Jump to content

Advertisements




Một vài thắc mắc về âm dương, ngũ hành và Hà Lạc


1 reply to this topic

#1 Lenam098

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 105 Bài viết:
  • 81 thanks
  • LocationMiền Tây

Gửi vào 08/07/2021 - 00:58

Kính chào các cô chú, anh chị,
Lenam098 đang nghiên cứu về Nội Kinh, và Hải Thượng Y tông tâm lĩnh. Hiện nay có mấy thắc mắc, xin đi ngay vào ý chính, mong được mọi người chỉ bảo:

1. Can Chi và tượng số ngũ hành:
Phần Thiên Can, trước giờ nhiều sách có giảng, cũng khá rõ, gồm có 10 số: 1 Giáp, 2 Ất, 3 Bính, 4 Đinh, 5 Mậu, 6 Kỷ, 7 Canh, 8 Tân, 9 Nhâm, 10 Quý. Số lẻ là dương, số chẵn là âm không gì bàn cãi.
Bài ca quyết cũng chỉ rõ: Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi, Địa nhị sinh hỏa, thiên thất thành chi. Phối về phương hướng, 1 và 6 thuộc hành thủy, ở phương Bắc, nằm phía trên. 2 và 7 hành hỏa, phương Nam, nằm phía dưới.
Vậy tại sao đã là phối số, số thứ tự của Thiên Can lại không giống số như vậy. Giáp thứ nhất, Ất thứ nhì, vậy sao Giáp -Ất không thuộc dương thủy (số 1), và âm hỏa (số 2) mà lại là âm mộc và dương mộc?
Có thể suy nghĩ số thứ tự và số sinh thành là 1 lẽ, nhưng người xưa xếp thứ tự thiên can từ Giáp đến Quý ắt phải có lý do, vậy lý do đó là gì?
Dịch gồm có 2 phần là lý và số. Lý là cơ mầu nhiệm, mang quy luật vận động của vạn vật, còn số là định lượng để tính toán không thể sai lệch, cả dự đoán, nghiên cứu hay chẩn bệnh đều dựa vào cả lý và số, mà xưa nay ta chỉ có chấp nhận nó, chứ hầu như không tìm thấy tài liệu giải thích rõ ràng và minh chính vấn đề này.

2. Địa chi và tổng số 12:
Trong khi nhiều sách diễn giải về Hà Đồ và Thiên Can, từ đó có thể suy luận lịch pháp từ Hà Đồ và Lạc Thư mà tính ra, nhưng hầu như không có chỗ nào nói tới con số 12 địa chi từ đâu ra? Tại sao 10 không khớp với 10 mà là 12, để rồi sinh ra tuần không cho Tử Vi phải cãi nhau Triệt - Tuần rắc rối?
Nếu xem Dịch là nguyên lý khoa học cơ bản nhất về hình thái vũ trụ, ta không thể diễn giải 12 chi ứng với 12 tháng. Thứ nhất, có năm nhuận vẫn có tháng 13. Thứ 2, nếu xem Dịch lý chỉ giải thích những sự vật, quy luật vận động trên Trái Đất, thì ta có thể tạm chấp nhận, nhưng ở đây ai cũng hiều các khái niệm và quy luật của Dịch áp dụng rộng hơn như thế, vậy vấn đề này phải giải thích thế nào?

3. Bất cập với Tạng, Phủ và Kinh lạc.
Đông y có học thuyết Kinh lạc. Ngũ tạng, ứng với ngũ hành, đều có tạng khí. Lục phủ cũng có lục khí. Trời đất cũng có lục khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Vậy tại sao có ngũ hành lại có lục khí? Sao không là ngũ khí, vì nhiệt với hỏa cơ hồ đâu khác mấy?
Cổ thư có bài quyết:

Thiên nhất sinh Thủy, Ðịa lục thành chi.
Ðịa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Ðịa bát thành chi.
Ðịa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Ðịa thập thành chi.

Nhưng nếu quy chiếu vào con người là 1 tiểu vũ trụ, Kinh lạc cũng như ngòi rạch, ngày đêm tuần tự luân chuyển, đáng ra nó cũng phải theo lẽ ấy, nhưng trong khi "Bàn tay có 5 ngón, trời đất có ngũ hành, địa chi có 12 tháng, người có 12 đốt xương, năm có 360 ngày, người có 360 đốt xương nhỏ...", thì Kinh Lạc lại tuần tự như sau: Phế dần, đại mão, vị thìn cung. Tỳ tỵ, tâm ngọ, tiểu mùi trung. Thân bàng, dậu thận, tâm bào tuất. Hợi tam, tý đảm, sửu can thông.
Phế kinh (Kim) - Tỳ kinh (Thổ) - Tâm Kinh (Hỏa) - Thận kinh (Thủy) - Can kinh (Mộc).
Đường đi của kinh khí khá rõ ràng: Phế kim đưa tạng khí đến nơi sinh thành nó, là Tỳ thổ, Tỳ kinh lại tìm về nơi sinh thành nó, là Tâm hỏa, Tâm kinh về nơi sinh thành nó, là Mộc mới đúng, sao lại đi về Thủy? Là bởi vì Tâm Thận trong con người là âm dương tương giao, như trời với đất vậy, nên đến Thận, rồi Thủy lại đến Mộc, không phải nơi sinh thành, mà là nơi nuôi dưỡng. Bởi Can là bể chứa, đựng huyết khi của ngũ tạng, lại hỗ tương với Thận, nên cuối ngày nuôi về đó, để sáng ra Can phát tiết chu cấp huyết khí cho các tạng phủ.
Như vậy đường đi của ngũ tạng phần nhiều liên quan đến chức năng, ví dụ Phế thu dung thanh khí trời đất, nạp vào Tỳ, Tỳ chuyển hóa đồ ăn, luyện thành tinh khí, đưa về Tâm, hóa huyết, dùng lực của Phế khí thúc đẩy đi về nạp ở Thận, Thận thu nạp chuyển thành tinh hoa để đem về Can chứa đựng. Đến đây tinh khí đầy đủ ngũ hành, âm dương gồm đặng, chờ đi nuôi cả cơ thể.
Vậy, tại sao thứ tự tuần hoàn lại không giống bài ca quyết trên, chẳng lẽ 1 quy luật, lại áp dụng khi thế này, khi thế khác hay sao?

Sự thực là thế nào, kính mong được cô chú, anh chị em chỉ giáo ạ!

#2 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 15/07/2021 - 17:03

Bạn có những câu hỏi thật hay.

Tất cả do sự lệch pha của âm dương, Giữa số của Can chi, và số của Hà lạc. Giữa 8 quái và 10 can, 10 can và 12 chi, là nằm ở Định luật Bất toàn.
Vì bất toàn nên sẽ xô lệch. Vì xô lệch nên Can 10 mà chuyển qua Chi lại thành 12.
Nếu không có sự mất thăng bằng, thì không sinh ra thể dụng.
Vì mất thăng bằng mà cứ mỗi 1 tuần 10 can lại sinh ra 2 ông Tuần Triệt khuyết thiếu. Thành ra phải đi hết 60 năm mới đủ 1 bộ tổ hợp Can Chi. Cũng vì nghiêng lệch giữa 2 thời, mà bát quái chuyển qua 10 can mọc thêm 2 ông Kình đà để cân bộ song hao.
Vì mất thăng bằng mà 8 quái mà sinh ra tới 10 can, 2 can Giáp Nhâm giống mà khác, 2 can Ất Quý khác trong giống, sinh ra 2 quẻ Cấu và Phục. Nhìn rõ là Càn, mà đã chuyển qua Nhâm. Nhìn rõ là Ất mà đã nhảy sang Quý. Đây cũng là nguồn gốc của kỹ thuật phân kim trong 24 sơn hướng, bản chất là kỹ thuật cân bằng sự nghiêng lệch của âm dương.
Nên nhiều khi chưa cần nhìn mộ, nhìn người là đã biết hướng mộ nghiêng lệch bên nào. Nhìn nhà là biết tâm bệnh.

Cũng vì xô lệch của Không thời, mà 1 thì vừa chủ hình vừa chủ khí, trong khi 6 thì chỉ quản hình, không quản khí.
Nhiều khi Khí không bị trói buộc bởi hình, nên khí của thì tương lai lại hiện ở thời hiện tại. Đây là cơ sở của dự đoán học. Cũng nhờ sự xô lệch của Hình khí.

Cũng vì âm dương nghiêng lệch, mà nhiều khi hình rõ tươi đẹp, mà khí thì thô trọc, và ngược lại. Nên luận tử vi, hay dịch lý thường bị nhầm ở đoạn này, nhìn hình không thấy khí nên thường sai. Nhìn cây mọc nhất thời như rau, nên tưởng nó là cổ thụ.

Hệ thống hóa những câu hỏi của bạn, chắc cần 1 cuốn sách.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |