Jump to content

Advertisements




Lịch sử của TRÀ


8 replies to this topic

#1 Deletrius

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 460 thanks

Gửi vào 03/09/2020 - 16:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




LỊCH SỬ CỦA TRÀ



Hôm nay tôi kể cho các anh chị nghe lịch sử của một thứ hết sức quen thuộc với chúng ta, đó là trà, một số nơi còn gọi là chè. Trà là loại đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau … nước lọc. Hãy nhớ điều này: Người Ấn có thể cấm ăn thịt bò, người Âu – Mỹ cấm ăn thịt chó mèo cũng như người Hồi cấm ăn thịt lợn và cả rượu nữa, nhưng trên thế giới tuyệt nhiên không có quốc gia nào cấm trà cả. Cách uống trà cũng có vô vàn cách khác nhau: Uống trực tiếp với nước sôi, uống bột trà qua túi lọc, uống bột trà xanh matcha kiểu Nhật, uống trà với sữa nóng như người Ấn – Hồi hay uống trong ấm Samovar như người Nga … gần như mỗi dân tộc đều có một loại trà hoặc cách uống trà riêng của mình. Nhưng lịch sử của trà đã có từ khi nào?



I. LỊCH SỬ CÂY TRÀ


Truyền thuyết kể lại rằng Thần Nông - vị vua huyền thoại của Trung Hoa có một đam mê mãnh liệt với thực vật và dược liệu, ông được xem là thủy tổ nghề trồng trọt và nghề y. Một tối nọ, vị vua huyền thoại ngồi đun một nồi thuốc dưới một cái cây to, trăng thanh gió mát, bỗng đâu một cơn gió nhẹ làm một chiếc lá trên cái cây rơi vào nồi thuốc ông đang đun. Vốn rất nhạy cảm, ngay lập tức ông nhận ra có điều gì đó đang xảy ra trong cái nồi của mình, một mùi thơm rất lạ bay lên, thanh t*o và nền nã, Thần Nông không kìm được tò mò, bèn múc nước uống thử, tức thì ông cảm thấy khoan khoái, tỉnh táo hẳn ra, những mệt nhọc, ưu tư tự nhiên bay biến đâu mất hết, đó là câu chuyện về lá trà trong lịch sử. Tất nhiên khi đó chưa có giấy, mực, những công dụng cũng như đặc tính của trà và các loại dược liệu khác chủ yếu được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Sau này lá trà được nhắc đến trong Thần Nông bản thảo kinh (sách thuốc của Thần Nông) và có lẽ đó là tài liệu cổ nhất ghi lại sự có mặt của lá trà.

Về mặt phân loài, trà thuộc họ Theaceae, người Pháp gọi là Thé (giờ các bạn biết Koi Thé là gì rồi đấy), người Đức học theo cách phát âm của người Pháp nên gọi là Tee (tê nha, not ti), tới lượt người Anh lại chuyển âm thành Tea. Còn người Trung Quốc gọi gần giống người Việt: Cha-a. Dù rằng ngày nay trên thế giới có cả ngàn loại trà khác nhau theo tên giống cây và cả theo nơi xuất xứ nhưng các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng chúng có chung một tổ tiên duy nhất là một loài thực vật bản địa ở Vân Nam - Trung Quốc. Sau đó khoảng hai ngàn năm, một loài cây khác có họ hàng gần với trà cũng được tìm thấy ở phía tây Trung Quốc, ứng với Ấn Độ ngày nay, gọi là trà Assam, là loài cây bản địa ở Ấn Độ, Miến Điện, Lào, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Trà trong tự nhiên là loài cây cổ thụ, mọc hoang, ra quả từ sau 4 đến 12 năm. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng, hầu như chẳng bao giờ người ta để cho trà lớn lên với kích thước thật của nó, thậm chí quả trà cũng là thứ cực kỳ hiếm thấy trong tự nhiên. Trà là một trong những loài cây được trồng trên quy mô công nghiệp sớm nhất trong lịch sử loài người và con người cũng thay đổi hoàn toàn cách sinh trưởng của cây trà: Không chỉ giăm cành thay cho gieo bằng hạt, con người còn liên tục cắt tỉa cây trà (để ra búp mới), biến loài cây vốn là thân mộc trở thành cây bụi và phát triển cả một nền văn hóa lâu đời gắn bó với trà.



II. CÁC LOẠI TRÀ PHỔ BIẾN


Chế biến trà gồm 5 bước cơ bản:
  • Hái: bao gồm hái búp, lá và xử lý cơ bản.
  • Làm héo: làm héo và mềm lá trà.
  • : làm dập vỡ các tế bào và tạo hình cho lá khi thành phẩm
  • Oxy hoá: vấn đề này tôi sẽ nói rõ hơn ở đoạn dưới.
  • Sấy: định hình và làm khô.


Không phải mọi loại trà đều trải qua tất cả các công đoạn này. Một số loại trà có thể bỏ bớt một vài bước hoặc lặp đi lặp lại một bước nào đó nhiều lần. Và tùy theo các cách thực hiện khác nhau sẽ cho ra những loại trà khác nhau, sau đây là một số loại trà phổ biến nhất.


+ Đầu bảng chắc chắn phải là Trà Xanh, nhưng nếu theo cách gọi của người Việt thì phải gọi là trà tươi, tức trà nguyên thủy theo đúng như tên gọi của nó. Cách uống cũng vô cùng đơn giản: Lá trà, cành nhỏ của trà được hái xuống, rửa sạch, chần qua nước sôi và uống. Tôi tin trong gia đình các anh các chị nhiều người vẫn uống trà theo cách này. Đây là hình thức uống trà cổ điển nhất, nguyên thủy nhất và ... dễ dàng nhất. Tuy nhiên do lá trà còn tươi nên chứa rất nhiều tanin, khi uống trà xanh vào sáng sớm lúc chưa ăn gì dễ bị cào ruột, cá biệt người không quen còn có thể ... say. Trên thế giới, người ta định nghĩa trà xanh khác với quan niệm của chúng ta: Trà xanh được làm bằng 4 bước: hái búp, làm héo, vò và sấy. Điều kiện tiên quyết của làm trà xanh là không để cho trà bị oxy hóa. Để trà không bị oxy hoá thì ngay từ khi búp trà được hái xuống, người ta tiến hành làm rất nhanh công đoạn làm héo, đem ra phơi nắng trên bạt ngay sau khi hái, và chỉ phơi từ 1 giờ đổ lại. Sau đó đem lá trà đi xào hoặc hấp. Nhiệt độ cao sẽ làm các enzym trong lá trà ngưng hoạt động. Sợi trà xanh được tạo hình bằng cách xoa trên tay, nhấn trên chảo, vò hay lăn, tạo ra rất nhiều hình dạng khác nhau. Trà xanh thường có nước trà màu xanh hoặc vàng, có mùi cháy (trà xào) hoặc mùi lúa non (trà hấp), vị chát. Một số loại trà xanh được ướp thêm hương, hoa rất phổ biến tại Miền Nam như trà lài, trà sen, trà sói, trà sâm dứa (gọi theo tên loại cây/ loại hoa được ướp vào trà).


+ Tiếp theo là Trà Ô Long, đây thực chất là một dòng trà riêng biệt, nhiều người VN vẫn lầm tưởng trà Ô Long là một nhãn hiệu trà, đấy là hiểu sai. Trà Ô Long khác trà xanh ở chỗ là lá trà sẽ để cho oxy hóa lâu hơn, lá trà sau khi phơi trên bạt cho hết ẩm sẽ tiếp tục được chuyển sang nong tre để phơi, đây là cảnh các bạn hay gặp trong các phim cổ trang. Bất cứ loại trà nào để cho oxy hóa từ 8 - 80% đều gọi là trà Ô Long, độ oxy hóa được phản ánh qua màu sắc của nước trà từ vàng hổ phách tới nâu đỏ. Trà Ô Long là loại trà tốn nhiều thời gian nhất để chế biến. Nó sử dụng cả 5 bước cơ bản tôi đã nói ở trên, trong đó bước vò và oxy hoá có thể được lặp lại nhiều lần. Sau mỗi lần vò, lá trà lại được nghỉ ngơi để oxy hoá, rồi lại vò, lại nghỉ, lặp lại nhiều lần như thế trong rất nhiều giờ (vài ngày). Quá trình này giúp trà có được các lớp hương thơm và vị hết sức phong phú. Hương vị này phức tạp hơn nhiều so với trà xanh. Trà có vị chát rất mềm và mượt, giàu hương vị của hoa hoặc trái cây. Chính vì sự giàu có về hương vị nhưng lại rất mượt mà của trà Ô Long mà nó trở thành loại trà thích hợp nhất cho người mới uống trà. Ngoài Trà Ô Long các bạn hay nghe, còn có một số loại trà khác mà ở Việt Nam các bạn nghe tên rất quen nhưng thực chất nó cũng là Trà Ô Long mà thôi, có thể kể ra đó là Thiết Quan Âm, Tiểu Long Châu hoặc Đại Hồng Bào, Đông Phương Mỹ Nhân…


+ Tiếp đến là Trà Đen, khỏi phải nghĩ ngợi nhiều, tất nhiên trà đen là trà đã được oxy hóa hoàn toàn, lên đến 100%. Trà đen cũng phải trải qua 5 bước như trên nhưng sẽ không có bước nào được lặp lại, nó đi thẳng một lèo từ a tới á luôn. Nước trà thường có màu nâu sáng tới đỏ đậm. Các loại trà đen có hương vị mạnh nhất, một số loại rất chát. Ở Việt Nam không có nhiều người uống trà đen nguyên chất do gu thị hiếu khác biệt. Nhưng chắc rằng 99,99% các bạn đã từng nhấm nháp một tách Lipton túi lọc hay thương thức trà trong một ly trà sữa? Loại trà đó chính là trà đen. Trà đen rất phổ biến ở Châu Âu, Ấn Độ, thường dùng ở dạng túi lọc hoặc pha cùng với sữa. Tại sao người Châu Âu lại chuộng trà đen? - Vì nó để được lâu (đã oxy hóa hoàn toàn) nên không bị mốc, dễ vận chuyển trên những con tàu vượt đại dương trong thế kỷ 17 - 18, có thế thôi. Lịch sử tìm ra trà đen cũng hết sức thú vị: Có một thôn chuyên trồng trà ở Trung Quốc khi xưa là thôn Cao Sơn, nơi đây nổi tiếng về sản xuất loại trà Ô Long danh tiếng. Thời Nam - Bắc triều, thiên hạ loạn lạc, một hôm có một đám loạn binh chạy đến thôn Cao Sơn, với tôn chỉ hết sức tàn bạo của chúng Trai hiếp, Gái giết, dân làng bèn rủ nhau trốn hết vào trong núi. Nửa tháng sau, khi đi trốn về, dân làng phát hiện ra số trà tươi mới hái bị lũ cướp đá đổ hết, lại còn bị chúng trải ra như đệm để nằm, ngồi. Dân làng bèn đem trà đó đi ... cho bò ăn, thế nhưng có một người đàn ông để ý thấy rằng con bò nhà mình ăn cái đống trà đó ... khá ngon miệng, thế là hắn lấy lại một ít, đem sấy lên và pha ra uống thử, dù không bằng trà Ô Long nhưng đấy cũng là một vị lạ, sau đó không biết bằng cách nào, loại trà này được phát hiện ra rất hợp với sữa gia súc, từ đó món trà sữa ra đời.


+ Trà Trắng lại được xem như trà tiến vua dưới thời phong kiến. Hoàng đế Tống Huy Tông nhà Tống là một nghệ nhân thực thụ, anh làm cái đ*o gì cũng giỏi, trừ mỗi làm chính trị là nát... Nói về trà, có lẽ sau thánh trà Lục Vũ thì Huy Tông là người xếp thứ hai. Huy Tông bỏ ra rất nhiều thời gian để quan sát và nghiên cứu các giống trà cũng như cách chế biến trà, và ông đã nghiên cứu ra loại trà trắng này: Trà được thu hoạch ở một đồi riêng biệt, có thể nói là toàn những cây trà hảo hạng, trăm cây chọn một. Được những trinh nữ trong làng dậy sớm đi hái trước canh năm, khi những búp trà còn đẫm hơi sương, và chỉ hái búp sắp bung, không hái lá. Những chiếc lá non còn nguyên lông tơ màu trắng khi hái, chính vì vậy mà gọi là "trà trắng". Sau khi hái, búp trà phải mang ra suối rửa trực tiếp dưới dòng chảy của suối rồi phơi dưới nắng mùa xuân cuối tháng 3, đầu tháng 4, sau đó thì sao lên rồi vò nhỏ, đóng thành bánh, có thế thôi. Một bánh trà trắng có thể đổi ... 1 lượng vàng và chỉ bán cho một người duy nhất: Chính là đương kim thánh thượng. Người khác muốn mua vui lòng để lại cái đầu... Ngày nay thì trà trắng không quá cầu kỳ như vậy, nhưng cách thu hoạch, chế biến thì cũng như cách đây 800 năm. Đơn giản chỉ là hái và phơi khô búp trà tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời, thực sự chỉ có thế thôi. Nếu thời tiết không thuận lợi thì cũng có thể sấy, nhưng nhiệt độ rất thấp. Lá trà trắng không cuộn lại như các loại trà thường thấy mà nó có hình dạng tự nhiên, chỉ hơi quăn lại vì khô. Mặc dù quá trình làm khô trà trắng có thể diễn tra trong vài ngày, nhưng vì các tế bào trong lá không bị vỡ ra nên quá trình Oxy hoá chỉ diễn ra rất chậm. Trà trắng khi pha thường có nước màu xanh hoặc vàng rất nhạt, hương và vị “tinh tế”, nhẹ nhất trong các loại trà.


+ Trà Phổ Nhĩ: Là đặc sản xuất xứ từ Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nhưng thật ra đây là loại trà của các dân tộc ít người của miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam chế biến ra. Loại trà này còn có nhiều tên gọi khác như Trà Kim Qua Cống, Nhân Đầu Cống là vì ngày xưa triều đình Trung Hoa thu thuế các dân tộc ít người này theo đầu người: 1 bánh trà/1 người trưởng thành/1 năm. Trà Phổ Nhĩ là nhóm trà có thể nói là đắt đỏ nhất thế giới vì 2 lý do. Thứ nhất là trà Phổ Nhĩ thường được làm từ giống trà cổ thụ (có thể trồng hoặc mọc hoang). Cụ thể, nguyên liệu để làm loại trà này là shan tuyết cổ thụ. Cây trà được trồng trên núi cao ở vùng Vân Nam hàng chục năm rồi mới bắt đầu thu hoạch để chế biến. Sau khi tuyển những lá trà đủ chất lượng thì gốc trà vẫn được giữ nguyên, tiếp tục chăm sóc cho nhiều mùa sau bởi cây trà càng lâu năm thì sẽ càng cho ra loại trà thượng hạng. Có cây đến hàng trăm năm tuổi vẫn còn được sử dụng tốt.

Thứ hai, giống như rượu vang ủ lâu năm, trà Phổ Nhĩ sau khi lên men đạt tiêu chuẩn thì càng để lâu, càng ngon, càng đắt tiền. Theo đó, lá trà Phổ Nhĩ được lên men hoàn toàn ở trạng thái rắn và khô, tách hết nước trong lá trà, nhưng giữ lại các vi sinh vật có trong lá trà cổ thụ để chuyển loại bỏ hết chất xấu, giữ lại chất tốt trong lá trà. Quá trình lên men tự nhiên này rất tốn thời gian, có khi mất vài năm, nén lại thật chặt thành đủ hình dạng, phổ biến nhất là hình tròn với một lỗ hõm ở giữa mới tạo nên một bánh trà hoàn hảo. Trà ngon và đủ chất lượng phải bảo có hương thơm trầm dịu, hậu vị sâu. Chất dinh dưỡng trong lá trà phải phong phú, nước trà đậm, khí trà mạnh mẽ và giữ được hương rất lâu trong miệng. Trà Phổ Nhĩ có thể chia làm hai loại là Phổ Nhĩ Sống và Phổ Nhĩ Chín. Theo đó, trà Phổ Nhĩ lên men nhân tạo thường được gọi là trà Phổ Nhĩ Chín, thường dùng để giảm cân. Còn trà Phổ Nhĩ Sống thường dùng để thanh lọc cơ thể. Loại trà này được lên men trong thời gian khá ngắn, hoặc trà tích trữ mà không qua lên men, trên thực tế công dụng giảm cân của trà sống là nhờ trà giàu polyphenol, có hiệu ứng tương tự trà xanh, trà Ô Long. Lưu ý, trà Phổ Nhĩ không được bảo quản đúng cách, nó sẽ bị mốc như thức ăn thông thường. Nếu trà Phổ Nhĩ bị mốc, mà không được xử lý ngay, sẽ tạo ra rất nhiều vi khuẩn có hại, có thể gây ra ung thư nghiêm trọng, chúng ta nên loại bỏ nó đi không dùng nữa.


+ Mạt trà - Matcha: Cái này nếu gọi theo tiếng Việt, chúng ta cũng thường gọi là trà xanh, dựa theo màu sắc của loại trà này. Nhưng tên gọi đúng thì phải là bột trà. Đầu tiên, những cây trà xanh được sử dụng để làm matcha được trồng trong bóng râm trong ba đến bốn tuần trước khi thu hoạch, loại trà đó gọi là gyokuro - ngọc sương, còn loại không trồng trong bóng râm gọi là sencha - trà xanh bình thường. Che cây trà trong bóng râm sẽ làm chậm sự tăng trưởng, kích thích sự gia tăng nồng độ chất diệp lục, làm cho lá có màu xanh đậm hơn và tạo ra sự sản xuất axit amin, đặc biệt là theanine. Sau khi thu hoạch những chiếc lá trà được đặt phẳng cho khô. Sau đó loại bỏ phần thân và gân lá rồi đem lá đi nghiền thủ công bằng cối đá cho đến khi thành dạng giống bột tan, mịn, có màu xanh lá tươi sáng được gọi là mạt trà. Nghiền lá là một quá trình mất nhiều thời gian vì đá dùng để xay không được quá nóng, kẻo mùi thơm của lá bị thay đổi. Có thể cần đến một giờ để xay 30g mạt trà. Matcha lại chia thành các loại hấp và không hấp, nhưng thôi, ở đây không nói thêm, vì trà đạo Nhật Bản thâm sâu như biển, ko thể nào trong một bài này mà viết hết được. Cách uống mạt trà theo kiểu người Nhật đang uống hiện nay là cách uống trà cùa Trung Hoa thời Đường - Tống, thời đó người Trung Quốc ép trà thành dạng bánh tròn, rồi pha chế bằng cách rang và nghiền thành bột, bột trà thu được sẽ được pha trong nước nóng, sau đó thêm muối. Năm 1191, thiền sư Eisai đã sang Trung Quốc và lĩnh hội được nghi thức uống, cách pha trà của người Trung Quốc và từ đó dung nạp vào dòng Thiền Tông của Nhật Bản để trở thành Trà đạo như hiện nay. Về sau, do ảnh hưởng của chiến tranh, loạn lạc và sự đổi thay triều đại, du nhập văn hóa mới nên người Trung Hoa không uống bột trà nữa mà chuyển sang "hãm" trà khô trong nước nóng, còn Nhật Bản thì vẫn giữ để đến hôm nay Trà đạo trở thành 1 trong 4 nghệ thuật độc đáo mà Nhật Bản còn lưu giữ (3 cái còn lại là Hương Đạo, Hoa Đạo và Chỉ Đạo (xếp giấy)). Ngày nay matcha không chỉ được dùng như thức uống mà còn là một loại gia vị trong ẩm thực.



III. NGUỒN GỐC CÁC LOẠI DANH TRÀ


Hầu hết ai cũng từng nghe qua tên các loại trà nổi tiếng, nhưng không phải ai cũng biết tại sao nó có tên gọi như thế và tất nhiên, nhiều người chưa hề có cơ hội uống thử các loại trà mà họ có thể gọi tên vanh vách ấy. Đầu tiên, hay nghe nói tới nhất chính là Thiết Quan Âm.

Truyền thuyết về trà Thiết Quan Âm bắt nguồn từ Thanh Đảo, ngày nay là Đài Loan. Vào thế kỷ 15, có một người đàn ông trên đảo này tên là Duy, không rõ họ vốn là chủ một tàu đánh cá. Một ngày nọ tàu của ông Duy ra khơi gặp sóng dữ, toàn bộ thủy thủ đoàn cùng với con tàu đều chìm xuống biển, chỉ trừ mình ông chủ. Lo hậu sự đền bù cho các nạn nhân xong ông Duy lâm vào cảnh khánh kiệt, người vợ của ông không chịu nổi cảnh nghèo khổ, ôm con trở về nhà mẹ. Trở thành tay trắng chỉ sau một đêm, ông Duy bèn... đi nhậu, nhậu xỉn ông bắt đầu chửi đời, chửi người, rồi chửi tới trời. Chửi cho đã, ông mệt và say quá nên thiếp đi. Trong cơn mơ, ông chợt thấy Phật bà Quan Âm hiện ra, hứa rằng sẽ giúp cho ông trở nên giàu có gấp nhiều lần lúc trước, nhưng với điều kiện là ông phải chia sẻ sự giàu có đó cho mọi người. Tất nhiên là ông Duy gật sái cổ. Sau đó, ông tìm đến một hang núi như lời phật bà dạy, ban đầu ông cứ tưởng mình sẽ tìm được một kho báu hay gì đó, nhưng khi chui vào hang, ông mới thấy một mầm cây nhỏ, đó là một cây trà. Ông Duy đem cây trà đó về trồng và sau đó nhân giống nó, hương vị của loại trà đó hoàn toàn mới lạ, giữ đúng lời hứa, ông Duy đem cây trà đó cho dân trên đảo cùng trồng và trở nên giàu có. Sau này để tưởng nhớ công đức của Phật Bà Quan Âm, ông Duy đã dựng một bức tượng Quan Âm bằng sắt trên đảo, và người dân gọi loại trà mới đó là trà Thiết Quan Âm.


Trà Long Tỉnh cũng là một loại trà danh tiếng của Trung Hoa. Ngày nay trà Long Tỉnh được trồng nhiều không chỉ ở Trung Quốc mà còn cả ở Nhật Bản, trà này có màu xanh sáng và hương vị thanh mát, trong lành. Truyền thuyết kể rằng vào năm 250, người dân ở một làng ở Hàng Châu lâm vào nạn hạn hán, người dân trong làng vô cùng lo lắng vì những cây trà đang chết dần, nếu không cống đủ sản lượng trà, cả làng sẽ bị bắt tội. Dân làng bèn đi đến một thầy bói nổi tiếng trong vùng, thầy gieo quẻ và bảo dân làng soạn lễ đến cúng ở đền thờ Long Vương trong vùng. Dân làng làm theo, tối hôm đó trưởng làng mơ thấy một con rồng trắng hiện ra, bảo rằng làng đang bị trời phạt, phải chịu hạn hán 3 năm. Nếu rồng làm mưa giúp thì nó phải chịu tội, nhưng con rồng sẵn đang "bất mãn chế độ" nên sẵn sàng giúp dân làng một vé, với điều kiện sau này dân làng phải đời đời hương khói cho nó, trưởng làng ok ngay. Sáng hôm sau, trời kéo mây đen vần vũ, mưa từ giờ mão đến giờ mùi mới tạnh, sông hồ, ao chum trong vùng đều ngập nước. Cuối trận mưa, có xác một con rồng lớn nổi lềnh phềnh trên con sông chảy qua làng, người ta bảo do biết làm trái mệnh trời nên con rồng tự xử luôn. Từ đó, người dân trong thôn đặt tên cho loại trà ngon nhất của họ là trà Long Tỉnh, cả thôn cũng đổi tên thành thôn Long Tỉnh (nghĩa là Rồng thức giấc).


Tuy nhiên, loại trà danh tiếng nhất của Trung Quốc đối với phương tây là Tuyết Sơn Hầu Trà. Dịch nôm na nghĩa là Trà của khỉ trên núi tuyết. Trà này ra đời vào thế kỷ 18, núi tuyết ở đây là núi A Lý Sơn, loại trà ở đây là trà Ô Long Thiết Quan Âm mọc ra từ những cây trà cổ thụ, nằm tuốt trên đỉnh núi cheo leo và khắc nghiệt nơi con người không thể trèo lên được. Thay vào đó, người ta huấn luyện khỉ trèo lên đỉnh núi hái trà nên có cái tên như vậy. Loại trà này uống vào ban đầu có vị chát ở đầu lưỡi, uống hết lại lưu lại vị ngọt nhẹ ở cổ họng. Đây là loại trà tiến cống cho vua dưới triều Càn Long, chỉ có hoàng đế và các vương gia mới có thể uống, ngày nay đây là loại thức uống nổi tiếng của các tửu lầu Trung Hoa tên đất Mỹ.

Một loại trà nữa cũng được coi là “siêu cấp vô địch”, vua của các loại trà Trung Quốc và là trà dành cho các vị vua, ấy là Tu Mi Trà, hay trà chân mày. Trà Tu Mi là trà trắng tiến vua, nhưng lá trà lại được lựa chọn, gấp trải đúng quy chuẩn, kích thước để làm sao cho khi ngâm vào nước nóng, lá trà không nở bề ngang mà chỉ dài ra, thanh và mảnh như chân mày thiếu nữ.


Không thể không nhắc đến thức uống làm điên đảo giới trẻ ngày nay, đó là trà sữa Trân Châu, đây là một biến tấu mới của trà mới ra đời cách đây hơn 30 năm. Năm 1988, trên khu phố ăn vặt Thập Phần nổi tiếng của Đài Loan những người bán trà sữa lề đường đã nảy ra sáng kiến cho thêm những viên bột sắn dây bọc đường vào trong món trà sữa truyền thống, sau đó họ thay bằng bột củ năng, rồi mạch nha, ca cao … với hương vị và kích cỡ vô cùng đa dạng. Sau đó, nó nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới Đài Loan, xâm nhập vào Hongkong, Đại Lục, sau đó là Hoa Kỳ và ngày nay là toàn Châu Á. Người Hoa gọi món đồ uống mới này là Tsang chau nài tcha – tức Trà sữa trân châu, còn người phương tây thì gọi là buble tea – trà bong bóng.


Trà đen Ấn Độ tuy không nổi đình nổi đám như trà tàu (ít ra là đối với người Việt Nam) nhưng trên thế giới lại là một câu chuyện khác. Thoạt kỳ thủy, trà đen và hồng trà vốn không có sự khác biệt. Với người Trung Hoa, họ chỉ phân biệt giữa hồng trà và trà xanh, trà đen đồng nghĩa với hồng trà. Từ thế kỷ 16 trở đi, người Hà Lan, người Bồ Đào Nha tìm được đường đến viễn đông bằng thuyền buồm và họ bắt đầu nhập khẩu trà vào Châu Âu. Đến thế kỷ 17 thì trà đã trở nên quen thuộc với người Châu Âu, riêng người Ăng-lê thần thánh thì nghiện trà luôn, thế là họ cũng nối gót người bồ, người hà tìm đến Trung Hoa.

Tuy nhiên, người Hoa lại không thích người Anh vì vậy chỉ bán cho chúng loại trà thứ cấp với giá cắt cổ, đồng thời các đồ dùng trong uống trà (đồ sứ) cũng có giá trên trời. Thâm hụt thương mại do buôn trà ngày càng lớn khiến chính phủ Anh không thể chịu được, cuối cùng người Anh đã tìm được thứ để “cân bằng cán cân thương mại”, ấy là thuốc phiện. Tuy nhiên, trước thời điểm chiến tranh thuốc phiện chừng 30 năm, Robert Bruce - một nhà thám hiểm người Scotland vào khoảng năm 1823 đã thông báo là tìm thấy một loại cây mọc "hoang dã" ở vùng Assam khi lưu lại ở đây. Maniram Dewan – người dẫn đường của Bruce đã hướng dẫn anh đến người đứng đầu của địa phương. Bruce đã chú ý đến những người vùng này pha trà từ lá của bụi cây "hoang dã" đó và sắp xếp với các thủ lĩnh bộ lạc để cung cấp cho anh ta các mẫu lá và hạt mà anh dự định sẽ kiểm tra một cách khoa học. Nhưng không may sau đó, Bruce đã mất. Mãi đến năm 1830, anh trai của Bruce là Charles đã gửi bụi cây trà Assam đến vườn thực vật ở Calcuta để kiểm tra thích hợp. Ở đó, cây được xác định là Camellia sinensis var Asamica, khác với phiên bản cây trà Trung Quốc (Camellia sinensis var Sinensis), nhưng thật ra cây này ở vùng Vân Nam Trung Quốc vẫn có, chỉ là người ta không thích uống nó, do vị caffeine cao hơn trà thường. Sau đó công ty Assam đã độc quyền sản xuất trà Assam trong hai thập kỷ, hoạt động tại các quận Thượng Assam.


Đến những năm 1840, một bác sĩ người Anh là Campbell lại đem cây trà Trung Hoa đi trồng thử ở vùng Darjeeling, tây Bengal, Ấn độ thu được kết quả mỹ mãn. Công ty Đông Ấn năm 1847 đã không bỏ qua cơ hội này mà phát triển đồn điền trà bao la bát ngát để tự cung tự cấp không cần phải cầu kỳ mua trà của Trung Quốc nữa. Đến năm 1870, số đồn điền trà ở Darjeeling lên đến con số 56 với tổng diện tích là 4,400 héc ta đạt sản lượng 71,000 kg. Những năm 1800s, 90% lượng trà tiêu thụ ở Tây Bắc Âu đến từ Trung hoa thì sang năm 1900 giảm xuống còn 10%! - Darjeeling trong tiếng Tây Tạng nghĩa là “vùng đất của sấm sét” là vùng núi ở độ cao từ 1500 – 2400m so với mực nước biển, nơi có nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn. Darjeeling first flush là trà thu hoạch vào mùa xuân diễn ra từ tháng 3 đến cuối tháng 4 có hương vị nhẹ hơn – người sành trà vẫn hay gọi là trà Darjeeling vụ đầu.

Ngoài ra có đợt thu hoạch thứ 2 trước mùa mưa nghĩa là tầm tháng 6 tháng 7. Màu sắc của trà vụ sau đậm hơn trà xuân và loại trà này có thân cành tốt hơn. Các hoa, hương vị và mùi thơm cũng khác đặc biệt có trà có ngả màu vàng. Trà đen Darjeeling Himalaya - là loại trà đen Ấn Độ tinh khiết, hái vào mùa thu trên sườn phía nam của dãy Himalaya, giáp với Nepal. Sự khác biệt ở trà dây được phát hiện thông qua trạng thái cân bằng về màu sắc, hương vị và mùi thơm của riêng của nó. Những chiếc lá trà màu nâu đen khi pha cho trà mùi thơm và hương vị mạnh mẽ. Khác với trà Assam được phát triển từ cây trà hoang của Ấn độ có lá to dày hơn thì Darjeeling được lấy giống từ đúng cây trà của Trung Quốc Camellia sinensis var Sinensis. So về độ caffeina thì Assam nặng đô hơn Darjeeling, còn về mặt chất lượng hương vị thì Darjeeling được đánh giá cao hơn.


Trà đen Nilgiri Shiva được trồng trong dãy núi xanh của Kerala ở phía tây nam của Ấn Độ, mảnh đất theo truyền thuyết thuộc về thần Shiva. Trà có màu cam nâu và hương vị thoảng mùi trái cây.

Trà Chai là loại trà assam được pha trong sữa đặc và ngọt. Trà Chai là một loại trà truyền thống của Ấn Độ, ảnh hưởng từ phong cách uống trà của người Anh, người Ấn cho sữa, đường và đôi khi cả muối vào trà và quậy lên. Món trà này là thủy tổ của các thể loại trà kéo, trà lắc của Indo, Singapore. Tại Ấn Độ, một khẩu phần của trà chai khoảng 200ml rất hay được sử dụng trong các bữa tiệc.

Trà đen Masala – ban đầu là loại trà dùng trong các nghi lễ tôn giáo truyền thống của Ấn Độ. Người ta trộn trà với một hỗn hợp các loại gia vị: bột gừng, bạch đậu khấu, hạt tiêu trắng, cây hồi và đinh hương. Phục vụ với sữa ấm và mật ong. Trà có một mùi hương thơm đậm và uống nhiều có thể say.


Theo thống kê Trà “Earl Grey” – Trà Bá tước Anh Quốc là loại trà được tiêu thụ nhiều thứ 2 trên thế giới và đây là một trong các loại trà phổ biến, nổi tiếng nhất ở phương Tây. Trà Bá Tước – Earl Grey là loại trà được đặt theo tên của Earl Grey đệ nhị, thủ tướng Anh Quốc trong thập niên 1830. Theo truyền thuyết, Trà Bá Tước – Earl Grey là loại trà được khám phá ra bởi Charles Grey khi ông làm đại sứ Anh tại Trung Quốc. Để tạo hương vị đặc trưng cho loại trà này Ông đã cho bổ sung tinh chất quả Bergamot vào trà, tạo nên mùi thơm sang trọng, trầm lắng, đúng như tên gọi “Bá tước” của nó. Nhưng sự thật thì Earl Grey chưa bao giờ đặt chân tới Trung Quốc và người Trung Quốc cũng hoàn toàn không biết tới quả Bergamot. Thật ra đây chỉ là một cách marketing, giống như một loại rượu cognac lấy tên là rượu Napoleon vậy. Trong trường hợp này, các chuyên gia đã tạo ra một loại trà mới bằng cách kết hợp sáng tạo trà đen với tinh dầu Bergamot và đặt theo tên Earl Grey – vì ở Anh, Earl Grey là một người nổi tiếng và có công với đất nước.

Nói về Bergamot thì đây là loại cây lai giữa cam và quýt vì thế nên có các múi nhỏ màu vàng xanh. Nó được xuất hiện ở quần đảo Canaria, thuộc Tây Ban Nha, nhưng phát triển mạnh ở Sicilia– hòn đảo lớn nhất ở Địa Trung Hải. Ở Ý, loại cây Bergamot đã được trồng từ lâu và thành phố Bergamot là nơi đầu tiên quả Bergamot được bày bán. Nhưng có lẽ mọi người sẽ ít biết đến Bergamot nếu người Anh không thêm nó vào trà. Bergamot có công dụng giúp xua tan mọi căng thẳng và trấn tĩnh, an thần, rất hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa ,có tác dụng giảm stress. Nó là một trong những loại tinh dầu có giá trị quý giá nhất giúp lấy lại sự cân bằng cho tinh thần và sức khỏe.


Ngày nay chúng ta đều biết đến thương hiệu trà túi lọc nổi tiếng thế giới, trà Lipton. Đây là tên một người đàn ông đã góp phần đem trà phổ biến đến mọi tầng lớp quần chúng, nhờ có ông văn hóa uống trà và cách uống trà của người Âu Mỹ mới trở nên thịnh hành như ngày nay. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1864, chàng thanh niên Scotland là Thomas Lipton quyết định rời nước Anh, sang Mỹ để chu du, tại Mỹ chàng trai trẻ vừa làm nhiều nghề để kiếm sống, vừa đi du lịch nước Mỹ. Ở New York, ông làm bán hàng cho một tiệm tạp hóa, ông thường xuyên được ông chủ giao nhiệm vụ mang những túi nhỏ chứa các mẫu trà đến cho khách hàng dùng thử. Vài người sẽ đổ ra ấm, pha bình thường, nhưng có những người sẽ ngâm cả chiếc túi vải vào trong nước nóng và chờ cho trà ngấm ra ngoài, Lipton đã lưu ý đến cách uống trà tiện dụng đó. Năm 1870, cha Lipton biên thư gọi con về tiếp quản công việc gia đình. Rất may mắn là công việc của Lipton lại thành công dễ dàng, trong vòng 10 năm, ông mở rộng hệ thống tiệm tạp hóa của gia đình đến toàn cõi Scotland và cả nước Anh.

Năm 1888, khi đã có hơn 300 cửa hàng trong tay, cùng thời điểm đó, giá trà ở Anh đã hạ nhiệt rất nhiều so với 100 năm trước đó, Lipton quyết định sẽ đem trà đến tận những gia đình lao động của nước Anh. Ông quyết định sẽ mua tận gốc và bán tận tay người tiêu dùng, triệt tiêu khâu trung gian để có giá thành rẻ. Lipton đã mua lại những đồn điền trà ở thuộc địa Ceylon của Anh và thuê nhân công địa phương, Ceylon sau này giành độc lập vào năm 1948, lấy tên đến ngày nay là Srilanka. Lipton đã thành lập công ty trà mang tên chính mình và cung cấp loại trà nhuyễn như bột, đựng trong các túi vải như khi xưa ông đã thấy ở Mỹ. Đồng thời ông cũng cho in những tờ giấy nhỏ treo kèm vào các túi trà, đó là hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm của ông. Dần dần người ta thay túi vải bằng túi giấy và Lipton tiếp tục là một thương hiệu lớn cho đến tận ngày nay.


(Còn tiếp).

=.=.= Bách Hiểu Sinh =.=.=

From: Facebook Chuyện Đông - Chuyện Tây

Thanked by 5 Members:

#2 Deletrius

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 460 thanks

Gửi vào 17/09/2020 - 01:54

LỊCH SỬ CỦA TRÀ - PHẦN CUỐI




IV. NHỮNG CHUYỆN THÚ VỊ VỀ TRÀ

Thuở ban đầu, trà được xem như dược liệu, vì chỉ mọc ở vùng núi cao, và chỉ có những cây trà cổ thụ mới được xem là dược tính mạnh nên ngày xưa trà rất hiếm, chỉ bậc tôn quý mới có mà dùng. Cuối đời Đông Hán, ở Trác Quận có một anh chàng dệt chiếu, đóng dép sống cùng mẹ, hai mẹ con buôn bán nhỏ để sống qua ngày. Một ngày kia người mẹ bị chứng bệnh không rõ nguyên nhân, lâu lâu lại bị đau đầu dữ dội, cả người mất hết sức lực không thể làm được việc gì (ngày nay, ta biết đấy là rối loạn tiền đình). Đại phu đến khám và nói riêng với người con trai rằng chỉ có lá trà mới giúp bà thuyên giảm bệnh tình. Thế rồi chàng trai đã cố gắng làm việc nhiều hơn, đến nửa năm sau đã có dư ra một khoản tương đối. Sau đó chàng trai đi ra bến sông, tìm đến chiếc thuyền buôn lớn nhất, khi nghe nói cậu muốn mua lá trà, người chủ thuyền đã định không bán vì số tiền kia vẫn quá ít ỏi, nhưng khi chàng trai trẻ tháo thanh kiếm mang trên người xuống xin ông nhận thanh kiếm để bù vào chỗ tiền còn thiếu và nhìn vào thái độ cương nghị của cậu, ông chủ thuyền đã quyết định nhượng cho cậu một ít. Có được trà, chàng trai trẻ nhanh chóng chạy vội về nhà, vội vang bắc nước pha trước một ấm đưa cho mẹ uống. Hương trà thơm ngát làm bà mẹ như khỏe lại, khi biết đó là lá trà, bà rất ngạc nhiên không biết con mình lấy đâu ra tiền để mua. Chàng trai thú thật là đã phải thế chấp thanh kiếm gia truyền, vừa nghe xong bà mẹ lập tức tạt luôn chén trà vào mặt đứa con chí hiếu, đồng thời quẳng luôn chỗ trà còn lại xuống ao. Người mẹ xỉ vả không tiếc lời, hóa ra thanh kiếm ấy là vật tổ truyền, chàng trai ấy là hậu nhân của một dòng họ tiếng tăm, thanh kiếm ấy là vật có giá trị liên thành. Chợt lúc ấy có người tìm đến, chính là người thương nhân nọ, khi cầm thanh kiếm lên đã biết là vật phi thường nên âm thầm đi theo chàng trai về tận nhà. Sau này vị thương nhân đó sẽ dốc hết tài sản ra cho cậu thanh niên ấy mộ quân, còn chàng trai sau này sẽ trở thành một vị quân vương lẫy lừng, chính là Lưu Bị, còn người thương nhân kia là Thôi Châu Bình.

Trải qua 500 năm, vào thời Đại Đường năm Khai Nguyên thứ 21, tây lịch là năm 733, hôm ấy hòa thượng Thích Công trụ trì chùa Long Cái ở Cánh Lăng - Hà Bắc dậy sớm, khi vừa mở cửa sổ phòng để đón ánh nắng, ông chợt nhìn thấy ở phía xa xa có một bầy chim nhạn lượn vòng trên không trung mãi không rời đi. Hòa thượng cho là sự lạ, nổi tánh hiếu kì bèn đi về phía nhạn bay xem thử. Những cánh chim dẫn ông lên tận bờ đê, tại đó ông thấy một đứa sơ sinh đang nằm đó, những con nhạn thay nhau lấy thân mình sà suống ủ ấm cho đứa bé. Cảm thấy đứa bé này chắc chắn sẽ là một nhân vật lẫy lừng sau này, hòa thượng bèn nhặt về nuôi và đặt tên cho nó là Lục Vũ (nghĩa là tìm được dưới cánh chim). Hòa thượng Tích Công gửi Lục Vũ đi học chữ ở một thầy đồ họ Lý gần đó, lên 6 tuổi Vũ đã biết đọc sách, viết chữ, có tiếng là thông minh. Hòa thượng sớm đã muốn truyền y bát cho Vũ nên truyền thụ phật học cho hắn, nào ngờ Vũ học sách thánh hiền đã quen nên chỉ thích Nho, không thích Phật. Hòa thượng phật ý, nhiều lần trách phạt nhưng Lục Vũ vẫn không nghe. Về sau hòa thượng Thích Công đánh ác quá nên Vũ bỏ chùa đi trốn, phiêu bạt trong nhân gian.

Từ khi còn trẻ, ngoài việc thông minh, đĩnh ngộ, Lục Vũ lại rất có hứng thú với việc nghiên cứu về trà. Không chỉ là tìm loại trà ngon, Lục Vũ còn am hiểu sâu sắc về cách trồng và chế biến trà và là một tuyệt thế cao thủ về pha trà. Bình thường Thích Công hòa thượng rất nóng nảy, khi trách phạt Lục Vũ rất nghiêm khắc, nhưng chỉ cần Vũ đun nước, pha trà dâng lên là tự nhiên mọi buồn bực của sư tiêu biến hết. Từ ngày Lục Vũ bỏ đi, bất kể loại trà nào, do ai pha cũng không vừa miệng lão hòa thượng, với lão trà do người khác pha đếch khác gì ... nước lã. Mãi về sau, có người tâu lên Đường Đại Tông chuyện lạ như thế, vua không tin bèn mời lão hòa thượng vào triều diện kiến, quả nhiên như lời đồn. Uống trà của vua ban, lão hòa thượng có thể luận ra luôn tính cách, thói quen của người pha và đều ... chê. Tức khí, Đường Đại Tông một mặt tìm cách lưu giữ lão hòa thượng lại trong cung, một mặt lại cho người đi khắp thiên hạ tìm Lục Vũ về. Cũng may mắn là họ nhanh chóng tìm ra Vũ, Đại Tông bí mật bảo Vũ pha trà rồi đem cho Thích Công. Ngay khi trà rót ra, Thích Công đã khẽ nhướng mày lấy làm lạ, khi vừa nhấp một ngụm, ông lập tức hỏi ngay: Thằng quỷ con, ngươi vẫn còn sống sao? - Lúc ấy vua mới cho Lục Vũ bước ra vái chào hòa thượng.

Thời trẻ, Lục Vũ từng dùi mài kinh sử, định ra làm quan nhưng bấy giờ lại gặp sự biến An - Sử, sau mấy lần chạy loạn, Lục Vũ đâm ra chán ghét chốn quan trường, từ đó ông chỉ chuyên tâm vào nghiên cứu trà. Có người khuyên ông rằng kiến thức về trà của ông thâm sâu như vậy, nên truyền bá lại cho đời sau, Vũ thấy hợp lý, từ đó bắt đầu bắt tay vào viết Trà Kinh. 10 chương của Trà Kinh, Lục Vũ biên soạn đến nay là cuốn chuyên khảo đầu tiên về trà trên thế giới. Trà Kinh có ảnh hưởng sâu xa, rộng lớn đến các đời sau này. Hiện nay, tại quê hương Lục Vũ, nhân dân đã xây dựng một nhà bảo tàng kỷ niệm Lục Vũ, để ghi nhớ đến người đã có cống hiến lớn cho văn hoá và lịch sử chè Trung Quốc. Ngoài ra còn dựng một tượng đồng Lục Vũ đang ngồi uống một chén chè tại quê hương Thiên Môn của ông. Ngoài 10 chương của Trà Kinh, Lục Vũ còn tổng kết lần đầu tiên trên thế giới cách uống trà trong cuốn Trà Kinh thành cửu đạo trà, làm cơ sở cho cách uống trà ngày nay, bao gồm 9 chữ: phẩm, ôn, đầu, trúng, mân, phục, chân, kính, ẩm.

Người Hồi Hột ở phương Bắc có giống ngựa quý. Hàng năm họ đều cử người đến Đường triều đổi ngựa lấy trà. Năm đó, sứ thần Hồi Hột nói với sứ giả nhà Đường rằng: Năm nay chúng tôi mang ngàn con ngựa tốt đến để đổi một cuốn sách, tên là Trà Kinh. Sứ thần nhà Đường đang đêm phải quay về kinh, tấu lên hoàng đế. Hoàng đế nhà Đường triệu tập các học sĩ vào, tìm cuốn sách này, nhưng tìm khắp các kho sách của hoàng cung mà cũng không tìm thấy, Thái sư tâu rằng: Mười mấy năm trước đây, nghe nói có một người tên là Lục Vũ, rất giỏi về trà, có lẽ Trà Kinh là tác phẩm của ông ta. Nay, cho người về vùng Giang Nam, nơi Lục Vũ sống, mới có thể tìm được. Hoàng đế lập tức cho người đến Hồ Châu. Nhưng khi đến đó thì Phương trượng trong chùa nói rằng, nghe nói, cuốn sách đó đã được đưa về quê hương của Trà Thánh ở Cảnh Lăng rồi. Sứ giả triều đình vội về Cảnh Lăng, đến hỏi thăm ở chùa Tây Tháp. Hòa thượng ở chùa Tây Tháp nói: Sách đã được mang về Hồ Châu rồi. Nghe vậy quan viên sứ giả của triều đình đều cảm thấy thất vọng và chán nản. Đang định quay về triều thì bỗng có một thư sinh đến chặn đầu ngựa lại nói rằng: Tôi là người Cảnh Lăng, đến dâng của quý lên triều đình. Nói song dâng lên 3 quyển Trà kinh. Người đó là nhà thơ Bì Nhật Hưu. Sứ giả về triều, giao sách quý. Từ đó về sau, Trà kinh trở thành cuốn sách quý lưu truyền ở phía tây bắc Trung Quốc, sau truyền đến Trung Á, Tây Á và nhiều nước ở châu Âu.

Ở Nhật, trà được truyền vào từ khá sớm, nhưng sau đó do Nhật không giao thương với Trung Quốc nữa và do chiến tranh loạn lạc liên miên nên văn hóa trà bị gián đoạn ở Nhật hơn 100 năm. Vào thời nhà Tống, thiền sư Esai đã đi sang Trung Quốc trau dồi thêm về phật pháp và đã mang trà trở lại xứ Đông Doanh. Từ đó, trà đạo gắn chặt với thiền đã làm nên một nét văn hóa đặc trưng của Nhật đến tận ngày nay. Thời Chiến Quốc, hầu hết các lãnh chúa Nhật Bản đều là những vị tinh thông trà đạo, ngay đến Oda Nobunaga lúc sinh thời cũng nổi tiếng là một người giỏi thưởng trà. Nhưng tất nhiên, trong những buổi lễ trà đạo, dù có tinh thông đến đâu, những bậc lãnh chúa cũng không bao giờ tự tay pha trà, thay vào đó, các trà sư của họ sẽ làm việc đó. Dưới trướng Nobunaga có một trà sư nổi tiếng tên là Sen Rikyu, người được suy tôn là "cha đẻ của trà đạo hiện đại". Rikyu đã cách tân cách dùng trà ở Nhật Bản: Ông không dùng những căn phòng xa hoa lộng lẫy, nhiều đồ cổ đắt tiền mà lại dùng những dụng cụ giản đơn mà dễ kiếm ở bất cứ gia đình nào, nhưng thay vào đó là sự tỉ mỉ, sắp đặt nghệ thuật khi chuẩn bị pha và uống trà. Ông chủ trương trà là dành cho mọi người, ai cũng uống được, miễn là con người phải thành tâm và không gian phải yên tĩnh. Triết lý này của Rikyu lan rộng ra quần chúng, ở Kyoto, người ta bán những ly trà với giá 1 sen, đơn vị tiền tệ thấp nhất thời đó để cho ai cũng có thể uống được trà.

Tuy nhiên, cuộc đời này vốn không hề đơn giản, thành tại phong vân mà bại cũng tại phong vân. Với Rikyu thì là ... trà. Sau khi Nobunaga thành heo quay, Rikyu về với Hideyoshi, là tướng tâm phúc của Nobunaga. Tuy nhiên Hideyoshi lại không phải là một cao thủ trà đạo như Nobunaga (thật ra cũng dễ hiểu, vì Nobunaga xuất thân quý tộc, trâm anh thế phiệt, còn Hideyoshi vốn là con nhà nông, đi lang bạt kỳ hồ trước khi về với Nobunaga). Thế nên mặc dù rất nể Rikyu nhưng nhiều lần Hideyoshi lại thất thố trong nghi thức trà đạo. Rikyu lại là người rất tỉ mỉ và không chấp nhận bất cứ sơ suất nào trong buổi trà của mình, thế là có lần trà sư nhịn hết nổi chửi luôn lãnh chúa là ... "đồ con khỉ đội mũ", tức là chưa tiến hóa hết. Cần biết rằng, "khỉ" là biệt danh gọi Hideyoshi một cách xách mé, vì theo như tài liệu miêu tả thì quả thật mặt mũi Hideyoshi nhăn nheo như già trước tuổi, và nhìn ở góc nghiêng thần thánh 45 độ thì đúng là giống khỉ thật, tất nhiên Hideyoshi không muốn nghe cái biệt danh này. Lập tức, con khỉ hạ lệnh cho Rikyu ngưng nghi lễ trà đạo để tiến hành một nghi lễ khác, nghi lễ seppuku (mổ bụng) ngay lập tức vì đã dám khinh mạn chủ nhân.



V. CON ĐƯỜNG TRÀ TỪ TRUNG QUỐC ĐI KHẮP THẾ GIỚI

Nói ra chắc các anh/chị không tin, nhưng trà từng là một trong những vũ khí lợi hại làm nên sự hùng cường của các đế chế Trung Hoa trong quá khứ. Cùng với tơ lụa và đồ sứ, trà trong nhiều thế kỷ được xem như “sức mạnh mềm” của Trung Quốc đối với các quốc gia lân cận. Trong quá khứ, người Hoa Hạ từng xâm lấn, sát nhập các dân tộc yếu hơn ở chung quanh họ, những dân tộc không bị sát nhập vào Trung Quốc, đa phần là dân máu chiến. Tuy nhiên đánh nhau mãi thì cũng phải có lúc thông thương, mậu dịch, và lá trà nhanh chóng nổi lên như một mặt hàng chiến lược và thiết yếu: Những chiến binh Mông Cổ, Tây Hạ và Thổ Phồn dùng lá trà pha với bơ và sữa gia súc, nó bổ sung hoàn hảo cho chế độ ăn uống tên thảo nguyên của họ, vốn nghiêng về thịt và ít rau xanh. Ngoài ra, với dược tính của mình, cây trà giữ nhiệt cực tốt cho cơ thể, giúp họ chống chọi lại cái lạnh thấu xương trên thảo nguyên và núi non hiểm trở … Lúc bình thường, trà được dùng như tặng phẩm của “thiên triều” cho các nước lân bang, muốn có nhiều hơn thì phải đổi, thường là bằng ngựa chiến. Những khi triều đình Trung Quốc đánh hơi được những hoạt động quân sự gia tăng ở những nước phiên bang, trà là mặt hàng bị cắt giảm đầu tiên, và chỉ khi các quốc gia này “ngoan” hơn thì lượng trà mới được cung cấp lại như cũ.

Các anh/chị trong bài trước đã biết rằng trà đạo có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống Nhật Bản. Trà phổ biến trở lại ở Nhật là nhờ thiền sư Esai mang nó về từ Trung Quốc, nhưng trước đó, trà đã phổ biến trong giới tăng lữ ở Trung Nguyên. Tương truyền rằng đức Bồ Đề Đạt Ma khi từ Ấn Độ sang Trung Hoa, sau khi có bài thuyết giảng nổi tiếng với Lương Vũ Đế đã đến một ngọn núi hiểm trở. Tại đó ông đã suy nghĩ về cách chấn hung Phật giáo ở Trung Hoa, để tập trung suy nghĩ, ông quyết định quay mặt vào vách núi, diện bích suốt 8 năm. Truyền thuyết nói rằng Đạt Ma tọa thiền liên tục, không hề chợp mắt, và ngay nơi Đạt Ma ngồi chỉ có một bụi trà hoang mọc lên, nó đã giúp ông tỉnh táo và chuyên tâm trong những ngày thiền định. Sau này, bắt chước bắc tông Trung Quốc, những nhà sư Tây Tạng, Mông Cổ cũng bắt đầu dùng trà để định thần trong tu tập, từ đó vai trò của trà lại càng tăng.

Ở phía tây nam Trung Quốc, ngày nay vẫn còn tồn tại con đường Trà Mã Đạo, theo ghi chép thì con đường này đã có từ thế kỷ thứ 11, được nhà Tống dùng làm tuyến đường mậu dịch với người Tây Tạng. Nhà Tống đổi trà lấy những đoàn ngựa chiến để phục vụ chiến tranh ở đồng bằng. Các thương lái Trung Quốc cũng vận chuyển trà từ Vân Nam sang Tây Tạng. Ngược lại, họ sẽ nhận những chú ngựa của vùng đất thần bí này và đem về Trường An bán lại. Từ đó, người Trung Quốc đã hình thành nên con đường Trà - Mã. Thời kì thịnh vượng nhất của con đường này thuộc triều Minh (1369 - 1644), thời ấy, trà quan trọng tới nỗi nhà Minh có thể dùng nó gây sức ép lên tộc người Tây Tạng. Trung bình mỗi năm, có hơn 15 triệu kg trà từ Vân Nam được đổi lấy 20.000 chiến mã Tây Tạng. Tới đời nhà Thanh, năm 1735, việc mua ngựa chiến ngừng lại nhưng một lượng lớn trà vẫn được đưa vào Tây Tạng để đổi lấy những mặt hàng khác như da, nhu yếu phẩm. Như vậy, Trà Mã cổ đạo trở thành một nhân chứng, ghi dấu những câu chuyện đầy gian khổ của giới Mã Phu Trà năm xưa. Gần 8.000 tu sĩ ở Tây Tạng ngày nào cũng uống trà hai lần - một nguồn cầu về trà vô cùng lớn. Con đường này đã in dấu những bước chân ngựa, chân người. Những đoàn vận chuyển trà tới đây được gọi là các đoàn mã bang. Họ bao gồm những mã phu thông thạo rừng núi và đường đi nước bước nơi này, dẫn đường cho những chuyến hàng được suôn sẻ. Thường thì những người khuân vác 1 kg trà sẽ đổi được 1 kg gạo và ai mang càng nhiều thì càng tốt. Có thể nói, con đường Trà Mã cổ đạo dài, ngoằn ngoèo luôn là thách thức cho bất kì ai. Mưa, tuyết và bão xảy đến bất ngờ, sẵn sàng cướp đi mạng sống của con người. Nhiều mã phu và thương nhân đã nằm lại nơi này và đến tận ngày nay, ta vẫn có thể bắt gặp những nấm mộ dọc đường đi.

Ở phương Bắc, trà được du nhập vào Nga năm 1638, vào thời Nga hoàng Mikhail Đệ Nhất. Năm 1636, Nga hoàng đã phái một sứ giả tên là Vassili Starkov đến Altyn Khan, Mông Cổ và được vua Mông Cổ tặng 250 pound trà. Ban đầu Starkov từ chối do “không biết cách uống loại lá khô này”, nhưng do vua Mông Cổ đã rất nhiệt tình: “t.ao xem vua mày như bằng hữu mới tặng quà quý như vầy, mày không nhận thì về chuẩn bị đánh nhau đi…” sứ giả hãi quá đành nhận và mang loại vật phẩm này về Nga. Từ đó, trà chính thức du nhập vào Nga và trở thành một thức uống được yêu thích của giới quý tộc. Năm 1679, Nga đã ký kết một hiệp ước về nguồn cung cấp trà cố định với Trung Quốc thông qua con đường vận chuyển bằng lạc đà để đổi lấy lông thú. Tuy nhiên, con đường này cực kỳ khó đi, đã làm cho chi phí vận chuyển trà đội lên rất cao, vì vậy loại đồ uống này chỉ có sẵn cho hoàng gia và giới giàu có của Nga. Năm 1689, hiệp ước Nerchinsk được ký kết, chính thức hóa chủ quyền của Nga đối với Siberia, và cũng chính thức công nhận việc tạo ra con đường trà mà các thương nhân đã sử dụng giữa Nga và Trung Quốc. Vào năm 1706, Peter Đại đế đã ra sắc lệnh quy định bất kỳ thương nhân Nga nào buôn bán trà ở Bắc Kinh đều là bất hợp pháp, chỉ có những đoàn lữ hành của nhà nước mới được phép sang Trung Quốc để mua trà, nhưng chỉ thu mua của các đại lý trà của triều đình. Năm 1786, Catherine Đại đế đã thiết lập việc nhập khẩu Trà thường xuyên hơn. Vào thời điểm Catherine băng hà vào năm 1796, Nga đã nhập khẩu hơn 3 triệu pound bằng các đoàn vận chuyển lạc đà, và chủ yếu là dạng trà lá sao và bánh trà ép.

Vào thời điểm này giá trà không còn cao như trước do đã có nguồn cung ổn định và trà ngày càng xuất hiện phổ biến hơn nên người Nga ở tầng lớp trung lưu và thấp hơn mới có thể mua được loại đồ uống này. Theo truyền thống, người Nga thường uống trà vào buổi chiều. Nhưng sau đó, thói quen uống trà dần dần lan rộng và được người dân biến tấu thành thức uống hằng ngày, đặc biệt là vào cuối bữa ăn, trà sẽ được phục vụ chung với món tráng miệng. Trong khi ở rất nhiều nước khác trà được pha trong ấm rồi mới rót ra thưởng thức. Thì người Nga lại pha loãng trà bằng nước sôi ngay trong tách, đây là nét đặc trưng của cách thưởng thức trà tại Nga. Từ thời Ekaterina, người Nga đã không còn sử dụng cốc thường để uống trà vì họ cho rằng nó không thích hợp và không thuận tiện trong các bữa ăn. Chính vì thế mà bộ ấm chén pha trà của người Nga phải đạt tiêu chuẩn, khi uống trà kiểu Nga cần phải có cả bình đựng nước sôi riêng – bình samovar. Đặc điểm quan trọng thứ hai trong cách thưởng thức trà của người Nga đó là chanh. Chanh được cắt thành từng lát mỏng sau đó cho vào tách. Có thể nói đây mới là cách uống trà chuẩn kiểu Nga, thậm chí người ta còn cho rằng uống trà chung với chanh là phát minh của người Nga.

Người Hà Lan và người Bồ Đào Nha mở những thương điếm của họ ở Trung Quốc dưới triều nhà Minh, trà là một trong những mặt hàng được người Hà Lan đưa về Châu Âu. Năm 1657, người Hà Lan lần đầu mang trà đến London nhưng vào lúc đó, trà chỉ được bán trong các hiệu thuốc của Anh. Tuy nhiên, khi đó nước Anh đang ở dưới sự trị vì của Charles II, ông này có vợ là công chúa Bồ Đào Nha - Catherine xứ Braganza. Khi còn trẻ, cả hai vợ chồng này đều từng có thời gian ở Hà Lan, do đó họ đều biết uống trà. Chính vương hậu Cathrine là người đã cố công đi tìm các loại trà ngon mang về Anh và chỉ cho các quý tộc Anh cách pha trà cho đúng. Bên cạnh đó, nước Anh còn được "ăn ké" nhiều quyền lợi từ đế chế hàng hải Bồ Đào Nha, thế lực mạnh nhất trên biển ở Châu Âu hồi thế kỷ 17. Nhờ đu theo được Bồ Đào Nha, người Anh có quyền buôn bán ở Brasil và Đông Ấn, cuối cùng là sự thành lập công ty Đông Ấn thuộc Anh vào cuối thế kỷ 17. Nhờ công ty Đông Ấn, trà được chở thẳng về Anh mà không phải mua qua trung gian nữa, giới quý tộc Anh liên tục phát cuồng với trà. Đến năm 1675, giới trung lưu cũng đã có thể tiếp cận trà. Đến những năm 1690s, người ta bắt đầu biết pha thêm đường vào ba thứ: Trà, cà phê và chocolate, người Pháp chuộng hai thứ sau hơn, và người Anh chuộng cái món đầu, hehe.

Nhắc tới Anh quốc mà không nói tới bữa trà chiều của họ thì quả là thiếu sót. Người Anh có câu ngạn ngữ: "At half past three, everything stops for tea" - Việc đếch nào cũng phải dừng lại cho bữa trà lúc 3h30 chiều. Hay trong thời thế chiến 2, lính Đức có câu nói đùa rằng: Đạn pháo cũng không đe dọa được lính Anh bằng việc phá hỏng bữa trà chiều của chúng. Như vậy có thể thấy tầm quan trọng của bữa trà chiều đối với người Anh to lớn như thế nào... Nhưng thật ra phải đến tận giữa thế kỉ 19, khái niệm “trà chiều” mới bắt đầu xuất hiện. Trà chiều được giới thiệu bới nữ công tước Anna VII của Bedford vào năm 1840. Bà này thường bị đói vào tầm bốn giờ chiều trong khi bữa tối lại chỉ phục vụ vào tám giờ tối – một khoảng cách dài cho hai bữa ăn. Vào tầm giờ chiều muộn bà thường yêu cầu mang vào phòng một khay trà, bánh mì, bơ và bánh ngọt. Việc này dần trở thành thói quen của nữ công tước và bà thường rủ bạn bè đến thường thức cùng. Rồi lâu dần, việc này trở nên được hưởng ứng nhiều hơn (thật ra, nếu các bạn dùng trà vào một khung giờ cố định từ ngày này qua ngày khác, nó dễ ... bị nghiện). Đến những năm 1880 các tầng lớp thượng lưu Anh và các quý bà sẽ mặc trang phục như áo dài, đeo găng tay và đội mũ trong thời gian diễn ra trà chiều từ 4 đến 5 giờ ở phòng khách. Một buổi trà chiều truyền thống thường gồm có vài loại bánh mì kẹp thịt (bao gồm cả bánh mì kẹp dưa chuột thái mỏng), bánh nướng ăn kèm kem và mứt, các loại bánh ngọt cũng được phục vụ kèm theo. Trà thường dùng loại trồng ở Ấn Độ hoặc Sriklanka và được đựng trong ấm trà bạc cùng những chiếc tách vô cùng tinh tế. Tuy nhiên ngày nay ở những nhà trung bình vùng ngoại ô, trà chiều đơn giản chỉ dùng kèm với bánh quy và những miếng bánh ngọt nhỏ cùng với một cốc trà pha từ túi lọc và ngày nay trong cuộc sống công nghiệp, không phải người Anh nào cũng dừng hết mọi việc lại để ... uống trà vào lúc 4h.

Khi nhìn một người cầm tách trà, người Anh sẽ biết người đó có xuất thân quý tộc hay không: Người quý phái sẽ dùng cả hai tay để nâng chén trà lên, nhưng khi đưa lên miệng thì chỉ cầm tách bằng ba ngón của bàn tay phải, ngón út phải choãi ra, thế mới đúng điệu. Bọn phàm phu tục tử thù cầm tách trà bằng cả 5 ngón và uống trà liên tục phát ra tiếng xì xụp... À, nếu người Nga uống trà với chanh thì người Anh có món kem đông để thưởng trà rất nổi tiếng. Nhiều vùng ở Anh có món kem dùng kèm trà ngon nổi tiếng là: Devonshire, Dorset, Cornwall và Somerest. Đồ sứ đi kèm với trà, thường gọi tắt là bộ đồ trà cũng là những thứ tốn kém không nhỏ cho thú vui "t.ao nhã" này của quý tộc Anh. Đồ sứ Trung Quốc đã nổi tiếng từ xưa, đồ sứ uống trà lại nổi tiếng hơn gấp bội: Những chiếc chén sứ uống trà đúng chuẩn Trung Quốc phải là đồ sứ Cảnh Đức trấn, tách trà nhẹ đến mức nổi được trên mặt nước và khi rót trà vào có thể nhìn thấy nước xuyên qua tách, đấy là nhờ Trung Quốc đã giữ được bí mật trong nghề làm gốm của họ: Cao lanh hay còn gọi là đất sét trắng. Đến thế kỷ 19 thì những người Trung Quốc theo công giáo đã tiết lộ bí mật này cho các cha xứ Tây phương truyền đạo, từ đó người Châu Âu có thể tự làm ra đồ sứ tráng men tuy không bằng hàng Trung Quốc chánh gốc nhưng cũng đủ xài.

Tuy nhiên, như tôi vẫn thường rao giảng, bọn Ăng-lê là dân tộc mất nết nhất Châu Âu. Do cái thú uống trà này, chúng gián tiếp đẩy thế giới này vào những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất, trải dài từ Á sang Âu. Khi dân Anh đã lên cơn nghiện trà, nó trở thành một mặt hàng nhập khẩu chính yếu ở Anh, tất nhiên, hàng bán chạy thì chính phủ phải đánh thuế. Thuế ngày càng nặng, chính phủ thu được tiền ngày càng nhiều, đến năm 1800, một phần mười tiền thuế nước Anh thu được đến từ trà. Tất nhiên, công ty Đông Ấn Anh là đối tượng đóng thuế nhiều nhất, nhưng đến nửa sau thế kỷ 18, khi công ty này bắt đầu suy sụp, quốc hội Anh buộc phải dành cho nó những ưu đãi thương mại, và đó là một sai lầm lớn ...

Cần biết rằng từ năm 1754 đến năm 1763, thuộc địa Pháp và thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã kế thừa truyền thống hào hùng của tổ tiên họ là tẩn nhau bỏ mẹ bất cứ khi nào gặp mặt. Pháp thua, nên cút, chỉ còn giữ được mỗi xứ Quebec trên đất Canada còn toàn bộ Canada thì phải nhượng cho Anh. Tuy nước Anh thắng trận, nhưng chiến phí quá lớn, bắt buộc quốc hội Anh phải áp thuế lên 13 lãnh thổ thuộc địa của họ (Anh) ở Bắc Mỹ để bù tiền. Thật ra, ban đầu giới thương nhân và công dân ở 13 khu này cũng chẳng phản đối, nhưng sự việc mau chóng trở thành tức nước vỡ bờ khi Quốc Hội Anh ban cho Công ty Đông Ấn một đặc quyền: Trà của công ty Đông Ấn chở đến không phải chịu thuế trà, trong khi các thương nhân bản địa thì phải đóng khoản thuế này. Với lợi thế như vậy, chẳng khác nào chính quốc bóp chết giới thương nhân trà thuộc địa, vậy là các nhà buôn đồng loạt phản đối, quốc hội Anh xoa dịu bằng cách giảm bớt các khoản thu khác nhưng tuyệt nhiên không đá động đến thuế trà. Đêm ngày 16/12/1773, một số thương nhân ở Boston đã cải trang thành người da đỏ Cherokee, đột kích lên ba tàu chở trà của Anh và quăng hết những thùng trà xuống biển, đó là sự kiện "Tiệc trà Boston nổi tiếng". Quốc hội Anh áp lệnh trừng phạt bằng cách cô lập Boston, không cho vùng này buôn bán, giao thương gì nữa. Cư dân bản địa phản đối rằng QH Anh - một quốc hội ko phải do họ bầu ra, không có quyền ngăn cấm hay trừng phạt họ bất cứ điều gì. Phong trào này lan rộng ra những xứ thuộc địa Anh còn lại và bùng nổ thành chiến tranh. Đó là sự kiện dẫn đến sự ra đời của nước Mỹ về sau.

Ngoài ra còn phải kể đến nạn buôn lậu trà và làm giả trà. Vì lợi nhuận khủng khiếp do nó mang lại, trong thế kỷ 18 các thương nhân Anh đã ... độn thêm các loại lá khô, cành cây khác vào các kiện trà để ăn chênh lệch. Bên cạnh đó, người Trung Quốc bán trà theo định mức cho các thương nhân Anh, không phải muốn mua bao nhiêu là có bấy nhiêu, chính vì vậy các thương nhân Hà Lan và Bồ Đào Nha đã mua trà ở những nơi ngoài Trung Quốc như Nhật Bản và Mã Lai rồi đem ... chuyển lậu vào Anh. Trà buôn lậu, tất nhiên cũng bị độn lá khô vào. Bên cạnh đó, trà xài rồi cũng là một mặt hàng quái đản đã từng tồn tại: Các gia nhân trong những nhà quyền quý lấy lại những bã trà mà chủ nhân đã pha rồi, lén đem bán lại ra ngoài, ấy vậy mà cũng đắt khách mới khiếp. Đến đầu thế kỷ 19, một thương nhân tên là Horniman đã nghĩ ra độc chiêu đóng gói trà vào trong những hộp thiếc, như thế trà không bị độn và còn giữ hương vị được lâu, lại còn hợp thẩm mỹ. Thế là từ đó những hộp trà bằng kim loại ra đời và vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, trà là một trong những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho binh sĩ Anh ngoài mặt trận. Do chiến tranh nên đường vận chuyển bị tắc nghẽn, trà về cảng ít hơn, chính phủ Anh buộc phải ưu tiên cho quân đội và xem nó như một mặt hàng xa xỉ phẩm và đánh thuế cao.

Nhưng ngay sau đó dân chúng phản đối quá dữ, khiến chính phủ phải điều chỉnh: Từ chỗ là hàng xa xỉ phẩm, trà nhảy một phát vào danh mục hàng hóa cơ bản, thiết yếu và được bán theo định mức 2 ounce/người/tuần. Đến thời thế chiến 2 cũng vậy, mặc bom rơi đạn bắn, giá trà và nhu cầu trà của Anh cứ lên đều đều, chỉ riêng năm 1945, Ấn Độ đã xuất sang Anh 470 triệu pound trà. Ngày nay, trà có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với muôn vàn cách thưởng thức và chế biến. Bên cạnh là thức uống, trà vẫn còn được dùng như vị thuốc, thực phẩm, thậm chí là ... ướp xác (chè bồm, tôi có ông anh chơi chung, bà già ông ý xưa bán nước chè gần Thanh Nhàn, chè bồm bà ấy bán toàn trà ướp xác còn dư, dư là người cho người ta bảo thế, dư hay ko có người chết và người cho mới biết...) chúng ta có thể nói vui rằng: Trà xuất hiện trước chúng ta rất lâu, làm quen với chúng ta khi trưởng thành và vẫn ở bên cạnh đến tận khi chúng ta chui vào áo quan.

=.=.= Bách Hiểu Sinh =.=.=

From: Facebook Chuyện Đông - Chuyện Tây

Không liên quan mà nhìn bộ trà với cái bánh đẹp quá, nhìn là muốn thưởng thức ngay





Thanked by 3 Members:

#3 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6736 Bài viết:
  • 5561 thanks

Gửi vào 17/09/2020 - 06:46

Trích dẫn

Ở phía tây nam Trung Quốc, ngày nay vẫn còn tồn tại con đường Trà Mã Đạo, theo ghi chép thì con đường này đã có từ thế kỷ thứ 11, được nhà Tống dùng làm tuyến đường mậu dịch với người Tây Tạng. Nhà Tống đổi trà lấy những đoàn ngựa chiến để phục vụ chiến tranh ở đồng bằng. Các thương lái Trung Quốc cũng vận chuyển trà từ Vân Nam sang Tây Tạng. Ngược lại, họ sẽ nhận những chú ngựa của vùng đất thần bí này và đem về Trường An bán lại. Từ đó, người Trung Quốc đã hình thành nên con đường Trà - Mã.



Không thể trồng được trà

Văn hóa uống trà là điều bạn dễ dàng bắt gặp nhất khi đến với đất nước Tây Tạng. Ngay khi đáp chuyến bay dài hàng giờ đồng hồ tới đây, cơ thể sẽ bị mất nước do sốc nhiêt, thay đổi thời tiết đột ngột, một tách trà bơ sẽ là giải pháp hữu hiệu giữa tiết trời giá lạnh như thế này.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thức uống tinh thần và truyền thống ở Tây Tạng



Với người dân nơi đây, trà bơ được mệnh danh là món đồ uống sinh tồn. Không chỉ giúp làm ấm, giữ nhiệt, mà còn bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn có thể sẽ được một người dân địa phương mời dùng một tách trà bơ để nhâm nhi, nếu từ chối bạn sẽ được cho là không lịch sự. Món trà bơ được tìm thấy ở khắp mọi nơi, và bạn có thể uống bao nhiêu thùy thích.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một đoạn đường của "Tea Horse Road"



Sự thật sẽ khiến bạn hoàn toàn bất ngờ, ở Tây Tạng không thể trồng được trà vì thời tiết khắc nghiệt. Các loại trà đều được nhập về thông qua “Tea Horse Road” – con đường của các tay buôn mang trà đến Tây Tạng để đổi lấy ngựa tốt.

Tuyến đường băng qua Luding, Batang, Nepan, Ấn Độ,… dài hàng vạn dặm với muôn vàn khó khăn, nguy hiểm đã trở thành huyền thoại không kém với “con đường tơ lụa”. Chính vì thế, dù không trồng được trà nhưng người Tây Tạng vẫn xem trà bơ thức uống quốc hồn quốc túy của quê hương mình.

Trích từ "NHỮNG SỰ THẬT BẤT NGỜ THÚ VỊ VỀ TÂY TẠNG"



Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#4 Deletrius

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 460 thanks

Gửi vào 17/09/2020 - 08:21

Cách pha trà bơ Tây Tạng:

Nguyên Liệu:

– 15 gram trà đen, bạn có thể dùng trà đen Lipton. Nếu có thể thì trà đen Phổ Nhĩ là đúng nhất.
– 30 gram bơ bò Yak Tây Tạng, có thể thay bằng bơ lạt.
– 150 ml whipping cream, nếu không muốn quá béo thì dùng sữa tươi không đường.
– 1 chút muối đỏ Himalaya, thay bằng muối hầm.
– 450 ml nước

Cách làm:

Bước 1: Nấu sôi nước rồi cho trà vào nấu, 10 phút cho trà đen túi Lipton và 1 tiếng cho trà Phỗ Nhĩ. Để lửa nhỏ riu riu để trà ra được vị đắng của mình.

Bước 2: Cho sữa tươi, muối vào và quấy nhẹn để tan đều.

Bước 3: Ở Tây Tạng họ sẽ đổ hỗn hợp trà nóng vào một hũ giữ nhiệt độc đáo của họ, rồi cho bơ vào vào, đóng nắp và lắc cho tới khi mọi nguyên liệu hoàn toàn hòa quyện với nhau. Bạn có thể dùng máy xay sinh tố, xay nhuyễn và mịn hỗn hợp.

Bước 4: Rót trà ra ly và thưởng thức ngay khi đó. Trà Tibetan Butter nóng hổi được cho là lúc hương vị thơm ngon nhất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Một ly trà sữa Tây Tạng sẽ khiến cho người uống cảm thấy ấm áp và thư giãn cơ thể trong những ngày giá lạnh. Bạn thử ngay xem sao nhé!

Nguồn: Sưu Tầm

======================

Thật ra Trà Bơ Tây Tạng sao thấy giống Trà Sữa thế nhỉ? Chỉ thiếu mỗi Trân Châu hie hie

Sửa bởi Lovewood: 17/09/2020 - 08:24


Thanked by 2 Members:

#5 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1981 Bài viết:
  • 3500 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 17/09/2020 - 09:10

Sữa thì bamboo hổng mê, trà thì mê lắm, trà sữa cũng mê không kém ^^

Thanked by 1 Member:

#6 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6736 Bài viết:
  • 5561 thanks

Gửi vào 17/09/2020 - 09:58

NHỮNG CÔNG DỤNG CỦA TRÀ PHỔ NHĨ VỚI SỨC KHỎE


Trà Phổ Nhĩ (普洱茶) loại trà quý xuất phát từ vùng Phổ Nhĩ, một khu vực cận phía Nam Trung Quốc. Công dụng của trà Phổ Nhĩ cũng rất đa dạng do chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trà Phổ Nhĩ là loại trà bị oxy hóa nhiều nhất và cũng giống như rượu vang hảo hạng, lá trà sẽ dần đậm đà hơn theo thời gian và mang lại hương vị êm dịu khi được ủ càng lâu. Lá trà già và được ủ lên men sẽ được đóng gói thành bánh hoặc bán dưới dạng trà lá tơi. Một số loại trà Phổ Nhĩ hiếm và đắt nhất có tuổi đời hơn 50 năm.

Lá trà sẽ trải qua quá trình lên men hai phần bằng lá trà xanh Vân Nam và môi trường ẩm ướt. Quá trình lên men cho phép vi khuẩn có lợi và nấm phát triển. Công dụng của trà Phổ Nhĩ là mang đến nhiều lợi ích sức khỏe nhờ nồng độ polyphenol, catechin và flavonoid cao.

Hương vị của trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ có loại màu xanh lá cây và đen. Khi pha, nước trà sẽ có màu đỏ, sáng đi kèm vị chát dịu, ngọt hậu, hương thơm phảng phất trong nước trà là mùi của gỗ thông. Trà Phổ Nhĩ chứa một lượng caffeine và thường được thưởng thức vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để tăng cường sự tỉnh táo.

Công dụng của trà Phổ Nhĩ

Một số công dụng của trà Phổ Nhĩ dành cho sức khỏe gồm:

1. Tăng mức năng lượng

Nhờ vào lượng caffeine nhất định mà uống một cốc trà Phổ Nhĩ mỗi ngày có thể giúp tăng mức năng lượng và sự tập trung của bạn. Theo đánh giá, 240ml nước trà chứa khoảng 60-70 miligam caffeine so với 105 miligam trong một tách cà phê tiêu chuẩn.

Công dụng của trà Phổ Nhĩ trong việc giúp tỉnh táo khiến thức uống này trở thành một lựa chọn tốt cho những ai cảm thấy bồn chồn, khó chịu sau khi uống một tách cà phê.

Dành vài phút để thưởng thức trà có thể giúp cải thiện sự tập trung, đem đến sự minh mẫn trong tinh thần để sẵn sàng giải quyết công việc cho buổi chiều đầy bận rộn.

2. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Một công dụng của trà Phổ Nhĩ mà bạn không thể bỏ qua là hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch.

Bằng cách uống một tách trà Phổ Nhĩ mỗi ngày, bạn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim vì thức uống giúp sản xuất lovastatin, hợp chất có tác dụng hỗ trợ điều trị cholesterol cao.

Một nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy trà còn có thể giúp giảm cholesterol xấu LDL và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến béo phì.

3. Đào thải độc tố cho cơ thể

Trà Phổ Nhĩ sử dụng các đặc tính oxy hóa để tăng cường hệ thống lưu thông máu. Bằng cách cung cấp nhiều oxy hơn cho não, trà có thể giúp chống đau đầu và đau nửa đầu, giảm sự xuất hiện của các gốc tự do, nguyên nhân gây ra các bệnh nghiêm trọng.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, trà Phổ Nhĩ đã được sử dụng để hỗ trợ lá lách và dạ dày trong việc lọc độc tố khắp cơ thể. Thức uống này còn chứa các loại đường và vi sinh vật đơn giản giúp lá lách làm sạch máu và loại bỏ các gốc tự do.

Bạn có thể tận dụng công dụng của trà Phổ Nhĩ bằng cách thưởng thức hàng ngày nhằm detox và khôi phục các chức năng thiết yếu của cơ thể.

4. Ngăn ngừa ung thư



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà Phổ Nhĩ có thể giúp bạn chống lại ung thư và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư mới. Một nghiên cứu của Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh đã chứng minh khả năng của trà nhắm vào các tế bào khối u cụ thể với ít tác dụng phụ.

Một nghiên cứu thứ hai cho thấy trà còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư bằng cách ức chế chúng tăng sinh.

Các nhà khoa học tin rằng polyphenol có công dụng tiềm năng trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị một số loại ung thư. Các polyphenol này sẽ hoạt động để loại bỏ các gốc tự do, ngăn chặn việc sản xuất các tế bào không đều.

5. Bảo vệ sức khỏe của xương

Khi cơ thể già đi, mật độ xương dần mất và nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về xương như loãng xương tăng lên.

Mặt khác, có nhiều yếu tố khiến xương suy yếu, bao gồm thiếu hoạt động và thiếu các vitamin, khoáng chất quan trọng. Hút thuốc và uống rượu cũng có thể là nguyên nhân góp phần phát triển các bệnh về xương khi bạn già đi.

Các chuyên gia đã chia sẻ rằng các polyphenol trong trà Phổ Nhĩ có thể giúp phát triển khối lượng và tăng sức mạnh của xương.

Những polyphenol này cũng chứa chất chống oxy hóa với đặc tính chống viêm giúp giảm thiểu đau đớn và khó chịu.

6. Công dụng của trà Phổ Nhĩ trong giảm cân



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trà Phổ Nhĩ giúp cải thiện tiêu hóa và có thể giúp giảm triệu chứng táo bón nhờ sự tồn tại của lovastatin trong những lá trà. Các chất chống oxy hóa và polyphenol trong trà cũng hỗ trợ tiêu hóa và phân hủy chất béo.

Trà có thể giúp bạn giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh. Khi được thưởng thức một cách vừa phải, trà sẽ khuyến khích cơ thể sản xuất hormone epinephrine và norepinephrin có tác dụng ngăn chặn sự tổng hợp các axit béo, giúp cơ thể bạn giảm sản xuất mỡ.

7. Công dụng của trà Phổ Nhĩ là giảm stress

Trà Phổ Nhĩ có thể giúp giảm căng thẳng và các yếu tố gây viêm. Thức uống này chứa hóa chất phyto GABA và theanine, được cho là giúp tăng sản xuất melatonin, giúp ngủ ngon hơn cũng như làm dịu tâm trạng.

8. Ngăn ngừa bệnh tật

Vì trà Phổ Nhĩ chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C nên thói quen uống một cốc trà mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như cảm lạnh cũng như cúm thông thường. Vì được ủ trong một thời gian, nồng độ các chất chống oxy hóa, catechin từ trà Phổ Nhĩ sẽ cao hơn so với các loại trà không lên men hoặc trà thảo dược.

Mách bạn cách pha trà Phổ Nhĩ

Sau khi biết được công dụng của trà Phổ Nhĩ, đã đến lúc bạn nên tìm hiểu cách pha một bình trà ngon. Các bước pha trà bao gồm:
  • Nếu trà được ép theo từng bánh, bạn hãy dùng dụng cụ xiên trà để tách trà ra, tỷ lệ phù hợp sẽ rơi vào khoảng 2 – 4 gram trà/100ml nước.
  • Tráng sơ ấm chén pha trà bằng nước nóng để trà pha ra được đảm bảo chất lượng.
  • Sau khi bỏ trà vào ấm, bạn hãy đổ thêm nước sôi vào và tưới đều lên các búp trà (chú ý nhiệt độ nước không nên vượt quá 90°C bởi yếu tố này cũng quyết định bình trà của bạn ngon hay dở).
  • Đợi khoảng 30 giây đến 1 phút cho trà ngấm nước, bạn có thể rót ra tách, chén và thưởng thức.

Phương Uyên/HELLO BACSI






Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#7 Deletrius

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 460 thanks

Gửi vào 17/09/2020 - 10:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bambooo, on 17/09/2020 - 09:10, said:

Sữa thì bamboo hổng mê, trà thì mê lắm, trà sữa cũng mê không kém ^^

Tre ơi! Hình như ông Rừng thích trà Thiết Quan Âm phải không nhỉ?

Em uống thử loại đó chưa???

Thanked by 2 Members:

#8 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1981 Bài viết:
  • 3500 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 17/09/2020 - 10:21

@ chị Lovewood.

Dạ, ông Rừng thích trà Thiết Quan Âm và thấy cũng chỉ uống Thiết Quan Âm - "bảy nước còn dư hương". Dạ em có uống rồi đó chị .

Thanked by 2 Members:

#9 Deletrius

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 460 thanks

Gửi vào 17/09/2020 - 10:49

Chà, nghe có vẻ ngon nhỉ?

Lovewood thì không phải là tín đồ của Trà, cũng không phải là tín đồ của Coffee. Vì Lw có bệnh khó ngủ kinh niên, hễ ngày nào uống trà hay coffee là ngày đó rất khó ngủ.

Nghe em khen vậy cũng muốn thử 1 lần cho biết, để khỏi bị gọi là...... đồ nhà quê hahaha

À, Lovewood là tín đồ của các loại sữa trái cây và sữa hạt

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |