Jump to content

Advertisements




"NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ"


9 replies to this topic

#1 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/09/2020 - 21:36

DỊCH GIẢ HÀ MAI ANH

Người trong hình chính là ông Hà Mai Anh, dịch giả của Tâm hồn cao thượng, cuốn sách gối đầu giường của tôi từ bé thơ.

Hà Mai Anh quê ở Thái Bình, ông đậu bằng Cao Ðẳng Tiểu học và trường Sư phạm, từng làm giáo học và hiệu trưởng ở các tỉnh ở Bắc Kỳ.

Hà Mai Anh (1905 - 1975), bút hiệu Mai Tuyết và Như Sơn, là một nhà giáo, cùng là tác giả của nhiều sách giáo khoa về văn chương, toán học và dịch giả nhiều cuốn sách phổ biến như Tâm hồn cao thượng (Les grands cœurs); Vô gia đình (Sans famille); Trong gia đình (En famille)...

Hà Mai Anh quê ở Thái Bình, từng làm Hiệu trưởng ở các tỉnh ở Bắc Kỳ. Ông đóng góp nhiều bài vở cho các báo đương thời nhưng sự nghiệp văn học của ông chủ yếu là các tác phẩm mang tính cách giáo dục.
Ngay từ năm 1938 cuốn Công dân giáo dục đã được xuất bản tại Nam Định và được chính phủ Bảo hộ chấp thuận dùng làm sách Giáo khoa.

Vào những năm đầu 1940, ông dịch cuốn Tâm hồn cao thượng (tiếng Ý: Cuore) đoạt Giải thưởng Văn chương của Hội Alexandre de Rhodes Hà Nội năm 1943, dịch từ tiếng Pháp (Les grands cœurs).

Cuốn này nguyên thủy viết bằng tiếng Ý của Edmondo De Amicis và tại Việt Nam được xem như một cuốn "luân lý giáo khoa thư" của thế kỷ 20 và trở thành "kim chỉ nam" của một thế hệ thiếu niên.
Các tác phẩm khác do ông dịch lại từ tiếng Pháp: Vô gia đình (Sans famille); Trong gia đình (En famille); và Về với gia đình của Hector Malot; Guy-Li-Ve du ký (Gulliver's Travels) của Jonathan Swift; 80 ngày vòng quanh thế giới (Le tour du monde en quatre-vingts jours) của Jules Verne cũng được nhiều người biết đến.

Năm 1954 ông di cư vào Nam làm Hiệu trưởng trường Trần Quý Cáp ở Sài Gòn rồi chuyển sang làm việc trong Ban Tu thư và Học liệu thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa.

Khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, ông sang Mỹ tỵ nạn và mất ngày 20 tháng 8 năm 1975 tại San Bernadino, CA, Hoa Kỳ, thọ 70 tuổi.

Bạn ông, nhà giáo Bảo Vân Bùi Văn Bảo có làm bài thơ "Khóc Bạn Hà-Mai-Anh" như sau:

Thôi thế là xong nhé bác Hà
Tâm hồn Cao thượng kiếm đâu ra?
Tuổi Xanh đất Mỹ đành thua-thiệt
Sống Mới trời Nam hẳn xót-xa
Về với gia-đình sao vội-vã?
Vòng quanh thế-giới há lâu-la!
Đồng-hương, đồng-quận, thêm đồng-nghiệp
Giọt lệ như sương khóc bạn già.
===

Nhà giáo Hà Mai Anh (1905-1975) và “Tâm hồn cao thượng” - Cuốn sách gối đầu giường của tuổi thiếu niên vào những thập niên 1940-1950

Trong suốt hai thập kỷ 1940-1950 tại Việt Nam, dù chỉ là một tác phẩm dịch từ ngoại quốc, cuốn “Tâm Hồn Cao Thượng” đã có một chỗ đứng xứng đáng trong tủ sách giáo khoa tại các trường học và gây những ấn tượng sâu xa trong tuổi niên thiếu của thời đó. Nhà giáo Hà Mai Anh đã dịch cuốn sách này từ bản Pháp Ngữ “Les grand cœurs” nguyên bản bằng tiếng Ý của Edmondo de Amicis (triết gia 1846-1908) do nhà văn Piazzi dịch ra Pháp Văn.
Tác phẩm này, vì giá trị giáo dục của nó đã được dịch ra 14 thứ tiếng và rất phổ biến trong tuổi thanh thiếu niên. Ðây là một tác phẩm thuộc loại ký sự, nhưng câu chuyện kể ngắn được sắp xếp trong 10 tháng, mỗi tháng có vài câu chuyện kể những công việc và biến cố tại trong lớp học hay giữa bạn bè, cùng một câu chuyện hằng tháng.

Tất cả nội dung của từng mỗi câu chuyện đều khêu gợi lên những tình cảm tốt đẹp của con người, không phải qua những lời giáo huấn khô khan, phân tích hay lý luận mà là qua những câu chuyện kể xẩy ra trong cuộc đời thường, mô tả những con người bình thường từ trong lớp học, gia đình cho đến ra ngoài xã hội hay xa hơn là chuyện của quê hương Tổ quốc.
Ðây là tấm gương sáng của những nhân vật bình thường quanh các em bé học sinh, chuyện một người bán than, một vị thầy mới, một anh học trò nghèo, một cậu bé yêu nước, một người tù, một người lính chữa lửa ... Trong xã hội ấy, có cái xấu cái tốt, có cái gian, cái ngay và Tâm Hồn Cao Thượng dạy cho thiếu niên biết thế nào là lòng tự trọng, sự khoan dung, lòng yêu nước, tính thật thà ... thế nào là nghĩa hiệp, thế nào là lòng từ thiện.

Ðược đọc Tâm Hồn Cao Thượng khi còn ở tuổi tiểu học và mấy năm đầu Trung học cho tới bây giờ đã hơn năm mươi năm, nửa thế kỷ trôi qua, tôi không thể bao giờ quên những cậu học trò nhỏ trong trường như An Di, Quyết Tư, Phan Tín ... cùng thầy giáo Bích Niên, những nhân vật như người bán than, cậu bé quết mồ hóng, ông thầy giáo cũ.
Nội dung Tâm Hồn Cao Thượng đã dạy cho tuổi thiếu niên tấm lòng nhân ái, thương yêu, thông cảm với thế giới của những người thiệt thòi trong xã hội như những đứa trẻ mù, câm điếc, những người lao động lấm láp.

Ðậm nét nhất là những câu chuyện hằng tháng mà chúng tôi thích đọc hơn hết như câu chuyện “Lòng yêu nước của em bé thành Pa Ðu”; ”Chú lính đánh trống thành Xác Ðe”; “Quê người tìm mẹ” hay “Ðắm tàu”, cho chúng ta thấy toàn là những tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, sự hy sinh, tình mẫu tử.

“Tâm Hồn Cao Thượng” là một bản văn xuôi, nhẹ nhàng đầy âm diệu, mà ngày xưa các thầy cô giáo vẫn dùng làm những bài “học thuộc lòng” cho học sinh. Ðó là những đoạn văn về ngày tựu trường, học đường, lòng ái quốc với những lời văn nhẹ nhàng, thiết tha mà không bao giờ chúng ta quên được.

Có thể nói “Tâm Hồn Cao Thượng” có nội dung của một cuốn “Luân Lý Giáo Khoa Thư ”, nhưng không rõ nét là những bài giảng lý thuyết, nó tiềm ẩn trong từng câu chuyện, khêu gợi là làm phát triển phần tốt đẹp trong mỗi tâm hồn đứa trẻ, làm cho con người hướng thượng, biết sống, suy nghĩ và làm những điều tốt đẹp.
Những câu mở đầu trong những bức thư hay lời nói của Thầy Giáo, của Cha hay Mẹ bắt đầu bằng mấy tiếng gọi thân thương “An Di ơi!” đã để lại những ấn tượng tốt đẹp thời thơ ấu của một thế hệ, ngày nay đã bước vào tuổi già. Chúng ta mong mỏi tác phẩm này sẽ phổ biến rộng rãi trong quần chúng và nhất là trong lớp tuổi trẻ, để hy vọng cho những thế hệ mai sau sẽ trở thành những con người tử tế, nhân hậu trong một xã hội tốt đẹp hơn hiện nay.

Dịch giả cuốn “Les grand cœurs” (Tâm Hồn Cao Thượng) là ông Hà Mai Anh, một nhà giáo. Ông sinh năm 1905 tại tỉnh Thái Bình Bắc Việt trong một gia đình văn học, ông cụ đỗ Cử nhân dưới triều vua Thành Thái. Ông đậu bằng Cao Ðẳng Tiểu học và trường Sư Phạm, từng làm giáo học và Hiệu Trưởng các trường ở Sơn Tây, Nam Ðịnh, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh và sau năm 1954 ở Saigon, ông là Hiệu Trưởng trường Tiểu Học Trần Quí Cáp. Hà Mai Anh còn dùng các bút hiệu Mai Tuyết và Như Sơn. Ông đã làm trợ bút cho nhiều tờ báo từ Bắc đến Nam và ông đã soạn nhiều sách giáo khoa cho bậc tiểu học về Việt Văn và Toán. Nhà giáo Hà Mai Anh là Biên Tập Viên của Sở Tu Thư và Học Liệu của Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH trong những ngày cuối.

Phải nói đây là một nhà giáo yêu nghề và nghĩ tới thế hệ trẻ. Ông tin rằng văn hóa có thể giáo dục và cảm hóa, biến đổi con người. Trong suốt ba mươi năm làm nghề giáo, ông đã dành thời gian để dịch thuật 13 tác phẩm:

- Tâm Hồn Cao Thượng, Les grand cœurs của Edmond de Amicis, giải văn chương của Hội Alexandre de Rhodes Hà Nội 1943
- Vô Gia Ðình, Sans famille của Hector Malot (Giải I Dịch thuật 1970)
- Trong Gia Ðình, En famille của Hector Malot
- Về với Gia Ðình, Romain Kabris của Hector Malot
- 80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới, Le tour du monde en 80 jours của Jules Verne
- Guy-Li-Ve Du Ký. Les voyages de Gulliver của Jonathan Swift
- Hoàng Kim Ðảo, L'île au trésor của Robert Luis Stevenson
- Con Voi Chúa, Poo Lorn l'éléphant của Reginald Campbell
- Chuyện Trẻ Em, Contes de Perrault của Charles Perrault
- Cầu Vồng Trong Ruộng Lúa, L'arc-en-Ciel dans les rizières của Rosy Chabbert
- Thuyền Trưởng 15 Tuổi, Un Capitaine de 15 Ans của Jules Verne
- Thuật Tàng Hình của Vi-Liêm, Le secret de Wilhelm Storitz của Jules Verne
- Dòng Sông Tráng Lệ, Le superbe Orénoque của Jules Verne
- Em Bé Bơ Vơ, Oliver Twist của Charles Dickens.

Trừ tác phẩm cuối cùng chưa được xuất bản, mười hai cuốn trên đều đã được ấn hành và làm say mê không những cho con trẻ mà cả người lớn tại hai miền Nam Bắc, trước và sau năm 1954 chia cắt đất nước. Ðây là những tác phẩm nổi tiếng của thế giới thuộc loại giáo dục, và phiêu lưu mạo hiểm, rất bổ ích cho việc giáo dục tuổi thiếu niên.
Nhà giáo Hà Mai Anh và gia đình đã di cư hai lần. Lần thứ nhất ông rời đất Bắc vào Saigon năm 1954. Lần thứ hai ông rời Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 1975 và sang định cư tại Hoa Kỳ. Ông từ trần ngày 20 tháng 8 năm 1975 tại San Bernadino, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 70 tuổi.

Nhà giáo Hà Mai Anh đã nhận được nhiều giải thưởng về dịch thuật hay những bội tinh của chính phủ, tuy nhiên điều vinh dự nhất dành cho một nhà giáo, một nhà văn là ông đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cũng như nhiều kỷ niệm sâu xa cho cả một thế hệ trong tuổi thiếu niên từ năm 1945 đến sau năm 1954 với những tác phẩm dịch thuật của ông.

(Huy Phương)
9/2020

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#2 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/09/2020 - 21:27

ĐOẠN KẾT BI THẢM CỦA VỊ CỰU BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC
*Bài của Võ Khánh Tuyên

Đó là Giáo Sư NGUYỄN DUY XUÂN - Tổng trưởng Văn Hóa - Giáo dục - Thanh niên của Chính thể Việt Nam Cộng hòa.

Giáo Sư NGUYỄN DUY XUÂN, sinh năm 1925 tại Ô Môn, Tỉnh Cần Thơ... là cựu học sinh Collège de Cần Thơ. Sau khi đậu bằng Diplôma (văn bằng thành chung). Ông sang Pháp du học tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Ông tiếp tục theo học chương trình sau đại học ở Anh, lấy bằng Thạc sĩ về kinh tế học; tiếp đến sang Mỹ theo học ở đại học Vanderbilt, và lấy học vị Tiến sĩ kinh tế học rồi trở về Việt Nam năm 1963.

Sau khi về nước ông được bổ nhiệm làm tổng ủy trưởng tổng ủy nông nghiệp, tổng trưởng kinh tế và cố vấn kinh tế của tổng thống NVT, bên cạnh đó, ông còn dạy tại các trường đại học kinh tế và trường quốc gia hành chính. Đầu năm 1970, ông được mời về làm Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ.

Trong thời gian đảm nhận vị trí Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, Giáo sư đã nỗ lực phát triển mọi lãnh vực, đặc biệt với 2 ngành Sư Phạm và Nông Nghiệp. Giáo Sư cũng là người tiên phong trong việc thiết lập hệ thống đào tạo tín chỉ theo mô hình Đại học Hoa Kỳ. Năm 1972, ông cũng đích thân mời nhà nông học trẻ Võ Tòng Xuân khi ấy đang công tác ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế Los Banos Philippines về trường giảng dạy.

Những ngày sau cùng của Chính thể Việt Nam Cộng Hòa , ông đảm nhiệm vị trí Tổng Trưởng (tức Bộ trưởng) Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên trong nội các của Tướng Dương Văn Minh.

Biến cố 30 /4/1975 xảy ra... dù có nhiều điều kiện để di tản, nhưng Giáo Sư vẫn ở lại Việt Nam, sau khi đưa vợ con di tản... Và sự ở lại của ông có thể là một kết cục bi thảm cho chính cuộc đời của một vị trí thức.

Sau 1975, trong khi Tướng Minh vẫn sinh sống tại Dinh Hoa Lan, sau đó sang định cư tại Pháp..., như thân phận của các Quân dân cán chính khác, Giáo sư Xuân phải trải qua một thời gian cải tạo ở Thủ Đức, rồi bị đưa đi học tập cải tạo ở trại Ba Sao thuộc tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Hà Nam) lúc đó. Năm 1983, GS Võ Tòng Xuân, khi ấy là Đại biểu Quốc hội, có tìm đến trại Ba Sao thăm vị Giáo sư cũ một lần...

3 năm sau, năm 1986... do bệnh tật, Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân qua đời tại Trại giam, thọ 61 tuổi. Thi hài được chôn ở quả đồi, khu vực Trại Cải tạo Ba Sao - Hà Nam. Chấm dứt 11 năm ròng rã chôn mình trong Trại Cải tạo!

Gần 30 năm sau... ngày 5.4. 2015, phần tiểu chứa tro cốt của Giáo sư Nguyễn Duy Xuân được người con gái, bà Nguyễn Thị Nguyệt Nga, đưa từ nghĩa địa trại cải tạo Ba Sao (Hà Nam) bằng đường tàu lửa vào Saigon. Thể theo di nguyện được ở lại quê hương, tro cốt của vị Bộ trưởng Giáo dục không sang Pháp cùng con gái và gia đình, mà được gửi ở Chùa Thiên Hưng ở đường Vạn Kiếp, Quận Bình Thạnh (TP.H.C.M).
_____________

Trưa ngày 22 tháng 11 năm 2018, Luật sư Đặng Trọng Dũng đã đến chùa Thiên Hưng, số 71 đường Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh, TP H.C.M để dâng hương tưởng nhớ Cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Duy Xuân:
.
Rất xúc động khi được thấy bình tro cốt của Giáo sư Nguyễn Duy Xuân, Cố bộ trưởng Giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Xin cầu nguyện anh linh Giáo sư thanh thản vĩnh hằng và phù hộ cho giáo dục nước nhà bước vào vận mới.

Xin đa tạ tấm lòng của Luật sư Đặng Trọng Dũng, đã thay mặt đứa em xa xôi dâng hương tưởng nhớ Cố Bộ trưởng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguồn fb tháng 9 năm 2020

Thanked by 4 Members:

#3 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18628 thanks

Gửi vào 15/09/2020 - 00:32

Đám cường quyền làm ác, gây cho dân tộc chịu nhiều bất công, rồi sau này bị TQ chiếm vì đảng chủ trương chia rẻ và phân biệt, làm mất sức mạnh của đất nước .

HC

Sửa bởi Hoa Cái: 15/09/2020 - 00:32


Thanked by 1 Member:

#4 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/09/2020 - 18:55

TẢO MỘ
Từ lúc lên 10, ông nội tôi đã dẫn tôi và anh em chú bác tôi đi tảo mộ của ông bà cố và ông kể sự tích của các cụ tiền nhân. Hơn nửa thế kỷ qua, bác, cô, chú, ba tôi đều qua đời, anh em chú bác rụng 2 người, anh em còn lại già không lội nổi vô đồng sâu tảo mộ, tôi và em chú bác Mai Bá Tín cùng đi dời hài cốt của ông bà cố, cô ba về nghĩa địa của dòng họ Nguyễn đã lập ra làng Phú Xuân Hội.
Khi lau dọn tháp cốt ông bà cố, tình cờ gặp tháp cốt của ông Nguyễn Văn Dõng, cố phó thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, người ký tên trên các tờ giấy bạc VNCH.
Phó thống đốc là chức danh hành chính, ông Dõng làm chức này từ thời TT Ngô Đình Diệm đến 30/4/75, trong khi đó mỗi lần thay nội các là thay Thống đốc (chức danh chính trị). Do vậy, VNCH không cho thống đốc ký tên trên tờ giấy bạc.
Ông Dõng thừa cơ hội di tản, nhưng không đi vì nghĩ mình ko nợ máu, ai dè người ký tên trên giấy bạc quốc gia đã chết trong trại cải tạo miền Bắc, sau 2 năm khổ sai, các viên chức ngân hàng thuộc quyền phải lén nhặt đá thảy vào nơi chôn ông kô có nấm mộ để làm dấu. Nhờ vậy, sau này gia đình mới mang hài cốt ông về làm tháp (xem ảnh)
Ba tôi mất năm 1996, chôn ở thổ mộ họ Trần của bên ngoại tôi, nằm ở p. Phú Mỹ Q. 7, đất thơm liền kề Phú M Hưng, nên Vạn Phát Hưng thuê chính quyền Q.7 bứng thổ mộ có mộ cổ chôn năm 1850.
Ba tôi mất 4 năm, thịt chưa tan, tôi thuê đạo tì bốc hòm gỗ ván hương của ba lên đem về chôn thổ mộ họ Nguyễn của ông Dõng. Nó nằm giữa thị trấn Nhà Bè, nhưng ko đại gia BĐS nào dòm ngó, vì nó kẹt trong hóc khu dân cư, nhờ vậy ba tôi có thể ăn giấc nơi đây.
Sau khi, ba mất chiều nào, tôi cũng dừng xe hơi ngang hông UBND Q.7, dẫn 2 con tôi (học ở SG) vào thăm mộ ba.
Ba tôi học lớp ba, nói tiếng Pháp bập bẹ, là thợ chánh của hãng dầu Shell, KS trưởng hãng Shell thỉnh thoảng dừng xe hơi, ghé nhà chỉ đạo gì đó, ba tôi thưa: dạ tôi xin nghe thầy. Khi ông KS về, ba tôi dặn "con phải ráng học sau này làm KS, dốt làm thợ như ba cực lắm".
Đó là lời dạy mà tôi khắc ghi đến giờ
Ba tôi thợ giỏi được Kho dầu 2 lưu dụng đến năm 63t mới về hưu. Thời bao cấp, ba tôi mở tiệm hàn thùng, máng xối, khuôn kem, khuôn nước đá nên cả nhà không phải ăn độn
...
Mai Bá Kiếm
30/1/2019

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


p/s: có sự sai sót năm sinh trên bia mộ

Thanked by 2 Members:

#5 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/09/2020 - 19:31

Hau Ong April 2018

LS TRẦN VĂN TUYÊN
( Quí Sửu 1913 – Bính Thìn 1976)

Luật sư Tuyên, một trong những người sáng lập Hội Hướng Ðạo Việt Nam, sinh ngày 1-9-1913 tại tỉnh Tuyên Quang, nguyên quán huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Ðông.

Học ở Hà Nội, tốt nghiệp Cử nhân Luật Ðại Học Luật Khoa Hà Nội, dạy học tại Trường Trung Học Thăng Long, tham gia hoạt động chống Pháp từ những năm 1930-1931. Năm 1942 ông bị Pháp bắt giam một thời gian vì “tội thành lập Ðảng Thanh Niên Hưng Quốc”. Sau khi được xử trắng án và tự do, ông thi đỗ ngạch Tri Huyện Tư Pháp, được bổ làm Tri Huyện huyện Thanh Miện, Hải Dương, đến năm 1944 thì từ chức.
...
LS Tuyên giữ chức vụ Tổng-Trưởng Thông-Tin vào năm 1949 trong nội-các của Tướng Nguyễn-Văn-Xuân, sau đó tham gia vào nội các Trần-Văn-Hữu (1949-1951) với chức vụ Bộ Trưởng Phủ Thủ-Tướng. Khi tham gia hội-nghị Pau để thương lượng với chính quyền Pháp trao trả chủ quyền cho Việt-Nam, LS Tuyên đã quyết liệt phản đối sự vi phạm trắng trợn các thỏa ước Pháp đã ký kết. LS Tuyên đã thẳng thắn nói với Cao-Ủy Pháp là Tướng De Lattre de Tassigny rằng ông ta không có quyền can thiệp vào nội bộ Việt-Nam và yêu cầu ông này rời khỏi phòng họp nội-các của chính-phủ Việt-Nam. Tướng De Lattre de Tassigny tức giận ra lệnh trục xuất LS Tuyên ra khỏi Việt-Nam. LS Tuyên đã tuyên bố:
“Không một người Pháp nào có quyền trục xuất một người Việt-Nam ra khỏi nước Việt-Nam”.
Năm 1950 ông về Sài Gòn, có thời làm Bộ Trưởng Bộ Thông Tin, năm 1950-1951 ông giữ chức Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng trong chính phủ Trần văn Hữu. Năm 1954 ông là Cố Vấn Ðặc Biệt trong Phái Ðoàn Việt Nam (chính quyền Bảo Ðại) dự Hội Nghị Genève nhằm chấm dứt Chiến tranh Ðông Dương. Năm 1965 ông giữ chức Phó Thủ Tướng Ðặc Trách Kế Hoạch, năm 1967 ông là Dân Biểu Quốc Hội, Trưởng Khối Dân Tộc-Xã Hội tại Hạ Nghị Viện Sài Gòn, Thủ Lãnh Luật Sư Ðoàn Sài Gòn.
Năm 1965, LS Trần Văn Tuyên ra nhận chức Phó Thủ tướng... Trong thời gian ngắn ngủi làm Phó Thủ Tướng trong nội các Phan Huy Quát, LS Tuyên đã công du qua 10 nước Phi Châu và Toà Thánh La-Mã. Phái đoàn Việt-Nam do LS Tuyên lãnh đạo đã được đón tiếp trọng thể ở mọi nơi. Đức Giáo Hoàng Paulus VI đã không hạn chế giờ giấc để tiếp chuyện riêng với LS Tuyên. Tổng Thống Houary Boumedienne của Algeria đã tuyên bố: “Tôi đang tiếp một chiến sĩ cách mạng cùng chí hướng chống thực dân Pháp với tôi trước đây chứ không phải tiếp một Phó Thủ-Tướng của một nước. Cuộc công du trở về, Phái đoàn Việt-Nam đã hoàn trả lại cho công quỹ gần 50 ngàn đô la.
Vào năm chót của nền Đệ-Nhị Cộng-Hòa, LS Tuyên được bầu làm Thủ-Lãnh Luật-Sư Đoàn của Tòa Thượng-Thẩm Saigon (1975). Trong những giờ phút cuối cùng các luật sư đến xin giấy giới thiệu để di tản ra ngoại quốc, LS Tuyên sẵn sàng ký cho họ, nhưng cũng nói với các đồng nghiệp là mình quyết định ở lại. Bà Trần-Đạm-Phương theo chồng sống tại Mỹ đã được ít lâu, vào ngày 29.4.1975 điện thoại về để thuyết phục cha dời Viêt-Nam. LS Tuyên đã trả lời: “Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh”. Khi ô. Bùi Ngọc Lâm, một đồng chí, cùng hai người con trai của LS Tuyên là Trần Tử Thanh và Trần-Vọng Quốc đến trao công điện của bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ xác nhận đã dành đủ chỗ cho cả gia-đình di tản, LS Tuyên đã khẳng định rằng mình “…Sinh ở đây thì chết cũng ở đây…” Tuy nhiên LS Tuyên cho phép các con được tự do quyết định theo ý muốn của mỗi người.
Ngày17.6.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã bắt LS Tuyên vào “trại cải-tạo” tại Long-Thành. Khi bị bắt buộc viết bản tự kiểm thảo, LS Tuyên vỏn vẹn chỉ viết có mấy hàng chữ dưới đây:“Tôi không có tội gì với tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó chỉ là tội chống cs, chống thực dân, chống độc tài và bất công”
Khi những hàng chữ này lọt ra ngoài lãnh thổ VN và xuất hiện trên các báo chí ngoại quốc, Ký giả Theodore Jacqueney trên trang nhất của tờ báo New York Times ra ngày 17.9.1976 đã gọi LS Tuyên là “Solzhenitsyn của Quần Đảo Ngục Tù Việt Nam” (Solzhenitsyn of Vietnam’s Gulag Archipelago). Đến ngày 5.10.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã đưa LS Tuyên về một trại giam ở Thủ Đức. Đến tháng 4.1976 LS Tuyên được di chuyển ra miền bắc và bị giam trong trại Hà Tây sau này đổi tên là Hà Sơn Bình. LS Tuyên chết đột ngột trong trại giam này vào ngày 26.10.1976. Khi qua Pháp vào tháng 6.1977 để xin viện trợ, Thủ Tướng Phạm-Văn-Đồng tuyên bố là ô. Trần-Văn-Tuyên vẫn sống và khoẻ mạnh vì sợ công luận thế giới. Năm 1977, Hội Ân Xá Quốc Tế tuyên xưng LS Tuyên là một tù nhân lương tâm. Đến ngày 19.5.1978, tòa Đại Sứ Hà-Nội tại Hòa-Lan chính thức trả lời các tổ chức nhân quyền quốc tế là ô. Trần-Văn-Tuyên đã chết vì băng huyết ở trong não bộ. Trong số những người nhân chứng sống từng chứng kiến và đã mô tả cái chết đột ngột của LS Tuyên, họ đã tường thuật lại cái chết của LS Trần Văn Tuyên sau khi di tản khỏi Việt-Nam và hiện đang sống ở hải ngoại là các ông :Phan Vỹ, Thái-Văn-Kiểm, BS Trần Vỹ và BS Nguyễn-Văn-Ái.
LS Tuyên là người chủ xướng tờ báo Sao Trắng của Việt-Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) vào năm 1942. Sau này ông còn là một ký giả cộng tác với nhiều tờ báo trong nước như Thời-Luận, Chính-Luận, Quyết-Tiến, Đại Dân-Tộc, Tin Sáng, v.v. trong khoảng 1958-1975 dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Chính Nghiã, XYZ, Trần Côn, v.v. Trong thập niên 40, LS Tuyên còn dùng bút hiệu Trần-Vĩnh-Phúc. Ngoài tiếng mẹ đẻ, ông còn rất thông thạo một số ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng-Đông và tiếng Quan Thoại. Ngoài các báo Việt ngữ, LS Tuyên còn viết bài cho một số báo Pháp là Le Monde, l’Express, France – Asie, v.v

Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Hiu quạnh (1944), Tình mộng (1953), Hội Nghị Genève ( 1954), Việt Nam dưới thời thuộc Pháp (1958), Chính đảng (1968), Người khách lạ ( 1969), Con đường Cách Mạng Việt Nam (1969)…

LS Trần-Văn-Tuyên đã dành cả cuộc đời của mình để tranh-đấu cho nền độc-lập của đất nước và quyền tự do và hạnh-phúc của dân-tộc... Cuộc đời ông là bề dày của những cuộc tranh-đấu bền bỉ, mãnh-liệt, nhưng lại ôn hòa dựa trên căn bản dân quyền và nhân quyền, lấy ngòi bút, tiếng nói, diễn đàn quốc-hội và luật-pháp làm công cụ để đấu-tranh. Chỉ tiếc rằng khi chết đi, ước mộng của ông chưa thành. Sự ra đi của LS Tuyên là một mất mát to lớn cho tổ quốc Việt-Nam, một mất mát lớn cho hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ông đã để lại trong lòng mọi người, cả bạn lẫn thù, một niềm tôn-kính sâu xa. Ông đã đi vào lòng đất mẹ do sự chọn lựa của chính mình, đã đi theo Nguyễn-Thái-Học và để lại tấm gương oai hùng muôn đời cho các thế-hệ mai sau. Xin được ghi lại lời nhắn-nhủ của chính LS Trần Văn-Tuyên viết trong Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954 để thay đoạn kết: “Nhắc lại quãng lịch-sử quá khứ … tôi mong các bạn nhớ bài học lịch-sử để hiểu sự việc ngày nay và chuẩn bị công-việc ngày mai, để sẵn sàng ứng phó với những biến cố lịch-sử “.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 22/09/2020 - 19:37


Thanked by 3 Members:

#6 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7718 Bài viết:
  • 17622 thanks

Gửi vào 23/09/2020 - 01:04

Tôi có dịp gặp Ông Trần văn Tuyên một lần ở Huế . Anh hùng . Bộ Ngoại giao Mỹ mời mà không di tản, chỉ sống chết ở VN .

Thanked by 3 Members:

#7 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/05/2021 - 21:12

THẦY HOẠCH




Đặng Tiến




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhà thơ Trần Hồng Châu, bút danh giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, cựu khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, 1965-1969, đã từ trần tại quận Cam, California, Hoa Kỳ, ngày 7.12.2003.

Ông sinh ngày 15.5.1921, tại Hưng Yên, đất cũ Hồng Châu, nên lấy bút danh như vậy, trong một gia đình nho học danh giá. Học trung học ở Huế, 1936-1943, rồi học Luật tại Hà Nội, bắt đầu viết văn làm thơ từ đầu thập niên 1940, cộng tác với các báo Gió Mới và Tiền Phong, dạy học (1946) và đi kháng chiến ở Khu Ba, 1947-1948, làm bài thơ nổi tiếng Gửi người Em ở Nội Thành dưới bút danh Hoàng Tuấn. Về Hà Nội, và sang Paris học Luật, được Bùi Xuân Bào rủ rê học thêm Văn Khoa. Đỗ cử nhân văn chương 1950 và trình luận án tiến sĩ quốc gia năm 1955 về Truyện Nôm Việt Nam Thế kỷ 18-19, dưới sự hướng dẫn của Pierre Moreau. Đỗ Cao Học Quốc tế tại trường Luật Paris, 1952 và Cao Học Âu Châu tại Nancy, 1957, chuyên về chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Thế Chiến.

Trong giới khoa bảng miền Nam Việt Nam thời ấy, ông là người có nhiều bằng cấp nhất. Ông giữ nhiều kỷ niệm đẹp về Paris và viết những trang hồi ký thắm thiết [1] .

Về nước, 1957, ông giảng dạy tại Đại Học Văn Khoa, Sài Gòn, Huế, rồi làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Nam Illinois, Mỹ, 1970-1974.

Năm 1960, ông chủ trương tạp chí văn nghệ Thế Kỷ 20 và bắt đầu sử dụng bút hiệu Trần Hồng Châu, dưới một bài thơ dài, Paris chiều chia ly. Có lẽ từ thời điểm này, quần chúng mới biết ông là thi sĩ, và qua ông một giáo sư khoa bảng và nghệ sĩ. Nhà thơ Trần Hồng Châu là cây cầu vồng ngũ sắc giữa học thuật và nghệ thuật, và chứng minh rằng: cái này không nhất thiết phải loại trừ cái kia.

*

Non mười lăm năm giảng dạy tại nhiều đại học miền Nam, qua những thăng trầm, chính biến mà chúng ta còn nhớ, g.s. Nguyễn Khắc Hoạch đã gây dựng nhiều thế hệ văn chương : nhiều nhà văn, nhà báo ở nước ngoài hiện nay, là môn sinh của ông. Tôi không dùng chữ « đào tạo » vì thầy Hoạch không thích động từ này, vì văn học không phải là « cái lò » ; ông có nhiều bằng cấp, nhưng không một nhà trường nào trên thế giới đào tạo được một nhà trí thức như ông, và ông cũng không chủ trương đào tạo ra cái gì.

Trên bục giảng, ông là một nhà giáo nghệ sĩ, và nhờ đó, ông là cây cầu giữa nhiều nền văn học: Pháp và Việt, Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, dân gian và bác học, trường quy và sáng tạo. Ông là Nhà Nho Tài Tử, là bác học thi nhân, do đó mà ảnh hưởng, về lâu về dài thấm nhiễm vào môn sinh. Ông tự biết như vậy và đã viết: «còn tôi, thì bài giảng vẫn đầy đủ, nhưng chỉ ghi lại sơ lược một sườn bài và các điểm then chốt, được thuyết trình một cách ngẫu hứng như một bài nói chuyện. Chẳng biết có phải như nhiều bạn hữu từng nói, tại tôi đã đem thói quen « tà tà phất phơ » của người làm văn nghệ vào lớp học không » [2] .

« Tà tà phất phơ » là lời lẽ của môn sinh lễ độ. Học trò nghịch ngợm thì nói « lè nhè và lè phè ». Đây là lời ông tự bạch :

« Giảng bài, bình văn, phân tích, bố cục, nội dung, hình thức, là cái gì ? Đây chỉ là mời chào viễn du. Hướng về cửa Thần Phù, về động bích nguồn đào của văn nghệ và những tâm hồn lớn, lôi cuốn theo đoàn người đồng hội đồng thuyền cho tới ngày hạ sơn. Đứng trên đỉnh Côn Luân cao vời vợi, sau khi trao tiên phù và thần kiếm, người trưởng môn ngậm ngùi theo dõi bóng dáng những kiếm khách trẻ tuổi, tiến xa, xa mãi vào những lũng thấp, đèo cao, sông dài biển rộng của cuộc đời.. » [3] .

Tôi xác nhận là ông nói thật. Có lần, trong bài giảng Nhị Độ Mai, ông chuyển sang nói về truyện dân gian, truyện Tấm Cám, chiếc giày thơm, sang truyện Hương Miết Hành, không biết của ai, thời nào, rồi đọc thơ Đinh Hùng: nàng yêu ta huyền hoặc mối kỳ tình. Sinh viên không ai hiểu vì sao, nhưng với nhiều người, đó là lời khai lộ cho con đường văn học; một «hành trình khai tâm» (parcours initiatique), mà về sau này chúng tôi mới vỡ lẽ, vì thời đó, chúng tôi không ý thức, mà cũng chưa khái niệm được việc «khai tâm » vì chưa đọc Propp hay Backhtine.

Môn đồ của ông nhiều người thành danh và có sự nghiệp văn học. Sinh thời ông từ tốn, nhưng rất tự hào về đám môn sinh mà, trong tình riêng, ông gọi là «hào kiệt văn khoa», và có bài thơ chữ Hán nói lên niềm tự hào lẫn một chút chua cay:

Văn Khoa Đại Học Đường Tức Sự

Kinh sử trùng trùng ánh thiên tinh

Anh hoa điệp điệp mãn môn đình

Kim nhật tịch tịch tiêu điều xứ

Cựu khách thê thê bi hận tình.



Tác giả diễn nghĩa :

Sử kinh trùng trùng ánh sao trăng

Tài hoa điệp điệp khắp môn đình

Cảnh cũ hiu hiu buồn vắng lặng

Bạn xưa rười rượi nhớ thương dài. [4]

Trần Hồng Châu



Dịch :

Kinh sử trùng trùng lóa ánh sao

Cổng xô lớp lớp khí anh hào

Tiêu điều Đất cũ Thương Trời cũ

Tình xưa di hận. Nhớ thao thao

Đ.T

Trong tư duy văn học, g.s. Nguyễn Khắc Hoạch có khuynh hướng bảo thủ, trong giáo trình và trong ứng xử. Ông biện minh điều đó: «Vai trò của nhà giáo dục, vai trò khuôn mẫu, mực thước, ít nhiều hướng về việc bảo vệ truyền thống, bảo vệ di sản cổ điển và những giá trị đã có sẵn» [5] .

Trên lập trường sư phạm cơ bản này, còn có nhiều lý do khác. Khoảng 1960 là thịnh thời của các trào lưu triết học, chủ yếu là hiện sinh, ào tràn vào Việt Nam, trở thành một thời thượng ngay nơi giảng đường một số đại học. Nhưng ông không ưa thời thượng và cũng không tâm đắc với những trào lưu «Tôi sợ những chữ isme, một số đã tàn phá lịch sử nhân loại » [5], mặc dù ông sống ở Pháp những năm 1950, cao điểm của thời thượng hiện sinh, mặc dù ông đã theo học Jean Wahl, Merleau-Ponty, đã thâm cứu Camus, mặc dù những khoa trưởng văn khoa Sài Gòn thời đó là «triết gia» như Nguyễn Huy Bảo, Nguyễn Đăng Thục. G.s. Bảo là thầy g.s. Hoạch, thời trung học ở Huế, ông Bảo theo chủ thuyết « nhân vị », nhưng không theo Ngô Đình Nhu, bị ông Nhu bãi chức, đưa ông Nguyễn Đăng Thục lên thay, nhưng ông Thục không những không theo mà còn… chống. Chúng tôi chi tiết dài dòng để giải thích lòng tôn kính của môn sinh đối với các bậc thầy, về mặt trí tuệ đã đành, mà còn về mặt đạo đức và tư cách chính trị.

Giới đại học Sài Gòn lúc đó, dường như không mấy ai xu thời. Và chúng tôi cũng học tập được tinh thần độc lập và khí khái về chính trị.

Về phong trào Tiểu Thuyết Mới, thầy Hoạch cũng không mấy khi đề cập, dù ông đã có dịp gần gũi với Robbe-Grillet thời du học ở Paris.

Ông còn bảo thủ, phần nào theo truyền thống đại học mà ông thừa hưởng, với các bậc thầy cổ điển như Pierre Moreau, Daniel Mornet. Thời đó, Đại Học Paris chưa có những Todorov, Kristeva.

Nhưng có lẽ tính bảo thủ là do bản chất hoài cựu. Ông là hình bóng hiền lành và mô phạm của một Nguyễn Tuân xa xôi. Vẫn sầu mộng những Marie Anne, Barbara - một của Prévert, một của Boul’Mich – nhưng tâm tư vẫn Mười Thương Cô Tấm.

Thơ ông, ký tên Trần Hồng Châu trong bốn tập Nhớ Đất Thương Trời, 1991; Nửa Khuya Giấy Trắng, 1995 ; Hạnh Phúc đến từng Phút Giây, 1999, và Suối Tím, kịp ra đời, được tác giả nhìn thấy trước khi nhắm mắt, chứng tỏ rõ ràng nhiều tính cách tương phản, bổ sung tâm hồn ông: rung cảm trí tuệ trên những kỷ niệm văn chương Đông Tây Kim Cổ và những cảm xúc ngân lên từ cuộc sống bình dị. Lời thơ phá thể, tự do, nhưng ý thơ cổ điển, từ chương. Từ vựng kiểu cách, văn hoa, nhạc điệu gập ghềnh, buông thả. Thơ Trần Hồng Châu là một độc thọai nội tâm, trong đó từ ngữ, âm thanh, ẩn dụ, hồi âm và hồi quang lẫn nhau, làm thành một thế giới riêng biệt, không thể trích dẫn và bình luận riêng rẽ.

Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch là thầy tôi. Người xưa nói : một chữ là thầy, nửa chữ là thầy. Có lẽ với thầy Hoạch, tôi không học được một chữ nào, nhưng nên người là nhờ thầy. Vì vậy tôi gọi ông là thầy, trong ý nghĩa đầy đủ và cao đẹp nhất của chữ thầy, cả về hai mặt trí tuệ và đạo đức. Cuộc sống kh*n n*n đày đọa chúng tôi phải sống xa cách ; nhưng trong lòng tôi vẫn ngưỡng vọng, và thầy luôn luôn hạ cố: viết được cái gì, thầy cũng chiu chắt gửi cho trò ở xa. Nhờ đó mà tôi có nhiều tư liệu về thầy, và đôi tư liệu riêng tư.

Về tài năng, đức độ, địa vị tôi không nghĩa lý gì so với thầy. Nhưng có lẽ thầy trò gần nhau trên một điểm là:

Chúng tôi cùng thủy chung với một đôi điều vớ vẩn, đơn giản, mà mình xác tín.

Đặng Tiến

Noel 2003

--------------------

[1] Trần Hồng Châu, Paris Chiều Tái Ngộ, Tạp Chí Văn Học, số 128, tr. 66-85, tháng 12, 1966

[2] Trần Hồng Châu, Tưởng niệm Giáo Sư Bùi Xuân Bào, Tạp chí Dòng Việt, số 5, tr. 21, 1998, California.

[3] Trần Hồng Châu, Thành Phố trong Hồi Tưởng, mục Văn Khoa Sài Gòn, tr. 74, nxb An Tiêm, 1991, California.

[4] Nhớ Đất Thương Trời là tên một thi tập Trần Hồng Châu.

[5] Trần Hồng Châu, Dăm ba điều nghĩ về Văn Học Nghệ thuật, tr. 373, nxb Văn Nghệ, 2001, California

Thanked by 4 Members:

#8 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/07/2021 - 20:38

Trại này do người Pháp lập ra và mang tầm cỡ quốc tế lúc bấy giờ (toàn Đông Dương chỉ có 3 trại dành cho người điên: Biên Hòa, trại Vôi ở miền Bắc, trại Tak Mau ở Pnom Penh). Sau 8 đời giám đốc người Pháp và 1 đời giám đốc ngườì Nhựt, một bác sĩ người Việt chính thức giữ chức vụ điều động trại: bác sĩ Nguyễn văn Hoài (1898-1955). Bác sĩ Hoài người quê Long Châu (Vĩnh Long). Tốt nghiệp Cao đẳng Y khoa Hà Nội và Khoa tâm lý triết lý tại Đại học đường Sorbonne (Pháp). Năm 1929, ông chính thức về làm việc tại Trại người điên Biên Hòa (Asile d'aliénés).

Bác Sĩ Nguyễn Văn Hoài - Dưỡng Trí Viện Biên Hòa

Cơ sở y tế đầu tiên có quy mô lớn trên đất Biên Hòa do người Pháp xây dựng, khởi công vào ngày 17 - 3 - 1915.
Lúc mới thành lập, cơ sở này có tên gọi là Asile d’ alienes de Bien Hoa (Trại người điên Biên Hòa, bà con thường gọi là Nhà thương điên Biên Hòa). Nghe nói, giai đoạn đầu, nơi đây giống như một trú xá của người điên vì chỉ thu gom quản lý người điên tránh việc họ gây rối xã hội. Sau đó cơ sở được đổi tên Hôpital psychiatrique de Cochichine (Dưỡng trí viện Namkỳ) và được chuyển qua hình thức tổ chức của một bệnh viện với mục đích điều trị.

Thời kỳ 1918 – 1945, Nhà thương điên Biên Hòa có 15 tòa nhà được gọi chung là Trại nuôi bệnh gồm: Nhà quan quản lý, nhà quan lương y An Nam, nhà các thầy điều dưỡng, nhà các viên gác – dan, nhà tắm, nhà bếp, chuồng ngựa, chuồng bò, chuồng heo, nhà người đánh xe, trại thợ mộc, kho thuốc… Việc chữa trị có sự phân biệt giữa người bệnh nước ngoài (chủ yếu là người Pháp) và người Việt Nam: Người bệnh nước ngoài có chỗ ăn ở tiêu chuẩn cao, người bệnh Việt Nam lại chia làm hai hạng: Hạng có trả tiền được ăn uống khá hơn hạng không trả tiền (hạng thí). Tất cả người bệnh phải mặc quần áo riêng của nhà thương, có người giặt giũ. Người bệnh tỉnh được cho đi làm rẫy, làm ruộng hoặc giúp đỡ nhà bếp cùng làm các việc lặt vặt khác. Thân nhân tới thăm có giờ giấc quy định và theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm. Năm 1930, Nhà thương điên Biên Hòa xây cất thêm 4 trại bệnh và năm 1945 lại xây thêm 9 trại nữa để nhận số người bệnh đến điều trị ngày một đông hơn (khoảng 600 người bệnh vào thời điểm này).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trước 1930, việc quản lý người bệnh chủ yếu sử dụng những buồng con cách ly để giam nhốt và áo bó để cố định người bệnh. Sau 1930, một số kỹ thuật mới được dùng để giải quyết những trường hợp người bệnh kích động như: tạt nước, tiêm thuốc gây áp xe. Nhưng điểm nổi bật trong thời gian này là sử dụng liệu pháp sốc điện (electrochoc). Bấy giờ, trên thế giới chỉ có 3 nơi có máy sốc điện là Rome, Alger và Fukuyoka.

Sau này, chính quyền Sài Gòn tiếp quản Dưỡng trí viện Biên Hòa và đổi tên thành Dưỡng trí viện bác sĩ Nguyễn Văn Hoài để ghi công bác sĩ Hoài, Giám đốc người Việt Nam đầu tiên của bệnh viện mất năm 1955 tại đây. Sau đó, vào năm 1971 lại đổi tên Dưỡng trí viện thành Bệnh viện tâm trí bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, chú ý chức năng điều trị hơn là di dưỡng. Từ sau 1955, số trại bệnh tăng thêm, được sắp xếp khoa học hơn. Cho đến những năm cuối của thập niên 60, Dưỡng trí viện Biên Hòa gồm các phòng điều trị bệnh và 18 trại bệnh (Phòng ngoại chẩn, Phòng trắc nghiệm, Phòng chỉ dẫn, Phòng thăm bệnh, Phòng xã hội, Phòng đọc sách, Câu lạc bộ, Phòng quang tuyến, phòng thí nghiệm và các dược xá, Trại quan sát, Trại y xá, Trại nhi đồng, Trại bệnh án, Các trại bệnh khác, Khu lao tác trị liệu). Ngoài các trại bệnh, văn phòng, Dưỡng trí viện Biên Hòa còn có các công thự, cư xá, trường học, hồ tắm, sân vận động, xưởng thợ, khu chăn nuôi và trồng trọt dành cho bác sĩ và nhân viên.

Thời gian này, cùng với sự phát triển về y học trên lĩnh vực tâm thần trên thế giới, Dưỡng trí viện Biên Hòa đã nghiêng về các liệu pháp điều trị mới. Theo tư liệu còn lưu trữ trong khoảng năm 1956 – 1963, thì tổng số người bệnh năm 1956 là 1.102 người, trong đó số trở lại bình thường được xuất viện là 384. Năm 1963, số người bệnh là 1672 và số được ra là 636 người. Nhiều người bệnh từng có địa vị trong xã hội như: Một ông hoàng Lào, một viên quan hai, một ông chủ bưu điện, một cô đầm… thậm chí cả bác sĩ, nhà giáo và trí thức khác. Khoảng những năm 1965 – 1966, một số nhà báo, nhà thơ đã là bệnh nhân của Dưỡng trí viện Biên Hòa và phải tới đây điều trị nhiều lần như: Nguyễn Ngu Í, Bùi Giáng…
Có một chi tiết khá đặc biệt là hiện nay, trong kho lưu trữ của bệnh viện vẫn còn đầy đủ các hồ sơ bệnh án từ khi thành lập đến năm 1975. Bệnh nhân tâm thần đầu tiên đến nhập viện ngày 21 – 1 – 1919 là bà Nguyễn Thị Điều, 35 tuổi, sinh năm 1884 tại làng Thới An, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Hồ sơ lưu còn cả ảnh chụp người bệnh với số hiệu in trên đồng phục “Biên Hòa – 1″. Bệnh nhân này đã ở tròn suốt 36 năm và qua đời tại đây.
Và một chi tiết mà chắc thế hệ lớn tuổi ở miền Nam mới biết là có một thời gian dài, thành ngữ “đi Biên Hòa” đồng nghĩa với “điên”.
Tống Ngọc Nhan sưu tầm
-----------------------------------
Bác sĩ Nguyễn văn Hoài, Người thầy thuốc hiến trọn đời mình cho một hạng người bạc phước


Tôi đến đó vào một buổi sáng đẹp trời nhằm lúc cuối năm.

Nắng vừa đủ để giữ lại chút lạnh ban mai, còn vương trong bầu không khí bình yên của khu nghĩa địa.

Và dưới tàng cây cổ thụ, phần mộ của người bác sĩ giám đốc Việt đầu tiên của Dưỡng trí viện như tươi cười với lớp sơn tươi, vôi mới. Lòng tôi cũng thấy vui vui khi ngắm ảnh bán thân của người quá cố gắn ở trước mộ phần: nét mặt, đường môi tỏa một niềm thanh thản lâng lâng. Với người an nghỉ nơi đây, quả là sống ở, thác về. Sống, ở với lớp người xấu số để chăm sóc, vỗ về cả một phần tư thế kỉ, thác, về bầu bạn với mãi mãi với những bịnh nhân tứ cố vô thân hoặc quê hương cách xa diệu vợi mà đành gởi thân ở tại chốn này. Lời của bác sĩ giám đốc hiện tại bỗng trở lại trí tôi:

“Quí báo nói đến Dưỡng trí viện mà không nhắc đến bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, là một điều chưa dầy đủ. Nếu ông không cương quyết và kiên nhẫn dùng cả lí và tình để thuyết phục người đại diện của của ủy ban nhân dân tỉnh bộ Biên Hòa thì Dưỡng trí viện này đã chịu chung một số phận với Dưỡng trí viện Vôi ở Bắc: chỉ là những đống gạch ngói ngổn ngang…”

Đêm cuối tháng 10 năm 1945 ấy, thật là đêm mà số phận của Dưỡng trí viện như chỉ mành treo chuông.

Người đại diện của ủy ban nhân dân tỉnh bộ Biên Hòa đưa ra lịnh vườn không nhà trống. Nhà, trại ở đây, quân đội Pháp viễn chinh đến đồn trú tiện lợi vô cùng, cần phải triệt phá và dời Dưỡng trí viện vô… rừng.

Người y trưởng cho biết rằng bịnh nhân người Pháp đã đưa đi xa, và đã cho ra bớt những bịnh nhân có thể sống ở ngoài. Mấy trăm bịnh nhân hiện còn nếu bỏ cái thế giới này vốn tạo ra cho họ thì thế nào cũng trở nên nguy hiểm và phá rầy xã hội thêm. Nhà cầm quyền Pháp không dại gì mà làm một việc thất nhân tâm như thế. Còn ta mà hành động như vậy là lợi cho địch trong việc tuyên truyền của chúng. Từ ngày Nhật đảo chánh, ban Quản trị đã vất vả nhiều để chạy ăn từng bữa cho mấy trăm người bịnh, một mai phải “dựng” viện dưỡng trí ở giữa rừng, thì đó là một cách giết mòn họ bằng cái đói. Chưa kể việc coi giữ họ trong hoàn cảnh ấy, gần như là không thể được. Và số người mất hẳn trí khôn hay nửa mê nửa tỉnh ấy mà đi lang thang trong rừng, bụi thì bất lợi cho cuộc chiến tranh du kích: họ sẽ vô tình tiết lộ bao nhiêu bí mật…

Người đại diện tỉnh bộ nghe xuôi tai, và khi ủy ban phải rút lui trước quân đội Pháp, Dưỡng trí viện Biên Hòa chỉ mất đi một số thuốc men, mà không mất một viên gạch, một miếng ngói nào.
[color=rgb(0,0,0)]


[color=rgb(0,0,0)]
[color=rgb(11,83,148)]Thì ngày nay, nói đến Dưỡng trí viện này mà chẳng nhắc đến người y sĩ điều trị, trong suốt mười lăm năm (1930-1945), người y trưởng giám đốc mười năm kế đó (1945-1955), quả là một điều thiếu sót, đúng như lời nhận xét của người giám đốc giờ đây.[/color][/color]
[color="#0b5394"]Cho nên sau khi chúng tôi mời các bạn chuyện trò cùng giám đốc suốt một buổi sáng, sau khi đưa các bạn vào “thế giới người điên” cả một buổi chiều, chúng tôi thấy có bổn phận cùng các bạn tìm hiểu con người mà chính phủ đã lấy tên để đặt cho cái Dưỡng trí viện duy nhất của toàn nước Việt chúng ta.[/color]

[color="#0b5394"]Người trai Vĩnh Long (1) ấy thật là một người kì cục. Lắm người thân (trong vòng bà con cũng như trong vòng bè bạn, thuộc viên) đã nửa đùa nửa thật gán cho cái tĩnh từ …”gàn”.[/color]

[color="#0b5394"]Không “gàn” sao, sau sáu năm tốt nghiệp được thuyên chuyển về chẩn y viện Sài gòn (2), lại “động lòng chữ nghĩa”, tạm rời nghề thầy thuốc để sang Pháp học tại đại học đường Sorbonne.[/color]

[color="#0b5394"]Không “gàn” sao mà khi trở về nước, năm 1930 lại xin bổ nhậm tại nhà thương điên Biên Hòa (3), vì “không ai chịu đến nơi ấy, thì mình đến vậy”.[/color]

[color="#0b5394"]Nhưng một khi tự nguyện vào cái “thế giới người điên” nọ, thì người thầy thuốc tuổi vừa trên “tam thập” ấy lại tỏ ra sáng suốt hơn người thường.[/color]

[color="#0b5394"]Ông đọc trong sách báo, ông học ở các bậc đàn anh, ông quan sát bịnh nhân trong mấy năm trời, để quyết tâm hiến trọn đời mình làm sao cho cái “địa ngục nhốt người điên” biến thành cõi “thiên đường” cho người đi dưỡng trí.[/color]

[color="#0b5394"]Đường đi được sửa sang, cây cỏ bông hoa được trồng thêm, tượng mĩ thuật được đặt ở giữa bồn hoa này, ở góc vườn nhỏ nọ, các lối lại qua sạch sẽ đến đỗi một du khách ghi trong quyển sổ Vàng của viện (trang 177, ngày 25-12-1953): “Cầm một mảnh giấy con, tôi không biết bỏ vào đâu!” Và dưới thời chánh phủ quốc gia Trần Văn Hữu, người lèo lái “con thuyền dưỡng trí viện” đã cực lực tranh đấu để khỏi bớt khẩu phần bịnh nhân vì lí do: tiết kiệm ngân quĩ quốc gia.[/color]

[color="#0b5394"]Cố tạo một “thiên đường” vật chất, mà nhất là cố gây một “thiên đường” tâm tình.[/color]

[color="#0b5394"]Người bịnh bước vô đây, không còn là một “kẻ phải nhẫn nhục”, một “ca”, một “đơn vị”, mà là một tiểu vũ trụ cần phải tìm hiểu lần hồi. Và trong việc ni, ít ai chịu khó bằng con người của Khoa học, của Tâm lí học và của Thần học (4) này: hỏi thân nhân người bịnh trước, rồi hỏi người bịnh, lúc họ mê, lúc họ tỉnh, khi sáng khi họ vừa thức dậy, khi trưa họ toan nằm nghỉ và cả nửa đêm! Người thích thơ, thì có sổ để gửi gắm ý tình. Người thích vẽ, thì đã có màu, có vải…[/color]

[color="#0b5394"]Sự tận tụy và tình thương của người điều khiển đối với bịnh nhân đã truyền sang các nhân viên, và từ khi thời cuộc khiến ông phải “chen vai vô vác” cái gánh nặng do ông giám đốc người Pháp để lại, thì tình tương thân tương ái giữa những người có trách nhiệm trong việc sống còn của Dưỡng trí viện lại càng thêm chặt chẽ.[/color]

[color="#0b5394"]Vì người giám đốc Việt đầu tiên này vừa là một nhà khoa học vừa là một kẻ tu hành. Một kẻ tu hành không chấp nê, và rất tôn trọng tín ngưỡng của người khác.[/color]

[color="#0b5394"]Tìm hiểu hoàn cảnh mỗi thuộc viên để giúp đỡ, để khuyên lơn, ông như một người anh cả của đại gia đình Dưỡng trí viện, một người anh cả nghiêm minh và rộng lượng.[/color]

[color="#0b5394"]Người giám thị đầu hai thứ tóc ấy nói với tôi :[/color]

[color="#0b5394"]“Vì thời cuộc lộn xộn năm 1945 tôi thôi làm và lên Nam Vang tìm sanh kế. Hai năm sau, ông già bà già tôi thấy mình sắp yếu, muốn tôi về làm việc lại để gần nhau. Ông biết được, viết thơ cho tôi, rồi lo mọi giấy tờ để tôi sớm về với gia đình. Nhờ ông tận tình giúp đỡ mà tôi được gần gũi mẹ cha già và được làm lại ở đây.”[/color]

[color="#0b5394"]Một giám thị khác, làm lâu năm nhất, cho tôi biết, trong mấy năm “đen tối” 1946 – 47 phòng Nhì của Pháp đã phải bực mình với bác sĩ Hoài: ông cực lực binh vực nhân viên nào bị bắt một cách oan uổng. Vài nhân viên bị bắt, bị một nhà cầm quyền trong tỉnh cho tra tấn để buộc họ khai cho ông tiếp tế cho Việt Minh hầu thỏa chút hiềm riêng, nhưng không một ai chịu mở miệng khai gian cho người chủ và ân nhân của họ, một người mà họ biết rõ chỉ sống chết cho Dưỡng trí viện, không màng gì đến lợi, danh, một người mà đời như chữ I.[/color]

Chữ I ngay thẳng.
Chẳng vì ai,
Chẳng tùy ai,
Chẳng khuất ai,
Mãi mãi ta theo ánh sáng…(5)


[color="#0b5394"]Người y tá có tuổi ấy ngậm ngùi:[/color]

[color="#0b5394"]“Ông Hoài lúc nào cũng binh vực nhân viên, và nhất là người bịnh. Chính phủ hơn mười năm trước định bớt khẩu phần bịnh nhân, ông mạnh dạn chống lại: “Họ là hạng người xấu số nhất, tâm đã rối, trí đã loạn rồi nay lại làm cho bao tử họ thiếu ăn, để cho cơ thể họ suy mòn, ảnh hưởng không hay đến tâm trí họ thì có khác gì giết phức họ đâu.[/color]

[color="#0b5394"]“Xin cấp trên tìm cách “tiết kiệm” ở những nơi khác.”[/color]

[color="#0b5394"]Và nhắc đến ông, người thủ môn già ấy mơ màng :[/color]

[color="#0b5394"]“Tôi còn nhớ nhiều lần, có những ông già bà cả nghèo khó ở miệt dưới lên thăm con phải ở lại đêm. Ông biết được, bảo người nhà nấu cơm thêm, mời họ ăn, tặng tiền về xe, và ông nhờ y tá cho họ uống thuốc ngừa cảm vì tuổi lớn, đường xa…!”[/color]

[color="#0b5394"]Nắng đã chan hòa khắp khu nghĩa địa. Vài con chim sẻ ríu rít trên cây gõ lâu đời. Chiếc ảnh lớn bằng sứ của người mà đời sống đã dính liền với đời của Dưỡng trí viện như sáng lên, và cái cười nhẹ thoáng ở đôi môi sao như vừa hết sức gần người lại như vừa vô cùng thoát tục. Tôi nhớ lại đã gặp ảnh này ở nhiều nhà nhân viên trong cư xá Dưỡng trí viện, và cùng một lúc, tôi nhớ lại lời một số bịnh nhân lâu đời : “Bác sĩ Hoài à? Ổng tử tế lắm mà! Quên sao được.”[/color]

[color="#0b5394"]Và tôi mơ màng tưởng tượng lại cảnh nơi đây, trên bảy năm về trước, ngày 31-5-1953 (6): một cái quan tài, một đám đông người đưa, tất cả nhân viên Dưỡng trí viện thọ tang, và những bịnh nhân quỳ xuống, (7) khóc, khi quan tài chầm chậm đi qua.. Và hẳn lúc sống trên dương gian cũng như khi nằm trong lòng đất, không bao giờ người thấy cô đơn.[/color]


[color="#20124d"]___________[/color]




[color="#20124d"]Chú thích của tác giả:

(1) Ông sanh tại Long Châu, tỉnh Vĩnh Long, ngày 7-6-1898.

(2) Ông được bổ nhậm ngạch y sĩ ngày 16-4-1919, và được bổ nhậm ở Tây Ninh, Trảng Bàng, Tam Bình (Vĩnh Long), rồi Long Xuyên.

(3) Nhận việc ngày 16-1-1930.

(4) Ông nghiên cứu tất cả các tôn giáo, nhất là Phật giáo và quan tâm đến những gì dính líu đến siêu hình.

(5) Trích trong bài thơ “Phong hóa chữ I” của cố bác sĩ Nguyễn Văn Hoài.

(6) Ông mất sáng ngày 28-5-1955, lúc 5 giờ, vì đứt gân máu ở tim. Ông để lại các tác phẩm: Lược khảo về các vấn đề Hòa bình, 1950 (Pháp và Việt văn). Điên? Dưỡng trí viện? , 1952 (quyển sách đầu tiên của người Việt nói về bịnh điên và Dưỡng trí viện),Adolf Hitler, 1952 (xét như một bịnh nhân tâm trí, bằng Pháp văn), Về sự tổ chức Dưỡng trí viện miền Nam nước Việt, 1954 (luận về bác sĩ Y khoa, bằng Pháp văn) và nhiều bản thảo trong đó có tập : “…Từ bịnh tâm trí đến sự giết người“.

(7) Một người Pháp đưa đám nói lại với phóng viên báo Journal d’ Extrême-Orient (số 1989, ngày thứ năm 2-6-1955: “Chưa bao giờ tôi thấy người đưa đám mà trầm ngâm và đau xót thật tình như vậy!” Và một nhà mô phạm ở Đô thành, bạn và cưu bịnh nhân, đã cạo trọc đầu từ ấy đến nay để khóc người tri kỉ.[/color]



[color="#0c343d"]NGUIỄN NGU Í.[/color]


[color="#0c343d"]Nguồn : Tạp chí Bách Khoa số 149. Năm thứ 7 – Ngày 15-3-63.[/color]



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


---------------------------

TRANH VẼ CHÂN DUNG BÁC SĨ NGUYỄN VĂN HOÀI


BS

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(facebook)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đây là tranh vẽ chân dung bác sĩ Nguyễn Văn Hoài do bàn tay của một bệnh nhân Dưỡng Trí Viện vẽ trong thời gian bác sĩ Hoài làm Giám đốc.
Với chủ trương “biến cái địa ngục nhốt người điên thành thiên đường cho người đi dưỡng trí”, bác sĩ Hoài đã tổ chức tạo công ăn việc làm và giải trí cho người bệnh. Ông cho lập các nông trại, khu xay xát, giã gạo, cơ sở chăn nuôi, trồng trọt và các nghề thủ công nhằm một mặt có thêm nguồn thu nhập bồi dưỡng cho bệnh nhân; mặt khác còn là phương pháp giúp bệnh nhân mau hồi phục. Sự cải cách trong điều trị của ông đã mang lại hiệu quả cao. Bức chân dung vẽ về ông từ khối óc, đôi tay của một bệnh nhân Dưỡng Trí Viện do ông điều hành là một bằng chứng cụ thể nhất.
Tranh do ông Lê Văn Tường, quê ở Biên Hòa bị bệnh tâm thần và được đưa vào Dưỡng Trí Viện do bác sĩ Nguyễn Văn Hoài làm Giám đốc để điều trị. Do biết chút ít về nghề vẽ nên lúc tỉnh táo ông được đưa lên phòng vẽ tranh. Đôi lần tiếp xúc với bác sĩ Nguyễn Văn Hoài khi ông đến thăm phòng vẽ, bệnh nhân Lê Văn Tường nảy ý định vẽ chân dung bác sĩ Hoài làm kỷ niệm.
Để thực hiện, ông Lê Văn Tường đã xin bác sĩ Hoài một tấm hình để tham khảo, và có nhiều lần ông đi theo bác sĩ Hoài hàng buổi trời để xem xét từng đường nét trên khuôn mặt vị Giám đốc Dưỡng Trí Viện để thể hiện trong tranh vẽ.
Một thời gian sau khi bác sĩ Nguyễn Văn Hoài qua đời, ông Lê Văn Tường cũng bình phục và được xuất viện. Khoảng năm 1960, ông Tường có đến thăm gia đình bác sĩ Hoài (nay ở phường Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai) và mang theo bức tranh ấy tặng lại cho gia đình vị ân nhân của mình. Ông Nguyễn Văn Thuyết (con bác sĩ Hoài) đã gìn giữ bức tranh này đến 1995 sau đó tặng lại cho Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa.
Tranh vẽ chân dung bác sĩ Nguyễn Văn Hoài bằng bút chì đen trên nền giấy trắng, đến nay đã ngã sang màu vàng. Tranh dài 0.41m, rộng 0.29m, do giấy mỏng nên được đóng dính vào một bìa cứng để dễ bảo quản. Trong tranh, bác sĩ Nguyễn Văn Hoài mặc áo blouse cổ bẻ, tóc chải úp ra sau, gương mặt cương nghị. Theo lời ông Nguyễn Văn Thuyết thì tranh vẽ khá giống bác sĩ Hoài. Từng đường bút chì đen thể hiện từng chi tiết chân dung vị bác sĩ vô cùng khéo léo, tài tình. Nếu không hiểu tận cùng, chẳng ai có thể tin rằng bức tranh này do bệnh nhân của Dưỡng Trí Viện vẽ nên.
Bức tranh vẽ chân dung bác sĩ Nguyễn Văn Hoài đã phần nào thể hiện được lòng cảm mến, tin yêu của người bệnh đối với vị bác sĩ đã hết lòng tận tụy cho việc điều dưỡng bệnh nhân, cho sự phát triển của Dưỡng Trí Viện. Ngoài ra, đó còn là bằng chứng cụ thể về kết quả của phương pháp điều trị mới mà bác sĩ Nguyễn Văn Hoài đã áp dụng ở Dưỡng Trí Viện Biên Hòa.

Sửa bởi tuphuongsg: 31/07/2021 - 20:55


Thanked by 4 Members:

#9 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/03/2022 - 21:57

GIÁO SƯ PHẠM HOÀNG HỘ
Phạm Hoàng Hộ là giáo sư Thực vật học của Việt Nam, Viện trưởng sáng lập

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, ông nổi tiếng với bộ sách ba quyển "

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

" (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, 1999) và quyển "

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

" (2006) cùng do

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ấn hành.
Trên giấy tờ, GS. Phạm Hoàng Hộ sinh ngày 3 tháng 8 năm 1931 tại làng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

– phường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tỉnh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(trên thực tế ông sinh ngày 27 tháng 7 năm 1929 Kỷ Tỵ). Thuở nhỏ ông theo học tiểu học ở các trường Bassac, Nam Hưng và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và năm 1946 sang Pháp tiếp tục bậc Trung học lấy bằng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Sau đó, ông theo học ở Đại học

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, đậu bằng Cử nhân Khoa học vào năm 1953 (Thủ khoa Thực vật học) và bằng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

về Khoa học thiên nhiên (Sciences naturelles) vào năm 1955, và bằng Agrégé Vạn vật học/ Thạc sĩ Pháp (năm 1956). Năm 1957, ông về nước và được bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và trong thời gian làm việc ở đây (1957 – 1962), ông đã thực hiện công trình nghiên cứu về rong biển Việt Nam và một phần của công trình nghiên cứu này được dùng cho luận án

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vạn vật học mà ông đệ trình vào năm 1961 cũng tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Vào năm 1962, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Khoa Trưởng trường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và giữ chức vụ này đến 1963, sau đó ông từ chức để phản đối cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của Tổng thống

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Sau ngày 1-11-1963, ông tham gia nội các lâm thời của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

do Hội đồng quân nhân cách mạng của tướng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thiết lập với chức vụ Tổng Trưởng Giáo dục, tuy nhiên sau cuộc “chỉnh lý” ngày 30-1-1964 của Tướng Nguyễn Khánh, nội các của Nguyễn Ngọc Thơ giải tán. GS. Phạm Hoàng Hộ trở về với công tác giảng dạy tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Thành lập Viện Đại học Cần Thơ

Đề án vận động thành lập trường được trình chính phủ Việt Nam Cộng hòa tuy nhiên gặp nhiều khó khăn. Ngày 16-11-1965, Tổng bộ Văn hóa – Xã hội Sài Gòn phúc đáp cho rằng phải đến năm 1969 thì mới có thể thành lập được trường Đại học này. GS. Phạm Hoàng Hộ kiên trì vận động và đến ngày 1-3-1966 thì cuộc họp trù bị cho việc thành lập

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

được diễn ra tại phòng khánh tiết tỉnh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Ngày 6-3-1965 tại hội trường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, với sự tham gia của hơn 300 đại biểu đã tập hợp được tiếng nói của nhân dân miền Tây đối với việc thành lập ngôi trường Đại học đầu tiên ở miền Tây. Bác sĩ Lê Văn Thuấn đã đọc diễn văn khai mạc và tuyên bố xây dựng trường đại học và cam kết đảm bảo nguồn lực về con người đáp ứng yêu cầu của một trường đại học. Sự tham gia của GS. Phạm Hoàng Hộ là sự ủng hộ to lớn về uy tín về khoa học của trường đại học sắp được thành lập này. Ngày 8-3-1966,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

được thành lập, GS. Phạm Hoàng Hộ trở thành Viện trưởng đầu tiên của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Hai ngành Sư phạm và Nông nghiệp được đẩy mạnh phát triển, trường Cao đắng Nông nghiệp được nâng cấp thành phân khoa Nông nghiệp. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có một trường chuyên nghiệp đào tạo Kỹ sư biến thành một phân khoa Nông nghiệp của Đại học, chú trọng đặc biệt đến sự phát triển tài nguyên và văn hóa miền Tây

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Viện cũng là nơi đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhiều nhà khoa học trẻ như

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(người sau này trở thành Giáo sư nông nghiệp hàng đầu Việt Nam),

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(sang Mỹ học tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

State, sau trở thành Giáo sư sinh học hàng đầu Việt Nam)... về giảng dạy tại trường và có nhiều cống hiến quan trọng. Viện Đại học Cần Thơ là một trong 5 Viện Đại học đầu tiên của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, với sự vận động kiên trì của GS. Phạm Hoàng Hộ và GS. Nguyễn Duy Xuân, việc thành lập Viện Đại học Cần Thơ có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
Sau này, GS. Nguyễn Duy Xuân về làm Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ. Trong thời gian làm Viện trưởng, GS. Nguyễn Duy Xuân đã tiến hành thực hiện giáo dục đại học theo hình thức tín chỉ tiên tiến mà các nước phương Tây đang áp dụng. Với hoạt động trên, Viện Đại học Cần Thơ trở thành Đại học đầu tiên ở Việt Nam thực hiện giảng dạy theo hình thức tín chỉ
Đầu năm 1970, GS. Phạm Hoàng Hộ mời GS.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

về làm Hiệu trưởng Viện Đại học Cần Thơ, ông về Sài Gòn và tiếp tục công trình giảng dạy và nghiên cứu thực vật đến năm 1984. Năm 1984 khi được chính phủ Pháp mời sang làm giáo sư thỉnh giảng, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã quyết định chọn cuộc sống lưu vong và ở lại Pháp. Nói về thời kỳ sau 75, ông ghi lại: "thời kỳ sống trong ảo vọng là sẽ thấy đất nước đi lên. Giai đoạn đi xe đạp, ăn gạo hẩm, tưởng hoa sẽ nở trên đường Quê hương."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Từ đó ông sang

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sinh sống và tại đây ông hoàn tất công trình nghiên cứu cây cỏ Việt Nam của mình. Có thể nói ông là người đầu tiên ở Việt Nam hoàn thành công trình nghiên cứu cây cỏ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và Việt Nam, đây là công trình có tầm cỡ khoa học lớn trong nước và trên thế giới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Công trình nghiên cứu
Trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của mình, ông là tác giả của nhiều sách về thực vật học Việt Nam như Rong Biển Việt Nam (1969),

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(1972), Sinh học thực vật (tái bản lần thứ tư,1973), Hiển hoa Bí tử (tái bản lần thứ nhì,1975) và Cây cỏ Việt Nam (1999) và nhiều bài nghiên cứu có giá trị khác.
Ngày 29 tháng 1 năm 2017 (Mùng 2 tháng 1 năm Đinh Dậu), ông qua đời tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Québec, Canada, hưởng thọ 89 tuổi. Ông được hỏa táng vào thứ 2, ngày 6 tháng 2 năm 2017.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#10 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7718 Bài viết:
  • 17622 thanks

Gửi vào 09/03/2022 - 00:16

BS Nguyễn văn Hoài va Cha tôi . Người sinh năm Mậu Tuất (1989) .
Cha tôi bị chém lần thứ nhất năm 1946 (Lý trưởng), chưa chết; bị bắn lần thứ 2 (vô tình, bất đắc kỳ tử), mất năm 1951 .
Ông BS Hoài mất năm 1955 (đứt mạch máu trong tim, bất đắc kỳ tử).
49 chưa qua, 53 đã tới .

Thanked by 5 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |