Jump to content

Advertisements




Có phải ông Lương Nhược Du đã tìm ra đường đến La Mã?

Lương Nhược Du Châu Thanh Hà (thầy) Phi tinh theo luồng Kị Lộc

14 replies to this topic

#1 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1872 thanks

Gửi vào 20/12/2019 - 10:29

Trước hết, tôi xin ngỏ lời thán phục anh AlexPhong! Một người tôi không hề quen biết, chưa từng trao đổi thư từ, ngay cả message trên mạng cũng không.

Còn nhớ đúng một năm trước đây, nhờ có thời gian rảnh rỗi trong những ngày nghỉ cuối năm tây, tôi lên mạng này bày tỏ sự thất vọng với luận đề “quái tượng” trong những quyển sách mới của ông Tử Vân. Tôi cũng mạnh dạn tiên đoán rằng phi tinh sẽ là tương lai của Tử Vi Việt Nam. Lời tiên đoán ấy có vẻ tạo ra nhiều hồ nghi hơn là tin tưởng.

Chẳng ngờ đời sống có những biến chuyển nhanh hơn sự dự liệu của con người; vì chỉ vài tháng sau đó (xem lại tuvilyso.org thấy là tháng 5, 2019) mở mạng tuvilyso.org thấy anh Huygen giới thiệu lớp dạy Tử Vi phi tinh, đề là “theo phái Lương Nhược Du” của anh Alex Alpha (tức AlexPhong).

Sách Tử Vi Đài Loan khi tôi rời đảo này cuối năm 2001 đã quá năm trăm, bây giờ gần 20 năm sau còn nhiều hơn nữa, có thể đã hơn ngàn quyển. Trong rừng sách ấy, kim cương lẫn với rác rưởi man thư, đời người ngắn ngủi muốn biết sách nào đáng đọc thật chẳng dễ gì. Vậy mà có vẻ anh AlexPhong đã tìm được một viên kim cương trong rừng sách hỗn độn đó. Không những thế, có vẻ anh đã hoàn thành giai đoạn học hỏi đãi lọc và sẵn sàng cho giai đoạn truyền bá. Là một nhân tài hàng đầu của làng Tử Vi Việt Nam, chắc chắn anh có sự thận trọng cần thiết khi quyết định coi cái biết của ông Lương Nhược Du là một loại kiến thức giá trị, đáng được truyền dạy trong làng Tử Vi Việt Nam. Chưa kể nắm vững một phương pháp xem Tử Vi mới đòi hỏi thời gian (và về sau tôi khám phá ra là học cái biết của ông Lương Nhược Du đòi hỏi thời gian cực kỳ dài, lâu đến năm bảy lần so với bình thường), nên về đẳng cấp tri thức tôi lại phải ngỏ lời thán phục anh AlexPhong một lần nữa.

Riêng đối với cá nhân tôi, chưa từng bao giờ biết tới ông Lương Nhược Du trước đó, tôi phải thêm lời cám ơn anh AlexPhong vì vô tình anh đã có công chỉ điểm cho tôi, một người sau hơn ba mươi năm nghiên học Tử Vi vẫn chưa thỏa mãn với những cái biết của mình, luôn luôn có cảm tưởng mình vẫn tìm kiếm và vẫn tìm chưa ra đường đến La Mã!

Bây giờ, lại có thời gian rảnh rỗi nhờ những ngày nghỉ cuối năm tây, tôi xin phép trình bày những gì tôi đã nghiên cứu trong hơn nửa năm qua về cái biết của ông Lương Nhược Du trong loạt bài này. Nhưng trước khi viết, tôi xin đề nghị với mọi người, trong đó có anh AlexPhong, là đừng nên gọi cái biết của ông Lương Nhược Du là “phái Lương Nhược Du”. Bởi chính ông Lương Nhược Du đã nhìn nhận trên giấy trắng mực đen là ông được đưa vào hệ suy nghĩ khá đặc thù này nhờ thầy của ông là thầy Châu Thanh Hà. Tiếc là thầy Hà chết sớm nên ông phải nghiên cứu thêm 20 năm mới tìm ra ánh sáng. Người Việt ta có đòi hỏi “chính danh”, phải danh chính thì ngôn mới thuận. Gọi cách xem này là phái “Lương Nhược Du” tôi e đã phạm lỗi chính danh, vì khiến người nghe tưởng rằng phái này khởi từ ông Lương Nhược Du.

Đề nghị của tôi: Gọi phái này là phái “Lương Châu” để ghi nhận rằng hai vị họ Lương và họ Châu là hai người có công khai sáng nó.

Có người sẽ hỏi tại sao không gọi là phái “Châu Lương” cho đúng thứ tự thời gian? Tôi xin trả lời ngay là người Việt Nam ta rất thích nói xỏ, người miền Nam hay dùng “lương” như chữ lóng có nghĩa ăn cắp (thí dụ “Mày lương cái này của ai vậy?”), tên “Châu Lương” bị nói xỏ sẽ trở thành “Ông Châu ăn cắp cái gì của ai đó”, cho nên phải tránh. “Lương Châu” thì an toàn vì đọc ra âm y hệt như hai chữ đầu của bài thơ Đường nổi tiếng “Lương Châu từ” mà nhiều người Việt rất ưa thích:

Bồ đào (mỹ) tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi,
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Lại có người hỏi gọi là phái “Lương Châu” có chính danh không, khi mà ông Lương theo sau ông Châu thay vì ngược lại? Tôi xin trả lời rằng đây không phải là vấn đề, vì thầy của ông Lương (tức ông Châu) chưa kịp truyền bí quyết đã mất, nên đa số những gì ông Lương truyền lại là do chính ông Lương bỏ công khổ cực tái khám phá ra. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết ông Châu xem Tử Vi như thế nào, nhưng chúng ta biết chắc rằng đa số những gì chúng ta học được từ ông Lương là do chính ông tự tái khám phá ra.

“Phái Lương Châu” vì vậy là một tên gọi hợp lý, một lần nữa tôi xin đề nghị mọi người cùng xử dụng.

(còn tiếp)

#2 ChuCong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 25 thanks

Gửi vào 20/12/2019 - 17:43

Là một trong những học trò của thầy Alex phong, xin được chứng nhận điều này. Xin phép hóng các bài tiếp theo của bác.

Thanked by 2 Members:

#3 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1872 thanks

Gửi vào 21/12/2019 - 23:00

(kỳ trước message 1)

Vài điểm đặc thù có tính cơ sở của phái Lương Châu

Đồng ý về định nghĩa hai phái to, dựa trên cách xem:

Tam hợp: Là các phái cũ và tương đối cũ, coi các cung tam hợp là một nhóm khi định cách cục cũng như vận hạn, như cũ thì Tử Vi Việt Nam là cách xem tam hợp, tương đối mới thì các phái không dùng phi tinh của Đài Loan và Hồng Kông, như phái Tử Vân của Đài Loan, đều là cách xem tam hợp.

Phi tinh: Là các phái thay nhau xuất hiện từ năm 1985 ở Đài Loan, không coi tam hợp là cơ sở luận cách cục cũng như vận hạn, chỉ chú trọng cung chính và cung xung, có khi thêm hai cung ở góc vuông với hai cung chính xung (như chính là mệnh, xung là di, thì hai cung kia là điền, tử; thường thường vị trí điền được coi trọng hơn).

Và dĩ nhiên cả hai phái (trừ các chi phái Việt Nam cũ) đều cho tứ hóa đóng vai trò hết sức quan trọng.
**

Tôi đã đề nghị gọi những gì ông Lương Nhược Du (LND) truyền lại là “phái Lương Châu”, nay xin tự mình làm chuyện đó trước. Vì là một phái phi tinh, cách xem của phái Lương Châu dĩ nhiên khác với cách xem của các phái tam hợp; nhưng ngay cả so với các phái phi tinh khác, phái Lương Châu cũng có những khác biệt hết sức rõ nét. Mặc dù đây không phải là một lớp dạy phái Lương Châu, khi cần thiết tôi vẫn phải ghi rõ những khác biệt này ra để giúp người đọc hiểu tôi muốn nói gì. Dĩ nhiên tôi giả sử người đọc đã có kiến thức Tử Vi từ mức trung bình trở lên.

Khác biệt sắc nét đầu tiên của phái Lương Châu so với mọi phái khác là tính “luồng” của cả hóa Kị và hóa Lộc.

Hãy xét niên Kị (tức sao Kị của năm sinh, như sinh năm Giáp thì sao Kị ở cung có Thái Dương, năm Ất ở cung có Thái Âm v.v…) Giả như cung A thuộc can Ất có sao Thái Dương thì các phái phi tinh khác xem đây là “Kị nhập cung A” và thường dừng ở đó. Về ngoại lệ, có phái cho Kị của cung A nhập cung B, rồi kị của cung B nhập cung C, nhưng lý do tại sao thì (tối thiểu theo tôi) rất mơ hồ, có khi chẳng đưa lý do gì cả.

Lá số thí dụ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trái lại ông LND thì có chủ trương rất rõ ràng: Ảnh hưởng của niên Kị không chỉ ở cung A, mà còn theo can của A nhập cung B nữa, và về sức mạnh thì Kị ở B chẳng thua gì Kị ở A. Như trường hợp này giả sử sinh năm Giáp, tất Thái Dương ở Hợi hóa Kị, nhưng vì Hợi can Ất (ứng tháng 10 năm Giáp), nên Thái Âm ở Mão hóa Kị; vậy là vì sinh năm Giáp nên chẳng phải chỉ sao Thái Dương, mà cả cặp Âm Dương đều chịu ảnh hưởng mạnh của niên Kị.

Còn niên Lộc thì sao? Theo lý thường mà đoán ta tưởng ông LND sẽ dựa theo can của cung A mà tìm hóa Lộc ở cung B. Như trường hợp vừa kể Thái Dương cư Hợi tất Liêm Trinh cư Ngọ, Giáp Liêm Phá Vũ Dương nên Liêm hóa niên Lộc, can của cung Ngọ là Canh, nên theo Canh Nhật Vũ Âm Đồng đoán là kế tiếp cho Nhật hóa Lộc. Sự thật không phải vậy. Ông LND lý luận rằng muốn tải Lộc phải có vật tải, sức tải thì chỉ có Kị đủ mạnh mà thôi; thế nên không phải chỉ Kị, mà Lộc cũng phải chuyển bằng Kị. Thành thử vì Canh Nhật Vũ Âm Đồng mà cung kế tiếp chịu ảnh hưởng của niên Lộc là cung có Thiên Đồng, tức cung Dậu. Cần chú ý kỹ rằng trong trường hợp này cả hai cung Ngọ (Liêm) và Dậu (Đồng) đều chịu ảnh hưởng của niên Lộc.

Một khác biệt khá rõ ràng giữa ông LND và các phái phi tinh khác là ông không ngừng ở năm sinh, mà thêm cung mệnh, thành thử các sao hóa chính không chỉ có niên Kị, niên Lộc mà thêm mệnh Kị, mệnh Lộc, tổng cộng 4 sao.

(Chú: Trước đây, tạm gọi là thời tiền phi tinh tức là trước năm 1985, đã có ông Chính Huyền Sơn Nhân –CHSN- của phái tiên tông, dĩ nhiên cũng ở đất địa linh nhân kiệt Đài Loan, dùng 3 loại hóa, gồm niên, mệnh, và thân để xem Tử Vi; nhưng lúc ấy chưa có khuynh hướng coi nhẹ Quyền, Khoa nên ông an hết cả 12 sao khiến lá số chằng chịt tứ hóa, khá rối mắt. Phái phi tinh coi nhẹ Quyền, Khoa chỉ còn 6 hóa, lại bỏ cung thân nên xem trọng Lộc, Kị của cung mệnh như ông LND xét ra chỉ là diễn biến hợp lý từ phái “tiên tông” của ông CHSN, có thể nói ông CHSN có công dẫn đường. Có điều lạ là chẳng thấy ai khác theo con đường này ngoài ông LND.)

Vì mỗi sao ảnh hưởng 2 cung như đã trình bày, 4 sao Lộc Kị (2 niên và 2 mệnh) ảnh hưởng 8 cung, dù một số cung trùng nhau có thể cũng đủ cho ta thấy hình ảnh phác sơ của cách cục. Ta hãy thử ấn chứng xem sao. Phương pháp ấn chứng của tôi luôn luôn là dùng lá số danh nhân. Lần này xin dùng lá số ông Mao Trạch Đông

Lá số Mao Trạch Đông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Luận:

Niên kị: Tham Kị nhập mệnh, mệnh can Canh Đồng hóa Kị nên niên Kị cũng có ảnh hưởng trên cung tử tức (và dĩ nhiên có tác dụng lớn trong đại hạn 33-42 tuổi)

Mệnh kị: Mệnh can Canh nên cung tử tức lại phải chịu hóa Kị thêm một lần nữa (có thể đoán ngay là tử tức xấu lắm). Cung tử tức can Đinh nên chuyển Kị sang Dậu (Cự Kị), là cung phụ mẫu (sau này sẽ giải thích tại sao như vậy phụ mẫu cũng chẳng tốt).

Niên Lộc: Phá Lộc nhập tài ở Thìn, chuyển Kị (can Bính) sang Liêm ở Di ở Dần, gây ra ảnh hưởng tốt ở cung này, (mặc dù ở đây có tự Lộc chẳng thể coi là lý tưởng). Với người đấu tranh giành thắng như ông Mao, không may mắn nào bằng may mắn ở cung di, ứng hoàn cảnh mà ông được hưởng hoặc phải đương đầu, nên đây là cách rất tốt cho ông! Nó cũng cho biết đại hạn Thìn của ông chẳng tệ (hai lần được trời cứu, một lần mượn tay Trương Học Lương năm 1936, một lần mượn tay quân Nhật từ 1937 trở đi).

Mệnh Lộc: Mệnh can Canh Nhật hóa Lộc ở huynh đệ (từ nay xin gọi là bào cho ngắn), nhưng bào can Kỉ, chuyển Kị (Khúc) trở về mệnh, tức là mệnh Lộc làm tốt cho chính ông Mao.

Những ai biết rõ đời ông Mao đều có thể thấy những dữ kiện trên đây rất ứng hợp với ông. Người nghi ngờ bảo biết đâu chỉ là tình cờ. Đồng ý như thế, và để tránh trường hợp “chọn chân cho vừa giày” tôi xin đưa thêm hai lá số danh nhân có sẵn và nổi tiếng khó xem của một người nổi trước ông Mao là ông Tôn Dật Tiên, và một người cùng thời với ông Mao, là ông Tưởng Giới Thạch.

(còn tiếp)

Sửa bởi VDTT: 22/12/2019 - 08:28


#4 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1872 thanks

Gửi vào 22/12/2019 - 23:50

(các bài cũ messages 1, 3)
Hai ghi chú quan trọng:

1) Về bảng tứ hóa:

Tôi quên ghi bảng tứ hóa của phái Lương Châu, giờ xin chép lại như sau:

Giáp Liêm Phá Vũ Dương
Ất Cơ Lương Tử Nguyệt
Bính Đồng Cơ Xương Liêm
Đinh Nguyệt Đồng Cơ Cự
Mậu Tham Nguyệt Hữu Cơ
Kỷ Vũ Tham Lương Khúc
Canh Nhật Vũ Âm Đồng
Tân Cự Nhật Khúc Xương
Nhâm Lương Vi Phụ Vũ
Quý Phá Cự Âm Tham

Chú ý rằng Canh Âm Đồng mà không phải Đồng Âm.

Đã đọc khá nhiều sách Tử Vi phi tinh, tôi thấy các sách theo phi tinh chính thống đều theo thứ tự như trên, nên phái Lương Châu không phải là ngoại lệ. Xin mở một dấu ngoặc là thứ tự này gần như phù hợp hoàn toàn với bảng tứ hóa do ông Tạ Phồn Trị dùng lý tái khám phá ra như tôi đã trình bày nhiều lần từ năm 2003 đến nay. Chỉ có một khác biệt là ông Trị dùng “Quý Phá Cự Đồng Tham”. Trong sách Tử Vi hoàn toàn khoa học I tôi đã lý luận tại sao Đồng hóa Khoa ở đây hoàn toàn trái lý, phải thay bằng Âm hóa Khoa y như người xưa truyền lại mặc dù Âm chẳng phải là một chọn lựa hoàn hảo.

Có người sẽ nói phái phi tinh của ông Vương Đình Chi (VĐC) theo bảng khác, nên cần ghi rõ rằng ông VĐC là chưởng môn một chi phái của Trung Châu phái, và Trung Châu phái nguyên thủy không phải là một phái phi tinh mà là một phái tam hợp. Theo sự nghiên cứu của tôi, bảng tứ hóa mà ông VĐC phổ biến cũng không phải là tiêu chuẩn cũ của phái Trung Châu nên có lẽ do một người đời sau sửa lại bảng cũ mà thành, người ấy là ai thì không rõ. Tính phi tinh trong những gì ông VĐC truyền bá tôi đoán là xảy ra sau khi ông VĐC nhập mật tông (chú: Nhiều người biết ông tu mật tông). Tóm lại lối xem có tính phi tinh của chi phái Trung Châu Vương Đình Chi chỉ là một kết hợp có tính ráp nối giữa lối xem tam hợp của chi phái này và một chi phái phi tinh, có lẽ còn cần người đời sau điều chỉnh lại để đạt độ chính xác cần thiết.

2) Về độ chính xác của ba lá số ấn chứng

Nghiên cứu Tử Vi bằng phương pháp khoa học, độ chính xác của những lá số ấn chứng phải cao, bởi nếu lấy năm tháng ngày giờ tùy hứng thì ai cũng có thể nói cách xem của mình đúng cả. (Tôi sẽ trở lại đòi hỏi chính xác của lá số Tử Vi từ một góc cạnh khác nếu có cơ hội).

Có người sẽ hỏi lá số Mao Trạch Đông an như lần trước có chính xác không? Xin trả lời rằng năm, tháng, ngày đều chắc chắn đúng vì có dữ liệu lịch sử được chứng thực từ lâu (sinh ngày 26 tháng 12, 1893). Giờ thì được tin là đúng. Nói chung lá số này chẳng ai nghi là sai. Có vài người dùng giờ khác, nhưng xem lại lý do thì ra họ ghét ông Mao nên muốn ông sinh vào một giờ nào đó có cách “bất trung bất hiếu” (Phá Quân Thìn Tuất).

Lá số của ông Tưởng Giới Thạch có thể nói là 100% chính xác, vì ông sinh ngày rằm, lại là lúc giữa trưa nên chẳng dễ gì nhớ sai. Sách sử ghi 31 tháng 10 năm 1887 dương lịch, mọi tài liệu mệnh lý đều ghi năm Đinh Hợi, ngày rằm (15) tháng 9 ta, giờ Ngọ; truyền thuyết trong nhân gian khởi từ làng cũ của ông cũng y như vậy nên chẳng có gì để dị nghị.

Lá số của ông Tôn Dật Tiên từng là đề tài của nhiều bàn cãi, một là vì chính ông Tôn quên mất ngày sinh âm lịch của mình (ngày sinh đúng là mùng 6, ông nhớ lầm là 16 khi viết hồi ký), hai là vì chẳng ai có tài liệu đáng tin cậy nên mỗi thầy tùy cách xem của mình mà đặt ra bảng bát tự, thậm chí có sách còn ghi ông sinh năm Ất Sửu 1865 thay vì năm sinh đúng là Bính Dần 1866. Tất cả được sáng tỏ khi bà Lô Mộ Trinh, tức vợ chính thức của ông qua đời. Vì trong những gì bà để lại có bảng khai sinh (tức bát tự) nguyên thủy, ghi lại lúc ông Tôn mới sinh ra đời. Có muốn cãi chỉ có thể nói người ghi phạm lỗi ghi sai, chứ độ chính xác của văn kiện thì đã thành dữ kiện lịch sử, muốn cãi cũng chẳng được. Ngày sinh chính thức bây giờ được các sử gia ghi rõ là 12 tháng 11, 1866; chính là ngày 6 tháng 10 âm lịch năm Bính Dần 1866. Giờ Dần thì lấy thẳng từ bảng bát tự khai sinh.

(Ghi chú của ghi chú: Một copy bảng bát tự của ông Tôn được in lại trong một sách của ông Phan Tử Ngư, rất tiếc tôi đã quên mất tựa sách. Người tò mò hỏi tại sao khi bà Lô chết mới có giấy khai sinh của ông Tôn, tôi đoán có lẽ vì bà là vợ chính thức nên giữ rất nhiều tài liệu cá nhân của ông, ông lại cảm thấy mình có lỗi với bà khi lấy bà Tống Khánh Linh nên ngần ngại không dám hỏi để lấy lại. Cũng có thể ông quên bẵng bảng khai sinh ấy ở đâu rồi).
**
Lá số Tôn Dật Tiên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Niên Kị: Năm Bính Liêm Kị cư Giáp Ngọ là cung tử tức, Giáp chuyển Kị (Dương) nhập Hợi là cung phúc.

Mệnh Kị: Mệnh cư Đinh Dậu, Cự Kị nhập tài ở cung Quý Tị, Quý chuyển Kị (Tham) nhập Thìn là cung tật.

Niên Lộc: Năm Bính Đồng Lộc cư Đinh Dậu là cung mệnh, Đinh chuyển Kị (Cự) đưa Lộc đến cung tài ở Tị.

Mệnh Lộc: Mệnh Đinh Dậu khiến Âm hóa Lộc ở Tân Mão là cung di, Tân chuyển Kị (Xương) đưa Lộc đến Thân là cung bào.
Luận: Xét niên Kị trước. Liêm Kị cư Giáp Ngọ thì có thể dùng pháp luận của phái tam hợp nên đây tạm không bàn. Phúc trong phái Lương Châu là một trong hai cung “quả báo” (cung kia là di), nên bị niên Kị tràn sang là điềm bất tường, sẽ bàn thêm sau.

Mệnh Kị và niên Lộc cùng có ảnh hưởng trên cung tài. Đa số các phái phi tinh đều coi Lộc Kị một chỗ là “song Kị”. Phái Lương Châu phức tạp hơn, nhưng đây tạm chưa bàn tốt xấu vẫn khẳng định ngay được rằng cung “tài” là một yếu tố lớn trong đời ông Tôn. Sự thật quả là như vậy, vì ông luôn luôn phải làm việc gây quỹ để đấu tranh lật đổ nhà Thanh.

Mệnh Kị lan sang cung tật, lại ảnh hưởng Tham Lang. Tham ở cung tật ứng bệnh gan, đây chính là bệnh khiến ông Tôn qua đời năm 1925. Ông chết như vậy là chưa sống hết một con Giáp, coi là đoản thọ, có thể nói là ứng với điềm bất tường của cung phúc đã nói trên.

Mệnh Lộc ứng hai cung là di và bào. Cái may của di thật quý báu, vì nhờ đó mà đường đi lại của ông Tôn có những diễn biến ly kì e còn hơn tiểu thuyết, ngay cả khi bị bắt giam trong sứ quán nhà Thanh -để mang về xử tử- vẫn thoát nạn như thường. Còn bào thì rõ ràng ứng với người anh của ông ở Hawaii, nơi mà ông ghé qua năm 13 tuổi và ở lại khá lâu, hình thành ý tưởng cách mạng trong đầu. Người anh này tiếp tục yểm trợ ông một cách tích cực sau này trên đường tranh đấu.


Lá số Tưởng Giới Thạch

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Niên Kị: Sinh năm Đinh niên Kị ở Phúc (Ngọ, Cự), Phúc can Bính nên chuyển đi hóa Kị tiếp ở Phụ (Tị, Liêm).

Mệnh Kị: Mệnh can Giáp nên mệnh Kị ở Di (Tuất, Dương), Tuất can Canh nên chuyển Kị sang quan (Thân, Đồng).

Niên Lộc: Niên Lộc ở Mệnh (Thìn, Nguyệt), Mệnh can Giáp nên chuyển Kị (Nhật) đưa Lộc sang Di (Tuất). Thêm Mệnh Kị vừa nói đến ở trên, vậy là di có cả Kị lẫn Lộc.

Mệnh Lộc: Mệnh can Giáp nên mệnh Lộc ở Phụ (Tị, Liêm), Tị can Ất nên chuyển Kị (Nguyệt) đưa Lộc trở lại mệnh (Thìn).

Luận: Niên Kị ở ngay phúc là cung “quả báo” thì thấy ngay là chẳng có kết quả xứng ý. Phụ và Di trong phái Lương Châu có tính hiển hiện (dễ thấy, dễ quan sát), thêm quan cũng có Kị có thể đoán ông Tưởng vì công danh mà một đời lao toái.

Niên Lộc cho ta thấy cung di có cả Kị lẫn Lộc, rõ ràng cung di là một yếu tố lớn trong đời ông Tưởng, thành bại bất thường. Sẽ bàn thêm sau.
Mệnh Lộc cho thấy ông Tưởng là một loại người may mắn tương tự như ông Mao Trạch Đông. Thảo nào thất bại rồi vẫn hùng cứ một phương, chết rồi lại có con giỏi giang kế nghiệp.

Chẳng biết các độc giả nghĩ sao, chứ tôi thấy cách xem 8 cung của phái Lương Châu ứng với cả hai ông Tôn và Tưởng cũng như ông Mao vậy. Sự kiện này khiến tôi cảm thấy rất hứng khởi, muốn tìm hiểu thêm nữa về cách xem của phái này.

Trước khi tạm ngưng xin đưa một vấn đề khá lý thú ứng với cả hai ông Tôn và Tưởng. Hai ông đều có niên Lộc trong mệnh. Ông Tôn cung tài có cả Lộc lẫn Kị (niên Lộc –sau khi chuyển Kị- và mệnh Kị). Tương tự, ông Tưởng cung di có cả Lộc lẫn Kị.

Từ đó suy ra luật chung là nếu có niên Lộc trong mệnh tất phải có một cung bị cảnh Lộc Kị đấu tranh tức là có cả Lộc lẫn Kị. Đây phải coi là một vấn nạn của phái Lương Châu. Đọc các sách của ông Lương Nhược Du và học trò của ông là Trương Thế Hiền tôi không thấy họ nói phải giải quyết thế nào, nhưng theo suy luận của tôi họ đã có cách giải quyết ổn thỏa. Xin trình bày sau.

(còn tiếp)


#5 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1872 thanks

Gửi vào 24/12/2019 - 23:22

(Các bài cũ messages 1, 3, 4)

Vấn đề hóa Quyền hóa Lộc:
Với chủ trương “hoàn toàn khoa học” (nghĩa là không tùy lúc tùy hứng, mà phải tuân theo những quy luật của khoa học hiện đại) khi bắt đầu nghiên cứu Tử Vi, tôi đã nhất định đi tìm nguồn gốc của tứ hóa. Thật may mắn, nhờ được biệt phái sang Đài Loan trong thời gian 1995-2001 mà tôi gặp được một quyển sách đến giờ vẫn chẳng ai biết tới của ông Tạ Phồn Trị, trong đó có trình bày những gì ông tái khám phá ra về tứ hóa. Đánh giá bằng phương pháp khoa học, tôi kết luận ông Tạ đã đi đúng đường, tức là ông đã thành công trong việc tìm lại cơ sở hình thành tưởng đã vĩnh viễn thất truyền của tứ hóa.

Để khỏi loãng đề tài, ở đây tôi chỉ xin bàn đến một kết quả hết sức quan trọng mà ông Tạ Phồn Trị tái khám phá ra từ lý hình thành của tứ hóa, đó là hóa Lộc và hóa Quyền phải liên hệ chặt chẽ với nhau. Đòi hỏi này chính là nguồn hứng khởi dẫn đến câu“chính tinh hãm đáo Quyền Lộc quang vinh” trong bài phú Tử Vi biệt cách. Khi đọc các bài luận mệnh của ông Liễu Vô cư sĩ chỉ xét Lộc, Kị mà bỏ qua Quyền tôi cho rằng ông Liễu Vô thiếu sót, nhưng tự nhủ đây là một thiếu sót nhỏ, sau này chỉ cần điều chỉnh một chút là tròn đầy. Về sau (trước khi đọc sách Lương Nhược Du) khi đã thấy phái phi tinh có cơ sở khoa học và bắt đầu để ý đến các lý luận của họ, tôi thấy đại đa số các phái cũng bỏ Quyền không xét.

Một ngoại lệ là ông Khuyến Học trai chủ (KHTC). Ông gọi hóa Quyền là “thần thu hoạch” và cung có hóa Quyền là “cung thu hoạch”. Tiếc là cái lý của ông KHTC về liên hệ Lộc-Quyền hình như chưa được khai triển đến nơi đến chốn, nhưng dù sao cũng nhân cơ hội này xin đi lạc đề một chút, nói đến thí dụ mà ông đưa ra trong sách “Tử Vi tiến giai” (KHTC, 1994, nxb Tuyền Nguyên, Đài Bắc, Đài Loan):

Lá số nữ minh tinh Hồng Kông Lâm Thanh Hà, một thời vang bóng Á châu:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



(chú: Chữ đệm và tên riêng của cô tài tử này và thầy ông LND có vẻ tình cờ giống nhau, nhưng đó chỉ là giống âm Hán Việt. “Thanh Hà” của thầy ông LND nghĩa là “giòng sông trong veo”, của cô tài tử này là “ráng trời xanh ngát”, ý nghĩa khác hẳn nhau).

Ông KHTC không đề ngày, hỏa lục cục chỉ có ngày 8 hoặc 22 Tử Vi ở Mùi, đây giả định chọn ngày 22. Ông KHTC luận là Tham vì Kỷ của cung Tị hóa Quyền giúp, nhờ đó hóa Lộc ở Hợi thành sắc nét. Tạm dịch (trang 297, sách đã dẫn):

“Niên Lộc ở Ất Hợi, cung đối Kỉ Tị vô chính diệu, mượn Tham Lang, can Kỉ Tham tự hóa Quyền. Kỉ Tị là cung thu hoạch, Tham Lang là thần thu hoạch. Hạn thứ nhì cung thu hoạch là đại hạn quan. Cả nhà đều biết Lâm Thanh Hà vừa tốt nghiệp cao trung liền nhảy vào điện ảnh và vút lên thẳng tắp. Đại hạn thứ 3 vào Bính Tí, cung thu hoạch là đại hạn nô. Đại hạn này được trợ giúp nhiều mặt, duy can Bính của hạn phá niên Lộc, đại hạn mệnh cũng là bản phu, không lợi hôn nhân, người có thể thành hôn cũng phải chạy bon bon trên đường tình dài đầy chông gai.”

Từ đoạn này, có thể thấy ông KHTC cho rằng hóa Quyền có khả năng phù trợ rất mạnh cho hóa Lộc. Rất tiếc, như trên đã nói, cách xem của ông thiếu khai triển, cách áp dụng vẫn còn có nhiều câu hỏi. Tôi có cảm tưởng ông chỉ mới chạm ngoài da, chưa vào cốt tủy của vấn đề.

Trở lại phái Lương Châu. Khi cảm thấy phái này có thể đã đi con đường đúng, tức thì tôi tìm kiếm xem hóa Quyền và hóa Lộc có được nối kết mật thiết với nhau hay không. Rất may phái này có lý ấy, mặc dù không bàn sâu vào chi tiết trong các sách đã xuất bản, nhưng có thể đoán ý để xem số. Đại khái không có Quyền giúp đắc lực thì Kị thắng Lộc, có Quyền giúp đắc lực thì Lộc có thể đương cự với Kị, thậm chí có thể thắng Kị.

Ta hãy thử dùng lý của phái Lương Châu để xét Lộc Kị của hai ông Tôn, Tưởng.

Trường hợp ông Tôn: Lộc Kị đấu tranh ở cung tài, cung là Quý Tị khiến Cự hóa Quyền, Cự ở ngay trong cung nên là tự Quyền, tiếp trợ cho Lộc đắc lực nhưng (vì là sao “tự hóa”) thiếu kế hoạch dài lâu, và dễ thiếu sót quản lý; có vẻ rất ứng với việc ông Tôn khá thành công trong việc đi khắp nơi kêu gọi người ta đóng góp tiền bạc cho ông đấu tranh cách mạng. Xét hạn thì ảnh hưởng mạnh vào hạn 26-35 (1891-1900) vì khi ấy hạn đến Hợi, cung Tị thành đại hạn thiên di. Sự thật quả ứng như vậy.

Vì đã bàn hóa Quyền, phải mở một dấu ngoặc về hóa Lộc (Đồng) trong cung mệnh của ông Tôn. Can của cung này (Đinh Dậu) khiến Đồng tự Quyền, vậy là cặp Lộc-Quyền đã nắm tay nhau ngay trong cung mệnh, thảo nào ông có quyết tâm mạnh mẽ hơn hẳn người thường. Dĩ nhiên tự Quyền có nhiều khuyết điểm, nên hoàn cảnh của ông Tôn dễ trở thành “có tiếng không có miếng”. Li kì làm sao, xem lại đời ông ta thấy câu này quả đúng. Danh vang thiên hạ, nhưng vừa được tôn lên làm đại tổng thống đã phải nhường cho Viên Thế Khải, rồi cứ thế “không có miếng” cả đời.

Trường hợp ông Tưởng: Lộc Kị đấu tranh ở cung di, Lộc đây lại là tự Lộc (cung Canh Tuất, Thái Dương tự hóa Lộc) thiếu nguyên tắc, không biết tận dụng hoàn cảnh, dễ để cơ hội đi qua hoặc bị người khác phỗng tay trên. Trong cảnh Lộc Kị đấu tranh rõ ràng bất lợi. Giả như không biết ông Tưởng là ai vẫn có thể đoán chủ nhân lá số nếu lên cao thì rất dễ té ngã. Sự thật quả ứng với việc ông Tưởng mất Hoa lục về tay Mao Trạch Đông. Xét đại hạn thì ông Tưởng mất Hoa lục trong hạn Tân Hợi (1942-1951). Tình cờ làm sao, can Tân khiến Quyền tác động vào Thái Dương bổ khuyết cho cái thiếu sót, sai lầm của tự Lộc. Thành thử các nhà phân tích đều cho rằng ông Tưởng chẳng thể giữ nổi Đài Loan, sẽ mất về tay Hoa lục trong vòng một năm. Nhưng ông Tưởng đã chứng minh rằng họ sai lầm. Đài Loan về sau lên hàng tiểu cường thành một trong năm con rồng nhỏ của Á châu cũng phải nói là ông Tưởng có công không nhỏ (mặc dù một lần nữa ông áp dụng chiến sách “nhất tướng công thành vạn cốt khô” bị người đời nguyền rủa vì “ác quá”).

Vấn đề song Kị

Ở trên tôi nói đến trường hợp có niên Lộc trong mệnh như hai ông Tôn, Tưởng mà quên nói trường hợp có niên Kị cư mệnh như ông Mao. Ta đã thấy (theo phái Lương Châu) ông Mao cung tử tửc có 2 Kị, một là mệnh Kị, hai là Kị chuyển từ niên Kị. Suy luận ra, hễ lá số có niên Kị cư mệnh tất phải có một cung bị 2 Kị đóng!

Trường hợp 2 Kị trong phái Lương Châu không phức tạp như trường hợp Lộc Kị, “bí quyết” phán đoán là cứ trên 1 Kị là không tốt, càng nhiều Kị càng xấu. Thành thử ta có thể khẳng định ngay rằng ông Mao tử tức có vấn đề. Theo tài liệu lịch sử ông Mao có khá nhiều con, nhưng đều chết hoặc mất tích, chỉ có một người con có bệnh ngu đần được sống quá tuổi trung niên.

Người nghi hoặc hỏi: “Có thể nào đây chỉ là tình cờ hay chăng?” Câu hỏi rất hay, nên xin ghi là chúng ta có một cách để ấn chứng xem phái Lương Châu có đoán đúng cho trường hợp người có Kị trong mệnh hay không. Tôi mới nghiên cứu cách xem của phái Lương Châu được nửa năm, nhìn nhận chưa đủ tài liệu để đưa đến kết luận cho vấn đề này. Hy vọng với thời gian đáp án sẽ sáng tỏ.

Ngoài ra, phái Lương Châu chủ trương tín hiệu cách cục phải có ý nghĩa thời gian (sẽ bàn thêm sau), nên có thể đoán hạn 33-42, ứng với mười năm 1925-1934, của ông Mao vô cùng lao toái (chú: Có trên một Kị trong cung đại hạn không nhất thiết là đại hạn xấu, nhưng lao toái thì chắc chắn). Đây chính là đại hạn hồng quân có cuộc “vạn lý trường chinh” (1934-1935) để khỏi bị đại binh của Tưởng Giới Thạch tận diệt, rõ ràng lao toái khỏi cần bàn.

(còn nữa)

Sửa bởi VDTT: 24/12/2019 - 23:26


#6 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1872 thanks

Gửi vào 27/12/2019 - 23:44

(các bài cũ messages 1, 3-5)

Cùng tất cả độc giả muốn xem số: Sau nhiều năm liên hệ đến huyền học, tôi hiểu ra vai trò của tôi trong cuộc đời là một quan sát viên, không phải một người tham dự. Để đóng trọn vai trò đó, tôi luôn luôn học hỏi nghiên cứu, và cố gắng trình bày những gì tôi học được hoặc tìm ra để người đi sau tiến bộ nhanh hơn và tránh được vết xe đổ của bản thân tôi và những người đi trước như tôi.

Tối thiểu trong thời gian hiện tại tôi không phải là một người xem số. Mong tất cả những ai muốn nhờ tôi xem số hiểu cho.
**

Với vài nét phác sơ như trên thì phái Lương Châu có vẻ rất là hứa hẹn. Vấn đề là xem hạn có dễ không? Có chính xác không?

“Xem hạn có dễ không?” chính là câu hỏi đã ám ảnh tôi hơn hai mươi năm, từ khi tôi chú ý đến những tương tự giữa Tử Vi và phái dụng thần của Tử Bình khi còn ở Đài Loan (1995-2001). Phái phi tinh có hai câu thiệu:

“Đẩu số dụng thần vi tứ hóa
“Tinh phùng tứ hóa định cát hung


Hai câu này tôi nghĩ có lý, vì xét từ tiêu chuẩn khoa học thì phép định tứ hóa (chẳng hạn như cách mà ông Tạ Phồn Trị tái khám phá và trình bày với chúng ta) cũng tương tự như phép định dụng thần của khoa Tử Bình. Thành thử vì có tứ hóa khoa Tử Vi đã đi một bước rất xa so với khoa Tử Bình. Tôi đã bày tỏ ý nghĩ ấy trên mạng này từ mười mấy năm trước.

Điểm lấn cấn là, nếu nghiên cứu Tử Bình theo phái dụng thần, một khi định được dụng thần thì có thể phăng ra tất cả mọi thứ một cách dễ dàng, kể cả vận hạn. Vậy tại sao khoa Tử Vi đã tìm ra dụng thần (tức tứ hóa) mà xem vận hạn lại quá khó như vậy?

Lấy trường hợp cá nhân tôi làm thí dụ. Tôi dám hãnh diện nói rằng trên thế giới số người đọc sách Tử Vi bằng hoặc hơn tôi rất ít, số người bỏ thời giờ suy nghĩ về Tử Vi bằng tôi hoặc hơn tôi cũng ít lắm, nhưng thực tế là mỗi lần định vận hạn cho một lá số Tử Vi là một lần tôi vật lộn với những suy nghĩ mâu thuẫn trong đầu.

Đúng là tôi đã từng xem vận hạn cho người ta bằng Tử Vi, thậm chí xem vận hạn rất đúng cho một số người và được họ hết sức thán phục; nhưng bỗng nhiên một ngày –nhân việc xem một lá số an sai mà lại đoán ra vận hạn cực kỳ chính xác- tôi giật mình hiểu ra là những thành quả của tôi chẳng có nghĩa gì cả vì những gì tôi xem đúng ứng với câu “phước chủ may thầy” hơn là khả năng xem số của tôi.

Vốn tin vào sự hiện hữu đồng thời của một cõi tạm gọi là “cõi âm”, hơn mười năm trước đây tôi phải quyết định bỏ không xem Tử Vi nữa. Tình cờ làm sao, đọc sách của ông Lương Nhược Du (LND) tôi thấy ông có bàn đến hiện tượng “thông linh” trong việc xem Tử Vi, bao gồm trường hợp xem đúng bằng lá số an sai, và ông nói rõ rằng nếu nhờ “thông linh” mà xem Tử Vi đúng thì rất nguy hiểm, vì như vậy là liên hệ với “cõi âm” theo nghĩa tôi nói ở trên. Dĩ nhiên tôi đồng ý với ông LND và rất mong các độc giả đang vô tình hoặc hữu ý xem số bằng thông linh để ý điều này.

Tôi phải vòng vo như vậy để dẫn đến ý tôi muốn nói, rằng phái Lương Châu hình như có cách xem tương đối “dễ”, hiểu theo nghĩa là có quy luật và lô gích hơn, so với những phái đi trước nó, nên rất hợp với chủ trương “hoàn toàn khoa học” mà tôi nghĩ rằng khoa Tử Vi phải thỏa.

Rốt ráo thì khác biệt lớn nhất của phái Lương Châu so với mọi phái, bất luận tam hợp hoặc phi tinh, là cách xem dựa trên “luồng”, với hai luồng chính là luồng Kị và luồng Lộc. Thế nào là “luồng”? Như Kị của cung A nhập cung B, ta có liên hệ A-B, đây là liên hệ bình thường, đã thấy trong cả hai phái tam hợp và phi tinh. Nay giả sử Kị của cung B nhập cung C, ta có hai liên hệ A-B và B-C, chú ý rằng theo các cách cũ thì A-B và B-C thường không có liên hệ gì với nhau, mà nếu có liên hệ thì cũng không theo một quy luật nào rõ rệt.

Trái lại, theo phái Lương Châu thì ta có “luồng Kị” A-B-C. Cách thành luồng dĩ nhiên có điều kiện, nhưng một khi được coi là “thành luồng” thì 3 cung A, B, C trở thành liên hệ mật thiết với nhau. Khác biệt đáng kể so với các phái cũ là A và C không được coi là rời rạc nữa, mà có liên hệ mật thiết với nhau.

Luồng không nhất thiết phải dừng ở A-B-C. Nếu C thỏa điều kiện “có sao khác trong cung có thể hóa Kị”, từ nay gọi là điều kiện “khả Kị” cho ngắn gọn, thì Kị của cung C sẽ đến cung D, rồi nếu D “khả Kị” thì Kị của D sẽ đến cung E, cứ thế cứ thế…

Nhưng thế nào là điều kiện “khả Kị”? Cần phân biệt luồng Lộc và luồng Kị.

(Chú: Quý vị nào quen thuộc với các điều kiện liệt kê sau đây và thấy tôi sai lầm thì xin sửa sai ngay, đừng nên để cái sai đi vào đầu người khác).

Luồng Lộc: Là luồng được bắt đầu bằng Lộc (niên Lộc, mệnh Lộc, cung A tự Lộc, hoặc cung A hóa Lộc nhập cung B], sau đó kế tiếp bằng Kị cả. Muốn có Kị kế tiếp thì phải thỏa một trong những điều kiện sau:

-Cung hiện cư có niên Lộc, mệnh Lộc, tự Lộc, hoặc có thể xuất Lộc sang cung xung (như đang ở cung Tí, can Giáp, cung xung là Ngọ lại có Liêm Trinh, vì Giáp khiến Liêm hóa Lộc nên đây là một trường hợp có thể xuất Lộc sang cung xung).

-Được đến cung hiện cư là do chuyển Kị, nhưng sao hóa Kị cũng đồng thời có thể hóa Lộc (như cung Tí có Thái Dương, cung trước có can Giáp nên hóa Kị nhập cung Tí, vì Thái Dương có thể hóa Lộc nên thỏa điều kiện). Chú ý rằng điều kiện này không được thỏa nếu được vào cung vì Xương hóa Kị (can Tân) hoặc vì Khúc hóa Kị (can Kỷ), ấy bởi vì Xương và Khúc đều không thể hóa Lộc. Vì lý do này mọi luồng Lộc đều chấm dứt sau khi gặp can Tân hoặc can Kỷ.

Điều kiện tiên quyết dĩ nhiên là cung hiện tại không tự Kị, vì đã tự Kị thì chẳng thể chuyển Kị sang cung khác. Tóm lại luồng Lộc bị chấm dứt khi gặp tự Kị hoặc Xương, Khúc hóa Kị.

Luồng Kị: Là luồng được bắt đầu bằng Kị (niên Kị, mệnh Kị, hoặc cung A hóa Kị nhập cung B] và kế tiếp bằng Kị. Muốn có Kị kế tiếp thì phải thỏa một trong những điều kiện sau:

-Cung hiện cư có niên Kị, mệnh Kị, hoặc có thể xuất Kị sang cung xung (như đang ở cung Tí, can Giáp, cung xung là Ngọ lại có Thái Dương, vì Giáp khiến Thái Dương hóa Kị nên đây là một trường hợp có thể xuất Kị sang cung xung).

-Cung hiện cư có một sao khác trong cung có thể hóa Kị. Thí dụ 1: Cung Tí có Thái Dương, cung trước có can Giáp nên hóa Kị nhập cung Tí. Vì Thái Dương độc thủ ở Tí, giả như Tí không có một trong hai sao Xương hoặc Khúc thì luồng Kị chấm dứt. Thí dụ 2: Cũng là Thái Dương hóa Kị, nhưng ở cung Sửu, vì ở đây Nhật Nguyệt đồng lâm nên thỏa điều kiện có sao khác hóa Kị (Nguyệt), thành thử cứ dùng can của cung Sửu mà tiếp tục luồng Kị.

Dĩ nhiên cung hiện cư không thể tự Kị, vì tự Kị khiến luồng Kị chấm dứt (y như luồng Lộc).

Để dễ hiểu xin thí dụ bằng vài luồng Kị cho trường hợp ông Tưởng Giới Thạch. (Chú: Bất cứ ai thấy tôi sai ở bất cứ chỗ nào xin tự nhiên sửa sai ngay, đừng nên để cái sai vào đầu người khác).

Lá số Tưởng Giới Thạch

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thử bắt đầu bằng di (Canh Tuất) hóa Kị nhập quan (Đồng ở Mậu Thân). Quan chỉ có Đồng có thể hoá Kị là không thỏa điều kiện “khả Kị”, nhưng theo luật thì luôn luôn được chuyển Kị một lần sau khi bắt đầu nên quan hóa Kị nhập tài (Cơ ở Nhâm Tí). Nhâm Tí chỉ có Cơ có thể hóa Kị nên không thỏa điều kiện “khả Kị”. Thành thử luồng Kị bắt đầu ở di chấm dứt ở tài, tức luồng Di-Quan-Tài.

Thử bắt đầu lại bằng mệnh (Giáp Thìn) hóa Kị nhập di (Nhật ở Canh Tuất), tất nhiên được chuyển Kị sang quan (Đồng Kị ở Mậu Thân), nhưng Mậu Thân chỉ có Đồng có thể hóa Kị nên không thỏa điều kiện “khả Kị”, do đó luồng này ngừng ở Mậu Thân, thành luồng Mệnh-Di-Quan.

Thử bắt đầu lại lần nữa bằng phúc ở Bính Ngọ, cung này có niên Kị (Cự) thủ, tự nhiên được chuyển Kị sang cung phụ (Liêm Kị ở Ất Tị). Phụ có Tham tức là thỏa điều kiện “khả Kị” do đó can Ất chuyển Kị sang cung mệnh (Âm Kị ở Giáp Thìn). Mệnh có sao khác có thể hóa Kị (Xương) do đó can Giáp chuyển Kị sang cung di (Dương Kị ở Canh Tuất). Di có sao khác có thể hóa Kị (Khúc) do đó can Canh chuyển Kị sang cung quan (Đồng Kị ở Mậu Thân). Vì Đồng là sao duy nhất có thể hóa Kị ở cung Mậu Thân nên luồng Kị dừng ở đây. Tóm lại luồng Kị là Ngọ-Tị-Thìn-Tuất-Thân, tức Phúc-Phụ-Mệnh-Di-Quan.

(còn tiếp)

Sửa bởi VDTT: 28/12/2019 - 11:26


#7 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1872 thanks

Gửi vào 01/01/2020 - 02:19

(các bài cũ ở messages 1, 3-6)

Vấn đề xem vận hạn “dễ” hoặc “khó”

Kỳ trước tôi viết xem vận hạn theo phái Lương Châu có vẻ “dễ”. Vì giới hạn của ngôn ngữ, tôi e nhiều người hiểu lầm nên phải viết thêm đoạn ngoài đề khá dài sau đây.

“Dễ” hoặc “khó” ở đây xin hiểu theo nghĩa “học tập”, không phải là ai cũng làm được, nhưng miễn có trí thông minh trung bình trở lên và chịu khó thì sau khi học hết hạn kỳ tối thiểu, hai ba năm chẳng hạn, có thể xem số được, nếu sai cũng không xa sự thật lắm.

Có người sẽ hỏi ngay “Nếu ‘dễ’ sao lại cần đến vài ba năm?” Tôi sẽ hỏi lại “Thế muốn thành kỹ sư thì phải học mấy năm?” Xin trả lời luôn là bây giờ chương trình tiêu chuẩn ở đại cường Mỹ quốc đòi hỏi 4 năm, các nơi khác trên thế giới đại khái cũng như thế, mà chẳng phải ai họ cũng cho học, phải đạt đủ một số điểm tối thiểu nào đó về các môn cơ sở (ngôn ngữ, toán, khoa học) trong các kỳ thi kiến thức trung học như SAT, ACT v.v…

Cho nên giả như muốn xem Tử Vi tài tử mà chỉ cần kiến thức toán lớp 6, rồi học 2 năm mỗi tuần 3 tiếng; lại giả sử muốn làm “thầy Tử Vi” chỉ cần thêm 2 năm thực tập (giải các lá số khó có sẵn và các lá số thật). Tức là muốn thành “thầy Tử Vi” chính hiệu chỉ mất khoảng 4 năm, học mỗi tuần 3 tiếng, so sánh với chương trình kỹ sư phải nói là quá “dễ” đấy chứ?

Còn “khó” là thế nào? Xin thưa giản dị lắm, chính là hoàn cảnh hiện tại của làng Tử Vi Việt Nam; bởi giả sử một bạn trẻ muốn học Tử Vi, dù bạn ấy ham học và có trí thông minh trên trung bình, bỏ công mấy chục năm chưa chắc đã xem Tử Vi được!!! Chẳng phải là tôi phóng đại đâu. Tôi biết đến mấy người như thế, bây giờ tuổi đều trên 60, có một người trên 80, gặp tôi thỉnh thoảng vẫn hỏi về Tử Vi nhờ giải đáp thắc mắc. Mà thành thật nói thì chính tôi cũng chẳng hơn họ bao nhiêu. Tính đến 1 năm trước đây mặc dù số năm tôi kiên trì học Tử Vi (50 trừ đi 14 năm bỏ cuộc) cũng đến 36, mà mỗi lần gặp một lá số mới tôi đều phân vân khá lâu mới có đáp án, và rất nhiều đáp án của tôi là kết tinh của kinh nghiệm quá khứ, chẳng phải là kiến thức thu thập được trong sách Tử Vi.

Tôi nói đến chuyện này vì khi đọc sách của phái Lương Châu do ông LND viết, tôi có cảm tưởng đây chính là một phương pháp đi đúng đường, nghĩa là nó có thể giúp người chuyên cần học tập cầm một lá số mới chưa từng gặp bao giờ và cho đáp án một cách tự tin.

Ngắn gọn, nó có thể giúp người học Tử Vi thoát khỏi cảnh “khó” đi vào cảnh “dễ”.

**

Sau đây tôi sẽ trình bày với quý độc giả vài thí dụ xem vận hạn lấy từ sách của ông Lương Nhược Du (LND). Các thí dụ này vì đã được chọn sẵn dĩ nhiên chính xác, cho nên vấn đề “Xem vận hạn có chính xác hay không?” phải tính sau. Tạm thời ta chỉ xét vấn đề “Xem vận hạn có dễ hay không?” mà thôi.

Thí dụ 1: Hôn nhân, trang 103-4 sách Phi Tinh Tử Vi Đẩu Số - Chuyên Luận Tứ Hóa (CLTH)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hãy tưởng tượng có người đưa lá số này cho bạn xem rồi hỏi chủ nhân lá số lập gia đình khi nào, bạn sẽ đoán ra sao? (Nếu có thể được, xin tự nhiên thực tập trước khi đọc tiếp).

Nếu là tôi khoảng một năm trước đây, tôi sẽ cố áp dụng những gì mình đã biết của phái tam hợp để xem. Xin tóm lược những gì tôi thấy ở hai đại hạn Nhâm Thân (14-23 tuổi) và Tân Mùi (24-33 tuổi).

Hạn thứ 2 (14-23 tuổi) nhập bào, có Tham Quyền thì hễ có ý muốn là chịu khó làm, nhưng lại ngộ Triệt; hạn phối có Vũ Phủ, Vũ hóa Lộc là tốt nhưng lại mang hạn Kị (can Nhâm) và bị niên Kị xung. Cảm tưởng sơ khởi của tôi: Hạn này rất khó xem.

Hạn thứ 3 (24-33 tuổi) nhập thê, thê có Tả Hữu thì có thể đoán hạn này gặp nhiều đối tượng, nhưng hạn Kiếp Kình, lại thêm Không tam hợp là đủ Không Kiếp, thêm hạn mệnh có Kình, hạn phối có Đà hãm địa. Cảm tưởng sơ khởi của tôi: Hạn này cũng rất khó xem.

Sau một lúc phân vân cân nhắc xấu tốt, tôi sẽ tìm thêm dữ liệu từ các cung khác trên lá số. Cuối cùng có thể tôi sẽ đoán như sau:

“Số này nặng tình dục, vì tật có Riêu thành cách Riêu Đào Hồng Hỉ. Sách có câu ‘Đào Riêu gái ấy ai hay, chồng ra cửa trước dắt ngay trai vào’, rất may đây là ‘Hồng Riêu’ mà không phải Đào Riêu, về tình dục Đào là lang chạ, Hồng là trai gái yêu nhau; thành thử cách ứng hơn là ‘tiền dâm hậu thú’; nên cách này có nghĩa hễ gặp người vừa ý thì sẽ cố tạo liên hệ tình dục và nếu thấy hợp thì tiến đến hôn nhân.

“Hạn (14-23 tuổi) tài có đủ cách Riêu Đào Hồng Hỉ, phúc có Hồng Hỉ Riêu, tuổi lại mới lớn thế nào cũng có liên hệ, tức là có thể gặp đúng đối tượng, và có thể thiết lập quan hệ tình dục. Nhưng vì hạn phối bị hạn Kị, hạn quan lại có niên Kị nên còn trở ngại, rất có thể chỉ vì hoàn cảnh sự nghiệp chưa cho phép lấy vợ. Tóm lại gặp đối tượng, nhưng chưa lập gia đình trong đại hạn này.

“Năm nào gặp đối tượng thì xem thử cung nô (nô = liên hệ xã hội) của đại hạn, chính là cung Sửu. Cung này vô chính diệu nhưng được Mùi có đầy sao “người” xung chiếu; nên năm gặp đối tượng phải là 15 tuổi (Sửu) hoặc 21 tuổi (Mùi). Nhưng 15 tuổi trong văn hóa Đài Loan còn nhỏ quá, nếu gặp đối tượng và có liên hệ tình dục thì thật là quá đáng. Do đó đoán là năm 21 tuổi. (Chú: Nhưng nếu ở nước Tây phương, lại đoán cho người Tây phương, thì phải thêm năm 15 tuổi vì 15 tuổi có liên hệ tình dục chẳng phải là lạ lùng gì.)

“Hạn (24-33 tuổi) vì là người Đài Loan, nếu có vợ thì phải đoán là lấy trong hạn này. Nhưng đề phòng trường hợp người hỏi ‘thử thầy’ nên cần xem có thể nào không lấy vợ không. Hạn này gặp quá nhiều “người” (Tả Hữu Âm Dương) thì xác xuất lấy vợ cao, do đó đoán lấy vợ hạn này.

“Năm nào lấy vợ? Xem năm nào “cô dâu” có thể có thai vì ở Đài Loan có con mà không là vợ chồng là đúng cách ‘tiền dâm hậu thú’ (vì nếu cô dâu không có thai thì tình trạng có lẽ cứ tiếp tục). Xác xuất cao là năm 24 tuổi có thai vì lưu mệnh có Hồng Hỉ Riêu, lưu phúc có Đào, lưu tử thì thấy đầy người (Tả Hữu Âm Dương), xác xuất nhỏ hơn là năm 25 tuổi vì lưu Tử có Tham hóa Quyền. Bởi vậy đoán 24 hoặc 25 tuổi lấy vợ.

Tôi dông dài những đoạn trên cốt cho người đọc thấy rằng thủ tục đoán vận mệnh của phái tam hợp rất phức tạp, không những cần cách cục mà còn phải phối hợp rất nhiều với kiến thức cuộc đời và kinh nghiệm sống nữa.

Sự thật: Đúng năm 21 tuổi quen vợ tương lai, chuyện có ăn nằm với nhau hay không thì không biết. Năm lấy vợ là 25 tuổi, quả là vì vợ tương lai có thai, đã nghĩ đến chuyện phá thai nhưng quyết định thôi, tức là quyết định sinh đứa bé ra, thành thử phải lấy nhau cho đúng văn hóa Đài Loan.

Xem lại, có vẻ tôi đoán đúng gần hết. Nhưng thực ra đó chỉ là tôi may mắn (cảm ứng tốt hoặc có “thông linh"). Nếu như “nhằm ngày”, có thể tôi sẽ đoán hạn (14-23 tuổi) lấy vợ vào năm 21 tuổi, và rồi li dị trong hạn (24-33 tuổi) vì hạn này có Không Kiếp Kình, hạn phối lại có Hỏa Đà hãm địa; và nếu gặp ngày xui, tôi có thể đoán anh này suốt hai hạn chỉ có liên hệ lung tung mà chẳng lấy ai hết.

Nay thử đoán theo phái Lương Châu. Trước khi ghi lại lời đoán từ trong sách đã dẫn, xin ghi chú rằng các phái phi tinh đều dựa vào lý thiên-địa-nhân để xem ứng kỳ, lý này đòi hỏi cả ba đơn vị thời gian phải có mặt, như xem lưu niên thì phải có bản mệnh, đại hạn, và lưu niên. Lý thiên-địa-nhân của phái Lương Châu có khác với các phái khác, vì thường dựa vào Lộc hoặc Kị nhập hơn là xung; nói rõ hơn là vẫn dùng xung, nhưng rất ít so với các phái khác. Nhờ lý này mà cách xem ứng kỳ của phái Lương Châu giản dị hơn các phái phi tinh khác rất nhiều. Chính xác hay không lại là chuyện khác, tính sau.

Hạn (14-23 tuổi): (a) Bản phối Lộc nhập bản mệnh (b] Bản mệnh chuyển Kị sang bản bào, chính là hạn mệnh của đại hạn (14-23 tuổi): Yếu tố (a) cho thấy dễ có liên hệ với người khác phái. Yếu tố (b] chuyển phối Lộc sang hạn (14-23 tuổi), nên phải có liên hệ tình cảm phát sinh trong hạn này.

Năm phát sinh tình cảm dùng lý thiên-địa-nhân đoán là 21 tuổi vì năm đó 1) Lưu mệnh nhập phối chuyển Lộc sang bản mệnh. 2) Bản mệnh đưa Lộc (bằng cách chuyển Kị) sang hạn mệnh.

Tại sao không lập gia đình trong hạn này? Vì bản phối Kị (Xương) nhập cung Dần, gặp Kị của điền (Bính Liêm) cũng ở đó, lại thêm Liêm tự hóa Kị, cả ba Kị xung chiếu hạn ở Thân. Hạn thì có Tham, gặp mệnh can Quý nên mang hạn Kị. Tóm lại quá nhiều Kị ở hạn mệnh và hạn di, hiển nhiên không lập gia đình được.

Hạn (24-33 tuổi): Cung hạn mệnh can Tân là “hạn mệnh Lộc nhập bản mệnh”, đồng thời cũng là bản thê Lộc nhập bản mệnh, nếu bản mệnh là lưu thê thì thành “bản thê Lộc nhập lưu thê”. Hai yếu tố trong ngoặc kép đủ điều kiện thiên-địa-nhân nên xem thử bản mệnh là lưu thê, thấy là năm 25 tuổi.

Tạm đoán là năm 25 tuổi lấy vợ. Xem thêm thấy năm 25 tuổi lưu mệnh ở Ất Hợi tất lưu tử ở cung Thân. Ta có “lưu tử Kị (Nhâm Vũ) nhập bản tử”; nhưng xét luồng Lộc khởi từ cung phối là Mùi-Dậu-Thân-Ngọ lại thấy ảnh hưởng ngược lại là “lưu tử Lộc nhập bản tử”. Xem cung tử thấy có niên Lộc (Vũ) và bị niên Kị (Khúc) xung, tốt xấu vẫn chưa rõ ràng. Xét thêm hạn tử ở Mậu Thìn, thấy Thìn-Thân-Ngọ là luồng Lộc, tức là “hạn tử Lộc nhập bản tử”. Yếu tố xấu tốt đầy đủ cả, nhưng sau khi cộng lại hết thì tốt lấn xấu. Giải là vợ tương lai thụ thai nhằm lúc bất lợi (lưu tử Kị nhập bản tử) nhưng nếu lấy nhau thì có thể xoay chuyển tình thế (lưu tử Lộc nhập bản tử), có thể nói “hạn tử Lộc nhập bản tử” là yếu tố dẫn đến quyết định lấy vợ sinh con thay vì phá thai.

Chú ý rằng Mậu Thìn chính là bản tật, Canh Ngọ là lưu tật, nên luồng Lộc Thìn-Thân-Ngọ cũng là “bản tật Lộc nhập lưu tật”. Tật ứng thân thể, đây ứng với chuyện chủ nhân lá số khiến vợ tương lai thụ thai, thêm một yếu tố nữa cho biết việc thụ thai có kết quả tốt, hiển nhiên phải là sinh con thay vì phá thai.

Xin chấm dứt phần luận cho lá số trên. Hy vọng người đọc sẽ đồng ý với tôi là trong trường hợp này phái Lương Châu đoán vận hạn “dễ” hơn cách tam hợp rất nhiều.

Kế tiếp xin đưa một lá số khác trong sách đã dẫn. Số này tôi sẽ không luận theo phái tam hợp mà chỉ ghi chép lại cách luận của ông Lương Nhược Du. Trong khi chờ đợi những độc giả tò mò có thể dùng phương pháp mình biết thử đoán xem sao.

Hôn nhân 2, trang 105-9 sách CLTH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các câu hỏi cho lá số này là:
-Năm nào thành hôn?
-Năm nào biết vợ ngoại tình?
-Năm nào chính thức li dị?
-Có lập gia đình lần thứ hai không?

(còn tiếp)

Sửa bởi VDTT: 01/01/2020 - 23:11


#8 Atmao75

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 Bài viết:
  • 857 thanks

Gửi vào 02/01/2020 - 13:14

Để cháu thử Luận theo tam hợp:
-Năm nào thành hôn?
DH 13-22 ở cung Kỷ tỵ, thiên lương hóa khoa ở cung lưu quan. DH có không kiếp hình hao tử trực lại ở cung Phụ mẫu nên đoán rằng DH này cha mẹ khó toàn.
DH Thê ở mão có kỵ chiếu, nhưng lại có khoa DH đồng cung với kỵ. Có đủ bộ đào hồng hỷ riêu thai, lại có cả nguyệt đức là ông bà mối. Như vậy đoán rằng dù có kỵ xung nhưng DH này kết hôn.
Tìm xem tiểu hạn nào khả dĩ:
Các năm dậu, hợi, mão gặp bộ đào hồng hỷ. Nếu ở các thế kỷ trước thành hôn sớm thì năm dậu hợi là các năm cần xem. Thời hiện đại nam giới thường phải qua 18-20 tuổi. Năm ất mão 22 tuổi âm đoán lấy vợ.
-Năm nào biết vợ ngoại tình?
Vợ có ngoại tình không? Xem thê có thiên tướng hữu bật vậy chắc có người thứ hai xem vào.
Xem DH 13-22 DH thê cũng có thái dương, thiếu dương là hai người đàn ông có cả đào riêu thì ngoại tình từ lúc này. Vậy có biết ngay hay sang DH sau mới biết?
Khả năng năm bính thìn mới biết vì năm mão có thiếu dương mộ (người tình trẻ trong bóng tối) chưa có cái gì khiến nó lộ ra, sang năm bính thìn ĐH mới đồng hóa kỵ là đôi bạn cãi nhau. Phủ gặp tuần ở DH thê nhị hợp triệt là lòi ra (mất lớp bảo vệ).
-Năm nào chính thức li dị?
Do thấy Thê có vấn đề ngày từ cung gốc (hữu bật – vợ bé) nên luận sẽ bỏ vợ (ngày xưa chắc lấy thêm).
Bỏ thì phải liên quan đến giấy tờ pháp lý. Năm đinh tỵ thỏa điều kiện này (LN Văn tinh hình kỵ).
-Có lập gia đình lần thứ hai không?
Lập gia đình lần nữa.

Thanked by 2 Members:

#9 tieupham

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 350 Bài viết:
  • 342 thanks

Gửi vào 02/01/2020 - 13:38

Cháu xin đoán thử 1 chút ạ:
- Cưới 1972
- Ly dị 1976
- Cưới lần 2 năm 1979 hoặc 1981

Thanked by 1 Member:

#10 goldfish

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1036 Bài viết:
  • 459 thanks

Gửi vào 02/01/2020 - 14:42

Thưa bác VDTT, cháu mò đoán thì 2 đại vận Kỷ Tị và Canh Ngọ có nhiều biến cố, đặc biệt năm 1978, Mậu Ngọ, theo cháu là xấu đến rất xấu về chuyện tình cảm.

Ngoài ra cháu xin hỏi trường hợp cung VCD hoặc không có sao nào hoá kỵ thì làm sao để biết khi nào cung đó có biến động? Ví dụ có trường hợp cung tử tức vô "khả kỵ" nhưng đương số vẫn có đến 6 người con và cực kỳ đào hoa vv..

Khi một cuộc hôn nhân năm X có kết quả xấu (ngoại tình, ly dị...) thì tín hiệu hạn kết hôn năm X sẽ là xấu hay tốt ạ?

Thanked by 1 Member:

#11 se7enkr

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 82 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 02/01/2020 - 15:32

Cháu cũng mới zô tử vi xin được luận đoán:
-Năm nào thành hôn? - 1973 (khả năng cao hơn) or 1975
-Năm nào biết vợ ngoại tình? -1976
-Năm nào chính thức li dị? -từ 1977 -1979 xảy ra nhiều lục đục và tranh chấp trong gia đình, 1979 chính thức ly dị
-Có lập gia đình lần thứ hai không? - có lấp gia đình lần 2

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sailormoon1, on 02/01/2020 - 14:42, said:

Thưa bác VDTT, cháu mò đoán thì 2 đại vận Kỷ Tị và Canh Ngọ có nhiều biến cố, đặc biệt năm 1978, Mậu Ngọ, theo cháu là xấu đến rất xấu về chuyện tình cảm. Ngoài ra cháu xin hỏi trường hợp cung VCD hoặc không có sao nào hoá kỵ thì làm sao để biết khi nào cung đó có biến động? Ví dụ có trường hợp cung tử tức vô "khả kỵ" nhưng đương số vẫn có đến 6 người con và cực kỳ đào hoa vv.. Khi một cuộc hôn nhân năm X có kết quả xấu (ngoại tình, ly dị...) thì tín hiệu hạn kết hôn năm X sẽ là xấu hay tốt ạ?

lên lá số đi em !

Thanked by 1 Member:

#12 goldfish

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1036 Bài viết:
  • 459 thanks

Gửi vào 02/01/2020 - 16:04

Người nam Giáp Ngọ có tứ trụ thuần dương, mặc dù chưa chắc đã là người giới tính thứ ba nhưng quả là hôn nhân không thuận lợi.
P/s: anh @se7enkr, em xin phép ko dán ls vì sẽ loãng topic nhưng xin đóng góp bát tự (nam) như sau: quý mão/giáp tý/ất mùi/kỷ mão

Thanked by 1 Member:

#13 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1872 thanks

Gửi vào 04/01/2020 - 09:02

Vì tam hợp cũng có vạn phái, đọc qua các lời giải đoán, tôi tò mò muốn biết dựa vào suy luận nào mà ra các năm như vậy. Một khi biết có thể tôi xin phép có vài lời góp ý từ quan điểm của phái tam hợp.

Dĩ nhiên chỉ góp ý những vị muốn tôi góp ý mà thôi, nên nếu bạn trả lời message này, xin đồng thời thêm ở sau cùng:

“No!” nếu không muốn tôi góp ý.
“Yes” nếu cho phép tôi góp ý.

Sửa bởi VDTT: 04/01/2020 - 09:02


Thanked by 3 Members:

#14 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1872 thanks

Gửi vào 04/01/2020 - 09:20

(các bài cũ messages 1, 3-7)

Cám ơn các độc giả đã hăng hái tham gia luận đoán. Trước khi bắt đầu ghi lại cách luận của phái Lương Châu, tôi xin đi lạc đề một chút, đưa ra vấn đề đạo đức của người xem Tử Vi và khẩu nghiệp. Hãy giả sử bạn đã đạt trình độ “thầy Tử Vi” tức là khi cầm lá số lên thì có thể tự tin mà xem, và kết quả hoặc đúng hoặc không xa sự thật nhiều lắm. Giả sử kế tiếp là chủ nhân lá số này khi còn trẻ, mang lá số đến hỏi: “Tôi nghi vợ tôi sẽ ngoại tình; xin thầy xem cho biết năm nào vợ tôi ngoại tình để tôi chuẩn bị?” Giả sử theo cách xem của bạn thì xác xuất cao là năm 2xxx vợ sẽ ngoại tình, bạn trả lời như thế nào đây?

Các thầy có tiếng tăm mà tôi đã đọc qua sách ở Đài Loan đều nói nếu bị hỏi về những việc dính líu đến sự phân li của con người, như ở riêng, li dị, v.v… thì “Khẳng định không trả lời thẳng, chỉ cho lời khuyên!” bằng không thì có thể phạm đạo đức của khoa Tử Vi, thậm chí phạm khẩu nghiệp. Mong các bạn trẻ hăng hái dừng lại một chút, suy nghĩ thêm về lời khuyên này của họ mỗi khi luận số cho người khác.

Riêng tôi càng lớn tuổi (năm nay đã 66 tuổi tây, sắp lên 68 tuổi ta và rồi 67 tuổi tây) càng thấy họ hết sức có lý. Còn nhớ hơn 20 năm trước một lần từ Đài Loan trở lại Mỹ vào một quán ăn, nhằm lúc vắng khách bà chủ mang lá số ra hỏi tôi về chuyện làm ăn. (Có lẽ do “thông linh”) tôi biết năm sau gia đình bà có vấn đề nghiêm trọng. Nhớ lời các thầy Đài Loan dặn trong sách, tôi nói “Năm sau chị nên xem nhẹ chuyện làm ăn, bỏ nhiều thời giờ giải quyết các vấn đề trong gia đình.” Sự thật năm sau bà và ông chồng bỏ nhau, mặc dù hai người lấy nhau đã trên dưới mười năm và có với nhau đến mấy mặt con. Về sau nghe chuyện ấy tôi thấy khá buồn, nhưng tối thiểu tôi không cảm thấy tội lỗi. Hãy giả sử tôi đoán “Năm sau chị và ông xã bỏ nhau!” thì có lẽ lời đoán của chính tôi sẽ ám ảnh tôi suốt đời.
**
Nay sang lá số nam sinh năm 1954.

Hôn nhân 2, trang 105-9 sách CLTH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các câu hỏi cho lá số này là:
-Năm nào thành hôn?
-Năm nào biết vợ ngoại tình?
-Năm nào chính thức li dị?
-Có lập gia đình lần thứ hai không?

Tiên quyết:

-Mệnh có niên Lộc thủ, phối Kị nhập mệnh (ta mắc nợ tình): Đây Lộc ứng ta, Kị ứng bà xã. Ta dễ tính (Lộc), bị bà xã lấn (Kị), thường chiều bà xã; là một trường hợp “Lộc tùy Kị tẩu” (Lộc theo Kị mà đi).

-Di Lộc (Giáp Liêm) nhập mệnh, vì Liêm là sao thứ đào hoa nên là cách đào hoa, nhưng trên đã nói ta “mắc nợ” (ba sinh) với bà xã, bà xã lấn ta, nên hễ còn bà xã thì chuyện đào hoa có lẽ là của bà xã, khi không còn bà xã thì ta mới có chuyện phong lưu.


Hạn (13-22 tuổi): Không có tín hiệu mạnh, đoán là chưa lấy ai cả.

Hạn (23-32 tuổi): Bản phối Kị nhập mệnh (Bính Liêm) trở thành “bản phối Kị nhập hạn phối” nên hạn này rất có thể có nhân duyên, nhưng cách này không tốt vì là Kị. Cùng lúc, bản phối Bính Lộc nhập bản điền, chuyển Kị nhập bản mệnh (Tân Xương), cách là “bản phối Lộc (chuyển 1) nhập hạn phối”. Vậy là hạn này có thể lấy vợ, nếu lấy thì tốt xấu lẫn lộn.

Để tìm ứng kỳ lấy vợ, chú ý rằng bản mệnh Mậu khiến Lộc nhập bản phúc (ứng thụ hưởng), chuyển Kị (Canh) sang bản điền (ứng gia đình), chính là nơi có phối Lộc nhập. Năm Đinh Tị (1977) lưu niên nhập Kỷ Tị, can Kỷ khiến Tham hóa Quyền, tức là hỗ trợ khiến Tham Lộc mạnh thêm. Chú ý thêm rằng bản phúc ở Ngọ, can Canh nên chuyển Kị (tức là tải Lộc của Tham) sang lưu phúc của năm Đinh Tị 1977, thành cách “bản phúc nhập lưu phúc”.

Ba cách “bản phối Kị nhập hạn phối”, “bản phối Lộc (chuyển 1) nhập hạn phối”, và “bản phúc nhập lưu phúc” có đủ thiên-địa-nhân, nên đoán năm 24 tuổi Đinh Tị (1977) lấy vợ.

Số li dị
Phái Lương Châu chủ trương phải có cách cục mới có vận hạn, nên đầu tiên phải xét tại sao số này có xác xuất li dị cao. Như trên đã nói số này có cách đào hoa, nhưng mình nợ vợ và vợ lấn mình, nghĩa là mình phải chịu cảnh vợ ngoại tình. Mặc dù mệnh có Lộc dễ tính, nhưng Liêm Phủ chẳng phải là cách yếu đuối, nên khi vợ ngoại tình sẽ nghĩ đến giải pháp li dị.

Nhìn từ góc khác, số này “nhường bà xã”, vợ lại có cách Phá Quyền hăng như cọp cái. Bản phối Kị nhập bản mệnh gặp niên Lộc, khiến Lộc này thành “Lộc tùy Kị tẩu”, với chủ nhân lá số thì tệ như song Kị (nhưng với vợ thì thuận lợi như song Lộc). Mệnh chuyển Kị (Mậu Cơ) nhập bản tật, gặp tự Lộc (Ất Cơ) có nghĩa bản thân chỉ muốn “dĩ hòa vi quý”, nhưng bản tật can Ất thành ra cách Kị xuất (chú: Tức là Kị nhập cung xung, trong phi tinh là xấu) vì bà xã lộng hành quá cuối cùng vào thế giọt nước tràn ly phải quyết định li dị.

Hạn 23-32 có thể li dị hay không? Xác xuất rất thấp vì hạn phối có niên Lộc (Giáp Liêm), hạn mệnh có mệnh Lộc (Mậu Tham). Do đó không xét hạn này.

Hạn 33-42: Xác xuất hiển nhiên cao hơn hạn trước vì niên Lộc (Giáp Liêm) bây giờ ở hạn tử tức là (có thể) ứng chuyện đào hoa, mệnh Lộc (Mậu Tham) ở hạn bào xung hạn nô cũng (có thể) ứng chuyện đào hoa. Vì cách cục ứng li dị, nên cần chú ý hạn này.

Cách chung: Vì lý thiên-địa-nhân phải có cộng hưởng với đại hạn, tìm chẳng khó vì bản phối chính là hạn tật, chuyển kị từ bản mệnh (Mậu Cơ) vào cung Ất Hợi chính là bản tật, cách là “hạn tật Kị nhập bản tật”. Đây là cách dùng chung để đoán cả hai sự kiện sau đây:

Biết vợ ngoại tình năm 37 tuổi (Canh Ngọ 1990): Năm 37 tuổi lưu phối nhập bản mệnh có bản phối Kị nhập thành cách “bản phối Kị nhập lưu phối”, cộng với cách “hạn tật Kị nhập bản tật” (đã nói trên) thỏa đòi hỏi thiên-địa nhân.
Nhắc lại bản mệnh, tức lưu phối, đồng thời có Lộc (Giáp Liêm) từ bản di nhập tạo thành cách đào hoa của vợ, nên năm này biết vợ ngoại tình là hợp lý.

Li dị năm 40 tuổi (Quý Dậu 1993): Vẫn dùng cách “hạn tật Kị nhập bản tật”, cần tìm thêm một cách có lưu niên để định ứng kỳ. Lưu niên 40 tuổi nhập bản nô nên lưu tật chính là bản mệnh. Bản phối là hạn tật, Kị nhập bản mệnh thành cách “hạn tật Kị nhập lưu tật”. Nhờ đó lý thiên-địa-nhân được thỏa.
Cách này chủ yếu dính líu đến “tật” ứng hành động của chủ nhân lá số, ứng chuyện li dị vợ là phải vậy.

Có lấy vợ lần thứ hai không? Bản phối Kị (Bính Liêm) nhập bản mệnh là mình “mắc nợ”. Mắc nợ thì phải trả nợ, đâu có chuyện li dị là hết nợ dễ như thế!
Bản mệnh Mậu khiến Tham Lộc nhập bản phúc, chuyển Kị Canh (Đồng) sang bản điền (ứng gia đình, mái nhà v.v…), tại đó gặp bản phối Bính khiến Đồng hóa Lộc, rồi chuyển Kị Tân (Xương) đưa Lộc về bản mệnh. Rõ là muốn có chỗ xum họp, trở về. Coi như chắc chắn sẽ lấy vợ khác.

(còn tiếp)

Sửa bởi VDTT: 04/01/2020 - 10:18


#15 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1872 thanks

Gửi vào 07/01/2020 - 23:10

(các bài trước messages 1, 2-7, 14)
Viết tắt:
Bản mệnh = mệnh như trên lá số.
Hạn mệnh = cung chính của đại hạn.
Lưu mệnh = cung chính của lưu niên (như năm nay là Kỷ Hợi, tất lưu mệnh là cung Hợi).
**

Loạt bài này là một loại tiểu luận, mục tiêu tối hậu của tôi là xem phái Lương Châu có phù hợp sự thật cho ba lá số lịch sử nổi tiếng là các ông Mao Trạch Đông, Tôn Dật Tiên, và Tưởng Giới Thạch (theo thứ tự ABCD, không phải theo tầm quan trọng).

Tôi đã tưởng có thể viết xong khi hết kỳ nghỉ Giáng Sinh - tết tây. Không ngờ có những vấn đề ngoài dự liệu khiến vận tốc viết của tôi không được như ý muốn. Bây giờ hết tết tây lại bận, đành tạm ngưng vài tuần, xin trở lại dịp tết ta hoặc sau đó.

Trước khi tạm từ giã, tôi xin đưa thí dụ cho thấy phái Lương Châu có thể đoán những việc mà chúng ta ít để ý đến khi xem số, thậm chí có người cho rằng Tử Vi chẳng thể đoán được những việc này.

Trở lại lá số:
Hôn nhân 2, trang 105-9 sách CLTH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lá số này có vẻ ông Lương Nhược Du (LND) rất thích, vì thấy nó xuất hiện khắp nơi trong các sách của ông.

Sự thật: Năm 36 tuổi mua nhà, năm 37 tuổi chuyển đi ở nơi khác, năm 40 tuổi lại bán chỗ mới đi.

Luận: Phần sau đây dịch gần như nguyên văn trang 127, sách đã dẫn (Phi tinh Tử Vi đảu số - chuyên luận tứ hóa, Lương Nhược Du).

“Đại hạn nhập điền, bản mệnh Mậu phi Tham Lang nhập bản phúc, chuyển Canh Đồng Kị nhập bản điền (hạn mệnh), là “bản mệnh phi hóa Lộc chuyển nhập hạn mệnh”, tức bản phúc thấy Lộc trước, rồi chuyển mà ứng đại hạn, cho thấy hạn này phải có việc vui (VDTT chú: Nhắc lại hạn này biết vợ ngoại tình năm 37 tuổi, rồi li dị vợ năm 40 tuổi, phải coi là chuyện buồn), Đại hạn nhập bản điền chính là lưu niên phúc đức (lưu phúc), tức là “bản phúc ứng tốt cho lưu phúc” và “bản mệnh ứng tốt cho hạn mệnh”, phù hợp cái duyên mua nhà năm 36 tuổi.

“Bản điền được Lộc từ bản mệnh nhập bản phúc chuyển sang, lại được cả bản thê và bản tài can Bính hóa song Lộc nhập bản điền, là phúc thành hình, hợp tài lực của hai người thành tượng điền trạch (VDTT chú: “Hai người” đây là chủ nhân lá số và vợ). Nên năm 36 tuổi (nhập bản phụ) lưu phúc (tức bản điền) thấy được cát hóa nên đặt tiền mua nhà. Đến 37 tuổi nhập bản phúc “bản mệnh Lộc ứng lưu mệnh”, “lưu mệnh chuyển ứng hạn mệnh”, vui vẻ dời sang chỗ ở mới.

Chỗ ở mới này chỉ 3 năm sau lại bán đi, thành ra chẳng còn gì, tại sao lại làm thế? (VDTT chú: Từ bài trước, năm 40 là năm li dị vợ, nhưng chú ý rằng ở đây chỉ xét chuyện mua bán nhà cửa, không biết đến chuyện li dị mà vẫn xem ra được, rất đáng chú ý). Năm 40 tuổi, đại hạn vẫn ở bản điền, can Tân Xương Kị nhập bản mệnh, bản tài và bản phối đều thuộc Bính nên Liêm song Kị cũng nhập bản mệnh; ba Kị tất phiền. Đây là hôn nhân, tiền bạc, gia đình đều không tốt (VDTT chú: Từ bài trước đã biết hôn nhân không tốt). Bản mệnh can Mậu chuyển Kị khiến Cơ hóa Kị nhập bản tật, lại chuyển khiến Âm Kị xuất ở bản phụ, là phiền không chịu nổi phải bỏ đi. Nên năm 40 tuổi nhập bản nô tất thấy hạn mệnh (bản điền, lưu phối) Kị nhập lưu tật (bản mệnh), cùng lúc hạn tật (bản phối) cũng Kị nhập lưu tật, gia đình, hôn nhân uất vỡ, cuối cùng thấy Kị xuất, phiền chịu không nổi nên bất động sản, hôn nhân đều bỏ cả. (Hết phần phỏng dịch sách CLTH).

Tạm biệt! Hẹn vài tuần nữa gặp lại.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |