Jump to content

Advertisements




Tết là dịp Đoàn Viên


17 replies to this topic

#16 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/02/2019 - 16:40

Nhân dịp đầu năm 2019
Kính các Bác trên diễn đàn cùng thưởng thức ca khúc
Ly rượu mừng Xuân 1955 - Ban hợp ca Thăng Long


#17 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/02/2019 - 18:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

deephorizon, on 30/01/2019 - 10:12, said:

Bài hát Quê nhà của Trần Tiến có liên quan đến sự tích này:
Ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có hai địa danh là Miếu Bà và Miếu Cậu. Người làng bảo, miếu Bà là nơi thờ Bà Phi Yến, tục gọi Lê Thị Răm, còn Miếu Cậu là nơi thờ hoàng tử Cải (con của Bà Phi Yến với chúa Nguyễn Anh) – hai nhân vật có tên được đề cập trong câu hát.
Bà Phi Yến là vợ (không rõ thứ mấy) của chúa Nguyễn Phúc Anh (tức Nguyễn Anh). Vào khoảng cuối thu năm 1783, nhằm tránh sự theo dõi của lực lượng Tây Sơn, chúa Nguyễn Anh đã cùng đoàn tuỳ tùng của mình, trong đó có bà Phi Yến, bôn đào ra Côn Đảo. Những ngày tháng cứ tối sầm trước mắt Nguyễn Anh vì những thất bại liên tục, cho nên, ông có ý định đưa hoàng tử tháp tùng cùng linh mục Bá Đa Lộc sang Pháp làm con tin để cầu viện. Bà Phi Yến không bằng lòng và có lời khuyên Nguyễn Anh không nên cậy nhờ sức mạnh người ngoài mà giải quyết vấn đề nội bộ, không nên cõng rắn cắn gà nhà và rước voi về dày mả tổ. Không ngờ, những lời khuyên chí tình, chí nghĩa ấy của bà Phi Yến bị nghi ngờ là có ẩn ý thông đồng với Tây Sơn và Nguyễn Anh đã nổi trận lôi đình, biệt giam bà Phi Yến trong động đá ở một hòn đảo hoang vắng.
Về phần Nguyễn Anh, sau khi nghe tin quân Tây Sơn sắp tràn ra đảo, ông đã cùng cung quyến và đám người tùy tùng xuống thuyền chạy ra đảo Phú Quốc. Thuyền sắp nhổ neo, hoàng tử Cải (con của bà Phi Yến và chúa Nguyễn Anh) lúc bấy giờ mới chỉ vừa 5 tuổi, không thấy mẹ đâu nên khóc lóc thảm thiết, đòi được gặp mẹ. Biết tin mẹ bị giam cầm, cậu bé kêu gào phải để cho mẹ cùng đi hoặc để cho cậu được ở lại với mẹ. Yêu cầu của hoàng tử Cải không được bố chấp nhận và trong cơn nóng giận mất hết tính người, Nguyễn Anh đã xách đầu con ném xuống biển. Hoàng tử Cải chết, xác cậu nằm lại ở bãi San hô và người dân trong làng Cỏ ống đã đem thi thể cậu chôn giữa một khu rừng gần bãi Đầm Trầu.
Phần bà Phi Yến, sau khi được dân làng giải cứu và biết tin con trai mình đã mất, bà vô cùng đau xót. Bà đứng hoài trước mộ con và khóc, tình cảnh thật thương tâm. Dân làng cám cảnh, họ hát ví:
“Gió đưa cây Cải về trời
Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”
Và người dân Côn Đảo tin rằng, câu hát này, xuất phát từ một câu chuyện lịch sử, đau lòng như thế!
Nghe bài hát này, nhớ cảnh chia phôi, mà hiểu nỗi lòng người mẹ! deephorizon

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có hay không mối tình giữa vua Gia Long và Lê Thị Răm?

Thứ Sáu, 03/12/2010
Đà Nẵng là một trong những địa phương có nhiều “duyên nợ” với các vua chúa nhà Nguyễn. Người ta nói nhiều về sự hiện diện của các chúa Nguyễn và vua Nguyễn tại vùng đất này, khi họ đi “tuần du” tại đây. Nhiều truyền thuyết, chuyện kể dân gian nói về mối liên hệ giữa vương triều Nguyễn với đất Hàn xưa cũng vì thế mà thêm nhiều. Tuy nhiên, liệu có hay không một mối tình diễm lệ giữa vua Gia Long và bà Lê Thị Răm tại làng An Hải?
Tại Đà Nẵng, có người không biết căn cứ vào tài liệu nào, đã dựng lên một “chuyện kể dân gian” về đoàn tuần du của chúa Nguyễn Phúc Côn cùng con trai là Nguyễn Phúc Ánh (sau này là vua Gia Long) tại bến đò An Hải và mối tình diễm lệ với cô lái đò Lê Thị Răm như sau: “Cuối năm 1775, chàng công tử Nguyễn Phúc Ánh, con của Nguyễn Phúc Côn, tuổi tròn 14 (thực ra chưa đầy 13 tuổi – TG), nhân chuyến du hành Quảng Nam, cơ duyên gặp cô lái đò Lê Thị Răm 16 tuổi (tuổi Canh Thìn - 1760), quê làng An Hải, là cháu bốn đời của Hương tiến tham nghị Lê Cảnh. Cô lái đò có cơ duyên chèo thuyền đưa công tử Ánh đến tham quan phố Hội An và đảo Yến (Cù lao Chàm).
Thế rồi năm 1776, tình hình chiến sự thay đổi cục diện, chúa Nguyễn bèn bỏ kinh thành Phú Xuân vào Nam, cô lái đò Lê Thị Răm theo tình quân vào Nam. Năm 1778, bà sanh được hoàng tử đặt tên là Nguyễn Phúc Cải. Bởi vì bà có tên là Răm nên đặt tên con là Cải cùng loài rau cay. Còn đối với Nguyễn Phúc Ánh, nhằm kỷ niệm mối tình đẹp của hai người trên đất Quảng, lại sanh cho mình một hoàng tử nên đã ban tặng cho bà là “Phi Yến” (kỷ niệm về đảo Yến); đặt tên con là Nguyễn Phúc Hội An. Thế rồi, trong một lần vì can gián vua Gia Long không nên nhờ thực dân Pháp giúp mình đánh lại quân Tây Sơn nên Lê Thị Răm đã bị ông giết chết; còn hoàng tử Cải vì kêu khóc thảm thiết nên bị vứt xuống biển, xác trôi vào bãi Cỏ Ống tại Côn Đảo. Cũng tác giả giai thoại trên, còn dẫn ra một câu ca cũ như một sự minh chứng cho “bia miệng” về số phận của những nhân vật này:
Trước hết cần thấy rằng: Thời điểm 1775, quân Trịnh tiến công thành Phú Xuân, Định vương Nguyễn Phúc Thuần cùng gia quyến bỏ Huế chạy vào trú tại Hành Dinh - Bến Giá (nay thuộc làng Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang), để rồi sau đó ít lâu, lại nghe tin quân của anh em Tây Sơn đang tiến ra đến cửa Kỳ Hà (nay thuộc thành phố Tam Kỳ), Định vương bèn cùng gia quyến từ Cửa Hàn chạy trốn vào Nam. Trong một tình thế hiểm nghèo như vậy: phía Bắc quân Trịnh đang tiến gấp; phía Nam quân Tây Sơn đang hùng dũng tiến ra, liệu Định vương Nguyễn Phúc Thuần có dám đi “tuần du” hay để người con trai mới 13 tuổi đầu của mình đi rong chơi đây đó?
Lại nói, Nguyễn Ánh sinh ngày 8-2-1762, nếu căn cứ vào năm “tuần du” như chuyện vừa dẫn thì ông mới 13 tuổi, chưa có vương vị gì, lại đi với vua cha, lẽ nào lại “sang đò” tùy tiện đến vậy? Liệu Định vương có dám để một cô gái 16 tuổi chèo thuyền đưa một đứa bé 13 tuổi rong ruổi vào Hội An, ra đến Cù lao Chàm để chơi, đến mức nẩy sinh tình cảm yêu đương? Ở đây cũng cần nói thêm một chi tiết, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử khẳng định rằng, ở thời điểm truyền thuyết nêu ra, Nguyễn Ánh chưa bao giờ có mặt tại Côn Đảo cả. Lại thêm, theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả do Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc biên soạn, Nhà Xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 1995, thì Nguyễn Ánh có tất cả 21 bà vợ, 13 hoàng tử và 18 hoàng nữ. Thế phả đã ghi rõ họ tên, lai lịch từng bà, nhưng không thấy có ai tên là Răm (Lê Thị Răm) hay thụy là Phi Yến, cũng như không có hoàng tử nào tên là Cải hay Nguyễn Phúc Hội An cả!
Riêng về câu ca dao “Gió đưa cây cải…” vừa nêu, ai đã từng đọc cuốn “Việt Nam phong sử” (xuất bản năm 1914) của Tiểu cao Nguyễn Văn Mại thì sẽ thấy ông chú giải câu ca trên chẳng ăn nhập gì với… đất Hàn. Câu ca là sự diễn tả nỗi niềm của vợ Lê Chiêu Thống là bà Hoàng thái hậu và cung phi của ông là Nguyễn Thị Kim, trong lúc họ “tỵ nạn” bên Trung Quốc, sau khi “rước voi về giày mả tổ” đưa quân Thanh vào Việt Nam, bị Quang Trung đánh cho tan tành mà thôi.
Theo chúng tôi, đây chỉ là câu chuyện gán ghép, mỗi địa phương thêu dệt một vẻ, riêng mối tình giữa vua Gia Long và bà Lê Thị Răm vừa dẫn, được cho xuất phát từ Đà Nẵng nhằm làm cho vùng đất Cửa Hàn thêm phần huyền thoại hoặc cũng có thể nhằm “hợp thức hóa” một khía cạnh nào đó của người kể câu chuyện này mà thôi!
Lưu Anh Rô
----------------------------
P/S:
-Chúa Nguyễn Ánh (Nguyễn Phúc Ánh) chứ ko phải Nguyễn Anh (Nguyễn Phúc Anh). Lại thêm, theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả do Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc biên soạn, Nhà Xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 1995, thì Nguyễn Ánh có tất cả 21 bà vợ, 13 hoàng tử và 18 hoàng nữ. Thế phả đã ghi rõ họ tên, lai lịch từng bà, nhưng không thấy có ai tên là Răm (Lê Thị Răm) hay thụy là Phi Yến, cũng như không có hoàng tử nào tên là Cải.

-Có lẽ deephorizon lấy từ bài viết này chăng?:
Ghé Côn Đảo nghe kể chuyện đời... cây cải

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#18 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 07/02/2019 - 19:18

Uh! truyền thuyết mà, đến lịch sử còn cãi nhau chán nữa là các dị bản, cứ chấp nhận thế đi cho phong phú cuộc đời!






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |