Jump to content

Advertisements




Lại bàn về "CỬU CỬU CÀN KHÔN DĨ ĐỊNH"


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 26/05/2019 - 18:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Câu nói "Cửu cửu Càn Khôn dĩ định" ý nghĩa thế nào? Hệ từ thượng nói: «Cho nên Dịch có Thái Cực. Thái Cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh Bát Quái. Bát Quái định cát hung, cát hung sinh ra sự nghiệp lớn.»

THÁI CỰC VÀ HAI KHÍ ÂM DƯƠNG
Diễn giải một cách dễ hiểu thì Càn Khôn chính là đại diện của hai khí âm dương, thuần Dương là quẻ Càn, thuần Âm là quẻ Khôn. Thái cực là khí âm dương chưa phân, thăng lên là khí dương, giáng xuống là khí âm. Trong quá trình thăng giáng của hai khí Âm Dương lần lượt trải qua các giai đoạn Thái Dương - Thiếu Âm - Thái Âm - Thiếu Dương. Hay nói một cách khác tứ tượng chính là một chu kỳ bao gồm Thành - Thịnh - Suy - Hủy.

CHU KỲ ÂM DƯƠNG VÀ SỐ, MỆNH, VẬN
Một tổng chu kỳ được coi là một "Thái Cực", ví dụ như từ lúc ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi chết đi là một chu kỳ biến đổi của hai khí Âm Dương - tổng của hai khí Âm Dương này chính là Thái Cực.
Ví dụ khác: một ngày khởi đầu từ giờ Tý (Thái âm), mặt trời lên vào giờ Mão (Thiếu dương), mặt trời đứng bóng vào giờ Tị/Ngọ (Thái dương), mặt trăng xuất ra vào giờ Dậu, rồi quay lại nửa đêm vào giờ Tý - tổng của một chu kỳ này chính là Thái Cực.
Mệnh hay "Sinh Khí" chính là do hai khí Âm Dương giao phối mà thành (dịch nói: "một âm một dương là đạo, sinh sinh nhi vị dịch". Từ lúc hai khí Âm Dương giao phối mà thành Sinh Mệnh. Quá trình Sinh Mệnh vận hành gọi là "Vận", sự lớn nhỏ, tốt xấu, vinh khô của Sinh Mệnh này được quy định là bởi "Số" (biểu hiện của quy luật, hay nói chính xác là Quy luật 12 nhân duyên).
Chu kỳ có rất nhiều, đan xen lẫn nhau, chu kỳ của riêng ta hòa lẫn và là một mắt xích của Chu Kỳ lớn trong thiên hạ, chu kỳ này chấm dứt là để một chu kỳ mới bắt đầu... cứ thế sinh sinh diệt diệt tạo thành một lưới nhân duyên vô cùng phức tạp. Trong sự phức tạp ấy quy luật thực ra rất giản dị, nắm lấy chỗ giản dị có thể hiểu được "thời cơ" vậy.

TẠI SAO LẠI LÀ "CỬU CỬU CÀN KHÔN DĨ ĐỊNH"?
Khi sinh mệnh hay là chu kỳ thành thịnh suy hủy xuất hiện, mà tổng của chu kỳ = Thái cực", nó sẽ lần lượt trải qua 8 giai đoạn + tâm của chu kỳ ở giữa = 9. Nếu bạn muốn thấy rõ số 9 này hãy nhìn vào bảng Lạc Thư sẽ thấy rõ:

* Khảm 1 (Nhất Bạch)
* Khôn 2 (Nhị Hắc)
* Chấn 3 (Tam Bích)
* Tốn 4 (Tứ Lục)
* Trung Cung (Ngũ Hoàng/Tâm)
* Càn 6 (Lục Bạch)
* Đoài 7 (Thất Xích)
* Cấn 8 (Bát Bạch)
* Ly 9 (Cửu Tử)

Đấy là 9 số trong một chu kỳ/Thái Cực, 9 x 9 = 81 bước lường thiên xích - dùng để đo độ số âm dương. [ghi chú: môn Thái Ất có quy định khác về số, phần này tạm thời chấp nhận như trên cho đỡ rắc rối]. Khi 81 bước này hoàn thành chính là một Chu Kỳ, hay chính là Thái Cực - đấy chính là nghĩa của câu "Cửu cửu Càn Khôn dĩ định".

Lại nói "Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam" - tự nhiên chỉ có 9 số, qua 9 là Cực Số, tất sinh biến, gọi là Hình vậy.

Tuy là nghe đến đây chắc chúng ta cũng cảm giác "hơi có lý"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Nếu bạn học về Phong Thủy, bạn phải nắm được chu kỳ của phong thủy, biết thế nào là "Âm Dương tương phối" mới có thể đặt huyệt hay xây nhà. Nếu bạn làm nghề Y, bạn cũng phải biết chu kỳ của sinh mạng, liệu bệnh mà bốc thuốc; Kẻ làm tướng, kẻ cai trị quốc gia phải biết được Chu Kỳ, do đó nắm được thời cơ mà an bang tế thế, kẻ học Tam Thức càng phải lĩnh ngộ sâu sắc được (các) Chu Kỳ để mà nắm được họa phúc..vv.. - đấy chính là diệu dụng của câu "Cửu cửu Càn Khôn dĩ định" vậy.

Sửa bởi vietnamconcrete: 26/05/2019 - 18:52


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |