Jump to content

Advertisements




Khí-Hoá-Mỡ cao bất thường


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 27/01/2019 - 23:39

[color=rgb(29, 33, 41)]
Mỡ cao bất thường
Bác Sĩ Đặng Trần Hào
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Nên ăn rau trái và các hạt để có chất xơ, nhằm chuyển những cholesterol, mỡ và tế bào ung thư ra ngoài. (Hình minh họa:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân gây ra triglyceride (mỡ) cao bất thường trong máu, thiết tưởng chúng ta nên biết qua khí là gì trong quan niệm của Y Khoa Đông Phương.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Khí: Trong triết học Đông Phương, khí không thể là thể hơi, không khí, mùi hương, mà còn là môi trường và bao hàm các năng lực (lý, hóa…) giúp sự vận sinh hoạt đổi dời.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Hóa: Là một trong hai từ biến hóa, hay thuộc tính đổi dời của Âm Dương, tức Dương biến thành Âm, còn Âm hóa thành Dương.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Do hóa là quá trình biến từ Âm đến Dương, từ xấu đến tốt, cho nên thường được ghép với nhiều từ khác nhau như tiến hóa, văn hóa. Nhưng khi gặp từ hóa, người đọc vẫn hiểu nó nằm trong hai từ tiến hóa.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Khí hóa là nhận thức của con người về nguyên nhân dời đổi của sự vật trong vũ trụ nhân sinh, đều bằng năng lực gọi là khí, chứa trong môi trường và trong bản thân sự vật.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Y Khoa Đông Phương phân biệt trong con người có: Nguyên khí, tôn khí, vinh khí, vệ khí…
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Ngoài khí, chúng ta còn phải có huyết, vì vậy khí huyết là nguồn sống của con người. Một khi khí huyết hay còn gọi là âm dương quân bình chúng ta vô bệnh, sức khỏe dồi dào, cuộc sống an lạc.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Vậy huyết là gì?
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Nguồn gốc của máu do sự chuyển hóa của thức ăn. Sau khi bao tử nhận và tiêu hóa đồ ăn, tì (lá lách) phân tích và biến hóa thành chất bổ tinh khiết. Rồi tì khí chuyển hóa những chất này lên phổi. Trong khi chuyển hóa lên trên, cốc khí bắt đầu chuyển những chất cần thiết thành máu.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Sự chuyển hóa hoàn hảo khi chất bổ tinh khiết tới phổi, nơi đây đồ ăn đã chuyển hóa phối hợp với thanh khí từ bên ngoài vào và cuối cùng tạo thành máu. Và máu được phân phối đi toàn cơ thể là nhờ vào tâm khí phối hợp với bể khí ở ngực.[color=rgb(29, 33, 41)]
Sự liên quan của máu
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Ba tạng trong cơ thể đặc biệt liên quan với máu là tim, gan và tì. Máu phụ thuộc vào tim có nhiệm vụ điều hòa nhịp nhàng, liên tục và luân lưu trong cơ thể. Cho nên nói “Tim là chủ huyết mạch,” mạch do mạch máu lưu hành, tim với huyết mạch liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong khi thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, tuy tim và huyết mạch có hợp tác với nhau, nhưng làm nên tác dụng chủ động vẫn là tim. Vì thế huyết có công năng dinh dưỡng, những vẫn phải nhờ vào sự hoạt động của tim mạch… Màu sắc biến đổi ở mặt có thể biết được sự thịnh suy, hư thực của ba thứ tim, huyết và mạch, điều này giúp phần nào cho sự chẩn bệnh trong lâm sàng.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Cơ thể con người cần ít máu khi ít hoạt động hay nghỉ ngơi, lúc này máu sẽ chuyển về gan và tồn trữ ở trong đó. Gan tàng huyết khác với tim chủ về huyết.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Sự hoạt động của các cơ phận trong cơ thể cần vào sự dinh dưỡng của huyết dịch, lượng lưu thông của huyết dịch thường tùy thuộc vào sự làm việc, nghỉ ngơi, động tĩnh, nên có sự thay đổi. Khi vận động nhiều thì lượng lưu thông của huyết dịch cần phải tăng thêm, khi nghỉ ngơi thì lượng lưu thông huyết dịch bớt đi. Công năng điều tiết lượng huyết như vậy là nhờ vào gan. Cho nên trong sách Tố Vấn nói “Người ta ngủ thì huyết trở vế gan.” Nếu gan mất chức năng tàng huyết thì sẽ xuất hiện chứng ngủ không yên.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Cuối cùng máu phụ thuộc vào tì khí, vì tì quan hệ chặt chẽ với huyết, không những sinh ra huyết mà còn có nhiệm vụ thống nhiếp huyết dịch. Tì khí mạnh khỏe mới có thể duy trì được sự vận hành của huyết dịch mà không bị tràn ra ngoài. Nếu tì khí hư suy, mất chức năng thống nhiếp huyết dịch, thì huyết dịch sẽ chảy tràn ra ngoài mạch, tùy theo tạng phủ nào yếu, hay những phần cơ thể nào yếu mà xuất hiện các chứng xuất huyết khác nhau. Chúng ta thường thấy những người bị ung thu gan, hay chai gan tới thời kỳ cuối cùng, thường bị xuất huyết mà không có cách nào làm ngưng lại được và phải chấp nhận theo định mệnh là như vậy.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Máu và khí thường có sự khác biệt với nhau, nhưng hỗ trợ và ràng buộc với nhau. Khí tạo ra, di chuyển máu, giữa máu trong mạch máu và tạng phủ. Còn máu thì nuôi dưỡng tạng phủ và điều hòa khí. Đây là sự liên hệ mật thiết giữa âm (máu) và dương (khí). Y Khoa Đông Phương nhấn mạnh tới hai sự liên hệ chính giữa khí và huyết “Khí là điều hòa máu, máu là mẹ của khí.”
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Mỡ cao trong máu bất thường do gan và thận
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Gan còn là một trong những tạng có nhiệm vụ thanh lọc rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con người. Nhiệm vụ chính của gan là tẩy độc. Gan sẽ trung hòa tất cả những độc tố trong máu và di chuyển chúng xuống thận. Thận, ruột non và ruột già thanh lọc một lần nữa. Thanh đi ngược lên phế trở lại, còn trọc thì tống ra ngoài theo đường tiểu tiện và đại tiện.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Gan còn chế biến tất cả những đồ ăn chúng ta ăn vào và chuyển hóa thành những dưỡng chất cần yếu để cơ thể chúng ta sẵn sàng hấp thụ. Theo nghiên cứu của Bác Sĩ Bernad cho biết những chất mỡ và cholesterol sau khi gan thanh lọc chuyển xuống thận và ruột để tiếp tục thanh lọc nữa, nhưng muốn thanh tẩy những chất này cần phải có chất xơ.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Có một số người không ăn rau trái và các hạt, nên không có chất xơ để chuyển những cholesterol, mỡ và tế bào ung thư ra ngoài. Do đó chúng lại đi ngược về gan và cứ thế làm thành một vòng luẩn quẩn và càng ngày chất độc càng tích lũy càng nhiều mà gây ra bướu và ung thư là như vậy.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Khi chúng ta bực bội, tức giận hay lo âu quá độ làm gan mất quân bình, trên ngũ hành tương sinh, thận là mẹ của gan. Dĩ nhiên khi còn lá gan mất quân bình cũng ảnh hưởng tới mẹ là thận thủy và làm thận suy theo.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Thận âm và gan suy tuy ăn được và ăn rất ngon, nhưng vì gan âm suy gây ra hư hỏa làm gan bị nóng, mà gan là tạng lọc những chất cặn bã trong máu sau khí ăn uống và tiêu hóa sinh ra. Một khi gan nóng, mất quân bình, không thanh lọc được hết các chất cặn bã trong máu, đưa xuống ruột già và nếu chúng ta ăn uống thiếu chất xơ để kéo cholesterol và mỡ theo đường đại tiện ra ngoài, nó sẽ đi ngược trở lại trong máu là nguyên nhân gây ra mỡ và cholesterol cao bất thường trong máu (có khi mỡ cao lên tới 800 hay 1,000).
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Như ta đã biết thận âm và gan âm suy làm miệng và lưỡi khô và đắng, ngủ không ngon giấc, đi tiểu đêm nhiều lần. Có thể đưa tới bệnh tiểu đường loại II, và có thể gây ra cao mỡ và cholesterol trong máu, vì gan không còn khả năng làm việc kiện toàn.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Phương pháp trị liệu: Bổ thận, gan âm, xơ gan, tiêu mỡ.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Bài thuốc
-Sơn thù du 9 grs
-Mẫu đơn bì 9 grs
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Phục linh 9 grs
-Trạch tả 9 grs
-Hoài sơn 9 grs
-Thục địa 18 grs
-Quế bì 9 grs
-Sài hồ 9 grs
-Sơn tra 9 grs
-Thảo quyết minh 9 grs
-Chỉ xác 9 grs
-Hương phụ 9 grs
-Hậu phát 9 grs
-Đại táo 3 trái
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
Chủ trị:
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Sơn thù du: Ôn gan và giúp tăng cường sức mạnh cho thận.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Mẫu đơn: Thanh nhiệt và giảm huyết nhiệt.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Hoài sơn: Nuôi tì và tăng cường thận.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Phục linh: Gia tăng tiểu tiện, giảm sưng, giảm thấp nhiệt trong tì.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Trạch tả: Tăng cường thính giác, lợi tiểu, bổ mắt bớt khô và mờ.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Thục địa: Bổ huyết, thanh huyết huyết.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Quế bì: Dẫn hỏa quy nguyên, có nghĩa là đưa hỏa xuống chân, chân sẽ ấm và phần thượng tiêu sẽ mát thì tai sẽ nghe.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Sài hồ: Xơ gan.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Sơn tra, thảo quyết minh: Tan mỡ và cholestetol thặng dư trong máu.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Chỉ xác, hương phụ, hậu phát: Tản khí trung tiêu, kiện toàn tiêu hóa, và giúp ăn ngon dễ tiêu.
[/color][color=rgb(29, 33, 41)]
-Đại táo: Bổ huyết và phối hợp các vị thuốc.
[/color]
[/color]






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |