1) Phàm có các Lưu diệu thì lấy Lưu diệu làm chủ, các sao ở mệnh bàn gốc (thiên bàn) không xung thì không sinh ra tác dụng (xin nhắc lại là nếu không xung thì không sinh ra tác dụng). Ví dụ như, tinh bàn gốc có Lộc tồn ở cung Tị, lưu Lộc ở cung Thân, cả hai chẳng ở phương vị tam phương tứ chính. Hay như Kinh dương gốc ở cung Ngọ, lưu Dương ở cung Dậu, còn Đà là gốc ở cung Thìn, lưu Đà ở cung Mùi, cung không có quan hệ hội hợp với các sao ở tam phương tứ chính. Cho nên khi luận đoán, Kình dương, Đà la, Lộc tồn của tinh bàn gốc tuy có ảnh hưởng đối với 12 cung của Đại hạn, nhưng tác dụng không lớn. Trái lại, lưu Lộc, lưu Dương, lưu Đà sẽ có tác dụng khá lớn.
2)- Nếu các sao ở trong tin bàn gốc, xung hội với "Lưu diệu" ở tam phương tứ chính, thì sác mạnh tăng thêm, hai bên sẽ phát huy tác dụng. Ví dụ như Lộc tồn nguyên cục ở tại cung Tị, lưu Lộc ở cung Hợi, nguyên cục "Lộc" và "Lưu Lộc" hai bên đối xứng. Hoặc như Kình dương ở cung Ngọ mà lưu Dương ở cung Tí, Đà la ở cung Thìn mà lưu Đà ở cung Tuất, như vậy nguyên cục và Lưu hai bên cũng đối xứng, làm cho tổ hợp các sao mạnh thêm nhiều. Do đó khi luận đoán 12 cung của Đại hạn, toàn bộ 6 sao trong đó 3 sao của nguyên cục và 3 sao "lưu" đều có tác dụng.
3)- Các sao xung động với "lưu diệu" thì lấy trường hợp đồng cung là mạnh nhất ; trường hợp tương xung ở đối cung là kế đó ; trường hợp hội chiếu ở cung tam hợp là cuối cùng.
4)- Khi luận đoán Đại hạn, cần lưu ý quan hệ xung hội của tinh bàn gốc với "lưu diệu" của Đại hạn.
Lúc luận đoán Lưu niên, cần lưu ý quan hệ xung hội giữa lưu diệu của Đại hạn với lưu diệu của lưu niên. Các sao tương đồng ở tinh bàn gốc có ảnh hưởng rất nhỏ, trừ trường hợp có hai "lưu diệu" đồng thời xung động, nếu không, về căn bản không cần lưu ý. Theo như ví dụ trên, lúc luận đoán Lưu niên, Lộc Tồn của tinh bàn gốc ở cung Tị, không có Lộc Tồn của Đại hạn ở tam phương tứ chính hội chiếu, cũng không có Lộc Tồn của Lưu niên hội chiếu. Nên khi luận đoán Lưu niên, có thể không cần lưu ý gì thêm.
Nhưng Kình dương, Đà là, Lộc tồn của đại hạn thì có Kình dương, Đà la, Lộc tồn của lưu niên ở đối cung của chúng xung đột, sức mạnh của hai bên mạnh thêm. Do đó khi luận đoán Lưu niên, chỉ cần xem xét Kình dương, Đà la, Lộc tồn của Đại hạn và Lưu niên.
Như tình huống ví dụ đã nói trên, Lộc tồn gốc tại cung Tị, Lộc tồn của đại hạn ở cung Tý, Lộc tồn của Lưu niên ở cung Hợi, theo đó Lộc tồn gốc tuy không hội chiếu với Lộc tồn của đại hạn ở cung Tý, nhưng xung hội với Lộc tồn của Lưu niên ở cung Hợi, do đó vẫn có thể phát sinh sức mạnh.
Có điều, giả dụ Lộc tồn của Đại hạn ở cung Dậu, như vậy lại tương hội với Lộc tồn gốc tại cung Tị, thì sao Lộc Tồn này, do đồng thời có lưu Lộc của Đại hạn ở Dậu và lưu Lộc của Lưu niên ở Hợi, tam phương hiệp trợ, nên sức mạnh của nó tuyệt đối không được xem thường.
Lúc luận đoán Lưu nguyệt, chỉ xem trọng lưu diệu của Lưu nguyệt và lưu diệu của Lưu niên. Chỉ khi nào lưu diệu của Đại hạn cũng ở trong tình huống bị xung động mới có sức mạnh, các sao tương đồng trong tinh bàn gốc (Thiên bàn), sức ảnh hưởng rất nhỏ, có thể không cần lưu ý gì thêm.
Lúc luận đoán Lưu nhật, sức mạnh lần lượt giảm thêm, thông thường lưu diệu của Đại hạn, và các sao tương đồng của tinh bàn gốc có thể không cần lưu ý gì thêm.
Các nguyên tắc kể trên rất quan trọng, khi luận đoán Đại hạn, Lưu niên, Lưu nguyệt, Lưu nhật, không được xem thường. Nếu không sẽ rối mắt, mà không cách nào luận đoán. Nhất là khi luận đoán Lưu nhật, trong tinh bàn đầy dẫy lưu diệu, hơn nữa, nhất định tình trạng Cát Hung sẽ lẫn lộn, nếu không biết nguyên tắc cái nào lấy cái nào bỏ, thì sẽ không biết định tính chất Cát Hung của các sao hội hợp như thế nào.
Sửa bởi Timothy: 26/08/2021 - 19:13