Jump to content

Advertisements




Một số suy nghĩ về Manh Phái Đoàn thị

Manh Phái Đoàn Kiến Nghiệp

3 replies to this topic

#1 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2266 thanks

Gửi vào 23/10/2018 - 17:46

Đoàn Kiến Nghiệp là một cái tên nổi bật và rất quen thuộc với giới nghiên cứu Tử Bình Việt Nam. Các tài liệu Tử Bình Manh Phái của ông Đoàn luôn là một trong những tài liệu được chọn để nhập môn Manh Phái, rất được ưa chuộng và được nghiên cứu kỉ lưỡng có khi đến từng chữ một.

Phía dưới tôi trình bày một số suy nghĩ cá nhân về phương pháp lý luận Manh Phái của Dịch học gia Đoàn Kiến Nghiệp. Tôi chỉ chú trọng những chỗ được, mất của trường phái lý luận này. Để tiết kiệm thời gian, tôi sẽ chú trọng phần lớn vào những chỗ tôi cho là sơ hở của Manh Phái Đoàn thị (MPĐT), vì mục đích của tôi là cọ xát lý luận Manh Phái và Vượng Suy Phái.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh, những suy nghĩ tôi trình bày dưới đây được căn cứ từ hai tài liệu Manh Phái Mệnh Lý Cơ Sở và Manh Phái Sơ Cấp Mệnh Lý học. Ngoài ra, thực lực của ông Đoàn Kiến Nghiệp thâm thiển, tôi không có đủ bằng chứng để kết luận.

-----

Suy nghĩ thứ nhất: Lý Pháp - Tượng Pháp - Kĩ Pháp và Lý Khí Tượng Số

Trích dịch:

Mệnh lý Manh phái luận mệnh có ba pháp tắc lớn: một là lý pháp, hai là tượng pháp, ba là kĩ pháp.

Lý pháp chính là nhận thức và lý giải mệnh lý. Bát tự của mỗi người giống như một bài văn chương, bạn làm sao để đọc hiểu được, đó chính là vấn đề mà lý pháp cần phải giải quyết.

Lý pháp của mệnh lý tức là nói đến đạo lý của bát tự, điều này là nghĩa làm sao? Xem bát tự thì phải bắt đầu từ đâu? Làm sao để từ bát tự xem ra mệnh phú quý bần tiện? Sau khi học xong phần lý pháp, thì có thể nắm bắt được bát tự, xem ra được cấp bậc phú quý, cũng có thể xem đặc điểm nghề nghiệp. Đương nhiên đối với mỗi đại vận cũng có thể phán đoán được cát hung. Tổng kết lại, lý pháp thực chất chỉ là 1 câu: tức là giúp bạn có thể đọc hiểu bát tự.

Đối với mệnh lý Manh Phái, tượng pháp là trọng yếu nhất, nhằm giảng giải đầy đủ và chi tiết một bát tự. Tượng có tượng can chi, tượng cung vị, tượng thập thần, cùng tượng thần sát. Thông qua tượng, chúng ta có thể luận đoán được vô cùng cụ thể một số sự việc. Ví dụ như lý pháp có thể xem ra một năm nào đó không tốt, nhưng không tốt ở chỗ nào? Là bị bệnh, phá tài, hoặc là quan tai lao ngục; đây là vấn đề mà tượng pháp cần phải giải quyết. Học tốt tượng pháp, thì suy đoán bát tự có thể đạt đến cảnh giới xuất thần nhập hoá.

Kĩ pháp là bộ phận khó nhất của mệnh lý Manh Phái. Kĩ pháp là gì? Giống như, bạn muốn xem cha mẹ của một người có còn tại thế hay không, có khắc đương số hay không, thì không phải là phạm trù của lý pháp, mà cần phải sử dụng tượng, sau cùng còn cần sử dụng kĩ pháp đến quyết định. Đối với tình huống hôn nhân của một người, cũng có thể luận đoán thông qua kĩ pháp. Căn cứ vào nhu cầu của độc giả, quyển sách này đối với lý pháp, tượng pháp, và kĩ pháp đều có đề cập đến, nhưng trọng điểm vẫn là lý pháp.

(Manh Phái Sơ Cấp Mệnh Lý Học)

Lý pháp, Tượng Pháp, Kĩ pháp chính là biểu hiện của Lý Khí Tượng Số trong Manh Phái Đoàn thị. Trong đó, Lý - Khí - Số tạo thành Lý pháp. Tượng tạo thành Tượng pháp và Kĩ pháp.

Lý pháp chính là phương pháp lý giải, đánh giá sơ bộ một bát tự của từng trường phái. Thông tin đầu vào là bát tự trắng. Kết quả đầu ra là cách cục và hỷ kỵ. Ví dụ như Cách Cục Phái sẽ cho đầu ra là bát tự thuộc cách nào, bát cách hay ngoại cách, thanh hay trọc và thanh chỗ nào, trọc chỗ nào. Vượng Suy Phái sẽ cho kết quả đầu ra là nhật chủ vượng hay nhược, ngũ hành cách cục gì, hỷ kỵ là gì và ở đâu. Manh Phái Đoàn thị sẽ có kết quả là bát tự là kết cấu tạo công gì (chế dụng, hoá dụng, mộ dụng chẳng hạn), hiệu suất lớn hay nhỏ, công - phế - nhàn là gì và ở đâu.

Lý pháp chính là cách lý giải qui luật tự nhiên của từng trường phái một. Thông qua sự lý giải đó mà đánh giá một bát tự cụ thể phù hợp với qui luật tự nhiên đó ở những mặt nào để tiến hành phân chia các bát tự thành từng nhóm cụ thể, như cách phân chia thành bát cách - ngoại cách, cách cục ngũ hành vượng nhược, và kết cấu - phương thức tạo công. Đồng thời cũng đánh giá một bát tự có độ phù hợp với qui luật tự nhiên là cao hay thấp, cao thì cát, thấp thì hung.

Tóm lại, Lý pháp trả lời câu hỏi: bát tự tốt hay xấu?

Tượng pháp là phương pháp sử dụng các tượng để xem cụ thể cát hung. Như một bát tự được đánh giá sơ bộ là tốt, thì nó tốt ở những mặt nào, xấu ở những mặt nào cụ thể. Tức là cát hung ứng ở đâu, cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái, tài phú, công danh, tâm tính, bạn bè, nhà cửa chẳng hạn. Muốn trả lời được như vậy phải sử dụng Tượng. Hệ thống Tượng cơ bản của Tử Bình hiện nay có cung vị, thập thần (cung vị và thập thần hay được gộp lại thành cung tinh), và thần sát.

Như muốn xem cha mẹ thì phải xem niên nguyệt trụ, xem tại đó là hỷ hay kỵ, thần sát là gì. Sau đó lại nhìn Tài tinh và Ấn thụ ở đâu, nằm trong mối quan hệ tương tác với những gì. Như vậy sẽ đoán được tình hình cha mẹ.

Tóm lại, Tượng pháp trả lời câu hỏi: bát tự tốt thì tốt ở đâu, xấu thì xấu ở đâu.

Kĩ pháp, theo tôi, là phương pháp tác động lên một nhóm tượng để lọc tượng. Tại sao cần phải lọc tượng? Bởi vì một bát tự chỉ có tám chữ, mỗi một chữ tuy chỉ đại diện cho một thần (thập thần) nhưng lại đại biểu cho nhiều cung vị, nhiều thần sát. Ví dụ, về cung vị, phức tạp nhất là thời trụ. Nó vừa là cung tử nữ (con cái), vừa là thiên di (tiểu thiên di), vừa là cung nô (bề tôi, con cái, học trò), vừa là nơi để xem đồng nghiệp, đồng hương (cùng với nguyệt trụ). Nó cũng vừa là cung tướng mạo (chủ yếu tướng mặt), vừa là nơi để xem phong cách ứng xử (tâm tính bên ngoài). Trong phép tiểu thời không, nó lại là cái cổng nhà, mặt tiền nhà. Như vậy nếu kỵ thần ứng vào thời trụ, nó sẽ ứng vào những điều gì trong số những điều trên?

Để trả lời câu hỏi đó, cần có thêm Kĩ pháp để lọc tượng, hoặc có thể nói là để luận chi tiết hơn một bát tự. Các kĩ pháp được truyền lưu khá rộng rãi hiện nay có thể lấy ví dụ như thập nhị cung chức (Lý Hậu Khởi, Bành Khang Dân), thái cực cửu cung, xuyến cung áp vận. Đó là những Kĩ pháp tôi thấy có tính hệ thống, tức nó là một hệ thống những thao tác lên một nhóm các thần sát cụ thể, để đoán cát hung cho nhiều vấn đề khác nhau. Cần nhấn mạnh do nó là một hệ thống, nên có thể luận nhiều vấn đề khác nhau.

Ngoài ra còn có những Kĩ pháp riêng lẻ, hoặc có thể cố tình bị cắt rời ra từ một hệ thống hoàn chỉnh, để truyền lưu ra bên ngoài. Những Kĩ pháp riêng lẻ này chỉ có thể đoán một khía cạnh, ví dụ như đoán số anh chị em, đoán thai đầu là nam hay nữ, đoán hiện nay đã tạ thế hay chưa.

Tóm lại, Kĩ pháp trả lời câu hỏi: Vị dụ như, nếu cha mẹ xấu, thì xấu ở khía cạnh cụ thể nào?

Như vậy có thể thấy, Lý Pháp - Tượng Pháp - Kĩ Pháp thực chất là các bước xem mệnh, tăng tiến dần từ khái quát đến cụ thể. Cầm trên tay một bát tự trắng, đầu tiên dùng Lý pháp để đánh giá, tiếp theo dùng Tượng pháp và cuối cùng là Kĩ pháp để tiến đến xem chi tiết từng vấn đề một.

Tuy nhiên, Manh Phái Đoàn thị không giữ vững được tính thống nhất ở các bước xem mệnh này.

Tôi trích ví dụ phía dưới:

Ví dụ 1:

Càn: Giáp Ngọ - Quý Dậu – Mậu Tý – Đinh Tỵ

Phân tích: Mậu hợp Tài (Tý, Quý là một chữ). Tại thời trụ Mậu thấy Tỵ Lộc, trên Tỵ thấu Đinh, Đinh Tỵ có thể xem là bản thân đương số. Chữ nào toạ lộc thì là chủ vị, là một tượng. Đinh và Ngọ là nguyên thân và Lộc, tương đương từ thời trụ chảy đến niên trụ, niên trụ đội Giáp, Giáp Ngọ là một đái tượng. Ấn đội mũ Sát. Hoán tượng là nhật chủ đội mũ Sát. Là mệnh làm quan. Đương nhiên nhật chủ hợp Tài cũng là có tài phú, nhật chủ hợp Tài sẽ bàn đến sau. Hành vận Mậu Dần, Mậu cũng chính là nhật chủ, Dần là Lộc của Giáp, đồng nghĩa với tự mình toạ Thất Sát, cho nên vận này nhậm chức phó thị trưởng. Nhưng Sát này có hoá. Dần Ngọ hợp Ấn cục, chủ quyền lực vào tay. Cho nên Ngọ muốn khắc Dậu kim, muốn chế kim thuỷ, mà chế lại không tốt. Cho nên cần xem đái tượng ở Giáp Ngọ. Hoả chế kim thuỷ chế không tốt, cho nên xem như là không tạo công, tức không dùng tạo công đoán mệnh, mà trong trường hợp này dùng tượng. Nhật chủ hợp Tài, chứng tỏ người này là quan tham, tham tài.

Ví dụ 2:

Khôn: Đinh Mùi – Bính Ngọ - Tân Mùi – Giáp Ngọ

Phân tích: không tạo công, nhưng có tượng, thành ra xem tượng. Bát tự này quý, đầu tiên là nhìn thời trụ, có đái tượng, Quan đội mũ Tài, nên là quan cai quản tài phú. Ngọ Mùi hợp, chính là tượng bản thân đương số. Mặt khác bản thân mình lại toạ Tài khố, Ngọ với Đinh là một tượng. Đinh toạ Mùi, cùng với Mùi tại nhật trụ là một tượng. Mùi là Ấn đội mũ Sát, chủ quyền lực. Ấn là xí nghiệp, Bính Tân hợp tượng là quản lý, Đinh Ngọ Mùi đều là một đảng. Đinh Mùi tại niên trụ chủ nơi xa, thời trụ là môn hộ, đều chủ ra nước ngoài. Người này chạy khắp nơi bên ngoài, rất có năng lực, là tổng thanh tra tài chính của tập đoàn đa quốc gia, rất có quyền lực. Bát tự này không thể dùng tạo công để phân tích, chỉ có thể phân tích bằng tượng.


Cả hai ví dụ phía trên đều bỏ qua Lý pháp, tức là không luận tạo công, mà chỉ luận Tượng pháp, là không phù hợp, đi ngược lại với tiêu chí Lý Khí Tượng Số, cũng như Lý pháp - Tượng pháp - Kĩ pháp đã được đề cập. Luận như vậy sẽ có nghi vấn là gọt số.

Tôi lấy ví dụ Kĩ pháp đoán số anh chị em của ông Bành Khang Dân - Thái Tích Quỳnh. Đầu tiên đều phải luận nhật chủ vượng nhược thế nào, như thái nhược, thiên nhược, thiên vượng, thái vượng. Sau đó mới dùng kĩ thuật ngũ hành cực số để đoán số anh chị em. Nhật chủ vượng nhược là Lý pháp, thập thần là Tượng pháp, ngũ hành cực số là Kĩ pháp (là các thao tác tác động lên thập thần).

Không thể bỏ qua Lý pháp mà chỉ luận Tượng pháp như hai ví dụ phía trên.

Phía trên tôi đã trình bày về sự không thống nhất giữa lý luận tam pháp và việc ứng dụng tam pháp trong Manh Phái Đoàn thị.

Thanked by 5 Members:

#2 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2266 thanks

Gửi vào 26/10/2018 - 15:44

Suy nghĩ thứ hai: Thiên Đạo - Nhân Đạo và Vượng Suy - Hiệu Suất

1. Thiên Đạo - Nhân Đạo

Tôi trích lại phần Thiên Đạo - Nhân Đạo trong Ngũ Ngôn Độc Bộ:

"Cách nhìn thứ nhất là thuận theo thiên đạo. Tức lấy “tổn hữu dư nhi bổ bất túc” làm tôn chỉ. Cách nhìn thứ hai là thuận theo nhận đạo. Tức “tổn bất túc nhi phụng hữu dư” làm tôn chỉ.

Nhân đạo khác với thiên đạo. “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu”. Thiên địa, trời đất vốn là vô tình, xem con người như chó rơm. Bất nhân, vô tình ở đây cần phải hiểu là công bằng, không thiên lệch. Muốn công bằng tuyệt đối, muốn xem người người đều như chó rơm, người giàu cũng như người nghèo, quan lại cũng như thường dân, nam cũng như nữ, người khóc cũng như người cười (chó rơm không biết khóc cười), thì thiên địa cần phải vô tình. Có vô tình mới có thể đối xử công bằng. Thiên địa mà có tình cảm thì chắc chắn sẽ xảy ra thiên lệch, ưu ái người này mà bất công với người kia. Như vậy thì thiên địa không thể thực hành cái đạo tổn hữu dư nhi bổ bất túc.

Nhân đạo thì ngược lại, nhân đạo có thất tình lục dục, có tham sân si, nên con người không thể “tổn hữu dư nhi bổ bất túc”. Người giàu có thì lợi dụng tiền bạc sẵn có để tạo lợi thế kiếm tiền nhiều hơn. Người có quyền uy thì dùng quyền uy của mình để tạo điều kiện cho bản thân có được nhiều đặc quyền hơn. Mà tiền bạc của cả xã hội thì có hạn. Mình lấy thêm được tiền tức là người khác phải bớt đi đúng số tiền đó. Vậy người có tiền càng thêm nhiều tiền, người nghèo khổ càng thêm mất tiền. Đã có dư còn muốn dư nhiều hơn. Đó là nhân đạo: "tổn bất túc nhi phụng hữu dư" (lấy cái không đủ mà nuôi cái đã có thừa).

Cách nhìn thứ nhất về bệnh (mệnh quý trung hoà) lấy thiên đạo làm tôn chỉ. Mệnh không có bệnh thì xem như quý. Cả đời bình bình an an, an nhàn tự tại, tu tâm dưỡng tính mà sống."


Dễ thấy, Vượng Suy Phái lấy cân bằng nhật chủ làm thái cực, thông qua đó mà gián tiếp cân bằng ngũ hành nguyên cục. Nếu nhật chủ và đảng của nhật chủ yếu nhược thì cần dương, phù; ngược lại thì cần ức, chế. Đó là vận theo Thiên Đạo "tổn hữu dư nhi bổ bất túc".

Manh Phái Đoàn Thị lấy bát tự có bệnh là quý, có một đảng bị chế triệt để thì mới đại phú, đại quý:

"Manh phái xem bát tự khác với mệnh lý truyền thống, không dùng tiêu chuẩn bát tự bình hoà để đoán bát tự là tốt hay xấu. Tương phản, manh phái cho rằng bát tự đại phú quý nhất định là không bình hoà, tức là bát tự nghiêng về “thế” của một phương, chủ vị (nhật trụ) cùng khí thế là nhất trí với nhau, sau đó thông qua cái “thế” này mà tạo công."

Bát tự chỉ có tám chữ, hành này được khí thế càng lớn, thì hành khác khí thế phải càng nhỏ. Đó là vận theo Nhân Đạo "tổn bất túc nhi phụng hữu dư".

Tuy nhiên, Manh Phái Đoàn Thị áp dụng Nhân Đạo không thống nhất. Tôi trích ví dụ bên dưới.

Ví dụ 3:

Càn: Đinh Hợi – Nhâm Tý – Canh Thìn – Nhâm Ngọ

Phân tích: nhật chủ toạ Thực Thần khố, kim thuỷ kết đảng. Thấp thổ và thuỷ là một đảng, kim thuỷ, thấp thổ kết đảng rồi sau đó cần chế hoả. Nguyên cục địa chi có Ngọ, thiên can thấu Đinh. Đinh - Ngọ là một chữ. Trước tiên xem niên can Đinh hoả, Đinh Nhâm hợp, Đinh Hợi tự hợp, Đinh hoả đã bị chế. Lại xem Ngọ hoả và Nhâm thuỷ tự hợp (cũng có thể nói là Nhâm thuỷ hư thấu), lại có Tý – Ngọ xung, Thìn cũng tiết hối Ngọ hoả. Lại có thêm tượng là Ngọ Hợi ám hợp. Chủ yếu là do Tý – Ngọ xung mà tạo công. Nguyên cục hoả bị chế tận, chế được vô cùng tốt, cho nên tạo công rất lớn. Chế khử Quan và nguyên thần của Quan thì có thể làm quan lớn, cho nên người này thực tế là làm quan lớn. Cũng thuộc về bộ thần và tặc thần; hành Đinh, Ngọ đại vận đều không sợ, nếu gặp là đắc. Mệnh cục là mệnh đại quan, nhưng không đạt đến cấp độ làm tổng thống, bởi vì đại vận không tốt, cho nên chỉ làm đến cấp thành phố. Tức là không gặp hoả vận, chỉ toàn đi gặp vận bộ thần.
Năng lượng chế dụng thấp một chút. Kim thuỷ và thấp thổ đành đảng quá mạnh, hoả quá nhược, bởi vì Thìn hoá đi Ngọ hoả, Ngọ lại có sinh dụng, Tý xung Ngọ cho nên xấu một chút.

Càn: Mậu Tuất – Giáp Dần – Đinh Mão – Giáp Thìn

Phân tích: mộc, hoả cùng táo thổ thành đảng, chế Thìn thổ (Quan Sát khố). Đầu tiên có Thìn Mão hại, Thìn Tuất xung, nên Thìn bị chế, tức là bị Ấn và Tỷ Kiếp chế. Không có hoả lộ ra, nên Thìn không có nguyên thần. Bởi vì Thìn là Quan Sát khố, cho nên lực lượng không yếu, nên làm quan lớn. Phía trên tạo Đinh Hợi bởi vì hoả quá nhược mà chức quan nhỏ. Tuất Tỷ Kiếp Dương Nhẫn khố, là quyền lực. Mão là Ấn, cũng là quyền lực.


Ví dụ 4:

Khôn: Nhâm Tý – Kỷ Dậu - Ất Sửu – Đinh Sửu

Phân tích: thấp thổ và kim thuỷ kết thành thế, địa chi không có táo thổ, thiên can thấu một chút hoả, cho nên có thể đi chế hoả. Đinh – Nhâm hợp, toạ dưới có Sửu thổ lại hối hoả, cho nên có thể chế hoả triệt để. Nhưng năng lượng rất nhỏ, bởi vì thời trụ có Đinh hoả Thực Thần rất nhược lại hư thấu, cho nên chế hiệu suất không cao. Toạ dưới có Sát khố, nguyệt trụ thượng có Thất Sát, nên có tượng mộ và củng cục. Phía trên Sát lại thấu Tài, mà Đinh và Kỷ lại cùng một tượng, cho nên có thể nói toạ dưới có Sát khố thì có ý muốn cầu công danh chốn quan trường. Củng cục biểu thị tự mình muốn gia nhập quan trường. Kỷ Dậu là đái tượng. Sát đội mũ Tài. Thứ nhất là năng lượng tạo công thấp, thứ hai là Sát Dậu tại khách vị, chỉ có thể đóng vại trò phụ trợ, không thể làm quan lớn. Tý – Sửu hợp có ý nghĩa là hợp đoạt lấy Ấn, cho nên không phú cũng không quý, chỉ có một chức quan nhỏ. Sửu Dậu bán hợp Sát cục, nhưng trung thần tại khách vị, chính là nói chỉ làm phụ tá cho người. Quan Sát tại nguyệt lệnh chính là công tác, chỉ có một ít chức quyền, thật ra cũng không tính là làm quan. Tý Sửu hợp là Ấn hợp Sát khố, tức là đem Ấn từ niên trụ hợp về đến chủ vị. Ấn là đơn vị công tác, cho nên nói người này cũng có đơn vị công tác.


Ví dụ 5:

Càn: Nhâm Tý – Bính Ngọ – Nhâm Thìn – Kỷ Dậu

Phân tích: Nhâm toạ Tỷ Kiếp khố. Trụ năm Tỷ Kiếp nhập mộ, Thìn – Dậu hợp là hợp mà kéo Ấn về. Thuỷ và thấp thổ có một chút khí thế. Trụ năm và trụ tháng là Tỷ Kiếp chế Tài (Tý Ngọ xung), Ấn còn đại diện cho kĩ thuật, tại trụ giờ là làm bên ngành kĩ thuật. Nhưng Tài chế không được triệt để, bởi vì Tài không lớn. Kỷ Dậu là đái tượng, Ấn đội mũ Quan, đáng lẽ nên làm quan, nhưng người này không làm quan, vì sao? Bởi vì bát tự này có hoán tượng. Kỷ là Ngọ, Ngọ tại trụ tháng bị Tý xung, nhưng lại không chế được triệt để, có Ngọ liền không quản chế được Kỷ lộ ra. Muốn thấu Kỷ mà tốt thì không nên có thêm Ngọ. (Hợp Quan có nghĩa là không thể chế Quan, bởi vì đã phản lại rồi, cho nên không thể đắc Quan).



Ví dụ 6:

Càn: Giáp Thìn – Mậu Thìn – Nhâm Thìn – Giáp Thìn

Phân tích: Nhâm sinh Giáp Thực, Giáp toạ Thìn là có căn, Thực thì lại sinh Tài, nhưng trong cục không có Tài. Có thể xem Thực như Tài mà luận. Trụ năm và trụ giờ đều hiện Giáp Thìn; trụ năm đại diện cho tiền bạc trong thuở nhở. Trụ năm có Giáp khắc Mậu là Thực chế Sát, thường thì nói Thực chế Sát đại diện cho quyền lực, cho nên có thể làm quan. Vậy người này có thể hay không thể làm quan? Có thể làm quan, nhưng quan lớn hay nhỏ thì phải nhìn Giáp có chế Mậu hay không, nếu chế thành công thì Giáp phải vượng. Nhưng mà Mậu là Sát quá nhược (Thìn không giúp Mậu), lại hư. Cho nên chỉ có một chức quan nhỏ. Nếu mà Sát bị chế tại địa chi nữa thì có thể làm quan lớn. Nhưng hành vận toàn kim thuỷ không tốt, bởi vì Thực thì thích thấy Tài, kết quả hành vận không thấy Tặc Thần, Quan cũng không có. Vận Tài cũng không tốt, làm quan cũng chỉ được một năm. Đây là mệnh phổ thông, đến vận Tuất có thể sẽ tốt lên một chút.

Qua các ví dụ 3, 4, 5, và 6, Manh Phái Đoàn Thị vẫn luận có chế, nhưng vẫn không hoàn toàn cát lợi vì phe bị chế quá nhược, tức là sự chênh lệch giữa đảng đi chế và đảng bị chế là quá lớn thì không cát lợi. Ở đây lại mẫu thuẫn với nhân đạo "tổn bất túc nhi phụng hữu dư".

Cũng chính vì có điểm mâu thuẫn như vậy, nên Manh Phái Đoàn Thị có thêm một khái niệm để bổ sung tính logic cho chỗ này: Hiệu suất.


2. Vượng Suy và Hiệu Suất

Tôi trích lại một chút:

"Manh phái xem bát tự khác với mệnh lý truyền thống, không dùng tiêu chuẩn bát tự bình hoà để đoán bát tự là tốt hay xấu. Tương phản, manh phái cho rằng bát tự đại phú quý nhất định là không bình hoà, tức là bát tự nghiêng về “thế” của một phương, chủ vị (nhật trụ) cùng khí thế là nhất trí với nhau, sau đó thông qua cái “thế” này mà tạo công."

Như vậy có thể thấy, một bát tự phú quý lớn theo kết cấu chế dụng, cần hội đủ các tiêu chuẩn:

(1) Bát tự phải hình thành khí thế rõ ràng, nghiêng về một đảng.
(2) Đảng đắc khí thế phải là đảng của nhật chủ. Như đã biết, Manh Phái Đoàn Thị luận kết đảng bằng mối liên hệ tương sinh, như mộc - hoả đảng, hoả - táo thổ đảng, kim - thuỷ đảng. Như vậy nếu kết hợp (1) và (2), có thể kết luận nhật chủ vượng.
(3) Chế triệt để
(4) Hiệu suất phải cao. Chế triệt để không còn chưa đủ, muốn cát lợi thì hiệu suất tạo công do chế dụng đó phải cao. Hiệu suất muốn cao thì Tặc Thần (đảng bị chế) không được quá nhược, không được hư thấu, tức là phải kết đảng, lại cường. Bằng chứng: các ví dụ 3, 4, 5, 6.

(1) + (2) => (5): nhật chủ thân cường vượng, đắc khí thế.
(3) + (4) => (6): lấy Tài Quan làm dụng. Tài Quan nếu cường thì luận đắc Tài Quan, cát lợi.

(5) + (6): Vượng Suy Phái

Đã biết tiêu chí luận mệnh phú quý, loại suy bằng cách suy ngược lại sẽ có tiêu chí mệnh bần tiện. Ở đây Manh Phái Đoàn thị chỉ chênh lệch với Vượng Suy ở một điểm đó là "nhật trụ", tức là thay vì xem nhật chi là "bán mệnh cung" (một nửa mệnh cung), thì Manh Phái Đoàn thị xem là mệnh cung.

Như vậy, ở đây có nghi vấn Manh Phái Đoàn thị "đóng gói" lại Vượng Suy, bình mới rượu cũ. Dĩ nhiên Manh Phái Đoàn Thị cũng có những lý luận đáng suy ngẫm và có giá trị, đây là vấn đề tôi không phủ nhận.

Sửa bởi ThienKhanh: 26/10/2018 - 15:54


Thanked by 3 Members:

#3 dinhman

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 310 Bài viết:
  • 322 thanks

Gửi vào 27/10/2018 - 10:00

Ông Đoàn Kiến Nghiệp rất có nghiên cứu cách tân ..nhưng theo dư luận thì Ông này xem trật lất ..chủ yếu bán được sách ..mà cũng chìm nghỉm rồi ..hình như bị tẩu hỏa nhập ma ..

Thanked by 3 Members:

#4 lesoi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 34 Bài viết:
  • 34 thanks

Gửi vào 06/02/2019 - 00:26

Rất tiếc là tư liệu giảng dịch mệnh lý của họ Đoàn quá ít, người dịch thì ko dịch hết ý của tác giả, dẫn đến sự hiểu lầm rất lớn về mệnh lý của họ Đoàn, cho nên mới có nhiều sự ngộ nhận như vậy. Riêng trang web Manh phái của họ Đoàn vẫn còn lưu tồn, nhưng họ Đoàn ko phổ biến tài liệu ở trang web của mình, mà nó rải rác khắp nơi từ các trang khác nhau của đệ tử anh ta, tài liệu của anh ta chỉ được phép mua mà ko có cho không. Chứ ko phải bị chìm nghỉm... tẩu hỏa nhập ma... đâu!

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |