Jump to content

Advertisements




Hành trình 7000 km và 3000 tấm ảnh về rác .


4 replies to this topic

#1 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1992 Bài viết:
  • 3522 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 17/03/2019 - 15:37

Trung bình mỗi ngày, mỗi người Việt Nam thải ra 1,2kg rác.

Nếu làm tròn dân số Việt Nam là 100 triệu người, thì số lượng rác thải là 120.000 tấn mỗi ngày. Trong số đó, 16% là rác thải nhựa, vị chi mỗi ngày sẽ có gần 19.000 tấn rác thải nhựa bị thải ở Việt Nam và chủ yếu là đi ra đại dương, không còn cách nào khác.

Chúng ta đều được biết, rác thải nhựa cần hàng trăm năm, thậm chí là cả nghìn năm để bị phân huỷ, nhưng chỉ cần một phút để vứt chúng ra môi trường. Chúng ta coi môi trường là "cha chung", nên thành thử "không ai khóc", trừ phi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chính cuộc sống của một ai đó.

Có bao giờ bạn tự hỏi: Mỗi ngày, trong tất cả hoạt động thường nhật, chúng ta âm thầm phá huỷ môi trường như thế nào?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lekima Hùng - một nhiếp ảnh gia có tiếng ở Hà Nội - vừa hoàn thành chuyến hành trình dọc 3.000km bờ biển Việt Nam để chụp những bức hình về rác thải nhựa. Một tháng rưỡi trên lưng "con ngựa sắt" hiếu chiến, anh đi qua 28 tỉnh thành ven biển. Các bạn sẽ nhìn thấy những nơi mà anh gọi là "không có trong sự thật bởi tận cùng của rác thải. Những bải biển, kênh rạch, mặt sông, xóm làng,... không hề lung linh, xanh mát như trên bìa tạp chí hay phim ảnh.

Một điều day dứt mà anh chia sẻ, rằng chính những hành động nhỏ nhặt hàng ngày của chúng ta, lại chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rác thải trầm trọng như hiện nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sáng sớm thức dậy, việc làm đầu tiên của bạn ắt hẳn là đánh răng, rửa mặt, đúng không?

Có thể bạn thừa biết, trong nhiều sản phẩm làm sạch như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem đánh răng, sữa tẩy tế bào chết... có chứa những hạt siêu nhỏ với tác dụng có thể thấm sâu loại bỏ bụi bẩn và chất nhờn trên da.

Những hạt nhỏ li ti trông rất đẹp mắt này được gọi là microbeads hay là những hạt vi nhựa với kích thước nhỏ hơn 5 mm (đa số là nhỏ hơn 1mm), tỉ lệ hạt này trong các sản phẩm là khác nhau, có thể từ dưới 1% cho đến hơn 90% trọng lượng sản phẩm.

Những hạt vi nhựa chính là sản phẩm của sự phân hủy nhựa, về cơ bản nó được làm từ polyethylene nhưng có thể là nhựa hóa dầu khác như polypropylene và polystyrene. Tuy chỉ là những hạt nhựa vô cùng nhỏ, nhưng chúng lại có ảnh hưởng không ngờ đến môi trường sống và sức khỏe con người.

Vì thế, chúng thường được gọi bằng cái tên "kẻ giết người" thầm lặng.

Khi mua các sản phẩm có chứa các hạt vi nhựa, chúng ta chỉ nghĩ đơn giản là chúng có tác dụng làm sạch sâu mà không ngờ rằng chúng có thể gây hại cho môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Sau khi hoàn thành vai trò "chất làm sạch sâu" như quảng cáo, các hạt nhựa nhỏ này lọt sàng qua hệ thống xử lý nước thải ra sông hồ, ao và đại dương, từ đó, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như chuỗi thức ăn.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khi hạt vi nhựa hòa vào nguồn nước, chúng sẽ hấp thụ chất độc trong nước và trở nên cực kỳ độc. Cá, chim và nhiều loài thủy sinh khác nhầm lẫn là thực phẩm và ăn vào. Vì đặc tính không tan và khó phân hủy nên có hàng nghìn phân tử hạt vi nhựa bị tích lại trong cơ thể thực vật, động vật. Sau đó đến lượt chúng bị ăn theo chuỗi thức ăn và con người là... "bến đỗ" cuối cùng trong chuyến hành trình của các hạt vi nhựa.

Trong nỗ lực giải cứu chính mình, sau gần 2 năm dự thảo, Canada chính thức cấm việc sử dụng các hạt vi nhựa trong ngành sản xuất các sản phẩm vệ sinh cá nhân. Từ ngày 1/7/2018, việc sản xuất, nhập khẩu và bán các sản phẩm vệ sinh cá nhân bị cấm hoàn toàn.

Tổng thống Barack Obama đã ký dự luật được Quốc hội thông qua và 2017, Mỹ chính thức cấm sử dụng hạt vi nhựa trong ngành mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Việc cấm sản xuất các loại dược phẩm bán không theo đơn và các loại mỹ phẩm chứa hạt vi nhựa sẽ bắt đầu từ 1/7/2018 và việc cấm bán các loại dược phẩm không cần kê đơn sẽ bắt đầu từ 1/7/2019. Trong lúc đó các nhà sản xuất cần tìm các thành phần thay thế thân thiện với môi trường hơn.

Từ tháng 9/2016, chính phủ Anh đã cam kết cấm sản xuất mỹ phẩm chứa hạt vi nhựa và vào ngày 9/1/2018, lệnh cấm này chính thức có hiệu lực. Đây được xem là một trong những lệnh cấm nghiêm khắc nhất trên thế giới đối với việc sử dụng các hạt siêu nhỏ độc hại này.

Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Môi trường Anh Therese Coffey tuyên bố các nhà sản xuất mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân sẽ không còn được phép bổ sung các hạt nhựa nhỏ li ti vào các sản phẩm làm sạch như sữa rửa mặt, kem đánh răng hay sữa tắm.

Và nhiều quốc gia khác đang và đã có các chính sách tương tự.

Một số công ty/tập đoàn cũng đã ngừng hoặc có kế hoạch ngừng sử dụng hạt vi nhựa trong các sản phẩm của mình, như Unilever, Procter & Gamble, Johnson & Johnson, Beiersdorf, Colgate-Palmolive và L’Oreal.

Con người quăng rác thải nhựa xuống những dòng sông, xuống đại dương mênh mông, họ nghĩ rằng nó đã tránh xa cuộc đời họ. Nhưng không phải vậy nó lại quay lại trong hình hài khác nguy nghiểm hơn, cho chính chúng ta, cho chính con cháu chúng ta.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chúng ta đang để lại gì cho thế hệ mai sau?
---

Hôm nay, bạn chọn bữa sáng là gì?

Bạn ăn xôi đựng trong hộp xốp hay trong túi nilon?

Bạn ăn bánh mì hay một bát phở bò tái chín?

Dẫu sao thì, từng ngày từng giờ bạn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Những hộp xốp, túi nilon mà chúng ta vẫn quen dùng thường ngày như "vật bất li thân" đang quay lại gây nguy hại trong từng bữa ăn của chính chúng ta?

Loài người đã tạo ra nhựa, lệ thuộc vào nó và giờ đây con người đang ngập chìm trong đại dương nhựa mà mình tạo ra.

Sản xuất nhựa đã bùng nổ trên toàn thế giới, từ con số 2,3 triệu tấn vào năm 1950 tăng lên 162 triệu tấn vào năm 1993 và 448 triệu tấn năm 2015. Nhựa cứu nhiều mạng sống mỗi ngày khi chúng là túi khí, lồng nuôi trẻ em sinh non, mũ bảo hiểm, hay đơn giản là những chai nhựa dùng một lần mang nước sạch đến cho người nghèo. Nhưng mặt tối của chúng đến từ việc con người sử dụng không đúng cách, quăng rác vộ tội vạ xuống sống, xuống biển. Trong khi việc đầu tư hệ thống xử lý, tổ chức thu gom và xử lý rác lại ko theo kịp tình hình thực tế.

Thói quen sử dụng túi nilon của người Việt "dễ dãi" đến nỗi, từng chiếc túi như đi vào cuộc sống hàng ngày mà chẳng thể bỏ qua. Và người tiêu dùng, kỳ thực rất khó để từ bỏ thói quen siêu tiện lợi này. Đi siêu thị, đi chợ, đi shopping,... thậm chí mua cả đồ ăn chín cũng dùng túi nilon.

Túi nilon "đứng" một mình thôi cũng đủ "cày nát" môi trường. Khi chúng lẫn vào rác thải sinh hoạt, các đơn vị chức năng không ít thì nhiều vấp phải trở ngại để phân loại tất cả. Thoái hoá đất đai, ứ đọng nước thải, rồi cả chất độc dioxin mỗi lần đốt túi nilon,... thải vào môi trường đều khiến cuộc sống của chúng ta ngày một tiệm cận với mức độ cảnh báo.

Khi được hỏi, liệu có biết tới tác hại của túi nilon hay không, người dân đều gật đầu tỏ vẻ đồng ý. Nhưng mỗi lần cần đựng bất kỳ một thứ đồ nào, chẳng phải chúng ta vẫn nghĩ đến túi nilon trước tiên hay sao. Hơn thế nữa, khách hàng có nhu cầu xin thêm túi người bán sẵn sàng cho ngay. Ấy vậy mà, cứ mỗi lần đi mua sắm, người dân cứ hoài "tay xách nách mang" với đủ các loại túi lớn túi bé, màu sắc đa dạng, phong phú.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Và điều các bạn không thể tưởng tượng được, chính là việc rác thải nhựa hay nilon dưới ánh nắng, tia cực tím,... sẽ phân hủy thành những hạt vi nhựa nói trên.

Khi động vật biển nuốt vào các mảnh vi nhựa, chất độc sẽ di chuyển vào cơ thể của chúng, tích tụ qua các tầng thức ăn khi cá lớn ăn cá nhỏ và cuối cùng có mặt trên đĩa thức ăn của con người. Không những vậy, người ta còn tìm thấy vi nhựa trong nhiều thực phẩm khác như muối biển, nước mưa và mật ong.

Báo cáo của Liên hiệp quôc cho biết hàng triệu tấn nhựa vẫn đổ xuống biển mỗi năm, đe dọa động vật hoang dã và thậm chí là chuỗi thức ăn của chính con người. Hạt vi nhựa hiện đã được tìm thấy trong nước máy và thực phẩm của con người trên khắp thế giới. Báo cáo cũng cho biết hiện có hơn 600 loài sống ở biển bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa. 15% các loài vị vướng hay nuốt phải rác thải nhựa có nguy cơ tuyệt chủng. Và điều đáng báo động là đến năm 2050 thì 99% các loài sẽ bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa.

Như một quy trình tuần hoàn nhiều tác hại, bạn mua xôi đựng trong hộp xốp hay túi nilon, những rác thải này được xử lý không khoa học, sẽ dần biến thành chất vi nhựa dưới tác động của môi trường. Vi nhựa trực tiếp ảnh hưởng tới thực phẩm mà chúng ta ăn mỗi ngày. Sau cùng, trong chuỗi tuần hoàn ấy, con người là những kẻ gây ra và hứng chịu nhiều nhất.

Trong khi chúng ta đang cố gắng thải ra càng nhiều túi nilon càng tốt, thì ở Nam Định, trên hành trình xuyên Việt kỳ lạ của mình, Lekima Hùng bắt gặp bà Nguyễn Thị Vân mang những túi nilon ra giặt. Nhà bà nghèo đến độ buộc phải tận dụng mọi thứ, kể cả những món đồ vứt đi, nằm gọn ghẽ trong bãi rác.

Bà Vân năm nay 75 tuổi, không thể làm việc nặng nhọc để kiếm tiền. Gia đình có 3 người con, 2 cô con gái lấy chồng xa, bà ở với cậu con trai út. Hàng ngày bà đi nhặt ve chai bán mưu sinh, thỉnh thoảng tàu thuyền về cảng, bà lại ra xin cá về ăn, hoặc bán kiếm thêm chút thu nhập.

Bà giặt túi nilon còn lành lặn để sử dụng lại, không phải mua, dùng để đựng cá. Ra biển cả buổi sáng, bà Vân xin được mấy con cá, có những con hơn 1kg. Đó là lúc những niềm vui hiện lên trong ánh mắt của người phụ nữ. Bà bảo cá hơn 1 kg này có thể bán được 25.000 đồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



---

Sau khi đã ăn sáng, bạn đi làm, đi học. Bạn chờ đợi mấy tiếng đồng hồ để được thưởng thức bữa trưa mà trong suy nghĩ của bạn, là rất ngon lành và sạch sẽ.

Hãy cùng chúng tôi phân tích, liệu trong những món ăn bạn ăn mỗi bữa, có chứa những chất độc hại nào nhé?

Bạn ăn cá thường xuyên mỗi bữa ăn, mỗi năm bạn sẽ "có" 11.500 hạt vi nhựa nhiễm vào người.

Còn nếu bạn thích ăn nghêu, hàu thì mỗi con chứa tối thiểu 8 hạt vi nhựa trong phần thịt, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ở cấp tế bào, mỗi một tế bào trong lòng đại dương chứa khoảng 8 phân tử nhựa. Độc tố từ nhựa được nhiễm vào mô mỡ của các loài động vật mà chúng ta ăn hàng ngày, và đương nhiên con người cũng chịu ảnh hưởng tương tự.

Có lẽ, mọi người vứt rác đều nghĩ nó đã biến mất dưới lòng sông sâu, kệ đi, chả làm sao cả vì ai cũng thế mà. Việt nam có khoảng 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổng dài khoảng 41.900km. 392 sông lớn, chảy liên tỉnh được đưa vào danh mục quản lý (Theo quyết định số 1989 ngày 1-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ). Trong đó, 191 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 6.734,6km được xem là tuyến đường sông quốc gia. Rác thải nhựa có thể từ ở những vùng rất xa biển, trôi theo các dòng sông và khi ra đến biển có thể tồn tại hàng trăm năm. Do tác động của nước biển, của tia cực tím, rác nhựa sẽ rã thành những mảnh nhỏ và có thể bị các loài hải sản ăn vào để rồi lại có mặt trong chuỗi thức ăn của con người.

Khi bạn đang vứt rác thải nhựa xuống sông hay xuống biển, thì cũng như là đang vứt rác vào bữa ăn của chính mình vậy.

---

Đến giờ trà chiều, liệu bạn có thói quen "order" một cốc trà sữa size lớn, đầy đủ topping không?

Bạn dùng ống hút nhựa thường xuyên như dùng túi nilon vậy đó. Bên cạnh đó, bạn có thể đã biết, có rất nhiều sinh vật chết vì ống hút nhựa chưa?

Một đoạn clip được quay bởi Christine Figgener, nhà sinh học biển tại Đại học Texas A & M. Nhóm nghiên cứu xung quanh Christine đã tìm thấy một con rùa biển Olive Ridley đực trong chuyến đi nghiên cứu dưới nước ở Costa Rica. Chú rùa này có một ống hút nhựa dài 10-12 cm đặt trong lỗ mũi và họ đã gỡ bỏ nó bằng cộng cụ duy nhất có sẵn trên chiếc thuyền nhỏ của họ.

Video này một lần nữa cho chúng ta thấy, tại sao chất thải nhựa gây bất lợi cho sinh vật biển, đặc biệt là nhựa sử dụng một lần (như ống hút, một trong những vật phẩm dư thừa nhất). Chú rùa bị một vật phẩm do con người tạo ra và sử dụng thường xuyên bởi hầu hết chúng ta.

Bạn có biết, chúng ta vứt mọi thứ vào thùng rác, từ ống hút nhựa, túi nilon đến cả thuốc trừ sâu, một con vật bị chết hay thậm chí, đau đớn hơn, là một em bé.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mấy năm trước, tại TP H.C.M, người dân hoảng hồn khi phát hiện thi thể bé gái sơ sinh còn nguyên nhau thai, cuống rốn trog một sọt rác ở khu dân cư. Bất kể ai khi được nghe kể về câu chuyện này, đều ngỡ tưởng như chuyện không có trong sự thật.

Trên hành trình đi xuyên quốc gia chỉ để chụp rác thải nhựa, khi đến Quảng Bình, Lekima Hùng được nghe kể về câu chuyện tương tự.

Một sinh linh nhỏ bé bị vứt trong thùng rác.

Trước đó không ai phát hiện ra bé, cũng không ai rõ bé đã ở thùng rác nào, cho đến khi được chuyển tới nhà máy xử lý rác. Chỉ khi bộ phận nhận dạng ADN của nhà máy hiện đại nhất Việt Nam này phát hiện ra thi thể bé. Mọi người mới ngỡ ngàng biết đến một thiên thần đã có mặt ngắn ngủi trong cuộc đời này.

Một nấm mồ nhỏ được dựng ngay bên cạnh nhà máy rác. Những người công nhân làm việc tại đây vẫn thường xuyên thắp hương hoa cho bé.

Có lẽ con đã là một người tốt, đã đến bên đời và đã rất ngoan.

Chúng tôi tự hỏi, liệu còn biết bao thai nhi bị bỏ rơi trong những thùng rác chưa được phát hiện ra trước khi bị đưa vào máy xử lý rác. Liệu những nhà máy chưa thể nhận dạng ADN, đã từng bỏ qua biết bao trường hợp tương tự, để rồi các con phải nằm lại cùng đống rác thải hối thối chờ xử lý kia.

Đó là một câu chuyện buồn, nhưng mong là sẽ cảnh tỉnh được tất cả chúng ta!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các bạn thân mến,

Một ngày của các bạn có thể trôi qua nhẹ nhàng và hết sức bình yên, với hàng đống rác thải nhựa bị vứt vào môi trường. Nhưng chính những hành động tưởng như "bình chân như vại" đó, lại khiến chính các bạn gánh chịu hậu quả.

Chúng ta thải ra nhiều rác thải nhựa đến nỗi còn không thể liệt kê đủ. Chúng tôi cam đoan, bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và thậm chí trước lúc đi ngủ, chúng ta vẫn đang "nhiệt liệt" thải ra nhựa.

Việt Nam nằm trong top 4 nước đứng đầu thế giới về gây ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là thác rải nhựa. Sau 3 tuần hành trình xuất phát từ Hà nội, với hơn 3.000 km đã đi, qua rất nhiều nơi ô nhiễm và nhiều bãi rác. Nhưng có lẽ, ven biển xã Chí Công huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận (cách Phan Thiết khoảng 80km) khiến Lekima Hùng phải thốt lên: Chỉ có thể ở nơi không có trong sự thật!

Một bãi biển dài cả km toàn rác và rác, chủ yếu là túi nilon, nhựa, quần áo, rác thải sinh hoạt... Một bãi biển mà nhìn thấy cát quả thật hiếm hoi, thậm chí dòng kênh đổ ra đây cũng khó mà nhìn thấy mặt nước vì bị rác che kín. Thậm chí mọi người hồn nhiên ra đây đi vệ sinh nặng, nhẹ đủ cả. Có lẽ khó ở nơi nào trên thế giới có cảnh tượng này.

Anh Hùng đã đi trên một phần của bãi biển, đi trên mặt rác dày, có những nơi rác dày cả vài chục phân. Ở đây, rác không chỉ làm mất vẻ mỹ quan, hôi thối, môi trường sống của người dân cũng bị ảnh hưởng, nguy cơ bùng phát, lây nhiễm dịch bệnh rất cao...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Với câu hỏi rác từ đâu? Anh nhận được những câu trả lời của cả trẻ em lẫn người lớn, phần vì quen đổ rác ra kênh ra biển, phần vì không có xe đổ rác ra gom... Nhưng dù gì phần lớn đều do ý thức của con người. Khi chúng ta muốn môi trường sống của mình sạch, chúng ta sẽ làm được.

Những con hải âu có thể được tha thứ vì đã cho chim non ăn phải rác thải nhựa, bởi chúng nghĩ đó chỉ là vật ban tặng bổ dưỡng đến từ biển cả. Những chú rùa cũng mắc lỗi tương tự, tưởng rằng các túi nilon đang nổi bồng bềnh là con sứa ngon lành. Hậu quả là ruột những chú chim và rùa này bị lấp kín bởi rác thải khó tiêu của con người. Nhiều loài sống ở biển chết vì tắc nghẽn tiêu hóa hoặc thiếu dinh dưỡng.

Chúng ta biếu tặng ông bà, cha mẹ, người thân, chăm chút con cái từ bao đặc sản biển nhưng cũng đâu biết rằng trong đó là bao chất độc hại mà chúng đã ăn phải trong rác của chính con người.

Chúng ta tạo ra nhựa. Chúng ta sản xuất và tiêu thụ hơn 300 triệu tấn mỗi năm, sau đó vứt bỏ một cách lãng phí. Vứt vô tội vạ vào đại dương, nơi nuôi sống chúng ta.

Mỗi việc bạn làm để làm sạch biển, bảo vệ đại dương có thể chỉ là giọt nước giữa đại dương bao la nhưng đại dương sẽ ít đi khi thiếu những giọt nước ấy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khi bạn chợt nhận ra, số ngày bạn sống ở trên đời, không phải là thời gian trôi qua mỗi ngày. Đó chẳng qua là những ngày bạn tồn tại, số ngày mà bạn thực sự sống là những ngày bạn tin tưởng mình đang làm những việc có ý nghĩa cho cộng đồng. Bạn sẽ có động lực thật lớn lao.

"Hãy mơ cùng nhau 1 giấc mơ!" là lời nói của thủ tướng Bhutan trong một bài phát biểu tuyệt hay về chiến lược quốc gia về môi trường của họ.

Chính vì vậy, sau chuyến đi xuyên Việt chụp rác, bản thân nhiếp ảnh gia Lekima Hùng và chúng tôi, luôn có một mong ước, mong ước lớn lao, rằng hãy cùng mơ một giấc mơ hy vọng. Bộ ảnh hơn 3.000 tấm hình kinh hoàng về tình hình rác thải nhựa dọc bờ biển Việt Nam, chắc chắn sẽ có tác dụng to lớn để bảo vệ môi trường sống. Như người ta vẫn cho rằng, bức ảnh thay ngàn lời nói và còn bởi tuổi trẻ chính là tương lai, bởi giáo dục là gốc dễ bền vững giải quyết vấn đề.

Hãy mơ cùng nhau một giấc mơ !

Bài viết: Lekima Hùng - Minh Nhân
Photo: Lekima Hùng
Thiết kế: Hoàng Anh
Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#2 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18598 thanks

Gửi vào 18/03/2019 - 02:49

Mỗi người tự ý thức thì môi trường được bảo vệ !

HC

Thanked by 2 Members:

#3 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1992 Bài viết:
  • 3522 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 22/03/2019 - 15:34

Nơi hòn đảo người dân chỉ vứt rác xuống biển ...

Chiếc xe máy chở nặng thiết bị, 33 ngày, 28 tỉnh thành và hơn 3000 km qua các bờ biển là hành trình nhiếp ảnh gia "săn rác" Lekima Hùng đã thực hiện với khát khao lan truyền thông điệp chung tay giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam.
-----------------
Anh chàng nhiếp ảnh gia "săn rác" Lekima Hùng gọi hành trình của mình là "Save our Seas". Đó là chặng đường 33 ngày xuyên Việt dọc các bờ biển Việt Nam, đưa anh cùng chiếc máy ảnh đến với những vùng biển đang bị ô nhiễm, nơi những hòn đảo mà vấn đề xử lý rác thải của người dân còn rất sơ sài.

Với Lekima Hùng, việc lớn luôn được tạo nên nhờ những việc nhỏ. Mỗi tấm ảnh anh chụp lại trên hành trình đều mang khát khao đóng góp một phần khả năng chuyên môn, đưa được những hình ảnh chân thực nhất về vấn nạn rác thải, những ảnh hưởng nghiêm trọng của rác thải tới cuộc sống thường ngày.

3.260km bờ biển trên chiếc xe máy để "săn rác"

Lekima Hùng tên thật là Nguyễn Việt Hùng. Rong ruổi khắp các vùng biển Việt Nam trên chiếc xe gắn máy từ tháng 8/2018, anh Hùng xuất phát từ Hà Nội đi tới Ninh Bình, từ đó bám theo đường bờ biển vào đất mũi Cà Mau. Từ Cà Mau, anh lại bám dọc biển tới Hà Tiên (Kiên Giang) rồi tới TP.H.C.M, gửi xe và đi máy bay trở ra Hà Nội.

Trong tháng 12/2018, anh lại đi tiếp từ Hà Nội xuống Nam Định và đi dọc biển của 3 tỉnh thành còn lại là Thái Bình, Hải Phòng và Quảng Ninh tới mũi Sa Vỹ - địa đầu Tổ quốc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhiếp ảnh gia Lekima Hùng.

Chặng đường xuyên Việt của anh kéo dài 33 ngày đêm, đi suốt 7000 cây số (trong đó có 3260km đường bờ biển). Trong hành trình, 63 tỉnh thành trên cả nước anh đã đặt chân đến 40 tỉnh, trong đó có 28 tỉnh giáp biển.

"Tháng 8/2018 tôi bắt đầu hành trình đi xuyên Việt bằng xe gắn máy, tổng cộng đã đi qua 40 tỉnh thành, trong đó 28 tỉnh thành ven biển Việt Nam đều đi hết rồi" - anh Hùng kể về hành trình của mình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hành trình xuyên Việt của anh là chặng đường bên chiếc máy ảnh, chụp lại những vùng biển ô nhiễm do rác thải.

Theo nghiên cứu thế giới, các vùng biển ở Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề rác thải nhựa. Việt Nam hiện là 1 trong 4 quốc gia gây ô nhiễm môi trường biển nhất thế giới với việc xả thải khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa ra đại dương mỗi năm. Về lượng rác thải nói chung, năm 2015, rác thải ở các vùng biển và ven biển của Việt Nam là hơn 14 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 60% rác thải toàn quốc.

Đặc biệt, túi nilon, chai nhựa, ống hút, cốc bát nhựa... được sử dụng rất nhiều bởi đặc tính “sống lâu”, bền, nhẹ và rẻ của nó. Nhưng chúng lại là những sát thủ kinh hoàng của đại dương.

Đi xuyên Việt, phía sau là những kỷ niệm, phía trước là những bất ngờ chờ đón, và đặc biệt hơn nữa, hành trình của anh còn đã ghi lại những hình ảnh rác thải tại các vùng biển, gửi thông điệp về sự ô nhiễm đáng báo động.

"Tôi chụp ảnh về những nơi bị ô nhiễm bởi rác. Tôi nghĩ rất đơn giản thôi, những bức ảnh đó sẽ thay đổi nhận thức và hành vi của người xem. Tôi muốn chụp ảnh rác thải khắp mọi miền tổ quốc thế này để mọi người thấy được bức tranh toàn cảnh hơn. Rất nhiều người nói với tôi là họ ngỡ ngàng, không ngờ khắp nơi lại nhiều rác như vậy.
Rất nhiều nơi không có chỗ thu gom rác hoặc là có những bãi rác ngay cạnh bờ biển, khi sóng biển to có thể cuốn đi" - anh Hùng chia sẻ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những vùng biển anh Hùng đặt chân qua đều ngập rác, cảnh tượng ô nhiễm, nhếch nhác.

Câu chuyện về hòn đảo Nam Du - Nơi người dân vứt rác bằng cách... thả xuống biển

Thời điểm gặp gỡ chúng tôi, Lekima Hùng đang có mặt tại quần đảo Nam Du (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang). Người dân trên đảo Nam Du hiền lành, chân chất. Đón những người khách phương xa, họ thân thiện kể về cuộc sống, về văn hóa, chờ anh Hùng hỏi chuyện cho thật nhanh rồi mời anh thứ đặc sản của địa phương đó là nước dừa.

Tay thoăn thoắt chặt trái dừa xiêm, 1 người đàn ông địa phương đổ nước dừa vào ca rồi... ném luôn vỏ xuống biển. Chiếc vỏ dừa trôi lập lờ, mỗi lúc sóng đánh ra càng xa.

Anh Hùng ngậm ngùi chia sẻ, chẳng phải riêng người đàn ông trên, người dân ở Nam Du đa số đều vứt rác như thế. Cách đất liền hàng trăm cây số, hệ thống xử lý rác thải thô sơ, bà con nơi quần đảo này rất ít khi đốt rác, chủ yếu là quăng xuống biển để tự trôi đi.

"Khi đến đảo Nam Du tôi tìm hiểu những câu chuyện về rác thải, xử lý rác thải trên đảo thông qua những người dân, những người đã sống lâu năm trên hòn đảo này.

Việc xử lý rác ở đảo rất khó vì họ không thể vận chuyển rác vào bờ, chi phí quá lớn. Trong khi đó nhiều nơi còn không có lò đốt rác dẫn tới tình trạng người dân đốt, chôn lấp hoặc chủ yếu là quăng xuống biển.

Từ xưa đến nay ở những hòn đảo người ta chỉ quăng rác thẳng xuống biển. Khi quăng xuống, người ta dùng từ "sạch trơn", "không dơ đâu". Rác thải đó chính là "sát thủ của đại dương", là "ô nhiễm trắng" - túi nilon" - anh Hùng nói.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nam Du là vùng biển hoang sơ nằm ở phía Tây Nam Tổ quốc, thu hút khách du lịch bởi làn nước trong xanh cùng những bãi cát dài tít tắp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thế nhưng vùng biển này đang bị đe dọa bởi rác thải, chủ yếu là rác sinh hoạt chưa thể xử lý.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ở đây, người dân chỉ có thể xử lý rác bằng cách đốt rồi chôn lấp, nhưng phần lớn là quăng ra biển để sóng cuốn trôi đi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bãi biển nơi anh Hùng dặt chân đến toàn rác, ruồi bọ.

Không chỉ riêng Nam Du, hầu hết các địa phương ven biển nơi anh Hùng đặt chân đến đều gặp tình trạng ô nhiễm chung do rác, đặc biệt là rác thải nhựa.

Anh Hùng không phải chuyên gia môi trường, lại càng chẳng có khả năng giúp đỡ bà con địa phương xây dựng hệ thống xử lý rác, anh chỉ mong muốn những tấm hình của mình sẽ là 1 đóng góp nhỏ để mọi người hiểu hơn sự ảnh hưởng nghiêm trọng của rác thải đến môi trường biển.

"Tôi đi tôi chụp ảnh thế có lẽ chỉ là 1 cái gì đó rất nhỏ bé, nhưng tôi nghĩ tất cả các việc lớn đều bắt nguồn từ những việc rất nhỏ" - anh Hùng chia sẻ.

Những bức ảnh của Lekima Hùng và hành trình xuyên Việt của anh đã được Đại sứ quán Canada triển lãm trưng bày trong hội thảo quốc tế về "Tham vấn xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương" đầu tiên cho Việt Nam diễn ra vào ngày 10/12/2018.

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#4 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1992 Bài viết:
  • 3522 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 22/03/2019 - 15:54

Thử thách dọn rác tại đảo Sơn Trà: Trả lại một bãi đá hoang sơ từ "biển rác", tuyên truyền ý nghĩa về du lịch có trách nhiệm

Gần hai tuần qua, trào lưu #ChallengeForChange - Thử thách dọn rác đã lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, #ChallengeForChange với những hình ảnh về các bãi đất ở TP.H.C.M, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hạ Long,... trước và sau khi thu dọn được các bạn trẻ đăng tải lên mạng xã hội đã nhận được phản hồi tích cực từ dư luận.

Tiếp nối trào lưu bảo vệ môi trường đầy ý nghĩa này, mới đây, 1 nhóm các bạn trẻ ở Đà Nẵng đã chia sẻ thành quả thu sạch rác tại bãi đá ven biển trên bán đảo Sơn Trà khiến nhiều người trầm trồ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bài đăng của các bạn trẻ trên Facebook - Ảnh chụp màn hình

Theo anh T.An là người đăng tải bài viết chia sẻ, thử thách được anh cùng nhóm bạn thực hiện tại Bãi đá Đen, Sơn Trà (Đà Nẵng). Tại đây khi nhóm của anh An đặt chân đến, 1 bãi đất trống lớn ven biển, sát những ngọn đồi bị bao phủ toàn bộ bởi rác. Rác chất đống trên bờ, vùi lấp trong các hốc đá tạo cảnh tượng nhếch nhác, ô nhiễm.

Nhóm bạn trẻ tham gia thực hiện #ChallengeForChange tại đây có khoảng 7-8 người, họ chia nhau thu gom rác ở các nơi, trèo cả lên những mỏm đá dốc. Rác sau khi thu gom được bỏ vào các bao lớn rồi chở bằng xe máy ra điểm tập kết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bãi đá nhếch nhác trước khi được thu gom.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các bạn trẻ chia nhau ra để dọn rác, trèo lên cả các mỏm đá dốc


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rác được bỏ vào các bao, chở bằng xe máy ra điểm tập kết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hàng chục bao rác lớn nhỏ là thành quả của nhóm bạn sau khi thực hiện thử thách.

Dưới bài đăng của T.An, rất nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận hưởng ứng với hành động tích cực của nhóm bạn trẻ. Ai nấy đều mong muốn Thử thách dọn rác sẽ được lan rộng, trở thành ý thức chung của cộng đồng chứ không chỉ dừng ở trào lưu, đặc biệt khi đi du lịch.

Bạn Q.A bình luận: "Hoan nghênh hành động này của các bạn. Nhìn hình ảnh trước và sau khi dọn rác cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn vì nhiều người đã cùng chung tay để giúp cải thiện môi trường".

"Mong trào lưu này trở thành ý thức chung, đặc biệt là khi đi du lịch. Có nhiều người nhà cửa của mình thì sạch sẽ mà đi chỗ khác cứ xả thải bừa bãi. Sơn Trà là đảo hoang sơ, mới 1-2 năm nay khách du lịch đến đông đã bẩn như thế kia" - chị K.L viết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhóm các bạn trẻ sau khi thu gom rác.

Chia sẻ thêm với chúng tôi, T.An (TP.Đà Nẵng) cho biết anh cùng các bạn bè của mình đã thực hiện Thử thách dọn rác tại Sơn Trà vào thứ 7 (ngày 16/3) vừa qua. Anh cho biết sau 4 tiếng thu dọn, nhóm bạn của anh đã chất đầy rác vào gần 30 bao lớn nhỏ.

"Nhóm mình hôm đó có 8 người. Chúng mình chọn dọn rác ở Sơn Trà là cũng do ngẫu nhiên thôi, mình có đi khảo sát một số chỗ và thấy Sơn Trà ít người dọn quá nên quyết định lên dọn. Ở đây có nhiều mỏm đá nhưng dọn cũng không khó khăn lắm vì nhóm cũng toàn mấy anh em quen đi cắm trại ở Sơn Trà nên đi lại ở bãi đá, leo dốc cũng quen.

Bọn mình dọn từ 7h sáng đến 11h trưa, thu được tầm gần 30 bao. Ở đây chủ yếu rác từ các bạn đi cắm trại bỏ lại hoặc chai nhựa từ biển tấp vào" - T.An chia sẻ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


1 bãi đá khác ngổn ngang đủ loại rác thải được nhóm anh An dự định thu gom vào Chủ nhật tuần này.

T.An cũng cho biết, đến Chủ nhật này (23/3) anh cùng bạn bè, anh em sẽ tiếp tục thu gom rác tại 1 bãi đá khác cũng trên đảo Sơn Trà. Bãi đá này lớn hơn, lượng rác nhiều hơn nên anh rất mong được sự tham gia của nhiều người khác.

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#5 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1992 Bài viết:
  • 3522 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 22/03/2019 - 16:14

Dòng kênh đen dài 2km hồi sinh sau 1 tuần lễ

Nhóm bạn trẻ về quê, kêu gọi bà con từ lớn đến bé cùng nhau hoàn thành #ChallengeForChange - Thử thách dọn rác. Thế là cả 2km một con kênh đen ngòm, bốc mùi hôi thối ở Bình Phước được "hồi sinh". Từ các cô, chú sạp hàng ở chợ cho đến tụi con nít, ai ai cũng hào hứng.
------------------

"Lúc đầu nhìn con kênh, không ai dám xuống cả..."

Hashtag #ChallengeForChange (thách thức để thay đổi) đã liên tục xuất hiện trên mạng xã hội suốt 2 tuần qua, kèm theo đó là hình ảnh trước và sau khi thu dọn rác được các bạn chia sẻ, đáp lại lời kêu gọi bảo vệ môi trường. Hàng trăm bức ảnh rác được dọn dẹp sạch sẽ tại những nơi công cộng đã được lan truyền rộng rãi với hiệu ứng tích cực.

Hưởng ứng trào lưu đầy ý nghĩa và đang ngày một được nhân rộng, mới đây, một nhóm bạn là các doanh nhân trẻ ở Sài Gòn cũng đã lặn lội về Bình Phước cùng nhau kêu gọi người dân nơi đây chung tay thu dọn rác thải trên một con kênh dài. Thành quả mà họ đạt được thực sự rất đáng ghi nhận!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đoạn chia sẻ của anh Hoàng Thám nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng mạng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình ảnh con kênh ngập rác thải trước đó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lượng rác thải nhiều, tồn đọng lâu ngày khiến dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối

Theo chia sẻ của anh Hoàng Thám - người đăng tải bài viết cùng hình ảnh dọn rác, nhóm của anh cùng nhau thực hiện dọn rác tại con kênh ở Lộc Ninh, Bình Phước, đây cũng là quê hương của 2 người bạn trong nhóm của anh. Nhóm thực hiện #ChallengeForChange - Thử thách dọn rác tại kênh Lộc Ninh bởi đó là con kênh nằm ngay trung tâm của huyện, đi qua một cái chợ tấp nập. Bên cạnh đó đây cũng là lối đi vào một ngôi chùa, do lâu ngày bị ứ đọng và bốc mùi thối, người dân khó chịu nên cả nhóm đã quyết định giải quyết triệt để con kênh này.

Ban đầu chỉ có 3 thành viên từ Sài Gòn xuống Bình Phước để cùng nhau thực hiện #ChallengeForChange tuy nhiên sau đó cả nhóm đã kêu gọi thêm được khoảng 30 người tham gia trong ngày đầu tiên.

Tuy nhiên đến ngày thứ 2 thì số người giảm xuống chỉ còn 15 người bởi một số thành viên ngại phải xuống dòng nước ô nhiễm, rác nhiều, có mảnh sành, lại hôi thối và có kim tiêm. Trong số 15 người đó có cả những tiểu thương bán hàng ở chợ, các cô chú chân quê và có cả học sinh còn nguyên đồng phục đi học...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cả nhóm đã cùng kêu gọi mọi người hoàn thành thử thách #ChallengeForChange trong suốt gần 1 tuần

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhiều người dân cùng nhóm bạn nhiệt tình tham gia dọn rác thải dưới dòng kênh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhiều em nhỏ cũng hào hứng tham gia, chung tay bảo vệ môi trường

Chia sẻ với chúng tôi, anh Hoàng Thám cho biết cả nhóm đã hoàn thành thử thách dọn rác trong khoảng gần 1 tuần từ 12/3 đến 18/3 và đã dọn sạch khoảng 2km chiều dài dọc con kênh ở Lộc Ninh (Bình Phước).

"Sau gần 1 tuần cùng nhau dọn rác, nhóm đã chất đầy rác thải vào khoảng chừng hơn 200 bao tải. Không chỉ túi nilon mà còn các loại chai nhựa, dây cao su, dây thừng, nội tạng động vật, các con vật chết chóc,... Nói chung rác thải ở đó giống như một mớ hỗn độn, lúc đầu nhìn không ai dám xuống cả".

"Tô màu" cho dòng kênh đen

Anh Hoàng Thám cũng cho biết, sau đó cả nhóm đã nghĩ ra ý tưởng vẽ tranh hai bên con kênh như để nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức giữ gìn môi trường. "Lúc đầu thì bọn mình hơi chật vật cho việc tìm kinh phí mua sơn để vẽ, nhưng may cuối cùng được 1 doanh nghiệp tài trợ sơn miễn phí".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình ảnh con kênh sạch rác được chia sẻ khiến nhiều người trầm trồ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mọi người cùng nhau vẽ tranh bên bờ kênh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vì một con kênh không con rác thải

Qua đây bọn mình chỉ muốn vẽ lên những bức hình yêu thương để truyền tải tới những người dân ở đây là hãy yêu thương dòng kênh, đừng xả rác bừa bãi, có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cùng đoàn kết hơn nữa để tránh làm tổn hại đến nguồn sống của các sinh vật dưới nước, tổn hại đến bầu không khí trong lành, tổn hại đến sức khoẻ mọi người...và góp phần vào việc tạo nên nền văn minh quốc gia".

Anh Hoàng Thám cũng cho biết, anh và nhóm bạn của mình sẽ không dừng lại ở việc dọn rác tại con kênh này mà còn mong muốn có thể đi khắp các tỉnh thành Việt Nam còn lại để lan rộng hoạt động bảo vệ môi trường và truyền cảm hứng đến nhiều người hơn nữa.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |