Jump to content

Advertisements




81 bước lượng Thiên xích và Thái Ất, góc nhìn khoa học thiên văn và nền học thuật cổ Việt Nam.


52 replies to this topic

#1 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 13:32

81 bước Lượng thiên xích, mà 1 trong những ứng dụng rộng rãi là môn Huyền không phi tinh, ứng dụng rộng rãi trong phong thủy học, và Thái Ất, 1 trong Tam đại học thuật nền văn hóa cổ nước Việt ta, 1 sự khá giống nhau trong trật tự các bước chuyển động của các sao khí, vốn dĩ 2 môn học thuật này ứng dụng để đo lường tác dụng của sao khí xuống địa bàn, là 1 câu hỏi và cũng là 1 chủ đề hay.

Đầu tiên bước chuyển động của 2 môn học thuật này bắt nguồn từ sự chuyển động của hệ Bắc đẩu, 1 trong hệ sao Bắc cực, được phát hiện bởi sự quan sát của người Việt xưa. bởi vì xét về thời gian môn Thái Ất ra đời trước.

Hình ảnh sao Bắc đẩu trên mặt phẳng nếu xét trong không gian uốn khúc chính là bước chuyển động của Ma phương bậc Ba trong không gian phẳng. nên 9 bước chuyển động x 9 vị trí khởi đầu theo âm dương = 81, chính là 81 bước Lượng thiên xích.

Theo khoa học thiên văn, trong chuyển động quay của Trái đất thì cực từ ra Bắc vào Nam, là nguyên nhân khởi đầu vị trí 1 ở Bắc và kết thúc 9 ở Nam.

Theo thiên văn học hệ sao Bắc đẩu chuyển động xoay tròn tùy vị trí thấp cao mà khí hậu ở tiết nào trong 24 Tiết của 4 Mùa.
-> đó chính là sự hợp nhất của Không - Thời gian. Điều mà các môn thuật toán dự đoán về tác động của sao khí lên Không gian theo Thời gian cần.

-> do đó thứ tự hệ sao Bắc đẩu trong Không gian chính là trật tự các số từ 1->9 an các sao hay nói cách khác là trật tự Thời gian an theo Không gian, trong đó có cả phân rõ cực Bắc - Nam, chính là sự hợp nhất Không - Thời gian.

Bát quái Lạc thư bản chất là Ma phương bậc 3, nên kết hợp sự chuyển động của hệ sao Bắc đẩu là sự kết hợp tuyệt vời, cũng là lý do.

Về 81 bước Lượng thiên xích hay HKPT vì trục thời gian ở Khảm - Ly( lạnh - nóng) nên 1 ở Khảm và 9 ở Ly.

Về Thái ất, do là môn xét tác động của hệ Mặt trời nên trục thời gian được chọn là Càn - Tốn ( dương - âm) nên 1 ở Càn mà 9 ở Tốn.
Thân

#2 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 13:56

Khoa học gì cái này?


Trích dẫn

Hình ảnh sao Bắc đẩu trên mặt phẳng nếu xét trong không gian uốn khúc chính là bước chuyển động của Ma phương bậc Ba trong không gian phẳng. nên 9 bước chuyển động x 9 vị trí khởi đầu theo âm dương = 81, chính là 81 bước Lượng thiên xích.
Khi đã nói những cái này, phải viết được phuơng trình vi phân chuyển động của bắc đẩu khi chiếu lên mặt phẳng nào đó.
Tuyệt đối, tôi nhắc lại, tuyệt đối không được chém gió trên các lãnh vực toán học ngự trị.

#3 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 15:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 21/02/2020 - 13:56, said:

Khoa học gì cái này?


Khi đã nói những cái này, phải viết được phuơng trình vi phân chuyển động của bắc đẩu khi chiếu lên mặt phẳng nào đó.
Tuyệt đối, tôi nhắc lại, tuyệt đối không được chém gió trên các lãnh vực toán học ngự trị.
xin chào Mike Do.
Đó là kiến thức thiên văn học thôi.
còn về lập trình Mike Do có thể liên hệ với bạn nào về IT chăng, chứ mình thì ko biết lập trình.
Thân

#4 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 16:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

emvomr.dam, on 21/02/2020 - 15:32, said:

xin chào Mike Do.
Đó là kiến thức thiên văn học thôi.còn về lập trình Mike Do có thể liên hệ với bạn nào về IT chăng, chứ mình thì ko biết lập trình.Thân
Chúng ta khi nghiên cứu các môn huyền học, rất hay có trạng thái tìm và bấu víu vào một cái gì đó có vẻ khoa học. Cái đó tôi cũng đã mắc trong nhiều năm, nếu như có người như tôi hiện nay chỉ điểm cho chính tôi thì đã tiết kiệm được vô khối thời gian.
Tôi không phản đối việc sử dụng phương pháp khoa học để nghiên cứu.
Tuy nhiên, việc liên hệ với khoa học cần phải làm một cách nghiêm túc, chính xác, tường minh dựa trên nền tảng toán học chính xác. Không bao giờ nên dựa vào cảm tính của mình để đánh giá.
Ví dụ, trong tử vi, người ta hay nhầm lẫn giữa Thái Dương với mặt trời, thái âm với mặt trăng, vì thấy nó cùng tên, dù rằng không thể viết nổi phương trình chuyển động của hành tinh, cũng như chứng minh nó có sự tương đồng về toán học.
Tương tự như vậy, cách an LNDV tuyệt không thể có liên hệ với chu kì nghịch hành của hành tinh.
Cá nhân tôi khi nghiên cứu về cơ sở hình thành của lạc thư và LTX, nhận thấy nó đơn thuần là phương trình dịch lý, tuyệt đối không dính dáng gì tới thiên văn ở đây.


Thân mến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi MikeDo: 21/02/2020 - 15:59


#5 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 16:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 21/02/2020 - 16:03, said:

Chúng ta khi nghiên cứu các môn huyền học, rất hay có trạng thái tìm và bấu víu vào một cái gì đó có vẻ khoa học. Cái đó tôi cũng đã mắc trong nhiều năm, nếu như có người như tôi hiện nay chỉ điểm cho chính tôi thì đã tiết kiệm được vô khối thời gian.
Tôi không phản đối việc sử dụng phương pháp khoa học để nghiên cứu.
Tuy nhiên, việc liên hệ với khoa học cần phải làm một cách nghiêm túc, chính xác, tường minh dựa trên nền tảng toán học chính xác. Không bao giờ nên dựa vào cảm tính của mình để đánh giá.
Ví dụ, trong tử vi, người ta hay nhầm lẫn giữa Thái Dương với mặt trời, thái âm với mặt trăng, vì thấy nó cùng tên, dù rằng không thể viết nổi phương trình chuyển động của hành tinh, cũng như chứng minh nó có sự tương đồng về toán học.
Tương tự như vậy, cách an LNDV tuyệt không thể có liên hệ với chu kì nghịch hành của hành tinh.
Cá nhân tôi khi nghiên cứu về cơ sở hình thành của lạc thư và LTX, nhận thấy nó đơn thuần là phương trình dịch lý, tuyệt đối không dính dáng gì tới thiên văn ở đây.


Thân mến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


xin chào Mike Do
nhân nói về Ma phương và phương trình dịch lý. EM chia sẻ với bạn 1 quyển sách xưa rất hay Những ô số hình vuông kỳ lạ ( Ma phương ) có bán ở nhà sách. giá bìa là 9500 VND.
rất hay.
Thân

#6 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 17:23

Vậy vấn đề chúng ta nên đặt ra, là tại sao lại có hiện tượng sử dụng ma phương (bản chất đường LTX là đường thẳng trên hình xuyến) để áp dụng vào các môn KHPD

#7 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 18:05

xin chào Mike Do.
vấn đề đó trong bài viết đầu có chia sẻ chân tình rồi bạn.
là do các sao hệ Bắc đẩu di chuyển phù hợp với Không - Thời gian.
Do đó tiền nhân người Việt cổ ta mới chọn để kết hợp bảng Lạc thư, vốn là bảng kết hợp Không - Thời gian và cũng là Ma phương bậc 3. Từ đó hình thành Thuật số Lạc Thư mà trong đó có Thái Ất.
sau đó có môn Lượng thiên xích nghiên cứu bước chuyển động này, mà 1 trong những ứng dụng là môn HKPT.
Thân

#8 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 20:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

emvomr.dam, on 21/02/2020 - 18:05, said:

xin chào Mike Do.
vấn đề đó trong bài viết đầu có chia sẻ chân tình rồi bạn.
là do các sao hệ Bắc đẩu di chuyển phù hợp với Không - Thời gian.
Do đó tiền nhân người Việt cổ ta mới chọn để kết hợp bảng Lạc thư, vốn là bảng kết hợp Không - Thời gian và cũng là Ma phương bậc 3. Từ đó hình thành Thuật số Lạc Thư mà trong đó có Thái Ất.
sau đó có môn Lượng thiên xích nghiên cứu bước chuyển động này, mà 1 trong những ứng dụng là môn HKPT.
Thân
Thế thì vấn đề ở đây được chia thành:

1-LTX có liên hệ với Bắc Đẩu hay không? Tương tự hơn 1 tỷ tỷ vì sao khác. Có hay không? Nếu có thì phải chứng minh bằng vật lý thiên văn, và tôi tin là nếu có Nasa đã chứng minh xong lâu rồi.
Nasa cũng chả ngu
2-Bắc đẩu có liên quan tới các môn huyền học hay không, hay nó chỉ là một vị trí xác định phương hướng?
3-Bắc đẩu bị chúng ta dùng nuclear weapon bắn nổ, thì còn gieo quẻ được không? Có tính thái ất được không? Nếu dùng bom khinh khí thì sao?
4-Tiền nhân sử dụng lạc thư vì nó có ứng dụng thực tiễn vì là kết quả của phương trình dịch lý, khí từ thiên giáng xuống địa thì tự động cân bằng hóa theo lạc thư (ngang dọc chéo không đổi), hay là vì nó có liên quan tới sao bắc đẩu?

Sửa bởi MikeDo: 21/02/2020 - 20:05


Thanked by 1 Member:

#9 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 20:11

Tôi thì phản đối dùng Thái ất để nghiệm chứng, lý do như chữ ký của tôi, nói cái 30 năm sau thì quá dễ ai chả nói được.
Cấu trúc của lạc thư quan hệ trực tiếp tới cấu trúc của tử vi, thì dùng ngay tử vi nghiệm chứng là rõ ngay thôi. Tường minh hơn dùng ngay bát tự hà lạc.

#10 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 20:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 21/02/2020 - 20:04, said:

Thế thì vấn đề ở đây được chia thành:

1-LTX có liên hệ với Bắc Đẩu hay không? Tương tự hơn 1 tỷ tỷ vì sao khác. Có hay không? Nếu có thì phải chứng minh bằng vật lý thiên văn, và tôi tin là nếu có Nasa đã chứng minh xong lâu rồi.
Nasa cũng chả ngu
2-Bắc đẩu có liên quan tới các môn huyền học hay không, hay nó chỉ là một vị trí xác định phương hướng?
3-Bắc đẩu bị chúng ta dùng nuclear weapon bắn nổ, thì còn gieo quẻ được không? Có tính thái ất được không? Nếu dùng bom khinh khí thì sao?
4-Tiền nhân sử dụng lạc thư vì nó có ứng dụng thực tiễn vì là kết quả của phương trình dịch lý, khí từ thiên giáng xuống địa thì tự động cân bằng hóa theo lạc thư (ngang dọc chéo không đổi), hay là vì nó có liên quan tới sao bắc đẩu?
xin chào Mike Do
chúng ta trao đổi từng vấn đề
đó là trên tinh thần trao đổi
vì tôi trò chuyện với bạn thật sự và thẳng thắn, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
bạn nói trên cơ sở khoa học, đưa ra 1 cái hình, chẳng qua chỉ là hình cách giải 1 cái Ma phương bậc 5 mà trong 1 cuốn sách khoa giáo 9500VND cũng có đề cập. Vậy vật lý lượng tử hay phương trình lập trình vi mô mà bạn nói ở chỗ nào?
Về vấn đề 1 mình đã đề cập đã đề cập trong bài viết đầu, trật tự luân chuyển không đổi, chẳng qua thứ tự khởi đầu luân chuyển thay đổi, vì chưng là do luân chuyển tuần hoàn theo thứ tự Thời gian, chính là sự hợp nhất Không - Thời gian.
Đó là nguồn gốc Lượng thiên xích.
Vấn đề kế tiếp liên quan thiên văn học. Mike Do phải hiểu Thiên mà người xưa tính ra là Thiên hà hệ Mặt trời nơi mà người xưa sinh sống.
Vũ trụ có nhiều Thiên hà, Thiên hà có Tâm thiên hà ( khoa học gọi là Rốn Vũ trụ) và nhiều Hệ Mặt trời.
Mỗi Hệ Mặt trời là 1 đơn vị cơ bản trong đó có Hệ Mặt trời của chúng ta, là nơi áp dụng Lượng Thiên xích.
Phật có dạy đã Kiến tánh qua Tam thập Tam thiên Tiểu Thế giới, 3 vạn Trung thiên thế giới và 3000 Đại Thế giới. Mỗi Tiểu thiên Thế giới là 1 Thiên hà vậy.
Câu thứ 2 trong bài viết đầu mình có trả lời rồi.
Câu thứ 3 Bắc đẩu là 1 hệ sao, làm gì có chuyện Nasa nào bắn bể nổi, giật gân. Hằng năm hay lâu lâu Nasa công bố có mảnh vỡ hành tinh nào trôi dạt gần TĐ có nguy cơ va chạm hủy diệt đã quýnh đít lên, cuối cùng nhờ va chạm giữa các tiểu hành tinh mà thay đổi quỹ đạo là đã thở phào nhẹ nhõm lắm rồi. Làm gì có chuyện bắn vỡ cả 1 hệ sao.
Câu thứ 4 người xưa sử dụng Lạc thư vì nó là bảng hợp nhất Không - Thời gian, Thiên Địa tương giao, dĩ an định sao mà bày bàn cờ thế cục.
Thân

#11 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 20:41

Bây giờ, tạm thế này đi, tôi sẽ đặt các câu hỏi phản biện. Như thế bạn Emvo có thể tiến hành các bước nó hợp lý hơn.

1-Chúng ta đều biết, hình vẽ đó xuất hiện trong sách giáo khoa lớp 6, và tôi được học hồi lớp 6. Tuy nhiên, tôi cho rằng đó là ngang tầm với trình độ toán học thời xưa.
Vấn đề nên đặt ra, TẠI SAO hình vuông như vậy lại có ý nghĩa trong các môn huyền học? Với tôi, nó đơn giản là cân bằng hóa về năng lượng, và 1 đi xuống dưới trong lạc thư là vì thế

2-Trong vũ trụ của chúng ta sống, có vô vàn các tiểu thế giới. Toán học nghiên cứu tất cả các quy luật có thể, còn vật lý nghiên cứu các quy luật tồn tại thực tiễn.

Tôi nói rõ quan điểm của tôi thế này để dễ thảo luận.

Tôi cho rằng, các sao trong chòm bắc đẩu đơn giản là các phương vị, chả có thể ảnh hưởng quái gì tới cuộc sống trên trái đất cả. Lý do các sao trong đó quá xa.
Các sao duy nhất có khả năng ảnh hưởng, đó là các sao trong hệ mặt trời. Và từ đó, người ta phát minh ra chiêm tinh phương tây.

Vậy cơ sở khoa học nào, để đưa 1 sao xa lắc 80 năm ánh sáng lên đóng vai trò quan trọng gấp nhiều lần so với các vật thể như sao mộc, hỏa (tôi lạm dụng từ ngữ) chỉ có vài phút ánh sáng?

3-Kể cả vậy, việc khẳng định phương trình chuyển động của bắc đẩu là theo đường LTX trong sách GK lớp sáu, là cái phải CHỨNG MINH bằng thực nghiệm. Và tôi tin rằng, tuyệt đối không có vì sao nào chuyển động một cách kỳ dị như vậy, ít ra theo những gì tôi hiểu về vật lý thiên văn.
Trừ khi chúng ta có bằng chứng từ một báo cáo từ một đài thiên văn, còn lại tất cả các khẳng định chỉ mang tính chất trà dư tửu hậu Nếu xa rời các môn khoa học định lượng.

Sửa bởi MikeDo: 21/02/2020 - 20:41


#12 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 20:51

Ngoài ra, có một số câu hỏi phụ cần được nghiên cứu.
Tại sao ma phương cấp 7 lại xuất hiện trong công trình của Vương Cống, Tiêu Diên Thọ. Hay là lại có 1 ông nào đó tìm ra một vì sao nó đó chuyển động theo đường siêu zigzag của ma phương cấp 7.
Tôi lười gõ ma phương cấp 7 nên mọi người tự tra.

#13 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 21:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 21/02/2020 - 20:41, said:

Bây giờ, tạm thế này đi, tôi sẽ đặt các câu hỏi phản biện. Như thế bạn Emvo có thể tiến hành các bước nó hợp lý hơn.

1-Chúng ta đều biết, hình vẽ đó xuất hiện trong sách giáo khoa lớp 6, và tôi được học hồi lớp 6. Tuy nhiên, tôi cho rằng đó là ngang tầm với trình độ toán học thời xưa.
Vấn đề nên đặt ra, TẠI SAO hình vuông như vậy lại có ý nghĩa trong các môn huyền học? Với tôi, nó đơn giản là cân bằng hóa về năng lượng, và 1 đi xuống dưới trong lạc thư là vì thế

2-Trong vũ trụ của chúng ta sống, có vô vàn các tiểu thế giới. Toán học nghiên cứu tất cả các quy luật có thể, còn vật lý nghiên cứu các quy luật tồn tại thực tiễn.

Tôi nói rõ quan điểm của tôi thế này để dễ thảo luận.

Tôi cho rằng, các sao trong chòm bắc đẩu đơn giản là các phương vị, chả có thể ảnh hưởng quái gì tới cuộc sống trên trái đất cả. Lý do các sao trong đó quá xa.
Các sao duy nhất có khả năng ảnh hưởng, đó là các sao trong hệ mặt trời. Và từ đó, người ta phát minh ra chiêm tinh phương tây.

Vậy cơ sở khoa học nào, để đưa 1 sao xa lắc 80 năm ánh sáng lên đóng vai trò quan trọng gấp nhiều lần so với các vật thể như sao mộc, hỏa (tôi lạm dụng từ ngữ) chỉ có vài phút ánh sáng?

3-Kể cả vậy, việc khẳng định phương trình chuyển động của bắc đẩu là theo đường LTX trong sách GK lớp sáu, là cái phải CHỨNG MINH bằng thực nghiệm. Và tôi tin rằng, tuyệt đối không có vì sao nào chuyển động một cách kỳ dị như vậy, ít ra theo những gì tôi hiểu về vật lý thiên văn.
Trừ khi chúng ta có bằng chứng từ một báo cáo từ một đài thiên văn, còn lại tất cả các khẳng định chỉ mang tính chất trà dư tửu hậu Nếu xa rời các môn khoa học định lượng.
xin chào Mike Do
chúng ta trao đổi nhé.
câu 1 là do Thế giới quan của bạn Mike Do. NẾU bạn hiểu các môn huyền thuật cổ phương Đông như toán học hay vật lý học thì điều đầu tiên mà toán học hay vật lý học công dụng là tìm hiểu kết quả hay điều gì sẽ xảy ra dựa trên tính chất vốn có của vật thể. Huyền học cũng vậy, là môn dự đoán học dựa trên Thế giới quan là sự vật thiên nhiên và Phương pháp luận là thống kê thực chứng trong thực tiễn.
Cho nên công dụng của bảng Lạc Thư hay Ma phương bậc 3 đó là sự hợp nhất của Không - Thời gian. Cho nên dùng để tính toán năng lượng sao khí, từ đó ước lượng Mức độ và KQ sao khí đó tác động. Do đó các sao khí cần tính toán, hay đưa vào phương trình, không phải là BIẾN SỐ, mà là DỮ KIỆN. Còn BIẾN SỐ chính là 2 ĐẠI LƯỢNG là KHÔNG GIAN và THỜI GIAN. là 2 đại lượng rất thường xuyên trong toán học và vật lý.
Chính vì vậy Bảng Lạc thư là hợp nhất Không - Thời gian được chọn.
Trong khi Mike Do quá chú trọng tìm hiểu và giải thích sự cân bằng năng lượng mà thực chất chỉ là các phép Cộng các con số đưa vào bảng Lạc Thư.
Ý nghĩa chính của các con số là đại lượng Thời gian tuần hoàn tuần tự trong khuôn khổ Không gian là 9 ô Bảng Lạc thư.
Cạm bẫy Hình tượng hóa các con số với 1 cách hiểu khác hoàn toàn là cạm bẫy mà 1 số nền học thuật hay đưa vào.
Thân

#14 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 21:08

Khi nói tới các môn khoa học cụ thể có tính tường minh, cụ thể là vật lý thiên văn và phương trình chuyển động của bắc đẩu, chúng ta tuyệt đối không thể nào nói kiểu
Cho nên công dụng của bảng Lạc Thư hay Ma phương bậc 3 đó là sự hợp nhất của Không - Thời gian. Cho nên dùng để tính toán năng lượng sao khí, từ đó ước lượng Mức độ và KQ sao khí đó tác động.

mà phải tính toán tường minh và phương trình tính toán, và dữ liệu thiên văn.
Còn nếu như chúng ta không thể đưa được tính toán tường minh, mà chỉ có thể nói kiểu triết học "sự hợp nhất của không-thời gian", thì mọi thứ chỉ dừng lại ở mức độ vui vẻ.
Ví dụ như, người ta đặt ngay câu hỏi, sự hợp nhất ấy ra sao? Liên hệ gì với các môn học khác như thuyết tương đối rộng, lỗ đen? Thế nào là hợp nhất?
Nói vui thì được, nhưng về mặt học thuật thì không.

Sửa bởi MikeDo: 21/02/2020 - 21:09


#15 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 21/02/2020 - 21:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 21/02/2020 - 20:41, said:

Bây giờ, tạm thế này đi, tôi sẽ đặt các câu hỏi phản biện. Như thế bạn Emvo có thể tiến hành các bước nó hợp lý hơn.

1-Chúng ta đều biết, hình vẽ đó xuất hiện trong sách giáo khoa lớp 6, và tôi được học hồi lớp 6. Tuy nhiên, tôi cho rằng đó là ngang tầm với trình độ toán học thời xưa.
Vấn đề nên đặt ra, TẠI SAO hình vuông như vậy lại có ý nghĩa trong các môn huyền học? Với tôi, nó đơn giản là cân bằng hóa về năng lượng, và 1 đi xuống dưới trong lạc thư là vì thế

2-Trong vũ trụ của chúng ta sống, có vô vàn các tiểu thế giới. Toán học nghiên cứu tất cả các quy luật có thể, còn vật lý nghiên cứu các quy luật tồn tại thực tiễn.

Tôi nói rõ quan điểm của tôi thế này để dễ thảo luận.

Tôi cho rằng, các sao trong chòm bắc đẩu đơn giản là các phương vị, chả có thể ảnh hưởng quái gì tới cuộc sống trên trái đất cả. Lý do các sao trong đó quá xa.
Các sao duy nhất có khả năng ảnh hưởng, đó là các sao trong hệ mặt trời. Và từ đó, người ta phát minh ra chiêm tinh phương tây.

Vậy cơ sở khoa học nào, để đưa 1 sao xa lắc 80 năm ánh sáng lên đóng vai trò quan trọng gấp nhiều lần so với các vật thể như sao mộc, hỏa (tôi lạm dụng từ ngữ) chỉ có vài phút ánh sáng?

3-Kể cả vậy, việc khẳng định phương trình chuyển động của bắc đẩu là theo đường LTX trong sách GK lớp sáu, là cái phải CHỨNG MINH bằng thực nghiệm. Và tôi tin rằng, tuyệt đối không có vì sao nào chuyển động một cách kỳ dị như vậy, ít ra theo những gì tôi hiểu về vật lý thiên văn.
Trừ khi chúng ta có bằng chứng từ một báo cáo từ một đài thiên văn, còn lại tất cả các khẳng định chỉ mang tính chất trà dư tửu hậu Nếu xa rời các môn khoa học định lượng.
xin chào Mike Do
câu thứ 2 sỡ dĩ chọn Hệ sao Bắc đẩu trong khi nó cách xa chúng ta 80 năm ánh sáng mà không chọn hệ Mặt trời đơn giản các sao Hệ Mặt trời là đại lượng thêm vào và cần tính để ước lượng sao khí của chúng cùng với KQ mà sao khí của chúng tác động vào. còn hệ Bắc đẩu chính là La bàn vì chưng trật tự của chúng trong Không gian chính là sự hợp nhất Không - Thời gian. còn vì sao là sự hợp nhất Không - Thời gian thì trong bài viết đầu mình có trả lời rồi, bạn có thể tham khảo lại.
Thân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 21/02/2020 - 20:41, said:

Bây giờ, tạm thế này đi, tôi sẽ đặt các câu hỏi phản biện. Như thế bạn Emvo có thể tiến hành các bước nó hợp lý hơn.

1-Chúng ta đều biết, hình vẽ đó xuất hiện trong sách giáo khoa lớp 6, và tôi được học hồi lớp 6. Tuy nhiên, tôi cho rằng đó là ngang tầm với trình độ toán học thời xưa.
Vấn đề nên đặt ra, TẠI SAO hình vuông như vậy lại có ý nghĩa trong các môn huyền học? Với tôi, nó đơn giản là cân bằng hóa về năng lượng, và 1 đi xuống dưới trong lạc thư là vì thế

2-Trong vũ trụ của chúng ta sống, có vô vàn các tiểu thế giới. Toán học nghiên cứu tất cả các quy luật có thể, còn vật lý nghiên cứu các quy luật tồn tại thực tiễn.

Tôi nói rõ quan điểm của tôi thế này để dễ thảo luận.

Tôi cho rằng, các sao trong chòm bắc đẩu đơn giản là các phương vị, chả có thể ảnh hưởng quái gì tới cuộc sống trên trái đất cả. Lý do các sao trong đó quá xa.
Các sao duy nhất có khả năng ảnh hưởng, đó là các sao trong hệ mặt trời. Và từ đó, người ta phát minh ra chiêm tinh phương tây.

Vậy cơ sở khoa học nào, để đưa 1 sao xa lắc 80 năm ánh sáng lên đóng vai trò quan trọng gấp nhiều lần so với các vật thể như sao mộc, hỏa (tôi lạm dụng từ ngữ) chỉ có vài phút ánh sáng?

3-Kể cả vậy, việc khẳng định phương trình chuyển động của bắc đẩu là theo đường LTX trong sách GK lớp sáu, là cái phải CHỨNG MINH bằng thực nghiệm. Và tôi tin rằng, tuyệt đối không có vì sao nào chuyển động một cách kỳ dị như vậy, ít ra theo những gì tôi hiểu về vật lý thiên văn.
Trừ khi chúng ta có bằng chứng từ một báo cáo từ một đài thiên văn, còn lại tất cả các khẳng định chỉ mang tính chất trà dư tửu hậu Nếu xa rời các môn khoa học định lượng.
xin chào Mike Do
về câu thứ 3 là như thế này
Đó là trật tự trong không gian của hệ sao Bắc đẩu.
còn trật tự, tên gọi và trật tự di chuyển của Hệ sao này bạn có thể tra cứu trên Google.
Nếu nói tới Phật giáo bạn phải Thiền định và Quán tưởng hình ảnh, trật tự và chuyển động mô thức không gian của hệ sao này trong tâm thức mình sẽ thấy. Xin mượn câu dạy của Đức Phật
Hình sắc Hình tướng bất tự không
Bất khán vô minh kiến Như Lai
Thân






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |