hình khuyên sẽ xảy ra vào ngày 21 tháng 6 năm 2020. Nhật thực xảy ra khi đi qua giữa và , do đó hoàn toàn hoặc một phần Mặt Trăng che khuất Mặt Trời tại một số nơi trên Trái Đất. Nhật thực hình khuyên xảy ra khi của Mặt Trăng nhỏ hơn Mặt Trời, chặn lại hầu hết ánh sáng của Mặt Trời và khiến Mặt Trời trông giống như hình vành khuyên (hình như chiếc nhẫn). Nhật thực hình khuyên xuất hiện dưới dạng nhật thực một phần trên một khu vực rộng hàng nghìn km trên Trái Đất.
Nhật thực này sẽ xảy ra một năm âm lịch sau thiên thực .
Việt Nam nằm trong vùng nhật thực một phần, tăng dần từ Nam ra Bắc. Thời gian xảy ra nhật thực bắt đầu từ khoảng 13 giờ 15 phút đến khoảng 19 giờ 20 phút. Nơi quan sát nhật thực một phần cực đại rõ nhất ở Việt Nam là ở biên giới phía Bắc giáp và một phần . Tại xảy ra bắt đầu lúc 13 giờ 37 phút, bắt đầu cực đại lúc 15 giờ 05 phút, kết thúc lúc 16 giờ 18 phút.
theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi (Trung tâm phong thủy và đào tạo phong thủy sư Đông Phương Cát, TP.H.C.M), quan điểm của người xưa về nhật thực là xấu.
Bà Mi giải thích: "Ngày xưa, người ta cho rằng mặt trời là hoàng thượng, là thiên tử, còn mặt trăng là hoàng hậu, các ngôi sao khác xung quanh là chư hầu. Khi khoa học chưa phát triển, người ta không biết về quỹ đạo và chuyển động của các hành tinh. Nên khi nhật thực xảy ra và trời tối sầm, người ta cho rằng mặt trăng đã "ăn thịt" mặt trời và gọi là "thiên cẩu nhật thực" hoặc "thiên cẩu thực nhật". Khi thiên tử bị "ăn", bị xâm phạm, tức đây là một chuyện xấu, là điềm báo về những đại họa quốc gia, về xui xẻo sắp đến".
Chuyên gia cũng cho biết, mặt khác, trong nghiên cứu phong thủy, khi mặt trăng ở càng gần trái đất, có những sẽ làm con người khá mệt mỏi, dễ bực dọc.
"Mà khi tâm trạng không tốt, người ta làm gì cũng dễ đổ bể, bất thành, nên người ta hay nhìn nhận nó là ngày xui. Cho nên, nếu hôm nay thức dậy, cảm thấy trong người bứt rứt, không thoải mái, hãy tìm cách cân bằng lại cảm xúc và chú ý cẩn thận trong mọi việc. Có thể xông trầm hoặc tìm gì đó giải trí, thư giãn, tạo nguồn năng lượng tốt cho mình trước khi bắt đầu công việc", bà Mi đưa ra lời khuyên.
Cao nhân đại Đường Lý Thuần Phong tiên đoán chính xác về nhật thực
Cách đây khoảng 1400 năm trước, một người tên là Lý Thuần Phong sống tại thời nhà Đường, đã dự đoán chính xác về sự xuất hiện của nhật thực, cho thấy khả năng dự đoán phi thường của người xưa.
Người Trung Quốc cổ đại đã có những phương pháp khác nhau để dự đoán nhật thực. (Ảnh: EclipseWise)
Những tiên đoán về nhật thực trong thời cổ đại
Nhật thực là chỉ hiện tượng “Mặt trăng che lấp Mặt trời”, hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng biết trước được nhật thực khi nào xuất hiện, nên có thể chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho việc quan sát chúng. Nhưng vào thời cổ đại, muốn dự đoán được nhật thực là một việc hết sức khó khăn.
Lý Thuần Phong là nhà Dịch học nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. (Ảnh: Epoch Times)
Vào thời nhà Thương, có rất nhiều ghi chép về việc dự đoán nhật thực, nhưng nói chung đều không được chuẩn xác. Nhiều học giả nghiên cứu về bói giáp cốt, đã phát hiện lần đầu tiên bói ra nhật thực là năm Ất Tỵ. Sử sách có ghi chép lại rằng, sau mấy chục lần bói, thời điểm phát sinh nhật thực muộn hơn 50 năm. Tuy rằng việc bói toán không được chuẩn xác, nhưng có thể thấy được nhà Thương khi đó cũng đã từng dự đoán nhật thực.
Trong “Xuân thu tả truyện” cũng có ghi lại không ít lần nhật thực xuất hiện. Ngoài ra, vào thời cổ đại khi nhật thực xuất hiện, không giống như bây giờ quần chúng tụ ở bên nhau xem xét thảo luận, vô cùng náo nhiệt, mà chính là cần phải chấp hành quy định chung.
Lý Thuần Phong tiên đoán nhật thực
Lý Thuần Phong là nhà Dịch học nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, là nhà thiên văn học hiếm thấy, ông còn là nhà toán học nổi tiếng thời nhà Đường.
Sử sách ghi lại rằng: Lý Thuần Phong hiệu chỉnh lại lịch mới thì bẩm báo với Thái Tông rằng sẽ xảy ra nhật thực. Ngày xưa người ta cho rằng nhật thực là điềm chẳng lành với Thiên tử, hơn nữa lúc đó chưa một ai có thể dự báo trước được.
Đường Thái Tông có chút không vui, ông nói với Lý Thuần Phong rằng: “Nếu không có nhật thực, thì ái khanh làm sao?”
Lý Thuần Phong nói: “Nếu không có nhật thực, thì thần xin được chết”. Tới ngày dự tính, Thái Tông đợi trong sân đình, nhìn không thấy hiện tượng nhật thực, bèn nói đùa với Lý Thuần Phong rằng: “Trẫm thả khanh về nhà cáo biệt vợ con”.
Lý Thuần Phong nói: “Vẫn còn sớm 1 khắc (15 phút)”. Ông chỉ vào kim chỉ bóng mặt trời nói rằng: “Đến đây mới che khuất”.
Quả nhiên sau đó, Mặt trời bị che khuất đúng như lời, không sai một giây.
Hình vẽ nhật thực tại Trường An vào Năm Đường Trinh Quán thứ 13 (Ngày 03/9/639) được Lý Thuần Phong dự tính chính xác và lần đầu tiên được lịch sử ghi lại. (Ảnh: Minh Huệ)
Tới nay với phần mềm thiên văn học phục chế lại thiên tượng ngày xưa, kết hợp với bằng chứng lịch sử, chúng ta có thể kiểm tra lại được khoảng thời gian nhật thực được dự báo chính xác ấy chính là ngày 03/09/639 (Năm Trinh Quán thứ 13). Đây là lần nhật thực dài nhất tại Trường An vào những năm Trinh Quán (gần với nhật thực toàn phần).
12. PHÉP XEM CÁC LOẠI NHẬT-THỰC:
Dùng phép Hà-Đồ mà xem mặt trời.
Các trường hợp nhật thực đều do ở ngày hối (cuối tháng) và ngày sóc (đầu tháng) mà sinh ra nhật thực ; âm dương xâm lấn nhau, đi lạc đường tới ôm nhau, đô gọi là nhật-thực.
Nếu ở nơi có nhật-thực, có quan đại-thần âm-mưu làm hại nhà Vua, ắt là mặt trăng đi ngược án trước mặt trời : thiên-hạ sẽ dấy loạn.
Mặt trời mới mọc hai sào rồi bỗng dưng không sáng nữa đó gọi là mặt trời bệnh. Mặt trời sắp lặn ở phương tây, còn cao hai sào, bỗng dưng không sáng nữa, đó gọi là mặt trời chết.Trong địa phận nước ấy, bậc vương hầu gặp nạn lớn, các gian-thần đều nổi lên khuấy rối.
Nếu mặt trờí đỏ như máu thì tbiên-hạ sẽ có loạn lớn.
Mặt trời mới mọc mà bị ăn thì sẽ thua binh, mất thành.
Từ giờ ngọ trở về sau mà mặt trời bị ăn thì binh-gia nghỉ việc giao chiến.
Vào tháng tám mùa thu mà có nhật thực thì. có việc đao-binh xảy ra và phe khách được thắng.
Vào tháng mười hai mà có nhật-thực, điều ấy chủ về việc có binh dấy loạn.
Khi nhật-thực mà mặt trời bị ăn hết thì rợ man (phía nam) và rợ di (phía đông) nổii loạn, nên gấp lo việc binh-bị
Nguyệt thực xảy ra vào những ngày giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ thì sẽ có việc đao-binh.
Nguyệt-thực xảy ra vào những ngày canh, tân, nhâm, quí thì không nên tính tới việc binh.
------------
Ngày 21/06/2020 là ngày 01/05/2020 âm lịch
Các trường hợp nhật thực đều do ở ngày hối (cuối tháng) và ngày sóc (đầu tháng) mà sinh ra nhật thực ; âm dương xâm lấn nhau, đi lạc đường tới ôm nhau, đô gọi là nhật-thực. Nếu ở nơi có nhật-thực, có quan đại-thần âm-mưu làm hại nhà Vua, ắt là mặt trăng đi ngược án trước mặt trời : thiên-hạ sẽ dấy loạn.
Từ giờ ngọ trở về sau mà mặt trời bị ăn thì binh-gia nghỉ việc giao chiến.
Khi nhật-thực mà mặt trời bị ăn hết thì rợ man (phía nam) và rợ di (phía đông) nổi loạn, nên gấp lo việc binh-bị
Tệp Đính Kèm
Sửa bởi danhkiem: 20/06/2020 - 08:45