Jump to content

Advertisements




Ca dao Việt Nam


46 replies to this topic

#31 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/06/2019 - 22:29

Câu này cũng mới biết luôn nhưng mà vừa hay vừa lạ:

*Công cha như núi bỏ hoang
Nghĩa mẹ như nước lụt tràn lối đi

Thanked by 2 Members:

#32 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 260 thanks

Gửi vào 26/06/2019 - 16:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuphuongsg, on 25/06/2019 - 22:29, said:

Câu này cũng mới biết luôn nhưng mà vừa hay vừa lạ:

*Công cha như núi bỏ hoang
Nghĩa mẹ như nước lụt tràn lối đi
Thử bàn nhanh 2 câu này có đúng là ca dao hay không?
Theo ý nghĩa tương hỗ của 2 câu trên, tôi thấy:
Câu 1: Công cha như núi bỏ hoang. Cụm từ "núi bỏ hoang" là nói người con không khai thác được gì cả mặc dù núi có xanh tươi trù phú hay khô cằn sỏi đá hoặc là người con khó khai thác những nguồn lợi từ nó, cho nên phải bỏ hoang = núi vô tác dụng. Vì nếu liên hệ với câu dưới thì ở câu này tôi không thể hiểu là công của người cha bị con từ chối, không đoái hoài gì tới.
Câu 2: Nghĩa mẹ như nước lụt tràn lối đi. Cụm từ "nước lụt tràn lối đi" là nước cản trở lối đi = thủy tai chứ không phải thủy lợi, ý nói người mẹ đã cản trở bước tiến của con cái mình, chẳng khác nào một lời oán trách của người con đối với người mẹ
Như vậy 2 câu này đã xuất phát từ một nhóm người nào đó, cảm thấy không khai thác được những nguồn lợi kinh tế, những sự nuông chìu từ cha mẹ mình nên mới phát ngôn như vậy. Tôi cho những người này là những người bất hiếu, lẽ dĩ nhiên 2 câu này không thể gọi là ca dao được. Bạn nào có ý kiến khác, thử phát biểu cảm tưởng!?

Thanked by 2 Members:

#33 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 26/06/2019 - 18:40

theo tôi thì 2 câu đó cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống.
Cha mẹ sinh con, trời sinh tính, mỗi người có một giấc mơ khác nhau, nghiệp cha khác nghiệp con là điều bình thường. Giả sử cha thành công thương trường còn đứa con lại muốn đi làm y sĩ. Gia sản của người cha làm thương nhân nhiều nhưng đứa con không muốn khai thác nguồn lợi kinh tế của cha để lại. Nên anh y sĩ nào đó viết "công cha như núi bỏ hoang".
Còn người mẹ như nước lụt tràn lối đi thì như bác Baphai nói.
Cha làm nghề nuôi tôm cá, hoặc nghề phải sát sinh để nuôi con, công cha cũng như núi đấy thôi, nhưng là núi hoang vì đứa con cảm giác không thể tàn nhẫn hạ đao giết hại chúng sinh dù cha anh ta bắt anh ta nối nghiệp vì nghề ấy giúp nuôi sống gia đình. Và anh ấy viết trong nước mắt "Công cha như núi bỏ hoang".
Tương tự, cha thành công trên quan trường nhưng con lại muốn làm giáo viên trên giảng đường...
Nói chung là mỗi người lại một giấc mơ khác nhau nên cảm giác họ bị cản trở khi phải "xây dựng giấc mơ của mình trong một thế gian vô vàn ảo mộng".
Và sau cùng, không phải người con bất hiếu mà do đấng sinh thành thiếu tôn trọng, thiếu cảm thông, quá vị kỷ, cái tôi quá lớn chèn ép lên giấc mơ của những đứa trẻ.

Công cha như núi bỏ hoang

Nghĩa mẹ như nước lụt tràn lối đi.



Thanked by 2 Members:

#34 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 260 thanks

Gửi vào 26/06/2019 - 20:31

Đúng như MahaChang nói:" Hai câu đó cho chúng ta cái nhìn mới mẻ về cuộc sống". Thế nhưng theo lối phân tích của MahaChang thì nó chỉ tạm đúng trong trường hợp một gia đình nào đó có sự "thiếu tôn trọng, thiếu cảm thông, quá vị kỷ, cái tôi quá lớn" của bậc cha mẹ "chèn ép lên giấc mơ của những đưa trẻ" . Còn ngược lại, đâu phải ngoài xã hội luôn luôn bậc sinh thành nào cũng có sự áp đặt, rào cản như vậy! Công cha, nghĩa mẹ phải hiểu cho rộng ra, từ việc sinh thành, dưỡng dục, che chở, cưu mang, thậm chí hy sinh tính mạng của mình để cứu con cái thoát được những giây phút hiểm nghèo... cho đến lúc dựng vợ gả chồng, lo lắng công ăn việc làm, nơi ăn chốn ở và có khi còn phải trông nom cháu để cho con cái có điều kiện vươn lên cùng bè cùng bạn... thử hỏi những công lao của cha mẹ đối với con cái như vậy, lớp trẻ có thấy không? Chẳng lẽ chỉ có một vài trường hợp nhỏ lẻ xảy ra trong xã hội, lớp trẻ lại gán ghép cho cha mẹ mình bằng hai câu thơ như vậy hay sao?.
Mong các bạn tiếp tục vào bàn luận cho vui nha (nhớ là bàn luận chứ không phải tranh luận đấy nghen!)

Tôi nói thêm, nếu 2 câu thơ trên chỉ đúng ở một khía cạnh trong cuộc sống mà nó phủ nhận những vấn đề lớn về thuần phong mỹ tục của người Việt Nam chúng ta thì nó không phải là ca dao của người Việt Nam.

Thanked by 3 Members:

#35 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5913 thanks

Gửi vào 26/06/2019 - 21:12

Tôi đồng ý với anh baphai rằng 2 câu trên là 2 câu thơ chứ không phải là ca dao được.

Còn hiểu "công cha, nghĩa mẹ" thì nên hiểu là công sinh thành, dưỡng dục... Chứ về tài nguyên, tiền bạc thì đừng cho vào vì lẽ đời cứ động vào "cái đó" thì đúng sai khó phân định, lại gây tranh cãi.

Và một điều luôn là chân lý: dù cha mẹ đối với ta thế nào (yêu thương hay gây áp lực hoặc thậm chí là ghét bỏ) thì công sinh thành vẫn là điều không thể phủ nhận, là phận làm con thì vẫn phải mang ơn. Nhiều người chẳng may bị khuyết cha mẹ từ khi mới lọt lòng, chẳng được thừa hưởng tiền bạc từ cha mẹ nhưng khi nghĩ về cha mẹ thì đều một lòng kính ngưỡng cũng vì một lẽ như vậy.

Thanked by 2 Members:

#36 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 260 thanks

Gửi vào 26/06/2019 - 21:30

Tiếp lời với anh Expander0410 về cái chân lý anh đã nêu và bổ sung cho ý tưởng của tôi, tôi đăng lại bài xướng - họa của tôi tham gia trước đây:

VÔ ĐỀ
(Bài xướng)
Mẹ là ai con chưa lần gặp mẹ
Nhưng tim này yêu mẹ lắm mẹ ơi
Mẹ cho con cuộc sống mới rạng ngời
Cho tiếng khóc đầu đời rồi đi mất
Cha ơi cha, cha còn hay đã mất
Sao không về nơi đất mẹ tìm con
Hay con đây làm điều gì có lỗi
Để cho cha giận dỗi bỏ con đi
Cha mẹ ơi nơi nào Người có biết
Ở nơi này con tha thiết ngóng trông
Ngày nào đó cha mẹ về bên cạnh
Cho con không hiu quạnh kiếp mồ côi.
(không rõ tác giả)

SƯỞI ẤM TÌNH THƯƠNG
(Bài họa)
Thế mới hiểu những ai còn cha mẹ
Tiết xuân về hạnh phúc lắm người ơi!
Bao ước mơ, bao ánh mắt sáng ngời
Vui đoàn tụ như mùa xuân chẳng mất
Đã bao người không còn gì để mất
Biết thăng trầm nhưng vẫn sống vì con
Đức cưu mang- Ấy là điều cốt lõi
Dẫu trái ngang, chẳng nỡ bỏ con đi
Lòng cha mẹ thương yêu con có biết
Vững niềm tin, vẫn khắc khoải ngóng trông
Rồi ngày nao …hỏi ai về bên cạnh?
Để tuổi già khỏi quạnh cảnh đơn côi!
(tác giả Ba Phải)

Thanked by 3 Members:

#37 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 26/06/2019 - 22:55

Ca dao cũng từ truyền miệng mà thành. Mahachang nghĩ nếu nó được bồi đắp qua năm tháng do tác động của nhiều thế hệ thì... những câu thơ đó cũng sẽ được đời sau xếp thành ca dao. Còn lưu truyền trong sách vở hay không thì còn phụ thuộc người ta bị ảnh hưởng bởi nền giáo dục nào.
Con người tồn tại trong quan hệ lục thân là do duyên, họ còn nợ nhau thì sẽ phải tiến đến với nhau bằng nhiều cách để cân bằng lại tâm hồn họ, sửa chữa lại sai lầm quá khứ của họ( báo thù thì kiểu khác). Sữa chữa ở đây là đem mỗi thành viên gia đình trở về sự cân bằng nội tại chứ không phải xây dựng một mối tình thâm trong gia đình. Gỡ rối dần dần tư tưởng chứ không biến mỗi cá nhân thành mảnh ghép không thể thiếu của nhau, đó là ràng buộc và tôi cho điều ấy khá là tàn độc.
Còn về ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục thì cần soi sáng mỹ tục ấy là gì, nó có đem đến hệ lụy, hệ quả nào khi chúng ta chấp nhận chúng một cách mơ hồ.
Có vay thì có trả, nhưng phải phân minh rõ ràng không nên mập mờ, vì cái sự vay trả của mỗi người lại khác nhau.Có người vì nợ tình cảm nên nặng về tình cảm vì đó là cái họ phải gánh. Có người vô tư đến khi chết.
Khi áp dụng chúng cho số đông thì chính là kiềm hãm sự phát triển.

Thanked by 3 Members:

#38 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 260 thanks

Gửi vào 27/06/2019 - 08:12

MahaChang nói:Ca dao cũng từ truyền miệng mà thành. Mahachang nghĩ nếu nó được bồi đắp qua năm tháng do tác động của nhiều thế hệ thì... những câu thơ đó cũng sẽ được đời sau xếp thành ca dao. Còn lưu truyền trong sách vở hay không thì còn phụ thuộc người ta bị ảnh hưởng bởi nền giáo dục nào. Đấy cũng là một quan điểm. Thế nhưng theo định nghĩa:
Ca dao: Là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.. Ca dao phản ánh lịch sử, phản ánh nếp sống, thuần phong mỹ tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống tình cảm nhân dân, mang tính trào phúng.
Như vậy nếu câu thơ nào không bảo đảm được tiêu chí này thì không phải là ca dao Việt Nam.
Và câu nói: Còn về ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục thì cần soi sáng mỹ tục ấy là gì, nó có đem đến hệ lụy, hệ quả nào khi chúng ta chấp nhận chúng một cách mơ hồ.
Thuần phong mỹ tục về việc đối đãi với cha mẹ từ xưa đến nay mọi người lấy chữ hiếu làm đầu (tất nhiên phải loại bỏ ngu hiếu trong một vài trường hợp lẻ tẻ).Cảm nghĩ của một người con đối với cha mẹ phản ánh trong 2 câu thơ trên là phiến diện, cảm nghĩ ấy chẳng khác nào một sự phủ phàng ném vào bậc sinh thành của mình, tôi cho là đi ngược lại truyền thống đạo lý của người Việt chúng ta.
Kết luận 2 câu thơ trên chỉ là cảm nghĩ bình thường của một nhóm người nào đó đang có mâu thuẩn về lối sống, quan điểm sống với bậc cha mẹ... cho nên tôi không nhất trí nó là ca dao của người Việt.

Thanked by 2 Members:

#39 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 27/06/2019 - 09:02

Ca dao: Là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.. Ca dao phản ánh lịch sử, phản ánh nếp sống, thuần phong mỹ tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống tình cảm nhân dân, mang tính trào phúng.
Như vậy nếu câu thơ nào không bảo đảm được tiêu chí này thì không phải là ca dao Việt Nam

Có lẽ bác nói đúng, đây không phải là ca dao Việt Nam, hay chính xác hơn đó không phải là ca dao của một thế hệ đã từng tồn tại.
Gia đình nào cũng có mâu thuẩn, câu ca dao là thuốc an thần hay thuốc chữa gốc bệnh thì người trong cuộc mới hiểu. Cuộc sống miu sinh bắt buộc con người phải xây dựng thương hiệu bản thân, đẩy giá trị bản thân lên, khẳng định cá tính... thì những khuôn phép chung chung sẽ không hấp dẫn được họ, cần một điều gì đó ngược đời giữa hàng tỷ con người.

mahachang nghĩ nó phiến diện bởi vì phần nhiều con người bị nhiễm tư duy cũ, thì khi một suy nghĩ ngược xuát hiện nó sẽ thành phiến diện, bởi trong lý trí họ không còn chỗ để chấp nhận một điều mới mẻ. Muốn đựng nước mới vào bình thì phải đổ nước cũ trong bình trước. Quan trọng là câu ca dao đó thực hành có đem lại điều tích cực cho cuộc sống hay không, hay nó chỉ tạo ấn tượng ở mặt ngữ nghĩa khi đánh vào cái tôi của bậc làm cha mẹ chứ chưa tác động thúc đẩy sự phát triển tự lập của con cái.
"Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước nguồn chảy ra." Núi Thái-Sơn ở bên Trung-Hoa, nên Mahachang nghĩ đây là câu ca dao của Hán tộc, với Nho đạo, ngàn năm bành trướng, và mọi thứ xuất phát từ họ chắc chắn luôn luôn phục vụ một mục đích tham vọng khủng khiếp nào đó...
Còn nơi chúng ta đang sống là cõi Dục, nghĩa là thứ đạo tối cao ở cõi này là Dục, dưỡng dục, nuôi nấng.
Nuôi nấng thể xác, nuôi nấng tình cảm. Thể xác lớn thì sánh với tinh tú, với vũ trụ, Thân vô biên. Tình cảm được nuôi lớn thì thành THức vô biên. Trói buộc Thân Và Thức chính là đi ngược lại Đạo tối cao ở cõi này. ĐÓ là bất hiếu, kiềm kẹp nhau trong vô minh.

Thanked by 2 Members:

#40 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 260 thanks

Gửi vào 27/06/2019 - 09:31

MahaChang thân mến!
Ngay từ đầu bài viết của tôi, tôi đã nêu ý kiến rằng 2 câu thơ trên không phải là ca dao (dĩ nhiên tôi phải phân tích, chứng minh cho quan điểm của mình). Tôi tôn trọng lớp trẻ, tôn trọng quan điểm của bạn. Tôi là người Việt Nam sống dưới thời mở cửa cho nên tôi hiểu giá trị của tự do cá nhân, không đả kích ai, tôi không theo 100% tư tưởng của Khổng Tử, tất nhiên những gì tinh túy tôi vẫn phải học.
Nếu bạn và các bạn khác đồng ý 2 câu thơ trên không phải là ca dao của người Việt là đủ rồi.
Có lẽ chúng ta bạn luận đến đây là ổn. Tôi tạm dừng. Chúc vui!

Thanked by 2 Members:

#41 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 27/06/2019 - 10:55

Mahachang chúc bác ngày vui vẻ mát mẻ.

Thanked by 2 Members:

#42 Tre

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2308 Bài viết:
  • 3920 thanks
  • LocationRừng

Gửi vào 27/06/2019 - 12:03

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên .

Ca dao .

#43 Tre

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2308 Bài viết:
  • 3920 thanks
  • LocationRừng

Gửi vào 27/06/2019 - 12:41

Ca dao Mười Thương có mười cái thương lận :
Ba thương má lúm đồng tiền
...

Này thì đồng tiền :

Em mặc áo bà ba đen
Nước da em trắng
Đôi má ngấn đồng tiền
Đêm nằm anh thao thức,
năm canh liền nhớ em.

Áo bà ba ... dưng nhớ Ngoại. Ngoại thích bận áo bà ba lắm luôn, cách sinh hoạt của Ngoại là đúng chuẩn của người phụ nữ miền Tây. Mấy dì và mẹ cũng vậy, nhìn vào một phát là biết ngay. Đến mình, dù được chỉnh từng chút mà hổng bằng, thua xa thiệt xa hihi .

Thanked by 1 Member:

#44 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/06/2019 - 21:33

Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẳm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng, đầu đội thúng bông.

*Nhưng mà nghe lô-tô hát như vầy:
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẳm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng, tay cặp con dao!
(chắc để đi đánh ghen? nhưng tính ra là 4 tay lận nhe)

Sửa bởi tuphuongsg: 27/06/2019 - 21:37


Thanked by 1 Member:

#45 ewombat

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 31 Bài viết:
  • 31 thanks

Gửi vào 29/06/2019 - 00:35

CA DAO ĐỜI LÍNH

Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.

****

Ba năm trấn thủ lưu đồn,
Ngày thì làm lính tối dồn việc quan:
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn,
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai.
Miệng ăn măng trúc măng mai,
Những giang cùng nứa biết ai bạn cùng!

Đời lính xưa nay thế, còn vợ lính thì sao?

Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Nàng về hái lúa ba giăng
Nhớ nhau thì nhớ, Cao Bằng đừng lên!

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |