Jump to content

Advertisements




LIỆU SẼ HẾT 'LOẠN' DÂNG SAO GIẢI HẠN?


3 replies to this topic

#1 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6839 Bài viết:
  • 5579 thanks

Gửi vào 18/01/2020 - 07:45

GIÁO HỘI YÊU CẦU,
NHƯNG LIỆU SẼ HẾT 'LOẠN' DÂNG SAO GIẢI HẠN?
Thiên Điếu - Trọng Nam | Tuổi Trẻ

Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa ra văn bản yêu cầu các chùa chỉ tổ chức lễ cầu an chứ không phải lễ dâng sao giải hạn, tránh mê tín dị đoan, tránh các yếu tố mang hình thức dịch vụ tâm linh…

Liệu văn bản này có giúp chấn chỉnh "loạn" dâng sao giải hạn từng khiến xã hội bức xúc nhiều năm gần đây? Tuổi Trẻ đã ghi nhận hoạt động đăng ký cầu an tại một số ngôi chùa "có tiếng" làm lễ cầu an, dâng sao giải hạn ở Hà Nội.



Đây là thời điểm không thể muộn hơn để chúng ta chấn chỉnh lại chính pháp, tạo điều kiện cho sự phát triển đạo đức Phật giáo nói riêng, xã hội nói chung.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn

Nơi "vẫn như mọi năm"

Chùa Quán Sứ - trụ sở của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - ngày 11-1 vẫn trưng biển thông báo các lịch nghi lễ sắp tới, trong đó có một buổi cúng cầu an đầu năm tại chính điện vào chiều mùng 4 tháng giêng.

Cuối biển thông báo là dòng ghi chú: "Phòng nghi lễ số 105 nhận đăng ký lễ cầu an năm mới Canh Tý, viết sớ tết, bốc bát hương, xem ngày tốt...", kèm theo số điện thoại liên hệ.

Tại phòng nghi lễ, chiều 11-1, vài người đang ngồi đợi lần lượt để được đăng ký cầu an. Một nhà sư ngồi trước máy vi tính đăng ký cho mọi người, bên cạnh nhà sư là hòm công đức, sau khi đăng ký xong cho ai đó thì ông nhận 500.000 đồng và nhét vào hòm công đức.

Trong dòng người đi đăng ký giải hạn, chúng tôi hỏi nhà chùa có làm lễ giải hạn không hay chỉ làm lễ cầu an? Nhà sư trả lời rằng mùng 4 tháng giêng nhà chùa làm lễ cầu an giải hạn và cho biết thêm là còn nhiều ngày khác có lễ cầu an giải hạn nữa.

Cùng đợi để được đăng ký cầu an còn có một phụ nữ với tờ giấy ghi tên tuổi của từng người trong 9 hộ gia đình.

Chị tới để đăng ký cầu an giúp 9 hộ. Hỏi về giá, một cụ già giúp việc cho nhà chùa đang ngồi bàn tiếp đón trong phòng nghi lễ xác nhận giá cầu an giải hạn cho mỗi hộ gia đình 500.000 đồng. "Vẫn như mọi năm, chẳng có hơn tí nào. Năm nào cũng chỉ có năm trăm (500.000 đồng). Bây giờ có khó khăn hơn nhưng nhà chùa cũng vẫn thu thế thôi", cụ già nói.

Trước khi rời đi, chúng tôi có hỏi chuyện một người bán hàng ở cổng chùa về chuyện đăng ký làm lễ giải hạn, bà nói: "Giờ ai người ta gọi là giải hạn nữa, để có mà bị bắt à".

Tìm đến chùa Lý Triều Quốc Sư - một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội, có tuổi đời gần 1.000 năm, cũng là một ngôi chùa được nhiều người dân ở quận Hoàn Kiếm tìm đến mỗi dịp đầu năm làm lễ cầu an - lúc trưa 12-1, chúng tôi gặp bà H. ở quận Hoàn Kiếm đang đăng ký cầu an giải hạn đầu năm cho cả gia đình.

Gia đình bà H. được ghi trong sổ với số thứ tự 396. Bà H. được đưa giấy hẹn tới làm lễ cầu an vào ngày 10 tháng giêng. Buổi cầu an vào ngày 8 tháng giêng đã kín chỗ.

Trao đổi với chúng tôi, bà H. cho biết bà đến đăng ký làm lễ cầu an giải hạn cho cả gia đình như mọi năm. Số tiền phải nộp cũng không thay đổi, 400.000 đồng cầu an cho cả nhà trong cả năm.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người dân tràn ra lòng đường dự lễ dâng sao giải hạn
tại chùa Phúc Khánh, Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN




Nơi vẫn "giải hạn"

Cách chùa Lý Triều Quốc Sư không xa là chùa Bà Đá, cũng là một ngôi chùa lớn và nổi tiếng ở Hà Nội. Nơi đây là "trụ sở" của Giáo hội Phật giáo Hà Nội. Bờ tường ngay cửa vào chùa và trước bậc thềm vào tam bảo, nhà chùa đặt tấm biển thông báo về việc tổ chức lễ quy y tam bảo và lễ cầu an đầu năm Canh Tý 2020.

Theo đó, nhà chùa có kế hoạch tổ chức lễ cầu an đầu năm vào 3 buổi chiều các ngày 5, 7, 9 tháng giêng. Nhà chùa bắt đầu nhận đăng ký tham dự các lễ này từ ngày 28-12-2019.

Đến chùa Bà Đá đầu giờ chiều 11-1, bước vào bàn đăng ký được kê tại ngôi tam bảo và nói yêu cầu xin đăng ký làm lễ giải hạn, chúng tôi được một cụ ông giới thiệu là người giúp việc cho nhà chùa nhận các đơn đăng ký và viết sớ làm lễ cầu an giải hạn.

Ông hỏi chúng tôi "có làm giải hạn không" rồi đưa cho chúng tôi một tờ phiếu có dòng chữ "Danh sách đăng ký lễ cầu an giải hạn" và nói giá là 400.000 đồng. "Sao xấu hay sao tốt thì cũng từng ấy tiền", ông nói. 400.000 đồng là mức giá lễ cầu an mà chùa đã giữ từ nhiều năm qua.

Tại chùa Phúc Khánh - "điểm nóng" nhất về lễ cầu an, dâng sao giải hạn những năm trước, cảnh tượng quen thuộc những ngày giáp tết các năm cũng lặp lại vào sáng 11-1: tấp nập người dân ngồi ghi phiếu đăng ký cầu an đầu năm tại sân và nhà nghi lễ của chùa.

Chỉ khác là, năm nay, các vị trí trước đó từng được dán lịch cầu an giải hạn và bảng sao ứng với các tuổi đã được sơn trắng.
Vừa hoàn thành đăng ký cầu an cho gia đình và chuẩn bị ra về, bà N. (ở quận Ba Đình) cho chúng tôi biết "vẫn như mọi năm".
Khi chúng tôi hỏi đăng ký giải hạn, một người phụ nữ đang giúp nhà chùa nhận các đăng ký cầu an cho người dân nói: "Em có nhu cầu cầu an, các chị làm cầu an. Nhà chùa không chủ định làm các sao đấy, nhưng theo nguyện vọng của mọi người, nhà chùa vẫn dâng sớ cho. Giải sao thì không có nữa, giờ chỉ có cầu an thôi". Người này còn cho biết năm nay các lễ cầu an chỉ làm ở trong khuôn viên chùa, "chứ không lại ảnh hưởng giao thông".

Năm nay những người phụ nữ giúp nhà chùa nhận đăng ký lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh cũng thường không trực tiếp thu tiền mà nhắc người dân "tùy tâm" bỏ tiền vào hòm công đức đặt cạnh bàn đăng ký.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Người dân đến đăng ký lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh ngày 11-1 -2020
Ảnh: T.ĐIỂU



Cầu an do... thói quen

Khảo sát thực tế cho thấy hầu như chưa có thay đổi gì trong việc tổ chức thực hiện lễ cầu an ở các chùa tại Hà Nội, ít nhất là không thay đổi về... giá. Có chăng, các tên gọi được những người tổ chức sử dụng "tế nhị" hơn.

Chùa Phúc Khánh vốn bị "soi" nhiều nhất trong bao năm qua bởi hình ảnh đập ngay vào mắt người dân là cảnh hàng nghìn người đứng ngồi tràn lan ra cả lòng đường, thậm chí là chen lên tận cầu vượt bởi các lễ cầu an giải hạn ở đây luôn quá tải thì nay đang nỗ lực "cải tổ" nhưng kết quả còn phải... chờ.

Một điều có thể thấy rất rõ khi đến chùa Phúc Khánh những ngày này là nhu cầu của người dân được làm lễ cầu an rất lớn. Họ sẵn sàng "trả tiền" để "mua" sự yên tâm. Thậm chí, nhiều người dù tin rằng giải hạn chỉ cần hành thiện tránh ác là đủ, nhưng họ vẫn hoàn toàn hài lòng "nộp tiền" để làm lễ cầu an bởi... thói quen.

Chị H.L. (37 tuổi, sống gần chùa Phúc Khánh) cho biết khi đang viết phiếu đăng ký cầu an, chị có thói quen đi chùa làm lễ cầu an hằng năm từ thời còn con gái. Khi chưa lấy chồng, chị hay làm lễ ở chùa Hòe Nhai gần nhà chị.

Từ khi lấy chồng về quận Đống Đa, năm nào chị cũng đi lễ cầu an cho cả gia đình tại chùa Phúc Khánh. Năm trước chị sao Kế Đô, chồng chị sao Thái Bạch, đầu năm vẫn làm lễ cầu an giải hạn như thường lệ, nhưng năm qua chị phải chịu hai cái tang của cả bố lẫn mẹ.

Tuy thế chị đón nhận tin buồn liên tiếp một cách nhẹ nhõm. Năm nay chị vẫn đến chùa Phúc Khánh đăng ký làm lễ cầu an và vui vẻ đóng tiền dù chị tin rằng muốn giải hạn thì chỉ cần tích cực làm điều thiện.

Một câu chuyện khác tại chùa Phúc Khánh, một số người già rất bực bội vì việc đăng ký lễ cầu an giải hạn không được thuận tiện như trước đây do các bảng thông tin về sao ứng với năm sinh bị bỏ đi khiến họ phải đợi nhau lần lượt tra trong mấy cuốn sách nhỏ được nhà chùa chuẩn bị.

Nhớ lại cảnh hàng người tràn ra ngoài đường vái vọng trong các lễ cầu an của chùa Phúc Khánh tái diễn qua hàng chục năm, có thể hiểu nhu cầu được làm lễ cầu an trong dân là rất lớn. Ở đâu có cầu ắt sẽ có cung.

Người dân thì sẵn sàng chi tiền. Số tiền các chùa trên khắp cả nước thu được từ hoạt động này rõ ràng không nhỏ, thậm chí là khổng lồ ở một số ngôi chùa. Vì thế, hi vọng vào việc lập tức "dẹp loạn" dâng sao giải hạn từ văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như lời một quan chức ngành văn hóa từng chia sẻ với Tuổi Trẻ: phải từ từ.

"Nhiều người lạm dụng để làm tiền, còn người dân thì mê tín. Muốn chấn chỉnh, trước hết người trụ trì chùa cần thay đổi, không thể mỗi ngày thu cả tỉ đồng như thế", vị lãnh đạo này nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Bùi Hoài Sơn (viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam) nhấn mạnh thực tế trong mấy năm gần đây, hoạt động dâng sao giải hạn, thỉnh vong... xảy ra quá nhiều ở các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là tại các chùa, khiến dư luận đặt câu hỏi về sự trục lợi tâm linh tại các cơ sở này.

Do đó, theo PGS Bùi Hoài Sơn, để đảm bảo việc thay đổi về thực chất chứ không phải chỉ là thay đổi... tên gọi, Trung ương Giáo hội Phật giáo cần có hướng dẫn cụ thể, kiểm tra giám sát việc thi hành một cách nghiêm túc, xử phạt nghiêm minh. Các cơ quan báo chí và ngay cả người dân cũng cần đóng góp vai trò giám sát các chùa, cơ sở thờ tự.

Chỉ được cầu an, không giải hạn, tránh dịch vụ tâm linh

Liên quan đến câu chuyện "loạn" dâng sao giải hạn mỗi dịp đầu năm mới gây bức xúc trong xã hội mấy năm gần đây, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa gửi văn bản đến ban trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, ban tôn giáo các tỉnh... về việc tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an phục vụ nhu cầu xã hội trong dịp tết cổ truyền xuân Canh Tý.

Theo đó, GHPGVN yêu cầu các chùa, cơ sở thờ tự có thể làm các lễ cầu quốc thái dân an vào dịp đầu xuân để phục vụ nhu cầu của xã hội, nhưng cần "giữ gìn sự trong sáng của chính pháp" bằng cách "đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung nghi lễ không đúng chính pháp của Phật giáo".

Giáo hội còn nhắc nhở các chùa, tăng ni "phải cẩn trọng trong khâu tổ chức, tránh các yếu tố mang hình thức dịch vụ tâm linh".
Văn bản của GHPGVN còn có những yêu cầu cụ thể về việc sử dụng từ ngữ: không dùng các thuật ngữ yếm thế như "giải hạn", "dâng sao giải hạn", "cắt giải oan gia trái chủ"...

Đầu năm 2019, sau hàng loạt bài báo phản ánh tình trạng hỗn loạn, mê tín và thương mại hóa trong các lễ dâng sao giải hạn tràn lan khắp các chùa chiền của báo Tuổi Trẻ và nhiều cơ quan báo chí khác, ngày 20-2-2019, Hội đồng trị sự GHPGVN đã chính thức ra văn bản yêu cầu tăng ni, nhất là chư vị lãnh đạo giáo hội, không được trục lợi với lễ cầu an,"không để xã hội hiểu sai về Phật giáo, giữ gìn hình ảnh trí tuệ của Phật giáo và GHPGVN".

Chiều cùng ngày 20-2-2019, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cũng có văn bản gửi Ban Tôn giáo Chính phủ và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị cùng có biện pháp chấn chỉnh, không để việc tổ chức dâng sao giải hạn thành biến tướng để trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thiên Điếu - Trọng Nam |

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dưới đây là công văn mới nhất của giao hội trung ương:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#2 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 18/01/2020 - 08:08

Để giải quyết việc này cần cho người theo dõi những ai đi cầu an, đợi cho họ cầu an dâng sao giải hạn xong thì âm thầm đón đường cướp lột. Cho thêm an ninh giả trang dân giang hồ ném sơn trộn ruốc hôi, mắm thối vào cửa vào cổng...v.v Cứ dăm bữa nửa tháng chúng ta lại làm một lần..
Lưu ý chỉ làm khi họ đi cầu siêu giải hạn vừa xong, quá thời gian liền ngưng ngay để họ không nghi ngờ.
Đề nghị ban trị sự Phật giáo cũng như các cơ quan an ninh thành lập ngay ban phòng chống mê tín lâm thời. Đối phó kịp thời với đám con nhang hồ đồ, gây mất đoàn kết tôn giáo, năm nào cũng vì các cô các chị mà tranh cãi. Các thầy còn tu chứ hơi sức đâu giải thích mấy việc cúng sao vô tội vạ của các cô các chị.
Tôi tình nguyện ủng hộ 2 tỷ đồng vào quỹ mua sơn+ruốc.

#3 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6839 Bài viết:
  • 5579 thanks

Gửi vào 23/01/2020 - 12:46

THÁI TUẾ TINH QUÂN


Đạo cao long hổ phục,

Đức trọng quỷ thần khâm.

道高龍虎伏,
德重鬼神欽.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mỗi đầu năm người ta hay cúng sao hạn nó đã trở thành một tập tục và gần như là mê tín. Tập tục này xuất phát từ Đạo giáo, Phật giáo không có nói đến và gần như không công nhận hay tin vào điều này nhưng không hiểu sao chùa nào cũng bày trò cúng sao giải hạn mỗi năm.

Các bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình cúng sao giải hạn tại một ngôi chùa không tin vào điều này thì nó sẽ có công dụng "giải" được "hạn" hay không? Còn nếu mình rất tin vào sự "giải hạn" thì phải vào một ngôi miếu hay đền thuộc Đạo giáo có thờ "Thái Tuế Tinh Quân" thì mới mong rằng ông Thần Thái Tuế sẽ hóa giải cho mình gặp nhiều may mắn qua được tai ách chớ?

Tuy nhiên có nhiều bạn chỉ nghe nói đến Thái Tuế chứ chưa biết tại sao thì xin mời các bạn đọc một tài liệu sau:(LKH)





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


60 VỊ THÁI TUẾ TINH QUÂN

Thái Tuế Tinh Quân (太歲星君), còn gọi là Tuế Tinh, Thái Âm, Tuế Âm, Tuế Quân, là tên gọi của vị thần trong Đạo giáo.

Về thiên văn, Thái Tuế chính là Mộc Tinh. Chu kỳ của sao Mộc quay quanh Mặt Trời là mười hai năm nên người xưa gọi sao Mộc là Tuế Tinh hay Thái Tuế, sau phát triển thành Thái Tuế Tinh Quân hay Tuế Quân. Sao này có công năng đè ép các sao Thần Sát, người gặp sao này nếu gặp vận thì xấu nhiều tốt ít, chủ yếu gặp tai nạn bất trắc, nên làm việc phước thiện. Từ đó, trong dân gian thường có từ “phạm Thái Tuế”, “xung Thái Tuế”, “hình Thái Tuế” hay “thiên xung Thái Tuế” và xuất hiện tục lệ “An Thái Tuế”, tức cúng sao giải hạn, cầu nguyện được vạn sự bình an, cát tường. Ngay từ buổi đầu, tục lệ An Thái Tuế rất giản dị. Ai muốn cúng An Thái Tuế thì nhân dịp trước hay sau tiết Xuân, lấy giấy màu hồng hay vàng viết lên dòng chữ như “Bản niên Thái Tuế Tinh Quân đáo thử (năm nay Thái Tuế Tinh Quân đến đây)”, “Bản niên Thái Tuế Tinh Quân thần vị (thần vị của Thái Tuế Tinh Quân năm nay)”, “Nhất tâm kính phụng Thái Tuế Tinh Quân (một lòng kính thờ Thái Tuế Tinh Quân)”, đem dán trong nhà, hằng ngày dâng hương cầu khấn. Đến cuối năm, đem giấy đó ra đốt với ý nghĩa là “tiễn Thần lên Trời.”



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tương truyền trong vòng 60 năm, mỗi năm Trời phái một vị thần phụ trách năm ấy, quản lý toàn bộ việc phước họa của con người. 60 vị Thần Thái Tuế Tinh Quân ứng vào các năm như sau:

1. Thái Tuế năm Giáp Tý là Kim Biện Tổ Sư (金辦祖師)

2. Thái Tuế năm Ất Sửu là Trần Tài Tổ Sư (陳材祖師)

3. Thái Tuế năm Bính Dần là Đam Chương Tổ Sư (耿章祖師)

4. Thái Tuế năm Đinh Mão là Trầm Hưng Tổ Sư (沉興祖師)

5. Thái Tuế năm Mậu Thìn là Triệu Đạt Tổ Sư (趙達祖師)

6. Thái Tuế năm Kỷ Tỵ là Quách Xán Tổ Sư (郭燦祖師)

7. Thái Tuế năm Canh Ngọ là Vương Thanh Tổ Sư (王清祖師)

8. Thái Tuế năm Tân Mùi là Lý Tố Tổ Sư (李素祖師)

9. Thái Tuế năm Nhâm Thân là Lưu Vượng Tổ Sư (劉旺祖師)

10. Thái Tuế năm Quý Dậu là Khang Chí Tổ Sư (康志祖師)

11. Thái Tuế năm Giáp Tuất là Thí Quảng Tổ Sư (施廣祖師)

12. Thái Tuế năm Ất Hợi là Nhiệm Bảo Tổ Sư (任保祖師)

13. Thái Tuế năm Bính Tý là Quách Gia Tổ Sư (郭嘉祖師)

14. Thái Tuế năm Đinh Sửu là Uông Văn Tổ Sư (汪文祖師)

15. Thái Tuế năm Mậu Dần là Tằng Quang Tổ Sư (曾光祖師)

16. Thái Tuế năm Kỷ Mão là Long Trọng Tổ Sư (龍仲祖師)

17. Thái Tuế năm Canh Thìn là Đổng Đức Tổ Sư (董德祖師)

18. Thái Tuế năm Tân Tỵ là Trịnh Đán Tổ Sư (鄭但祖師)

19. Thái Tuế năm Nhâm Ngọ là Lục Minh Tổ Sư (陸明祖師)

20. Thái Tuế năm Quý Mùi là Ngụy Nhân Tổ Sư (魏仁祖師)

21. Thái Tuế năm Giáp Thân là Phương Kiệt Tổ Sư (方杰祖師)

22. Thái Tuế năm Ất Dậu là Tương Sùng Tổ Sư (蔣崇祖師)

23. Thái Tuế năm Bính Tuất là Bạch Mẫn Tổ Sư (白敏祖師)

24. Thái Tuế năm Đinh Hợi là Phong Tề Tổ Sư (封齊祖師)

25. Thái Tuế năm Mậu Tý là Trịnh Thang Tổ Sư (鄭鏜祖師)

26. Thái Tuế năm Kỷ Sửu là Phan Tá Tổ Sư (潘佐祖師)

27. Thái Tuế năm Canh Dần là Ổ Hoàn Tổ Sư (鄔桓祖師)

28. Thái Tuế năm Tân Mão là Phạm Ninh Tổ Sư (范寧祖師)

29. Thái Tuế năm Nhâm Thìn là Bành Thái Tổ Sư (彭泰祖師)

30. Thái Tuế năm Quý Tỵ là Từ Hoa Tổ Sư (徐華祖師)

31. Thái Tuế năm Giáp Ngọ là Chương Từ Tổ Sư (章詞祖師)

32. Thái Tuế năm Ất Mùi là Dương Tiên Tổ Sư (楊仙祖師)

33. Thái Tuế năm Bính Thân là Quản Trọng Tổ Sư (管仲祖師)

34. Thái Tuế năm Đinh Dậu là Đường Kiệt Tổ Sư (唐傑祖師)

35. Thái Tuế năm Mậu Tuất là Khương Võ Tổ Sư (姜武祖師)

36. Thái Tuế năm Kỷ Hợi là Tạ Đảo Tổ Sư (謝燾祖師)

37. Thái Tuế năm Canh Tý là Ngu Khởi Tổ Sư (虞起祖師)

38. Thái Tuế năm Tân Sửu là Dương Tín Tổ Sư (楊信祖師)

39. Thái Tuế năm Nhâm Dần là Hiền Ngạc Tổ Sư (賢諤祖師)

40. Thái Tuế năm Quý Mão là Bì Thời Tổ Sư (皮時祖師)

41. Thái Tuế năm Giáp Thìn là Lý Thành Tổ Sư (李誠祖師)

42. Thái Tuế năm Ất Tỵ là Ngô Toại Tổ Sư (吳遂祖師)

43. Thái Tuế năm Bính Ngọ là Văn Triết Tổ Sư (文哲祖師)

44. Thái Tuế năm Đinh Mùi là Mậu Bính Tổ Sư (繆丙祖師)

45. Thái Tuế năm Mậu Thân là Từ Hạo Tổ Sư (徐浩祖師)

46. Thái Tuế năm Kỷ Dậu là Trình Bảo Tổ Sư (程寶祖師)

47. Thái Tuế năm Canh Tuất là Nghê Bí Tổ Sư (倪秘祖師)

48. Thái Tuế năm Tân Hợi là Diệp Kiên Tổ Sư (葉堅祖師)

49. Thái Tuế năm Nhâm Tý là Kheo Đức Tổ Sư (丘德祖師)

50. Thái Tuế năm Quý Sửu là Chu Đắc Tổ Sư (朱得祖師)

51. Thái Tuế năm Giáp Dần là Trương Triều Tổ Sư (張朝祖師)

52. Thái Tuế năm Ất Mão là Vạn Thanh Tổ Sư (萬清祖師)

53. Thái Tuế năm Bính Thìn là Tân Á Tổ Sư (辛亞祖師)

54. Thái Tuế năm Đinh Tỵ là Dương Ngạn Tổ Sư (楊彥祖師)

55. Thái Tuế năm Mậu Ngọ là Lê Khanh Tổ Sư (黎卿祖師)

56. Thái Tuế năm Kỷ Mùi là Phó Đảng Tổ Sư (傅黨祖師)

57. Thái Tuế năm Canh Thân là Mao Tử Tổ Sư (毛梓祖師)

58. Thái Tuế năm Tân Dậu là Thạch Chính Tổ Sư (石政祖師)

59. Thái Tuế năm Nhâm Tuất là Hồng Sung Tổ Sư (洪充祖師)

60. Thái Tuế năm Quý Hợi là Ngu Trình Tổ Sư (虞程祖師)

Cách hoá giải phạm Thái Tuế, dân gian có nhiều cách, trong đó, người ta thường hay dùng các cách sau:

- Treo cỏ ngải - một trong những vị thuốc Đông y và theo tâm linh thì nó có tác dụng diệt tà trừ ma, có thể bảo đảm an toàn cho người trong nhà, tránh khỏi những điềm hung họa xảy tới bất cứ lúc nào.

- Mang theo bùa hộ thân, vật phẩm phong thủy cầu an như là đá phong thủy, dây chuyền mặt Phật, tượng Quan Âm, bùa dán vào nhà hoặc bỏ vào ví..

- Mang theo 7 loại đá quý bao gồm: mã não, đá san hô, đá thạch anh, đá xà cừ, đá hổ phách, ngọc trai, ngọc phỉ thúy.

- Thỉnh tượng Thái Tuế về cung dưỡng để tỏ lòng thành kính, nhờ đó được phúc an lành.

- Treo gương bát quái âm dương trước cửa chính và đặt một cặp Kỳ lân bằng đồng, bằng đá hoặc bằng ngọc, nhìn thẳng ra cửa chính.


*****

Đây chỉ là tài liệu cho các bạn có thêm kiến thức chứ không phải là sự quảng cáo một tập tục mê tín. Với tôi "Đạo cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần khâm." (道高龍虎伏, 德重鬼神欽.), cứ giữ lòng ngay thẳng đạo đức thì không sợ điều gì cả.



(LKH)





Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#4 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 23/01/2020 - 14:10

Đặt ra nhiều Tổ sư cũng chỉ để dịch vụ sản xuất đồ vàng mã có sự đa dạng, có nhiều gói dịch vụ, để lê dân bách tính rơi vào mê hồn trận mà quên đi suy xét tính đúng sai của hành vi cúng kiếng.
Hình thức này khác nào buôn thần bán thánh. Lại còn gì mà "đạo kao long hổ phục..." Hồ thuyết bát đạo lại còn mượn văn thơ tiền nhân tô điểm cho trang trọng.


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |