Jump to content

Advertisements




"Chúng tôi cũng có một cái Tết như bao người khác" ...


1 reply to this topic

#1 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1999 Bài viết:
  • 3536 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 26/01/2019 - 13:56

Phận người vô gia cư trên đường phố Hà Nội những ngày rét mướt: "Chúng tôi cũng có một cái Tết như bao người khác"

Đêm buông, nhiệt độ giảm, màn sương mờ che khuất từng con đường, người vô gia cư ở Hà Nội bắt đầu "ổn định" sau một ngày mưu sinh. Họ không ước có một mái nhà hay những bộ áo mới. Họ cho đó là xa xỉ. Tết hạnh phúc, đơn giản là có chiếc bánh chưng, đôi tất mới cùng vài ba bộ quần áo thừa.

Có ai đó từng nói, nghĩ về Hà Nội, họ hay nhớ đến một thành phố không ngủ, một thành phố mà về đêm, luôn đông vui và lấp lánh ánh đèn từ các chung cư cao tầng, từ các nhà hàng sang trọng và những con phố sầm uất ... Nhưng ít ai biết, "Hà Nội không ngủ" còn dành để nói về những người vô gia cư lấy vỉa hè làm giường, đường phố là nhà.

Người vô gia cư ở Hà Nội rất nhiều, thường sống theo nhóm nhỏ hoặc đơn côi. Phần lớn họ tập trung ở khu vực phố cổ, chợ Đồng Xuân hay "xóm ngụ cư" Long Biên. Ban ngày, họ hoà vào dòng người mưu sinh trên phố. Tối đến, thành phố lên đèn, họ tìm về những mái hiên, vệ đường nghỉ ngơi. Không nhà, không người thân, không tình thương, trời Hà Nội những ngày này rét mướt vô cùng, những đêm đông của người vô gia cư trở thành "những đêm không ngủ".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phận người vô gia cư ngủ đường ngủ chợ ở Hà Nội.

Tết đến sớm với những phận đời trên hè phố Hà Nội

Hàng tuần, 23h ngày cuối tuần, đoàn tình nguyện của Ấm bắt đầu lên đường tìm kiếm những người vô gia cư. Thời điểm này, họ đã tạm "ổn định" chỗ ở và nghỉ ngơi sau một ngày dài mưu sinh. Nhóm "Ấm" được thành lập bởi chị Nguyễn Hoàng Thảo (SN 1985, hiện là giảng viên tiếng Nhật của trường Đại học Hà Nội). Ban đầu, Ấm chỉ có vài ba thành viên là bạn bè của Thảo tự quyên góp quần áo, tiền rồi mua thức ăn, tìm đến các khu chợ, gầm cầu tặng cho người vô gia cư.

Nhưng càng đi lại càng chứng kiến ngoài kia có quá nhiều những người bất hạnh, Thảo đã kêu gọi mọi người qua facebook ủng hộ quần áo ấm, thức ăn... để làm từ thiện. Cứ như vậy cho đến nay số thành viên ngày càng đông đảo. Hiện, nhóm được "lãnh đạo" bởi bạn Vũ Trung Anh (SN 1992), với khát vọng những hành trình thiện nguyện của nhóm sẽ diễn ra một cách có ý nghĩa nhất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhóm tình nguyện tổ chức gói bánh chưng trao tặng người vô gia cư.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ các bạn trẻ tới người già đều tham gia hoạt động ý nghĩa vì những người vô gia cư.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngoài bánh chưng, Ấm còn chuẩn bị thêm các nhu yếu phẩm khác.

Với thông điệp mang đến một cái Tết sớm ấm áp, Ấm đã tổ chức gói bánh chưng rồi trao tặng những phận người lang thang cơ nhỡ. Đi kèm với bánh chưng còn có mứt kẹo, áo mưa, và đặc biệt không thể thiếu phong bao lì xì để vẹn nguyên không khí Tết. Dù là ai đi chăng nữa, hoàn cảnh thiếu thốn ra làm sao, họ vẫn xứng đáng có một cái Tết đủ đầy.

Tối thứ 7 (19/01), Ấm thắp lửa hành trình san sẻ yêu thương với người vô gia cư. Khác với các nhóm khác, Ấm chọn cách lắng nghe họ nhiều hơn. Họ mong muốn gì, thiếu thốn gì, cứ nói với Ấm, các bạn tình nguyện viên sẽ trao tặng đúng thứ đó, chủ yếu là thuốc men, quần áo và thức ăn.

Đến với những người vô gia cư, chúng tôi hiểu họ có một sự tự ti nhất định mà khi tiếp xúc, tránh để họ cảm thấy mặc cảm, xấu hổ. Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của Hà Nội khi đêm xuống, họ chỉ cần một bát cháo nóng hay một ổ bánh mì thịt, cũng đủ vui đến tận ngày hôm sau.

Với những người vô gia cư, hạnh phúc đôi khi giản đơn lắm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những gói quà được bọc trong từng túi nilon.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trước khi lên đường, họ gửi trao những nụ cười lạc quan, cũng là cách truyền niềm tin và sự hy vọng cho những phận người nghèo khổ.

"Tôi cũng có một cái Tết như bao người khác"

Trên hành trình mang Tết sớm đến với người lang thang, chúng tôi gặp một cụ ông tóc đã ngả bạc. Cụ tên Nguyễn Văn Hùng, làm nghề bơm xe dạo 20 năm nay, thu nhập chẳng đáng bao nhiêu. Đông này, cụ mặc chưa đủ ấm, ăn chưa đủ no, chân tay lại yếu. Trời về đêm lạnh buốt, chỗ nào tiện thì cụ ngả lưng. Nhiều đêm, giấc ngủ với cụ không thể tròn trịa.

"Bên ngoài thấy người ta sắm Tết, tôi cũng buồn lắm vì không có người thân, không có tiền để mà mua. Khó khăn như vậy, nhưng được tặng bánh chưng tôi vui lắm. Trời rét cũng cảm thấy ấm lòng. Tôi tuy nghèo, nhưng cũng có cái Tết như bao người khác" - cụ Hùng tâm sự.

Nguyễn Đình Chiểu là con phố ông Hùng mở "tiệm" sửa xe, cả gia tài chỉ có con xe đạp cà tàng và chiếc bơm. Cụ Hùng kể đã mấy năm rồi ông không được về quê đón tết, vì phải ở lại kiếm thêm chút đỉnh ra năm lấy tiền thuốc thang.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cụ cười hạnh phúc khi nhận được phần quà Tết.

Hàng đêm, có một cụ bà đau chân vẫn đứng đợi Ấm dọc đường ở quận Hoàn Kiếm. Bàn chân bà sưng to, đi lại khó khăn. Ấy thế mà, bằng một bên chân, bà vẫn lóc cóc đạp xe đi khắp Hà Nội nhặt ve chai. Tối đến, bạ đâu thì ngủ đấy, chẳng có nhà cửa gì. Mỗi khi được tặng manh áo mới, bà vui lắm, thử ngay xem có vừa không.

Bà Thoa (tên nhân vật đã thay đổi), 52 tuổi, người Hà Nội gốc, lụi hụi vén cổ chân lên cho chúng tôi nhìn vết thương. Sưng vù và được băng bó tạm bợ, dễ nhiễm trùng. Bà không dám tới bệnh viện thăm khám, vì không có tiền. Sống với cái chân sưng như thế, âu cũng quá quen thuộc với bà thời gian qua. Bà Thoa từng kể, vì bị con cái đánh đập nên phải bỏ nhà ra đi, tự kiếm kế mưu sinh trên đường phố. Cái chân đau là do bị xe máy tông, trên đường đến chợ đêm Long Biên nhặt nhạnh đồng nát.

Nhắc đến đây, bà cúi gằm mặt, lạc giọng. Bà cố giấu những giọt nước mắt trước ánh nhìn của chúng tôi.

"Tôi cũng từng có gia đình hạnh phúc như bao người khác, nhưng rồi niềm vui thật ngắn ngủi, đành phải sống đầu đường xó chợ như vầy" - bà nghẹn giọng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bà kể, đời bà nhiều thăng trầm. Đến khi già một thân một mình mưu sinh qua ngày.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bàn chân đau được băng bó tạm bợ.

Ấm cùng nhóm chúng tôi di chuyển tới gầm cầu Chương Dương, nơi tập trung của hàng trăm người vô gia cư. Họ lấy mấy thanh sắt dưới chân cầu làm "móng nhà" rồi mắc tạm vài cái bạt, trải ra là thành cái giường. Vài ba tấm nilon được dùng để làm "mái", chở che họ trước ánh nhìn của người đi đường. Chủ yếu ở chân cầu này, là những người phụ nữ 60 - 70 tuổi, làm nghề nhặt rác, nhặt ve chai.

"Cuộc sống không cho phép chúng tôi có một căn nhà tử tế, phải sống nhờ cậy vào tình thương của người đời. Sức yếu dần, chỉ mong sống đến lúc nào hay lúc đó. Được tặng bánh chưng, cũng coi như có cái Tết rồi" - một cụ bà hoan hỉ nói.

Mong ước của cụ Hùng, bà Thoa và những phận đời vô gia cư khác, không phải một mái nhà hay những bộ áo mới. Họ cho đó là xa xỉ. Đơn giản thôi, mong rằng đêm xuống mưa bé, trời bớt lạnh, để có giấc ngủ trọn vẹn. Chẳng ai rõ ngày sau sẽ ra sao, nhưng cứ phải sống hết mình cho hôm nay cái đã. Với nhiều người lang thang cơ nhỡ, Tết hạnh phúc là khi có chiếc bánh chưng, đôi tất mới cùng vài ba bộ quần áo thừa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Với họ, vỉa hè là giường, đường phố là nhà.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ánh mắt của cụ bà lang thang khiến chúng ta nhiều suy ngẫm.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông cụ dừng chiếc xe đạp bên tường, nhẹ nhàng lấy bát cháo nóng vừa được tặng, chậm rãi ngồi xuống húp lấy húp để. Trời lạnh, cháo cũng dễ nguội lắm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tuy nhiên, dẫu sao cũng phải cười vì đâu ai biết ngày mai như nào!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#2 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/02/2019 - 21:43

Tâm sự rơi nước mắt của người đàn ông đập 200 chậu quất chiều 30 Tết

“Tôi đang buồn lắm, muốn chết đây. Tôi không còn tâm trạng về quê đón giao thừa với vợ con nữa. Buôn bán lỗ nặng thế này, Tết nhất gì anh?”, rơm rớm nước mắt, anh Thư chia sẻ với phóng viên báo Người Đưa Tin.

Ngồi co ro ở một góc công viên 23/9, ánh mắt thất thần, buông lơi đôi chân trần lấm lem bùn đất, anh Thư lặng thinh, chẳng muốn trò chuyện. Trước 12h hôm nay, người đàn ông mới 31 tuổi này đã phải đập bỏ hết 200 chậu tắc (quất) mà anh mang từ Phú Yên vào TP.H.C.M để bán trong những ngày Tết.
“Đây là lần đầu tiên tôi mang tắc vào Sài Gòn bán. Chở 3 đợt, đến 300 chậu. Ban đầu, tôi còn hồ hởi, hẹn vợ con chiều 30 Tết sẽ về quê sớm, mua quần áo đẹp mang về, cả nhà đón giao thừa. Bán từ 23 Tết đến tận bây giờ, chỉ được khoảng 70 chậu tắc, âm vốn, tiền bạc gì nữa mà đón Tết”, anh Thư buồn bã.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vẻ thất thần, lam lũ của anh Thư trong chiều 30 Tết giữa thành phố xa lạ.
Anh Thư trở nên nổi tiếng trong giới bán hoa kiểng ở công viên này, khi trưa nay anh tự tay đập bỏ 200 chậu quất. Anh Thư nghẹn giọng: “Tôi đâu có điên khùng mà đi phá hủy tài sản của mình. Nhưng không còn cách nào khác, tôi không muốn bán giá rẻ như cho. Bên cạnh đó, đến giờ công viên lấy lại mặt bằng, mang các chậu tắc đi đâu anh? Mang đi được thì trái cũng rụng rơi, cành cũng gãy hết”.
“Một số người dân mua kiểng chưng tết không hiểu được nỗi khổ của người bán. Đợi giờ đó là đến ép giá, đòi bán giá rẻ. Buồn nhất là có người còn tranh thủ tôi đang loay hoay dọn dẹp, nhào vào cướp các chậu quất đẹp. Thử hỏi ai chịu được?”, anh Thư kể.
Phóng viên hỏi anh Thư, có xem các ý kiến chỉ trích người bán chặt bỏ hoa kiểng ế trước giờ giao thừa không. Anh Thư gật đầu, nói: “Họ chửi cho sướng miệng thôi. Hãy rơi vào hoàn cảnh của tôi, sẽ thông cảm hơn. Người mua chỉ thích mua hoa kiểng giá rẻ bèo, đây là thực tế”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


200 chậu quất anh Thư đập bỏ, chỉ giữ lại chừng 20 cây đẹp nhất để bán gỡ gạc.
Một câu chuyện buồn anh Thư kể, rất nhói lòng người viết: “Ngày hôm qua, có một ông khách đi xe SH, xem nhiều lần cặp quất, giá 3 triệu. Xem mà chẳng mua.
Hôm nay, đến giờ tôi trả lại mặt bằng, ông ấy chạy xe đến xin cặp quất. Xin xỏ mà còn nói chuyện ơn nghĩa: Nên cho ổng mang về nhà chưng, coi như ổng mang đi bỏ sọt rác dùm. Tôi thà đập bỏ, chứ không mang cho những người thích o ép người khác, keo kiệt không chịu bỏ ra đồng nào như vậy”.
Anh Thư chia sẻ hoàn cảnh buôn cây kiểng của mình: “Tôi quê ở Bình Dương, lấy vợ tận Phú Yên. Gia đình bên vợ trồng quất bán Tết, tôi nghĩ mua đi bán lại chắc có lời, vừa kiếm tiền cho vợ con có cái Tết đầy đủ, vừa giúp gia đình vợ tiêu thụ tắc. Đâu ngờ thảm hại như thế này”.
Lấy 300 chậu quất giá gần 200 triệu, anh Thư thuê 3 chiếc xe chở vào Sài Gòn từ 23 Tết, mỗi chiếc xe anh phải trả 8 triệu đồng. Thuê một lô trưng bày bán từ ngày 23 đến trưa 30 Tết, giá 2,5 triệu đồng/lô. Anh Thư thuê đến 9 lô như vậy.
Ngoài ra anh còn phải thuê thêm 5 người phụ bán, trả lương 5 triệu/người. Đầu tư số tiền gần trăm triệu, thế nhưng đến gần giờ giao thừa, anh Thư thu vào chưa được 70 triệu tiền vốn, nói chi đến lãi.
“Bỏ bê vợ con mấy ngày Tết, thức đêm, ngủ vỉa hè giữa trời lạnh, chịu muỗi đốt, lại không mang đồng nào về, bây giờ còn ôm cả đống nợ nần. Tôi chỉ muốn khóc, muốn ngồi đây, chẳng muốn về nhà nữa. Tôi đâu ngờ làm ăn khó khăn thế này”, anh Thư lại rưng rưng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Anh Thư thẩn thờ bán một chậu quất giá rẻ mạt sát giờ giao thừa.
Đốt 3 nén nhang, cắm vào một chậu quất, anh Thư lầm rầm khấn vái có người đến mua chừng 20 chậu quất “đại hạ giá” còn lại, kiếm chút tiền xe.
Anh Thư bùi ngùi: “Anh xem chậu cây đẹp như vậy, bây giờ bán chỉ 200.000 đồng/chậu, thua cả giá mua ngoài quê. Ngày hôm qua, chậu này phải tầm từ 1,5 - 2 triệu đồng. Giá thảm hại như vậy mà còn không có người mua. Đến 19h, nếu không ai mua, tôi sẽ đập bỏ hết rồi về quê”.
Giờ giao thừa sắp đến, người đàn ông ấy lạc lõng, chơi vơi giữa đất khách, kiên nhẫn chờ đợi người mua “có tâm”.
Sau khi tự tay đập nát 200 chậu quất, lực lượng vệ sinh môi trường của TP.H.C.M đã nhanh chóng đưa lên xe rác để trả lại cảnh quan cho thành phố.
Điện thoại chợt reo. Anh Thư nói qua điện thoại: "Bán ế lắm em ơi! Anh đang cố bán vài chậu nữa. Tối nay anh không về kịp giao thừa với em và con rồi". Tắt điện thoại, anh Thư buông tiếng thở dài.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Gọi điện thoại cho vợ, thông báo không về nhà kịp giờ giao thừa.
Trước khi chia tay, anh Thư nói với phóng viên: “Anh thích chậu quất nào, cứ lấy về chưng. Tôi không tính tiền đâu. Coi như làm kỷ niệm. Năm sau anh ra đây không biết có còn thấy tôi ngồi bán không. Buôn bán lỗ lã thế này, chắc tôi không dám làm nữa, ở quê làm thuê làm mướn kiếm sống cho yên lành”.
Theo nguoiduatin.vn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thứ Tư, 6/2/2019

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |