Jump to content

Advertisements




Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.


4 replies to this topic

#1 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1036 thanks

Gửi vào 08/12/2018 - 17:18

Tết Đông chí - một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.

Có nhiều lễ hội truyền thống trên thế giới được tổ chức vào ngày Đông chí như Lễ hội Yule của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (Neopagan) này. Và rất nhiều nền văn hóa khác cũng tổ chức lễ hội vào ngày này hoặc xung quanh ngày này như lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ Giáng Sinh, Hanukkah, lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa và lễ hội HumanLight….

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rộn rã lễ hội Đông Chí trên thung lũng Pakistan

Trong các lễ hội này phải kể đến Tết Đông chí - một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua. Vậy Tết Đông Chí của người Hoa như thế nào? Có nguồn gốc từ đâu? Có phong tục tập quán thú vị ra sao? … Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để làm phong phú hơn kiến thức của mình nhé!

1./ Ngày Đông Chí là ngày gì?
Đông Chí là một trong 24 tiết khí trong năm: “Đông” có nghĩa là mùa đông. Chữ “Chí” trong cụm từ “Đông Chí” có nghĩa là cực điểm, đỉnh điểm. Nhưng đỉnh điểm, cực điểm không phải là lạnh đến cực điểm mà là chỉ vị trí Trái đất xoay quanh Mặt trời, đến tiết Đông Chí, người dân sống ở Bắc bán cầu trong ngày Đông Chí sẽ thấy ban ngày có thời gian rất ngắn; đến sau Đông Chí thì ngày mới bắt đầu dài dần ra và ngược lại người dân ở Nam bán cầu sẽ có ngày rất dài.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị trí của trái đất bốn mùa trong năm

Ngày đông chí là ngày chứa điểm đông chí tính theo múi giờ địa phương. Theo quan điểm của người Trung Hoa và các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại như Việt Nam thì ngày Đông chí là phù hợp với các tính toán của thiên văn học đối với Bắc bán cầu. Ngày Đông chí là một yếu tố quan trọng để xác định ngày Tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận, các ngày tốt xấu và tất cả các tiết khí khác trong âm lịch năm sau….
2./ Nguồn gốc Tết Đông Chí của người Hoa.
Tiết Đông chí là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.
Trung Quốc cổ đại chia một năm thành 24 tiết khí, mỗi mốc 15 ngày đánh dấu sự thay đổi của khí hậu và quá trình chuyển mùa. Điều này thể hiện rõ trong hoàng lịch của Trung Hoa và thời điểm tổ chức lễ hội và nghi lễ, bao gồm những sự kiện diễn ra vào ngày Đông chí.
Tết Đông Chí là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo sử sách ghi lại, vào thời phong kiến, đến ngày “Đông Chí”, vua quan sẽ cùng nhau thưởng thức âm nhạc trong vòng 5 ngày, còn trong các gia đình người dân, mọi người cũng sẽ cùng nhau diễn tấu các loại nhạc cụ để cùng chung vui.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Từ xa xưa, các triều đình phong kiến Trung Quốc đã coi Đông Chí đã trở thành ngày quốc lễ

Từ triều đại Thương và Chu đến triều đại Tần (221 TCN – 206 SCN), Đông chí được coi là sự khởi đầu của năm mới và cũng là ngày lành tháng tốt để vua chọn cử hành lễ tế trời.
Vào triều Hán (206 TCN – SCN 220), Đông Chí được gọi là “Đông Tiết” và thịnh hành tập tục tặng quà chúc mừng nhau (gọi là “bái đông”). Đông chí trở thành ngày quốc lễ, được đánh dấu bằng việc các quan và quân tạm dừng công vụ, đóng cửa biên giới và ngưng giao thương. Đối với những người làm việc chăm chỉ và cống hiến không mệt mỏi trong mọi tầng lớp, ngày ngày là ngày nghỉ ngơi hiếm hoi và rất xứng đáng.
Thời Ngụy Tấn, “Đông Chí” được gọi là “Á Tuế”, dân chúng thường tổ chức chúc mừng cha mẹ và các bậc trưởng bối.
Kể từ triều đại nhà Đường và Tống, Đông Chí bắt đầu trở thành ngày cúng thờ tổ tiên. Nhà vua sẽ tổ chức một nghi thức tế lễ lớn để tỏ lòng tôn kính đối với Thiên thượng. Thiên Đàn ở Bắc Kinh được xây dựng khoảng 600 năm trước để phục vụ cho nghi thức này. Trong “Thanh Gia Lục”, một tài liệu thời nhà Thanh, Đông chí và các nghi lễ diễn ra vào hôm đó chiếm vị trí quan trọng tương đương với nghi lễ mừng năm mới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Uống rượu ngày Tết

Kính ngưỡng Thiên thượng là nguyên lý cốt lõi trong niềm tin truyền thống của Trung Hoa, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thuận theo Thiên ý và quy luật tự nhiên. Giống như giai đoạn khắc nghiệt của mùa đông cũng như một hành trình gian khó để bắt đầu thời kì mới, đây cũng là khoảnh khắc suy tư và lắng đọng.
Các quy tắc lễ nghĩa, mà nổi tiếng là Đạo Khổng, đóng vai trò cốt lõi trong đời sống tinh thần của các lãnh đạo Trung Hoa cổ đại và người dân của họ. Thiên tử giáo hóa dân chúng bằng sự khiêm nhường trước ân đức và sức mạnh vô biên của vũ trụ. Các vương triều cổ đại tạ ơn Trời và biết rõ vị trí nhân loại trong thế giới tự nhiên.
3./ Phong tục đón Tết Đông Chí của người Hoa.
Phong tục họa và treo bức tranh hình cây đào với 9 bông hoa để trắng trên tường sau ngày Đông Chí

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tranh hoa đào treo ngày Tết

Tại Trung Quốc đại lục, vào thời điểm Đông chí, ngày ngắn nhất, đêm lại dài nhất, nên đây được xem là cột mốc chuyển dịch quan trọng trong quy luật tự nhiên, qua thời điểm này, bóng tối vốn mang khí âm phải nhường chỗ cho ánh sáng đầy dương khí, tiết trời sẽ rạng rỡ hơn bao giờ hết. Ngoài ra, khi Đông chí đến cũng là thời điểm báo hiệu một chu kì năm sắp kết thúc.
Mặc dù Đông chí là ngày tối nhất trong năm, đánh dấu sự khắc nghiệt của mùa đông, nhưng nó không hẳn là lạnh nhất. Dân gian có câu: “sổ cửu hàn thiên” tức, ngày Đông chí đến thì những ngày đông lạnh giá nhất cũng bắt đầu. Vì ngày trở nên dài hơn, nên sẽ mất vài tuần để ánh sáng Mặt trời bao phủ khắp Bắc bán cầu.

Mùa đông sau ngày Đông chí kéo dài chín lần chín là 81 ngày, điều này được ghi nhận trong truyền thống dân gian Trung Hoa, theo đó mỗi mốc chín ngày đại diện cho một giai đoạn khác nhau của mùa lạnh giá này đươc gọi là một ‘cửu’.
Chu kỳ 81 ngày mùa đông được thể hiện trong bài đồng dao có tên là “Đông Cửu Cửu ca”:
Nội dung bài đồng dao phụ thuộc vào vùng miền, dưới đây là bài đồng dao vùng Hoa Bắc:
“Nhất cửu nhị cửu bất xuất thủ,
Tam cửu tứ cửu băng thượng tẩu,
Ngũ cửu lục cửu duyên hà vọng liễu,
Thất cửu hà khai, bát cửu nhạn lai,
Cửu cửu gia nhất cửu, canh ngưu biến địa tẩu”.
Tạm dịch:
“Cửu một, cửu hai, tay không động,
Cửu ba, cửu bốn, bước trên băng,
Cửu năm, cửu sáu, liễu rủ xanh bờ,
Cửu bảy băng tan, cửu tám nhạn về,
Cửu chín, hết mùa đông, trâu ta lại ra đồng”.
Để đánh dấu mỗi khi các ngày cửu đi qua, người dân Trung Quốc thường cho họa một bức tranh hình cây đào với 9 bông hoa để trắng, rồi treo lên tường, mỗi cửu đi qua, một bông hoa được tô màu đỏ, phong tục này được gọi là “họa cửu”, còn tranh có tên gọi là “mai hoa tiêu hàn đồ”. Khi mùa xuân đến, bức tranh sẽ rực rỡ sắc màu kịp lúc đón xuân về, muôn hoa đua nở.
Phong tục ăn thang viên – một món chè gần giống chè trôi nước trong ngày Đông Chí.
Tới ngày Tết Đông Chí, các gia đình người Hoa khắp nơi trên thế giới thường nghỉ ngơi, tổ chức các lễ hội, cỗ bàn để cúng tế thần và ông bà tổ tiên của mình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chè trôi hay bánh trôi tàu - Món ăn truyền thống ngày Tết Đông Chí

Cũng như tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ và Trung Thu có các món bánh đặc trưng của mình như bánh tổ, bánh ú, bánh Trung Thu, ngày tết Đông Chí cũng có món ăn đặc trưng của mình, đó chính là món “chè trôi nước” (còn gọi là chè trôi tàu hoặc là bánh trôi tàu).
Xa xưa, Đông chí rất lạnh nên thường diễn ra cùng với loại thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể như bánh bao hấp và hoành thánh. Với lãnh thổ rộng lớn, sự khác biệt trong truyền thống giữa các vùng miền ở Trung Quốc rất rõ rệt. Ở phía Bắc lạnh lẽo, các món thịt và thức uống được coi là ‘nóng’ sẽ trở nên rất phổ biến, trong khi miền Nam có tập tục ăn thang viên – một món chè gần giống chè trôi nước và dần dần trở thành món ăn truyền thống trên khắp Trung Quốc cho tới ngày nay.
Bên cạnh đó, đây còn là món ăn được cho rằng liên quan đến tích truyện người con gái hiếu thảo trong “sự tích chè trôi nước” với ý nghĩa đoàn viên.
Tuy nhiên, trong không khí náo nhiệt này lại có một nhóm người Hoa lại không hề tổ chức cúng tế và ăn món chè trôi nước truyền thống, họ là ai và tại sao lại như vậy? Đó chính là những người Hoa họ Phùng (gốc gác tại huyện Hạc Sơn tỉnh Quảng Đông Trung Quốc), do trong quá khứ xa xưa, có một cô gái họ Phùng nghèo khó phải đi làm người ở cho một gia đình họ Tăng, gia đình nhà chủ này khá khắt khe và kiêng cữ trong cuộc sống hàng ngày nhất là vào các dịp lễ tết trong năm. Có một lần vào dịp tết Đông Chí, trong lúc dọn cỗ bàn cúng tế, người con gái họ Phùng này lỡ tay làm rơi một đĩa thức ăn, nhà chủ nổi giận và đánh đập cô đến chết. Hành vi tàn ác của gia đình nhà chủ này đã gây nên lòng căm phẫn của bà con họ Phùng và họ đã tuyên bố từ đó về sau sẽ không tổ chức mừng ngày tết Đông Chí để nhớ đến mối ân thù của cô gái bị đánh chết chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt. Đây cũng là một điểm đáng buồn và làm phong phú hơn những câu chuyện về ngày Tết Đông Chí mang ý nghĩa đoàn viên này.
4./ Phong tục đón Tết Đông Chí của bà con người Hoa tại Thành phố H.C.M.
Tại thành phố H.C.M, do yếu tố di dân nên người Hoa khi di cư đến vùng đất mới thường đem theo cả những phong tục tập quán của mình, và “Tết Đông Chí” cũng được người Hoa mang đến vùng đất mới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một góc thành phố H.C.M ngày Tết

Khác với các tập tục nguyên gốc vốn có của ngày lễ, khi đến định cư tại các vùng đất mới, người Hoa thường có xu hướng kết hợp với các đặc điểm của vùng đất mới mà gia giảm các tập tục nguyên gốc của ngày lễ truyền thống để nó trở nên phù hợp hơn với cộng đồng xã hội mới mà mình đang sinh sống.
Chính vì vậy, ngày “tết Đông Chí” tại TP.H.C.M đã có nhiều biến đổi khác so với nguyên gốc của nó và chỉ còn thịnh hành là ngày cúng tế tổ tiên, ông bà. Món ăn chính thức trong ngày này vẫn là món “chè trôi nước” với ý nghĩa “đoàn viên, đoàn tụ”.
Thiết nghĩ, với cuộc sống không còn khó khăn như hiện nay, việc tổ chức ngày Tết Đông chí truyền thống của dân tộc mình ở mỗi gia đình không phải là việc làm quá khó mà vẫn giữ được nét văn hóa đẹp, rất đáng được trân trọng bảo tồn./.

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi danhkiem: 08/12/2018 - 17:19


Thanked by 1 Member:

#2 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1036 thanks

Gửi vào 08/12/2018 - 20:45

Tiết Đông Chí


Người đời có thường buồn bã, thương cảm khi Hàn Tín bị hại, Trương Lương ở ẩn, Tiêu Hà về hưu... Nhưng xét cho cùng vạn vật trong vũ trụ không có cái gì tồn tại thiên thu vạn đại. Như lá trên cành, lúc còn xanh non, trưởng thành chúng có sức quang hợp mạnh đến cuối thu lá vàng rụng về cội. Hiện tượng này mang tính chất quy luật tự nhiên khi những lá già sức quang hợp sản xuất kém đi, lại gặp điều kiện nhiệt độ ánh sáng thấp không thể quang hợp được nên nó chuyển hóa và rụng xuống giảm bớt sự thoát hơi nước. Không chỉ rụng xuống là hết mà nó còn có thể tạo ra nguồn chất đốt cho con người, hoặc tạo ra chất mùn làm tăng thêm sự phì nhiêu của đất. Thế hệ già lui bước, thế hệ trẻ kế thừa vốn hợp với đạo trời.
Mặt trời lên cao thì xế bóng, trăng tròn rồi khuyết, sen tàn cúc nở, vạn vật biến hóa thay đổi không ngừng, vì thế cũng đừng buồn. Thời điểm giữa mùa đông giá lạnh được xác lập bằng một tiết khí đó là tiết Đông chí. Vậy để tìm hiểu về tiết Đông Chí có ý nghĩa như thế nào và đặc điểm của tiết Đông Chí ra sao thì mời quý bạn cùng Tử Vi Khoa Học tìm hiểu ngay sau đây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

1. Tìm hiểu khái niệm tiết Đông Chí là gì?

Đông chí là thời điểm giữa mùa đông, đây là giai đoạn có thời tiết lạnh lẽo, bầu trời u ám, gió mùa rét buốt nhất trong năm. Bàn về các hiện tượng bên ngoài là như vậy còn xem xét một cách tinh vi, khoa học thì nó là trạng thái nghỉ ngơi, dung dưỡng khí lực của vạn vật và chuẩn bị cho thời kỳ sinh sôi, biến hóa, phát triển không ngừng ở những giai đoạn sau.
2. Tiết Đông Chí bắt đầu từ ngày nào?

Tiết Đông chí vào ngày nào thì các thầy chuyên môn tính được tiết khí Đông Chí bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22. 12 dương lịch kết thúc vào ngày 05. 01 dương lịch năm sau. Tại ngày đầu tiên của tiết Đông chí Mặt trời ở vị trí xích kinh 270 độ. Do hoạt động quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo năm của Trái đất nên có những giai đoạn nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều hơn đó là thời điểm mùa hạ, có những thời điểm nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nhiều hơn nên khi nửa cầu Nam nhận được nhiều lượng nhiệt độ bức xạ và ánh sáng từ Mặt trời thì nửa cầu Bắc chuyển sang tháng thái lạnh giá, thiếu ánh sáng, u ám, rét buốt, mây mù, sương tuyết... Tiết Đông chí chính là thời điểm mà vào 12h trưa của ngày đầu tiên trong tiết khí này Mặt trời hợp với đường tiếp tuyến của chí tuyến Nam (23 độ 27 phút Nam) một góc bằng 90 độ, như vậy trong tiết này nửa cầu Nam hoàn toàn ngả về phía Mặt trời, còn nửa cầu Bắc có những đặc điểm về thời tiết như trên.

Tiết Đông Chí bắt đầu từ ngày 21/12/2018 => 5/1/2019.
2018
Ngày giờ các Tiết khí
22/12 05:23 - Đông chí
2019
05/01 22:39 - Tiểu hàn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



3. Ý nghĩa của tiết Đông Chí trong tử vi phong thủy

- Tiết Đông chí là thời điểm giữa tháng 11 âm lịch ứng với quẻ Phục trong kinh Dịch miêu tả tình dạng dương khí xuất hiện và lớn mạnh. Phục nghĩa là quay trở về với ý nghĩa sự hồi sinh, phát triển, vận động, tăng trưởng mạnh mẽ bắt đầu trở lại
- Tiết Đông Chí này giữa tháng 11 âm là tháng Tý nơi hành Thủy cực vượng. Nước là nơi sinh sôi của muôn loài, cũng là nơi tạo ra vật chất, tài sản, của cải, bạc tiền. Những người sinh trong tiết Đông Chí này thường có trí tuệ thông thái, mẫn tiệp, kiến văn bác nhã, uyên thâm kim cổ. Một số khác tu dưỡng kém thì gian xảo nhiều mưu kế, ủy mị yếu đuối, nhu nhược, ham mê tửu sắc.
- Những người có mệnh lý cát lợi khi gặp hành Thủy thì đây chính là một cơ hội để phát triển tiền bạc và sự nghiệp. Những người mệnh lý kỵ hành Thủy khi gặp thời điểm tiết khí này cần chú ý giữ gìn sức khỏe, tiền bạc và sự nghiệp ít nhiều bị cản trở, kém may mắn hơn
- Trong thời điểm này, dù có một vài ngày nhiệt độ, độ ẩm tăng lên những người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hô hấp, khớp kinh niên sẽ có nhiều cải thiện về sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ kéo dài trong vài ba hôm nên không được chủ quan mà cần đề phòng, giữ gìn cẩn thận hơn trước, tránh để bệnh tật tái phát nghiêm trọng, khó chữa, đau đớn
- Ngày xưa, thời kỳ phong kiến, trong tiết Đông chí, ứng với quẻ Phục, dương khí quay trở lại, sự sống, hồi sinh, tăng trưởng, phát triển cường thịnh đang manh nha, bắt đầu thì Hoàng đế ra lệnh đóng cửa quan ải, hạn chế việc đi lại, phóng thích tù nhân, ban bố ân đức, đại xá thiên hạ để nuôi dưỡng khí dương.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


4. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết Đông Chí trong năm

- Trong thời điểm tiết Đông chí hoạt động của các loài thực vật, động vật và cả con người đều ở trạng thái co cụm, hạn chế, thu hẹp hết mức. Nhiều loài hoạt động ở dạng tiềm ẩn đợi chờ những cơ hội về sau. Thế nhưng trong tiết Đông chí có một đặc điểm rất nối bật đó là
  • Thứ nhất: Gió Mậu dịch hay còn gọi là gió Tín phong thuộc khối không khí đại dương, hoạt động từ hai chí tuyến thổi về vùng Xích đạo hoạt động trở lại. Những luồng gió này có hướng Đông nam thổi về Tây bắc tại khu vực Bắc bán cầu. Sự hoạt động của gió này mang theo hơi ấm, còn gọi là noãn khí, ôn khí giúp cho nửa cầu bắc có thời tiết dễ chịu trong vài ngày
  • Thứ hai: Với bản chất của tiết Đông Chí chính là nguồn khối khí đại dương nên chúng mang theo một lượng hơi nước, tuy không gây ra tình trạng mưa lớn, kéo dài nhưng độ ẩm không khí được cải thiện rõ rệt, khác xa những luồng gió mùa Đông bắc thổi về từ cao áp Xibia.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nguyên nhân tại sao lại có sự thay đổi đặc biệt này?
- Trong Địa lý tự nhiên hiện tượng này được gọi là hiện tượng hoàn lưu khí quyển. Do sự chênh lệch áp suất không khí ở các vùng khác nhau nên tạo nên những khối không khí di động theo nơi áp suất cao về nơi áp suất thấp. Ở nam bán cầu, cụ thể là vùng chí tuyến Nam do ảnh hưởng của bức xạ Mặt trời nên khối không khí nóng lên đạt ngưỡng cao điểm từ đó áp suất không khí tại khu vực này cao, tạo thành các khối không khí thổi mạnh, vượt qua các vùng lãnh thổ, tạm thời đẩy lui khối khí lục địa trong thời gian vài ba ngày
- Theo các ngày đẩu số, âm dương ngũ hành thì nguyên nhân sinh ra hiện tượng của tiết Đông Chí chính là trong thời tiết trọng đông khí âm khí cực thịnh tất sẽ suy yếu theo quy luật và khí Thiếu dương tương sinh, khí Thiếu dương chính là hơi ấm, độ ẩm, gió ấm nên vì vậy các đợt gió Đông nam hoạt động trở lại báo hiệu dương khí đã xuất hiện và ngày càng có xu thế lớn mạnh.
- Chính nhờ điều này trong trận Xích Bích, Gia Cát Lượng với tài quan sát thiên văn, tính toán dịch lý, âm dương, ngũ hành đã đoán chính xác thời điểm xảy ra gió Đông nam theo hiện tượng hoàn lưu khí quyển tham mưu cho Chu Du dùng mẹo hỏa công đốt chiến thuyền liên hoàn của Tào Tháo. Thực ra, Tào Tháo cũng là một người có tri thức uyên bác, nhưng ông cho rằng hiện tượng này không kéo dài, và Chu Du không kịp thời nắm bắt được yếu tố này mà ra tay nên ông đã chủ quan, lơ là việc đề phòng, kết quả thất bại rất nặng nề thiệt hại 83 vạn quân, cùng với vật lực, của cải công sức tiêu tan hết, giấc mộng thống nhất Trung Nguyên cũng từ đó sụp đổ. Trong Tam quốc diễn nghĩa người ta thêm thắt, tạo nên sự hư cấu, lỳ kỳ về chuyện Gia Cát Lượng tế đàn thất tinh cầu phong, đảo vũ nhưng thực tế đó là kế thoát thân của ông khi biết Chu Du rất ghen ghét đố kỵ tài năng của mình
- Ngày nay, nhiều người có ý định tiến hành những công việc lớn như động thổ, xây dựng, cưới hỏi mà họ gặp bất lợi về năm tuổi, phương vị động thổ xây dựng thì cả năm họ kiêng tất cả những hoạt động trên, sau tiết Đông chí, khí dương tương sinh có tính chất dưỡng mệnh cùng với trường khí của năm cũ mờ nhạt, yếu ớt, thay vào đó là nguồn sinh khí mới mẻ, đầy triển vọng nên họ tiến hành những việc đại sự vào thời điểm sau tiết khí này. Có người thận trọng thì chọn ngày tốt, giờ tốt, có người thì bỏ qua. Vậy qua bài viết này chắc hẳn quý bạn đã hiểu rõ tiết Đông Chí là gì và ý nghĩa của tiết Đông Chí ra sao. Hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin bổ ích dành cho quý bạn.

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#3 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1036 thanks

Gửi vào 08/12/2018 - 21:20

Đông Chí - Dưới cách nhìn khác của Đạo Phật.

Một năm có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Có 8 tiết chính: Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí. Năm nay, Đông Chí sắp đến, chúng ta dừng lại đôi chút để xem xét, chiêm nghiệm ý nghĩa của ngày Đông Chí dưới quan điểm của Đạo Phật nhé!

1.Vận khí của Đông Chí ra sao ?
Đông Chí là giữa mùa Đông, là lúc mà Âm Khí thuần toàn ngập tràn vũ trụ, đánh dấu chu kỳ một năm chấm dứt để lập lại mùa Xuân cho năm mới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quẻ Phục

Tuy nói là mới giữa mùa Đông, nhưng sức sống của mùa Xuân năm mới đã bắt đầu manh nha ngay từ Đông Chí đây rồi. Dịch Lý tượng trưng sức sống của Đông Chí đó là quẻ PHỤC. Quẻ PHỤC trên có 5 hào ÂM, cuối cùng ở dưới có một hào DƯƠNG.
-- Năm hào ÂM tượng trưng cho thuần Âm,nghĩa là Dương Khí của năm cũ đã hết. Sinh khí của vạn vật đã tàng ẩn, không còn một sức sống gì hiển lộ ra bên ngoài. Năm hào ÂM cũng tượng trưng cho sự tàn lụng, vận hạn, hư vong, chết chóc.
-- Một hào DƯƠNG ở cuối dưới tượng trưng cho một sức sống mới vừa được manh nha khởi lập và vươn lên ngay từ lúc nầy để lập lại một mùa Xuân mới cho vạn vật.
Do đó mà Đạo Phật mới nói rằng Mùa Xuân năm mới đã bắt đầu ngay từ Đông Chí chớ không phải đợi đến lúc giữa đêm Giao thừa mới khởi lập mùa Xuân.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


2. Vận khí đó ảnh hưởng đến vạn vật ra sao ?
Đông chí ứng về quẻ Phục. Đó là lúc mà sinh khí vũ trụ hồi phục. Trước ngày Đông Chí một chút là lúc mà vạn vật xem như đang chết cóng, tàn rụi vì mưa bão, gió giông, băng tuyết, thì đến ngày Đông Chí ở dưới lòng đất dương khí bắt đầu phục sinh để chuẩn bị cho trần gian một mùa xuân ấm áp mới, để đem lại cho muôn loài một sức sống mới.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vận khí đó ảnh hưởng đến muôn vật, mà chúng ta dễ dàng nhận thấy qua các đối tượng như sau :
-- PHỤC đến với Thảo mộc : Đó là lúc mầm non vừa nhú ra ở nách lá, nách cành trong khi thân cây trơ trụi dường như chết. Bên ngoài tuy thấy dường như chết, nhưng mầm sống ẩn tàng bên trong đang nhú lên để ra lá non tua tủa mịn màng.
-- PHỤC đến với nhà Trồng tỉa: Đó là đầu mùa của các nhà trồng tỉa. Đây là lúc mà người ta lo ương hột, chiết cành, đào lỗ, xuống cây để đón mầm sống mới của Dương Khí đang nhô lên trong lòng đất.
-- PHỤC đến với con người: Mấy tháng qua, con người đã từng chịa đựng với mùa Hè oi bức, rồi mùa Thu ảm đạm, u trệ, ẩm ướt, lầy lội, mưa bão, gió giông, mùa Đông u ám, lạnh lẽo, cô quạnh, tàn lụi nay qua Đông Chí lại bắt đầu đón lấy bầu trời trong sáng, khô ráo, nghe như có cái gì hanh thông, nhẹ nhàng, sảng khoái, vui vẻ ở trong lòng. Mọi sinh hoạt ngoài trời đang bắt đầu nhộn nhịp như : đi đường xa, xây cất, du lịch, hội hè,….
-- PHỤC đến với Đạo gia: Đông Chí là mùa phục phát sanh cơ, là chỗ Âm Dương giao thới, là chỗ Kiền Khôn giao hội, là chỗ Long thăng Hổ giáng, là chỗ gặp gỡ của Anh Nhi Xá Nữ. Các Đạo gia nhắm ngay cơ hội đó mà hạ thủ công phu đúng lúc hầu tiếp thu sinh lực của đại vũ tụ đó mà bồi dưỡng tiểu nhân thân.
Các Đạo gia cũng nói:
-- Nhất kiếp tu vạn kiếp hưởng, Nhất thời thu liễm vạn thời xuân. Nghĩa là : tu một kiếp mà hưởng cả muôn kiếp. Hạ thủ công phu đúng lúc chỉ một thời mà hưởng cả vạn thời xuân.
Vậy, trong việc tu hành thế nào là đúng lúc, đúng chỗ, đúng phương pháp.
-- Đông Chí tháng 11 thuộc tháng TÝ. TÝ là đầu của 12 con giáp. TÝ là đầu của 12 năm. Tý là đầu của 12 ngày. TÝ là giờ đầu của 12 giờ. Cho nên mới nói "Thiên hữu tứ thời xuân tại thủ, tu trì vạn pháp Tý qui tông".
Nghĩa là :
Trời có 4 mùa trong năm mà XUÂN là mùa đầu, mùa quí nhất. Vì Xuân thì sinh hóa. Còn việc tu trì tuy có pháp môn, nhưng chỉ có TÝ là quí nhất. Vì TÝ là lúc trở về GỐC.
Vậy, TÝ là PHỤC, là phục phát sanh cơ, là phục mạng qui căn, là phục hồi sinh lực. Phục cũng là qui nguyên phản bổn, hay là phản bổn hoàn nguyên - Phục là trở về gốc, trở về nguồn, mà nguồn gốc đó là Nguyên Khí của con người. TÝ thuộc hành THỦY, thiên nhứt sanh THỦY - Có THỦY rồi mới có vạn vật trong tiến trình tạo thiên lập địa.
Bởi Đông Chí là PHỤC, là TÝ nó quí như vậy đó. Cho nên Đức Tôn Sư mới chọn khí tiết này làm mùa tu hàm dưỡng cho các tịnh trường.
3. Vận khí đó ảnh hưởng đến con người ra sao ?
Quẻ Phục có 6 hào bàn về sự trở về cùng Đạo Lý theo nguyên tắc tu thân của người xưa như sau: " TU THÂN DĨ ĐẠO, TU ĐẠO DĨ NHÂN". Tu thân thì dùng Đạo, Sống Đạo thì dùng Nhân. Mà Nhân nơi đây tức là Nguyên Khí trong con người.
Quẻ PHỤC là hình tượng gợi cho ta tu hành, tu luyện thân tâm để phục hồi Nguyên Khí.
Mùa Đông, cây cối tuy thấy trơ trụi bên ngoài, coi dường như chết là tại vì nó đang thu hút nhựa sống đem vào tàng chứa bên trong để chờ cuối Đông sang Xuân mới phóng phát sinh lực đó cho xanh cành rậm lá.
Theo đó, nếu thảo mộc không hút nhựa trở lại thì không thế nào trở nên tươi tốt lại được.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Con người mà cứ làm việc mãi, bất chấp giờ giấc ngày đêm để nghỉ ngơi phục sức thì không thể nào làm việc lâu bền được.
Vì vậy, mỗi người phải biết trọng ở chỗ biết phục, mà cốt ở chỗ tịnh, tịnh rồi mới có thể cảm. Vì có uống rồi mới có mở, có thở ra rồi mới có thể hít vô và ngược lại.
Mùa Đông tàng nạp là mùa PHỤC của một năm.
Đêm trường tĩnh mịch lặng lẽ là lúc PHỤC của một ngày.
Lòng dục tĩnh lãng vắng lặng là lúc PHỤC của thân tâm con người.
Phục chính là bước đầu của con đường trở lại, là đem cái Chân Khí Tiên Thiên Nguyên Sơ đã bị tiêu tán cho nó trở về gốc, gọi là PHỤC.
Thần khí con người cũng vậy, nếu cứ dùng mãi, phóng tán tiêu hao mãi mà không có lúc lo phục trở lại thì sẽ cạn, cạn thì mau già, dễ bịnh hoạn, mau chết, gọi là già háp, chết non, chết yểu, hưởng dương đó vậy.
Tiểu chân thân của con người là bộ máy nhỏ trong guồng máy lớn của vũ trụ đất trời.
Trời đã tiêu hao sinh lực Dương Khí từ tháng Năm, Quẻ Cấu. Cho đến tháng 10 Quẻ Khôn, thì phải lo thu phục trở lại để làm lại mùa Xuân mới.
Bộ máy nhỏ của con người đã bị tiêu hao từ sau mùa tu Hạ Chí (Cấu) đến tiết cuối Thu Phân (Bát) thì phải lo phục hồi trở lại vào Đông Chí (Phục) để làm lại mùa xuân mới trong tâm hồn. Đây là phép phản bổn hoàn nguyên hay là phản lão hoàn đồng đó vậy.
Guồng máy lớn ngoài trời đã phục phát sanh cơ thì bộ máy nhỏ trong nhân thân cũng phải lo tu cho phục phát sanh cơ đó là thuận thiên, mà thuận thiên thì sống còn. Nếu không làm vậy là nghịch thiên, mà nghịch thiên thì chết mất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tóm lại, Đông Chí ứng quẻ Phục. Phục là trên đường hồi phục những gì đã phóng tán tiêu hao.
Phục là trở về đường ngay nẻo chánh.
Phục là trở về cùng Đạo Lý – không xa rời Đạo Lý.
Phục là trở lại Thiên Tâm, Phật Tánh của mình.
Phục là trở về nội thân, bồi dưỡng nội thân.
Phục là trở về Chân Tâm, tìm kiếm Chân Tâm, bồi dưỡng Chân Tâm, phát triển Chân Tâm.
Nếu càng ngóng, nghe, ngó, nghĩ ra ngoài càng nhiều thì càng hao tán ba báu. Càng thâu Thần vào trong thì Thần an, Tâm Định, Trí huệ. Thân thể nhờ đó mà mạnh lành, an vui, hạnh phúc.
Tiết Đông Chí được trải dài 15 ngày từ 22.11 đến mùng 5 tháng chạp. Chúng ta nên khép mình trong thanh tịnh để thu liễm suốt 15 ngày đó.
Vậy nên tém vén gia sự thế nào để cho có nhiều thì giờ tiếp thu Dương khí để hàm dưỡng thân tâm. Bởi vì một năm chỉ có một lần Đông Chí – một tiết rất thích hợp để tu nhất kiếp ngộ nhứt thời – mà nhất thời đó là PHỤC vậy.
Mùa Đông Chí năm nay mà làm được chừng ấy thì cũng cho là quí lắm vậy!
(P/S: Bài viết sưu tầm. Nội dung và từ ngữ mang quan điểm của Đạo Phật ).

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#4 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/12/2018 - 21:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

danhkiem, on 08/12/2018 - 17:18, said:

Tết Đông chí - một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.

4./ Phong tục đón Tết Đông Chí của bà con người Hoa tại Thành phố H.C.M.
Tại thành phố H.C.M, do yếu tố di dân nên người Hoa khi di cư đến vùng đất mới thường đem theo cả những phong tục tập quán của mình, và “Tết Đông Chí” cũng được người Hoa mang đến vùng đất mới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một góc thành phố H.C.M ngày Tết

Khác với các tập tục nguyên gốc vốn có của ngày lễ, khi đến định cư tại các vùng đất mới, người Hoa thường có xu hướng kết hợp với các đặc điểm của vùng đất mới mà gia giảm các tập tục nguyên gốc của ngày lễ truyền thống để nó trở nên phù hợp hơn với cộng đồng xã hội mới mà mình đang sinh sống.
Chính vì vậy, ngày “tết Đông Chí” tại TP.H.C.M đã có nhiều biến đổi khác so với nguyên gốc của nó và chỉ còn thịnh hành là ngày cúng tế tổ tiên, ông bà. Món ăn chính thức trong ngày này vẫn là món “chè trôi nước” với ý nghĩa “đoàn viên, đoàn tụ”.
Thiết nghĩ, với cuộc sống không còn khó khăn như hiện nay, việc tổ chức ngày Tết Đông chí truyền thống của dân tộc mình ở mỗi gia đình không phải là việc làm quá khó mà vẫn giữ được nét văn hóa đẹp, rất đáng được trân trọng bảo tồn./.

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dạ, cái hình này giống Tết Trung Thu hơn, chắc hình dc chụp ở khu bán lồng đèn trong Quận 5, Chợ Lớn?

Thanked by 1 Member:

#5 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1036 thanks

Gửi vào 08/12/2018 - 21:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Mỗi mùa ở Nhật Bản đều có rất nhiều sự kiện khác nhau. Lần này LocoBee sẽ giới thiệu về “Tết Đông chí” cho các bạn nhé!
Đông chí là ngày có ban ngày ngắn nhất và ban đêm dài nhất trong năm. Ngày này từ lâu đã được coi là ngày mà mặt trời được tái sinh. Người ta nói rằng thời gian nắng sẽ kéo dài từ ngày hôm sau, và sức mạnh của mặt trời sẽ hồi sinh lại, và rằng vận khí sẽ tăng lên ở ranh giới đông chí.
Ở Nhật hàng năm khoảng trước sau ngày 22 tháng 12 sẽ là Đông chí.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


■ Bạn sẽ làm gì vào Đông chí?
Trước hết, để chuẩn bị cho việc thu hút vận may người ta sẽ vào trong bồn tắm có yuzu để thanh tẩy cơ thể. Mùi thơm mạnh mẽ của yuzu sẽ xua tan cái xấu, làm tăng hiệu quả của việc thanh tẩy. Ngoài việc xua tan cái xấu, yuzu còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu,
  • Phòng ngừa cảm lạnh
  • Cải thiện tính hàn
  • Cải thiện chứng đau đầu
  • Cải thiện đau lưng
Ngoài ra mùi hương yuzu còn đem lại hiệu quả thư giãn. Nước có yuzu có tác dụng tránh cảm giác lạnh sau khi tắm, là điều hoàn hảo trong thời tiết lạnh mùa đông.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


■ Cách làm nước yuzu
  • Để nguyên quả yuzu cho vào bồn tắm
  • Cắt nửa quả cho vào bồn tắm
(Khi cắt ra sẽ mùi thơm dễ chịu nhưng lúc dọn bồn tắm thì hơi mệt)
  • Cắt yuzu rồi cho vào túi lưới hoặc gạc rồi tắm
(Phương pháp này cũng giúp tận hưởng hương thơm nhất và làm sạch dễ dàng)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


■ Hãy ăn bí ngô vào Đông chí!
Vào mùa đông, ăn “bí ngô” được cho là đem lại vận may. Tại sao người ta nói rằng bí ngô đem lại vận may?
Bởi vì khi ăn thức ăn có chữ “n” vào đông chí sẽ giống như gọi điều “may mắn” đến. Bí ngô viết bằng chữ Hán là “Nankin”. Do đó khi ăn bí ngô (Nankin) dường như là sắp có điều lành sẽ đến.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bí ngô không chỉ đem lại điềm lành mà còn có thời gian bảo quản khá lâu. Trên thực tế thời gian thu hoạch bí ngô là vào mùa hè. Sau khi thu hoạch bảo quản nơi thoáng mát khoảng 2-3 tháng rồi mới ăn sẽ giúp làm tăng giá tị dinh dưỡng cũng như hương vị thơm ngon.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Về mặt dinh dưỡng, bí ngô được biết đến là loại thức ăn giàu carotene và vitamin, làm tăng khả năng miễn dịch, hiệu quả trong việc phòng chống cảm lạnh. Nếu bạn nghe ai đó nói rằng “Không cảm thấy lạnh nếu ăn bí ngô ở vào Đông chí” thì bạn đã hiểu nguyên nhân tại sao rồi đấy.
Hãy giữ sức khoẻ trong Đông chí bằng việc ăn bí ngô để đem lại may mắn, tắm nước yuzu để sưởi ấm cơ thể.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |