Jump to content

Advertisements




Psychology & marketing study.

Vietnga Kleine

3 replies to this topic

#1 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 25/11/2018 - 11:54

blink - malcom gladwell

cuốn sách này mình coi lâu lắm rồi, không thể nhớ nổi chi tiết nữa, chỉ nhớ là MG làm vài study và đi đến kết luận là bạn nên tin vào giác quan của mình khi tiếp xúc lần đầu với ai đó. Nếu feel tốt tức là tốt, nếu feel không click được với nhau thì đừng cố, nếu feel xấu thì tốt nhất là nên né cho xa.

MG tin rằng bộ não con người đã âm thầm thu thập những tín hiệu, điệu bộ, cử chỉ qua nhiều năm, rồi tập hợp thông tin lại, lưu trữ ở vùng unconscious. Và khi bạn gặp ai đó, chỉ trong vài blink là tức khắc bộ não truy suất thông tin từ cái vùng unconscious rồi truyền thông tin và cảm giác đi, vì thế con người đôi lúc lầm tưởng là giác quan thứ 6.

Những người càng lớn tuổi, càng từng trải thì cảm giác của họ về người đối diện càng chính xác - trừ khi ngừoi đối diện là bậc thầy về diễn xuất và biết cách hack body language.

Lôi cuốn này ra review là vì hôm nay tự nhiên nhớ lại feeling của mình khi gặp gỡ vài người trong thời gian qua....và quyết định là I trust my gut feeling, mà không cần lý do gì hết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Martin Lindstrom nhận thấy mọi người càng ngày “có vẻ” càng nghiện iphone – cũng giống như nghiện thuốc lá, nghiện rượu vậy đó – đó là một cơ chế sinh học của cơ thế… nếu ai đó ra khỏi nhà mà để quên iphone thì thôi rồi, cảm giác bứt rứt, như bị thiếu chân, thiếu tay, bị bỏ rơi với thế giới bên ngoài.

Và thế là vào năm 2011, Martin tiến hành một cuộc thử nghiệm fMRI để hiểu rằng thực sự iphone có gây nghiện như thuốc lá hoặc rượu hay không.

16 người gồm 8 nam và 8 nữ, tuổi từ 18-25 đã được thử nghiệm riêng biệt để đo độ xúc cảm của mỗi người khi họ tiếp xúc và sử dụng iphone.

Và cuộc thử nghiệm đã tìm ra là khi tiếp xúc và sử dụng iphone, brain cortex của 16 người này đều phát ra tin hiệu “compassion” – tín hiệu rung động của con tim, của cơ thể khi tiếp xúc với người yêu và người thân của gia đình.

Iphone không phải là chất gây nghiện, mà là người tình ... đó là lý do tại sao mấy bạn celeb dù rằng đang làm product placement cho SS nhưng vẫn lén lút dùng iphone trong buối tối oscar ngày hôm nay để tweet

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

(ooopppssss sorry SS)

(trích từ brandwashed - Martin Lindstrom )

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Nếu bạn bị té xe và cần sự giúp đỡ - bạn nghĩ là ở chỗ nào bạn sẽ có sự trợ giúp của người đi đường: chốn phố phường đông đúc hay ở vùng ngoại ô thưa thớt?
Thử nghiệm & nghiên cứu cho biết rằng bạn có cơ hội nhận sự giúp đỡ cao hơn khi té xe ở vùng ngoại ô.

Vài ngày trước, có một bạn hotboy bị giựt giỏ và té xe, không một ai đi đường dừng lại giúp bạn ý. Xa hơn, là trường hợp một em bé 3 tuổi bị xe cán, nhiều người đi qua nhưng không một ai dừng lại để giúp bé... Những trường hợp này, lỗi một phần là do não bộ con người xử lý thông tin chưa chính xác, lỗi này gọi là the bystander effect

Vào năm 1970, 2 nhà tâm lý học Bibb Latane và John Darley đã làm một thử nghiệm

Đầu tiên ông để 1 người ngồi ở trong phòng, trả lời vài câu hỏi trên giấy…một lát sau, căn phòng bắt đầu có khói. Người đó mất khoảng 5 giây để đứng lên, tìm nguyên nhân, rồi mở cửa phòng thông báo cho staff biết về chuyện này

Sau đó, ông cho 2 người vào phòng, cũng trả lời câu hỏi, rồi khói cũng bắt đầu lan vào phòng. 2 người này mất 20 giây để phát hiện ra phòng có khói, rồi họ nhìn nhau và không làm gì cả, cho tới khi khói ngập ngụa phòng và đúng 6 phút sau mới có người đứng lên đi tìm nhân viên để thông báo.

Và chuyện tương tự cũng xảy ra, khi ông cho một nhóm người vào phòng để làm thử nghiệm.

Để confirm một lần nữa, ông làm một thử nghiệm khác: ông để 1 người vào phòng trả lời trên giấy vài câu hỏi vu vơ, rồi phòng kế bên tự nhiên có tiếng la thất thanh cầu cứu của một phụ nữ. 70% những người ở một mình trong phòng sẽ nhào ra và kiểm tra coi chuyện gì đang xảy ra

Nhưng khi có một nhóm người trong phòng, thì tỉ lệ phóng ra để giúp đỡ rớt xuống còn 40%

Sau thử nghiêm, ông hỏi những người tham gia, và đều có chung một câu trả lời: họ cảm thấy sợ hãi vô cùng, nhưng nhìn chung quanh thấy ai cũng bình tĩnh, nên bản thân họ tưởng rằng “đó chỉ là cảm giác lo lắng của riêng mình thôi, nên họ nén xuống và played cool.”

Và tất cả mọi người trong phòng đều có một suy nghĩ chung như vậy, tất cả đều play cool và không muốn overreact.



Lại một shortcut dẫn đến faul assumption của não bộ. Khi làm xong nghiên cứu này, các giáo sư luôn nhắc nhở những bạn đã đọc & hiểu về bystander effect rằng khi thấy problem xuất hiện, dù dấu hiệu to hay nhỏ, bạn hãy tỉnh táo đừng để rơi vào bẫy bystander… break the effect, hãy là người đầu tiên phản ứng (lao vào giúp đỡ, gọi điện thoại cho cảnh sát…) để cứu giúp nạn nhân.

(tro wo, não ơi là não)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Trong cuốn tipping point, có đề cập đến 1 nghiên cứu rất nổi tiếng của trường stanford khi nói đến môi truờng chung quanh ảnh hưởng ra sao đến tính cách con người. Câu hỏi đăt ra là tạo sao nhà tù lại là một nơi kinh khủng như vậy? tại tù nhân hay tại môi trường ở đó?

và nhà tâm lý học Zimbardo đã tiến hành thử nghiệm: ông đăng báo tuyển vài trăm tình nguyện viên với hồ sơ tội phạm sạch như một tờ giấy trắng, 2/3 đóng vai tội phạm – nghĩa là họ kg còn được giữ tên tuổi mà thay vào đó là số tù. 1/3 đóng vai cai tù. Tất cả được nhốt vào một khu nhà được sơn quét và setup y như nhà tù thiệt. Đêm đầu tiên, các cai tù gọi các tù nhân dậy lúc nửa đêm, bắt úp mặt vào tường, rồi bắt hít đất, và làm những việc trấn áp tinh thần khác thường có ở trại giam.

nghiên cứu được dự tính kéo dài 14 ngày nhưng đã phải ngưng sau 6 ngày vì cai tù (vốn là những người ngoan hiền ngòai xã hội) càng ngày càng trở nên hung bạo và tàn ác. Còn tù nhân (vốn cũng là những người hiền ngoan ngòai xã hội) thì bỗng trở nên bạo động, thích óanh nhau và quá stress đến độ có vài người có ý định tự tử

từ nghiên cứu trên cho thấy môi trường chung quanh ảnh hưởng đến tính cách và hành vi của con người.

nếu nghiên cứu sâu hơn một chút, thì đây là lỗi về não bộ của con người “prediction & pattern detection machine”. khi bạn bị lạc vào môi trường mới, não bộ có khuynh hướng tìm kiếm những pattern quen thuộc, ráng tìm những điểm tương đồng rồi link chúng lại với nhau để điều chỉnh mind của con người theo đó, rồi dẫn đến hành vi phù hợp

nếu bạn thường xuyên đọc báo, xem phim đẫm máu và bạo động, ngụp lặn trong môi trường đầy negative energy thì các nhà tâm lý học sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó tự nhiên bạn trở nên hung tợn... não bộ đã âm thầm thu thập pattern, rồi sau đó âm thầm tung chiêu.

again, you’re not what you think you’re

(from The tipping point & what makes your brain happy books)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Bạn chuẩn bị ra một cuốn sách, và định tặng khoảng 150 cuốn cho bạn thân, bạn sơ, bạn trên fb… mỗi cuốn sách bạn muốn có một lời đề tặng thật hay, thật personal, thật cảm xúc như thể bạn biết và hiểu người được tặng rất nhiều và rất sâu. Phải làm sao đây?


Đừng lo, đã có giáo sư Bertram Forer giúp bạn. Bạn chỉ cần trích một câu, một đoạn trong cái paragraph này, rồi chỉnh sửa lại một tí thì sẽ ổn, người nhận sẽ sửng sốt, mắt trợn tròn ngạc nhiên vì không hiểu tại sao bạn lại hiểu họ quá sâu như vậy:

“bạn có nhiều bạn bè thương và mến bạn, nhưng lâu lâu bạn lại hay khiển trách bản thân mình. Bạn có một vài điểm yếu về tính cách, nhưng nói chung bạn vẫn được yêu mến. Bạn rất có nhiều tiềm năng mà chưa được khám phá hết. Nhìn bên ngoài, bạn là một người có tính kỷ luật và kiểm soát được bản thân mình, nhưng bên trong đôi lúc bạn cảm thấy hoang mang, đôi lúc bạn còn cảm thấy nghi ngờ chính bản thân mình rằng mình đã quyết định đúng hoặc làm công việc đó đúng hay chưa.

Đôi lúc bạn thích thay đổi vì cảm thấy mình bị gò bó trong khuôn khổ quá. Bạn tự hào về bản thân vì mình là một người độc lập trong suy nghĩ, không dễ dàng chấp nhận ý kiến của người khác nếu không có bằng chứng đi kèm. Nhưng bạn thấy rằng sẽ thật không sáng suốt nếu để mọi người biết quá nhiều về bản thân mình. Đôi lúc bạn rất hướng ngoại, cởi mở với mọi người xung quanh, cũng có lúc bạn lại hướng nội, thích một mình để suy nghĩ & tư duy. Một vài khát vọng của bạn hơi bị lãng mạng, bay bổng và thiếu thực tế”

Vào năm 1948, giáo sư Forer làm một thử nghiệm: ông đưa các sinh viên bài personality test và nói rằng, mỗi sinh viên sẽ nộp bài trắc nghiệm riêng cho ông và sẽ có kết quả riêng biệt. Sau khi tất cả có kết quả riêng biệt rồi, ông nói sinh viên đọc kết quả personality test và cho điểm về tính chính xác.

Kết quả là 85% sinh viên đánh giá là chính xác cao, cứ như thể là kết quả đó được viết cho riêng họ

Sự thật là tất cả sinh viên đều có chung 1 result – là đoạn trích ở trên.

Não bộ con người có khuynh hướng là “want to see what they want to see”, nên với những thông tin kiểu “vague statement” (tạm dịch là “muốn hiểu sao cũng được”) ngay tức khắc não sẽ dịch nó qua hướng phù hợp với “what they want to see”, với cá tính chủ nhân. Vì blind spot này của não bộ, mà vague statement được viết rất khéo, để có thể hợp với phần lớn mọi người. Blind spot này gọi là Forer effect.

Khi đã hiểu Forer effect rồi, các nhà coi bói, những chuyên viên nhân sự chỉ cần cóp nhặt và học thuộc các trích đoạn “vague statement” giống như của giáo sư Forer hoặc lấy từ các trang quản trị nhân sự để rồi khi cần là quote ngay ra một câu, họ sẽ có lòng tin của đối phương ngay tức khắc.

Học trò ngoan ngoãn của Forer effect còn có thể là sếp của bạn đấy, hay những nhà PR, các nhà ngoại giao. Khi bạn hỏi một câu hỏi, thỉnh thoảng sẽ nhận được “vague answer” màu xám – không ra trắng, không ra đen, không hẳn yes, mà cũng chẳng phải no…bạn hiểu sao cũng được và cứ làm theo cái mình hiểu. Nếu bạn đủ gan, giả điên để tiếp tục hỏi, để thực sự có một câu trả lời không phải Forer effect…hãy coi chừng !!! think twice nhé

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dù sao thì mình vẫn thích đi coi bói, và lâu lâu vẫn thích được nghe mấy câu “vague statement, vague answer” kiểu này…được nịnh ai chả thích nhỉ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Có một chàng cowboy rảnh nhảm, nên ngày nào cũng vác súng ra chuồng ngựa nã vào đó đùng đoàng, sau một thời gian, bức tường gỗ của chuồng ngựa chi chít vết đạn, và có một vài chỗ vết đạn nhiều, một vài chỗ thưa thớt. Chàng cowboy bèn cheating, vác sơn ra và vẽ lên chỗ nhiều vết đạn hình cái bia tập bắn với chấm đen bull’s eye ở trên đó. Và dĩ nhiên, dưới con mắt của người kg biết chuyện cheating này thì chàng cowboy này đúng là thiện xạ, dù rằng trong thực tế chàng bắn dở tệ
...
Abraham Lincoln & Jehn Kennedy đều là tổng thống Mỹ, cách nhau 100 năm

Cả 2 đều bị bắn vào ngày thứ 6, khi đang ngồi cạnh vợ mình. Lincoln thì đang ở trong Ford theater, còn Kennedy thi ngồi trong chiếc xe tên là lincoln của hãng Ford

Cả 2 đều là người kế thừa chức tổng thống từ tiền nhiệm có tên là Johnson, 1 ông sinh năm 1808, 1 ông sinh năm 1908.

Thấy quá nhiều điểm trùng hợp đến ly kỳ của cái chết của 2 vị tống thống Mỹ

Đào sâu xuống một tí nữa thì thấy rằng:
Kennedy theo đạo catholic, Lincoln theo đạo Christian
Kennedy bị bắn bởi súng rifle, Lincoln bởi khẩu pistol
Kennydy bị bắn ở texas, Lincoln ở washington

Những cái này chỉ là một vài những chi tiết nhỏ trong cả ngàn chi tiết khác biệt về 2 vị tổng thống mà người viết đã cố tình quên đi, người viết chuyện đã cố tình vẽ cái bia tập bắn với chấm đen bull’s eye lên những chi tiết trùng hợp để tạo ra một câu chuyện huyền bí theo ý của họ

Reality show là học trò ngoan ngoãn của psychology này: để có 1 tập phim truyền hình thực tế dài 45 phút phát sóng, nhà sản xuất & đạo diễn đã phải xử lý mấy chục giờ footage được quay thô – đây là những vết đạn gắn đầy trên bức tường – Và công việc của đạo diễn là nhặt ra, rồi vẽ bull’s eye lên những chi tiết phù hợp với tính cách nhân vật đã được dựng lên, và buộc người xem sẽ phải thấy điều này, rồi vứt bỏ hàng ngàn chi tiết khác không hợp với tính cách nhân vật đi. Bởi vậy, có những bạn tham gia truyền hực thực tế về coi lại clip, không nhận ra đó chính là mình ở trên tv

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



The texas sharpshooter là một blind spot của não bộ con người về việc gom nhặt các chi tiết trong một đám cluster hỗn loạn các chi tiết, rồi dựa vào đó tạo ra một câu chuyện để phục vụ cho cảm xúc của mình (vd như là sợ ma nè), để đổ thừa cho trời đất, để cảm thấy mình có nhân duyên với nhau

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
...
nói gì thì nói, mình thích cái blind spot này, sống fantacy tí cho đời nó tươi nhỉ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Đã có rất nhiều lời khuyên là khi cơn giận nổi lên thì bạn phải xả ra ngoài như ôm gối gào thét, đấm bao cát, vẽ mặt boss lên bia rồi dùng phi tiêu phóng ... Nếu kg xả thì để lâu e sẽ lên nhọt.

nhưng sự thật là não bộ con người không hoạt động giống bao tử: bị ngộ độc mà cho ra hết thì sẽ khoẻ, bị stress mà xả ra hết thì sẽ hết stress ...không !!! bộ não không giống thế, mà nó phức tạp hơn nhiều.

năm 1990, giáo sư Bushman làm nhiều cuộc thử nghiệm về vấn đề này, và một trong những thử nghiệm nổi tiếng của ông là lấy 180 sinh viên viết bài essay, rồi sau đó tất cả bài esay đều bị phê "bài essay dở nhất mà tôi từng đọc". Sau đó sv được chia làm 2 nhóm và được brief rằng "bạn sẽ có cơ hội trả thù người xỉ nhục bài esay của bạn"

Nhóm 1 được cho vào phòng rồi tha hồ đấm túi bụi vào bao cát để xả lũ cơn tức

Nhóm 2 không làm gì cả, ngồi yên trong phòng và đợi trong 2 phút

Sau đó cả 2 nhóm phải chơi một game với đối thủ (tức là người đã chê bai bài essay của họ). Họ phải bấm vào một cái nút, ai nhanh hơn thì thắng, và người thắng có cơ hội hành hạ đôi tai của đối thủ bằng cách chỉnh âm thanh của một tiếng còi từ level 0 đến 10 (10 tương đương với 105 decibels thuộc nhóm đỏ cực ồn - tương đương với tiếng ồn của nhóm nhạc rock gào thét trong đường hầm tàu điện ngầm)

Kết quả là nhóm đấm bao cát quá trời hung dữ, họ đã set volume ở 8.7
Còn nhóm kia thì zen hơn, nhu mỳ hơn, set volume ở 2.47

Sự thật là con người trở nên hung tợn hơn sau khi tham gia vào một game xả stress dạng bạo lực.

Giáo sư Bushman đã chứng minh rằng xả stress dạng bạo lực sẽ làm não bộ từ từ được lập trình shortcut, riết rồi thành thói quen như nghiện drug...nó không giúp gì được cho bản thân mình mà lại làm con người trở nên hung bạo hơn.

Vì thế, giáo sư khuyên là khi nổi điên...điều hay nhất là tìm gì đó để distract cơn giận, tạm quên nó đi. Ngủ một giấc, sáng hôm hãy deal với nó.

Tất cả vì một thế giới hoà bình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






vào năm 2008, Lawrence Williams thực hiện một cuộc thử nghiệm là cho một nhóm những người không quen biết gặp một người hoàn toàn xa lạ với họ. Một nhóm ông cho họ uống cafe nóng, nhóm còn lại ông cho họ uống cafe đá. Sau đó 2 nhóm này được yêu cầu đánh giá về tính cách của người lạ đó

nhóm uống cafe nóng đánh giá người họ mới gặp lần đầu là dễ thương, rộng lượng và chu đáo.

nhóm uống cafe đá, đánh giá là khó chịu, lạnh lùng khó nói chuyện và không có thân thiện

Sự thật là bộ não con người đã âm thầm lặng lẽ chuyển tải những cảm giác sensation như nóng, lạnh, cứng, mềm... mà da cảm nhận được thành những tín hiệu dẫn dắt trái tim

một vài nghiên cứu khác đã chứng minh rằng khi khách hàng mua xe hơi mà ngồi trên những chiếc ghế văn phòng cứng ngắc thì họ sẽ trả giá rất kịch liệt, hơn hẳn những người được ngồi trên chiếc couch êm ái.

... và nếu bạn đã mân mê sản phẩm nào đó để cảm nhận texture, rồi bắt đầu ngẩn ngơ về thiết kế và suy nghĩ nhiều về nó, thì chắc chắn một điều là người làm ra sp đó đang muốn hack cái lỗi này trong brain của bạn. với mình thì steve jobs rất siêu khi chuyển tải thông điêp: "apple is cool" qua sensation. vì thú thật là mình rất nghiện cảm giác vuốt tay lên cái vỏ nhôm láng mượt & mát lạnh của macbook

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

túm lại, các nhà khoa học khuyên rằng muốn tán tỉnh ai đó thì bạn đừng dại dắt đối phương đến bắc cực nhé, mà hãy đến toscana trong một ngày nắng vàng mật ong tràn ngập phố phường

và hãy nhớ rằng ly cafe trong tay bạn có thể giúp thay đổi nhịp đập của trái tim bạn khi nhìn thấy nụ cười của đối phương đấy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#2 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 25/11/2018 - 12:14

Bộ não con người có những điểm mù, để rồi từ những điểm mù này, não đã có những con đường shortcut trong tư duy (mà con người kg nhận biết được) và đưa ra những fault assumption.

Một trong những blind spot của não được gọi là Avaiability heuristic - có thể tạm dịch là phỏng đoán nhanh dựa trên những thông tin vừa có.

Vào năm 1999, một cuộc thảm sát đẫm máu ở trường columbine làm 15 học sinh bị chết, 21 bị thương. Sau cuộc thảm sát này, mọi người hoang mang vì tình trạng xả súng vào trường học xảy ra thường xuyên. Nhưng sự thật là sau Columbine, tình trạng bạo lực học đường đã giảm 30% so với trước Columbine - đơn giản vì trước Columbine, media ít đưa tin hơn về tình trạng này.

Và thống kê tại Mỹ ước tính rằng, một đứa trẻ bình thường khi đi học có xác suất bị sét oánh cao hơn 3 lần so với trường hợp bị bạn học chung trường xả súng.

Phụ nữ cứ như ngồi trên đống lửa vì sợ bị ung thư vú, năm nào cũng đi khám vú...nhưng sự thật là phụ nữ chết vì tim mạch cao hơn vì ung thư vú rất nhiều (439,000 vs 40,000). Tội là tại media & marketing tối ngày rên rỉ ung thư vú mà quên đi tim mạch

Mh370 mất tích làm bao nhiêu người thon thót (trong đó có tui), nhưng đây chính là cái bẫy availability heuristic vì media đưa tin đặc nghẹt làm ai cũng tưởng đi bằng máy bay là nguy hiểm etc... Nhưng sự thật ngược lại, thông tin thưa thớt mà media kg đưa chính là số người chết vì tai nạn xe hơi cao gấp 100 lần so với máy bay (vào năm 2006)

Não bộ con người có khuynh hướng là khi thấy thông tin càng nhiều, càng dày đặc, thì nó xử lý càng nhanh, và xử lý càng nhanh, nó càng khiến con người tin vào thông tin đó, và quên đi những thông tin ngược chiều thưa thớt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






hồi mới tập toẹ đi học, được thầy dạy maketing là bán những sản phẩm mà thị trường cần.

rồi ọt ẹt đi làm, vỡ ra rằng marketing là tìm hiểu consumer insight, tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng đang thiếu cái gì thì mình tung ra sản phẩm đắp vào chỗ thiếu thốn đó

rồi lớn tí nữa, tự vỡ ra rằng người tiêu dùng thật ra không biết là họ muốn cái gì hết á - nhất là với những new category... vd như iphone không phải là sản phẩm của consumer insight, wii cũng thế.

theo mình, marketing chính là một trò chơi về tâm lý giữa marketers và người tiêu dùng.

vd như marketing hay dùng fear factor để hù consumers, thông điệp điển hình là “bạn có biết phụ nữ trên 40 tuổi khả năng bị ung thư vú cao, hãy đi khám tại xyz ngay....”, sự thật là phụ nữ bị chết vì bệnh tim mạch cao hơn ung thư vú rất nhiều (439,000 vs 40,000) chiêu này trong psychology gọi là Avaiability heuristic - đó là lỗi của bộ não con người - và marketer đã khéo léo vận dụng để tạo ra công thức fear factor: problem - product - solution cho những sản phẩm mới.

và sự thật phũ phàng là bộ não của chúng ta bị rất nhiều lỗi như vậy.

cuốn sách “you’re not so smart” của tác giả David McRaney nói về 48 lỗi điển hình mà bộ não con người thường xuyên mắc phải. Nội dung cuốn sách không liên quan gì đến marketing, quảng cáo hay PR gì hết...nhưng nếu bạn nào làm marketing và muốn hiểu sâu hơn nữa về hành vi của người tiêu dùng thì có lẽ nên tham khảo một chút

còn với người ngoại đạo marketing, có lẽ cũng nên đọc để hiểu hơn tâm lý bạn bè chung quanh mình... ví dụ như tại sao đứa bạn mình có cả đống friends trên fb, cả ngàn followers mà mình không có ai hết...tại sao bạn mình lại tự nhiên lạnh lùng với mình qúa vậy, tại sao không thể xoá được ấn tượng đầu tiên về người đó ...

cảnh báo: sách được viết phần lớn dựa theo các research & study nên hơi khó đọc, không phù hợp với những bạn thích Marc Levy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







normalcy bias

vào năm 1977, vì thời tiết quá xấu và sương mù dày đặc, chuyến bay của hãng hàng không KLM khi chuẩn bị cất cánh đã đâm sầm vào một máy bay khác và phát nổ. Sự va chạm đã khiến cho một phần thân máy bay bị xé tan, lửa bùng lên và có nguy cơ lan vào bình chứa xăng. Theo các nhân viên cứu hộ kể lại thì phần lớn hành khách còn sống sót khi máy bay va chạm, và họ có khoảng 1 phút để tháo seatbelt, lao ra cửa thoát hiểm và chạy ra ngoài trước khi ngọn lửa lan đến bình xăng.

nhưng sự thật lúc đó là khoảng 75% hành khách đã không hề có một phản ứng nào, họ ngồi yên chết lặng, paralyze ... chỉ có khoảng 15% hành khách không ở trong trạng thái frozen...những người này đã nhanh chóng tháo seatbealt, kéo, xô đẩy người thân để họ thoát ra khỏi trạng thái paralyze rồi chạy ra cửa thoát hiểm. và sau đó 1 phút, máy bay phát nổ, chỉ 17 hành khách thoát chết trong tổng số 248.

Các nhà khoa học cho rằng, 15% người đã mau chóng thoát khỏi trạng thái paralyse này là những người vì công việc đòi hỏi họ phải thường xuyên cân nhắc rủi ro, phải thực tập tình huống thoát hiểm thường xuyên...cũng có thể là trước đó họ đã phải đối đầu với những tình huống như kẹt trong đám cháy, hoặc lốc xoáy... vì đã been there, done that nên 15% người này đã trải qua trạng thái delibration, trong khi 75% còn lại chỉ mới bắt đầu the learning curve.

trạng thái cơ thể bị frozen, paralyse khi gặp những sự cố khủng khiếp như rớt máy bay là một blind spot nữa của bộ não con người. và tin buồn là chúng ta không thể làm gì để có thể thay đổi được nó - trừ khi bạn đủ dũng cảm để lao mình vào đám cháy hay xông thẳng vào trung tâm cơn lốc khi nó tràn qua để cho bộ não học hỏi kinh nghiệm này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



(you are not so smart - David McRaney)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






theo một số liệu thống kê thì rủi ro bị một con cá mập tấn công khi đang tắm biển thấp hơn rất nhiều với rủi ro đang đi dọc bờ biển bị một quả dừa rớt trúng đầu

theo IMDB thì hollywood làm 48 phim về cá mập tấn công, và hình như chưa có phim nào về vụ dừa khô rớt trúng đầu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



theo gawker.com thì dân american thích cảm giác căng thẳng, sợ hãi...họ sợ mọi thứ: từ luật sư, tới kẻ giết người, sợ cả canada, sợ phải ra ngoài nước Mỹ, cảm giác sợ hãi tạo ra adrenaline riết rồi thành chất nghiện cho cơ thể.
-----------------
a short note lấy từ cuốn "brandwashed" để giải đáp cho những câu hỏi "tại sao có nhiều phim cá mập tấn công thế, mà con đi biển tìm hoài hổng thấy cá mập đâu"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







Nghiên cứu bởi Princeton university...

túm lại là ai mà có khuôn mặt khó đăm đăm giống ông thủ môn Oliver Kahn của Đức hay bầu Kiên thì không thể nào tin đươc. Ai mà có khuôn mặt phúc hậu giống ông Phật Di Lạc với cặp chân mày của ông Địa thì cứ việc nhắm mắt đưa tay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn









1920 - nhà tâm lý học Laura đã tiến hành một cuộc nghiên cứu rất dài về bộ nhớ siêu đẳng của nhà báo Shereshevsky. Bà bắt đầu bằng cách đọc một hơi tổ hợp 30 combination bao gồm con số, chữ cái và words, và Shereshevsky đã lập lại đầy chính xác ngay sau đó một cách tỉnh bơ. Laura tăng tổ hợp đó lên 70, và bạn nhà báo lập lại hoàn toàn chính xác...thậm chí còn đọc ngược lại từ dưới lên.

Laura tiếp tục những cuộc thử nghiệm về bộ nhớ của Shereshevsky trong 30 năm sau đó, ví dụ như 15 năm sau lần gặp đầu tiên, Laura yêu cầu anh lặp lại chuỗi 30 ký tự mà bà đã đố, Shereshevsky nhắm mắt lại, định thần một lúc và lập lại hoàn toàn chính xác.

Shereshevsky có bộ nhớ siêu đẳng vào lúc bấy giờ, anh có thể nhớ tất cả các chi tiết của những người quanh anh, những con số, chuỗi ký tự ... và điều tệ hại nhất là Shereshevsky không thể quên. trong đầu anh lúc nào cũng tràn ngập hình ảnh, tin tức ...nó làm anh mệt mỏi và căng thẳng.

Các nhà tâm lý học đã kết luận rằng với bộ nhớ lúc nào cũng đầy ắp details như thế, anh nhà báo đã không còn khả năng nhìn nhận và suy luận một cách độc lập, anh mất đi cái nhìn bao quát, abstract của một vấn đề. Khi được nghe một cuốn tiểu thuyết, anh có thể nhớ hết toàn bộ từng câu chữ trong đó, nhưng anh lại không có khả năng tóm tắt lại câu chuyện. khi được yêu cầu tìm hiểu, tổng hợp và phân tích một sự kiện thì Shereshevsky hoàn toàn bó tay.

chuyện gì sẽ xảy ra nếu một thế giới chỉ toàn người có bộ nhớ siêu phàm như Shereshevsky? cuộc đời sẽ bớt đau tim vì không còn những con người lãng đãng quên quên, nhớ nhớ ve vãn cuộc đời, sẽ không còn sự sáng tạo, sẽ không có hội hoạ và văn thơ...cuộc đời sẽ chỉ có những con số, logic, toán học; cuộc đời lúc đó sẽ rất khô khan và buồn chán

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



(Gut feelings - the intelligence of the unconscious. Gerd Gigerenzer)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







trực giác của chúng ta có thể sai...

sự thật là năng lượng của bộ não con người rất hạn chế và rất mau can kiệt nếu chúng ta sử dụng nó quá nhanh. Giáo sư Baumeister đã tiến hành một thử nghiệm để chứng minh điều này: một nhóm người được cho xem một đoạn phim câm về một cô gái đang được phỏng vấn, nhiệm vụ của nhóm là tập trung quan sát hành vi, ngôn ngữ cơ thể của cô gái đó để sau đó phân tích tâm lý. Tuy nhiên trong lúc clip được chiếu thì có những hàng chữ chạy ngang dọc màn hình để tạo sự phân tán với mục đích khiến nhóm thử nghiệm phải tập trung cao độ hơn.

Khi clip được chiếu xong, một nửa nhóm được uống nước chanh dùng đường glucose, và nửa nhóm còn lại uống nước chanh dùng đường ăn kiêng. Sau đó tất cả thực hiện thêm một thử nghiệm có liên quan đến intuitive response (phản xạ trực giác). Và kết quả là nhóm uống nước chanh dùng đường glucose cho kết quả chính xách hơn nhóm dùng đường ăn kiêng

từ thử nghiệm này tác giả đưa ra kết luận là lỗi trực giác (intuitive errors) xảy ra khi não bộ con người đang ở trạng thái cạn kiệt năng lượng - và tỷ lệ lỗi trực giác này xảy ra rất cao ở nhóm người được gọi là ego-depleted.

vậy dấu hiệu của ego-depleted people là gì? họ là người:
- khi xem phim drama thì sống cùng nhân vật trong phim, khổ đau, khóc lóc, vui sướng cùng...túm lại là cảm nhân vật và nhập vai cùng nhân vật rất tốt trong bộ phim mình đang coi
- luôn bị buộc phải chọn lựa trong những xung đột đầy giằng xé
- luôn cố tạo ấn tượng với những người chung quanh
- luôn phải phản ứng đầy nhân văn, tình người với những partners tệ bạc, xấu xa
- ....

túm lại là có lẽ đã rất nhiều lần trong đời, bạn được khuyên hay đã từng đọc từ các leaders nổi tiếng là “follow your intuition” - hãy lắng nghe trực giác của bạn. Điều này không sai, nhưng nếu bạn lắng nghe intuition của mình khi vừa cãi nhau với partner, hay vừa coi xong bộ phim drama nào đó và khóc nức nở, hay vừa làm xong một bài toán dài thượt dăng đầy trang A4, hay vừa họp xong một buổi họp căng thẳng hại não thì chớ có dại mà lắng nghe intuition nhé...tỷ lệ sai sẽ rất cao.

để lắng nghe intuition của mình tốt nhất khi não ở trạng thái kiệt quệ là nên uống một ly nước đầy đường glucose để nạp năng lượng cho não...rồi sau đó tĩnh tâm lại..voila... điều kỳ diệu có thể xảy ra

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






nhà tâm lý học John Bargh đã cùng các sinh viên tuổi từ 18-22 đại học New York tiến hành một cuộc thử nghiệm kinh điển. Một nửa sinh viên thử nghiệm được yêu cầu tạo ra một câu 4 chữ từ một set 5 từ “finds, it, yellow, instantly, he” và nhóm còn lại là những từ “Florida, bald, forgetful, gray, wrinkle”. Sau khi thực hiện xong, 2 nhóm sinh viên được dẫn đến một hành lang dài để đi đến khu vực khác...và Bargh đã phát hiện ra rằng, nhóm sinh viên đã phải thực hiện task với nhóm từ “gray, wrinkle, bald...” đã đi bộ dọc hành lang có tốc độ chậm hơn rất nhiều so với nhóm còn lại.

thử nghiệm Florida này đã cài 2 cái bẫy mồi Prime trong đó, bẫy đầu tiên là một bộ những từ liên quan đến “old - già cỗi”. Và khi played với những từ này, phần unconscious của bộ não con người đã âm thầm truy cập những kinh nghiệm mà đã được biết từ trước có liên quan đến từ “old”, rồi nó âm thầm ra lệnh cho phần ý thức, ý thức điều khiển hành vi của nhóm sinh viên...và kết quả là họ bước đi rất chậm so với nhóm không bị cài bẫy. Họ làm mà hoàn toàn không ý thức được vì sao...

các nhà tâm lý học trên thế giới đã tiến hành rất nhiều thử nghiệm khác liên quan đến lỗi Prime này, trong đó có một thử nghiệm nổi tiếng kinh hoàng là câu chuyện nhà tù & cai ngục đã được mô tả rất chi tiết trong cuống tipping point.

tất cả các thử nghiệm đều đi kết luận rằng lỗi Prime ảnh hưởng rất lớn đến sự phán đoán và chọn lựa của con người vì con người đã bị điều khiển một cách vô thức.

Nếu bạn sống trong một môi trường mà quanh bạn là những hình ảnh, biểu tượng liên quan đến tiền (màn hình máy tính là hình một núi vàng, bước vào văn phòng là hình tiền usd in trên poster dán đầy tường, máy đếm tiền...) thì những hành vi của bạn trong môi trường này sẽ bị ảnh hưởng như lạnh lùng hơn, khoảng cách hơn, ít giúp đỡ người khác hơn.

Công ty có thể tạo ra văn hoá gọi dạ bảo vâng bằng cách để hình leader to sụ ở khắp mọi nơi để nhân viên có cảm giác đi tới đâu là bị theo dõi tới đó (học hỏi từ các bạn bắc triều tiên)

cách đây vài năm tôi có viết note về lỗi prime và kết luận là “môi trường (đã bị hacked từ lỗi prime) ảnh hưởng đến tính cách con người”. đúng là chúng ta hàng ngày bị điều khiển một cách vô thức qua lỗi này rất nhiều (retail marketing, thông tin trên báo, product placements...), thậm chí người yêu nếu biết lỗi này cũng có thể điều khiển trái tim của chúng ta theo ý họ muốn ví dụ như setup ambiance đầy quyến rũ theo phong cách 50 shades of grey

và bây giờ khi đã hiểu lỗi này là do con ngựa thành troy unconscious brain chơi xấu mình, thì có lẽ lâu lâu khi cần thiết mọi người cần phải tỉnh táo hơn để có thể tránh không bị rơi vào những cái bẫy ngọt ngào & đầy quyến rũ lúc nào cũng giăng ngang dọc khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta.

marketing có phải con đẻ của psychology và một phần nào đó rất tạo nghiệp khi cứ miệt mài hacked vào lỗi của bộ não con người?

(thinking fast & slow)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







sau rất nhiều nghiên cứu, các nhà tâm lý học đã tạm kết luận là bộ não con người rất lười hoạt động và lười tập trung cao độ. khi nào có cơ hội là nó để cho phần robot vô thức của não điều khiển hoàn toàn (từ việc lái xe trên đoạn đường quen thuộc đến việc quyết định mua một món hàng)

Nhà tâm lý học Robert Zajonc đã tiến hành một cuộc thử nghiêm khá nổi tiếng về việc ảnh hưởng của sự lập đi lập lại của một hình ảnh hay một câu chữ nào đó lên bộ não con người.

Trong vài tháng liền, ông chạy liên tục quảng cáo trên trang nhất của tờ báo của DH Michigan với những từ lạ hoắc như kadirga, saricik, biwonjino...và những từ này được lập đi lập lại không theo thứ tự. một vài từ được lập lại 10 - 20 lần, một vài từ được lập lại chỉ 1 hoặc 2 lần. Sau hàng loạt các quảng cáo huyền bí đó, sinh viên được đặt câu hỏi là những từ như vầy tạo cảm giác gì trong bạn? tốt? xấu hay là gì? và đúng như dự đoán, những từ xuất hiện nhiều đã tạo ra cảm giác tốt và tin tưởng trong sinh viên.

và điều tệ hại nhất của não bộ con người là mắc phải lỗi này ngay cả khi nó không nhận thức về việc đó, ví dụ trong cuốn buyology, martin lindstrom đã nhắc đến việc thử nghiệm bằng cách chèn các hình ảnh quảng cáo vào một clip phim, và thời gian hình ảnh quảng cáo hiện lên trong clip rất nhanh, nhanh đến độ phần ý thức của não bộ con người không kịp nhận ra thương hiệu đó, nhưng phần vô thức con ngựa thành troy thì đã lanh chanh nhận ra và nạp ngay vào. Để rồi sau đó, khi ra đường nhóm thử nghiệm tình cờ thấy hình ảnh sản phẩm đó, thương hiệu đó, rồi thấy quen quen, rồi quen quen thành ra tin tưởng. (và rồi có lẽ sẽ mua ngay sp đó mang về mà không hiểu vì sao)

“familiarity is not easily distinguished from truth” - đó là kết luận mà các nhà tâm lý học và marketers biết rất rõ và hiểu rất sâu. Và từ đó thế hệ slogan (tag line) ra đời. Và để nuông chiều phần ý thức của bộ não rất chi làm biếng, không muốn tập trung. Đồng thời để tôn vinh phần vô thức lanh chanh, loi nhoi thì hàng loạt các kỹ xảo đã được thêm vào để em ngựa nhoi này hoạt động tốt hơn nữa ví dụ như font chữ gọn gàng, dễ đọc, màu sắc tương phản, giấy mỹ thuật, ánh sáng & âm nhạc mê hoặc lòng người, câu cú có vần có điệu...

và rồi các câu slogan được lập đi lập lại liên tục trên tvc, báo đài... từ từ, chầm chậm theo thời gian trở thành quen thuộc, rồi từ quen thành sự thật cắm sâu vào nhận thức của con người, mà mọi người đâu biết rằng sự thật đằng sau những câu slogan này có lẽ không thật chút nào

“familiarity is not easily distinguished from truth” - một lần nữa phần não vô thức lại lanh chanh hại đời của chúng ta

(buylogy & thinking fast & slow books)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







ai cũng lo sợ một cái gì đó: sợ mất job, sợ kg có tiền trả ngân hàng, sợ chia tay, sợ ly dị, sợ con hư, sơ cô đơn, sợ không có bạn, sợ bị ung thư, sợ bị rơi máy bay, sợ khủng bố, sợ đêm tối, sợ virus ecoli, sợ virus máy tính, sợ động đất ... và các thể loại nỗi sợ như vậy được bác Freud group lại và chia thành 5 nấc thang gọi là fear-achy.

1. Sợ sự tuyệt chủng: nỗi sợ về sự huỷ diệt và thể xác và tinh thần, đe doạ sự tồn tại. Sợ chết nằm trong nhóm này
2. Nỗi sợ tổn thương, tàn tật. ( Mutilation): nỗi sợ bị xâm hại bất cứ 1 phần của cơ thể, sợ mất đi 1 bộ phận nào đó của cơ thể hoặc mất đi 1 chức năng của bộ phận bất kỳ. Nỗi sợ động vật này chuột, nhện, rắn phát sinh từ nỗi sợ này.
3. Sợ sự mất quyền tự trị, mất khả năng tự chủ, nỗi sợ bị liệt, bị nhốt, giam, bị kiểm soát bởi những tình thế không kiểm soát được. Nỗi sợ ở trong không gian nhỏ (claustrophobia) nằm trong nhóm này. Nỗi sợ này cũng liên quan đến những mối quan hệ tương tác trong xã hội
4. Nỗi sợ cô lập, tách biệt, sợ mất đi sự kính trọng hay cần thiết ở phía những ngừoi xung quanh. Nỗi sợ bị cô lập và sợ bị tẩy chay
5. Sợ mất đi bản ngã, sợ bị làm nhục.

Fear is a tricky emotion. Nỗi sợ hãi tạo ra những negative effects và cũng tạo ra possitive effects. Khi người Ngu sợ, sẽ dễ bị thao túng. Khi người Khôn sợ, sẽ tính toán hiệu quả hơn. Nghiên cứu cho thấy nếu không có khái niệm Fear, sẽ không có Bravery

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







“the combination of the experience & its accompanying emotion creates an imprint” - ví dụ bà mẹ nào thấy trẻ em láng xáng gần chảo nóng cũng sẽ cảnh báo bé coi chùng bị phỏng, nhưng lời cảnh báo đó không có nghĩa lý gì cho tới khi bé lỡ dại thò tay vào chảo nóng, rồi hét toáng lên vì bị phỏng - lúc đó imprint đã được tạo ra trong bé và nằm vĩnh viễn ở vùng unconscious của não. Và từ đó cho tới hết cuộc đời, cứ thấy chảo nóng thì cảm giác bị phỏng sẽ kéo về.

Và bộ não con người chứa đựng hàng triệu imprints như vậy, có cái rất dễ dàng hiện về, có cái bị lãng quên mãi mãi ... và việc bị lãng quên hay đánh thức những imprint này, nó nằm ngoài ý muốn của con người.

ipod hay iphone được steve jobs tạo ra mà không qua bất cứ một nghiên cứu thị trường hay tìm hiểu users insight, vì đơn giản là steve jobs không tin vào users, ông chỉ tin vào chính bản thân, vào trực giác của ông mà thôi. Và điều này đã được khẳng định là đúng khi các nhà khoa học thử nghiệm và xác nhận là khi được đặt câu hỏi trực tiếp, vd như “bạn thấy sản phẩm này ra sao, bạn thích cái gì của nó nhất” thì phần lớn người tiêu dùng đã dùng phần vỏ não - phần điều khiển trí thông minh để trả lời, chứ không phải phần liên quan đến cảm xúc emotions hay imprints. nên đã có những câu trả lời đầy lý trí và logic, không chạm đến trái tim & cảm xúc của họ... và sau này khi sp ra đời đáp ứng đúng những gì họ mong muốn, thì chính những người này lại dửng dưng, hờ hững (BMW & segway đã hiểu rất rõ bài học này)

Lỗi kg phải tại ntd nói dối, lỗi ở chính chúng ta không chạm vào được phần unconscious...nơi nắm giữ những cảm xúc sâu đậm nhất. Tuy nhiến, nếu con người ở trạng thái thư giãn nhất, thiền hay vừa thức giấc sau một giấc mơ ... đó là lúc họ chạm vào được vùng unconscious - kho tàng chứa những ký ức và cảm xúc thật nhất. Vùng này khó để chạm vào, và rất nhanh bị não bộ xoá ngay sau đó. Vì thế các nhà tâm lý học khuyên là bạn hay ghi vào sổ những giấc mơ mà bạn nhớ được ngay sau khi tỉnh giấc - vì lúc này chúng ta vẫn còn đang ở trong vùng unconsicious - và chỉ vài phút sau đó thôi chúng ta sẽ quên sạch giấc mơ đó vì con robot conscious đã quay lại và kiểm soát cuộc sống đầy lý trí của con người, và xoá sạch sự lãng đãng mơ màng rất thật đó.

có lẽ vì thế mà marketing research ngày nay không còn là những buổi group discussion hay panel interview nữa, nó đã được đưa lên level của tâm lý học: dùng các kỹ năng để người tham gia có thể đánh thức vùng unconscious của họ, tìm ra được cảm xúc thật nhất, dấu ấn sâu nhất khi lần đầu họ biết đến sản phẩm đó.

(the culture code, thinking fast & slow)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#3 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 25/11/2018 - 12:34

có rất nhiều psychologist nổi tiếng như cụ Sigmund Freud (người đặt nền tảng cho môn tâm lý học ngày nay) đã dành cả cuộc đời mày mò nghiên cứu để trả lời câu hỏi “why do you feel the way you do?” vì Freud tin rằng phần lớn con người chúng ta không hiểu nổi vì sao mình lại làm như vậy, vì sao mình lại cảm thấy như vậy.

Freud có một thử nghiêm rất nổi tiếng: ông thôi miên một cô gái, và khi đã vào được vùng vô thức (unconscious) của cô gái đó thì ông ra lệnh là “khi tỉnh dậy, cô sẽ không nhớ những gì đã xảy ra trong lúc bị thôi miên. Tuy nhiên, khi nghe tiếng đồng hồ reng, cô sẽ đi đến cuối phòng, lấy cây dù ở đó và mở dù lên”. Cuộc thôi miên chấm dứt và cô gái từ từ tỉnh giấc và hoạt động trở lại bình thường cho tới khi đồng hồ trong phòng đổ chuông thì cô gái đi đến cuối phòng, nhặt cây dù rồi mở nó lên. Và khi được hỏi vì sao cô lại mở dù ở trong phòng? cô gái trả lời “tôi nghĩ rằng tôi phải thử coi cây dù này có bị hư hỏng gì không, vì trời ngoài kia có lẽ sắp đổ mưa”

Từ thí nghiệm này, Freud đã cho chúng ta thấy phần lớn những hành động mỗi ngày của chúng ta được điều khiển bởi vùng vô thức (unconscious), nhưng chúng được vùng ý thúc (conscious) che đậy, lấp liếm bởi những lý do blah blah blah đầy lý trí.

Và Freud tin rằng để điều trị tâm lý (mental disorders) hiệu quả nhất thì ông phaỉ hiểu được vùng unconscious của bênh nhân đã lưu lại những nội dung gì... và rồi từ từ tháo gỡ những khúc mắc mà chính bản thân bệnh nhân không biết đó.

Theo Freud, có 3 cách để tìm hiểu vùng unconscious mind của mỗi con người:

cách 1: dùng những hình ảnh hiện ra trong đầu: thả lỏng cơ thể, thư giãn, ngưng mọi suy nghĩ, rơi vào trạng thái thiền..và đặt câu hỏi theo thứ tự: liquid, horse, soft, potato... rồi ghi nhận bất kỳ hình ảnh hoặc từ ngữ nào hiện ra đầu tiên theo thứ tự đó. Sau đó hãy kết nối những hình ảnh và từ ngữ này lại với nhau để có câu trả lời hoặc đầu mối cho một trạng thái mental disorder nào đó

cách 2: giải mãi giấc mơ. Theo Freud, vùng unconscious thường hay “camouflage” trá hình, trà trộn ý nghĩa thực sự của nó trong giấc mơ. để hiểu được đúng ý nghĩa, psychologist phải biết loại bỏ những chi tiết hoa lá cành rườm rà của bộ hoá trang đó

cách 3: slips of the tongue (lỡ lời): theo Freud “mistakes are never simply accidents but are always expressions of unconscious wishes or conflict” - lỗi lầm mà mỗi người tạo ra không phải ngẫu nhiên mà nó chính là biểu hiện của vùng unconscious bất an.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







anchoring effect là một điểm mù của não bộ, của system 1 khi phải làm việc với một con số. ví dụ một tổ chức thiện nguyện gây quỹ từ thiện, và thông điệp của họ là “xin bạn hãy vui lòng góp $5 ...” thì số tiền trung bình họ có được là $20

nhưng nếu thông điệp là “xin bạn hãy vui lòng đóng góp”, thì số tiền trung bình có được là $64

và nếu thông điệp là “xin bạn hãy vui lòng đóng góp $400” thì số tiền trung bình có được là $143

sự khác biệt giữa low anchor 5 và high anchor 400 là $123 ... hay nói một cách khác anchoring effect ở đây là trên 30%

Để chỉnh lỗi này rất khó, ngay đến cả những người kinh nghiệm nhất trong đàm phán về giá, về luật cũng không thoát được. một ví dụ điển hình khác là một nhóm các vị thẩm phán có hơn 15 năm kinh nghiệm tham gia thử nghiệm, họ đổ viên xí ngầu (được làm đặc biệt cho thử nghiệm này chỉ có số 3 và 9) trong lúc khi nghe một luận tội về việc một phụ nữ bị bắt vì tội ăn cắp đồ trong siêu thị. và kết quả là nếu xí ngầu là số 3, thì thẩm phán kết tội cô gái 5 tháng tù. nếu là số 9 là 8 tháng tù. anchoring effect: 50%

marketing là nghệ thuật chơi với psychology & điểm mù, vì thế markeitng không ngần ngại sử dụng ngay lỗi này của não bộ để làm promotion, làm giá sản phẩm tại quầy kệ siêu thị, hoặc lái kết quả của một chương trình nghiên cứu thị trường...

Siêu thị Sioux tại thành phố Iowa làm một chương trình promotion giảm giá 10% Campbell’s soup. Vài ngày trong tuần họ để thông điệp là “giới hạn mỗi người chỉ 12 lon”, những ngày còn lại họ để thông điệp “không giới hạn”. và kết quả là ngày nào giới hạn 12 lon thì trung bình mỗi người mua 7 lon, ngày nào không giới hạn thì trung bình là 14 lon.

..và lỗi này của não bộ được mọi ngừoi, mọi nhà sử dụng triệt để trong việc bán hàng...từ bán những căn hộ cao cấp, đến những bức tranh trong các cuộc đấu giá, đến những lon cà chua ở siêu thị.

“you are not so smart”, I’m sorry.

(thinking fast & slow)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tiền, môi trường làm việc, niềm đam mê công việc? Cái nào quan trọng nhất?

Theo mình thì 3 yếu tố này nó giống như một hình tam giác vậy, tùy thời điểm trong cuộc sống của mình mà sẽ quyết định yếu tố nào sẽ đặt lên hàng đầu, yếu tố nào là quan trọng nhất. Người nào cũng háo hức trước những biển kiến thức khổng lồ của nhân loại mà mình cần học hỏi. Vì thế, khi mình cảm thấy đang bị yếu kém, và cần nâng cao kiến thức hay cập nhật kiến thức thì lúc này yếu tố quan trọng nhất trong sự lựa chọn công việc chính là môi trường làm việc. Hãy tìm kiếm một môi trường làm việc năng động, có nhiều sếp giỏi để mình có thể học hỏi được càng nhiều càng tốt… Hãy tạm gác qua một bên những lăn tăn hay ghen tỵ về lương bổng, vì lúc này học hỏi và thu thập kinh nghiệm chính là mục tiêu của mình.

Rồi đến một lúc nào đó…khi đã có trong tay một số vốn kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Theo cá nhân mình yếu tố Passion – niềm đam mê trong công việc là quan trọng nhất. Có passion là có tất cả, có tình yêu là có tất cả…Passion và tình yêu trong công việc sẽ giúp mình vượt qua mọi phong ba, bão táp, mọi cản trở trong công việc một cách dễ dàng nhất. Passion là con đường dẫn đến thành công nhanh nhất, vì chỉ yêu với cả con tim, làm việc với cả con tim thì con người mới có những sức mạnh phi thường.

Thế còn tiền? nói theo lý thuyết nổi tiếng của bác Herzberg thì tiền là “hygiene factor”, tức là khi nhu cầu hygiene của con người đã được thoả mãn rồi thì mới tính đến chuyện môi trường làm việc và Passion. Nhưng ở đây, đó là câu chuyện tự nhiên mình được một cty nổi tiếng offer lương cao gấp 2 lần công ty mình đang làm…phải làm gì đây? dĩ nhiên là nhắm mắt đưa chân rồi vì con người ego cao... thấy tiền là ham. Và khi đã bước chân vào môi trường lương cao vời vợi rồi thì hãy tạm quên đi niềm đam mê trong công việc – vì nó là một thứ hàng xa xỉ, với một mức lương cao thì có lẽ bạn chỉ có đủ thời gian làm 10% công việc bạn yêu thích, 90% là những thứ của quỉ đáng ghét nhất trên đời. Và nếu bạn may mắn thì môi trường làm việc có thể là tốt, còn nếu không thì cũng phải ngậm đắng nuốt cay thôi, vì nó “included in the package”…không một công ty nào trả lương cao mà không mong đợi nhân viên đó mang lại 10 lần hoặc nhiều hơn giá trị tiền lương mà nhân viên đó được trả, như dân finance hay nói “no free lunch”… cái gì cũng có giá của nó. Vấn đề ở đây là mình phải biết điểm dừng và thoát ra khỏi nó trước khi mình đánh mất bản thân mình, đánh mất tình yêu của mình trong công việc. Tiền thì tốt đấy, nhưng nó không phải là mục đích cuối cùng trong cuộc sống. Cuộc sống còn nhiều điều giá trị hơn nhiều.

Còn nếu bạn có một công việc mà thỏa mãn cả 3 yếu tố trên thì đó chính là điều may mắn nhất bạn có trên cõi đời này. hãy trân quí nó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#4 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 25/11/2018 - 12:49

tại sao tôi lãng?

như trong ảnh minh hoạ thì thông tin được đưa vào long-term memory qua 2 giai đoạn: giai đoạn sensory rồi short-term memory. Và long-term memory giống như một bộ nhớ khổng lồ của 3950859 gb vại đó, những ngôn ngữ mình học, vị của mắm tôm, mùi nước hoa, trời xanh nắng vàng, cafe thơm...tất cả đều được chứa trong phần long-term memory này. Và vì sao nhiều người lại bị lãng đãng nhớ nhớ quên quên nhiều sự việc thì có vài lý do thôi:

lý do đầu tiên là khi đang ở giai đoạn sensory memory: ví dụ cả đám đang đi chơi ngoài trời, có một đàn chim bay qua rồi có một đứa bị chim ị ngay lên đầu. Sự kiện lúc này đang ở giai đoạn sensory memory...nếu người bạn đó là một đứa bạn thân yêu thì nó sẽ tạo nên attention rồi nạp vào short term rồi sau đó đưa vào long term memory

nhưng nếu đứa bạn đó chỉ là một người bạn hờ hững mình không mấy để ý đến, hoặc lúc đó tâm hồn đang lãng đãng, lơ lửng treo ngược cành cây vì trời xanh quá, nắng vàng quá và bài nhạc đang nghe hay quá thì sự kiện đó cũng không gây được attention của mình và nó sẽ kg nạp vào bộ nhớ short-term. Và vì thế sẽ sớm bị lãng quên.

Sự kiện đó cũng có thể tạo được ít nhiều attention để được đưa vào bộ nhớ, nhưng vì người bạn đó mình có thể không gặp sau nhiều năm, không được nhắc lại...và vì thế cũng sẽ bị lãng quên.

lý do thứ 2 là long-term memory có thể bị quá tải vì quá nhiều thông tin phải nhớ: ví dụ phải học tiếng thêm tiếng đức (ngoài tiếng anh và tiếng vn), phải nhớ quá nhiều hương vị rượu khác nhau từ trắng đến đỏ đến hồng đến canvados, armagnac. phải nhớ nhiểu hương vị món ăn khác nhau ... mà mấy thứ như vầy hao bộ nhớ ghê lắm

đọc xong note này rồi thì cấm mấy đứa bạn thân gọi mình là 3 lãng nữa nhe.

(psychology fifth edition - peter gray)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






có lẽ không ít hơn một lần trong đời bạn đặt câu hỏi “who am I” hoặc làm personality test ở trên fb, coi horoscope để hiểu rõ hơn về bản thân mình.

theo mình, thì có lẽ bạn không cần phải làm những chuyện như thế đâu, vì personality test là cách một công ty nào đó đã tạo ra cả trăm cái na ná như vậy, tung lên mạng rồi âm thầm thu thập big data. Hay horoscope chỉ là trò chơi tâm lý mà cách viết của một bậc thầy về psychology khiến cho chúng ta đọc vào thấy như thể viết cho chính mình vậy đó (mà thật ra là cụ ấy viết cho cả triệu người đọc)

cách bạn có thể làm để biết chính mình là ai là ngồi review lại những post mình đã viết trên facebook trong những post đó ai là nhân vật chính? những stt mình đã like, hay mình đã comment những gì trên đó. Những cuốn sách mình đang xem gần đây, tìm trên history của laptop những trang web mình đã lướt . Coi lại trong notebook những ghi chép vu vơ, hay những quick note về những nơi mà mình định đến

Rồi review những ngừoi bạn mới của bạn là ai? bạn hay chia sẻ với họ những gì và trong những cuộc nói chuyện như vậy ai là nhân vật chính?

sau đó loại trừ đi những yếu tố bị ảnh hưởng bởi quảng cáo như những bài hit được phát hàng ngày trên radio, những cuốn sách hay phim đang được PR rầm rộ… để rồi cuối cùng bạn sẽ phần nào có được chân dung về tính cách & tâm hồn của mình khá chính xác ở thời điểm này.

you’re what you attract to…
like attracts like

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







Goliath vừa là chiến binh, vừa là chàng khổng lồ, cao gấp 2 người thường. Trên người được trang bị đầy đủ đồ chơi chuyên nghiệp cho cuộc thách chiến tay đôi với đối thủ ở cự ly “xáp lá cà”. Người Goliath mặc áo giáp sắt che kín, đầu đội mũ sắt, tay thì đeo khiên to sụ, một tay cầm giáo…

Ngược lại, David là một chàng chăn cừu nhỏ thó, chiều cao chỉ bằng một nửa Goliath, ăn mặc phong phanh không một miếng giáp che thân, chưa ra trận oánh nhau lần nào mà chỉ oánh nhau với chó sói mà thôi.

Vậy mà David đã thắng Goliath trong chận triến tay đôi nhờ vào vũ khí tấn công du kích “bắn tỉa” – nếu nói theo ngôn ngữ ngày nay.

Sau khi đọc kỹ câu truyện cổ tích, Malcolm Gladwell đã phân tích vì sao Goliath thua cuộc

Advantage của Goliath là size “khổng lồ, khỏe mạnh, to, cao” – nhưng chính cái lợi thế này đã tạo ra những điểm bất lợi (disadvantage) để David nhằm vào đó mà oánh: bộ áo giáp nặng nề làm cho Goliath di chuyển chậm chạp, mắt kém vì bị đột biến gien (vì đột biến gien nên cơ thể mới phát triển to lớn như vậy). Là chiến binh nên coi trọng danh dự trong giao chiến

Còn David là một anh chàng láu cá, không tôn trọng luật thách đấu của đối phương khi Goliath thách đấu là xáp lá cà, dùng kiếm và khiên đánh nhau thì David chơi vũ khí tấn công từ xa.

Vì nghĩ rằng đối phương sẽ giáp chiến, Goliath chủ quan nên đã bị hạ gục bởi hòn đá bắn từ xa

Vì mắt kém, nên Goliath không đủ tinh để nhìn thấy vũ khí của đối phương

Vì nặng nề, Goliath không đủ nhanh nhẹn đế né hòn đá.

Đó là câu chuyện cổ tích trong kinh thánh, thống kê ngày nay cho biết rằng nếu bên yếu dùng chiến tranh du kích thì tỉ lệ thắng đối phương là 63.6%, còn nếu đối đầu trực diện thì rớt xuống còn 28.5%.

Biết mình yếu thì phải đánh lén, phải dùng chiến tranh du kích. Nhưng vẫn có rất nhiều cuộc chiến, bên yếu ra quân đối đầu trực diện với gã khổng lồ để rồi thua thảm hại – nếu chịu khó nhìn vào thị trường, lâu lâu bạn sẽ thấy vài anh chàng David xuất hiện, air TVC rần rần, làm trade marketing ào ào…đánh nhau trực diện với khổng lồ U và P&G. Để rồi sau đợt ra quân đó vài tháng là lặn mất tiêu luôn.

Vì sao?

Và Malcolm Gladwell trả lời: “underdog strategies are hard & tough”.

Một cuộc đánh nhau với máy bay, xe tăng, pháo kích kiểu Normandy chắc chắn là có khí thế và tinh thần cao hơn cuộc chiến tranh của du kích Củ Chi lâu lâu ngoi lên bắn tỉa vài chàng khổng lồ rồi lại chui xuống đất trốn.

Cuộc chiến “TVC của t*o đẹp, insightful hơn TVC của mày”, “campaign của t*o hoành tráng hơn của mày” …”Oh, hãy đợi đấy, t*o sẽ trả lời”…là cuộc chiến về honor & ego giữa các marketers

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Ít marketer nào muốn đóng vai David láu cá, hèn hèn, ít tiền nghèo ngân sách

------------------------
"David & Goliath underdogs misfits and the art of battling giants" - Malcolm Gladwell


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



-------------------

1. Năm 2007, khi apple chuẩn bị tung iphone đầu tiên, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng iphone sẽ thất bại thảm hại. Thậm chí bác al rise viết hẳn một bài phân tích đăng trên adage nói rằng điện thoại là điện thoại, máy ảnh là máy ảnh... không thể combine được và dẫn chứng hàng loạt ví dụ trong cuốn "22 immutable laws of marketing" để thuyết phục rằng những sp lai căng như vậy sẽ chết sớm, và bác tin rằng iphone cũng vậy. Vậy mà 6 năm sau, selfie lên ngôi.

2. Cơn sốt flappy bird đang vật mấy con nghiện với hình ảnh và giao diện đơn giản đến bất ngờ. Màn hình retina, game 3D chau chuốt đến từng cọng tóc đều trở thành thừa thãi trong mấy tuần qua.

nhìn lại 2 câu chuyện, thấy cái term "consumer insight" hình như không tồn tại trong thế giới @. Bạn không thể nào tiên đoán được users của thời đại digital thực sự muốn gì.

vẫn là câu chuyện consumer insight. BMW và segway đã làm biết bao nhiêu research, tiêu tốn cả núi tiền ... và họ tin là sp của họ sẽ trở thành hot, trendy... họ đã xây cả nhà máy lớn để lắp ráp những sản phẩm này. Họ có niềm tin lớn như thế vì users bảo rằng "tôi sẽ mua sản phẩm của bạn". Vậy mà chỉ một tg ngắn sau khi launch, 2 sp tưởng có thể thay đổi cả thế giới tránsportation đã bi xoá sổ.

Steve Jobs đã từng nói: đừng tin vào users vì họ không biết họ muốn gì đâu. Tin vào chính bản thân của mình.

Sếp cũ Loic của mình cũng đã từng dạy mình: beleive in what you beleive

Làm marketing trong thời đại @ thật là không dễ chút nào... và có lẽ đã đến lúc bác jack trout & al rise viết lại phiên bản mới cho cuốn sách "22 immutable laws of marketing" rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Food & beverage culture code

American culture code về food là “fuel” - cuối bữa ăn, American hay nói “I’m full”, vì trong văn hoá ẩm thực, food với american chính là năng lượng để đổ đầy bình xăng để chiếc xe có thể tiếp tục hoạt động. Chính về thế văn hoá fast food với khẩu phần ăn thuộc loại to khủng hoảng (với người vn) như double cheese burger, pizza với vỏ bánh được nhét đầy cheese và topping với quá trời các loại seafood & thịt khác nhau, hay một phần sườn nướng kiểu texas khoảng 1kg cho 1 người ở Mỹ ... hoặc văn hoá “all you can eat” buffet với hàng trăm món, với giá cả hợp lý luôn luôn thành công ở Mỹ.

Với người Pháp & Ý thì khác hẳn - cuối bữa ăn họ hay nói “that was delicious” - họ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phong cách “aristocrat”. Văn hoá này cho rằng “an aristocrat” sẽ không bao giờ đi ăn buffet với hàng trăm món, thay vào đó họ chỉ ăn vài món, chậm rãi khoan thai tận hưởng hương vị của từng món ăn, từng ly rượu... Có lẽ vì thế, khi đến 2 xứ này, bạn tìm mỏi mắt mới ra được vài chỗ buffet “all you can eat”. Tôi nhớ có một lần cùng một người bạn ăn trưa ở một nhà hàng nhỏ ở vùng saint-remy-de provence, 2 đứa lỡ dại xin bỏ bớt một món trong menu, bị bà chủ quán trừng mắt và mắng cho một trận vì dám phá vỡ bức tranh nghệ thuật về ẩm thực do bả tạo ra.

thế còn culture code trong văn hoá ẩm thực của người vietnam là gì nhỉ? theo tôi có lẽ là “fresh & healthy”... hãy nhìn những ngôi chợ nhỏ ở những khu dân cư, trong hẻm hóc, trên những chiếc xe đẩy hay gánh hàng di động. hãy nhìn những người mẹ, người chị...dù công việc bận ngập đầu, nhưng cuối ngày luôn về nhà cùng những bó rau, miếng thịt tươi vừa mua ở chợ. hãy nhìn những gánh hàng rong, những quán ăn bé tí ở phố cổ hànoi lúc nào cũng tràn ngập khách, hãy nhìn những đĩa thức ăn thuần vietnam luôn có rau tươi đi kèm ... key word của người vn về ẩm thực là “tươi ngon”, là “healthy”.

bởi vậy, tôi cũng ngạc nhiên lắm khi thấy những promotion mang đầy phong cách ẩm thực Mỹ như “tô phở to nhất”, “ăn được nhiều nhất”, hay “burger béo nhất” thành công ở vietnam...không lẽ văn hoá ẩm thực xứ mình đang chuyển hướng sao?

(summerized từ “the culture code”)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






hồi mới chập chững làm marketing, mình rất mê những cuốn sách dạy về tactical marketing strategy như marketing warfare, 20 laws of marketing. Những cuốn sách này giống như cẩm nang cho trẻ mới lớn, cứ nhắm mắt nhắm mũi học thuộc lòng và làm theo mà không hiểu cốt lõi, căn nguyên của vấn đề.

rồi lớn lên một chút thì hiểu rằng marketing không phải là bán những thứ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nữa mà marketing chính là psychology. Marketing là việc hiểu thấu đáo tâm lý con người, hiểu những lỗ đen trong bộ não của con người, để rồi marketers “hack” vào đó, kích vào gót chân achilles đó để người tiêu dùng cảm thấy chộn rộn. Lúc này mình nghĩ “phải chi biết trước điều này mình đã đi học tâm lý rồi. Master về psychology rồi thì lúc đó tha hồ mà múa”. Malcom Gladwell và Martin Lindstrom có rất nhiều sách và note hay về phần này.

Rồi già đi một chút, thì lại hiểu rằng để có những new product làm thay đổi thế giới, thì tốt nhất là không nên đọc sách gì nữa hết. Vì consumers thật sự không biết họ muốn gì, và psychology cũng chỉ là một phần nhỏ của bộ não để điều khiển hành vi con người... lúc này marketing trở thành “vô chiêu”.

việc đọc sách và học hỏi này cũng giống như câu chuyện của chú gấu Po trong kungfu panda vậy đó, ban đầu Po hùng hục học tất cả các thể loại võ công, bị hành hạ lên bờ xuống ruộng ê ẩm mình mẩy. Lớn một chút, Po học nhẹ nhàng hơn như việc học chụp cái bánh bao bằng đôi đũa. Nhưng đỉnh cao của võ thuật chính là bí kiếp võ công mà sư phụ của Po treo ở nóc nhà, và khi Po cố lấy được và mở ra thì chỉ là một tờ giấy trắng, là vô chiêu, là hãy quên đi những gì mình đã học, là state of mind.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





-----------


đây 24 từ phổ biến trong english về emotion, chỉ có 6 từ là positive. Các nhà nghiên cứu làm research sâu hơn nữa thì họ tìm ra 558 từ về emotion, nhưng chỉ có 38% từ là positive.

Bản thân con số ở trên đã nói lên con người thiên về khuynh hướng nào rồi... phim ảnh hollywood rất chi là well reflect cái này (source: switch book)

Túm quần lại là bản thân ngôn ngữ đã tiềm ẩn quá nhiều negative rồi, nên hãy chia sẻ những điều positive, suy nghĩ positive để cân bằng lại mistake của tổ tiên chúng mình, để cho đời nó tươi nhé.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







-----------------
(posted on March 2011)

Buyology: hơi bị nhức óc vì hàng loạt thử nghiệm. nhưng túm lại một câu là consumer không biết họ muốn gì, và "they want to see what they want to see, want to hear what they want to hear" mà thôi. Và môi trường, sức ép từ bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của con người. Cũng con người đó, nếu để họ vào nhà chùa an tịnh, ăn chay gõ mõ thì họ hiền ru bà rù, nếu để họ vào môi trường nhà tù toàn ăn hiếp, cưỡng bức thì họ trở nên hết sức hung giữ và tàn bạo. Ta nói, đọc câu này xong, tui tin tưởng quyết liệt vào châm ngôn của mình "bản chất tốt đẹp, nhưng bị giòng đời xô đẩy"

----------------------
additional note sau khi đọc xong cuốn "the power of habit": những hình ảnh scary được in trên bao bì thuốc lá hoàn toàn kg có tác dụng ngăn ngừa những con nghiên từ bỏ thuốc lá

product placement nếu biết cách làm, làm một cách tài tình thì sẽ là một sức mạnh rất lớn trong việc tạo nên thói quen tiêu dùng sản phẩm...mà một khi thói quen (habit) đã implant vào consumers thì marketing chỉ việc ngồi rung đùi, cười tươi và đếm tiền thôi hà.

vì sao? vì habit một phần nào đó là "addiction, là nghiện ngập"

the power of habit là một cuốn sách Must read một cặp cùng với cuốn này

(saigon, 9 Jun 2013)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



------


the power of habit

Duhigg khẳng định rằng cuộc sống hàng ngày của con người được tạo ra bằng cả ngàn habits mà con người nhiều khi không hoàn toàn nhận thức về nó. Habit là con đường tắt mà não bộ lập ra để xử lý thông tin và dẫn đến hành động.

Habit được hình thành từ những dấu hiệu đầu tiên (cues), sau đó brain sẽ tự động dẫn chúng ta đến hàng loạt những hành động quen thuộc (routine) để rồi cuối cùng ra một kết quả đầy thoả mãn. Vào thập niên 70s, khi tất cả các loại kem đánh răng đều đang loay hoay với cùng 1 ý tưởng là trắng trắng và trắng..thì Pepsodent đã tung ra loại kem đánh răng mà khi đánh xong toàn bộ vùng miệng mát lạnh, có cảm giác rất chi là tươi mát, và thế là Pepsodent chiếm marketshare ầm ầm vì đã tạo ra một “reward” là cảm giác mát lạnh, và thế là tạo ra một thói quen cho người tiêu dùng. Hoặc nghiên cứu gần đây nhất là về Michael Phelps: ngoài cơ thể “trời cho” rất chi là fit cho bơi lội, MP còn được huấn luyện kiểu habit/routine để có một tâm lý ổn định nhất khi thi và có thể xử lý được tình huống khi có crisis xảy ra...vd trong cuộc đua olympic ở cự ly 500m, ở vòng bơi cuối thì mắt kính của MP đã bị nước tràn vào đầy nghẹt và kg còn nhìn thấy gì, thậm chí cả đích đến, nhưng MP kg hề hoảng loạn vì lúc đó trong đầu MP đã tự động “bật” lên chương trình huấn luyện bơi trong bóng đêm, và thế là bạn ý cứ bơi trong “habit, routine”, đếm đủ 20 strokes để tới đích, và 2 strokes cuối cùng phải vươn mình hết cỡ, và kết thúc thật ngọt ngào: MP phá kỷ lục thế giới và đoạt huy chương vàng.

SB cũng đã huấn luyện nhân viên với một format nhất định như vậy: nhân viên được dạy nhận diện các thể loại khách hàng: quen thuộc (tươi cười với barista và một loại cafe mỗi ngày), vội vã (nhìn đồng hồ, nhấp nhổm khi đợi), thích kèm rèm, khó tính khó nết...và với một loại khách hàng, SB dạy nhân viên một loạt cách xử lý tình huống ra sao. Bởi vậy, CEO của SB đầy tự tin khi nói rằng nếu có 1 khách hàng nào đó nổi nóng, chọi nguyên ly cafe vào người barista thì barista vẫn kg bị đứng hình hay nhảy chồm chồm lên, vì họ đã có “manual” hướng dẫn cách xử lý cho những tình huống này như thế nào....để cuối cùng kết quả cho SB là hình ảnh nhân viên thân thiện, the best customer service coffee shop...

Trước khi đọc cuốn sách này, mình hoàn toàn tin rằng thói quen khó mà thay đổi vì nó như cái rễ cây bám sâu xuống mặt đất rất khó mà bứt lên, hoàn toàn tin về power of loyalty: một khi người tiêu dùng đã trung thành với thương hiệu nào đó thì rất khó để họ thay đổi qua một thương hiệu khác (trừ khi thương hiệu họ yêu thích bị crisis). Nhưng với những thử nghiệm của Duhigg thì habit hoàn toàn có thể thay đổi nếu con người có thể nhận định được những dấu hiệu ban đầu, và thay đổi routine của nó. Habits cũng thay đổi nếu con người có những thay đổi trong cuộc đời như kết hôn, ly dị, thay đổi chỗ ở, có em bé.

Duhigg có một nghiên cứu rất hay về Target sau khi phỏng vấn rất nhiều nhân viên, và cũng vì nghiên cứu này mà Target hù là sẽ kiện bạn ý ra toà. Target đã tìm ra thói quen mua sắm của nhóm phụ nữ có bầu ở 3 tháng đầu tiên. Sau đó họ bắt đầu drill database để tìm ra những khách hàng có cùng hành vi như vậy, rồi tạo ra những chiến dịch marketing đặc biệt chỉ dành cho nhóm này, rồi che dấu nó một cách khéo léo để khách hàng không bị hoảng loạn khi biết mình bị “theo dõi”, rồi gửi đến tận nhà những cuốn brochure kèm với phiếu giảm giá cho những món hàng mà nhóm khách hàng này sẽ đi mua trong thời gian tới. Nghiên cứu habit, store data, drill data rồi CRM...tất cả đã trở thành "state of the art" về marketing của Target.

Kết luận cuối cùng là nếu marketing tạo được một habit (routine hoặc reward) cho consumers thì cái cái đó giống như kho vàng vậy đó. Coke đã tạo được habit là khi khát nước thì phải uống coke với thật nhiều đá. Fabreze là mùi thơm nhẹ nhàng, thanh thoát sau khi giường đã được làm gọn gàng ngăn nắp. Facebook là những cơn khát về tin tức, new status, likes...

và để thay đổi habit thì nên thay đổi reward hoặc routine: chuyển nhà đến một nơi không bán coke

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, cai nghiện facebook thì đừng nên deactive làm chi mà cứ remove hết bạn ra khỏi friendlist (còn 1 mình một cõi thì khỏi phải thấp thỏm new status với đếm like), đổi thói quen uống cafe bẩn qua cafe sạch thì phải tìm ra một “reward” nào đó thật thoả đáng, hoặc một cái routine nào đó sensation và “state of the art” hơn. Viết đến đây, mình lại nhớ đến cuốn buyology, khi Martin viết về “nghi lễ uống bia corona với lát chanh và muối” ...thật ra chanh và muối hổng có đóng vai trò gì hết, marketing đã thay đổi cái “routine” uống bia truyền thống bằng một nghi lễ để tạo ra một habit cho một nhóm khách hàng riêng.

những thứ hàng ngày con người “take it for granted” đã được Duhigg viết lại, construct lại rất là rõ ràng...theo mình nó giống như một công cụ mà dân marketing nên hiểu để có thể “hack” vào thói quen tiêu dùng của consumers và lái họ đi theo ý mình muốn một cách “vô thức”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





-------------------

vào đầu những năm 90s, khi vn đang ở giai đoạn vừa đói lại vừa nghèo vì chính sách đóng cửa kinh tế. Sternis - một thành viên của tổ chức quốc tế Save the children - được các bác mời đến vietnam để giải quyết vấn nạn suy dinh dưỡng trẻ em. Sternin chỉ có vài nhân viên và một ngân sách bé tẹo. ông đi khắp làng xóm nghèo vn để tìm hiểu nguyên nhân, và ông tìm ra 3 lý do là quá nghèo, nguồn nước bẩn, và việc ăn ở mất vệ sinh.

nếu như bạn được đào tạo bài bản tại các cty đa quốc gia thì lúc này bạn sẽ vỗ bàn và nói: all rìght, let's change: cho họ một nguồn nước sạch, cho họ ở sạch sẽ hơn, và nếu còn tiền thì tìm cách "xoá đói giảm nghèo". Và một big team sẽ soạn action plan với những gạch đầu dòng để trẻ em suy dinh dưỡng có nguồn nước sạch hơn, ăn ở vệ sinh hơn, và giảm nghèo.

Nhưng Stern không có nhiều nhân viên và kg có ngân sách khủng để giải quyết vấn đề theo cách nhà giàu.

Ông đã giải quyết một bài toán khó bằng cách "tìm ánh sáng trong bóng đêm mù mịt": tìm trong mỗi làng những gia đình có trẻ em khoẻ mạnh so với cùng lứa tuổi, rồi quan sát cách bà mẹ đó nuôi đứa bé ra sao... sau một tg ông có một công thức nấu ăn khá "down to earth" để có thể cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn cho trẻ. Chương trình của ông đã khá thành công và được áo dụng ở trên 30 làng xã nghèo vn lúc bấy giờ.

Đọc chưa hết cuốn switch, nhưng thấy vd này hay quá mình phải viết xuống để nhớ rằng không phải lúc nào cũng đội big hat để giải quyết big problem, không phải lúc nào cũng dùng miếng vá rộng 8.5cm để vá lỗ thủng 8.3cm. Hãy quên bớt đi những problem solving skills bị nhét đầy đầu, và thay vào đó hãy luyện kỹ năng "xé nhỏ" vấn đề rồi tìm trong đêm tối một đốm sáng rồi leverage nó lên.
------------------------
Howard Moskovits - là một market research chuyên về thực phẩm - vào năm 1986, ông đã nói "đừng tin vào người tiêu dùng, họ không biết họ muốn gì đâu". Và khi làm với Campbell để tìm ra một hương vị mới cho sốt spaghetti, ông đã kg làm cách thông thường là đi hỏi consumers họ muốn gì

thay vào đó, ông đã chế ra một đống các hương vị khác nhau theo từng nhóm: cay, ngọt, mặn, thơm mùi hẻrb thanh t*o, béo ú hụ, ... sau đó ông mang những mẫu này đi thử nghiệm bằng cách yêu cầu những nhóm người khác nhau trong 2 giờ, ăn thử từ 8 - 10 chén mỳ spaghetti với các loại sốt khác nhau, rồi chấm điểm

Sau khi phân tích, ông tìm ra rằng mỗi người có một định nghĩa khác nhau về sốt spaghetti mà họ thích, nhưng khi nhóm lại thì có 3 thiên hướng: plain, spicy, extra-chunky.

Vào năm 1986, extra-chunky sốt chưa tồn tại ở thị trường sốt spaghetti ăn liền. Dựa vào kết quả này campbell đã tung ngay sp extra-chunky, và nó đã rất thành công.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



-----------------------

hôm nay đọc note của một đứa bạn về máy giặt công nghệ gì đó phức tạp lên đến trời. rồi mấy hôm nay nói chuyện với bạn về zen và câu nói “simplicity is the ultimate sophistication”… mình nhận ra rằng học càng nhiều, chức vụ càng cao thì con người chúng ta càng sợ bị gắn cho cái mác “giản đơn & con nít”. marketers nào cũng sợ sau khi trình bày xong product concept, thiết kế bao bì, logo hay marketing campaign bị sếp phán “too simple, not sophisticated enough”. sản phẩm nào mới ra đời cũng phải nhiều product attributes hơn, nghe phức tạp hơn những sp cũ…Nhà nhà làm riết, người người làm riết để rồi chữ “sophisticated” lên ngôi … công nghệ thì phải có chữ gì đó đọc thật khó và không ai hiểu đó là gì. làm đẹp là phải thật nhiều layers, yêu là phải thật ngôn tình hoa mỹ… cuộc chiến về sophisticated vì thế cứ ngày càng leo thang, món ăn từ 5 elements đã leo lến đến 25 elements (và chắc không dừng ở đó), trang điểm dưỡng da từ 4 layers đã leo lên đến 14 (và mình chắc là cũng sẽ không dừng ở đó)…

có khi nào bạn hình dung core của một cái gì đó, ví dụ như tình yêu, hay một sản phẩm công nghệ nào đó thật ra rất đơn giản…nó giống như lõi của củ hành vậy đó. để khoác thêm một lớp lên nó không khó, nhưng để đủ can đảm ngồi bóc loại bỏ những lớp bên ngoài, để dẫn đến một “genuine idea or genuine heart at its core” thì không dễ chút nào.

để trờ thành một người sophisticated đã khó, nhưng để trờ thành một người giản đơn lại càng khó hơn…
-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



---------------------------
Vietnga Kleine

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |