Jump to content

Advertisements




Hiện Chưa Có Vị Tu Sĩ Phật Giáo Viên Tịch Hoặc Nhiễm Bệnh Do Đại Dịch Covid-19


3 replies to this topic

#1 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6819 Bài viết:
  • 5575 thanks

Gửi vào 08/04/2020 - 08:15

HIỆN CHƯA CÓ VỊ TU SĨ PHẬT GIÁO
VIÊN TỊCH HOẶC NHIỄM BỆNH DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Thích Vân Phong


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vào hôm 5 tháng 4 vừa qua, Tạp chí

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

có trụ sở tại Vương quốc Anh cho biết, có ít nhất hơn 90 vị Giáo sĩ và hàng chục nhà truyền giáo, và nữ tu Công giáo qua đời bởi đại dịch Virus Corona (Covid-19).

Tờ Eleteia, thông tin truyền thông Công giáo trực tuyến có trụ sở tại Pháp đưa tin, đại dịch Virus Corona (Covid-19) đã tấn công nhiều cộng đồng tôn giáo tại Ý, với các báo cáo có gần 60 nữ tu bị nhiễm Covid-19 và mấy chục vị Linh mục đã qua đời vì nhiễm bệnh Covid-19.

Theo tờ Vatican News, đã có hơn 60 linh mục ở Ý qua đời trong tháng 3 vừa qua vì virus corona.

Hồng Thủy - Vatican

Báo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của Ý đăng tên của 51 vị linh mục giáo phận đã qua đời và cho biết có 9 linh mục tu sĩ các dòng cũng qua đời vì virus corona. Phần lớn các vị linh mục qua đời trên 70 tuổi và một số đang mắc các bệnh khác. Linh mục trẻ nhất ở Ý qua đời vì Covid-19 là cha Paolo Camminati, qua đời ngày 21/03, hưởng dương 53 tuổi. Cha Camminati thuộc giáo phận Piacenza, được biết đến với hoạt động mục vụ giới trẻ, phục vụ người nghèo. Có 5 linh mục khác cùng giáo phận với cha cũng qua đời vì Covid-19.

Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Avvenire, Đức cha Gianni Ambrosio của giáo phận Piacenza nói: “Tôi cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng tôi ánh sáng và sức mạnh. Mỗi ngày tôi ngắm Đàng Thánh giá và cầu xin Chúa … cùng vác Thánh giá này với chúng tôi.” Đức cha nói: “Đây là thử thách khó khăn. Chúng tôi bị mất can đảm. Chúng tôi cảm thấy vô cùng đau khổ. Đây là bóng tối mà chúng tôi phải đối mặt, nhưng với niềm hy vọng rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, chính Ngài đã đi qua tất cả đau khổ và chiến thắng nó.”

22 linh mục ở giáo phận Bergamo

Giáo phận Bergamo đã có 20 vị linh mục triều và hai vị linh mục dòng qua đời. Đức cha Francesco Beschi nói: “Trong những ngày này, tôi đang nghe tiếng của nhiều người, cảm thấy nỗi đau mất người thân của họ.” Giáo phận đã mở một đường dây tư vấn tâm lý và hỗ trợ thiêng liêng miễn phí để giúp người dân trước đau khổ này.

Báo điện tử catholicnews.com đã đưa tin vào ngày 31/03/2020, vị Linh mục Chánh xứ nhà thờ St. Brigid’s Church, quận Brooklyn, bang New York đã qua đời bởi nhiễm bệnh Covid-19. Đây là một vị Giáo sĩ Công giáo đầu tiên tại Hoa Kỳ tử vong do nhiễm bệnh Covid-a19.

Theo Radio Veritas Asia đưa tin, vào lúc úc 9 giờ 30 sáng ngày 01/4/2020, Đức Thánh cha Phanxicô đã thực hiện buổi tiếp kiến trực tuyến thứ tư, từ thư viện Giáo hoàng trong dinh tông tòa. Trực tuyến tiếp kiến vì thế giới vẫn đang tiếp tục bị đại dịch Covid-19 hoành hành làm cho 860.000 người bị nhiễm bệnh và hơn 42.300 người chết, nhưng cũng có hơn 178 người khỏi bệnh.

Tính đến nay 6/4/2020 kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc , đại dịch Covid-19 đã lây nhiễm 208 quốc gia & vùng lãnh thổ trên thế giới, 1.271.679 người nhiễm bệnh Covid-19 và 69.402 người tử vong, 261.424 người được phục hồi. Trong đó, có các quốc gia có số đông Phật giáo đồ như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Sri Lanka, Myanmar, Bhutan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. . .

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đến nay vẫn chưa thấy có một hãng thông tấn hay một trang tin điện tử nào đưa tin về tu sĩ Phật giáo viên tịch do đại dịch Covid-19, và chưa có trường hợp tu sĩ nhiễm Covid-19. Trong khi đó, Virus Corona không kiêng nể bất cứ thành phần nào trong xã hội, từ lãnh đạo cao cấp chính phủ cho đến thường dân, nghèo khó hay đại phú gia.

Truyền thống thanh tu tuyệt hảo của Phật giáo là sống độc cư, ẩn dật (cách ly/ dãn cách cộng đồng/ xã hội để tự tu hành qua các pháp môn Thiền – Tịnh – Mật. Sự tu tập hành trì Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) và sống đời sống phạm hạnh trai giới nghiêm tịnh, thấu suốt đạo lý Nhân Quả, tất cả những điều đó đã cho thấy cái nhìn chính xác hơn về Đạo Phật. Trong thời đại dịch Covid-19 lên ngôi, kính mong chư tôn đức tăng già và quý Phật tử hãy phát huy hơn nữa truyền thống tu tập Phật pháp nhiều hơn nữa để mang lại lợi lạc cho bản thân và cộng đồng xã hội.


Thích Vân Phong



Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#2 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6819 Bài viết:
  • 5575 thanks

Gửi vào 22/07/2020 - 06:03

Thời Sự 247 Với Đỗ Dzũng ngày 20/07/2020





#3 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6819 Bài viết:
  • 5575 thanks

Gửi vào 22/07/2020 - 11:02

COVID-19:
DO ĐÂU CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á "PHẬT GIÁO" ÍT BỊ TÁC HẠI

RFI VIETNAMESE


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Cảnh khử trùng trên một chiếc xe búyt ở sân bay Nội Bài,
Hà Nội, Việt Nam. Ảnh tư liệu chụp ngày 21/02/2020.
REUTERS - Nguyen Huy Kham




Một trong những điều khó hiểu nhất của đại dịch Covid-19 toàn cầu nằm ở vùng Đông Nam Á. Mặc dù nằm sát nơi xuất phát dịch bệnh là Trung Quốc, và rất gần một trong những ổ dịch lớn hiện nay là Ấn Độ, thế nhưng những quốc gia mà phần đông dân cư theo Phật Giáo là Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam lại không mấy bị tổn hại. Do đâu mà các nước này lại “ít” bị dịch so với các nước còn lại trong khu vực?

Tuần báo Anh The Economist ngày 11/07/2020 vừa qua đã nêu lên một số yếu tố có thể giải thích thực tế nêu trên.

Thống kê của Đại Học Mỹ Johns Hopkins, tính đến hết ngày 15/07/2020, cho thấy là đứng đầu Đông Nam Á về số ca nhiễm là Indonesia (hơn 80.000), Philippines (gần 59.000), Singapore (gần 47.000) và cách xa phía sau là Malaysia (gần 9.000). Trong lúc đó, trong khối “Phật Giáo”, cao nhất là Thái Lan cũng chỉ có hơn 3.000 ca nhiễm, xa ở phía sau là Việt Nam (hơn 380 ca), Miến Điện (337) Cam Bốt (165) và Lào (19).

Số trường hợp tử vong cũng vậy: Đầu bảng vẫn là Indonesia, với 3.797 người chết, theo sau là Philippines với 1.305 người, Malaysia, với 122 người. Trong khối “Phật Giáo”, bị tử vong nhiều nhất là Thái Lan, nhưng chỉ có 58 ca, theo sau là Miến Điện với 6 người chết, còn ba nước Việt Nam, Cam Bốt và Lào hoàn toàn không ghi nhận bất kỳ trường hợp tử vong nào.

Việt Nam thành công nhờ luôn luôn nghi kỵ Trung Quốc

Bài phân tích của The Economist nêu bật ví dụ Việt Nam, quốc gia có đến 97 triệu dân, nhưng theo thông báo chính thức không có ca tử vong nào do Covid-19.
Tuần báo Anh hóm hỉnh cho rằng: “Nếu gác qua một bên lời giải thích là Việt Nam được “Ơn trên ban phước lành” - vì lẽ giới lãnh đạo c.... s.. Việt Nam trên nguyên tắc là vô thần - thì trường hợp thành công của Việt Nam cũng dễ giải thích”.
Theo The Economist, Việt Nam luôn nghi kỵ người láng giềng Trung Quốc to lớn của mình, một thái độ bắt rễ từ lịch sử nghìn năm. Ngay từ đầu năm, khi dịch bệnh bùng lên tại Vũ Hán, Hà Nội đã không tin vào những lời nói của Bắc Kinh về dịch bệnh, thậm chí còn dùng đến tin tặc để thâm nhập máy tính Trung Quốc để có thông tin về bệnh dịch.

Phản ứng trên hiện trường của Việt Nam cũng mạnh mẽ: Đóng cửa biên giới, phong tỏa, cách ly, truy tìm những ca có tiếp xúc với người đã bị lây nhiễm. Đây là điều mà Trung Quốc cũng làm để dập tắt dịch bùng lên tại nước họ.

Thái Lan có một hệ thống y tế tốt

Một ví dụ thứ hai được tuần báo Anh nêu lên là Thái Lan, nước có 70 triệu dân, nhưng chỉ bị 58 trường hợp tử vong và không có ca lây nhiễm tại chỗ trong suốt 40 ngày gần đây.

Đối với The Economist, tại Đông Nam Á, ít có chính phủ nào vừa có quyền lực bao quát vừa có một hệ thống y tế có hiệu quả, để có thể phản ứng chống dịch hữu hiệu như Trung Quốc và Việt Nam, nhưng Thái Lan với một nền dân chủ đang bị các tướng lãnh kiểm soát, có lẽ là nước gần giống nhất.

Chất lượng tốt của hệ thống y tế Thái Lan từng giúp cho nước này trở thành một nơi du lịch y tế được ưa chuộng. Hơn nữa, chính quyền Bangkok cũng đã nhanh chóng thành lập một lực lượng đặc nhiệm triệt để đối phó với virus corona. Thái Lan thành công mặc dù có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, vào tháng Ba chẳng hạn, Thái Lan vẫn đón du khách Trung Quốc.

Theo The Economist, luồng người qua lại đông đảo giữa các nước Đông Nam Á lục địa với Trung Quốc từng khiến giới quan sát lo ngại lây nhiễm lan rộng, đã không diễn ra.

Ví dụ được tờ báo Anh nêu lên là trường hợp của Lào, một nước quá nhỏ để cưỡng lại sự cám dỗ của Trung quốc, hay Miến Điện, nước phải chịu trận với các con buôn và kẻ cắp Trung Quốc, hoặc là Cam Bốt, nơi mà thủ tướng Hun Sen là một trong những lãnh đạo khu vực hồ hởi nhất với Trung Quốc.

Các công trình xây dựng của Trung Quốc đầy rẫy tại 3 nước này, và tạo ra sức ép buộc họ không được đóng cửa biên giới với Trung Quốc cho dù bệnh dịch lan rộng. Thủ tướng Hun Sen đã sang Bắc Kinh vào tháng Hai, vào lúc mà bệnh dịch bùng phát mạnh ở Trung Quốc. Người qua lại rất đông đảo ở biên giới Miến Điện -Trung Quốc.

Không có bằng chứng là các nước che giấu tình trạng dịch bệnh

Câu hỏi là tại sao số khách từ Trung Quốc như kể trên lại không khiến cho bệnh dịch lây lan dữ dội hơn nữa ở các nước này?
Một trong mối nghi ngờ được chia sẻ rộng rãi là bệnh dịch trong thực tế rất nghiêm trọng, nhưng bị che giấu, không ghi nhận trong thông báo chính thức. Tại những nước như Cam Bốt, Lào, Miến Điện, việc xét nghiệm virus rất hạn chế.

Frank Smithuis thuộc tổ chức Medical Action Myanmar, có một số bệnh viện ở Miến Điện, giải thích là nếu có lây lan ở mức độ cao thì dứt khoát tổ chức từ thiện của ông sẽ biết. Theo ông, không có khả năng này, vì không thể che giấu tình trạng Covid-19 bộc phát, đặc biệt là ở Miến Điện, nước “ngồi lê đôi mách số một thế giới”.

Các chuyên gia ở Cam Bốt, Thái lan và Việt Nam cũng không thấy bằng chứng về việc dịch bệnh lây lan rộng, như tình trạng các bệnh viện bị tràn ngập bệnh nhân.

Ngay cả những nước nghèo nhất cũng tích cực chống dịch

Điều được The Economist nhấn mạnh là ngay cả những nước nghèo nhất cũng đưa ra những biện pháp khống chế virus corona lây lan.
Thitinan Pongsudhirak, Đại học Chulalongkorn, Bangkok, nêu lên sự kiện người lao động Miến Điện, từ Thái Lan trở về làng của họ, thường bị cách ly 14 ngày trong một lán trại bên ngoài làng.

Các chuyên gia y tế còn nêu một số yếu tố khác, trong đó có hiện tượng là đông đảo dân chúng sống ở nông thôn hơn là ở các thành phố đông nghẹt người, họ sống với quạt máy, cửa mở thoáng khí hơn là với máy lạnh, dân chúng khu vực tương đối trẻ, lại có thói quen từ lâu là đeo khẩu trang.

Bên cạnh đó cũng có một yếu tố tôn giáo - văn hóa, như tập tục sự chấp tay vái chào trong Phật Giáo, giúp ích cho việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch.

Câu hỏi hiện nay là thành công kể trên của các quốc gia “Phật Giáo” này có thể giúp họ tránh được làn sóng dịch bệnh thứ 2 hay thứ 3 hay không. Nhất là khi con đường lây nhiễm ở châu Á đã đổi hướng, giờ đây đến từ mọi nơi trên thế giới chứ không chỉ từ Trung Quốc.
Cảnh tượng chùa chiền đông nghẹt người đến lễ vào tuần qua khi mùa chay bắt đầu, là lời cảnh báo là nếu không cẩn thận thì rào chắn Covid-19 tại các nước này dễ dàng sụp đổ.


Bản gốc tiếng Việt:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




MỤC LỤC

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#4 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6819 Bài viết:
  • 5575 thanks

Gửi vào 09/08/2020 - 07:50

Rồi thì cũng có nhà sư (ở Ấn Độ) viên tịch vì covid-19


ẤN ĐỘ: MỘT HUNG TIN ĐẪM LỆ
THƯỢNG TỌA TIẾN SĨ BODHIPALA ĐÃ VIÊN TỊCH
TRONG CƠN ĐẠI DỊCH COVID-19

(Covid19 exterminated a Buddhist stalwart of India: A tearful adieu to Dr. Bodhipala Bhikkhu)


Thời gian cơn đại dịch hiểm ác Virus corona này, khi các nhân viên y tế tuyến đầu bận rộn trong việc phòng chống và kiểm soát Covid-19, một số người đang âm thầm quan tâm lo lắng cho người dân với tinh thần vô ngã vị tha, những người gián tiếp bị con ác quỷ Covid-19 này tấn công.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala


Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala là một trong những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch Covid-19, Ngài là một trong những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng, chiến đấu với kẻ thù vô hình nhưng đầy hiểm nguy. Lịch sử đất nước Ấn Độ sẽ ghi nhận tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của Ngài trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vô cùng gian khó và hiểm nguy này. Vì Từ bi tâm dâng trào, với tinh thần vô ngã vị tha, luôn quan tâm chăm sóc cho tha nhân đang trong cơn đại dịch đầy hiểm ác, Ngài đã xả thân vì người, hạnh nguyện cao cả của Ngài vô cùng kính tiếc.

Cập nhật trên mạng xã hội Facebook cuối cùng của Ngài là một trích dẫn thông minh tuyệt vời như thế này: “Giống như một thương nhân phú quý, cao sang với một vài người phục vụ để tránh một con đường nguy hiểm, giống như một người mong muốn tiếp tục sống để tránh độc dược, vì vậy, người ta cũng nên tránh các việc ác”.

Trên lộ trình đường dài của Pháp hành (Dhamma trekker), kiên quyết kháng cự đến cùng, Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala không bao giờ bị hóa đá khi đánh bại trên một con đường nguy hiểm nếu nó dẫn đến quá trình Pháp hành. Cho dù sự khắc nghiệt có khó khăn đến đâu, Ngài tin rằng, Trên lộ trình đường dài của Pháp hành là niềm vui bất tận, miễn là sự rộng lượng, lòng nhân ái và trí tuệ luôn ở đó như những người đồng hành.

Những thiện căn sâu dày này là sức mạnh của Ngài.

Trong cuộc chiến đối đầu với đại dịch đầy hiểm ác, Ngài luôn với thái độ hùng dũng, quên mình vì người, không sợ hãi! Trong vài tháng qua, Ngài luôn bận rộn trong các dịch vụ cứu trợ cho cơn bão Amphan (2020) và các hiệu ứng lũ lụt, và trong việc phân phát thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết cho người nghèo khó khăn, nghèo và thất nghiệp (do bị khóa) ở nhiều vùng của Tây Benggal và Assam, Ấn Độ.

Bất chấp đến nguy cơ có thể, Ngài luôn bên cạnh các nạn nhân, bởi Ngài nghĩ đến việc cứu người quan trọng hơn sự an toàn của Ngài.

Có lẽ do tập trung vào việc cứu người, Ngài đã quên mất một cơ thể nhạy cảm (không có đồ bảo hộ) cùng với tâm đại hùng, đại lực, đại từ bi của Ngài. Ngài đã tiếp xúc với loại Virus chết người này có tên Covid-19.

Khi cảm thấy khó thở, Ngài được đưa đến bệnh viện Daffodil và sau đó được chuyển đến bệnh việc AMRI tại Mukundapur, một khu phố của Đông Kolkata thuộc bang Tây Bengal của Ấn Độ vào ngày 26 tháng 7 vừa qua, nơi Ngài đã đầu hàng chịu thua con ác quỷ Covid-19 và đã trút hơi thở cuối cùng, an nhiên viên tịch vào buổi sáng hôm thứ Hai, ngày 27 tháng 7 năm 2020. Hưởng dương 52 tuổi.

Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala sinh năm 1968, tại Shillong, một thành phố, một trạm đồi, và là thủ phủ của bang Meghalaya, Ấn Độ. Tổ tiên của Ngài có nguồn gốc từ làng Unainpura, Chittagong, Bangladesh và di cư đến Ấn Độ trước khi phân vùng vào năm 1947. Ngài được sinh ra và trưởng thành trong môi trường giáo dục tại thị trấn quê hương của mình cho đến khi Ngài đến nhập học tại Magadh để nghiên cứu sinh học vị Thạc sĩ và Tiến sĩ về Nghiên cứu Phật học.

Song thân của Ngài là cụ ông Pradip Barrua và cụ bà Kumkum Barrua.

Vào một thời điểm nhất định trong cuộc đời, khi Ngài suy tư rằng, phải cống hiến gì cho nhân loại, sau đó Ngài đã xuất gia làm Thích tử và vào chốn Thiền môn gia nhập Tăng đoàn.

Ngài là hậu duệ của Trưởng lão Hòa thượng Kripasaran Mahastavir (1865-1927), vị cao tăng Phật giáo, người sáng lập BBA, và là nhân vật chủ chốt trong phong trào phục hưng Phật giáo trên tiểu lục địa Ấn Độ.
Năm 1993, sau khi hoàn thành việc học tại Shillong, Ngài đã trở thành vị tăng sĩ Phật giáo, dưới sự hướng dẫn của Trưởng lão Hòa thượng Dhammapala, người sáng lập Hội Mahabodhi và là một trong những người khởi xướng phong trào phục hưng Phật giáo ở Ấn Độ. Ngay sau khi Ngài gia nhập Tăng đoàn Phật giáo, Ngài đã bắt đầu khởi thiện nghiệp cống hiến cho nhân loại.

Khi một người đã từ bỏ cuộc sống hưởng thụ vật chất xa hoa, Ngài đã vượt qua giới hạn địa lý. Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã bước ra khỏi bang Meghalaya và đến Assam, một bang nằm ở vùng Đông Bắc Ấn Độ.

Tại bang Assam, Ngài đã chọn thành phố Dibrugarh để tạo dựng đạo nghiệp truyền bá chính pháp Phật đà.

Năm 1995, Ngài đảm nhiệm trọng trách Trợ lý Thư ký & Ủy thác của tổ chức the International Brotherhood Mission (IBM), Mahabodhi Vihar, Jyotinagar, Dibrugarh, Assam, India.

Trưởng lão Hòa thượng Achariya Karuna Shastry Mahathera, người sáng lập và đương nhiệm Tổng Thư ký International Brotherhood Mission tại Dibrugarh, Nhà nước Assam, Ấn Độ.

Cho đến hơi thở cuối cùng, Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã chung vai góp sức với Trưởng lão Hòa thượng Achariya Karuna Shastry Mahathera để thực hiện hai mục tiêu chính của Phái bộ - “Giữ gìn tôn giáo và văn hóa, tỏa ra từ những ý tưởng và sự cống hiến của Đạo Phật cho Phúc lợi xã hội, nhờ đó giúp cải thiện người nghèo, sự áp bức của người dân cũng như sự cụ thể hóa, hòa bình thế giới, liều thuốc duy nhất cho tất cả các căn bệnh trên toàn cầu trong tình trạng bất ổn, khủng bố và bạo lực”. (theo lời kể của người sáng lập International Brotherhood Mission)

Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã trợ lý đắc lực tiên phong cho Ngài Trưởng lão Hòa thượng Achariya Karuna Shastry Mahathera đang điều hành một ngôi nhà nghèo khổ mang tên Nhà Truyền giáo Phật giáo Jinaratan, một ngôi trường tiểu học, một ngôi trường trung học cơ sở và một trường dạy nghề, một Trung tâm Chăm sóc Y tế miễn phí còn gọi là Trung tâm Chăm sóc Y tế miễn phí IBM NIKKYO NIWANO và một Thư viện phong phú thông qua tổ chức International Brotherhood Mission.

Các dịch vụ của Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã lan tỏa đến các vùng khác tại Ấn Độ và hơn thế nữa. Ngài là vị Tăng trưởng của Bồ đề Đạo tràng, Trung tâm Phật giáo từ các năm 2001-2006.

Trong thời gian này, mối quan tam chính của Ngài là ban rãi Từ bi tâm trong trong cộng đồng cư dân khắp Ấn Độ và hơn thế nữa. Một diễn giả và nhà văn hay, Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã viết một số sách và bài viết về Phật giáo và chỉnh sửa một số tạp chí.

Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala, vị thiền sư nổi tiếng giảng dạy Thiền Vipassana, truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Ngài đã được Đại học Madurai Kamaraj trao tặng bằng Tiến sĩ cho nghiên cứu Thiền Vipassana. Ngài đã viết rất nhiều sách và bài báo bằng cả tiếng Tamil và tiếng Anh. Ngài đã đưa ra các chương trình trên Tivi về Reiki & Yoga Tây Tạng. Cuốn sách của Ngài với tựa đề “Vật lý Phật giáo” đã mang lại danh tiếng trên toàn thế giới cho Ngài. Ngài đã thông thạo ngoại ngữ trong nói và viết được 5 thứ tiếng - tiếng Tamil, tiếng Anh, tiếng Sinhalese, tiếng Hindi và tiếng Pali.

Ngài đã khởi xướng hơn 6.000 người trong tu tập Thiền Vipassana, Reiki & Yoga Tây Tạng trong vòng 10 năm tại Ấn Độ và nước ngoài.

Sự cống hiến của Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala cho công việc và niềm tin sâu sắc vào giáo pháp Như Lai đã thu hút nhiều nhà hảo tâm ủng hộ Phật sự của ông. Chính sự cam kết của Ngài đối với các dịch vụ nhân đạo đã khiến khiến Ngài nhận được trách nhiệm của các hoạt động từ thiện xã hội như Hội Từ thiện Kalchini Karuna ở Alipurduar, bang Tây Bengal, Ấn Độ.

Nơi đây, Ngài đã điều hành một ngôi trường học miễn phí cho học sinh nghèo.

Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã để lạo những di sản quý giá trong giới học thuật. Sự hợp tác của Ngài với các nhà học giả, Hội đồng trường và các tổ chức học thuật khác nhau là thường xuyên và rất đáng hoan nghênh.

Nava Nalanda Mahavihara và Đại học Magadh do Ngài xây dựng sẽ thấy sự trống vắng.

Trong suốt cuộc đời Ngài ở trong các tu viện Phật giáo khác nhau. Một lần khi trả lời câu hỏi của tác giả bài viết này, Thượng tọa sống ở đâu? Ngài trả lời rằng: “Tôi không có bất kỳ sự cố định nào. Bản chất tôi rất thích vân du đó đây, tùy duyên hóa độ quần sinh”.

Có lẽ đây là công việc của Ngài dạo bước khắp thiên hạ để kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp. Điểm đến cuối cùng của Ngài về dịch vụ hoằng pháp là Bauddha Dharmankur Sabha, Hiệp hội Phật giáo Bengal, nơi Ngài được bổ nhiệm chức việc Tổng Thư ký vào năm 2018.

Trong hành trình Sứ giả Như Lai, có lẽ không ai có thể tưởng tượng rằng Ngài đã nhập vào cõi vô tung bất diệt, trần thế không ai nhìn thấy hình bóng của Ngài nữa.

Khoảng trống mà Ngài tạo ra trong đời sống xã hội, học thuật và tinh thần của Ấn Độ khó có thể lấp đầy.

Thích Vân Phong biên dịch

(Tổng hợp các nguồn Internet)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |