng ta nhìn sinh hoạt các nơi của TQ và VN với các đám đông tụ tập thì có thể hiểu rằng họ rất đúng khi áp dụng 3 biện pháp -- đeo mask, cách giãn và quarantine .

Nước Mỹ thê thảm vì có 1 lãnh đạo ngu xuẩn, tính sai nước cờ và dân Mỹ có những thành phần bạo động, và họ chống lại những gì áp đặt trên cá nhân của họ .

Đây cho thấy sự suy bại của 1 đế chế của 1 siêu cường số 1 .

HC

Sửa bởi Hoa Cái: 24/10/2020 - 18:27


Thanked by 3 Members:

#5 MaiLan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 375 thanks

Gửi vào 24/10/2020 - 20:54

Thưa bác FM_daubac,
ML đang học tử vi, nên muốn đặt câu hỏi trong phòng Nghiệm Lý vì tự học mãi mà không thấy tiến. Chưa đủ số bài đăng theo quy lệ của DĐ để được đặt câu hỏi nên muốn xin phép bác cho ML mang ít bài vở của người quen về Covid-19 vào đây góp vui với bác và các quý vị khác.
Kính bác,

ML

Thanked by 1 Member:

#6 MaiLan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 375 thanks

Gửi vào 24/10/2020 - 21:09

Khi Tổng Thống nhiễm bệnh & cuộc bầu cử cận kề - Trần Lý Lê


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mẩu tin trong ngày về việc ông bà Trump nhiễm Covid-19 khiến bá tánh xôn xao bàn tán, riêng Dế Mèn thì lục sách vở tìm đọc các điều luật về ứng cử viên tổng thống lui bước hoặc qua đời trước cuộc bầu cử thì những gì sẽ xảy ra theo luật định [của Huê Kỳ]? Mày mò thế nào lại gặp bài tham luận của giáo sư Richard Pildes tại New York University, một người nổi tiếng về luật bầu cử và chính quyền. Bài viết đã cũ, từ 4 năm trước, nhưng vẫn được đem ra tham khảo (hay tra khảo) vì giá trị của nó, nhất là khi hai ứng viên tổng thống đều đã vào thất tuần, thuộc nhóm “high risk” nên dễ nhiễm bệnh vì sức tàn, thân mỏi; Covid-19 đang hoành hành nên việc một trong hai ứng viên chẳng may nhiễm bệnh, rút lui hoặc qua đời thì sự việc sẽ diễn tiến như thế nào?
ÔngJoshua Tucker đặtcâu hỏi và ông Richard Pildes trả lời. Câu chuyện vô cùng lý thú về khía cạnh luật pháp, dưới đây là bản lược dịch của Dế Mèn:

Joshua Tucker (JK): Nếu người thắng cử a) tự ý rút lui hoặc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

qua đời sau khi Quốc Hội đã kiểm kê và chứng thực số phiếu của cử tri đoàn (electoral college) nhưng trước khi tổng thống – thắng cử nhậm chức?


Richard Pildes (RP): Nếu người thắng cử qua đời trước khi nhậm chức ngày 20 tháng Giêng thì ông số hai, phó tổng thống-thắng cử, sẽ trở thành tổng thống. Phần (a) của câu hỏi kể trên là điều khó tưởng vì người bình thường nếu muốn rút lui thì cũng sẽ chờ đến khi nhậm chức xong rồi mới từ chức.

JK: Cùng câu hỏi nhưng khác thời điểm, nếu người thắng cử rút lui sau khi cử tri đoàn bỏ phiếu nhưng trước khi Quốc Hội chấp nhận và kiểm nghiệm số phiếu thì sao?

RP: Theo luật định, nếu QH chưa chấp nhận và kiểm nghiệm số phiếu của cử tri đoàn thì trên nguyên tắc, ta chưa có một tổng thống – thắng cử. Hiện nay đang diễn ra cuộc thảo luận về vai trò “kiểm phiếu” của QH, QH có quyền hành gì không trong việc phán quyết tính hợp lệ của một lá phiếu. Nếu có thì cho đến khi QH kiểm nghiệm số phiếu rồi biểu quyết thì mới có tổng thống – thắng cử. Nếu QH từ chối kiểm nghiệm số phiếu bầu cho người chết và không ứng viên nào đạt số phiếu cần thiết từ cử tri đoàn, sự lựa chọn tổng thống lúc này sẽ chuyển qua Hạ Viện, mỗi đại diện của tiểu bang được bỏ một phiếu.
Theo tu chính án 20 (“20th Amendment”) “if the President shall not have been chosen before the time fixed for the beginning of his term … then the Vice President elect should act as President until a President shall have qualified.” Tạm dịch: sau khi QH kiểm phiếu cho Phó TT và biểu quyết ai là người được chọn vào vị thế ấy thì ta có phó TT-thắng cử (“vice president-elect”) thì, theo tu chính án kể trên, vị này trở thành “quyền” TT cho đến khi có vị TT chính thức do QH lựa chọn.

JK: Tại sao lại có thời gian một (1) tháng giữa việc cử tri đoàn bỏ phiếu, ngày 14 tháng Mười Hai, và việc QH chính thức kiểm phiếu ngày 6 tháng Giêng?

RP: Ðể QH tân lập (recently elected Congress) có đủ thời giờ giải quyết các xung đột, nếu có.

JK: Nếu người thắng cử TT vào tháng Mười Một qua đời hoặc rút lui trước khi cử tri đoàn nhóm họp để bỏ phiếu (tháng Mười Hai) thì sao?

RP: Ðây là một tình trạng vô cùng phức tạp và khó khăn vì cử tri đoàn đối mặt với việc phải bỏ phiếu thế nào khi [cư dân tiểu bang họ đại diện] đã bầu cho một ứng viên [vừa] qua đời hoặc rút lui.
Theo hai vụ kiện Chiafalo v. WashingtonColorado Department of State v. Baca, tòa án sẽ quyết định sự hợp hiến [lề luật của tiểu bang ấy] của việc CTD phải bỏ phiếu như số đông cư dân đã bỏ phiếu (popular vote).
Nếu tòa án phán quyết như trên, thì Cử Tri Ðoàn (CTD) phải bỏ phiếu theo ý cư dân. Tuy nhiên chưa tiểu bang nào có điều luật về việc CTD phải bỏ phiếu ra sao khi ứng viên được chọn qua đời hoặc rút lui. Nghĩa là QH các tiểu bang ấy phải soạn thảo thêm các điều luật này.
Thực tế hơn, nếu hai đảng CH & DC đều kỹ lưỡng, thì CTD sẽ theo sát với đảng của họ; ngay cả khi ứng viên được chọn đã qua đời / rút lui, CTD hẳn sẽ bỏ phiếu cho người kế vị, ứng viên phó TT của đảng ấy.

JK: Nếu ứng viên qua đời / rút lui sau khi được [đảng CH/DC] đề cử nhưng trước cuộc đầu phiếu thì sao?

RP: The “national political parties,” Democratic and Republican national committees, sẽ lựa chọn ứng viên của họ.
DNC có sẵn điều lệ: 447 thành viên của the Democratic National Committee, sẽ chọn ứng viên khác. Vị chủ tịch (hiện nay là ông Tom Perez) sẽ phải thảo luận và hội ý kiến với các dân biểu (DC) và the Democratic Governors Association. Sau đó sẽ thảo luận với hội đồng và biểu quyết.
Lề luật của the Republican National Committee cũng tương tự: 168 thành viên, ba người từ mỗi tiểu bang và 3 người từ sáu “territories” (lãnh thổ bên ngoài Hoa Kỳ).
Kế đến là việc thay tên ứng viên trên lá phiếu, xem ra dễ dàng nhưng hiện nay thì công việc này khá phức tạp vì ngày bầu cử gần kề.

JK: Có trường hợp nào như việc ứng viên đau ốm ngay trong thời gian bầu cử không? Thí dụ như ứng viên không chết, không rút lui nhưng lâm vào tình trạng hôn mê thì sao?

RP: Chưa hề có tình trạng này tại Hoa Kỳ. Nhưng có một ca về phó TT. Năm 1908, ông William Howard Taft đắc cử TT, ông James S. Sherman là phó TT. Bốn năm sau khi ông Taft ra ứng cử TT nữa thì ông Sherman qua đời sáu ngày trước khi bầu cử. Nhưng kết quả chẳng thay đổi vì ông Taft thua.

Riêng Dế Mèn thì cầu mong ông Trump chóng lành bệnh, để cuộc bầu cử được diễn ra êm thắm. Thua được gì cũng ngã ngũ chứ ổng lăn ra chết bây giờ thì đất nước này sẽ rối tung, nhất là thị trường chứng khoán, chỉ chuộng sự yên ổn [mới chịu bỏ vốn làm ăn].




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trường học trong thời đại dịch - Trần Lý Lê

Ðại dịch không phải là một biến cố xa lạ với con người. Một thế kỷ trước, thế giới cũng trải qua cơn tai biến, đại dịch cúm 1918. Trận đại dịch gieo rắc kinh hoàng, gây tử vong cho trên nửa triệu con người Huê Kỳ và trên 5 triệu người thế giới; những suy sụp về kinh tế tài chánh cũng như các xáo trộn xã hội.
Sau sức khỏe, công ăn việc làm là yếu tố thứ nhì ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống; giáo dục và môi trường sinh sống là những yếu tố quan trọng khác. Trong đại dịch, sau khi dồn mọi nỗ lực vào y tế, chữa trị bệnh tật và phòng ngừa sự lan tràn của trận dịch, nhà cầm quyền bắt đầu lo toan về các vấn nạn kinh tế tài chánh và giáo dục. Không khác chi ngày nay trong đại dịch Covid-19, thủa ấy, việc mở cửa trường học cũng là một đề tài khó khăn gây ra nhiều cuộc thảo luận gay gắt của xã hội trong đại dịch.

Theo tài liệu của bộ Y Tế, nha Y Tế Công Cộng, trong đại dịch cúm, tại hầu hết mọi thành phố lớn, trường học đóng cửa ngoại trừ trường học tại New York, Chicago (tiểu bang Illinois) và New Haven (tiểu bang Connecticut).
Tại ba thành phố kể trên, quyết định của các viên chức y tế dựa trên lập thuyết “học sinh an toàn hơn tại trường học”. Ngày ấy, trong thời kỳ Cấp Tiến, Progressive Era, tiêu chuẩn vệ sinh tại trường học được xem ngang hàng với mục đích giáo dục, tỷ lệ số y tá / số học sinh khá cao; một con số mà ngày nay ta không thể cáng đáng nổi vì quá tốn kém.

Năm 1918, New York có trên một triệu học sinh và 75% số học sinh này sống trong các chung cư chật chội, phần lớn trong tình trạng bẩn thỉu, thiếu vệ sinh theo bản tường trình của Nha Y Tế Công Cộng năm 2010

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



So sánh hoàn cảnh sinh sống của học sinh với môi trường sinh hoạt giáo dục, các chuyên viên y tế kết luận rằng trường học là một môi trường vệ sinh, thoáng khí nơi thầy cô, y tá, bác sĩ áp dụng những tiêu chuẩn gương mẫu của y tế công cộng.

Theo Bác Sĩ Howard Markel, một sử gia y tế và cũng là sếp lớn của the Center for the History of Medicine tại University of Michigan, một trong những tác giả của bản tường trình kể trên, thành phố New York là nơi chịu trận đại dịch cúm sớm nhất và nặng nề nhất (từa tựa như trận Covid-19 vừa qua). Học sinh rời nhà [bẩn thỉu] đến trường học được hưởng không khí trong lành trong phòng ốc sạch sẽ và nhất là được chăm sóc kỹ lưỡng bởi các chuyên viên y tế.

Bác Sĩ Royal Copeland, Health Commissioner của New York thủa ấy đã áp dụng các tiêu chuẩn y tế chặt chẽ như cấm trẻ em tụ họp bên ngoài cổng trường, phải vào lớp và trình diện với thầy cô, được quan sát xem có triệu chứng cúm nào không; nếu có, đứa trẻ được cách ly. Nếu đứa trẻ lên cơn sốt, nhân viên y tế đưa nó về nhà và đồng thời quan sát hoàn cảnh sinh sống. Nếu tình trạng sinh sống không đủ tiêu chuẩn cách ly và chữa trị; đứa trẻ được đưa vào bệnh viện. Nếu được cách ly và chữa trị chứng cúm tại nhà, đứa trẻ được chuyên viên y tế thăm viếng, theo dõi tại nhà hoàn toàn miễn phí.
Ông Copeland cũng cho rằng trẻ em được chăm sóc bởi chuyên viên y tế tại trường học thì an toàn hơn so với việc ở nhà. Do đó nên mở cửa trường hơn là đóng cửa.
Tương tự như New York, với cùng lập thuyết “tình trạng vệ sinh tại trường học an toàn hơn so với gia đình”, các viên chức y tế tại Chicago cũng mở cửa trường học cho 500 ngàn học sinh đến trường. Lớp học mở cửa sổ cho thoáng khí ngay cả trong những ngày lạnh giá vì các tòa nhà thường “quá nóng” (overheated).
Tuy nhiên, tại những ngôi trường mở cửa, học trò cũng vắng bóng vì cha mẹ chúng giữ con cái ở nhà, lo âu về sự truyền nhiễm của chứng cúm; họ lo âu đến nỗi sự sợ hãi trở thành tên gọi “fluphobia”. Ðại để là dù trường học mở cửa, sinh hoạt giáo dục trong thời đại dịch cúm cũng không khác cho mấy so với những trường học chọn việc đóng cửa!

Dựa trên các dữ kiện được ghi chép, một số sử gia cũng như các chuyên viên y tế ngày nay đồng thuận rằng việc mở cửa trường học tại mấy thành phố lớn là “hợp lý”.
Tuy nhiên, ông Markel và các chuyên gia khác, sau khi thẩm định kỹ lưỡng các tài liệu và bản tường trình của 43 thành phố khác trong thời đại dịch cúm, đã đi đến các kết luận sau (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

):

– New York “không đến nỗi nào” nhưng cũng không “đứng đầu” về cung cách áp dụng tiêu chuẩn y tế công cộng; Chicago thì “khá hơn” tí ti.
– Những thành phố áp dụng (1) việc cách ly, (2) đóng cửa trường học hoặc (3) nghiêm cấm việc tụ họp đông đảo chốn công cộng là những nơi đạt kết quả an toàn cao nhất.
– Thành phố nào áp dụng cả ba phương cách [y tế công cộng] kể trên thường chịu ít thiệt hại nhất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Associated Press 2020

Ngày nay, trong đại dịch Vũ Hán, mỗi tiểu bang trên đất nước Huê Kỳ chọn một con đường riêng. Nơi mở cửa trường học, chỗ lại đóng cửa và chọn cách giảng dạy qua liên mạng. Ta “nhìn” nhưng không “thấy” nhau; ta “nghe” nhưng chưa hẳn là “hiểu” nhau?! Một số trường học chọn cả hai, vừa dùng liên mạng vừa có lớp học với số học trò giới hạn để thầy trò có thể giữ khoảng cách 6 bộ Anh. Hầu hết các chuyên viên giáo dục đều đồng thuận rằng cách giảng dạy qua sự tiếp xúc, mặt đối mặt, thường có kết quả cao nhất chưa kể qua việc giao tiếp hàng ngày, trẻ em học bạn cũng như phát triển tâm tính, cách làm việc, chơi chung với người chung quanh. Theo ý riêng, giảng dạy qua liên mạng không phải là một việc làm lý thú vì ta mất hẳn sự quan sát các cử chỉ khi tiếp xúc với con người trước mặt.

Ðóng cửa trường học trong mùa đại dịch không chỉ ảnh hưởng đến giáo dục mà còn kéo theo các hệ lụy về kinh tế / tài chánh liên quan đến việc trẻ em đến trường:
Những đứa trẻ có cha mẹ phải ra đường đến chỗ làm kiếm ăn không thể ở nhà một mình. Tùy theo tiểu bang, trẻ em phải đủ một số tuổi nhất định, 12-14 tuổi trở lên, cha mẹ mới được phép để con ở nhà mà không có người lớn trông nom. Các gia đình ấy tùy thuộc vào trường học dạy dỗ và trông nom con cái trong giờ họ làm việc. Khi trường học đóng cửa các phụ huynh biết làm sao khi lương bổng không đủ cáng đáng món lệ phí trông trẻ em? Chưa kể tại một số xóm nghèo, trẻ em không có máy điện toán để dùng hoặc nơi sinh sống không có phương tiện kết nối với liên mạng. Ðây là nhóm phụ huynh cần trường học mở cửa! Và cũng có những nhóm phụ huynh lo âu về bệnh truyền nhiễm nên muốn con cái học tại nhà.

Một vài trường học vừa mở cửa đã phải đóng cửa giải tán học trò, giảng dạy qua liên mạng vì bệnh tật lan tràn khi các bạn trẻ chọn việc tụ họp, ăn uống bất kể luật lệ của trường ốc, North Carolina tại Chapel Hill, Notre Dame và Ðại Học Michigan… là các thí dụ gần gũi nhất. Thật đáng tiếc vì xã hội mất cơ hội tìm hiểu về đại dịch Covid-19: Nếu các bạn trẻ tuân theo luật lệ của trường học như giãn cách, không tụ họp đông đảo và sử dụng mặt nạ khi ra chốn công cộng… thì ta có thể tiếp tục sinh hoạt tương đối bình thường hay không? Câu hỏi này chắc phải chờ ít lâu nữa, sau khi một số đại học mở cửa và được các bạn trẻ tuân theo luật lệ để có thể tiếp tục “sống với đại dịch” trong một thời gian nữa?

Nói chung, dù khác ý kiến về việc mở hay đóng cửa trường học trong thời đại dịch, hầu hết mọi chuyên viên y tế đều đồng thuận rằng Covid-19 khác với cúm. Khoa học hiểu biết khá nhiều về siêu vi khuẩn cúm trước khi đại dịch 1918 khởi phát trong khi coronavirus là loài siêu vi khuẩn khá mới, nhất là Covid-19, ta chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về bệnh tật do Covid-19 gây ra. “Chưa biết” là yếu tố gây lo âu, sợ hãi cho con người nhất là khi các con số về tử vong, thiệt hại gia tăng theo cấp số cộng, và nhất là sau 6-7 tháng oằn mình chịu đựng ta vẫn chưa có một giải pháp an toàn nào để đối phó với siêu vi khuẩn Covid-19 ngoài việc ẩn nhẫn, trốn tránh!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#7 cariga

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1994 Bài viết:
  • 1775 thanks

Gửi vào 25/10/2020 - 03:10

Mỹ đang biến Covid 19 thành cúm mùa. Spanish flu được phát
hiện và bùng phát cả thế giới từ 1918. Tới giờ là hơn 100 năm nó vẫn còn tồn tại ở nước Mỹ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đó là lí do năm nào chúng ta cũng nên đi chích ngừa cúm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Còn bây giờ thì ngồi ngỡ lịch chờ vaccine covid ra.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#8 lanka

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 207 Bài viết:
  • 318 thanks

Gửi vào 25/10/2020 - 10:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

la.xanh, on 24/10/2020 - 17:30, said:

Bài này có giải thích "Miễn dịch cộng đồng" là gì và tại sao nó không nên áp dụng đối với COVID 19. Nước nào mà đi theo tư tưởng này thì toàn thấy đi bằng mạng người.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thật đúng là nên gọi vaccin là tạo "bảo vệ cộng đồng" để thay cho loại "miễn dịch cộng đồng" là kiểu miễn dịch tự nhiên cho lây tràn lan với covid 19.
Thế nhưng lại có ý kiến cho rằng chính người dân cũng ngầm quyết định chuyện này, vì họ thà bị bệnh mà không muốn đói vì thất nghiệp, đóng cửa, giới nghiêm...

Thanked by 1 Member:

#9 MaiLan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 375 thanks

Gửi vào 27/10/2020 - 01:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

FM_daubac, on 24/10/2020 - 12:56, said:

COVID-19 trường hợp tăng đột biến với hơn 82.000 trong một ngày



Đại dịch và chuyện cũ & mới - lltran

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




​Ngày ấy, tháng Chín năm 1918, trận đại dịch cúm Tây Ban Nha hoành hành và đã hủy diệt cả triệu con người khắp nơi trên địa cầu. Kinh hoảng quá nên thay vì ngồi chờ… chết, bá tánh đã hốt hoảng tìm kiếm và sử dụng hầu như mọi cách, hay cũng như dở, để tự cứu chữa. Đại dịch Vũ Hán năm nay cũng đưa con người đến sự hoang mang, bất ổn tương tự nên không lạ là người ta chịu “thử” những thứ khác thường và ngay cả nguy hiểm như thuốc tẩy, thuốc trị sốt rét… để bớt sợ hãi khi khoa học chưa có cách chữa trị hiệu quả.

Trong cuốn “Pale Rider: The Spanish Flu of 1918 and How It Changed the World", nhà báo Laura Spinney đã mô tả việc bá tánh tìm kiếm và sử dụng các cách chữa trị được đồn thổi trong dân gian vì y học ngày ấy còn phôi thai, chưa biết nhiều về ảnh hưởng của thuốc men trên cơ thể nên con người có khuynh hướng “vái tứ phương”. Thuốc men hoạt động ra sao và bao nhiêu thì đủ lượng để đạt hiệu quả mong muốn. Đó chính là các câu hỏi căn bản về ngành nghiên cứu và thử nghiệm dược phẩm trên cơ thể con người hay “clinical trial”. Bà nhà báo còn đi xa hơn nữa trong việc mổ xẻ các nguyên nhân dẫn đến sự tốn kém về thời gian và tiền bạc trong ngành nghiên cứu và thử nghiệm dược phẩm. Bà Spinney cho rằng sự tin tưởng vào khoa học bắt nguồn từ mối liên hệ mật thiết giữa bác sĩ và bệnh nhân, có tin tưởng vào bác sĩ thì bệnh nhân mới tự nguyện tham gia các chương trình thử nghiệm kể cả việc họ có thể nhân “giả dược” (placebo) mà không được dùng thuốc “thật”. Và cũng dựa trên lòng tin [vào bác sĩ], “giả dược” cũng hiệu quả trong việc tiết giảm một số triệu chứng nhất là cảm giác đau đớn.
Vào thế kỷ trước, khi trận đại dịch cúm hoành hành, “niềm tin” kể trên bị hủy hoại vì bệnh nhân nhận ra rằng bác sĩ không có cách chữa trị hiệu quả; do đó họ xoay qua tìm kiếm các cách trị liệu khác để tự chữa hoặc để nuôi hy vọng.

Một tác giả khác, Bác Sĩ Jeremy Brown, trong cuốn "Influenza: The Hundred-Year Hunt to Cure the Deadliest Disease in History" cũng cho rằng khi đứng trước căn bệnh hiểm nghèo mới được nhận diện, con người hoang mang sợ hãi nên sẵn sàng “thử” những cách trị liệu khác thường kể cả những món chưa được kiểm nghiệm. Ông Brown đưa ra khá nhiều thí dụ về việc sử dụng thuốc men bừa bãi, cách trị liệu bất thường. Chẳng hạn như việc dùng Aspirin, món thuốc phổ thông lâu đời từ ngàn năm, đã được dùng để trị cúm với liều lượng cao gấp 10 lần lượng thuốc được xem là an toàn. Quinine được / bị sử dụng để giảm sốt từ chứng cúm và chẳng có hiệu quả gì. Thuốc xổ và dầu castor là mấy món cũng đã được dùng để trị cúm trong cơn đại đich. Xa lạ hơn là việc rút máu [để giảm cơn sốt]; hít thở hơi [chlorine] gas từ các trạm xăng, và khử trừ ma quỷ đã được áp dụng để trị cúm…

Nhìn chung, khoa học rút ra được nhiều bài học quý giá từ trận đại dịch cúm 1918 và so sánh với trận đại dịch Vũ Hán ngày nay.
Năm ấy, ta chưa có:
-Thuốc chủng ngừa cúm (có mặt từ những năm 1940)
-Trung Tâm kiểm Soát và Phòng ngừa Bệnh Tật /CDC (ra đời năm 1946)
-Tổ Chức Y Tế Thế Giới / WHO (ra đời năm 1948)
- Thuốc chủng ngừa tê liệt (có mặt từ năm 1954)

Năm nay, khoa học đã chế tạo được một số thuốc chủng ngừa siêu vi khuẩn, từ siêu vi khuẩn gây chứng tê liệt, chứng “Giời leo” (shingle), chứng liệt kháng (HIV), chứng viêm gan A & B và cả chứng cúm. Tạm hiểu là con người đã bước một khá xa trong sự hiểu biết về siêu vi khuẩn và tìm cách chống đỡ. Thế giới cũng như nhiều quốc gia tân tiến đã có những tổ chức chuyên việc nghiên cứu thử nghiệm và trao đổi kinh nghiệm chữa trị bệnh tật nên tin tức, tài liệu được lan truyền nhanh chóng chưa kể việc ta học được khá nhiều kinh nghiệm từ trận đại dịch trong thế kỷ trước.

Hiểu biết nhiều hơn nên con người cẩn thận hơn trong việc phòng ngừa sự lan truyền của bệnh tật qua việc đeo mặt nạ, rửa tay, tự cách ly trong khi chờ đợi thuốc men được chứng thực là an toàn và hiệu quả sau khi thử nghiệm kỹ lưỡng. Ấy thế mà vẫn có những người dùng thuốc men bất kể công dụng. Hydroxychloroquine thế chỗ cho quinine. Không biết có ai uống thuốc tẩy không? Hẳn nhờ các nhà sản xuất đồng loạt kêu là rằng đừng uống thuốc tẩy, chỉ dùng để lau chùi mặt quầy, bàn ghế… nên chưa có kẻ mạng vong? Có kẻ mua thuốc men qua liên mạng, sử dụng những món trị liệu được quảng cáo là tốt lắm, hiệu quả lắm và có cả một vài người tên tuổi đứng ra giới thiệu / quảng cáo. Hóa ra khi hoang mang, sợ hãi thì bá tánh dễ siêu lòng chịu móc túi tiêu xài mua lấy ít “hy vọng”?

Ta biết gì về đại dịch Vũ Hán? Tính đến tháng Mười năm 2020, thuốc chủng ngừa đang được ráo riết thử nghiệm khắp nơi. Cách phòng ngừa hữu hiệu nhất vẫn là việc dùng mặt nạ, rửa tay, tránh xa chốn đông người. Việc chữa trị chứng nhiễm trùng Covid-19 cũng vẫn còn nằm trong vòng thử nghiệm. Ngay cả món thuốc Remdesivir, cũng chỉ được “chứng thực” trong việc sử dụng giới hạn (FDA approved for limited use) vì ta chưa có thuốc men nào khác. Remdesivir chỉ thu ngắn thời gian trị liệu vài ngày so với giả dược. Tuy nhiên, khi phân tích theo khía cạnh “kinh tế” thì một lần trị liệu Remdesivir (giá $3,120 qua bảo hiểm y tế tư nhân và $2,340 qua các chương trình Medicare & Medicaid) xem ra “rẻ” hơn: mỗi ngày trị liệu tại ICU với lệ phí từ bệnh viện có bảng giá cao hơn tiền thuốc?

Một chương trình trị liệu Covid-19 “nổi tiếng” nhất là việc chữa trị cho ông Trump. Ông ấy đến và rời bệnh viện bằng trực thăng (tiền chuyên chở là bao nhiêu?) và sử dụng nhiều phương thức chữa trị từ dưỡng khí, steroids đến một loại thuốc pha trộn các khác thể chưa kể việc thử nghiệm liên tục.
Tính theo thời giá, ba ngày trị liệu ấy tốn trên dưới 100 ngàn mỹ kim; người bệnh [phó thường dân] sẽ gánh một món nợ khá lớn dù được bảo hiểm y tế chịu đựng phần lớn lệ phí chữa trị. Theo FAIR Health, một tổ chức chuyên việc phân tích giá cả của các dịch vụ y tế, trung bình, việc chữa trị Covid-19 tốn khoảng $61,912. Ta chưa biết rõ biến chứng lâu dài sau khi nhiễm trùng Covid-19 là những gì và nếu / khi đạo luật Affordable Care Act bị thu hồi, những người nhiễm Covid-19 hôm nay (pre-existing disease) có thể bị các công ty bảo hiểm từ chối?!

Covid test có bảng giá cỡ $100/ test nhưng đã có bệnh viện đòi đến $6,408 cho một lần thử nghiệm (?). Với 108 triệu tests đã thực hiện, phí tổn riêng cho việc thử nghiệm đã là một con số đáng kể, trên trăm triệu mỹ kim. Bảng giá của việc chữa trị Covid-19 chưa được tổng kết, hẳn phải đến sang năm mới có dữ kiện sơ khởi để phân tích? Cứ sơ sơ mà tính thì 5 ngày bệnh viện, thuốc men, nhân viên y tế thì mỗi bệnh nhân tốn mấy chục ngàn mỹ kim. Còn những người phải dùng ICU thì số tiền chi phí gia tăng nhanh chóng hơn!

Nói chung, cả hai trận đại dịch đều đáng sợ như nhau. Trận cúm đã qua nhưng cơn Covid-19 vẫn còn đang rầm rộ dù tỷ lệ tử vong vì bệnh tật đã tiết giảm đôi chút. Cư dân thế giới đang oằn mình chịu trận. Kinh tế đình trệ. Ngân sách quốc gia đi đến chỗ kiệt quệ nên chính phủ tiếp tục đi... vay mà tiêu xài. Giáo dục lưng chừng, thày trò vừa dạy / học vừa lo âu và chỉ biết cố gắng.
Cầu mong cơn đại hồng thủy sẽ đi qua và con người sẽ xây dựng lại từ các đổ vỡ tang thương này!

Thanked by 1 Member:

#10 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 27/10/2020 - 01:42

ở pháp cũng tăng giờ giới nghiêm từ 21h đến 6h sáng hsau ở các thành phố lớn paris ....
có thể đóng cửa đại học cấp 2 3 , mẫu giáo và cấp 1 vẫn đi học , vẫn hơn 52k ca mắc mà ^^
nhiều nước may be sẽ lockdown lại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



thụy sĩ cũng vậy , chắc sẽ lockdown tiếp

covid quật kinh thật

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 27/10/2020 - 01:53


Thanked by 1 Member:

#11 MaiLan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 375 thanks

Gửi vào 27/10/2020 - 20:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



“Mặt nạ nửa vời” hay “khẩu trang”? - Trần Lý Lê

Tấm khăn che mặt hay “mask” trở nên một danh từ quá xá phổ thông từ ngày đại dịch hoành hành; cư dân thế giới gọi tấm khăn che mặt kia bằng nhiều tên, theo công dụng là “Germ shield” (tắm chắn vi khuẩn); theo tâm cảm bực bội là “dirt trap”, cái bẫy bụi hoặc mỉa mai, chống đối là “muzzle”, vật dụng buộc miệng thú vật (“rọ miệng”). Khăn che mặt không có chi mới mẻ, vật dụng này đã được sử dụng cả trăm năm nay, để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp và bảo vệ sức khỏe. Khăn che mặt vô cùng phổ thông với dân Á Châu, ta dùng để cản bụi đường; người Việt ta gọi là “khẩu trang” (“khăn che miệng” dù tấm khăn che cả mũi?!)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


nguồn:businessinsider.com/
So sánh với trận đại dịch cúm (Spanish Flu 1918) của thế kỷ trước, đại dịch Vũ Hán có nhiều điểm tương đồng và cũng có những dị biệt. Ngày trước, cư dân Huê Kỳ cũng dùng mặt nạ để tự bảo vệ; mặt nạ thủa ấy chế tạo từ các loại vải dệt thưa như gauze (vải mùng) và cheesecloth (vải lọc nước). Trong đại dịch, xưa cũng như nay, chuyên viên y tế công cộng đều khuyến khích cư dân dùng mặt nạ để tự bảo vệ và tránh nhiễm trùng cho người chung quanh. Xưa cũng như nay, cư dân có người đồng thuận và cũng có kẻ chống đối.
Là chuyên viên y tế nên với Dế Mèn, việc dùng mặt nạ là chuyện hiển nhiên như đói thì ăn, khát thì uống và muốn phòng ngừa bệnh truyền nhiễm thì rửa tay, đeo mặt nạ… nên vô cùng bỡ ngỡ với việc chống đối. Áy náy như thế nên phe ta mày mò lục lại tài liệu cũ, may ra hiểu thêm ít nhiều về sinh hoạt của tiền nhân trước đại dịch. Và khi đọc sách vở thì tìm ra vài điều lý thú nên xin kể lại đây.
Trong những năm 1918, 1919 của đại dịch cúm, quán rượu, tiệm ăn, những địa điểm tụ họp để ăn uống chuyện trò cũng như rạp hát trường học đều bị đóng cửa. Mặt nạ đã trở thành biểu tượng của sự chống đối vì “chính quyền quá quan trọng hóa đại dịch”; và cư dân cũng xuống đường, đưa kiến nghị và cứ tụ họp để phản kháng. Trong lúc ấy, cả chục ngàn người Huê Kỳ đã chết vì cúm!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo sách vở, dịch cúm xuất hiện lần đầu tiên vào tháng Ba, năm 1918 trong một căn cứ quân đội tại Kansas, khoảng 100 binh sĩ bị nhiễm trùng. Chỉ chừng một tuần lễ sau, số người bị nhiễm trùng tăng gấp 5, rồi nhanh chóng lan tràn khắp nơi. Ðể đáp ứng, một số địa phương ban hành luật cách ly hầu tránh bệnh tật lan tràn. Theo Bác Sĩ Howard Markel, tác giả cuốn sách “Quarantine!” và cũng là một sử gia về dịch bệnh tại đại học Michigan, đến mùa Thu cùng năm thì bảy thành phố lớn San Francisco, Seattle, Oakland, Sacramento, Denver, Indianapolis và Pasadena, California đã ban hành luật buộc cư dân dùng mặt nạ. Thủa ấy, cũng có những người chống đối nhưng tiếng nói của họ không mạnh mẽ cho mấy. “Anti-Mask League”cũng lên tiếng nhưng cũng chỉ là những nhóm nhỏ.

San Francisco là thành phố tiên phong về những luật lệ an toàn y tế, theo dõi bệnh tật kỹ lưỡng và ghi chép cả việc một nam nhân mang bệnh về nhà sau chuyến thăm viếng Chicago. Một việc làm khó thể lặp lại ngày nay vì bá tánh di chuyển hà rầm, thành phố nào có đủ nhân viên y tế công cộng để lập hồ sơ rồi tìm kiếm, theo dấu vết bệnh tật kỹ lưỡng như thế?
​Ðến cuối tháng Mười thì tại California đã có 60 ngàn người nhiễm bệnh, riêng San Francisco thì con số đã lên đến 7 ngàn người và thành phố được đặt tên “masked city.” “The Mask Ordinance” do thị trưởng James Rolph ban hành ngày 22 tháng Mười năm 1918 đã khiến San Francisco trở thành thành phố đầu tiên bắt buộc cư dân dùng mặt nạ, và chiếc mặt nạ phải có đủ 4 lớp!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhật báo The San Francisco Chronicle cho rằng chiếc mặt nạ giản dị nhất làm bằng vải mùng bốn lớp và dây thun, loại mặt nạ mà các nhân viên công lực sử dụng ngày ấy và bị chế giễu là cảnh sát đắp mặt bằng miếng bánh!?
Những người phản đối càm ràm rằng đeo mặt nạ rất khó chịu, xấu xí và mất tự do ngay cả việc chỉ riêng trong tháng Mười, số người tử vong đã lên đến 195 ngàn người! Bài báo của ký giả Alma Whitaker trên tờ The Los Angeles Times (ngày 22, tháng Mười năm1918) thuật lại rằng những người nổi tiếng (tài tử, minh tinh điện ảnh) đã cằn nhằn về mặt nạ vì khi phải dùng, bá tánh chẳng mấy ai nhận ra họ [là người nổi tiếng] nữa cả!
Tại quán ăn, nhân viên đeo mặt nạ nhưng thực khách thì cuộn tấm che mặt lên mũi rồi há miệng nhai nuốt thức ăn. Riêng bà ký giả cũng phản đối và từ chối dùng mặt nạ rồi phây phây ra đường. Lập tức bà ấy bị đưa đến trụ sở Hồng Thập Tự về tội “bất tuân” và thúc ép phải dùng mặt nạ!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Luật lệ đeo mặt nạ được áp dụng chặt chẽ, kẻ bất tuân bị phạt từ 5 -10 Mỹ kim hoặc đi tù 10 ngày. Ngày 9 tháng Mười Một năm ấy, trên ngàn người bị bắt giữ, nhà tù đông đến độ chỉ còn chỗ đứng. Tòa án và cảnh sát phải làm việc ngày lẫn đêm để giải quyết số “tù nhân” đông đảo nọ. Khi quan tòa Mathew Brady hỏi tội phạm tại sao không đeo mặt nạ thì có kẻ trả lời rằng họ đang đốt điếu xì gà thì bị bắt trong khi người khác biểu không thích tuân theo luật lệ kia.
Báo chí địa phương cũng tường thuật về các cuộc ẩu đả giữa người thuận và kẻ chống luật đeo mặt nạ. Ngay cả nhân viên y tế, health inspector, ông Henry Miller cũng đã bị kẻ chống đối uýnh tơi bời vì thúc ép họ đeo mặt nạ. In hệt như ngày nay, nhiều nhân viên cửa tiệm bị khách hàng chửi bới, thượng cẳng chân hạ cẳng tay và ngay cả rút súng dọa bắn vì đã yêu cầu khách hàng dùng mặt nạ theo luật lệ của cửa tiệm.
San Francisco, Los Angeles không chỉ là hai nơi xảy ra những vụ ẩu đả về việc đeo mặt nạ, tại những thành phố lớn khác như Chicago, cư dân cũng họp nhau chống đối. Theo tờ báo Chicago Daily Tribune, tháng Mười năm 1918, trong buổi họp thường niên của hội đoàn the Illinois Equal Suffrage Association ghế ngồi đặt cách nhau 4 bộ Anh, và chỉ 100 hội viên được tham dự. Hội đoàn này phản kháng việc đeo mặt nạ vì khi chụp ảnh, chẳng ai thấy mặt mũi họ nên lúc ra ứng cử, cử tri không mấy quen thuộc!?
Bốn tuần lễ phải đeo mặt nạ chấm dứt trưa ngày 21 tháng Mười Một, và cư dân San Francisco đổ ra đường nhảy múa reo mừng. Người người tháo mặt nạ vứt xuống đất, giày xéo cho hả giận; nhà thờ đổ chuông như thể khi thánh lễ quan trọng được cử hành! Cảnh sát thành phố thở ra vì họ không phải thực thi luật pháp nữa trong khi hàng quán tặng không rượu bia, kem… cho khách ăn, uống. Ðường phố đầy những chiếc mặt nạ… rác.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trận cúm đầu tiên vừa chấm dứt [cùng lúc với luật đeo mặt nạ] nhưng trận cúm thứ nhì đang từ từ lộ diện. Ðến giữa tháng Mười Hai thì thành phố đã rục rịch định ban hành luật đeo mặt nạ nhưng lần này thì cư dân phản đối mãnh liệt. Tổ chức Anti-mask League ra đời. Văn phòng của ông sếp chi y tế địa phương, Bác Sĩ William C. Hassler bị đặt bom nhưng bom không phát nổ.

Kể lại chuyện cũ và phân tích các dữ kiện liên quan đến trận cúm 1918, sử gia Brian Dolan, University of California, San Francisco, cho rằng phản đối việc đeo mặt nạ không phải là vì điều luật ấy vi hiến mà thực ra vì tiền! Bị mất cơ hội buôn bán làm ăn nên cư dân nổi đóa và họ phản ứng bằng cách chống đối dữ dội. Theo thống kê của CDC, đến cuối năm 1918 thì con số tử vong đã lên đến 244, 681 người.
Tháng Giêng năm 1919, thành phố Pasadena ban hành điều luật đeo mặt nạ và cảnh sát đành ép cư dân tuân theo. Cảnh Sát Trưởng W.S. McIntyre cho rằng đó là một điều luật bị chống đối ầm ĩ nhất; cảnh sát chịu áp lực, chửi bới từ nhiều phe phái, tứ bề thọ địch. Hàng quán vắng hoe vì bá tánh không muốn ra đường nên người người rầu rĩ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Năm ấy, đeo mặt nạ trở thành biểu tượng chính trị, in hệt như chuyện ngày nay! Cư dân xuống đường đòi thị trưởng và sếp y tế từ chức vì “ép dân đeo mặt là vi phạm quyền tự do” của họ và “chẳng có bằng chứng nào là đeo mặt nạ tiết giảm sự lan tràn của cúm!”
Vào cuối tháng Hai năm 1919, số người nhiễm bệnh đã giảm khá nhiều và điều luật kể trên cũng được bãi bỏ. Nhưng rồi đến cuối năm 1919, trận bão cúm trở lại Huê Kỳ lần thứ ba (!); con số tử vong lên đến 675 ngàn người; riêng tại San Francisco, tỷ lệ tử vong là 3%, một tỷ lệ cao nhất trên đất nước này.
Theo Tiến Sĩ Dolan, câu chuyện của Anti-Mask League xem ra đang được lặp lại ngày nay, cũng in hệt các lập luận, ý tưởng cũ. Ðiều này cho thấy điểm đặc thù của cư dân Huê Kỳ: sự chia rẽ [về] tư tưởng hay phân cách giữa tự do cá nhân và sự đồng thuận áp dụng điều lệ y tế vì sức khỏe cộng đồng! Sự phân cách ấy xem ra đang được người thế giới bàn luận ồn ào.

TLL

* Tài liệu từ (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
* Hình ảnh của San Francisco Chronicle – Archives; Chicago Daily Tribune – Archives

Sửa bởi MaiLan: 27/10/2020 - 20:45


Thanked by 1 Member:

#12 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18600 thanks

Gửi vào 27/10/2020 - 21:13

Cựu thống đốc tb New Jersey Christie nếm mùi Covid19 7 ngày trong ÍCU, ra bv ông hô hào deo mask vì ông sợ lắm rồi .

Riêng Trump phúc lớn phây phây sau 2-3 ngày chữa trị .

HC

Thanked by 2 Members:

#13 MaiLan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 375 thanks

Gửi vào 29/10/2020 - 19:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

FM_daubac, on 24/10/2020 - 12:56, said:

COVID-19 trường hợp tăng đột biến với hơn 82.000 trong một ngày

Thử Nghiệm Lâm Sàng - lltran

Trong cuộc chạy đua chế tạo thuốc chủng ngừa, thuốc chữa trị Covid-19 khiến người thế giới nghe nói khá nhiều về thử nghiệm lâm sàng hay “Clinical trials”. Thử nghiệm lâm sàng là việc sử dụng thuốc men [ta chưa biết rõ về hiệu quả cũng như tính an toàn] trên con người, những người tình nguyện tham gia sau khi được giải thích cặn kẽ về món thuốc kia. Không quen thuộc với tiêu chuẩn thử nghiệm lâm sàng thì khó lòng hiểu căn kẽ tại sao tiến trình thử nghiệm lại nhiêu khê và tốn nhiều thời giờ cũng như của cải như thế.

Thông thường, thử nghiệm lâm sàng thường bao gồm hai nhóm chính: 1) thử nghiệm qua việc quan sát hay “observational studies”: chuyên viên theo dõi và ghi chép những sự việc xảy ra trong nhóm người được quan sát; loại thử nghiệm này là nền tảng của ngành dịch tễ học (epidemiology); 2) thử nghiệm bằng cách sử dụng thuốc men, cách chữa trị, dụng cụ… hay “experimental studies”. Loại thử nghiệm này giúp con người tìm hiểu và sau đó tùy theo kết quả mà áp dụng thuốc men, cách chữa trị, dụng cụ đã được thử nghiệm cũng như chứng minh mức an toàn và hiệu quả.

Thử nghiệm lâm sàng không phải là một khái niệm mới mẻ; từ thế kỷ XI, năm 1061 trên tập sách Atlas of Materia Medica, ông cụ Song Su đã ghi chép và hiệu đính về cuộc thử nghiệm sâm Shangdang: Hai người tham dự đã chạy đua, khoảng cách 3-5 li (khoảng 1,500 – 2,500 thước). Một người được dùng sâm, người kia thì không dùng. Người không dùng bị hụt hơi và người dùng sâm thở dễ dàng bớt mệt nhọc hơn. Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên dùng “control” (không chữa trị) để so sánh hiệu quả của “thuốc men”.
“Control” hay “tiêu chuẩn” để so sánh giữa những nhóm người / vật thử nghiệm; ít nhất là hai nhóm, nhóm dùng thuốc men/vật dụng (device)/cách chữa được so sánh với nhóm “tiêu chuẩn” hay “control” trong tình trạng sức khỏe tương tự. Các dữ kiện xảy ra trong suốt thời gian thử nghiệm giữa các nhóm được ghi chép và tổng hợp để so sánh rồi đi đến kết luận. Nhóm “tiêu chuẩn" là nền tảng của các cuộc thử nghiệm lâm sàng ngày nay; không có tiêu chuẩn để so sánh, ta khó lòng đi đến kết luận chính xác.

Y học Âu Mỹ cũng sử dùng thử nghiệm lâm sàng nhưng chậm trễ hơn. Vào thế kỷ XVIII, tại Anh mới có cuộc thử nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả nhuận trường của rễ cây rhubarb. Rễ rhubarb đã được dùng như thuốc nhuận trường từ 5,000 năm tại Âu Châu nhưng mãi đến năm 1786, Âu châu mới ghi chép kết quả của cuọcthử nghiệm lâm sàng đầu tiên khi Bác Sĩ Caleb Parry cho bệnh nhân dùng hai loại rễ rhubarb, loại thứ nhất trồng tại địa phương so với loại thứ nhì sản xuất từ Thổ Nhĩ Kỳ (đắt giá hơn). Ông ấy kết luận rằng cả hai loại rễ đều hiệu quả như nhau sau khi thu góp và ghi chép triệu chứng từ bệnh nhân. Ngày nay, khi phân chất, ta tìm thấy rễ và cành rhubarb chứa anthraquinone có dược tính nhuận trường.

Vào thế kỷ XX, các chuyên gia y tế mới bắt đầu sử dụng kỹ thuật “randomization”, áp dụng sự “ngẫu nhiên” vào việc lựa chọn nhóm thử nghiệm, không do người thử nghiệm lựa chọn để tránh “thiên vị” (biases). Tạm hiểu là cách chọn lựa người / vật [để] thử nghiệm hoàn toàn “ngẫu nhiên” qua việc ném xúc xắc hay chi tiết hơn dùng phép “xác suất” của toán học.
Từ đó, ta có các “randomized trial’, các cuộc thử nghiệm lâm sàng được chia nhóm theo sự “ngẫu nhiên”

Năm 1905, tại Kuala Lumpur Lunatic Asylum nhiều bệnh nhân bị chứng beriberi, một căn bệnh ảnh hưởng đến trung tâm thần kinh và tim. Vị quản đốc bệnh viện, Bác Sĩ William Fletcher dẫn đầu cuộc thử nghiệm dùng cách chọn nhóm qua sự “ngẫu nhiên”. Mỗi bệnh nhân có một con số, người mang số lẻ vào nhóm ăn cơm gạo trắng và người mang số chẵn vào nhóm ăn cơm gạo lứt. Khi cuộc thử nghiệm chấm dứt, 5% số người ăn cơm trắng qua đời vì chứng beriberi trong khi nhóm ăn gạo lứt không ai tử vong. Đây là cuộc thử nghiệm sử dụng thuật “ngẫu nhiên” sớm nhất trong y sử khi một nhóm được chọn để làm tiêu chuẩn [sinh sống như thường nhật, ăn gạo trắng] so sánh với nhóm được “chữa trị” [ăn gạo lứt để chữa chứng beriberi].
Ngày nay, ta biết rằng chứng beriberi là hậu quả của sự thiếu thiamin (sinh tố B1) và gạo trắng không chứa đủ loại sinh tố này. Ngoài ra, phương thức thử nghiệm kể trên không còn được áp dụng nữa vì lý do thiếu nhân đạo (ethics) cũng như cách “lựa chọn” theo kiểu mẫu “ngẫu nhiên” được thay thế bằng các thảo trình toán học xác suất.

Trở lại với các cuộc thử nghiệm lâm sàng, ngày nay khoa học áp dụng chương trình nghiên cứu theo tiến trình tuần tự từng giai đoạn (phases) I-IV. Phase I để tìm hiểu và xác định tính an toàn trong con người; phase II để tìm hiểu mức hiệu quả [và cả sự an toàn) trong một số [ít] người; phase III để tìm tìm hiểu mức hiệu quả, tính an toàn của việc chữa trị so với “tiêu chuẩn” hay control và để so sánh, giai đoạn III áp dụng cách lựa chọn “ngẫu nhiên” (randomization). Do đó, giai đoạn I và II tương đối ngắn hạn, chữa trị một lần hoặc nhiều lần (30 ngày cho các loại trị liệu dài hạn) và chỉ cần thử nghiệm trong một số ít người. Ở giai đoạn III, số người tự nguyện tham dự lên đến cả ngàn, con số dựa trên sác xuất thống kê hay “statistics”; giai đoạn này kéo dài nhiều năm tùy theo mức tham dự của người tình nguyện. Trong phase IV, việc nghiên cứu tiếp tục, chuyên viên thu góp các dữ kiện liên quan đến món thuốc sau khi đưa ra thị trường; số người sử dùng nhiều hơn và ít chọn lọc hơn.

Trong trường hợp thử nghiệm thuốc chủng ngừa Covid-19, số người tình nguyện cần thiết lên đến cả ngàn để có đủ dữ kiện so sánh giữa giả dược (placebo) và thuốc “thật”. Tạm hiểu là ta cần thời gian để thử nghiệm và thẩm định một món thuốc mới. Chữa trị và phòng ngừa Covid-19 đã trở thành mối lo âu hàng đầu nên cả thế giới dốc toàn tài lực vào việc tìm kiếm cũng như thử nghiệm các loại thuốc ấy. Kết quả là trong một thời gian kỷ lục, chưa đến một năm mà đã có nhiều loại thuốc xuất hiện và có thể được chế tạo cũng như sử dụng trên thế giới.
Theo báo New York Times, hiện nay ta có ba món thuốc chủng ngừa đang được thử nghiệm trong phase III tại Hoa Kỳ; kết quả có thể được công bố vào cuối năm. Điều đáng mừng hơn nữa là chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới chịu đầu tư vào việc chế tạo thuốc chủng ngừa dù chưa có kết quả chắc chắn từ phase III. Nghĩa là chính phủ chấp nhận sự rủi ro, bỏ tiền tài trợ việc chế tạo dù biết rằng món tiền bạc tỷ ấy có thể bốc hơi vì thuốc chủng [đang được thử nghiệm] không thành công!
Tại các quốc gia khác như Hoa Lục và Nga Sô, các chính phủ này công bố rằng họ đã có thuốc chủng ngừa Covid-19, sẵn sàng cho cư dân sử dụng. Tuy nhiên cộng đồng khoa học thế giới chưa được kiểm nghiệm tài liệu liên quan đến các thuốc chủng ấy. Chẳng hạn như thuốc chủng ngừa thuộc loại nào, chế tạo ra sao? Đã có bao nhiêu con người sử dụng trong cả ba giai đoạn I-III? Tính an toàn ra sao, có những phản ứng phụ nào? Và quan trọng nhất, hiệu quả ra sao so với những người dùng giả dược? Và nhiều câu hỏi khác.

Khi dữ kiện chưa được công bố thì tất nhiên là ta có câu hỏi, và khi chưa có câu trả lời chính xác thì việc sử dụng món hàng ấy là điều không nện Sức khỏe là vàng, phải không bạn?
---
[indent]Xin trả lời hai vị có câu hỏi về thử nghiệm lâm sàng:

I. Thuốc chủng ngừa Covid-19 được đưa ra thị trường nhanh chóng quá sức như thế thì có an toàn không?
Sở dĩ việc thử nghiệm lâm sàng cho thuốc chủng ngừa Covid-19 tiến triển nhanh không ngờ nhờ một số yếu tố sau:

1) Thuốc dùng ngắn hạn (1 lần và tái chủng lần thừ nhì nếu cần) nên thời gian theo dõi người tình nguyện cũng ngắn (so với các loại thuốc dùng nhiều lần).

2) Các cuộc thử nghiệm lâm sàng thường kéo dài nhiều năm vì cần có đủ số người tham gia (“sample size” định sẵn theo statistics). Thử nghiệm thuốc men cho Covid-19 thu hút khá đông đảo người tình nguyện vì căn bệnh “nổi tiếng” quá, ai cũng hay biết và muốn tham gia vì nhiều lý do (thân nhân qua đời, công việc làm và ngay cả ý muốn cứu mình, cứu người…) nên việc thời gian chờ [đủ số người tham gia] tương đối “ngắn” ( chỉ vài tháng so với vài năm cho các loại thuốc khác).

3) Với Covid-19, các hãng bào chế có thể sửa soạn chương trình đưa thuốc ra thị trường trước khi chấm dứt phase III nhờ chính quyền đầu tư, chịu tài trợ các lỗ lã nếu món thuốc không đủ hiệu quả và không thể đem bán (tốn kém bạc tỷ).
Thời gian sửa soạn khá lâu, cả 6-9 tháng trong khi chờ đợi FDA chứng thực và cho phép bán (manufacturing preparation: chai lọ (vật đựng), bao bì, kim chích, lời chỉ dẫn… Món nào cũng phải qua sự duyệt xét của FDA). Nghĩa là hãng bào chế có thể thực hiện cùng lúc công việc thử nghiệm và sửa soạn đem bán nên thời gian được thu ngắn lại. Sự việc này chưa bao giờ xảy ra cho ngành bào chế dược phẩm cho đến khi Covid-19 xuất hiện.

Dài dòng như thế vì chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng công trình thử nghiệm lâm sàng cho thuốc men về Covid-19 đã và đang theo đầy đủ các quy tắc về an toàn (safety) và hiệu quả (efficacy). Việc “rút ngắn” thời gian là nhờ các yếu tố (1-3) chính kể trên, nên khi thuốc được sử dụng, ta có thể an tâm.

II. Tại sao đang thử nghiệm lâm sàng thì lại ngưng?

Chi tiết về sự an toàn trong thử nghiệm lâm sàng:

Trong suốt tiến trình thử nghiệm, nhất là trong phase III khi cả ngàn người tình nguyện tham gia, cơ quan y tế nào (FDA tại Huê Kỳ, European Medicines Agency tại EU…) cũng đòi hỏi công ty bào chế và tài tài trợ chương trình thử nghiệm lâm sàng phải thành lập riêng một hội đồng giám định Y Khoa hay "Independent Safety Review Board", "Safety Monitoring Board", gồm những chuyên viên trong ngành nhưng không là thành phần của nhóm thử nghiệm (Clinical Trial Investigators). Vì vậy các chuyên viên này thẩm định tài liệu với cái nhìn khách quan, không thiên vị vì sự thành công hay thất bại của chương trình thử nghiệm không liên quan chi đến tên tuổi, vị thế cá nhân.
Việc một chương trình thử nghiệm lâm sàng bị tạm thời trì hoãn, như chương trình thử nghiệm thuốc chủng ngừa Covid-19 của Astra-Zeneca và đại học Oxford đã có 18,000 người tham dự, không phải là một điều hiếm có. Khi người tham gia chịu phản ứng phụ nặng nề thì chương trình thử nghiệm hoãn lại để hội đồng giám định Y Khoa có đủ thời gian thẩm định tài liệu, dựa trên những dữ kiện ấy mà quyết định cho phép tiếp tục thử nghiệm hay không. Theo bản tin mới nhất, ngày 12 tháng 9, 2020, Astra Zeneca đã bắt đầu tiếp tục chương trình thử nghiệm thuốc chủng ngừa Covid-19 tại Anh.[/indent] [indent]
Tháng Chín, 2020

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[/indent]

Thanked by 2 Members:

#14 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 29/10/2020 - 23:59

pháp chính thức lockdown
tuy nhiên riêng nice vẫn ùa ra đường đông vui vl >> sợ vl
đức chắc sắp lockdown típ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


my professsor kêu t,ao đã di cư nhầm chỗ rồi , ra đường toàn zombie F1 F2 F3 =))))))

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 30/10/2020 - 00:02


Thanked by 1 Member:

#15 cariga

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1994 Bài viết:
  • 1775 thanks

Gửi vào 21/11/2020 - 04:31

Nước Mỹ có khoảng 328 triệu dân. Với tình hình chính phủ và tiểu bang ko có 1 biện pháp nào ngăn chặn nào thì 1 ngày sẽ có 1% dân số nhiễm là 328k ca và số người chết là 3280 người là hoàn toàn có thể xảy ra.






Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |