1
Bệnh mãn tính khó hiểu
Viết bởi ab11, 14/09/11 10:15
55 replies to this topic
#46
Gửi vào 20/09/2011 - 10:49
Lớp người có thể nói chuyện với cụ HaUyen đã sang thế giới bên kia lâu rồi, còn mỗi cụ trơ trọi nên lớp sau hiếm người hầu chuyện cụ được. Cháu trí tuệ có hạn, không tiếp thu được mấy món cổ học Phương Đông, đọc các bài của cụ nhiều bài tuy không hiểu nhưng vẫn thấy uyên thâm, bác học lắm. Có điều cháu cũng cảm thấy, đôi khi mọi người đang nghĩ cách giải toán lớp 10, mà cụ lại mở rộng phương pháp lên toán đại học và sau đại học làm bài toán trở nên rắc rối phức tạp, thì không được phù hợp thực tế đang đòi hỏi.
Kính chúc cụ sức khỏe dồi dào, tinh thần an vui, có thêm nhiều bài bổ ích.
Kính chúc cụ sức khỏe dồi dào, tinh thần an vui, có thêm nhiều bài bổ ích.
#47
Gửi vào 21/09/2011 - 16:18
ab11, on 18/09/2011 - 14:45, said:
@ chú vuivui
Cháu cũng cảm nhận được chú tinh thông cả y lý, nhưng không chắc lúc nào chú lên diễn đàn, và cũng không thể để tâm hết lời thỉnh cầu của các thành viên, nên không dám hỏi trực tiếp chú. Nay biết chú đã để tâm đến bệnh lý của cháu, chú có thể chỉ đường giúp cháu điều trị được không? Cháu biết là chú ở xa, không thể trực tiếp làm tất cả các bước Văn, Vọng, Vấn, Thiết như chú nói để điều trị cho cháu, nhưng chỉ đường cho cháu chắc là chú làm được. Cảm ơn chú nhiều!
ab11
Cháu cũng cảm nhận được chú tinh thông cả y lý, nhưng không chắc lúc nào chú lên diễn đàn, và cũng không thể để tâm hết lời thỉnh cầu của các thành viên, nên không dám hỏi trực tiếp chú. Nay biết chú đã để tâm đến bệnh lý của cháu, chú có thể chỉ đường giúp cháu điều trị được không? Cháu biết là chú ở xa, không thể trực tiếp làm tất cả các bước Văn, Vọng, Vấn, Thiết như chú nói để điều trị cho cháu, nhưng chỉ đường cho cháu chắc là chú làm được. Cảm ơn chú nhiều!
ab11
Còn bệnh viêm gan B thì dù thế nào cháu cũng phải dứt điểm nó. Ngay cả trong trường hợp xét nghiệm thấy âm tính thì vẫn còn phải phòng ngừa. Không phòng bằng tây y thì phải phòng bằng phương pháp khác. Nếu ở vn không dứt điểm được thì nên cố gắng ra nước ngoài. Theo thông tin chú được biết thì hay nhất là sang Singapo. Đừng đi tàu, chú không tin thuốc và bác sỹ tàu lắm. Chú chỉ có thể khuyên được vậy. Nghe hay không là tùy cháu.
Chúc cháu thanh tâm.
Thân ái.
#48
Gửi vào 21/09/2011 - 16:56
100dong, on 20/09/2011 - 10:49, said:
Lớp người có thể nói chuyện với cụ HaUyen đã sang thế giới bên kia lâu rồi, còn mỗi cụ trơ trọi nên lớp sau hiếm người hầu chuyện cụ được. Cháu trí tuệ có hạn, không tiếp thu được mấy món cổ học Phương Đông, đọc các bài của cụ nhiều bài tuy không hiểu nhưng vẫn thấy uyên thâm, bác học lắm. Có điều cháu cũng cảm thấy, đôi khi mọi người đang nghĩ cách giải toán lớp 10, mà cụ lại mở rộng phương pháp lên toán đại học và sau đại học làm bài toán trở nên rắc rối phức tạp, thì không được phù hợp thực tế đang đòi hỏi.
Kính chúc cụ sức khỏe dồi dào, tinh thần an vui, có thêm nhiều bài bổ ích.
Kính chúc cụ sức khỏe dồi dào, tinh thần an vui, có thêm nhiều bài bổ ích.
Trong y học, có một căn bệnh gọi là chứng liệt kháng. Nghĩa là kháng thể bị suy giảm, dễ khiến cơ thể nhiễm bệnh. Bệnh sida là một bệnh điển hình, còn gọi là bệnh thế kỷ. Người nhiễm HIV sẽ dẫn tới mất khả năng miễn dịch. vì thế người mắc bệnh sida tử vong phần nhiều thể hiện trên các chứng khác. Trong học thuật, tây phương học có cơ chế phản biện minh bạch, mạnh mẽ và hệ thống. Nó được hình thành như là một sự tự nhiên, hợp với quy luật, vì thế những lý thuyết, định luật, tư tưởng ... đều được kiểm tra và có thể kết luận đúng sai rõ ràng. Nhưng đông phương học thì cơ chế này rất yếu. Nó cũng đã từng xuất hiện trong lịch sử, nhưng đáng tiếc chỉ trong những giai đoạn ngắn ngủi nhất định như đời tống chẳng hạn. Còn hầu như không có. Có thể nói, học thuật đông phương mắc chứng liệt kháng. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là do cái văn hóa tôn sùng cá nhân, trọng cái đức khiêm cung thái quá. Coi nhiều vị là thánh nhân, mà hễ cứ là thánh nhân thì mặc nhiên đúng. Trò quá trọng thấy, lại được rèn cái đức khiêm nhường, trọng lễ, thành ra dù trò có biết thầy sai cũng không dám phản biện, sợ xúc phạm. Theo thời gian, những lẽ đó trở thành vô thức. Đối với học thuật, đó chính là chứng liệt kháng. Các Cụ, cũng như thánh nhân, khi phát biểu, hậu học nên học thói quen xét nét và nghi ngờ. Hăng hái phản biện và tôn trọng phản biện, Nói đâu xa, ngay ở diễn đàn này có gương mẫu mực. Đó là anh Đằng Sơn. Luôn sẵn sàng chấp nhận phản biện và hăng hái bảo vệ. Song đáng tiếc, rất ít bạn phản biện. Mà có cái lỗi rất lớn là mặc nhiên công nhận. Như nguyên lý toàn không. Tôi không thấy có một phản biện nào được nêu ra, ngoại trừ tôi, và tôi đã khẳng định, nguyên lý này không đúng. Không rõ có phải từ khi phản biện của tôi nêu ra mà anh VDTT không xuất hiện nữa. Nếu đúng vậy, thì cũng là điều hay, bởi anh sẽ có thời gian và sự chú tâm nghiền ngẫm lại nguyên lý này. Điều này rất quan trọng, bởi mỗi nguyên lý, đều là nền tảng của một lý thuyết nhất định. Nguyên lý sai, lý thuyết sẽ lung lay, thậm chí đổ sụp. Nhưng vì sự đúng sai, và sự phát triển đúng đắn thì không thể tránh né nó. Việc Dán - hay vận dụng HDNK vào tử vi để giải đoán bệnh tật. Một thời gian dài tôi đã vận dụng. Quá trình nghiên cứu đã giúp tôi loại trừ phương pháp này. Nghĩ rằng, sự phát biểu này cũng khả ích, nên tôi mới nói. Nhưng tôi cũng rất mong có sự phản biện. Vì biết đâu, cái quá trình loại trừ của tôi, có lỗi thì sao ?! Song nếu không nói ra, làm sao mà biết !!!
Người đưa ra kiến thức, có thể người mới chưa hiểu, nhưng đã đưa ra là mọi người có thể tiếp cận rồi. Nếu chưa hiểu, nên cố tìm cách mà hiểu. Hiểu rồi thì phản biện. Mà chưa hiểu thì cứ thắc mắc. sẽ có người trả lời, lo gì. Chứ cứ nghĩ như vậy thì ngay những kiến thức cao cấp đó được đưa ra sẽ lụi tàn theo thời gian. Mà nguy hiểm nhất là hậu học cứ mặc nhiên coi là đúng.
Một ví dụ rất to lớn, cụ thể. Như nguyên lý đồng nhi dị. Rõ ràng là sai, nhưng bao nhiêu năm nay, hội dịch lý việt nam mặc nhiên coi là đúng. Hậu học mặc nhiên coi là đúng. Và từ đó học thuyết được phát triển, được quảng diễn và trở thành niềm tự hào của nhiều người vn ta. Nay những người sáng lập đã không còn nữa. Những đẹ tử chân truyền cũng không xuất hiện. Dẫu có muốn phản biện cũng khó. Hơn nữa, một khi động đến, sẽ gây phong ba, bởi cái tính tôn sùng cá nhân, ... và cái đức khiêm nhường mà những bậc trí giả dẫu có biết sai cũng cố tránh né ??? !!! Hỏi làm sao mà tiến bộ ?
Thân ái.
Thanked by 1 Member:
|
|
#49
Gửi vào 21/09/2011 - 16:59
Tôi có copy được một bài thuốc liên quan đến mấy bệnh về gan là Sơ gan cổ trướng, viêm gan B, ung thư gan; nhưng tôi chưa hiểu loại bệnh nào chữa có hiệu quả nhất, và không biết tới giai đoạn nào thì người bệnh mới được sử dụng. Các bác ở đây có thể phân tích giúp tôi bài thuốc này chủ yếu chữa bệnh gì, giai đoạn, liều lượng không!?
1* Bài thuốc nguyên bản
Ở nông thôn miền núi, do tiếp xúc với di chứng bệnh sốt rét, nghiện rượu, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm hạn chế, cộng với lâm sơn chướng khí, nên có một số người bị chứng xơ gan cổ trướng, một trong tứ chứng nan y. Xin sưu tầm bài thuốc dân gian trị bệnh này như sau:
Dược liệu:
- Cây chó đẻ răng cưa còn gọi diệp hạ châu. Cả cây dược liệu khô 100g (tươi 300g).
- Quả dứa dại tách ra từng múi dùng khô 100g, dùng tươi 300g.
- Cây mã đề, dùng tươi 50g.
- Củ tam thất, xay thành bột mịn 6g/ngày chia làm 3 lần.
Cách dùng: Sắc 3 vị thuốc đầu với 2 lít nước còn 1/2 lít. Chia làm 3 lần hòa với bột tam thất 2g mỗi lần - ban ngày uống 2 lần, ban đêm uống 1 lần. Uống liên tục một ngày một thang trong vòng 30 ngày.
Ngày thứ 31 có thể bỏ vị mã đề nếu bụng mềm, đi tiểu bình thường, và giảm vị tam thất còn 3g/ngày chia 3 lần hòa thuốc uống.
Liệu trình điều trị 6 tháng (theo kinh nghiệm).
- Điều trị 15 ngày: Bệnh nhân thấy người nhẹ nhõm, ăn ngủ được, đi lại trong nhà.
- Điều trị 30 ngày: Bụng mềm, nhỏ lại, bệnh nhân khỏe, tự giải quyết mọi sinh hoạt cá nhân.
- Điều trị 3 tháng: Bệnh nhân hoàn toàn khỏe, gan, lách mềm, nhỏ nhưng siêu âm thấy gan còn thô (còn xơ gan).
Tháng thứ 4 vẫn uống 3 vị trên (dứa dại, diệp hạ châu và tam thất).
Tháng thứ 5 và 6 uống 1 tuần 2 thang gồm 2 vị (dứa dại, diệp hạ châu).
2* Bài thuốc được điều chỉnh, dành cho người bị ngứa
Toa thuốc trên là một toa thuốc hay, được phối với nguyên lý:
- Tiêu độc sát trùng, tiêu ứ thông huyết (diệp hạ châu, tam thất)
- Bình can hạ hỏa, giải độc mát gan, bổ phế, thông tiểu lợi mật ( Mã đề)
- Tiêu ung, chỉ thống, khu trục tán uất
Toa thuốc này có tác dụng rất tốt cho người bị xơ gan cổ trướng có nguyên nhân, triệu chứng như viêm gan vi rút B
Nhưng sẽ xảy ra hiệu ứng phụ, do diệp hạ châu (loại đắng) có độc. Trong đó theo nghiên cứu thì có 3 hoạt chất mang tính kiềm kim loại có tính ức chế cao, gây rạn vỡ và phá vỡ cấu trức tế bào. Khi sử dụng các toa thuốc ứng dụng phương toa cổ truyền, các nhà chuyên môn có lời khuyên như sau: Cần lưu ý trong quá trình sử dụng toa phải đặc biệt chú ý đến vấn đề ăn uống để bổ sung các loại thức ăn thực vật nhằm giảm bớt tối thiểu tính độc hại ảnh hưởng đến tế bào. Đặc biệt cần lưu ý khả năng dị ứng do gan đã mất khả năng giải độc.
Có lẽ Gan của ba em đã bị mất đi nhiều khả năng giải độc, nên bị nhiễm các hoạt chất nói trên, vì vậy phát ra da mà thành dị ứng ngứa.
Nếu toa thuốc có tác dụng tốt với Ba em, thì nên cứ sử dụng tiếp
Chỉ cần lưu ý điểm sau:
- Tạm thời giảm liều lượng Hạ Diệp Châu, tăng thêm Mã Đề
Và thay đổi cách dụng sao Hạ Diệp Châu, nhằm giảm bớt hoạt tính độc. Cách làm như sau:
- Hạ Diệp Châu lấy toàn thân, nhưng bỏ hoàn toàn rễ, chặt ra phơi khô. Sau đó hầm nước đậu đỏ, ngâm Hạ Diệp Thảo vào đó 1 tiếng đồng hồ, rồi sao khô trở lại, sao lửa nhỏ đừng để cháy sém. Sao xong hạ thổ mới đem dùng.
- Giảm Hạ Diệp Châu xuống còn 80 gam khô, tăng Mã Đề lên 60 gam
- Về phần bột tam thất, nên giảm xuống 5 gam mỗi ngày, trộn thêm 2 gam bột Đương Qui, 3 gam bột củ nghệ. Chia thành 3 lần, uống mỗi ngày như toa đã dùng.
- Uống 7 ngày làm một liệu trình, sau đó dừng 2 ngày để cho uống toa này : Rễ cỏ tranh khô 70g (tươi 210g), vỏ quả cau (đại phúc bì) 3 vỏ, hạt mã đề (xa tiền tử) 30g, đậu đen sao vàng 50g. Cho nước 1.000ml sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.
Hoặc toa này: Quả chanh dây 2 trái cả vỏ, hầm trong 1000nl nước, gia thêm 2 gam Kim Ngân, 1 gam cam thảo.
Uống xong 2 ngày thì lại tiếp tục dùng Toa chủ (Hạ Diệp Châu) 7 ngày, liệu trình cứ thế mà tiếp tục.
Lưu ý: Thức ăn nên chú yếu ăn thêm các loại rau cỏ mát, bổ phổi, lợi tiểu như canh Củ cải trắng, canh rong biển v...v.....
(Trên đây là lời khuyên theo kinh nghiệm của anh, nếu tin cứ dùng thử.)
Nguồn:
1* Bài thuốc nguyên bản
Ở nông thôn miền núi, do tiếp xúc với di chứng bệnh sốt rét, nghiện rượu, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm hạn chế, cộng với lâm sơn chướng khí, nên có một số người bị chứng xơ gan cổ trướng, một trong tứ chứng nan y. Xin sưu tầm bài thuốc dân gian trị bệnh này như sau:
Dược liệu:
- Cây chó đẻ răng cưa còn gọi diệp hạ châu. Cả cây dược liệu khô 100g (tươi 300g).
- Quả dứa dại tách ra từng múi dùng khô 100g, dùng tươi 300g.
- Cây mã đề, dùng tươi 50g.
- Củ tam thất, xay thành bột mịn 6g/ngày chia làm 3 lần.
Cách dùng: Sắc 3 vị thuốc đầu với 2 lít nước còn 1/2 lít. Chia làm 3 lần hòa với bột tam thất 2g mỗi lần - ban ngày uống 2 lần, ban đêm uống 1 lần. Uống liên tục một ngày một thang trong vòng 30 ngày.
Ngày thứ 31 có thể bỏ vị mã đề nếu bụng mềm, đi tiểu bình thường, và giảm vị tam thất còn 3g/ngày chia 3 lần hòa thuốc uống.
Liệu trình điều trị 6 tháng (theo kinh nghiệm).
- Điều trị 15 ngày: Bệnh nhân thấy người nhẹ nhõm, ăn ngủ được, đi lại trong nhà.
- Điều trị 30 ngày: Bụng mềm, nhỏ lại, bệnh nhân khỏe, tự giải quyết mọi sinh hoạt cá nhân.
- Điều trị 3 tháng: Bệnh nhân hoàn toàn khỏe, gan, lách mềm, nhỏ nhưng siêu âm thấy gan còn thô (còn xơ gan).
Tháng thứ 4 vẫn uống 3 vị trên (dứa dại, diệp hạ châu và tam thất).
Tháng thứ 5 và 6 uống 1 tuần 2 thang gồm 2 vị (dứa dại, diệp hạ châu).
2* Bài thuốc được điều chỉnh, dành cho người bị ngứa
Toa thuốc trên là một toa thuốc hay, được phối với nguyên lý:
- Tiêu độc sát trùng, tiêu ứ thông huyết (diệp hạ châu, tam thất)
- Bình can hạ hỏa, giải độc mát gan, bổ phế, thông tiểu lợi mật ( Mã đề)
- Tiêu ung, chỉ thống, khu trục tán uất
Toa thuốc này có tác dụng rất tốt cho người bị xơ gan cổ trướng có nguyên nhân, triệu chứng như viêm gan vi rút B
Nhưng sẽ xảy ra hiệu ứng phụ, do diệp hạ châu (loại đắng) có độc. Trong đó theo nghiên cứu thì có 3 hoạt chất mang tính kiềm kim loại có tính ức chế cao, gây rạn vỡ và phá vỡ cấu trức tế bào. Khi sử dụng các toa thuốc ứng dụng phương toa cổ truyền, các nhà chuyên môn có lời khuyên như sau: Cần lưu ý trong quá trình sử dụng toa phải đặc biệt chú ý đến vấn đề ăn uống để bổ sung các loại thức ăn thực vật nhằm giảm bớt tối thiểu tính độc hại ảnh hưởng đến tế bào. Đặc biệt cần lưu ý khả năng dị ứng do gan đã mất khả năng giải độc.
Có lẽ Gan của ba em đã bị mất đi nhiều khả năng giải độc, nên bị nhiễm các hoạt chất nói trên, vì vậy phát ra da mà thành dị ứng ngứa.
Nếu toa thuốc có tác dụng tốt với Ba em, thì nên cứ sử dụng tiếp
Chỉ cần lưu ý điểm sau:
- Tạm thời giảm liều lượng Hạ Diệp Châu, tăng thêm Mã Đề
Và thay đổi cách dụng sao Hạ Diệp Châu, nhằm giảm bớt hoạt tính độc. Cách làm như sau:
- Hạ Diệp Châu lấy toàn thân, nhưng bỏ hoàn toàn rễ, chặt ra phơi khô. Sau đó hầm nước đậu đỏ, ngâm Hạ Diệp Thảo vào đó 1 tiếng đồng hồ, rồi sao khô trở lại, sao lửa nhỏ đừng để cháy sém. Sao xong hạ thổ mới đem dùng.
- Giảm Hạ Diệp Châu xuống còn 80 gam khô, tăng Mã Đề lên 60 gam
- Về phần bột tam thất, nên giảm xuống 5 gam mỗi ngày, trộn thêm 2 gam bột Đương Qui, 3 gam bột củ nghệ. Chia thành 3 lần, uống mỗi ngày như toa đã dùng.
- Uống 7 ngày làm một liệu trình, sau đó dừng 2 ngày để cho uống toa này : Rễ cỏ tranh khô 70g (tươi 210g), vỏ quả cau (đại phúc bì) 3 vỏ, hạt mã đề (xa tiền tử) 30g, đậu đen sao vàng 50g. Cho nước 1.000ml sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.
Hoặc toa này: Quả chanh dây 2 trái cả vỏ, hầm trong 1000nl nước, gia thêm 2 gam Kim Ngân, 1 gam cam thảo.
Uống xong 2 ngày thì lại tiếp tục dùng Toa chủ (Hạ Diệp Châu) 7 ngày, liệu trình cứ thế mà tiếp tục.
Lưu ý: Thức ăn nên chú yếu ăn thêm các loại rau cỏ mát, bổ phổi, lợi tiểu như canh Củ cải trắng, canh rong biển v...v.....
(Trên đây là lời khuyên theo kinh nghiệm của anh, nếu tin cứ dùng thử.)
Nguồn:
#50
Gửi vào 21/09/2011 - 18:34
Bạn ab11 hỏi bệnh sao không sang bên mục tử bình, về lý luận của đông y và của tử bình rất gần nhau.
#51
Gửi vào 21/09/2011 - 21:05
vuivui, on 21/09/2011 - 16:56, said:
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là do cái văn hóa tôn sùng cá nhân, trọng cái đức khiêm cung thái quá. Coi nhiều vị là thánh nhân, mà hễ cứ là thánh nhân thì mặc nhiên đúng. Trò quá trọng thấy, lại được rèn cái đức khiêm nhường, trọng lễ, thành ra dù trò có biết thầy sai cũng không dám phản biện, sợ xúc phạm. Theo thời gian, những lẽ đó trở thành vô thức. Đối với học thuật, đó chính là chứng liệt kháng. Các Cụ, cũng như thánh nhân, khi phát biểu, hậu học nên học thói quen xét nét và nghi ngờ.
Người đưa ra kiến thức, có thể người mới chưa hiểu, nhưng đã đưa ra là mọi người có thể tiếp cận rồi. Nếu chưa hiểu, nên cố tìm cách mà hiểu. Hiểu rồi thì phản biện. Mà chưa hiểu thì cứ thắc mắc. sẽ có người trả lời, lo gì. Chứ cứ nghĩ như vậy thì ngay những kiến thức cao cấp đó được đưa ra sẽ lụi tàn theo thời gian. Mà nguy hiểm nhất là hậu học cứ mặc nhiên coi là đúng.
Một ví dụ rất to lớn, cụ thể. Như nguyên lý đồng nhi dị. Rõ ràng là sai, nhưng bao nhiêu năm nay, hội dịch lý việt nam mặc nhiên coi là đúng. Hậu học mặc nhiên coi là đúng. Và từ đó học thuyết được phát triển, được quảng diễn và trở thành niềm tự hào của nhiều người vn ta. Nay những người sáng lập đã không còn nữa. Những đẹ tử chân truyền cũng không xuất hiện. Dẫu có muốn phản biện cũng khó. Hơn nữa, một khi động đến, sẽ gây phong ba, bởi cái tính tôn sùng cá nhân, ... và cái đức khiêm nhường mà những bậc trí giả dẫu có biết sai cũng cố tránh né ??? !!! Hỏi làm sao mà tiến bộ ?
Người đưa ra kiến thức, có thể người mới chưa hiểu, nhưng đã đưa ra là mọi người có thể tiếp cận rồi. Nếu chưa hiểu, nên cố tìm cách mà hiểu. Hiểu rồi thì phản biện. Mà chưa hiểu thì cứ thắc mắc. sẽ có người trả lời, lo gì. Chứ cứ nghĩ như vậy thì ngay những kiến thức cao cấp đó được đưa ra sẽ lụi tàn theo thời gian. Mà nguy hiểm nhất là hậu học cứ mặc nhiên coi là đúng.
Một ví dụ rất to lớn, cụ thể. Như nguyên lý đồng nhi dị. Rõ ràng là sai, nhưng bao nhiêu năm nay, hội dịch lý việt nam mặc nhiên coi là đúng. Hậu học mặc nhiên coi là đúng. Và từ đó học thuyết được phát triển, được quảng diễn và trở thành niềm tự hào của nhiều người vn ta. Nay những người sáng lập đã không còn nữa. Những đẹ tử chân truyền cũng không xuất hiện. Dẫu có muốn phản biện cũng khó. Hơn nữa, một khi động đến, sẽ gây phong ba, bởi cái tính tôn sùng cá nhân, ... và cái đức khiêm nhường mà những bậc trí giả dẫu có biết sai cũng cố tránh né ??? !!! Hỏi làm sao mà tiến bộ ?
#52
Gửi vào 22/09/2011 - 07:05
100dong, on 21/09/2011 - 16:59, said:
Tôi có copy được một bài thuốc liên quan đến mấy bệnh về gan là Sơ gan cổ trướng, viêm gan B, ung thư gan; nhưng tôi chưa hiểu loại bệnh nào chữa có hiệu quả nhất, và không biết tới giai đoạn nào thì người bệnh mới được sử dụng. Các bác ở đây có thể phân tích giúp tôi bài thuốc này chủ yếu chữa bệnh gì, giai đoạn, liều lượng không!?
Xin lỗi các bác, tôi đặt câu hỏi sai mục đích, đầu óc nhiều khi đơ đơ.
Ý tôi muốn hỏi là với 3 bệnh viêm gan B, sơ gan cổ trướng, ung thư gan; cùng dùng một bài thuốc có được không!?
Mỗi bệnh đều có các giai đoạn ủ bệnh, phát bệnh nhẹ, phát bệnh nặng, giai đoạn cuối; phải chờ đến giai đoạn nào mới cho bệnh nhân dùng thuốc!? Hay uống ngay từ khi ủ bệnh cũng được!?
#53
Gửi vào 22/09/2011 - 14:49
Chú vuivui kính mến!
Hiện cháu đã làm như chú chỉ dẫn. Cháu có cơ duyên gặp anh Laido chẩn trị bệnh trước, và anh ấy đọc rất chính xác những triệu chứng khác của cháu, nên cháu có niềm tin anh ấy hiểu được gốc của bệnh. Cháu đã uống thuốc của anh Laido được vài ngày, bước đầu có chuyển biến rất tích cực.
Nhưng nếu chẳng may điều trị đủ thời gian mà cháu không hợp thuốc của anh ấy, hy vọng chú sẽ giúp cháu. Cháu cũng đã điều trị cả Tây y và Đông y rồi, kiên trì nhiều nhưng cũng không cải thiện được gì nên hiểu rằng bệnh của cháu phải có cách điều trị khác theo cách chẩn bệnh thông thường của Tây y lẫn Đông y. Cách của anh Laido và của chú đều khác. Dù kết quả như thế nào, sau Tết âm lịch cháu sẽ báo lại với chú (hy vọng không phải làm phiền đến chú trong chuyện này). Cảm ơn chú rất nhiều!
Về viêm gan B, cháu đã phát hiện dương tính với virus từ 9 năm trước, nhưng từ đó đến nay là người lành mang virus, chứ chưa phải là bệnh nhân viêm gan B. (Kết quả xét nghiệm mới đây: HBsAg nhanh - dương tính; HBeAg - âm tính; HCVAb nhanh - âm tính. Cháu không nắm rõ ý nghĩa của các chỉ số này).
Hồi mới bị phát hiện nhiễm vurus viêm gan B, cháu có đọc sách tiếng Việt về bệnh này. Cháu nhớ đại thể những thông tin chính trong đó như sau: Phần lớn những người bị nhiễm virus viêm gan B đều tự khỏi (âm tính) trong vòng 6 tháng, nhưng có khoảng hơn 20% không tự khỏi, tức là chuyển sang mãn tính. Những trường hợp này không thể về âm tính được, chỉ có virus kích hoạt (hoạt động mạnh, gây bệnh viêm gan B, kéo theo tăng men gan, xơ gan, ung thư gan...) hay ủ dưới dạng mầm bệnh (thể lành) mà thôi (cháu đang ở trường hợp này). Với trường hợp thứ nhất, Tây y có những phương thuốc điều trị, theo ý nghĩa kiềm chế hoạt động của virus. Với trường hợp như cháu, chỉ có thể giữ sinh hoạt điều độ để tránh virus hoạt động chứ không thể đưa nó về âm tính được. Cách đây khoảng 3 năm, cháu đi kiểm tra và điều trị Tây y ở bệnh viện hạng khá tại Hà Nội thì bác sỹ vẫn nói như vậy. Cháu chưa cập nhật thông tin mới nhất của Tây y về bệnh này.
Hiện cháu đã làm như chú chỉ dẫn. Cháu có cơ duyên gặp anh Laido chẩn trị bệnh trước, và anh ấy đọc rất chính xác những triệu chứng khác của cháu, nên cháu có niềm tin anh ấy hiểu được gốc của bệnh. Cháu đã uống thuốc của anh Laido được vài ngày, bước đầu có chuyển biến rất tích cực.
Nhưng nếu chẳng may điều trị đủ thời gian mà cháu không hợp thuốc của anh ấy, hy vọng chú sẽ giúp cháu. Cháu cũng đã điều trị cả Tây y và Đông y rồi, kiên trì nhiều nhưng cũng không cải thiện được gì nên hiểu rằng bệnh của cháu phải có cách điều trị khác theo cách chẩn bệnh thông thường của Tây y lẫn Đông y. Cách của anh Laido và của chú đều khác. Dù kết quả như thế nào, sau Tết âm lịch cháu sẽ báo lại với chú (hy vọng không phải làm phiền đến chú trong chuyện này). Cảm ơn chú rất nhiều!
Về viêm gan B, cháu đã phát hiện dương tính với virus từ 9 năm trước, nhưng từ đó đến nay là người lành mang virus, chứ chưa phải là bệnh nhân viêm gan B. (Kết quả xét nghiệm mới đây: HBsAg nhanh - dương tính; HBeAg - âm tính; HCVAb nhanh - âm tính. Cháu không nắm rõ ý nghĩa của các chỉ số này).
Hồi mới bị phát hiện nhiễm vurus viêm gan B, cháu có đọc sách tiếng Việt về bệnh này. Cháu nhớ đại thể những thông tin chính trong đó như sau: Phần lớn những người bị nhiễm virus viêm gan B đều tự khỏi (âm tính) trong vòng 6 tháng, nhưng có khoảng hơn 20% không tự khỏi, tức là chuyển sang mãn tính. Những trường hợp này không thể về âm tính được, chỉ có virus kích hoạt (hoạt động mạnh, gây bệnh viêm gan B, kéo theo tăng men gan, xơ gan, ung thư gan...) hay ủ dưới dạng mầm bệnh (thể lành) mà thôi (cháu đang ở trường hợp này). Với trường hợp thứ nhất, Tây y có những phương thuốc điều trị, theo ý nghĩa kiềm chế hoạt động của virus. Với trường hợp như cháu, chỉ có thể giữ sinh hoạt điều độ để tránh virus hoạt động chứ không thể đưa nó về âm tính được. Cách đây khoảng 3 năm, cháu đi kiểm tra và điều trị Tây y ở bệnh viện hạng khá tại Hà Nội thì bác sỹ vẫn nói như vậy. Cháu chưa cập nhật thông tin mới nhất của Tây y về bệnh này.
#54
Gửi vào 22/09/2011 - 16:25
Bệnh này phải có chiến lược kiểm tra định kỳ 6 tháng, anh bỏ quên nó cách đây 3 năm, e rằng hơi thiếu trách nhiệm với chính cơ thể của mình rồi. Sự nghiệp lấy BỀN VỮNG làm trọng, sức khỏe không bền, sự nghiệp sao vững.
Gửi anh bản Handbook dành cho bệnh nhân của trường Standford, trong đó nói rất rõ quy trình kiểm tra thế nào, kiểm tra cái gì, để làm gì, khi nào thì điều trị, khi nào không, điều trị thì tới mức nào... rất hữu ích để tham khảo.
Thân!
Gửi anh bản Handbook dành cho bệnh nhân của trường Standford, trong đó nói rất rõ quy trình kiểm tra thế nào, kiểm tra cái gì, để làm gì, khi nào thì điều trị, khi nào không, điều trị thì tới mức nào... rất hữu ích để tham khảo.
Thân!
#55
Gửi vào 22/09/2011 - 16:55
Cảm ơn AnKhoa!
Cũng không đến mức bỏ quên sức khỏe 3 năm đâu. Mình biết chuẩn mực là kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần, nhưng người Việt mình nói chung ngại đến bệnh viện (bạn ở VN, chắc hiểu vì sao), nên mình cũng kiểm tra mỗi năm/lần trong vài năm trở lại đây. Lần gần nhất chuẩn bị đi khám thì có thêm vụ bảo hiểm nên kết hợp luôn.
Chắc sẽ phải cố gắng để làm đúng chuẩn mực!
Cũng không đến mức bỏ quên sức khỏe 3 năm đâu. Mình biết chuẩn mực là kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần, nhưng người Việt mình nói chung ngại đến bệnh viện (bạn ở VN, chắc hiểu vì sao), nên mình cũng kiểm tra mỗi năm/lần trong vài năm trở lại đây. Lần gần nhất chuẩn bị đi khám thì có thêm vụ bảo hiểm nên kết hợp luôn.
Chắc sẽ phải cố gắng để làm đúng chuẩn mực!
#56
Gửi vào 23/12/2023 - 15:42
ab11, on 22/09/2011 - 16:55, said:
Cảm ơn AnKhoa!
Cũng không đến mức bỏ quên sức khỏe 3 năm đâu. Mình biết chuẩn mực là kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần, nhưng người Việt mình nói chung ngại đến bệnh viện (bạn ở VN, chắc hiểu vì sao), nên mình cũng kiểm tra mỗi năm/lần trong vài năm trở lại đây. Lần gần nhất chuẩn bị đi khám thì có thêm vụ bảo hiểm nên kết hợp luôn.
Chắc sẽ phải cố gắng để làm đúng chuẩn mực!
Cũng không đến mức bỏ quên sức khỏe 3 năm đâu. Mình biết chuẩn mực là kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần, nhưng người Việt mình nói chung ngại đến bệnh viện (bạn ở VN, chắc hiểu vì sao), nên mình cũng kiểm tra mỗi năm/lần trong vài năm trở lại đây. Lần gần nhất chuẩn bị đi khám thì có thêm vụ bảo hiểm nên kết hợp luôn.
Chắc sẽ phải cố gắng để làm đúng chuẩn mực!
Chào bạn sau 10 năm thì tình hình sức khỏe bạn bây giờ đã thế nào có thể cho 1 vài lời cập nhật được không. Thân ái
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
7 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 7 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |