Gửi vào 09/04/2020 - 19:45
Trích: PHÉP NGHE SẤM SÉT ĐỂ ĐOÁN THỜI TRỜI.
Sấrn là trống của trời, nổ ra thì làm cho người ta sợ-hãi tới muôn dặm.
Nếu tiếng sấm phát ra hòa nhã khác thuờng thì trong năm ấy ở hướng có tiếng sấm sẽ được an-ổn.
Nếu sấm dội kinh-khủng thì bên chủ nên chuẩn-bị việc binh vì sẽ có giặc gây loạn lớn.
Nếu sấm động ở hướng chấn (đông), sẽ thấy cây-cối tốt-tươi, năm lành, nhiều sương.
10 Binh Thư Yếu Lược – Hưng Đạo Đại Vương www.vietnamvanhien.net
Nếu sấm động ở hướng ly (nam), sẽ có đại-hạn (nắng lâu không mưa).
Nếu sấm động ở hưóng khôn (tây-nam), sẽ có tai-nạn lớn.
Nếu sấm động ở hướng đoài (tây), sắt sẽ trở nên quí-báu, nạn đao binh sẽ xảy ra.
Nếu sấm động ở hướng càn (tây-bắc), đó là điềm xấu.
Nếu sấm động ở hướng cấn (đông-bắc), sẽ có nhiều bệnh và nạn đao-binh.
Nếu sấm động ở hướng khảm (bắc), năm ấy sẽ mưa nhiều.
Tại nơi đang hành-binh, nếu quân đang sợ-hãi thì lúc nghe sấm sẽ thua lớn; nếu nghe sấm trước rồi mới sợ hãi sau, quân sẽ bi chấn-động và kiếm chỗ ẩn-núp.
5. PHÉP NGHE SẤM NGÀY NGUYÊN ĐÁN:
Tiếng sấm hòa-nhã thì thiên hạ an-ổn và được mùa.
Nếu ánh chớp chói mắt, sấm nổ điếc tai thì thiên-hạ sẽ rối-loạn, nên lo gấp việc binh-bị, thấy điều ấy chẳng khá khinh-thường.
Sấm-sét là do âm-dương biến-chuyển và cảm-ứng nhau mà sinh ra.
Tướng đang hành binh, nếu sấm nổ đằng sau lưng thì binh sẽ gặp nhiều điều tốt lợi ; nếu sấm nổ ở trước mặt thì binh sẽ gặp điều xấu lắm.
Nếu sấm nổ trước rồi mới thấy sét đánh thì tiểu nhân thịnh mà quân-tử suy ; nếu thấy sét đánh trước rồi mới nghe sấm thì quân tử thịnh mà tiểu-nhơn suy.
Sấm thuộc âm, sét thuộc dương.
Tháng giữa xuân (tháng hai) sấm bèn phát, tháng giữa thu (tháng tám) sấm bèn ẩn, nếu nghịch thời sẽ có việc đao binh nổi lên.
*********
Mồng một tết nguyên đán đêm giao thừa miền Bắc sấm động rung trời, gió to và mưa lớn xảy ra khắp một vùng miền bắc.
Theo sách thì đúng là thiên hạ giờ đang rối loạn thật nhưng không biết năm nay liệu có xảy ra việc đao binh không?
“Nếu ánh chớp chói mắt, sấm nổ điếc tai thì thiên-hạ sẽ rối-loạn, nên lo gấp việc binh-bị, thấy điều ấy chẳng khá khinh-thường.”