Jump to content

Advertisements




Ông Sư Nhà Quê - Bài Ca Kinh Hoà Bình


5 replies to this topic

#1 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6824 Bài viết:
  • 5578 thanks

Gửi vào 21/11/2019 - 08:00

ÔNG SƯ NHÀ QUÊ

"Tưởng niệm cố Hòa Thượng THÍCH THANH LONG -
một cựu Tù Nhân Chính Trị - nhân giỗ mãn phần 28 năm ( 29/11/1991 - 2019).
"




BÀI CA KINH HÒA BÌNH
VŨ VĂN QUÝ




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tôn giáo nào cũng có những vị chân tu - những đấng lành thánh - suốt đời hiến thân cho lý tưởng thiêng liêng cao cả của mình đã chọn. Nhiều vị đã cùng sống chết với tha nhân, chết cho đạo pháp và trở nên hiển thánh được đời đời sùng bái tôn thờ. Tấm lòng vị tha chan chứa tình người của họ tỏa ra vô biên không vị kỷ, không đóng khung hạn hẹp ở lằn ranh tôn giáo. Biết bao công đức của họ được truyền tụng từ thế hệ này qua thế hệ khác được kể lại bằng những câu chuyện đầy cảm kích.

Cách nay gần 3 thập niên trên tờ Đất Mẹ số 38 (Đất Mẹ là tờ báo nguyệt san Công Giáo) chúng tôi đã viết dưới đề tựa " Nén Hương Cho Hòa Thượng THÍCH THANH LONG" ngay sau khi ngài viên tịch tại Sài Gòn. Từ sau ngày ấy đến nay, nhiều báo Việt ngữ tại Hoa Kỳ cũng có những bài viết về ngài, điểm đáng chú ý là những tác giả này đa số là những tù nhân chính trị người Công Giáo trong đó có một số các vị linh mục đang có mặt tại Hoa Kỳ, những người đã một thời sống cùng với cố hòa thượng ở các trại tù từ Nam chí Bắc, tất cả đều tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ.

Tang lễ cố Hòa Thượng THÍCH THANH LONG ngày 29 tháng 11 năm 1991 được mô tả như một đám rước hết sức trọng thể. Đoàn người tham dự đã phủ kín con đường dài 5 cây số từ cổng Chùa Giác Ngạn đường Trương Minh Giảng Sài Gòn tới Nghĩa Trang Bà Quẹo không chỉ gồm các đoàn thể Phật tử, các thiện nam tín nữ mà có mặt đủ mọi thành phần tôn giáo cũng như rất đông đảo các cựu Tù nhân Chính trị.

Trước năm 1973, Hòa Thượng mang cấp bậc Trung Tá làm Phó Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo cho đến khi thương tọa Thích Tâm Giác đi Nhật bản trị bệnh thì Hòa Thượng mới lên làm Giám Đốc và cũng được thăng cấp Đại Tá tuyên úy từ dạo đó.

Ngày 13/6/1975 bị việt cộng bắt đi cải tạo và đem ra Bắc. Đến ngày 12 /9/1987 được tha trở về lại Chùa Giác Ngạn Sài gòn và mãn phần tại đây.

Ngược dòng thời gian gần 3 thập niên, năm ấy cũng vào mùa thu (1982), trại cải tạo Hà Tây tiếp nhận thêm khoảng 80 tù nhân chính trị (TNCT) từ trại tù Thanh Phong chuyển đến. Đa số thành phần thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị gồm các ngành Tâm Lý Chiến, An Ninh Quân Đội và Tuyên Úy của Quân Lực VNCH.

Trại Hà Tây có tất cả 12 buồng giam. Số TNCT mới đến bị nhốt trong buồng số 7. Buồng này rất kín cổng cao tường, bao quanh chằng chịt kẽm gai vì trước đó được dùng để nhốt các tù hình sự có trọng án nên được canh gác cẩn mật. Việt cộng coi những TNCT này là những đối tượng cực kỳ nguy hiểm. Khoảng một tháng sau khi thanh lọc kỹ càng thì việt cộng mới mở cửa cho các linh mục tuyên úy ra ngoài lao động, tuy vậy buồng 7 vẫn chưa được ra sân lớn tập họp điểm số như các buồng khác. Đội Tuyên Úy lúc này do linh mục Nguyễn Quốc Túy (*) - cha Túy là cựu Thiếu Tá Biệt Động Quân, một mẫu người trẻ năng nổ, ứng phó thần kỳ đã được các vị tu sĩ cử ra đứng mũi chịu sào để điều động đội này xử trí với những thủ đoạn thâm độc của việt cộng. Công việc chính của đội tuyên úy lúc đó là đào đất đắp đường và kéo xe thay thế trâu bò.

Lần đầu tiên tôi được cha Túy mời dự bữa cơm trưa thân mật tại sân buồng 7. Có khoảng chục người trong đó có linh mục Khổng Tiến Giám bào đệ của linh mục Khổng Tiến Giác tuyên úy Bộ Tổng Tham Mưu, linh mục Nguyễn Văn Thịnh cựu giám đốc nha tuyên úy Công giáo, các mục sư Xuân, Điểu Huynh và các đại đức Tâm, Khuê, Tùng và hòa thượng Long. Ngoài đội tuyên úy chỉ có tôi và Đại tá Trần Mộng Chu nha Quân Pháp. Hầu như không phân biệt tôn giáo và cấp bậc, tất cả các vị tuyên úy đều xem hòa thượng Thích Thanh Long như một người anh cả và xưng hô một cách chung chung là thầy Long. Mỗi khi nhắc đến thầy Long thì mọi người đều nói về thầy với niềm sủng ái trọng vọng.

Thoạt đầu khi chưa giới thiệu từng người trong bữa tiệc, tôi ghé vào tai cha Túy hỏi có phải người ngồi trước mặt cha là Thầy Long không thì cha lắc đầu. Cung cách bề ngoài và bộ quần áo mới màu đà còn tươi của vị này làm cho tôi lầm ông với hòa thượng Long. Rồi cha chỉ cho tôi người ngồi đối diện với tôi.

Vóc gầy gò, dong dỏng cao, da ngăm ngăm, hàm răng nhỏ và đen huyền, tóc cạo dúng tiêu chuẩn sư tăng nhà Phật, mặc bộ đồ cũ đơn sơ, khuôn mặt hiền hậu nhưng khắc khổ, toát ra vẻ chân tu như thánh Găng Đi nhất là cặp mắt sáng, sâu, đen láy, rất ít nói nhưng quan tâm lắng nghe mọi người xung quanh. Đó là người ngồi đối diện với tôi. Người đó chính là Thầy Long. Tôi nhìn ông khẽ cúi đầu và ông nhìn tôi với đôi mắt hiền từ trìu mến. Ông đã trao cho tôi một nụ cười thật kín đáo.

Tháng 3/1983, trại Hà Tây sắp giải thể và chuyển hết các TNCT về Nam Hà. Các vị Tin Lành và Phật Giáo được phân tán về các đội lao động. Riêng các tuyên úy Công Giáo chờ phương tiện chuyển ngược về Thanh Phong.

Năm 1985, tôi và thầy Long bị giam chung tại Nam Hà và chính thời gian này tôi được biết thầy nhiều hơn. Có những người đã biết và nói rằng trước ngày di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, thầy đã trụ trì tại một ngôi chùa ở một làng tại tỉnh Nam Định và được đông đảo tín hữu mến mộ. Nhiều đêm tâm sự với thầy trong buồng giam, tôi cố gợi chuyện để biết thêm nhưng thầy là người điềm đạm khiêm tốn chỉ kể với tôi là thầy xuất gia đầu Phật từ lúc 12 tuổi. Quyết tâm tu hành, không muốn vương vấn nợ trần, thầy đổi tên là Nguyễn Văn Long và hầu như hoàn toàn không ai biết được tên thật và quê quán của thầy. Thầy thuộc nhiều địa danh ở Nam Định, khi tôi kể chuyện liên quan đến những vùng Cổ Lễ, Cổ Ra, Văn Tràng, Trực Ninh, Nam Trực, Quần Phương, Lạc Quần v.v. thì bỗng nhiên đôi mắt thầy rực sáng lên và có vẻ thích thú. Tôi đoán có lẽ thầy đã trải qua thời thơ ấu tại một trong những địa danh này chăng?

Thầy nói năm 16 tuổi, thầy chỉ lén về nhà nhìn mặt thân phụ của mình từ trần rồi lại lặng lẽ ra đi. Lý tưởng của thầy là Phật pháp, tình yêu của thầy là tha nhân, thân bằng quyến thuộc của thầy là Phật tử. Thầy có một cuộc sống vô cùng mộc mạc, đơn sơ, đức độ, lúc đi tu cũng như lúc ở tù. Thầy thường nói với tôi : "Tù cũng là tu". Thầy luôn tự nhận mình là một "Ông Sư Nhà Quê".Vốn có một tâm hồn thanh tịnh như đóa sen nở trên mặt hồ không gợn sóng lúc nào cũng toát vẻ chân tu khiến người bàng quan thấy thầy là cõi phúc. Đúng như vậy!

Trong thời kỳ đói khát, tù nhân chưa được gia đình tiếp tế thăm nuôi đã có kẻ lấy chiếc lon ghi gô đựng nước uống của thầy nhét đầy thịt heo đánh cắp của trại, lúc bị phát giác không ai dám nhận. Cuối cùng để tránh phiền lụy cho một số người, thầy không ngần ngại đứng ra nhận chiếc lon đó là của thầy mặc dù ai cũng biết thầy ăn chay trường và ai là kẻ ăn trộm lúc bấy giờ. Khi nào trại cho tù nhân chút ít thịt để "bồi dưỡng", thầy thường nhường cho các anh em đau ốm bệnh hoạn.

Đến khi được thăm nuôi tiếp tế, Phật tử khắp nơi đến thăm thầy hầu như hàng tuần. Những quà tiếp tế, thầy đem chia cho các bạn tù. Quần áo chỉ giữ 2 bộ. còn bao nhiêu cũng đem cho hết. Thầy thường xuống bệnh xá thăm viếng những người đau ốm và đem quà bánh thuốc men xuống cho họ. Thầy rất quan tâm đến những "con bà phước" (*) bị bỏ quên trong trại. Một vài trường hợp điển hình:

- Anh Khương, Phó Quản Đốc Trung Tâm Cải Huấn Côn Sơn - một người Công Giáo - bị địch bắt ngay trong lúc còn đang mặc sắc phục và bị việt cộng đánh nhừ tử. Hậu quả của những trận đòn thù khiến anh Khương trở thành bại liệt toàn thân và á khẩu. Anh bị mất liên lạc với gia đình từ ngày bị bắt. Gần 13 năm, anh mới bập bẹ nói được một tiếng "dôi, dôi" như đứa trẻ mới học nói. Thầy Long đã đích thân chăm sóc đút cơm, tắm rửa cho anh như một người thân, đặc biệt là khi trại đọc lệnh tha có tên anh nhưng anh không biết về đâu và không thể đi được một mình. Chính thầy Long đã giúp anh một số tiền và nhờ đại đức Tâm được tha cùng một lượt với anh Khương về trước tìm kiếm thân nhân của anh ở tận miền Tây để ra đón anh.

- Anh Nguyễn viết Tân, Đại tá hải quân QLVNCH bị toàn thân bất toại và bệnh nặng trong lúc mọi người ai nấy đều lo cho bản thân mình và tình thương giữa con người đã trở nên mệt mỏi thì thầy Long cũng chính là người tình nguyện chăm sóc anh Tân cho đến khi anh được người nhà ra đón kịp về rồi chết.

Một trường hợp khôi hài khác là ở trong trại có một anh tên Nguyễn Huệ, "vô tông tích" tự xưng là trung tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 23B (?). Có một thời gian anh ta bị giam chung với các tướng lãnh QLVNCH nhưng sau việt cộng phát giác "tướng Nguyễn Huệ" chỉ là một tên khùng và bị đuổi ra. Thấy thầy thương người và dễ dãi, "tướng Nguyễn Huệ" thường hay chạy theo quấy quả xin xỏ cơm và thuốc lào. Hễ trông thấy anh ta là thầy tủm tỉm cười, thầy không hề tỏ vẻ khó chịu và còn đi kiếm thuốc lào cho anh ta, tuy thầy chẳng bao giờ hút thuốc.

Tù nhân được tha dần nhưng vẫn còn tồn đọng một số khá lớn trong đó có các đại đức Tâm, Khuê, Xuân, Tùng, Trí, Bình, Ngự, Học, Diệu v.v. Mỗi lần thầy Long được thông báo có thăm nuôi thì các vị này đã sắm sẵn bao bị và tận tình giúp đỡ thầy. Thầy thường nói : " Hôm nay tôi lại có thánh Veronica đến thăm nuôi ". Đây cũng là dịp thầy tập họp các tu sĩ Phật giáo ở trong trại tù để phân công đi thăm viếng bệnh nhân hoặc cắt cử họ đến tụng kinh và cầu siêu mỗi khi có người tạ thế.

Vào các dịp lễ Noen hay Tết âm lịch, thầy cũng dành dụm chút gạo, đậu xanh, đường tán và khởi xướng việc nấu chè ăn chung cả buồng mang niềm vui nhỏ bé đến cho mọi người và còn dốc hết "hầu bao" giúp các anh em nghèo đói nhất trong trại.

Thầy rất thích nghe tôi đánh đàn và kể chuyện cuộc đời thánh Phanxicô Khó Khăn (Francis 0f Assisi) nhất là những câu hát ý nghĩa thâm thúy trong Kinh Hòa Bình. Cứ vào mỗi sáng sớm Chủ Nhật được nghỉ lao động, trong khi tất cả mọi người còn nằm trong mùng thì thầy đã đánh thức tôi và khẽ nói : "Ông Quý ơi ! Dậy cho anh em nghe đàn đi !" Thế rồi âm thanh của chiếc đàn gỗ tự tạo ở trong tù của tôi nhè nhẹ vẳng ra tiếng thay lời trong âm giai cung Mi buồn " Lạy Chúa từ nhân, xin cho con....." hầu như không làm cho ai khó chịu cả.

Tấm lòng cao quý của thầy sáng như ngọn đuốc trong trại tù tăm tối, không những đối với các bạn tù chính trị mà còn lan tỏa đến cả những tù hình sự giam chung cùng trại.

Như một tấm huy chương vô giá mà trên cõi đời này không thể đem ra so sánh được, thầy đã đối diện với bọn cai tù khát máu, trước họng súng AKA mà không hề nao núng và không sợ chết. Thầy đã được các vị tuyên úy Công Giáo ca ngợi vì đức bác ái và lòng hỉ xả, quên mình và chấp nhận những gì bất hạnh xảy đến. Trong cuốn AKA và Thập Giá của linh mục Phan Phát Huồn, Dòng Chúa Cứu Thế trang 107-108 kể chuyện đám tang của Cha Nguyễn Văn Bản, Dòng Đa Minh, tuyên úy Tổng Y Viện Cộng Hòa chết tại trại giam Yên Bái. Sau khi chôn cất, việt cộng bắt các tù nhân cải tạo lên lớp hội thảo để lên án và làm nhục người đã chết. Chúng vu cáo cho Cha Nguyễn Văn Bản là một tên ác ôn côn đồ, chạy theo Mỹ Ngụy giết hại đồng bào, một tên có nợ máu đối với nhân dân, một tên lường gạt vv.. Nghe tên Nha cán bộ việt cộng lải nhải nhục mạ một người đã khuất mà người đó vốn là một người đạo đức gương mẫu, không dằn nổi sự bất bình, thầy Long đã đứng lên bênh vực bằng một giọng ôn tồn nhưng cương quyết :

" Tôi được biết Linh Mục Bản ngoài xã hội cũng như ở trong trại cải tạo là một con người đạo đức, được mọi người kính nể..." Tên việt cộng hống hách nạt nộ:

" Anh im mồm ngay. Anh Bản đã bị nhà nước cách chức linh mục của anh ta từ ngày anh bước chân vào trại cải tạo, còn anh, anh đừng có hòng đem cái bọn cha cố vào đây mà hù dọa cách mạng..." nhưng thầy Long đâu có chịu im cho. Đợi cho tên việt cộng vừa dứt lời thì thầy Long nói tiếp:

" Nếu linh mục đều như cán bộ nói thì làm sao dân chúng tin tưởng và kính mến họ. Mặc dù cán bộ đã cấm các trại viên gọi các linh mục là Cha và tự xưng mình là con, trại viên nào không tuân thì sẽ phải xử lý, nhưng thưa cán bộ, có ai chấp hành lệnh đó không? Trái lại, đối với công chức nhà nước, trước mặt họ gọi là cán bộ nhưng sau lưng họ gọi bằng thằng việt cộng thì cán bộ nghĩ sao?"

Như một con hổ bị trúng đạn, hai mắt hắn đỏ ngầu giận dữ, nhảy chồm tới nhìn trừng trừng vào thầy Long, quát thật lớn văng cả nước miếng vào mặt người đối diện và hắn ra lệnh:

"À anh này hỗn thật, yêu cầu các đồng chí đem cùm tên này cho tôi, biên bản sẽ làm sau."

Thầy Long vẫn tiếp tục nói một cách hùng hồn cho đến lúc lính cảnh vệ việt cộng mang AK xông tới còng hai tay ông, ông không tự bênh vực cho mình, ông vẫn bình thản đưa hai tay cho chúng còng để chúng đem đi. Đây thật là hình ảnh một con chiên hiền lành đứng trước kẻ xắn lông mình mà không nói lời than trách như đã được diễn tả trong Kinh Thánh. (Cv.8.32-33).

Cuối năm 1987, thầy Long được tha về. Cởi bỏ chiếc áo chàm cải tạo, thầy lại khoác chiếc áo màu đà. Từ khi trở về Chùa Giác Ngạn, thầy không giữ chức trụ trì như trước, thầy sống trên căn gác xép tại góc vườn nhưng hàng ngày rất đông người đến thăm viếng và ngôi chùa được trùng tu lại trở nên đẹp đẽ khang trang hơn cũng nhờ uy tín và sự quan tâm của thầy. Hầu như ai cũng cảm mến gương hy sinh, lòng can đảm, tánh cương trực của thầy Long. Có những vị Linh Mục không đi cải tạo mà chỉ nghe tiếng thôi cũng muốn đến thăm thầy Long tại Chùa Giác Ngạn. Tôi hỏi Cha Vũ Ngọc Trân, Chánh Xứ Chu Hải tỉnh Phước Tuy, cha nghĩ thế nào khi đến thăm Hòa Thượng Thích Thanh Long tại Chùa Giác Ngạn? Cha đã trả lời một cách không dè dặt: " Tôi nghĩ Chúa sẽ thưởng công cho bất cứ ai biết khao khát trọn lành, thương người và giúp đỡ bênh vực người. Chúa nói kẻ nào giúp đỡ người đều có công trước mặt Ta. Tôi nghe các cha tuyên úy đi cải tạo về có nói nhiều về ông. Tôi cũng mến mộ ông và việc tôi đến thăm cơ sở một tôn giáo khác đâu có gì làm suy giảm đi lòng kính mến Chúa nơi tôi đâu. Nếu nói đó là một hình thức trao đổi văn hóa thì cũng chẳng sao!" (Cha Đa Minh Vũ Ngọc Trân cũng đã qua đời tại Xứ Chu Hải Bà Rịa ngày 24/2/1992).

Trong thời gian chưa mắc bệnh ung thư nơi xương tọa, phương tiện chính của thầy trong thành phố là "xe đạp ôm". Thầy thường ngồi trên "poọc ba ga" phía sau để cho một chú tiểu chở đi. Người ta thấy thầy xuất hiện ở nhiều nơi và tình thương của thầy dường như vẫn đặc biệt dành cho bạn tù cải tạo còn trong trại giam hoặc đã được tha về. Khi biết có ai đi xuống trại Z30D thì thầy cũng nhắn lời thăm hỏi, có đôi lúc thầy gửi một cần xé chôm chôm hoặc vài thùng mì gói xuống phân phát cho anh em chưa may mắn được về xum họp với gia đình. Khi nghe tin có người vừa mất, bất luận ở đâu, không phân biệt tôn giáo, nơi cầu siêu hay chốn làm phép xác, tại chùa hay nhà thờ thánh thất, thầy cũng đều có mặt để phân ưu với gia đình người quá cố, thầy không ngần ngại đến vì "nghĩa tử là nghĩa tận". Tôi đã gặp thầy và cùng đứng chung với thầy dưới gốc cây xoài trước tượng đài Đức Mẹ trong khuôn viên Nhà Thờ Ba Chuông để chờ tiễn đưa linh cữu của cố Trung Tá Nguyễn Thủy Chung và cố Trung Tá Nguyễn Anh Ly mất vào những năm 1989-1990.

Rất nhiều cựu TNCT nay đang có mặt tại Hoa Kỳ hoặc định cư rải rác trên khắp thế giới vẫn nhắc đến thầy Long. Ký giả Lô Răng tức cố Trung Tá Phan Lạc Phúc và Trung Tá nhà văn Hoàng Ngọc Liên, Ký giả Vũ Ánh... cũng có những bài viết rất sâu sắc về thầy.

*

* *


Tôi chẳng có tư cách gì và cũng chẳng dám đưa ra nhận xét nào để "phong thánh" cho một con người mà tôi quen biết trong một thời gian hạn hẹp. Dưới nhãn quan của một tín đồ Công Giáo, dù sao tôi cũng chỉ là một chứng nhân với biểu kiến riêng, tôi xem Hòa Thượng Thích Thanh Long là một tấm gương rất tốt lành, đáng kính và đáng tôn vinh mà thời đại ngày nay thắp đuốc giữa ban ngày đi tìm cũng khó kiếm. Một người đã hy sinh tất cả để trọn đời đi theo con đường giống như của thánh Phanxicô Khó Khăn tác giả bài ca KINH HÒA BÌNH đã đi.

Thầy Long luôn đề cập KINH LỤC HÒA trong Diệu Pháp Liên Hoa cho các đệ tử. Chính vì thế mà thầy rất thích KINH HÒA BÌNH của thánh Phanxicô lúc ở trong tù thì sau này tôi mới nghiệm ra vì nó ẩn chứa những điều uyên thâm sâu xa nói về đức bác ái và lòng từ bi cũng giống như KINH LỤC HÒA. Tôi không ngờ thầy Long lại là một người bạn tri âm của tôi và ngày nay mỗi khi dạo nhạc hát lên bài ca KINH HÒA BÌNH tôi lại nhớ đến thầy.

Từ cõi bên kia, tôi tin rằng thầy đang mỉm cười và chăm chú lắng nghe tôi hát:

"Lạy Chúa từ nhân, Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người, Lạy Chúa xin hãy dạy con như khí cụ bình an của Chúa, Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm...

Tôi sẽ nhớ thầy mãi mãi cùng với bài ca KINH HÒA BÌNH trong tiếng tơ đồng của cung Mi buồn.

VŨ VĂN QUÝ



(*) Cha Nguyễn Quốc Túy hiện nay làm cha xứ Tân Thái Sơn tại Sài Gòn.

(*) Con bà phước: tù nhân mồ côi, không người thăm viếng, thiếu thốn.


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#2 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6824 Bài viết:
  • 5578 thanks

Gửi vào 21/11/2019 - 15:01

NHÀ SƯ CỦA TÔI
Hoàng Ngọc Liên
Tưởng niệm Thượng Tọa Thích Thanh Long


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhớ nhau, xin nhớ tình dân tộc,
Lẳng lặng mà xem đá nở hoa
.
Thượng Tọa Thích Thanh Long

Lần chót tôi đến chùa Giác Ngạn là vào một buổi sáng Chúa Nhựt, sau khi dự thánh lễ tại nhà thờ Ba Chuông. Cũng nằm bên phải trên đường Trương Minh Giảng về hướng Lăng Cha Cả, chùa Giác Ngạn, nơi Thượng Tọa Thích Thanh Long trụ trì, ở sâu trong một con đường nhỏ chừng một trăm mét.

Tôi là một trong những người “mê tín” cụ Thanh Long, nhất là trong thời gian ở trại “cải tạo"Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vào những năm đầu của thập niên 80. Vì là người đồng hương Ninh Bình, nên ngay sau khi cụ Thanh Long đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo QLVNCH thay thế Thượng Tọa Thích Tâm Giác, tôi đã tới chúc mừng cụ. Lần nào đến Nha TUPG, tôi cũng được cụ cho uống trà và kể lại những kỷ niệm tại quê cũ. Nhưng phải đợi đến khi gặp lại cụ ở trại “cải tạo” Yên Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, rồi sau này trại Thanh Phong, tôi mới có dịp sống chung với cụ và hiểu hơn về con người của cụ.

Đó là một ông già “nhà quê” bình dị, một “đại sư” - như anh Đoàn Bội Trân và tôi thường nói về cụ - đã khiến một người theo Thiên Chúa Giáo như tôi “mê tín”.
Trong một bài báo dành riêng để tưởng niệm cụ trong ngày giỗ cụ đầu năm 1994 , anh bạn tôi, Ký Giả Lô Răng đã xúc động ghi lại nhiều kỷ niệm về cụ, ở đây tôi chỉ xin nhắc những “diễn biến hòa bình” mà cụ và tôi thường tâm đắc. Bao giờ cụ cũng có những "mắm muối” pha thêm vào câu chuyện cho đậm đà, vui vẻ và thoải mải.
Cụ kêu tôi bằng ông và hỏi tôi:

- Ông biết tại sao tôi kêu ông là Ông mà ông Hùng lớn tuổi hơn ông, tôi lại kêu bằng... anh không ?

Thấy tôi chưa “nắm” được vấn đề, cụ giải thích ngay:

- Đó là gọi theo tên hoặc theo họ, người mình cũng đôi khi gọi theo họ, như người Trung Hoa và tùy theo để xưng hô là Cụ, là Bác, là Ông, là Anh.
Ví dụ ông họ Hoàng thì tôi kêu bằng Ông Hoàng. Ông Nguyễn Huy Hùng thì tôi kêu bằng tên, là Anh Hùng.
Cũng như vậy, ông Tống Tấn Sỹ thì tôi kêu bằng tên, là Bác Sỹ...

Rồi cụ cười:
- Cho vui vậy mà!
Tôi cười theo:
- Hèn chi anh Tú chưa đến sáu mươi mà đã được Đại Sư kêu là Cụ Tú, còn anh Thông là Thầy Thông !
Bây giờ noi theo Đại Sư, ai cũng gọi anh Thông là Thầy Thông, mặc dù ảnh đâu phải là... Đại Đức!
Trong số những bồ ruột của cụ ở trại Thanh Phong, còn có ông cha Nghiêu, cựu Tuyên Úy Công Giáo.
Nhìn hai người ngồi chồm hổm ngoài sân nấu nước pha trà, ông cha Trâm - Tuyên Úy BĐQ - bảo tôi:
- Ông coi, thật là một bức tranh hòa đồng tôn giáo tuyệt vời. Tiếc rằng không có máy ảnh...
Sau này, lúc linh mục Nghiêu yên nghỉ trên đồi cây Thanh Phong, cụ Thanh Long ngậm ngùi nói:
- Thế là “Đức Vua băng” rồi! Ông Hoàng phải đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn Ngài.
Còn tôi thì làm công quả hồi hướng cho Ngài. Ngài “về” với Chúa như vậy cũng đỡ nhức đầu!
Cụ vui vẻ khi gọi ông Cha Nghiêu, cũng như Linh Mục Đinh Cao Thuấn, cựu Giám Đốc Nha Tuyên Úy Công Giáo là “Đức Vua”!
Cụ hay nói: “Cho vui vậy mà!”

Trong lúc mọi “trại viên” - danh xưng bịp của Công An coi tù đặt cho chúng tôi - “thương” cụ Thanh Long như vậy, thì bọn “chèo” lại không ưa cụ.
Chúng luôn tìm cách “hành” cụ, hoặc bắt cụ... cuốc thêm, phạt cụ ăn 12 kg, dọa sẽ cắt thăm nuôi...
Cụ Thanh Long thường bảo chúng tôi cái gì cũng... từ từ, mình còn tù trường kỳ, đâu có gì gấp. Ngờ đâu chủ trương “từ từ” của cụ rồi cũng đến tai... chèo!
Tên cán bộ trực trại hỏi cụ:
- Tại sao trong lúc phải tranh thủ đi nhanh ra hiện trường để thi đua làm sắn, anh cứ rề rề lùi lại phía sau. Có trại viên đứng lại chờ anh, anh lại nói: “Cứ từ từ”! Anh chống đối lao động hả?
Cụ cười:
- Nào tôi có chống đối bao giờ đâu. Cái chân tôi bị thấp khớp đi nhanh không được.
- Nhưng anh lại xui người khác từ từ...?
- Từ từ là tôi từ từ thôi...
- Anh về làm kiểm điểm cho tôi. Bắt đầu từ ngày mai, anh ăn mười hai kí!

Chiếc bánh bột mì luộc bằng lòng bàn tay là tiêu chuẩn thường lệ của mỗi người, hôm sau lúc phát cho cụ đã bị cắt một miếng. Miếng bánh được cát ra đó đem đặt vào tiêu chuẩn của anh Đinh Công Chất vì Chất “làm cho quên đời” được ăn mười tám kg. Tên “chèo” thưởng cho một người ăn thêm, nhưng trại không mất thêm chút nào. Nó cắt xén một người đang từ tiêu chuẩn 15kg xuống 12kg, để thưởng cho một người từ 15 kg lên 18 kg !

Do vậy, mà khi hiểu âm mưu “chèo”, anh Chất đã cầm mẩu bánh đem trả vào chiếc bánh mới bị cắt ra của cụ Thanh Long, rồi anh lấy chiếc bánh đó ăn và để chiếc bánh còn nguyên vẹn của mình cho cụ. Dĩ nhiên việc này không cho "chèo" biết và càng không để cụ hay được.

Vì cụ chẳng bao giờ quan tâm đến chuyện ăn uống, nên việc "chèo" có hạ tiêu chuẩn ăn hay không, cụ cũng không để ý nữa.

Trở lại câu chuyện đồng hương, bữa chúng tôi chuyển trại vào Thanh, lúc chiếc xe Ba Đình chở tù đi qua Thị Xã Ninh Bình, cụ chỉ tay vào bảng chỉ đường bảo tôi:
- Từ đây về phủ Kim Sơn chỉ còn hai mươi ba cây số, Phát Diệm hai mươi bảy cây. Ngày xưa có một dạo tôi ở chùa Đồng Đắc, cũng gần làng ông.
- Thưa Cụ, những năm cuối thập niên 30, ông già tôi thường xuống chùa Đồng Đắc lễ Phật.
Cụ Thanh Long ngạc nhiên:

- Nghe nói ông cụ có người anh ruột làm linh mục bên địa phận Bùi Chu?
- Dạ đúng, nhưng ông già tôi lại hay xướng họa thơ chữ Hán với quý vị lãnh đạo tinh thần bên Phật Giáo.
Cụ Thanh Long cười:
- Thảo nào ông thân với mấy ông sư. Thầy Thích Minh Thuần, Tuyên Uý Phật Giáo Sư Đoàn Dù, hồi sinh tiền vẫn nói với tôi là ông thường vô vãng cảnh chùa Hưng Pháp.
Xe đi qua cầu Hàm Rồng thì một hòn đá từ đâu liệng trúng vào tấm kiếng sát chỗ cụ ngồi.
Cụ hỏi tôi:
- Ông có biết tại sao họ ném đá vào xe mình không?
Tôi đoán chừng:
- Tôi chắc là đồng bào được nghe cán bộ tuyên truyền là sĩ quan “ngụy” ăn thịt người, nên xui họ tỏ thái độ...
Cụ Thanh Long vẫn cười, nhưng đầu cụ lắc lắc:
- Lần này ông... sai rồi! Đó là những năm trước khi chúng mình mới ra Bắc. Bây giờ thì đồng bào hiểu rồi.
- Vậy lần này...
Cụ chậm rãi:
- Lần này đồng bào bị lừa!
Tôi trố mắt:
- Đại sư nói đồng bào bị lừa?
Cụ gật gù:
- Lúc xe dừng lại bên này cầu Long Biên. Tôi được một anh tài xế xe Ba Đình cho hay trước, là anh ta nghe “chèo” nói với nhau lần này rỉ tai đồng bào dàn chào xe chở bọn tù binh “bành trướng Trung Quốc” mà “ta” bắt được trong trận chiến trên sáu tỉnh biên giới phía Bắc vừa qua. Tuyên truyền như vậy mới khích động căm thù trong dân chúng, vì Thanh Hóa cũng như các tỉnh, đều có bộ đội, dân công hy sinh trong những ngày Tầu “vượt biên”... xâm lược !
Tôi nói thêm:
- Và cũng để chúng ta hiểu lầm đồng bào còn căm thù mình... Tin tức nóng hổi như vậy mà Đại Sư cũng có sớm. Cụ thiệt thần thông quảng đại !
Cụ lại cười:
- Thần thông gì đâu? Có duyên may nên được biết, nên cũng... thông cảm với đồng bào.

Lúc đến Trại Thanh Phong, tôi may mắn ở cùng đội với cụ Thanh Long. Đội trưởng là anh Võ Văn Hổ. Chúng tôi gọi anh là... Cọp cho gọn. Cọp rất khéo léo, vừa không để “chèo” bắt bí, vừa không để anh em phải làm những việc mà tự bọn “chèo” nghĩ ra bắt tù phải làm, như một đội khác. Đối với cụ, Cọp một niềm trọng kính. Việc gì coi bộ quá nặng so với thể lực của mấy ông già, nhất là khi trong số những người phải làm lại có cụ Thanh Long, Cọp thường tiếp tay làm cho mau xong.
Cụ thường khen:
- Cọp khỏe và dễ thương lắm, lại hay giúp mấy ông già. Nếu “tự quản” nào cũng như Cọp thì anh em tù cũng đỡ khổ.
Chẳng những anh em quốc gia bị tù đỡ khổ mà cả mấy đứa con nít bên tù hình sự cũng đỡ đói.
Câu chuyện này về sau kể lại cho nhà thơ Thái Duy Đức nghe, thi sĩ rất tán thưởng:
- Thế là hơn mười năm trước, các anh em tù chính trị đã làm “diễn biến hòa bình” rồi !

Câu chuyện thật giản dị, chúng tôi làm vì tình người, không cần biết bọn trẻ đang bị cầm tù m*t d*y như thế nào. Chỉ thấy chúng đang đói, đang lạnh. Chúng tôi cũng đói, cũng lạnh, nhưng so với tù hình sự, chúng tôi hạnh phúc hơn nhiều. Từ 1979, tù chính trị đã được thăm nuôi, hoặc được phép nhận quà ba kg, về Thanh Phong gói quà gia đình đã lên năm kg, cho nên mỗi khi có “thăm nuôi”, chúng tôi lại chuyển phần bo bo qua cho mấy đứa trẻ bên tù hình sự. Nói chuyển qua thì dễ, nhưng chuyển qua trót lọt, tránh được bao nhiêu con mắt cú vọ của đám “chèo”, của “ăng ten”... thì cũng phải tốn công phu. Thường thường một vài anh em trẻ, có sức liệng xa khiến chiếc túi ni lông có mấy “tiêu chuẩn” bo bo rơi đúng... vị trí. Còn cụ Thanh Long và tôi đứng hai đầu nhà canh chừng để nếu thấy đúng thời cơ, mới ra hiệu cho anh em liệng bịch ni lông bo bo qua bên kia hàng rào giây kẽm gai cho mấy đửa nhỏ đang chờ sẵn.

Được các bác, các chú miền Nam chi viện, bọn trẻ rất cảm động. Có đứa đã khóc. Ngoài rẫy làm mùa, chúng tôi được bọn trẻ biết ơn, kiếm giùm cho bó củi, bó rau. Dĩ nhiên chúng cũng mong được cho đồ ăn, cho quần áo, nhưng điều làm cụ Thanh Long và chúng tôi được an ủi là bọn trẻ m*t d*y đã có lễ phép, biết nói cám ơn và nhất là chúng thấy rõ những điều được “giáo dục” căm thù quân “ngụy” của Công An coi tù là láo khoét.

Đó cũng là phần thưởng tinh thần cho chúng tôi và là những kỷ niệm khó quên trong thời gian chung sống với cụ Thanh Long.
Tiếc rằng cụ viên tịch trước khi tôi chuyển lời thăm của Cọp đến cụ. Vì cái lần chót mà tôi đến chùa Giác Ngạn - như trên đã viết - là để tiễn cụ về nơi yên nghỉ.
Tôi thắp hương lạy trước quan tài, như một Phật tử ngoan đạo và nói với cụ:
- Tôi thật có lỗi vì cả tháng nay lu bu ba cái giấy tờ chưa đến thăm Đại Sư được, bữa nay đến thì chỉ còn đưa tiễn Đại Sư.
Thứ năm vừa qua, Cọp đi Mỹ. Tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất với Cọp. Cọp nói: “Ông già có đến chùa Giác Ngạn cho tôi gửi lời thăm Thầy Thanh Long.”
Mong Đại Sư sớm về cõi Đức Phật A Di Đà!
Lạy Đại Sư.

Cả rừng người đổ xô về chùa Giác Ngạn, trong đó dĩ nhiên có vợ chồng người Công Giáo từng đi thăm nuôi cụ, để vĩnh biệt “Nhà Sư của tôi.”

Để Tưởng niệm “Nhà Sư Của Tôi”
Cầu chúc Ngài sớm siêu thăng Lạc Quốc
.

Hoàng Ngọc Liên
(

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#3 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6824 Bài viết:
  • 5578 thanks

Gửi vào 22/11/2019 - 06:18

NHÂN NĂM RỒNG
KỂ THÊM VỀ

CỐ THƯỢNG TỌA THANH LONG

"Nhà Sư Của Tôi" đã bênh vực "ÔngCha Nghiêu" như thế nào?
Hay là "Nhà Sư Của Tôi" đã phải làm "kiểm điểm"
Rút Kinh Nghiệm về việc Ngài liệng chiếc mền đỏ cho một thanh niên "dân tộc"!
Để Tưởng niệm "
Nhà Sư Của Tôi"
Cầu chúc Ngài sớm siêu thăng Lạc Quốc.
Hoàng Ngọc Liên


Bữa tôi ra mắt sách tại Orlando, cựu Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh, Hội Trưởng Hội Cao Niên Orlando và Vùng Phụ Cận, có nhắc tôi là bài "Nhà Sư Của Tôi" (NSCT) trong cuốn tạp văn "Viên Đạn Cuối Cùng" còn thiếu nhiều chi tiết. Tôi cảm ơn cụ Quỳnh và hứa là nhân dịp Tân Niên Canh Thìn (y2k) tức Năm Rồng đầu thiên niên kỷ mới, tôi sẽ kể thêm về những câu chuyện tại Trại "cải tạo" Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Cụ Nguyễn Quốc Quỳnh và kẻ viết bài này đều có nhiều kỷ niệm tại đây, nhất là với cố Thượng Tọa Thích Thanh Long, nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Uùy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Sở dĩ bài NSCT thiếu một vài câu chuyện về Đại Sư Thanh Long, vì là bài viết ngắn để đăng trên Bản Tin Chùa Vạn Hạnh (Raleigh, North Carolina) mà số trang có hạn. Lẽ ra trước khi in bài này trong tập tản văn, tôi phải bổ túc, nhưng đã sơ xuất. Nay xin... chuộc lỗi bằng bài viết này.

Do một cơ duyên... tiếp nối với cụ Thanh Long, cả gần mười năm sau khi Đại Sư viên tịch tại chùa Giác Ngạn Sài Gòn, tôi viết về Cụ. Và một chuỗi sự việc liên quan đến Cụ do bài NSCT, đưa tới việc Thượng Tọa Thích Thiện Tâm về Trụ Trì tại Chùa Vạn Hạnh; việc tôi liên lạc với thân hữu bên nước Đức sau khi bài này được đăng lại trên Nguyệt San Viên Giác của Thượng Tọa Thích Như Điển; việc tôi có thêm nhiều thân hữu là Phật Tử, vì tôi là người theo Thiên Chúa Giáo mà viết bài rất trân trọng sùng kính một vị Chân Tu bên Phật Giáo.

Mỗi lần chúng tôi, những anh em đồng cảnh tù "cải tạo", nhắc đến Thượng Tọa Thích Thanh Long, ai nấy đều thành kính nhớ về Cụ như một vị anh hùng trong lòng chúng tôi.
Ở một cõi không còn hệ lụy, vị sư già của chúng tôi biết được điều này hẳn không vui lòng. Bởi Cụ vẫn cho mình là một Ông Sư Nhà Quê, bình thường, giản dị, không muốn ai đề cao mình.

Cụ chia sẻ phần ăn của mình cho bạn tù, như một hành động phải làm như thế mà không hề có ý hành thiện để gây công đức. Thỉnh thoảng được Phật Tử - chùa Giác Ngạn -, hay vợ chồng người Công Giáo gần nhà thờ Ba Chuông ra thăm nuôi, Cụ chia thức ăn cho kỳ hết, sau đó lại nhận phần "bo bo" như... thường. Nhiều bạn tù thấy dưới chân sàn nằm của mình có bịch "ni-lông" thức ăn, đều chắp tay vái, hướng về phía chỗ cụ nằm. Anh em biết là của cụ cho. Trong đồng cảnh "đói muôn năm", ngoài cụ ra, ít ai còn có thể bớt phần ăn, phần "thăm nuôi" của mình để phân chia bằng hết cho các bạn tù, như Cụ?
Bọn "chèo" không ưa cụ, dĩ nhiên, vì:

- Anh Nong, Anh nề mề thế?

Cụ thong thả:

- Nào tôi có lề mề bao giờ đâu!

- Anh còn cãi hả?....

và:

- Anh vất túi bo bo qua hàng rào cho bọn bên kia nhận, anh tưởng cán bộ không biết sao? Anh vi phạm nội quy...

- Thì bọn trẻ đói quá...

- Anh nà bướng nắm! Tôi cảnh cáo anh!

Cụ bị làm "kiểm điểm nhiều lần mà lần nặng nhất là tội "mua bán đổi chác" với một thanh niên dân tộc thiểu số. Xin kể lại chuyện này hầu bạn đọc, như sau:

Trong thời gian làm "Trực Buồng", Cụ Thanh Long có nhiệm vụ xuống nhà bếp gánh hai thùng nước sôi về "chế" vào các "gô" - lon sữa guigoz được bạn tù dùng để nấu nướng hay đựng nước uống. Vào một buổi chiều cuối năm, vừa xuống nhà bếp - trên dốc bờ suối chạy ngang qua trại Thanh Phong - Cụ nhác thấy thấp thoáng có một thanh niên Thượng đi ngang qua. Hé mắt nhìn qua hàng rào cọc tre, cụ thấy người này co ro trong manh áo hở hang. Cái lạnh mùa đông miền núi với những cơn mưa bụi khiến mặt anh tái mét. Nhìn quanh không thấy có gì trở ngại, cụ lên tiếng vừa đủ cho anh nghe:

- Này!

Thanh niên nhìn qua kẽ hở của hàng rào:

- Cụ bảo gì?

- Anh đợi đó, tôi đi lấy cho chiếc mền!

- Mền?

- Phải rồi, là cái chăn cho ấm!

Thanh niên mừng rỡ nhìn theo Cụ thoăn thoắt đi vào phía trong.

Chỉ một lát sau. Cụ guộn chiếc mền đỏ - một trong hai cái mền màu đỏ mà "Trại" phát cho tù, cùng với chiếc áo trấn thủ cũ mèm, còn dính máu, là tất cả phương tiện "chống rét" theo tiêu chuẩn - qua hàng rào cọc tre.

Nhưng Cụ già sức yếu, đã lấy đà để liệng chiếc mền qua nhưng nó chỉ qua được gần phân nửa, phần còn lại bị máng trên đầu những cọc tre nhọn hoắt. Bên ngoài, anh càng kéo mép mền xuống, nó càng dính chặt vào đầu cọc.

Đúng vào lúc đó, tên chèo ngồi trên vọng gác nhận ra sự việc bất thường. Gã báo động. Thấy tình trạng nguy hiểm cho người bên ngoài, Cụ bảo anh:

- Đi lẹ đi!

Thanh niên vừa chạy xuống bờ suối thì tên "cán bộ trực trại" hầm hầm bước tới. Y lớn tiếng:

- Anh Nong! Anh nàm gì ở đây?

Cụ điềm tĩnh:

- Tôi lấy nước về cho Đội!

Y chỉ tay lên chiếc mền đỏ máng trên hàng rào?

- Anh vất chiếc chăn này cho ai bên ngoài?

- Tôi đâu biết là ai?

Y nạt lớn:

- Anh chối hả?

Cụ vẫn thong thả:

- Nào tôi có chối gì đâu?

- Tại sao anh vất chiếc mền cho người bên ngoài?

- Vì tôi thấy anh ta lạnh quá!

Y dằn từng tiếng:

- Anh... mua bán đổi chác hả?

Cụ cười:

- Cán bộ nghĩ coi, trên người anh ta chỉ có chiếc quần đùi và manh áo rách, có gì để tôi... mua bán đổi chác?

- Anh còn cãi hả. Anh vi phạm nội quy. Nẽ ra tôi cùm anh một chân...

- Tùy cán bộ thôi!

- Nhưng thấy anh già yếu, tôi bắt anh nghiêm chỉnh nàm kiểm điểm. Anh nghe rõ chưa?
- Nghe rõ, cán bộ!

Trước khi quay đi, y còn dọa Cụ:

- Anh phải thành thật khai báo, nghiêm khắc kiểm điểm và nộp nên văn phòng tôi ngay chiều nay. Anh nắm được chưa?

Cụ muốn phì cười khi trả lời y:

- Nắm được rồi, cán bộ.

Chiều hôm ấy, khi chúng tôi xếp hàng .. vô chuồng. Tên trực trại nói với cụ Thanh Long, khi cụ bước qua trước mặt y:

- Anh Nong! Sao chưa nộp kiểm điểm?

Cụ vẫn thong thả:

- Tôi trực buồng làm bao nhiêu việc, thì giờ đâu mà viết. Cán bộ lại chưa cho giấy bút, tôi lấy gì để viết?

Y nạt liền:

- Viết thư cho gia đình thì anh có giấy bút...

Cụ không chịu:

- Nào tôi có gia đình đâu mà viết thư...

Có tiếng cười phía sau của bạn tù còn đợi vào buồng. Tên trực trại quay lại nhưng không bắt được kẻ nào vừa phát ra tiếng cười ấy, y khoát tay:

- Vào buồng đi. Tôi sẽ cho anh giấy bút nàm kiểm điểm. Sáng mai nộp cho tôi!

Sáng hôm sau, tên trực trại đòi nộp bài kiểm điểm thì cụ làm ra bộ không hiểu:

- Tôi nghĩ sáng nay viết thì chiều nay nộp, nếu tôi tranh thủ viết kịp...

Y quát:

- Tại sao tối qua anh không viết?

Cụ cười:

- Làm sao tôi thấy đường viết, khi không đủ ánh sáng?

- Không nôi thôi với anh! Anh nà bướng lắm. Trưa nay anh phải viết xong tờ kiểm điểm, nếu không, tôi cùm anh!

Cụ không trả lời nữa. Tên trực trại bỏ đi.

Sau đó, Cụ không làm trực buồng nữa, ra lao động như trước.

* * *


Hôm ấy, sau khi "trại viên" sắp hàng ngồi theo từng đội trên sân "tập kết" chờ báo cáo xuất trại đi "lao động là vinh quang", tên trực trại lớn tiếng:

- Anh Nghiêu đâu?

Linh Mục Nghiêu đứng lên:

- Có tôi!

- Anh nên đây! Đứng bên cạnh tôi và nhìn xuống sân tập kết.

Chờ cho vị linh mục già an vị, tên trực trại ... phát:

- Trước toàn Trại, tôi cảnh cáo trại viên Nghiêu về tội nề mề trong nao động, gây ảnh hưởng xấu đến phong trào thi đua sản xuất vụ Đông Xuân!...

Một cánh tay giơ lên, cùng với giọng nói quen thuộc của Thượng Tọa Thích Thanh Long mà phần đông anh em tù đều kêu là bố:

- Tôi có ý kiến!

Tên trực trại vốn không có hảo cảm với Cụ, y chưa kịp phản ứng thì Cụ đã lớn tiếng:
- Thưa cán bộ trực trại, tôi không đồng ý cho rằng ông cha Nghiêu...

Y ngắt lời cụ:

- Cho anh nói nại: anh Nghiêu! Không có ông cha nào ở đây cả!

Cụ nói tiếp:

- Tôi không đồng ý cho rằng anh Nghiêu lề mề trong lao động. Tôi nhận thấy anh Nghiêu rất... tích cực, luôn đạt chỉ tiêu do trại đề ra. Chỉ là anh Nghiêu lớn tuổi nên không được nhanh nhẹn...

Tên trực trại xua tay:

- Anh Nong ngồi xuống! Tôi nhắc: Trại cảnh cáo anh Nghiêu, cảnh cáo nuôn anh Nong về tội cũng nề mề nao động, còn thêm tội bao che nữa. Nếu các anh không sửa đổi, Trại sẽ có biện pháp.

Y nhìn qua phía ông cha Nghiêu:

- Anh Nghiêu và anh Nong sáng nay nên phòng cán bộ trực trại "nàm việc".

... Chúng tôi nhìn theo nhị vị chân tu trở về buồng.

Nhiều năm sau, những anh em tù từng chứng kiến khung cảnh một vị Thượng Tọa lớn tiếng bênh vực một vị linh mục ngay trong ngục tù c.... s.. bất chấp mọi hậu quả,không bao giờ quên được.

Còn nữa, hình ảnh các ông sư, ông cha ngồi chồm hổm nấu nướng ngoài sân rồi ăn chung với nhau... luôn hiện ra trong những giấc mơ của tôi, dù đang sống ở Hoa Kỳ.

Tôi còn được biết Linh Mục Tống Thiện Liên (TX) đã "meo" món quà 100 mỹ kim để Welcome Thượng Tọa Thiện Tâm (hồi ngài còn ở Atlanta), khi vị sư khả ái này mới tới Mỹ.

Thử hỏi những sự thật này, mấy ai nghĩ được là đã xảy ra?

Các vị tu hành khả kính trong tù, chỉ cảm nhận tình người của nhau, không bao giờ có chuyện mất đoàn kết giữa những chiến sĩ quốc gia, vì màu sắc tôn giáo. Quý vị ấy mến thương nhau thành khẩn khiến bạn tù đều được noi gương. Sau khi ra tù, các vị thường qua lại, thăm hỏi nhau thân thiết từ trong cũng như ngoài Nước.

Thế mà ở đâu đó sau này, ngay trên những nước Tự Do, vẫn còn những chuyện chia rẽ giữa một số - dù rất ít - con người Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo!

Cụ Thanh Long, "Nhà Sư Của Tôi", thần thông quảng đại, hẳn đau lòng về những chuyện chia rẽ, nếu còn xảy ra trong cộng đồng người Việt Quốc Gia, như thế.

Miền Đông Hoa Kỳ, Cuối năm 1999
Hoàng Ngọc Liên
(

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



.

Thanked by 3 Members:

#4 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6824 Bài viết:
  • 5578 thanks

Gửi vào 23/11/2019 - 11:21

MỘT ĐOÁ SEN
THƯỢNG TỌA THÍCH THANH LONG

Quyền G.Đ Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH
Phạm Gia Đại


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên tám mươi tại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ, mọi thứ như tỏa ra hơi nóng – những bức tường, những sàn lót gạch hung hung đỏ, cái sân tráng xi măng trước mặt, ngay cả cái ván lót trên sàn nằm cũng toát ra hơi nóng.

Những người tù nhân chính trị chế độ cũ như trong một lò ngục tối trên trần gian, ban ngày thì lao động khổ sai đổ mồ hôi không phải đổi lấy bát cơm mà đổi lấy ít thức ăn độn như khoai hay sắn hay bo bo mà vẫn không đủ no, ban đêm thì cố giỗ giấc ngủ trong cái nóng như nung như đốt ấy trong cái cả nh nằm xếp hai từng như cá đóng hộp trong buồng giam. Mồ hôi lại đổ ra cho đến khi mệt lả người đi thì giấc ngủ chập chờn mới đến.

Cái nóng kinh người đã kéo dài cả tháng nay và đồng ruộng đã nứt nẻ, các em bé chăn trâu mà Trung và các bạn gặp trên đường đi lao động cũng môi khô và chui vào các bụi cây trú nắng. Các giếng nước cũng từ từ khô cạn đưa đến nạn thiếu nước trầm trọng cho cả dân chúng những làng bên ngoài lẫn những người tù khốn khổ trong trại.

Buổi trưa hôm đó cũng như mọi ngày sau khi lao động về, ăn xong phần ăn trưa ít ỏi, các người tù cố nằm giỗ giấc ngủ ngắn để lấy sức lao động buổi chiều thì thấy một vị sư già đang ngồi ngoài sân nắng trong thế kiết già cả nửa tiếng đồng hồ và mặt ngước nhìn thẳng lên trời. Những khi hạn hán thì thầy vẫn cầu nguyện như thế và sau đó chiều tối hay trước nửa đêm thể nào mưa giông cũng kéo đến. Đêm nay cũng thế, Trung cố giỗ giấc ngủ để mà mai còn sức trả cái nợ lao động nhưng không làm sao nhắm mắt được, mồ hôi trên người cứ nhỏ từng giọt như làm cho sức khỏe của anh cạn dần đi theo đêm. Anh nhớ tới thằng bạn thân nằm bên cạnh nói với anh hồi chiều rằng chỉ ước ao ông Trời cho một trận mưa chứ đã tù cả chục năm rồi cũng chẳng mơ ước xa xôi gì ngày trở về nữa.

Thế rồi, như một phép lạ những làn gió mát từ đâu từ từ thổi đến, len lỏi vào những khung cửa sổ, luồng dưới những cánh cửa buồng giam và từ xa xa vài lằn chớp nhoáng lên bên trời. Chẳng bao lâu sau thì những giọt mưa, ôi những giọt mưa cam lồ của Trời ban xuống như thêm sức mạnh cho những người tù biệt xứ lưu đày. Các buồng giam không ai bảo ai đều thức dậy và tung mùng ra để được hít thở những giây phút mát rượi của làn gió lùa vào trại giam.

Vô tình Trung nhìn xuống nơi vị sư già giam cùng buồng với anh, thầy vẫn như còn đang ngồi thiền trong mùng, mặt quay vào tường trong thế kiết già. Trung chợt hiểu và các bạn anh cũng hiểu rằng chính nhờ thầy cầu nguyện mà đã có trận mưa đêm nay. Vị sư già đó chính là Trung Tá Quyền Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH – Thượng Tọa Thích Thanh Long, một người tù xuất chúng đã làm cho kẻ thù phải cúi đầu kính nể. Giang sơn của thầy cũng là một tấm chiếu, hai bộ quần áo tù, và một cái chăn đỏ Trung Quốc như mọi người và nằm một dãy với các Đại Đức Tuyên Úy khác.

Anh nhớ đến thầy Khuê, một vị Tuyên Úy Phật Giáo và Tam Đẳng Huyền Đai Nhu Đạo võ đường Quang Trung, một vị Đại Đức mà anh rất mến thương và kính trọng, đã từng nói với anh rằng nếu nói về đạo Phật, về sự tu hành thì hãy lấy thầy Long mà làm gương; đừng vì một vài vị Tuyên Úy đã không nghiêm giữ được giới răn mà hiểu lầm về đạo Phật mà mất đi niềm tin.

Anh nhớ lại câu chuyện lúc mới bước chân vào trại giam Long Thành sau khi Sài Gòn sụp đổ và hầu như mọi người đều không biết bấu víu vào đâu, niềm tin vào các tôn giáo cũng bị lung lay thì một sự việc đã xảy ra làm mọi người đều kính trọng thầy, nhất là khi biết hai tòa đại sứ bạn đã đến đón thầy đi di tản trước đó nhưng thầy đã khẳng khái chối từ và thanh thản bước chân vào trại giam.

Trong thời gian mới bị giam giữ, một hôm thầy được gọi ra làm việc để gặp hai vị sư quốc doanh là Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu. Hai vị này ra sức thuyết phục và chiêu dụ thầy để thầy ủng hộ phong trào “Phật giáo yêu nước”, và nói sẽ bảo lãnh cho thầy ra khỏi tù ngay để nhờ thầy góp công góp sức xây dựng phong trào Phật Giáo Yêu Nước này. Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho c.... s...

Thích Minh Nguyệt đã bị đày ra Côn Đảo, còn Thích Thiện Siêu thì thường được gọi là ông Từ Đàm vì tu ở chùa này ngoài Huế. Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đứng ra bảo lãnh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành vì họ đã bị lộ hình tích. Không ngờ ông trời trớ trêu để có ngày họ lại đến trại Long Thành và đối đầu với thầy trong hoàn cảnh đặc biệt này của đất nước.

Thầy nhìn hai vị sư quốc doanh kia và từ tốn chậm rãi nhưng thật cương quyết thầy nói:
“Các ông đã dựng nên cái phong trào “Phật Giáo yêu nước” ấy thì các ông cứ tiếp tục công việc mà các ông đã làm, còn tôi là một Tuyên Úy trong quân đội và tôi sẽ theo chân các Phật tử trong các trại giam, họ đi đến đâu thì tôi cũng sẽ đi đến đấy với họ cho tới cùng. Thôi các ông về đi”.
Và sau đó thầy chấp nhận việc chuyển trại ra Bắc mở đầu cho một quãng đời biệt xứ lưu đày.

Những ai có may mắn gặp thầy trong trại giam thầy đều kính trọng vị sư già này, người mà lúc nào cũng như mỉm cười, hòa nhã, giản dị, khiêm tốn và giúp đỡ tất cả mọi tù nhân mỗi khi thầy có phương tiện.

Năm 1976, thầy cùng một số Tuyên Úy chuyển trại từ Nam ra Bắc và bị giam giữ tại trại 1 Sơn La hay còn gọi là trại Mường Thái là nơi mà trước kia Pháp đã từng giam giữ những tù nhân bị án lưu đày. Năm sau thì thầy có tên trong số những tù nhân di chuyển về trại Yên Hạ, trại giam này nằm dưới thung lũng và bao vây chung quanh bởi những dãy núi đá vôi, thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Trại Yên Hạ là nơi chuyên giam giữ những tử tội hình sự cướp của giết người mà đã được nhà nước “khoan hồng” tha cho tội chết.

Chỉ hơn một năm sau thì các tù nhân này dần dần kiệt sức vì lao động khổ sai, thiếu dinh dưỡng, thiếu ăn nhất là thiếu chất mỡ và đường, và vì khí độc từ dãy núi đá vôi phả vào từ chung quanh. Bởi thế chỉ sau một thời gian ngắn chuyển trại từ trong Nam ra ngoài Bắc, ai nấy đều gầy như bộ xương còn biết đi. Khi đi lao động hay đi trở về trại, người ta chỉ thấy những bộ quần áo tù phấp phới bay mà chẳng thấy da thịt đâu.

Thế rồi sau bốn năm trời giam cầm và lưu đày, một số những người tù lần đầu tiên được nhận một gói nhỏ tiếp tế cực kỳ quí giá từ gia đình trong Nam gửi ra, một số khác thì vẫn chưa nối lại được sợi dây với gia đình trong Nam.

Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà có được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đã định và huệ đã ngời sáng.

Thầy cũng không thoát được những vụ hỏi cung, một hình thức tra tấn tinh thần những người tù khốn khó này trong trại giam. Một tên cán bộ từ Hà Nội vào với mái tóc hoa râm có vẻ là một viên chức cao cấp thuộc Bộ Nội Vụ đã hỏi cung thầy trong ba ngày liên tiếp. Hắn vứt cho thầy tờ giấy để tối về khai báo những tội lỗi đã chống đảng, nhà nước và nhân dân trước kia khi hoạt động ở Sài Gòn cho Nha Tuyên Úy Phật Giáo của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Sáng hôm sau, khi kêu ra làm việc tiếp tục, thầy đã nộp bản khai báo cho hắn, vừa xem xong thì hắn đùng đùng nổi giận ném tờ khai xuống bàn và quát tháo:
“Anh khai báo thế này hả? Tại sao anh lại chép Chú Đại Bi vào đây? anh muốn tù rục xương ra không?”.
Vẫn thái độ bình tĩnh và từ tốn của một vị cao tăng thầy chậm rãi trả lời:
“Thì đây chính là những gì mà tôi đã làm và đã tụng niệm khi xưa, có thể thôi!”.
Hắn với vẻ mặt hầm hầm liệng cho thầy một tờ giấy khác để khai báo lại một cách thành khẩn để được sớm khoan hồng. Sáng ngày hôm sau, thầy nộp cho hắn một tờ thứ hai và trên tờ đó thầy chép lại thật nắn nót bài Kinh Bát Nhã. Đến đây thì hắn nổi điên lên và mạt sát thầy thậm tệ và đe dọa rằng thầy sẽ tù mọt gông và đừng mong sẽ được hưởng lượng khoan hồng. Thầy ung dung trả lời rằng:
“Các ông cứ việc giam giữ tôi bao lâu cũng được, tôi chỉ xin các ông hãy thả hết những người tù chính trị chế độ cũ mà các ông đang giam giữ mà thôi”.

Từ đó đến sau, chúng ít khi kêu thầy ra hỏi cung nữa cho đến mãi năm 87, trước khi có một đợt thả lớn tại trại Ba Sao Nam Hà thì trong các vị Tuyên Úy bị hỏi cung có tên thầy. Nhưng đặc biệt lần này chúng gọi thầy bằng thầy chứ không gọi là anh như trước nữa, tuy nhiên chúng vẫn dụ dỗ thầy nhận tội để được khoan hồng.

Thầy trả lời rằng các ông cứ thả hết các ông đại đức tuyên úy ra đi vì họ chẳng có tội lỗi gì hết tất cả đều do tôi và họ đều làm theo chỉ thị của tôi hết, muốn gì thì cứ giữ tôi ở lại đến bao lâu cũng được. Chúng đành chào thua và chỉ vài tháng sau thì thầy có tên trong danh sách được thả ra khỏi trại cùng với tất cả các đại đức và những vị mục sư linh mục khác trong các Nha Tuyên Úy quân đội.
Thầy ở tù mười hai năm, một năm trong Nam và mười một năm lưu đày trong những trại giam được dựng lên nơi rừng thiêng núi độc miền Bắc.

Về miền Nam, thầy trở lại chùa Giác Ngạn trên đường Trương Minh Ký cũ ở Sài Gòn để lại lo Phật sự, cúng kiến giúp đỡ các gia đình Phật tử. Khi đi đâu tụng kinh thầy vẫn đơn sơ trong chiếc áo nâu sòng và phe phẩy chiếc quạt đã sờn rách và môi luôn nở nụ cười hiền hậu giống như một ông già nhà quê chất phát hiền lành.
Chùa Vĩnh Nghiêm có vời thầy ra nhưng thầy vẫn ở lại Giác Ngạn – ngôi chùa mà thầy góp công xây dựng lên và trụ trì cho tới khi mất nước – cho tới khi thầy viên tịch vài năm sau đó.

Phạm Gia Đại
(

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#5 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6824 Bài viết:
  • 5578 thanks

Gửi vào 24/11/2019 - 14:17

Lời Ban Biên Tập: Nhân sắp đến ngày giỗ cố Hòa Thượng Thích Thanh Long - một cựu Tù Nhân Chính Trị, nguyên là Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo QLVNCH bị cầm tù cải tạo tại Trại giam Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh từ ngày 13 tháng 6 năm 1975 đến ngày 12 tháng 9 năm 1987 thầy được thả về Chùa Giác Ngạn ở Sài Gòn và viên tịch tại đây ngày 29 tháng 11 năm 1991. Dưới đây là một trong loạt bài nói về thầy như để tưởng niệm đến thầy.



Lời Tác Giả: "Những Vị Sư Nha Tuyên Úy" là Phần V của thiên hồi ký "Những Người Tù Cuối Cùng" mà tác giả cố gắng ghi lại những lời giáo huấn của hai vị sư chân tu trên bước đường lưu đầy. Những lời giáo huấn quí giá đã giúp cho nhiều anh em tù nhân vượt qua được những chặng đường gian khổ và những thử thách lớn lao nhất trong cuộc đời của họ. Hồi ký này cũng là lời tri ân dâng lên cố Hoà Thượng Thích Thiện Chánh và cố Thượng Tọa Thích Thanh Long.)



NHỮNG VỊ SƯ NHA TUYÊN ÚY
(Hồi Ký: Phạm Gia Đại)




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhìn lại giòng lịch sử của dân tộc Việt Nam, đất nước chúng ta như đắm chìm trong chiến tranh tàn khốc, Hòa Bình chẳng khác gì những mảnh áo còn lành lặn trên một chiến bào tả tơi vì thương tích.

Ngày mà Sàigòn sụp đổ mới như hôm nào mà đã 35 năm qua rồi với bao đau thương tang tóc trên quê hương miền Nam dưới chế độ cai trị hà khắc của c.... s.. (CS).

Nếu chúng ta không viết lại những chiến tích oai hùng của QLVNCH, những công lao to lớn của hàng triệu người đã đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ để chiến đấu bảo vệ những giá trị quí báu như Dân Chủ, Tự Do cho ngôn luận, báo chí, tín ngưỡng tại miền Nam suốt hai mươi năm 1954-1975, thì những gía trị ấy sẽ dần dần bị rơi vào quên lãng và con cháu chúng ta sau này cũng thiếu tài liệu trung thực để tham khảo về quãng thời gian hai mươi năm ấy.

Khi miền Nam mất vào tay CS, hàng triệu người quân dân cán chính của chế độ cũ đã lần lượt vào tù, và như nhận xét của đài VOA lúc đó thì hầu như những thành phần ưu tú nhất của chế độ VNCH đang nằm trong lao tù CS từ Nam chí Bắc.

Trong số hàng triệu tù nhân kể trên, đặc biệt còn bao gồm cả các nhà sư, các vị linh mục, và mục sư trong các Nha Tuyên úy Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo và Tin Lành vì các vị này đã được gắn lon sĩ quan giả định để ủy lạo, nâng đỡ tinh thần và làm những nghi thức tôn giáo trong những đơn vị quân đội.

Vì vậy các vị này cũng bị tập trung "cải tạo" và cưỡng bách lao động trong trại giam y như những sĩ quan khác của QLVNCH.

Đứng đầu Nha Tuyên Úy Phật Giáo là Thượng Tọa Thích Thanh Long, quyền Giám Đốc, thứ hai là Thầy Minh Tâm hay Hòa Thượng Thích Thiện Chánh, Chánh Sở Phật Giáo Đô Thành.

Kỳ trước, tác giả có đề cập đến những huyền thoại về thầy Thích Thanh Long. Kỳ này đề cập đến thầy Minh Tâm với những lời di huấn của thầy đã khai sáng lại niềm tin vào tôn giáo trong những năm tháng lưu đầy khi mà những người tù không còn một nơi nào để bám víu vào mà tồn tại.

Khi mà đồng minh Hoa Kỳ đã bỏ rơi để họ sa vào tay kẻ thù, khi mà gia đình thì quá xa vời và cũng đang khốn khổ bên ngoài vì gọng kìm siết chặt của kẻ thắng trận, khi mà chung quanh họ chẳng còn ai khác ngoài các chiến hữu cũ, bốn bức tường và những cai tù cay nghiệt đang đọa đầy thân xác họ.

Khi đó chợt xuất hiện những vị lãnh đạo tinh thần trong Nha Tuyên Úy trong trại mà tôi đang bị giam giữ, không biết đó là điều ngẫu nhiên hay định mệnh đã an bài để cứu vớt những người tù?

Nhìn bề ngoài, Thầy Thanh Long giống như một ông già nhà quê Bắc Kỳ bình dị và chất phác trong bộ áo nâu sòng, nhưng ở con người thầy như thoát ra một dòng điện nhu hòa đem lại yên bình cho những người chung quanh của một nhà sư mà Tâm đã định, Trí đã ngộ và Huệ đã như bông sen nở ra để cứu độ chúng sanh.

Thầy Minh Tâm thì đúng là chân chất thật thà như người dân miền Nam Bộ. lúc nào cũng cười hiền hậu và sẵn sàng giúp đỡ các anh em đau ốm như cạo gió hay lể nếu bệnh nặng, hay nói chuyện đời chuyện đạo để an ủi họ.

Hình như Ơn Trên đã xui khiến cho nên hai thầy đều đã từ chối sự giúp đỡ của các tòa đại sứ bạn không di tản, để vào tù cùng với các vị linh mục và mục sư mà cứu độ các người tù trong cõi hỏa ngục trần gian.

Bởi tôn giáo trong suốt thời gian đó chính là niềm hy vọng cuối cùng cứu rỗi cho họ, những con người bị bỏ rơi trong tuyệt vọng. Bởi lúc đó, con người sống trong nhục nhằn, đau khổ và đói khát đến tận cùng và hầu hết đã mất niềm tin vào tôn giáo; cho nên những trại giam nơi có bước chân của quí thầy đi qua đã củng cố lại niềm tin ấy và còn giúp cho đạo Phật được hoằng dương ngay tại những nơi hoang vu thâm sơn cùng cốc và nghèo nàn nhất.

Thế rồi như một phép lạ, Lễ Phật Đản đầu tiên khoảng năm 1984 đã rơi vào ngày Chủ Nhật và được tổ chức qui mô nhất trong không khí trang nghiêm, trật tự và được Thầy Thích Thanh Long chủ trì.

Một căn buống giam đã được chọn, quét dọn gọn gàng sạch sẽ và hai tầng trên có một bàn thờ Phật, một bình bông và nhang đèn đầy đủ với hàng trăm tù nhân Phật tử tham dự ngồi đầy hai tầng trên và cả hai tầng dưới.

Một hình ảnh thật lạ lùng không ngờ và huyền diệu chưa từng có trong lịch sử trại giam tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Thầy Khuê, Đệ Tam Đẳng Huyền Đai của võ đường Nhu Đạo Quang Trung khi xưa được cử ra canh giữ ngoài cổng cùng với hai thầy đại đức khác để đề phòng đám cán bộ trại có thể bất ngờ vào trại xin trà cà phê thuốc lá.

Nhưng đúng như Thầy Long nói vì mình thờ Phật và kính Tam Bảo nên mình được chư vị Sơn Thần Thổ Địa che chở, và như Thầy Tâm thì trại gần chùa Hương Tích nơi thờ Phật Bà Quán Thế Âm nên được hưởng những an lành, cho nên hôm đó bên ngoài trại hầu như trống vắng vì họ kéo rốc hết ra thị xã để xem một trận đá banh nên buổi lễ mừng Phật Đản năm đó đã diễn ra hết sức viên mãn.

Thầy Thanh Long chí tâm đảnh lễ chư Phật xong thì trì niệm chú Đại Bi, bài Thập Chú, Sám Pháp, Thập Nhị Nguyện Quán Thế Âm, v.v.

Các Phật tử trì niệm theo, những lời kinh trầm trầm êm êm, nhẹ nhàng và thanh thoát bay lên không trung và mọi người như cảm thấy tuy thân trong tù nhưng tâm hồn như đã thoát vút lên cao và những lời kinh cầu đó như xoa dịu đi những nỗi đau của kiếp biệt xứ lưu đầy.

Buổi sáng hôm đó tôi lại học thêm một bài học nữa khi chạy qua khu nhà Văn Hóa vì bên đó nhờ bàn tay các anh em nghệ nhân mà có một vườn hoa rất đẹp vừa hoa hồng, vạn thọ, hướng dương đủ cả, để xin bó hoa cắm bình bông cho buổi lễ. Khi về Thầy Long thấy và bảo tôi rằng chỉ nên lấy vừa đủ bông hoa thôi, không cần nhiều thế, còn để cho Trời Đất cùng hưởng hương thơm của cây cảnh.

Từ đó, tôi ngộ được rằng con người ta không phải sống lẻ loi mà cùng với Trời Đất tồn tại. Trời Đất cũng biết thưởng thức hoa cảnh và thiên nhiên như con người và cùng chịu đựng cả những sự tàn phá thiên nhiên mà con người gây ra nữa.

Không những năm ấy là năm duy nhất mà chúng tôi đã tổ chức được một đại lễ Phật Đản trong tù mà vào dịp cuối năm các anh em, do quí vị linh mục và mục sư hướng dẫn cũng đã tổ chức được một lễ Giáng Sinh thật là huy hoàng chưa bao giờ có.

Hàng đoàn người đã mang theo tượng Đức Mẹ và Chúa Giê Su đi rước lễ từ buồng này qua buồng kia và hát những bài thánh ca thật là thanh thoát. Buổi lễ mừng Chúa Giáng Sinh cũng thành công rực rỡ ngoài dự định vì không kể các con chiên còn có nhiều Phật tử trong đó có tôi cũng xin tham dự.

Tôi còn may mắn trong thời gian ở chung buồng với quí thầy thì một hôm Thầy Tâm gọi tôi xuống ngồi cạnh bên chiếc võng thầy đang nằm và bắt đầu nói chuyện với tôi về đời và đạo.

Tôi cũng không ngờ rằng chính Thầy đang trang bị cho tôi một kiến thức về đạo Phật để giúp cho tôi sau này đủ nghị lực để chống chỏi với những thử thách lớn lao hầu như khó vượt qua nổi của những năm tháng sau cùng còn trong tù khi mà các bạn tù của mình lần lượt ra về, và khi mà chiếc phao cuối cùng là người vợ thì không còn đến thăm tôi trong trại giam nữa.

Tôi dần dần làm quen với những sự trống vắng đó vì biết rằng nếu không quen dần đi thì nó sẽ giết mình dần theo thời gian và sức khoẻ sẽ suy kiệt.

Có thể Thầy đã tham thiền nhập định và thông hiểu các chuyện quá khứ vị lai nên thầy luôn khuyên tôi phải luôn giữ chánh tâm mà niệm Phật "Lục Tự Di Đà" để giải trừ bớt nghiệp chướng.

Thầy ví trại giam như cái tấm lưới của cái võng mà thầy đang nằm, nếu ta chấp nhận nghiệp thì nó sẽ như cái võng nhưng nếu ta chống lại nó tức là nghịch lại với nghiệp chướng thì nó sẽ là những sợi dây thừng siết cổ mình lại.

Thầy bảo rằng mỗi chúng sanh đều có nghiệp riêng và quốc gia cũng có lúc hưng thịnh hay suy vong. Mất nước thì con dân đều phải gánh chịu một phần, kiên tâm chịu đựng thì tương lai sẽ còn. Cái gì đã An Bài thì chúng ta không thể đi ngược lại được Số Mệnh mà phải xuôi theo giòng để xem tương lai sẽ về đâu.

Thầy kể cho tôi nghe về Sư Ông là người thầy của thầy, tu tại chùa Châu Viên tại vùng Thất Sơn, Châu Đốc, là một vị chân tu mà Việt Minh cũng sát hại Sư Ông một cách dã man bằng cách trói tay bằng dây kẽm gai và chặt đầu bằng mã tấu như thời Trung Cổ vậy.

Lúc ấy, Thầy Tâm mới mười mấy tuổi nhưng cảnh tượng hãi hùng đó cả đời thầy không bao giờ quên được; và Thầy dặn tôi rằng không bao giờ chúng ta có thể sống chung với họ được. Họ đây chính là Việt Minh mà sau này đã lộ bộ mặt thật ra là c.... s.., tay chân của Nga Sô và Trung Cộng.

Qua những lần thăm nuôi có một vị Tuyên Úy đã bí mật đem vào trại cuốn "Đức Phật và Phật Pháp" và cho tôi mượn. Tôi có lẽ có duyên với đạo Phật hay sao nên tất cả quí thầy nhỏ lớn đều yêu mến tôi nên thường hay gặp tôi trò truyện những cái hay cái dở của các thầy, nhờ đó tôi lại hiểu thêm nhiều về cả đạo lẫn đời, về căn tu, về Duyên, Nghiệp và Quả Báo.

Trong trại giam họ đặt ra nội qui nghiêm cấm tất cả sách báo từ ngoài vào cho nên có được một cuốn sách Phật trong tay là điều kỳ diệu.

Tôi đã đọc một mạch từ đầu đến cuối cuốn sách và những dòng chữ ấy như từ từ thấm vào trong người và đem lại cho tôi một bản lãnh mà trước đó mình chưa hề có.

Trước kia, tôi thường hay thắc mắc không biết hỏi ai vì sao hai anh em tôi cùng một mẹ cha, cùng cắp sách học chung trường, cùng lớn lên dưới một mái nhà mà anh tôi, Thiếu Tá Hải Quân lại đoàn tụ được với vợ con hạnh phúc bên Mỹ - Thiên Đàng của Hạ Giới - trước khi Sàigòn sụp đổ, trong khi đó thì tôi sa vào chốn địa ngục này không biết ngày nào ra, và gia đình thì chia ly rồi tan vỡ?

Tại sao đêm ngày 29 tháng Tư ấy tại cổng sau của tòa đại sứ Hoa Kỳ, tôi không can đảm ra đi một mình như Mẹ tôi đã căn dặn là Mẹ sẽ ở lại và lo cho vợ con tôi để tôi yên tâm ra đi vì an nguy của bản thân mình, mà lại vì vợ con ở lại để sống trong kiếp lưu đầy và cuối cùng thì gia đình cũng chẳng còn gì?

Tôi muốn hỏi "tại sao" hàng trăm lần nhưng bây giờ sau khi đọc xong cuốn sách Phật, được nghe những lời giảng huấn của quí thầy, nhất là Thầy Minh Tâm và Thầy Thanh Long thì tôi đã hiểu và sẽ cam tâm chịu đựng cái số kiếp của mình và cái số mệnh đã an bài.

Những buổi tối sau một ngày lao động mệt mỏi thì những lúc ngồi cạnh Thầy Tâm nghe thầy nói chuyện là những lúc an ủi nhất cho tôi.

Thầy bảo với tôi rằng Ơn Trên đã xui khiến cho thầy về trại này để độ trì cho tôi vì tôi là một trong bốn đệ tử của thầy. Tôi vừa bàng hoàng vừa vui mừng tiếp nhận ân sủng đó, nhất là khi thầy nhận tôi làm dưỡng tử.

Cũng nhờ Thầy Minh Tâm luôn khuyến khích bên cạnh mà tôi đã làm được một công đức mà thầy gọi là vô lượng là sau mấy tháng ròng rã đã trì trí mà chép xong được hai bộ kinh rất quí giá là Pháp Hoa và Địa Tạng.

Thầy Tâm đã cung kính thắp một nén nhang dâng cuốn tôi sao chép lại kinh Pháp Hoa lên chư Phật và cuốn Địa Tạng thì hồi hướng công đức cho Ba tôi đã mất.

Thầy luôn nhắc nhở cho tôi nhớ là chúng ta đang sống trong thời Mạt Pháp, lành ít dữ nhiều, là thời của Quỷ Đỏ đang tung hoành nên phải chuyên tâm niệm Phật, bố thí và làm Phước.

Sau hơn mười hai năm tù giam thì tất cả các vị Tuyên Úy đều được thả ra khỏi trại và theo xe lửa về Nam, như đem theo cả một phần sinh khí của trại cùng xuôi về phương Nam với các vị ấy.

Tôi còn ở lại trong sự trống vắng mênh mông của những buồng giam và sự trống rỗng ngay cả trong tâm hồn mình.

Nhớ đến các lời thầy đã dặn dò và chỉ dạy như vẫn còn văng vẳng đâu đây, tôi đứng dậy ra sân trại, nhìn về phía những rặng núi xanh xanh xa mờ chập chùng mây trắng bao phủ chung quanh và tự nhủ lòng rằng sẽ phải hết sức sống còn để ra khỏi cõi U Minh này.

Viết xong rạng sáng ngày Rằm Tháng Tư năm Canh Dần tại California

Phạm Gia Đại


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#6 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6824 Bài viết:
  • 5578 thanks

Gửi vào 27/11/2019 - 13:46

Lời Ban Biên Tập: Nhân sắp đến ngày giỗ cố Hòa Thượng Thích Thanh Long - một cựu Tù Nhân Chính Trị, nguyên là Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo QLVNCH bị cầm tù cải tạo tại Trại giam Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh từ ngày 13 tháng 6 năm 1975 đến ngày 12 tháng 9 năm 1987 thầy được thả về Chùa Giác Ngạn ở Sài Gòn và viên tịch tại đây vào ngày 29 tháng 11 năm 1991. Dưới đây là một trong loạt bài nói về thầy như để tưởng niệm đến thầy.



HUYỀN THOẠI VỀ MỘT VỊ SƯ
Phạm Gia Đại


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mỗi năm cứ vào tháng Tư âm lịch thì chúng ta lại liên tưởng đến lễ Phật Đản, đến đạo Phật thậm thâm vi diệu đã ăn sâu trong đời sống dân gian từ hàng ngàn năm nay và đã trở thành mẫu mực cho một xã hội đạo đức và thịnh trị từ ngàn xưa .

Kính Phật thì phải trọng tăng nhưng không dễ gì trong cuộc sống đời thường mà chúng ta có cơ duyên gặp được các vị cao tăng, các vị chân tu đức hạnh cao dầy, huống chi là trong những năm tháng đọa đầy trong ngục tù tăm tối của các trại giam dưới chế độ c.... s.. tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Vậy mà thật là bất ngờ tôi lại có được cái diễm phúc ấy, không những được gặp mà còn được sống chung trong một trại và nhiều khi cùng một buồng giam với những vị sư Nha Tuyên Úy Phật Giáo của chế độ cũ Việt Nam Cộng Hòa, và những vị Linh Mục, Mục Sư Tuyên Úy nữa trong một thời gian dài của hơn năm năm lưu đầy.

Lúc đó khoảng cuối năm một chín tám mươi mốt, tất cả các vị Tuyên Úy được chuyển trại từ Thanh Cẩm, Thanh Hóa ra miền trung du để về trại giam Hà Tây, Hà Sơn Bình và hai năm sau thì tất cả lại được di chuyển về trại Nam Hà, Hà Nam Ninh.

Mỗi vị trong Nha Tuyên Úy đều có một sắc thái khác nhau, nhưng vị sư này là một con người rất bình dị nhưng đã làm được những việc phi thường của một bậc xuất phàm mà nếu muốn viết thật đầy đủ về thầy thì phải một cuốn sách dầy mới nói hết được những huyền thoại về cuộc đời của thầy, nhất là trong hơn mười hai năm thầy bị tù đầy giam cầm thầy đã chia sẽ gian khổ bên cạnh các người tù chính trị chế độ cũ như thế nào.



Đó là Trung Tá, quyền giám đốc Nha Tuyên Uý Phật Giáo, Thượng Tọa Thích Thanh Long. Thầy đã đứng ra nhận trách nhiệm điều hành Nha Tuyên Uý khi Thượng Tọa Thích Tâm Giác viên tịch để chăm sóc về tinh thần cho các quân nhân Phật tử và cũng vì lẽ đó mà thầy và toàn thể các vị trong Nha Tuyên Uý đều phải vào tù khi miền Nam rơi vào tay c.... s.. vì các thầy đều được phong cho cấp bậc từ đại úy đến trung tá của QLVNCH để dễ làm việc với các quân nhân Phật tử.

Khi đó thầy Long và thầy Tâm, hoà thượng Thích Thiện Chánh là hai vị chức vụ cao nhất trong Nha Tuyên Uý tại thủ đô Sàigòn được lệnh của mấy tay sư quốc doanh trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đến gặp họ để bàn giao các cơ sở Phật giáo trong Sàigòn.

Họ chiêu dụ hai thầy hãy gia nhập vào phong trào “Phật Giáo Yêu Nước” mới thành lập này để tránh không phải đi tập trung “cải tạo”.

Thầy Long rất bình tĩnh từ chối lời đề nghị ấy nhưng nghiêm khắc chỉ vào mặt Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu là những nhà sư hoạt động cho c.... s.. trước kia mà mắng rằng:” Thân tôi dù có làm kiếp dòi bọ trong hố xí thì cũng phải biết đến đạo đức và liêm sỉ. Các ông đã dựng lên cái “Phật Giáo Yêu Nước” này thì con đường các ông chọn lựa các ông cứ đi, còn tôi, tôi chấp nhận vô tù cùng với các Phật tử và chiến hữu của tôi.”

Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho c.... s... Thích Minh Nguyệt đã bị đày ra Côn Đảo, còn Thích Thiện Siêu thì thường được gọi là ông sư chùa Từ Đàm vì tu ở chùa này ngoài Huế.
Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đứng ra bảo lãnh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành vì họ đã bị lộ hình tích.

Không ngờ hai nhà sư thân Cộng này vẫn không hối cải và vẫn tiếp tục phản lại đạo và phản lại Quốc Gia và xuất đầu lộ diện sau ngày 30 tháng Tư.

Khi bàn giao thủ tục xong thì Thầy Long và thầy Tâm thanh thản ra về và thanh thản bước chân vào chốn lao tù. Mấy tay sư quốc doanh đó cũng sượng mặt vì biết rằng thuyết phục cũng không làm gì lay chuyển được thầy. Chúng có âm mưu lôi kéo thầy vào để huyênh hoang thêm về cái tổ chức Phật giáo quốc doanh đó nhưng đã không thành công mà còn bị mất mặt trước đám cán bộ tiếp thu cơ sở hôm đó nữa.

Trước khi Sàigòn sụp đổ, hai toà đại sứ bạn là Trung Hoa Dân Quốc và Úc đã cho người đến đón thầy đi di tản ra nước ngoài nhưng thầy đã cám ơn họ và nhã nhặn từ chối để ở lại trên quê hương mình vì thầy không thể bỏ chùa và bỏ Phật tử mà ra đi một mình như thế được. Thầy nói rằng tu hành thì ở đâu cũng là tu.

Nhìn bề ngoài, thầy giống như một ông già nhà quê chất phác hiền hậu mới ngoài lục tuần nhưng thường thấy trên môi thầy nở nụ cười hỉ xả như một người chẳng có gì phải âu lo trong kiếp sống lưu đầy khổ cực này vậy.

Thầy chẳng bao giờ nghĩ đến cá nhân mình mà luôn trải lòng vị tha và lòng thương xót của mình với tất cả những người tù chung quanh không kể tôn giáo, còn mạnh khoẻ hay đang đau yếu.

Những năm sau, khi có mấy người Phật tử thuần thành từ chùa Giác Ngạn miền Nam ra thăm thầy và đem theo ít vật dụng thức ăn chay và bột đường thì khi vào trại thầy đã mang tất cả những quà cáp mà thầy vừa nhận được đến từng chỗ nằm của mỗi người tù, ưu tiên những người bệnh hay suy nhược .

Người bệnh nhiều thì được một thỏi đường móng trâu, bệnh nhẹ thì nửa thỏi, phân phát hết mà không hề nghĩ đến bản thân mình.

Thầy chia sẻ cả những viên thuốc tây như trị đau bao tử, thuốc bổ, thuốc trị đau nhức cho những anh em nào đang cần và chưa có gia đình đến thăm kịp thời.

Có sống trong những giai đoạn đó mới thấy một hạt muối, một cục đường quí giá như thế nào, có lẽ vàng cũng không sánh được.

Vì sau mấy năm bị giam cầm qua bao nhiêu mùa Hè nắng cháy da, mùa Đông rét lạnh căm căm, những người tù với ăn uống quá thiếu thốn và lao động khổ sai đã trở nên suy nhược và suy dinh dưỡng trầm trọng chỉ còn như bộ xương cách trí và khoảng hai phần ba trọng lượng cơ thể vì thiếu chất bột là cơm gạo, thiếu chất béo là thịt cá và thiếu chất ngọt là đường.

Bởi thế nên nghĩa cử của thầy đem phân phát ân cần từng cục đường, viên thuốc cho các bạn đồng cảnh tù, cho những người đau yếu lúc đó là hành động trông rất bình thường của một con người tu hành nhưng lại mang một tính cách phi thường và vô cùng nhân bản của đạo sống giữa đời trong cõi địa ngục trần gian, nơi mà kẻ thù chỉ mong muốn cho họ chết dần đi từng ngày trong đau đớn và tủi nhục.

Những năm tháng mùa Đông trên đất Bắc, người tù còn vất vả hơn nữa vì cái giá rét sương mù mưa phùn gió bấc còn làm cho họ càng thêm điêu đứng và bệnh tật nhiều hơn và cái đói cái rét lại càng dầy vò họ triền miên ngày đêm cho đến độ bất cứ con gì nhúc nhích hay rau cỏ bên vệ đường thì đều ăn được cả. Từ đó lại thêm căn bệnh về đường ruột làm suy yếu thêm cơ thể vốn dĩ đã suy nhược.

Có môt hôm, tôi đang ngồi nhâm nhi miếng bột hấp bằng ngón tay cái – là khẩu phần dành cho người đi lao động, ở lại buồng vì đau ốm thì không có – thì anh bạn đang nằm dưỡng bệnh bên cạnh là một thiếu tá cảnh sát chế độ cũ đã bị phù thủng lâu rồi không đi lao động được, chợt hai tay buông thõng xuống và trút hơi thở cuối cùng.
Tôi vội kêu các bạn khác đến để khiêng anh xuống bệnh xá cấp cứu nhưng không còn kịp nữa. Anh ra đi thật nhẹ nhàng y như một ngọn nến vụt tắt khi không còn một chút sáp nào nữa vì đã cháy đến cuối tim đèn vậy.

Hôm ấy, tụi tôi trong buồng vẫn xuất trại đi lao động bình thường, nhìn các bạn cùng đội đang lúi húi cuốc đất khai quang một vùng đất hoang để trồng thêm rau xanh cho trại, tôi hiểu rằng trong đầu họ cũng đang nghĩ như tôi là bao giờ thì đến lượt mình ra đi đây.

Có lần bàn tay tôi co duỗi không được nữa mỗi buổi sáng khi thức dậy và khi ra lao động phải khó khăn lắm mới cầm vững được cái cuốc hay cái xẻng.

Thế mà như là một phép lạ, khi có phái đoàn ngoại quốc ghé thăm trại thì bọn họ dàn cảnh bán cho mỗi tù nhân chính trị được một lon sữa đặc có đường. Tôi bèn đục ngay ra uống một hơi một phần ba lon sữa đặc xong thì sáng hôm sau tỉnh dậy thấy hai bàn tay mình đã co duỗi lại như thường, hoá ra là cơ thể quá thiếu chất đường gây nên sơ cứng cơ bắp và gân cốt cho hai bàn tay và cả cơ thể của mình nữa.

Như là một vì sao sáng trong bóng tối, Thầy luôn an ủi, khuyến khích, nâng đỡ các bạn tù về cả tinh thần lẫn vật chất và nhiều lúc kể chuyện hay giảng một chút về đạo Phật để xoa dịu nỗi đau khổ của chúng sanh và để cùng dìu nhau đi hết quãng đời tù tội.

Rất nhiều anh em hỏi thầy về đạo Phật, có khi thầy từ tốn giảng giải đôi điều về nghiệp chướng, về thế nào để giữ được lục hoà là sự hòa hợp trong gia đình, bạn bè, cuộc sống, nhưng cũng có khi thầy chỉ mỉm cười và nói: “Hãy cứ làm điều Thiện là Tu Hành rồi”, một câu nói rất đơn giản nhưng bao hàm gói ghém trong đó bao nhiêu là triết lý cao sâu của đạo Phật.

Bởi thế mọi người đều gọi thầy bằng Bố một cách kính trọng và như thầy Khuê, một đại đức trong Nha Tuyên Uý và là huấn luyện viên Tam Đẳng Nhu Đạo của võ đường Quang Trung, Sàigòn trước kia, đã nói với tôi rằng thầy là một bậc chân tu và là biểu tượng của đạo Phật trong tù. Thầy Khuê bảo tôi rằng các ông thầy trẻ cũng có ông có sai lầm của họ vì họ cũng là con người dễ bị cám dỗ bởi vậy không nên vì một hai ông thầy trẻ này mà mất lòng tin vào đạo Phật.

Ngược lại, đối với kẻ thù thì thầy lại đối đầu với chúng tuy bề ngoài trông rất là bình tĩnh nhưng lại thật là cương quyết, dũng cảm, không bao giờ đầu hàng, và không bao giờ nhường chúng dù chỉ là một bước; làm cho chúng ta nhớ tới những vị quốc sư thời Lý, Lê, Trần đã gầy công dựng nước và giữ nước ngày xưa.

Những lần cán bộ của Bộ Nội Vụ đến trại bắt hàng loạt tù nhân ra thẩm vấn và làm bản tự khai về tội lỗi của mình đối với “Cách mạng” với “nhân dân”, đến phiên thầy thì thầy ung dung ngồi xuống và chép nguyên bài “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” rồi đưa lại cho họ.

Chúng tức điên người lên, đập bàn quát tháo và doạ nạt thầy đủ điều nhưng thầy bình thản bảo họ rằng từ bé đến giờ thầy chỉ thuộc có bài kinh đó chứ đâu có biết cái gì nữa đâu mà khai báo. Chúng đưa lại tờ giấy giấy khác và bảo thầy vào buồng giam suy nghĩ cho kỹ rồi viết.

Hôm sau, thầy đem nộp lại cho họ cũng đúng bài “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” và nói với họ rằng thầy là người chỉ huy, các ông đại đức Tuyên Úy dưới quyền chỉ là theo lệnh của thầy mà thi hành thôi cho nên họ cứ thả hết các vị sư trong Nha Tuyên Úy ra và muốn giam giữ thầy bao lâu cũng được.

Bọn cán bộ hỏi cung, lúc đầu hùng hổ, sau đổi chiến thuật qua dụ dỗ thầy cũng không xong. Điều kỳ diệu là sau các buổi thẩm vấn và qua cung cách đối đáp và giảng giải đạo Phật thay vì phải khai báo về mình của thầy, bọn họ, sau nhiều năm khai thác không được, đã tỏ lòng kính phục vị sư già này. Họ đã đổi cách xưng hô gọi thầy bằng “anh” qua cách gọi bằng “thầy” khi họ đến làm việc lần cuối trước khi thả một đợt lớn tất cả các vị Tuyên Úy vào tháng Chín năm một chín tám bẩy.

Buổi chiều hôm đó, khi tôi đi cùng dạo sân với thầy chờ kẻng điểm danh vào buồng thì lần đầu tiên tôi thấy thầy quàng vai qua tôi một cách rất thân thương như người cha ôm đứa con vậy và thầy tâm sự với tôi rất lâu.

Thầy nói rằng họ đã hỏi cung thầy nhiều lần và cuối cùng thì họ đã thất bại vì – thầy ghé nhỏ nói vào tai tôi là – dù họ có lấy trái bom nguyên tử mà ghè vào đầu thầy thì thầy vẫn không đầu hàng và thầy nở nụ cười thật tươi và mãn nguyện.

Trong lòng tôi lại càng thêm kính phục một vị chân tu đã làm sáng ngời tôn giáo của mình trong tù và một người chiến sĩ Quốc Gia can trường hiên ngang và dũng cảm đối đầu với quân thù ngay trong hoàn cảnh thất thế và đã làm kẻ thù phải nể phục.

Thầy bảo với tôi rằng cuộc đời của thầy không có gì phải ân hận vì những điều mình làm đều đúng theo lương tâm.
Khi mới lớn thì Bố Mẹ thầy bắt thầy về từ chùa để lập gia đình nhưng thầy đã cương quyết xin Bố Mẹ cho tiếp tục con đường tu hành vì thầy đã chọn nó. Tôi có hỏi thầy người con gái đó là ai, thì thầy cười bảo rằng sau đó thì Bố Mẹ thầy chấp thuận cho thầy con đường đã chọn và cô ta đã sang Pháp và lập gia đình với một anh bác sĩ; và thầy cũng đã xin lỗi cô ấy vì đã không tuân theo lời Bố Mẹ được. Mỗi khi nghĩ lại, thầy nói rằng mình đã làm đúng và trong lòng thấy thanh thản.

Đối với việc hai toà đại sứ bạn đưa người đến để đón thầy di tản trước ngày Sàigòn sụp đổ và thầy đã quyết định ở lại quê hương và về quyết định của thầy từ chối lời đề nghị hợp tác với “Phật Giáo Yêu Nước” của Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu, rồi chấp nhận vào tù – trong những năm tháng cực kỳ gian nan và đói khổ triền miên và bị kẻ thù hành hạ một cách tiểu nhân trong các trại giam từ miền Trung ra miền Bắc- mỗi khi nghĩ lại, thầy nói rằng thầy rất an tâm vì mình đã có những quyết định đúng vì thầy bảo với tôi rằng c.... s.. nó là Quỷ Dữ đấy không thể hợp tác được và phải vào tù cùng với các Phật tử chứ bỏ đi một mình coi sao được.

Tâm sự của thầy cũng y hệt tâm sự của thầy Tâm là vị thầy đã khai sáng cho tôi trong đạo Phật và cũng là dưỡng phụ tinh thần của tôi.

Thầy là bực chân tu nên có được Huệ Nhãn và biết được các chuyện quá khứ vị lai nên đã ưu ái dành cho tôi một buổi dạo chơi trong sân để thắp sáng hơn nữa cho tôi niềm tin vào tương lai vì có lẽ thầy biết rằng thầy trò sẽ chẳng bao giờ còn gặp lại nhau nữa và biết rằng tôi sẽ còn phải đi nốt quãng đời tù tội cho đến cuối cùng chăng.
Chính tôi không ngờ rằng buổi chiều hôm đó là lần cuối cùng hai thầy trò gặp nhau và có lẽ tôi là người duy nhất có được may mắn mà thầy đã dành cho nhiều thì giờ tâm sự như vậy bởi vì chỉ một hay hai ngày sau thì có đợt thả lớn trong đó toàn bộ các vị tu sĩ, linh mục và mục sư, kể cả thầy Thanh Long và thầy Minh Tâm, đều có tên.

Thầy tu từ nhỏ với Sư Ông và đã đạt đến trình độ cao thâm nên có thể thông hiểu các chuyện quá khứ vị lai. Có lần thầy bảo một anh Đại úy cùng buồng giam khi đi lao động phải thận trọng về sông nước. Năm đó nước lũ kéo về vùng trại giam Thanh Cẩm ruộng nương đều trắng xoá và mưa gió rét mướt nhưng những người tù vẫn phải đi lao động mỗi khi trời đất êm đi mưa bão.

Khi vượt qua một con suối các tù nhân phải nắm tay nhau chầm chậm và dò dẫm từng bước một để băng qua nhưng anh đại úy đó đã vắn số và bị nước lũ cuốn phăng đi.

Một lần khi tôi đang ngồi sau buồng giam để đun nước uống bên cạnh thầy và anh Nguyễn Duy Xuân là viện trưởng viện đại học Cần Thơ thì đột nhiên thầy quay qua anh Xuân và nói rằng anh phải cẩn thận đấy vì thầy thấy có một cái gì cực độc đang ở trong người anh. Lúc ấy anh Xuân đang mặc áo đà như một người tu tại gia và trông khoẻ mạnh, mỗi sáng đều tập thể dục thường xuyên.

Đâu có ngờ rằng chỉ ít lâu sau thì anh trở nên ăn khó tiêu và sức khoẻ xuống dần. Gia đình anh bên Pháp gửi về cho anh thuốc bổ gan và thuốc lọc máu nhưng bệnh tình không thuyên giảm.

Anh có đưa cho tôi vài gói thuốc lọc máu và bảo tôi uống đi nhưng tôi từ chối vì không cần thiết. Anh rất là hiền hoà và tỏ ra một con người trí thức và không hề mở miệng than trách một điều gì ngay cả khi đã biết mình vướng phải căn bệnh nan y là ung thư bao tử.

Những năm tháng anh nằm dưới bệnh xá của trại, chiều nào lao động về tôi cũng cùng anh Triệu Huỳnh Võ, thứ trưởng Bộ thông tin -người mà tôi thường gọi đùa là người chỉ có họ mà không có tên – thả bộ xuống bệnh xá thăm anh thì anh vẫn còn cười và bảo tôi rằng tại sao tôi cứ gọi anh là ông viện trưởng vậy vì mình mất hết rồi còn gì đâu. Tôi nắm tay anh nói rằng chúng ta mất hết nhưng học thức của mình không mất, và tôi cũng cho anh biết tình hình phía Hoa Kỳ đã can thiệp để Hà Nội phải thả hết các tù chính trị đang diễn ra tốt đẹp để anh có thêm sức mạnh tinh thần mà cầm cự với căn bệnh quái ác đó.

Trong bệnh xá, có bác sĩ Trương Như Quýnh rất là giỏi và anh Đại tá Đức thuộc lực lượng đặc biệt và anh Trung Đại úy cảnh sát hết lòng chăm sóc nhưng anh Xuân, người viện trưởng mà tôi rất qúy mến ấy đã nhắm mắt lại đúng vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Ngày trước hôm anh mất, tôi và anh Võ xuống thăm mà không cầm được nước mắt vì thân hình anh trên giường bệnh chỉ còn là đúng một bộ xương khô. Nếu không có cặp môi còn chút mấp máy thì không ai biết là anh còn sống vì cái đầu óc uyên bác của anh trước kia nay tóp lại chỉ còn là một cái đầu lâu không hơn không kém. Trong những ngày cuối anh chỉ sống thoi thóp nhờ vào những giọt nước anh Trung nhỏ từ từ vào cho thấm môi vì ung thư đã di căn lên từ bao tử chẹt lấy yết hầu và làm anh không thể ăn gì được dù là vài giọt cháo loãng.

BS Quýnh và anh Đức đều nhìn tôi và lắc đầu nói rằng bệnh xá đã làm đơn xin cho anh Xuân được về cho gia đình chăm sóc từ lâu rồi mà họ không chấp thuận.
Bộ Nội Vụ biết rằng anh đã bị căn bệnh ngặt nghèo đó nhưng vẫn nhất định không thả. Một lần nữa họ đã cho chúng tôi thấy rõ “chính sách khoan hồng” của họ như thế nào và lòng hận thù nhỏ nhen của họ đối với chúng tôi như thế nào.

Đó là những dẫn chứng mà tôi tin rằng Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đạt đến bực chân tu và thầy chỉ nói những gì thật là cần thiết với những người tù đồng cảnh ngộ mà thôi chứ không thể tiết lộ thiên cơ được.

Khi được thả về, thầy THanh Long đã về lại ngôi chùa Giác Ngạn nằm ở cuối con đường Trương Minh Giảng gần nhà Mẹ tôi tại quận Ba, Sàigòn, là nơi mà thầy đã trụ trì trước kia. Thực tế đau lòng là đã có một vị sư được Nhà Nước cử đến để coi ngôi chùa này kể từ khi thầy vào tù và họ cho thầy trú trong một góc chùa nhưng các Phật tử đã mừng rỡ đến thăm thầy rất đông để chăm sóc sức khoẻ cho thầy.

Ít năm sau thì tôi nghe tin thầy ngã bệnh và viên tịch trong sự thương tiếc của hàng ngàn Phật tử và hàng ngàn người đã đưa tiễn thầy lần sau cùng.

Khi ấy tôi vẫn còn trong trại giam Hàm Tân ở miền Nam và nhìn lên bầu trời cao xanh thăm thẳm kia, tôi như thấy một đóa hoa sen đang rực rỡ tỏa sáng, một đoá sen hồng chân tu mà tôi vô cùng kính phục đã trả xong nợ của một kiếp người và đã bay về miền Vĩnh Cửu; nơi mà chỉ có An Lạc Hạnh Phúc, nơi không còn hận thù chém giết và đọa đầy, nơi không còn oán tằng và sinh lão bệnh tử.

Viết xong vào dịp đại lễ Phật Đản năm 2554
Quận Cam, California năm 2010

Phạm Gia Đại

(Những Người Tù Cuối Cùng - Phần IV)

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |