Jump to content

Advertisements




Truyện ngắn nhiều tác giả .

no tags .

3 replies to this topic

#1 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2977 Bài viết:
  • 26909 thanks

Gửi vào 01/06/2019 - 14:35

Truyện #1 .

...LỜI HỨA BẤT THÀNH ...


Tay tôi giữ chặt lon guigoz ruốc xã đang nằm trong cái túi "mìn-claymore" đựng sổ sách đeo chéo bên hông ... mà lòng trĩu nặng... nghẹn ngào !
Muốn ngửa mặt lên trời mà thét vang cho đã tức ...đành ngậm ngùi lắc đầu ngao ngán , giữa chân mây núi rừng trùng điệp !
Tôi đã đến chậm ...một bước!
Đoàn tù cải tạo đã chuyển trại...trong một đêm trung tuần gần đây !
Tôi nợ chú... lon guigoz ruốc xã và lời gởi gắm đầy nước mắt lo âu của gia đình!

Cuối năm 1977.
Tôi lên làm việc tại nông trường sông Kol thuộc miền núi tỉnh Nghĩa Bình nay là tỉnh Bình Định.
Ngày lên đường...
Chiếc xe jeep ca-bô bầu mui bạt từ thị trấn Phú Phong lao đi trên quốc lộ 19, đến ngã ba ... trước mặt là đường lên đèo An Khê đi Pleiku-Phú Bổn, xe chúng tôi quẹo phải vượt qua cầu Vĩnh Thạnh , phải cố vượt khoảng năm chục cây số đường đèo- suối -dốc răng cưa mới đến được nông trường sông Kol... cư dân toàn người dân tộc Ba Na .
Qua rất nhiều gập ghềnh đèo dốc suối đá hiểm trở cheo leo !

Xe đến nông trường bộ thì trời sụp tối .
Cây đèn dầu leo lét trong văn phòng làm việc... thêm mù mờ vì ám khói lâu ngày !
Chú Hoàng phó giám đốc hỏi han về chuyến hành trình vừa rồi , và cho biết đi lại trên đây rất khó khăn cả tháng mới có một chuyến xe của nông trường về xuôi tiếp nhu yếu phẩm-lương thực , còn lâu lâu mới quá giang xe Reo chở gỗ lên xuống lâm trường, rồi từ đó còn phải lội bộ cả chục cây số mới xuống được bến xe xã Bình Quang...mỗi ngày chỉ một chuyến về thị trấn !
Chú Hoàng cho biết vùng rừng núi" lam sơn chướng khí "này rất dễ bịnh sốt rét rừng!
- cậu là ...thanh niên thành phố! Chưa quen khí hậu ở đây ! nên sau khi ăn cơm buổi trưa xong không nên ngủ trưa vì dễ bị ngã nước ...sốt rét lắm ! Đêm phải ngủ mùng ...chứ muỗi tha ngay !
Bọn tôi là bộ đội nên quen đời sống kham khổ núi rừng rồi ...

Buổi sáng đầu tiên trên miền núi cao thật thú vị .Sương mai còn dày đặc không khí rất trong lành, trời se lạnh tôi co ro trong chiếc áo kaki công nhân ...chú Hoàng gọi tôi :
- đồng chí (tôi nghe rất lạ lẫm!) ...vào đây uống nước đã ... rồi từ từ ta băng suối qua nông trường... vội gì !
Chờ sương tan đã chớ qua suối nước lạnh cóng ngã bệnh đấy !
Chú Hoàng khề khà đến tuần trà thứ ba thì đứng dậy với tay lấy cái mũ cối đội lên đầu ...cùng tôi qua nông trường, cũng vừa lúc sương mai tan dần trong ánh nắng.
Ra đến bờ suối chú đưa tôi cây gậy tre để khi băng qua suối mà chống vì rong rêu bám lâu ngày trên những tảng đá lớn nhỏ rất trơn trợt !

Cảnh tượng suối rừng trùng điệp rất uy nghi hùng vĩ ...
Tôi đứng lại trên mõm đá giữa giòng suối, nghe chú giải thích... địa dư, thổ nhưỡng ... mà mở mang thêm kiến thức tầm mắt!
Đúng là..."đi một ngày đàng ,học một sàng khôn "!

Nhìn ngược giòng suối lên thượng nguồn ...cách đó chừng vài trăm thước là vách núi đá tảng chồng lên nhau cao ngất!
Thượng nguồn sông Kol đây sao ? Toàn vách đá làm sao mà lội ngược dòng...được!
Vậy mà xưa kia... truyền thuyết kể lại là ba anh em Nhà Tây Sơn : Nguyễn Nhạc -Nguyễn Huệ -Nguyễn Lữ ...chống thuyền ngược giòng sông Kol này, lên An Khê -An Túc mua bán đổi chác" cau- trầu sản- vật"... rồi chiêu mộ trai tráng buôn làng, tráng đinh, lập ra khu "Tây- Sơn -Thượng -Đạo ".
Có lẽ trải qua ba bốn trăm năm..." vật đổi sao dời "giòng suối thời nguyên sơ đã xô đẩy dịch chuyển những khối đá làm bít thượng nguồn mất dấu vết ngược lên Tây- Sơn -Thượng- Đạo chăng !

Rất vất vả mới qua hết con suối chừng trăm thước tây...là một vùng mênh mông xanh um cây thuốc lá và khoai mì trải dài ngút ngàn ...
Qua đến bờ suối là đồn trại công an quản lý tù nhân.
Phía ngoài, một dãy láng trại dài là nơi ở của phạm nhân hình sự và ở xa xa phía trong vách núi là những mái lá... chốn tạm... dung thân của" ng... q...-ng... q... " cải tạo ... hai khu riêng biệt!
Sau lưng láng trại là vách núi đá dựng đứng, trước mặt xa xa là giòng sông Kol ở dưới sâu cả trăm thước với toàn đá tảng, rơi xuống là tan xác ngay...nghe Đĩnh là tù nhân gần mãn hạn kể lại ... anh em tù đặt tên đây là " vực giải thoát "! đã có nhiều tù nhân uất ức quẩn trí tự tử ở vực thẳm này ! Xác bị thú dữ xâu xé , tự phân hủy ... và tan rã sau một vài cơn mưa rừng...nhiều đêm mưa gào gió hú nghe như tiếng khóc than oan khuất vọng lại từ đáy vực...tôi nghe mà lạnh xương sống... rùng mình!

Chú Hoàng cho biết ...nông trường khép kín không có lối ra, muốn ra phải lội qua suối ...khi công tác trong nông trường sẽ có công an theo bảo vệ.
Chú Hoàng còn dặn thêm :
-anh em khi công tác có các đồng chí công an bảo vệ và không được tiếp xúc với tù nhân , nếu có... vì yêu cầu công tác thì chỉ được phép trao đổi về nghiệp vụ thôi nhé !

Tuần lễ trôi qua...
Tôi mau chóng hòa nhập trong công việc chỉ đạo thu hoạch lá thuốc với anh em tù nhân hình sự và một ít tù "chính trị "được phân công ...tôi chiếm được sự cảm mến của họ...và của anh em công an quản lý trại .
Tuần lễ sau , quen dần tôi đi sâu vào phía trong rẫy thuốc lá và lân la bắt chuyện hỏi han... lúc đầu là những ánh mắt nghi ngại ...nhưng rồi dần dà họ nhận ra trong ánh mắt của tôi và trong cách cư xử ẩn chứa chất hào sảng Nam Bộ... "bất xuất nhơn hạ mã !" Họ tìm cách gần tôi qua ánh mắt dù lúc nào anh công an ở xa xa cũng chăm bẵm theo dõi ngăn chặn tiếp xúc... hơn là để bảo vệ!
Khi ra về tôi thường giả bộ để quên lại gói thuốc rê với giấy pelure cắt sẵn ...hôm thì quên lại gói đường tán ...có lần tôi cố quên luôn cái áo kaki công nhân còn mới đem theo xếp gối đầu nghỉ trưa trong láng trại...

Một hôm...mảnh giấy vo tròn như viên bi của ai đó vừa cố ý quăng xuống trước mặt tôi lăn vào gốc cây thuốc lá đang thu hoạch , tôi như vô tình lấy chân đẩy nhẹ cho nó chui nằm dưới lá thuốc úa khô chuẩn bị lặt khỏi gốc...lâu sau tôi cúi xuống lặt lá thuốc cầm luôn viên bi giấy âm thầm đút túi... có đôi mắt tỉ mỉ của ai đó nhìn theo động thái của tôi và thầm tin tưởng cảm ơn ...

Cuối tháng tôi lại khấp khởi vui mừng chia tay anh em tù nhân đã cộng tác lây nay :
- chào các chú với anh em nhen, cuối tháng "mậu lúi " rồi ! về bơm thêm vitamin T ...khi có xe thì lên lại , anh em giữ gìn sức khỏe làm việc nghen ..."yên tâm mọi chuyện! "

Tôi băng suối về lại nông trường bộ ...ngủ lại một đêm trong thao thức, mới tờ mờ sương còn dày đặt tụi tôi hối thúc nhau sắp xếp leo lên chiếc xe jeep về xuôi...mang theo lời hứa ...quân tử-bất thành văn !

Về lại Sài Gòn...
Đô thành tráng lệ ngày nào của tôi đây sao !
Bây giờ...càng ngày càng xơ xác tiêu điều, những ánh mắt xóm làng thị dân nhìn nhau thương cảm không dám nói nên lời, những cái lườm ngó nhau nghi ngại , ngờ vực!
Những câu chào hỏi thường ngày cũng ngại ngùng tránh né , những lần tiếp xúc thưa dần ...lòng người Sài Gòn thân thiện- chan hòa- cởi mở ngày nào... theo thời gian bay vào dĩ vãng !
Tôi buồn bã buông xuôi theo giòng đời vận nước "ba chìm bảy nổi"... mặc cho guồng máy xã hội trôi chảy ...chỉ quyết giữ lại cho tâm mình cái cốt cách Sài Gòn "hào sảng Nam Bộ" cố hữu xưa nay...GIỮA ĐƯỜNG GẶP CHUYỆN BẤT BẰNG CHẲNG THA !

Tôi lần theo địa chỉ , tìm qua nhà chú Lực ...nhà trong con hẻm nhỏ đường Hòa Hưng, đường đi vào khám Chí Hòa .
Tôi tần ngần trước căn nhà hiu quạnh, dè dặt gọi nhỏ :
- dạ, có ai ở nhà cho tôi hỏi thăm chút nghen!
Người đàn bà khoảng ngoài bốn mươi nét mặt buồn lo âu sợ sệt ...
- cậu ...hỏi gì ?
- dạ, phải nhà chú Lực không ạ !
Ngập ngừng đôi chút ...
- ...không , không phải đâu...ở đây không có ai tên đó cả, thôi cậu đi ...đi ! bà ta nói như xua đuổi rồi quay vào...
Tôi tần ngần nói theo...
- chú Lực... chỉ rõ ràng... mờ !
Rồi lưỡng lự chậm rãi quay ra đường... được vài bước chân thì quay lại nhìn vào vì còn thắc mắc!
Trong nhà có cô gái mở cửa chạy ra nói nhỏ ...
-anh !... đúng rồi anh, nhưng sợ lắm! ...anh ra trước hẻm chờ tui ...chút nghen! nhớ đi theo sau lưng xa xa nghen, sợ công an theo dõi!
Tôi mừng quá! đã đúng địa chỉ ủy thác rồi . Ra đầu hẻm đứng chờ, lâu sau cô ta đi ra, qua mặt tôi , cô ta tằng hắng ...từ từ tôi theo sau xa...cô ta ra đường Lê Văn Duyệt chậm rải quẹo về hướng Quân vụ Thị trấn rồi băng qua đường vào con hẻm sát bên hông Cư xá Hỏa xa dẫn ra đường rầy xe lửa... đứng chờ tôi !
- anh đừng buồn má tui chuyện hồi nãy! má tui sợ lắm! Chính quyền đòi tịch thu nhà cửa bắt nhà tui đi kinh tế mới hết , vì gia đình tui là "ng... q... "mà! ...nên hoang mang lo sợ lắm! Má tui sợ anh là tụi ...30 tháng 4 !
- không sao ! tôi hiểu mà ...tui đi làm ngoài tỉnh Nghĩa Bình lên trên núi lận , tình cờ gặp chú Lực đang lao động cải tạo...
Cô ta hỏi vồn vã tôi không kịp trả lời :
- ba tui...giờ ...sao rồi anh ! Nghĩa Bình là ở đâu anh ! Xa không anh ! như tui đi đến đó được không anh !
- xa lắm cách mình cũng hơn tám trăm cây số...chớ chẳng chơi! Chú Lực nhờ tôi đưa giúp về nhà cái này ...
Tôi rút trong bóp mảnh giấy đã vuốt thẳng thớm đưa cho cô gái...
Cô ta xúc động cầm cẩn thận bằng hai tay giở ra xem...rồi ép mảnh giấy vào ngực kêu lên khe khẽ :" ba ơi" ! rồi nước mắt chảy dài trên khuôn mặt ngăm đen méo xệch...tôi quay đi không dám nhìn ...
-chú Lực... ốm đen, trông thiếu thốn nhưng thấy chú cũng khỏe, chú có nét can trường chịu đựng lắm !
- ba tôi là sĩ quan tác chiến... mờ ! ổng thương con cái lắm! nhưng ít khi về nhà vì chiến trận liên miên mờ ! tội nghiệp má tui lắm !...rồi khóc ...huhuhu ...tui về kể lại cả nhà tui mừng phải biết, nhất là má tui ...nghe vậy là ngủ không được, bịnh nữa!
- tôi đi làm ...có công an theo bảo vệ nhưng đúng ra là sợ tôi tiếp xúc với mấy chú cải tạo...nên muốn giúp đỡ ai...cũng phải dè dặt, khó lắm!
Hai đứa tôi ngồi trên hai thanh đường rày xe lửa đối diện nhau ...mà trò chuyện.
Con gái chú Lực cho biết tên là Thủy, khuôn mặt có nút ruồi đen bên phải sống mũi ,có duyên dễ nhìn , nước da ngăm đen...trước 1975 học Gia Long , giải phóng vô đành nghỉ học vì lý lịch, phụ mẹ bươn chải kiếm sống nuôi cả nhà qua ngày và lo cho người cha đang cải tạo không biết ngày về ...
- nhà tôi trong hẻm 40 Nguyễn Thông nè ! Gần đây cũng dễ tìm thôi ! Tôi tên H ...làm hãng thuốc lá Bastos bên Vĩnh Hội, theo yêu cầu chuyên môn nên đi làm tận ngoài trạm Nghĩa Bình thời gian , mà bây giờ có chỉ đường cũng không ai đi được đâu ...xa lắm! mà không có xe ...miền núi mờ ! phải đi bộ đường rừng núi cả chục cây số ... nguy hiểm trắc trở lắm !
- anh có trở lại đó hông !
- tuần tới ...tôi đi lại ! nhưng đợi cuối tháng mới có xe lên trển! Xong đợt thu hoạch này là tôi về luôn !
- anh ...cho nhà tui gởi cho ba tui ít đồ
được hông !
- được chớ ! chỉ sợ không có xe rồi lên không kịp thì thức ăn bị hư mốc ...uổng ! vì cuối tháng mới có chuyến xe về chở thực phẩm lên ...xa xôi hẻo lánh lắm!
- Anh đừng qua nhà tui nghen ! chiều chủ nhật giờ này ...hẹn gặp lại anh ở đây nghen ! anh ráng giúp giùm tui nghen ! tội lắm ...
Rồi Thủy chặc lưỡi! mím môi , nước mắt lưng tròng!
Tôi gật đầu ...
- ừa ...đúng hẹn mà !" nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy" !
Rồi cả hai chia tay... quay lưng đi về hai phía...cùng mang nỗi lo âu man mác ...trong lòng !

Chiều chủ nhật , tôi đợi chỗ cũ...ngồi trên đường rày tay tìm những viên đá xanh nho nhỏ ném ra xa ...suy nghĩ mông lung cái số mình... " bắt phong trần phải phong trần" ...mà !
Thủy đến chào tôi ...hỏi vu vơ vài câu xã giao rồi đưa cho tôi gói quà là lon guigoz ruốc xã và năm chục đồng tiền giấy...
- nhờ anh gởi giúp cho ba tui ...phòng thân ! nhà tui lâu nay cũng kiệt quệ lắm anh ! toàn độn bo bo- khoai- sắn ...nên chỉ gởi có nhiêu đây ...mà không biết khi nào ...ba tui mới được về nữa !
Thủy nói xong lại rươm rướm nước mắt và quay mặt đi...
- tui nhận lon ruốc xã thôi ! còn tiền để đó, khi lên gặp chú ... tui tìm cách đưa cho...tui có tiền lương đem theo mờ ! Khi về rồi tính sau...đừng ngại !
- vậy thì ...cám ơn anh nhiều lắm ! đúng là có "quí nhân phù hộ "...chúc anh thượng lộ bình an nghen !
- không có gì đâu ...khi về tôi sẽ ghé nhà... Thủy báo tin cho biết !

Hai chúng tôi chia tay trong nắng chiều hanh nồng giữa những thanh tà vẹt vô tri lởm chởm đá xanh bên dưới và đường rày song song vô định...tôi cầm chặt lon guigoz trong tay và suy nghĩ đến con đường lên vùng núi cao xa hiểm trở ...và cuộc sống của những tù nhân như những bóng ma âm thầm lầm lũi giữa chân mây núi rừng !

Cả tháng sau...
Lon guig ruốc xã mới chính thức có mặt tại nông trường sông Kol... Vụ thuốc lá đã thu hoạch gần xong , khu ruộng mì cũng đã nhổ sạch chỉ còn lại thân cây được chất thành đống.




Trước mắt tôi là một vùng đất xơ xác tiêu điều , những láng trại xa xa giờ đây hiện lên rõ mồn một ...không bóng người lai vãng, giữa núi rừng một nỗi sợ hãi len lén trong lòng , bất giác tôi rùng mình ...
Tôi đứng như trời trồng giữa chân mây núi rừng cô quạnh ...ngậm ngùi cho thân phận con người!
Rồi xót xa... tôi còn nợ chú lon guigoz ruốc xã và lời nhắn gởi đầy nước mắt của gia đình họ !
... ... ... ...

Tôi đem lon guigoz ruốc xã về lại Sài Gòn để mong gởi lại cho gia đình chú Lực...

Khi vào con hẻm, tôi ngơ ngác không tin vào mắt mình... vì căn nhà hôm nào tôi ghé , giờ đây lại treo bảng "Tổ công tác Cải tạo công thương nghiệp phường " ! Nhiều thanh niên đeo băng đỏ hớn hở lăn xăn ra vào...
Tôi dò hỏi những nhà chung quanh mới biết đang trong giai đoạn ...chiến dịch đánh" tư sản mại bản- cải tạo công thương nghiệp "... cả nhà Thủy đã bị bắt đi xây dựng vùng kinh tế mới Minh Long -Chơn Thành cả tháng nay rồi!

Tôi cầm lon guigoz ruốc xã tiu nghỉu quay về mà lòng trĩu nặng suy nghĩ ...tôi quay lại nơi gặp Thủy chỉ có hai đường rày song song vô tận không có điểm giao nhau... mà bước đi nặng nề trên những thanh tà-vẹt lạnh lùng vô tri, đoạn đường rày mà mới đây Thủy đã gởi tận tay tôi chút quà... trọn niềm tin tưởng !

Tôi âm thầm bước đi mà lòng miên man suy nghĩ như tơ vò...trăm mối !
"Lời hứa bất thành "
Chỉ mong một ngày tình cờ gặp lại Thủy trong hoàn cảnh sáng sủa hơn giữa đất Sài Gòn yêu thương ...

Nắng chiều hiu hắt... dưới chân... cái bóng tôi lẻ loi ngã dài theo từng bước ... độc hành !

Hắt hiu thôi cũng là hiu hắt
Ngày tháng ôm quanh những mỏi mòn
Ngữa mặt ta cười như ứa máu
Điệu buồn chim hót rụng đầu non !
(Quan San)

TRƯƠNG HÙNG
tháng 7/2018








Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Show more reactions

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Comments

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thắng thua một nổi buồn lắng đọng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Câu chuyện này buon quá sức buòn! Không rõ chu Lực có sống sót không? Vơ con chu ra sao ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đọc xong_tự nhiên nước mắt tôi rơi _ôi cuộc sống nghiệt ngã

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cầu mong cho họ có cuộc sống an lành. Tôi còn giữ cái lon guigoz làm kỷ niệm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Giai đoạn đó đời sống vô cùng khó khăn khủng hoảng tinh thần... nhưng vẫn còn đọng lại...tình Người trong cơn khốn cùng!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Kg noi dau nao...giong noi dau nao...!that la nghiet nga cau chuc cho nguoi ay duoc binh an....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Buồn quá ..! Đúng là cảnh nước mất nhà tan...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ôi ! 30 tháng 4 bảy lăm ơi . Sao mà nghiệt ngã đau thương cho thân phận con ngừ thất bại lắm vậy trời !!!.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhà nào cũng có cả hầm vàng
Cho hút ko cần mượn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Kh biết câu ch có thât kh nhưng sao mà đau thương quá !!! Chú lưc rồi cô gì và gd cô ây ra sau ? Đã hơn 40 năm qua rồi mà nghe mắt còn cai lòng còn thắt !!!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ở trong chăn mới biết chăn co rận ai da trai qua moi biet cau chuyen tren la co thật

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cau chuyen cach nay bon may nam rôi.nay moi đoc ma nc mat rang rua!hay noi niem trong do co ta!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Câu chuyện đã gợi lại những ký ức xưa , thật xót xa cho nhiều hoàn cảnh khi đó , mong sao người trong cuộc hôm nay có một cuộc sống và hoàn cảnh tốt đẹp nhất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sau 30-4-75 chuyện như thế này rất nhiều. Hầu như mỗi người mỗi nhà thuộc chế độ củ đều ít nhiều trải qua những cái nghiệt ngã này. Bây giờ thế hệ trẻ không biết nhưng với nạn nhân thì ký ức về những ngày khốn cùng đó mãi mãi không phai mờ !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đau nhói trong lòng..

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hay qua nhung nghen nghen coi long thuong cho nhung nguoi tu đi cai t*o

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hide or report this

[*]
[font=inherit]
[font=inherit]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[font=inherit][font=inherit]Đó là một trong vô số sự thật đã xảy ra ở miền nam thân yêu này....
[font=inherit]
[font=inherit][font=inherit]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[font=inherit]
Hide or report this [font=inherit]
[/font] [/font] [/font] [/font] [*][font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[/font] [font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[font=inherit][font=inherit]Có những chuyện còn đau lòng hơn và thật 100%. Đọc xong, thấy hình ảnh minh trong đó, đau thương hơn. On trời, nhưng rồi cũng qua...[/font][/font][/font] [/font] [/font] [/font] [font=inherit]
[font=inherit][font=inherit]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[/font][/font][/font] [/font] [/font] [font=inherit]
Hide or report this[/font] [/font] [font=inherit]
[/font] [/font] [/font] [/font] [*][font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[/font] [font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]
[font=inherit]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[font=inherit][font=inherit][font=inherit][font=inherit]Năm 1977 xóm tôi cũng bị “ giải nghệ tiều phu bất đắc dĩ” vì đi lên rừng bằng xe lửa nhưng ko bao giờ mua vé “ tiền đâu mà mua “ đeo bám , leo mui , nhảy tàu , đu tàu suốt ko dừng ga còn hơn xiếc ! Chết cũng kha khá do tai nạn và sốt rét rừng ! Một ngà[/font][/font][font=inherit][font=inherit][font=inherit]y , xe vào ga Sóng thần “ vì dân tiều phu về từ Thủ Đức , Bình Triệu , Gò vấp , Phú Nhuận nên hầu như chưa ai xuống khỏi tàu lửa , tất cả hơi thấy lạ vì công an rất nhiều , chó cũng rất nhiều ... xong hầu như tất cả đều bị giải qua một tàu khác chở về Saigon lọc lại ai đi lậu vé và ko bị phạm tội khác nhốt ở hình như rạp hát hay gì đó tên Đại lợi ở Tân Bình khoảng hơn tháng sau gia đình được đem hộ khẩu bảo lãnh về , còn phần đông là con trai bị nhận mặt có chuyền đồ cướp của tiểu thương thì đi tù ! Lúc đó hầu như miền nam đều tang tóc ... mười phần chết bảy còn ba , chết hai còn một mới ra thái bình ! Hay nghe 2 câu này ! Giờ cũng gần nửa thế kỷ rồi VN mình thấy bề ngoài phát triển rất nhiều nhưng dân nghèo còn quá xá [font=inherit][color=transparent][font=inherit][size=4]

Thanked by 5 Members:

#2 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2977 Bài viết:
  • 26909 thanks

Gửi vào 01/06/2019 - 14:56

Truyện # 2

Sài Gòn của tôi, 50 năm trước .


Ðặt chân tới Sài Gòn năm 1954, lúc ấy tôi là đứa bé 9 tuổi, theo gia đình từ miền Bắc di cư vào miền Nam tự do.
Ký ức của đứa bé 9 tuổi hẳn nhiên không thể ghi nhận được gì nhiều; nhưng đứa bé lớn lên và sinh sống tại Sài Gòn từ thuở ấy tới
bây giờ, đã giúp tôi dễ dàng gợi dậy trong ký ức, ít nhất là những hình ảnh đậm nét của Sài Gòn,
50 năm về trước.

Ấn tượng về Sài Gòn trong tôi từ lúc ấy tới bây giờ cũng không phai nhạt bao nhiêu, dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua. Ấn tượng sâu đậm, bởi Sài Gòn những ngày tháng ấy quá mới lạ trong tâm trí tôi, đứa trẻ đã trải qua một đoạn đời ấu thơ tại Hà Nội.

Ðiều đầu tiên tôi nhận biết lúc ấy, tôi nói với cha tôi, là Sài Gòn có vẻ rất Tây so với Hà Nội. Cha tôi bảo, bởi vì một trăm năm Pháp thuộc, Sài Gòn và miền Nam là thuộc địa; trong khi Hà Nội của miền Bắc là bảo hộ.

Cha tôi làm thông ngôn trong quân đội Liên Hiệp Pháp, dạy tiếng Pháp cho các con từ nhỏ; nên tôi nhớ được rành rõ những tên Pháp ngữ đặt cho nhiều đường phố lớn của Sài Gòn lúc ấy. Căn nhà đầu tiên của gia đình chúng tôi khi vào Sài Gòn ở đường Bà Hạt, quận 10. Ðường Bà Hạt là đường phố nhỏ, một đoạn chạy ngang đường phố lớn mang tên Tây, là Lacaze – tức đường Nguyễn Tri Phương.

Vài năm sau, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cho thay thế tên Tây; vẫn giữ lại tên những danh nhân thế giới, dù danh nhân ấy là người Pháp, như Calmette, Pasteur, Alexandre de Rhodes… Những đường phố mang tên Tây, đa số là quan chức Pháp, được thay thế, như: Bonard – Lê Lợi; Charner – Nguyễn Huệ; Galliéni – Trần Hưng Ðạo; De la Grandrière – Gia Long; Catinat – Tự Do; Lacaze – Nguyễn Tri Phương… Tuy nhiên, nhiều năm sau đó, dân Sài Gòn vẫn nói: Ði bát phố Bô-na, Catinat; đi mua hàng ở thương xá Charner…, luôn là gọi tên Tây,
cho 3 đường phố đẹp bậc nhất của Sài Gòn.

Phố phường Sài Gòn lúc ấy đa số là những con đường lớn rộng, dài dằng dặc. Và rất nhiều cổ thụ. Ðặc biệt loại cây có tên rất bình dân là cây dái ngựa – tên khoa học là Meliaceae – thân to nổi mấu gồ ghề, tỏa rộng cành lá, bóng mát ngợp đường Lê Ðại Hành, trước mặt Trường Ðua Phú Thọ, quận 11. Hàng cây me xanh mát mắt suốt con đường Gia Long, con đường có bệnh viện Grall do người Pháp lập nên, giữa vườn cây rộng rinh. Rừng cao su bát ngát, chạy dài theo con đường Nguyễn Văn Thoại, từ Trường Ðua Phú Thọ tới ngã tư Bảy Hiền…

Năm tôi còn nhỏ tuổi, cha vẫn dẫn đi chơi mỗi Chủ Nhật. Vào Vườn Ông Thượng, còn có tên Tây là Bờ-rô, sau đó mới gọi tên là Vườn t*o Ðàn; dẫn đi chơi ở Sở Thú-Thị Nghè… Cây trồng ở Sài Gòn phong phú là nhờ công sức của vị giám đốc Sở Thú đầu tiên, người Pháp; ông từng là chuyên viên nghiên cứu về cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới; nhất là vùng nhiệt đới ở Phi Châu, có nhiều loại cây thích hợp với thổ nhưỡng Sài Gòn. Những năm sau này, lớn thêm vài tuổi, lại được anh cùng cho đi “bát phố Bô-na,” để thấy rõ Sài Gòn quả là rất Tây; tôi tha hồ thưởng ngoạn vẻ đẹp “Paris” của nó.

Tản bộ trên đường Catinat, từ nhà thờ Ðức Bà tới bến Bạch Ðằng, nhìn ngắm các cửa hiệu sang trọng thời thượng dọc con phố. Và Passage Eden, rất nên gọi là “Hành Lang Ði Bộ,” chính diện nhìn ra đường Catinat. Passage Eden gồm trong đó: bát phố; xem chiếu phim – trong rạp Eden giữa lòng hành lang; mua sắm; ăn kem uống cà phê ăn tối ở quán Givral liền bên… và để ngắm nhìn trai thanh gái lịch, quý ông quý bà Sài Gòn, cũng ở trong đó.

Trai thanh – quý ông thì áo sơ mi quần tây trắng lốp; mũ flechet; giày deux couleurs; đồng hồ quả quít đeo ở dây lưng. Gái lịch – quý bà thì áo dài Lemur-Cát Tường không thua phụ nữ Hà Nội, hoặc vận jupe như “bà đầm”; tay xách porte feuille, chân đi guốc cao gót; tóc búi cao hoặc uốn dợn sóng, cổ đeo kiềng vàng…

Ra vào Passage Eden nhiều lối, ưa thích ra vào lối nào cũng được. Anh tôi dẫn tôi vào lối cửa ở đường Charner, rồi đi vòng qua Bonard, rồi ra cửa Catinat… Rồi chúng tôi ghé hiệu sách Albert Portail – sau có tên là Xuân Thu – sát cạnh đó, toàn là sách từ bên Tây đưa sang, tha hồ mà đọc mà ngắm.

Rồi với bạn học cùng lớp cùng trường Chu Văn An, Trường-Trung-Học-Di-Chuyển-Bắc-Việt (có ghi ở bảng hiệu của trường như vậy, vì trường cũng di cư từ Hà Nội vào Sài Gòn) đi chơi và chụp ảnh lưu niệm Sài Gòn.

Bất cứ buổi sáng Chủ Nhật nào, góc thân thuộc nhất, tập trung nhiều nhất các “bác phó nhòm,” chính là quảng trường trước mặt quán Givral. Mái hiên cong kiều diễm của quán Givral, và con đường Catinat thẳng tắp, với hai hàng cây hai bên chạy dài ngút mắt, đã đi vào không biết bao nhiêu tấm ảnh lưu niệm Sài Gòn. Hoặc những tấm ảnh của cả gia đình, lưu niệm ngày đi mua sắm ở thương xá Charner; buổi dùng bữa cơm Tây ở một nhà hàng Pháp trên phố Bonard…
Những ngôi đền Ấn Ðộ giữa lòng Sài Gòn lúc ấy, cũng đi vào ký ức của đứa bé miền Bắc di cư khá đậm nét. Sao mà Sài Gòn nhiều đền đài của Ấn Giáo, với kiến trúc tinh tế kỳ công đến thế. Những ngôi đền uy nghi tọa lạc ở các con đường Tôn Thất Thiệp-Trương Ðịnh-Công Lý của quận 1, trung tâm Sài Gòn. Người Ấn Ðộ sinh sống tại Sài Gòn khá đông, chỉ không nhiều bằng người Hoa, ở cả một vùng Chợ Lớn. Tôi nghe dân Sài Gòn gọi họ là Chà Và. Sau này tôi mới hiểu, Chà Và là đọc trại từ Java, gọi chung cho người Ấn Ðộ và người Mã Lai; họ thường làm nghề mại bản, quản lý nhà đất, cho vay tiền, làm trung gian giữa người Việt và người Pháp…

Ðường Tôn Thất Thiệp, vào năm 1954 vẫn được xem là một tiểu Ấn Ðộ, với những ông Chà Và cho vay tiền, chủ quán cà ri nị, mở tiệm kim hoàn. Những người Ấn Ðộ gốc ở Bombay thường kinh doanh ngành vải; họ có nhiều cửa hiệu ở đường Catinat, Bonard, Hàm Nghi, Galliéni, và chợ Bến Thành. Từ lâu trước đó, cộng đồng người Ấn Ðộ ở quận 1 còn đông đảo hơn nhiều; đã có một đợt người Ấn Ðộ rời Sài Gòn sang định cư tại Pháp, vào năm 1945.

Có lẽ cái mới lạ, và thấy thân thương nhất, đối với người miền Bắc di cư vào Sài Gòn như tôi, là những quán tiệm bình dân, tiệm Hoa kiều. Hai thứ quán tiệm này khá giống nhau. Buổi sáng tới quán, những ông già Sài Gòn đọc-nhựt-trình, nói chuyện ưa chêm tiếng Pháp, xưng tôi là mỏa (moi); những bà già hút thuốc điếu; những anh tài xe xích lô máy chở cả vợ con trong lòng xe rộng bè, tới quán ăn hủ tíu uống cà phê, xong chở về nhà rồi mới đi chở khách. Một thời gian trong năm 1954-55, khi có xài tiền 5 cắc bằng kim loại; thì tại Sài Gòn, cứ việc lấy giấy bạc một đồng – có hình Nam Phương hoàng hậu – mà xé làm hai, xài một nửa tương đương 5 cắc! Thật là thuận tiện, đơn giản.

Người Sài Gòn-Nam Bộ không cần thiết phải biết tên người mới quen; chỉ hỏi người này là con thứ mấy trong gia đình, để kêu anh Hai, anh Ba… Thân thương biết mấy! Chuyện trò với người Sài Gòn-Nam Bộ, câu chuyện của họ giản dị, rõ ràng, không úp úp mở mở; không bắt người cùng trò chuyện với mình phải chịu đựng sự vòng-vo-tam-quốc, sự rào trước đón sau, như rất nhiều người miền Bắc và miền Trung, trong đó có dân di cư năm 1954 thường như vậy.

Nguyễn Ðạt – Giai Phẩm Người Việt Xuân Đinh Dậu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#3 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2977 Bài viết:
  • 26909 thanks

Gửi vào 01/06/2019 - 15:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#4 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2977 Bài viết:
  • 26909 thanks

Gửi vào 01/06/2019 - 15:38

Chuyện # 3.


CHUYỆN CON LAI.

Hồi trước năm 1975 ; nhà ai có con gái lấy Mỹ ; người ta kêu là " me Mỹ " ngụ ý chê bai ; tệ hơn thì gọi là gái điếm lấy Mỹ .
Hàng xóm dè bỉu không cho con mình chơi với đám nữ binh xấu xa đó.
Thật ra không phải lính Mỹ nào cũng là thi rớt Tú Tài phải đi quân dịch ; hay Mỹ đen phá phách muốn thử sức mình ở một xứ nhiệt đới xa lạ..
Họ còn là những sĩ quan ; chuyen viên kỹ thuật ; thầy dạy tiếng Anh ; bô phận Quân tiếp vụ ( hậu cần) và những chuyen gia quân sự cao cấp.
Và ngoài số cô vì chiến tranh loạn lạc ; phải đổ xô về thủ đô Sài Gòn để kiếm sống; vì họ ít học ; không trình độ _ không quan hệ ; phải bán thân kiếm sống nhục nhằn ..
Người đời gọi là " gái bán bar " ( Snack bar)
Mà còn là những thư ký ; phiên dịch ; hầu phòng ; nấu ăn ; tạp dịch ..
Trai gái làm việc chung ; tình cảm nảy nở ; họ sống trong hướng dẫn của trái tim không đổi chác.
Năm 1973 ; hiệp định Paris ký kết; lính Mỹ rút về nước ; đã bảo lãnh nhiều người vợ Việt của mình sang Hoa Kỳ.
Vậy họ có phải là gái điếm không ? ...

���Thành phố Saigon..
Sau năm 1975.

Lúc này tình cảnh của những bà mẹ Việt có con lai còn thê thảm hơn nhiều..
Có người nói đứa nhỏ là con mình xin ; dù chẳng mấy ai tin .
Gấp mấy lần trước kia; giờ họ bị xem như " tàn dư Mỹ ngụy " dơ bẩn nhất; bị kì thị nặng nề .
Đa số phải dạt về những miền quê sinh sống.
Các trẻ lai này vào mái trường Xã hội chủ nghĩa coi như hết cấp hai đã là kỳ tích .
Có em học rất giỏi cũng không thể làm gì với cái lý lịch da trắng nhợt hoặc đen cháy đã hằn dấu lên gương mặt mình.
Đi học bị thầy cô " bỏ xó " ; bạn bè thương thì ít ; đa số thờ ơ hoặc xa lánh đánh đập ; các em thường bỏ học sớm ; ra xã hội làm đủ thứ nghề để sống.
Buồn thay một số em gái lại bước vào cái nghề đau khổ như mẹ mình hồi xưa.
Và cả xã hội xem đó là bình thường.
Và tiếp tục bị rẻ rúng coi thường như những người dưới đáy đất nước.

��� Boom một cái !
Chiến dịch Americasian.
Di dân toàn bộ con lai Mỹ + và thân nhân phụ thuộc sang Hoa Kỳ .
Lập tức chương trình này đẩy mạnh việc mua bán con lai.
Nạn nhân thường là các gia đình lai ở nông thôn ít học .
Họ không hiểu gì nên đồng ý " bán " con cháu mình giá thị trường là hai cây vàng.
Số tài sản quá lớn với họ.
Về tới Sài Gòn ; các cò " con lai" đã phù phép hồ sơ giả ; tuỳ theo" gia đình phụ thuộc " đi cùng hồ sơ là bao nhiêu người ?
Có thể giá đội lên gấp 10 lần.
Những ngày đầu tiên ; phái đoàn Mỹ phỏng vấn rất dễ dàng ; chỉ cần có nét lai, làn da đặc trưng là họ cấp visa hết.
Thế nên giả lai cũng nhiều ; có dư luận ca sĩ Mạnh Q. giả conlai mà đi được đó.
���
Bà Tư quê ở Đồng Nai ; trước 75 có con gái ăn ở với anh quân nhân Mỹ ở sân bay Biên Hoà sinh ra thằng con da trắng.
Sau giải phóng khổ quá nó bám theo lão cán bộ già mà có tiền ; bị đánh ghen bỏ nhà mà đi mất.
Khổ quá để lại cho bà đứa cháu ngoại mằt xanh gày gò.
Những hôm đi bán chanh ớt đằp đổi qua ngày.. về tới nhà gặp thằng bé bị bạn đánh xịt máu mũi ; hai bà cháu ôm nhau khóc .
Bà bệnh nhiều lại vay tiền góp mỗi ngày thiếu nợ người ta.
Cái nhà cũng là ở thuê ; chủ hăm he đuổi hoài.
Hết sức dỗ dành ; thằng nhỏ 15 tuổi mới chịu về ở với gia đình cha mẹ mới với 6 anh chị em hoàn toàn xa lạ.
Người mua nó là vợ chồng Ty - Mệ ; chủ nhà may Thiên Thanh dốc cầu Kiệu ; bên Phú Nhuận.
Cặp này nổi tiếng bạc ác ; giàu có nhưng khinh người ; đối xử với thợ may bóc lột tàn tệ.
Thằng nhỏ bị giam lỏng trong nhà ; đi ra ngoài là có người kèm sát sợ nó bỏ trốn .
Nó đau buồn nhưng không làm sao được.
Bà Tư nhớ cháu cố gắng dò hỏi được nơi nó ở ; bà quá nhớ thương
lần mò tới tận nhà xin gởi chục bánh ít cháu ngoại thích ăn mà không có tiền mua..
Mụ chủ tiệm may dễ gì cho gặp ; nói là nó đã đi ở nơi khác rộng rãi hơn .
Tuy nhiên mụ cũng cho bà ít tiền xe ; hỏi kỹ địa chỉ bà già ; hứa trước khi đi sẽ cho nó về thăm bà.
Bà già cảm động quá ..
Cám ơn ..cám ơn cô Hai nhiều lắm..
Trước khi về bà còn ngoái cổ trông theo ngậm ngùi..
Bà đâu biết trong đầu mụ đang ủ sẵn một âm mưu..
Đứa cháu trong nhà thấy hết biết hết nhưng không thể ra gặp vì bị lão chủ nhà và thằng con lớn giữ chặt.
Nó khóc không thành tiếng ; nuốt nước mắt tủi hờn vào trong..
Ngoại ơi ... ngoại ơi.
Chục bánh lá mụ chủ đem cho đám con nó chia nhau ăn hết .

☘ Chương trình định cư người Mỹ trở về nhà ( American homecoming Act ) khởi động từ năm 1987 đã đưa được gần 40.000 con lai + thân nhân của họ ( có cả giả mạo) đến Mỹ thành công.
Nhưng sự đời ai mà biết trước.
Ngừa trường hợp bị sự xuất phút cuối cùng ; vợ chồng chủ tiệm may đã thủ đoạn tung tin " đi Đà lạt chơi ' một tuần ; ra đi với hành lý êm thắm ; nhà cửa tiệm may sang lại lén lút không ai biết cả.
Mụ vợ và hai đứa con gái lớn đổi hết vàng đô thành hột xoàn cỡ bự ; khoan răng hàm nhét vào trong ; thằng chồng đúc vàng lá thành đầu dây nịt ; nắp cái bình thủy ; bộ chén ăn cơm ; các khóa cặp của mấy cái ba lô ; mấy cái kẹp tóc của đám con gái...
Tất cả phủ nhôm để qua mặt Hải quan sân bay ; chuyển lậu tài sản ra khỏi nước.
Những năm 80 ; Việt Nam cô lập với cả thế giới ; không có hình thức giao dịch gì cả.
Đặc biệt khi ra đi ; lúc ra phi trường ; hai vợ chồng mụ kèm sát thằng lai " con cưng " ; hăm dọa nó nếu trở mặt không đi sẽ cho người thanh toán bà ngoại nó ngay !
Philippines ; trại trung chuyển.
Trước khi tới Mỹ ; tất cả mọi người đi dien con lai phải ở Phi 6 tháng.
Để học tiếng Anh ; chích ngừa ; học thích nghi cuộc sống mới.
Lúc này đã thoát khỏi Vietnam; gia đình mụ không lo hàng xóm chính quyền địa phương nữa ; bản chất bất lương trở lại ; không cần yêu chiều thằng lai ; qua sông rút cầu .
Họ ra mặt nhạt nhẽo đàn áp thằng nhỏ ; hôm ấy xảy ra chuyện đánh nhau giữa thằng con lớn của họ tấn công thằng con nuôi ; lão chủ to béo cũng lập tức binh con mà hành hung đến đổ máu thằng con lai bất hạnh!
Nó uất ức quá ; lên thẳng văn phòng Cao ủy tố cáo sự thật.
Yêu cầu được bảo vệ; cả cho bà nó còn ở quê nhà.
Ngay lập tức họ tách rời cha mẹ và các con để lấy cung khai .
Gia đình đó bị trả về Việt Nam lập tức vì hồ sơ giả mạo.
Thằng lai sau này bảo lãnh được bà nó sang Mỹ ở với nhau tới già.������ " Thiên võng khôi khôi ; sơ nhi bất lậu "
( Lưới trời lồng lộng ; thưa mà khó thoát).
Sau này khoảng năm 2005 ; chương trình tái định cư trẻ lại khởi động lại .
Hậu quả dau buồn hậu chiến vẫn còn đó.
Gần 500 trẻ - nay đã là những người trung niên sống lay lắt nghèo khổ ;chờ mong ngày về quê cha biền biệt ; hoặc cha đã chết ; không xác định được ADN ; thân nhân bên người cha cũng không muốn nhận .
Hay giấy tờ hợp lệ không có.
Cả núi khổ nhọc chập chùng ; có người phải đi ăn xin kiếm sống.

��� Cộng đồng con lai qua Mỹ tản mác khắp các tiểu bang ; chứ không quay quần như hồi ở Sài Gòn đợi đi .
Qua đây họ cũng hết sức bươn chải làm đủ job kiếm sống lương thiện.
Tuy cũng bị dân Mỹ chính gốc phân biệt kỳ thị phần nào.
Một số gương mặt nổi trội như cá sĩ Thanh Hà ; Randy hay làm từ thiện ;Dũng Taylor có bằng đại học ; nhất là Phi Nhung mở trại mồ côi nuôi trẻ nhỏ bơ vơ..
Giá trị gấp mấy chục lần các " nữ hoàng giải trí " mà không có giọng ca; suot ngày khoe phi cơ xế sang; nhà cửa nữ trang các kiểu ..
Các thím này tiến mạnh không bằng tài năng ; mà bằng tài khoản nằm giữa hai chân các chị.

��� Những năm cuối thập niên 80., tôi đã có thời gian sống cùng tập thể bạn lai này ở Sài Gòn; họ tuy ít học nhưng chân thành cởi mở ; từ sở ngoại vụ đường Lê Duẩn ; cục xuất nhập cảnh đường Nguyễn Trãi ... tôi đều đồng hành hết.
Một số boy Việt mưu cầu tình cảm mong được đi theo để đổi đời .
Tôi không nằm trong số ấy .
Mà vẫn được thương mến thật tình.
.Em Oanh lai làm gái trước Nhà văn hóa Lao động TP ; nơi mình tập tạ;em có bộ ngực và cái mông đồ sộ ; mến thích a Tuấn này nè ..tuy mình bình thường chẳng có cái gì cả..cô ấy không biết chữ; nhờ ông thương binh VNCH cụt chân viết thư tỏ tình thật cải lương.. Vườn hồng trinh nữ gởi Thể Hình người thương ?!?.
.Em Loan lai nhỏ nhắn ; đôi mắt con ngươi hai màu xanh nâu đẹp lạ lùng ; trốn chồng đi chơi với mình..
Thằng Hoàng lai đệ tử đói ăn ốm nhom nhưng có cây gậy to dài gấp đôi trai ta ; đặc biệt sẵn sàng chơi tay đôi với ai động tới sư phụ mập này của nó.
Còn nhiều nữa.

���Hơn 20 năm đã trôi qua.
Giờ này các em ở đâu ??
Cũng như người quân nhân Mỹ da màu này nhìn theo cô gái Việt Nam xinh đẹp trong tấm ảnh dưới đây .
Họ có thể chẳng bao giờ thuộc về nhau.
Nhưng cũng có thể đã từng thuộc về nhau rồi.
Những người Việt nửa dòng máu nghiệt ngã.
☘ Và đừng có ai miệt thị những người bạn tội tình đó trước mặt tôi.
Tôi đấm đấy.
(Tuấn Tony ; viết xong tại Sydney; July /2017)
Một buổi chiều mùa đông lạnh .

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |