Jump to content

Advertisements




Ký Ức Về Bài Học Thuộc Lòng Thời Tiểu Học


5 replies to this topic

#1 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6824 Bài viết:
  • 5578 thanks

Gửi vào 05/10/2018 - 07:06

Ký Ức Về Bài Học Thuộc Lòng Thời Tiểu Học

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc tiểu học cách đây hơn bốn thập niên. Hồi đó, cách gọi tên các lớp học ngược lại với bây giờ, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Lớp Năm là lớp Một ngày nay, rồi đến lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, trên cùng là lớp Nhứt. Lớp Năm, tức là lớp thấp nhất, thường do các thầy cô giỏi nhất hoặc cao niên, dồi dào kinh nghiệm nhất phụ trách.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sở dĩ như vậy là vì bậc học này được xem là vô cùng quan trọng, dạy học trò từ chỗ chưa biết gì đến chỗ biết đọc, biết viết, biết những kiến thức cơ bản đầu tiên, nghĩa là biến từ chỗ không có gì đến chỗ bắt đầu có.

Học trò, không phân biệt giàu nghèo, khi đến lớp chỉ được dùng một thứ bút duy nhất, là bút ngòi lá tre. Gọi là lá tre bởi vì bút có cái ngòi có thể tháo rời ra được, giống hình lá tre nho nhỏ, khi viết thì chấm vào bình mực. Bình mực, thường là mực tím, có một cái khoen nơi nắp để móc vào ngón tay cho tiện. Thân bình bên trong gắn liền với một ống nhựa hình phểu dưới nhỏ trên to để mực khỏi sánh ra theo nhịp bước của học trò. Khi vào lớp thì học trò đặt bình mực vào một cái lổ tròn vừa vặn khoét sẵn trên bàn học cho khỏi ngã đổ. Viết bi thời đó đã có, gọi là viết nguyên tử, là thứ đầy ma lực hấp dẩn đối với học trò ngày ấy, nhưng bị triệt để cấm dùng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các thầy cô quan niệm rằng rèn chữ là rèn người, nên nếu cho phép học trò lớp nhỏ sử dụng bút bi sớm, thì sợ khi lớn lên, chúng sẽ dễ sinh ra lười biếng và cẩu thả trong tính cách chăng. Mỗi lớp học chỉ có một thầy hoặc một cô duy nhất phụ trách tất cả các môn.

Thầy gọi trò bằng con, và trò cũng xưng con chứ không xưng em với thầy. Về việc dạy dỗ, không thầy nào dạy giống thầy nào, nhưng mục tiêu kiến thức sau khi học xong các cấp lớp phải bảo đảm như nhau. Thí dụ như học xong lớp Năm thì phải đọc thông viết thạo, nắm vững hai phép toán cộng, trừ, lớp Tư thì bắt đầu tập làm văn, thuộc bảng cửu chương để làm các bài toán nhân, chia… Sách giáo khoa cũng không nhất thiết phải thống nhất, nên không có lớp học giống lớp nào về nội dung cụ thể từng bài giảng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cứ mỗi năm lại có các ban tu thư, thường là do tư nhân tổ chức, gồm các vị trí thức trong lĩnh vực giáo dục soạn ra (hoặc hiệu chỉnh hay tái bản) những sách giáo khoa in trên giấy trắng tốt, rồi đem phân phối khắp các nhà sách lớn nhỏ từ thành thị cho chí nông thôn. Các thầy cô được trọn quyền lựa chọn các sách giáo khoa ấy để làm tài liệu giảng dạy, miễn sao hợp với nội dung chung của Bộ Giáo dục là được.


Tuyệt nhiên không thấy có chuyện dạy thêm, học thêm ở bậc học này nên khi mùa hè đến, học trò cứ vui chơi thoải mái suốt cả mấy tháng dài. Các môn học ngày trước đại khái cũng giống như bây giờ, đặc biệt nhất là những bài học thuộc lòng trong sách Việt Văn. Đó là những bài thơ, những bài văn vần dễ nhớ nhưng rất sâu sắc về đạo đức làm người, tình cảm gia đình, bạn bè, biết quý trọng công sức của những người cần lao, những phận người bất hạnh, tình nhân loại, và đề cao lòng yêu nước thương nòi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lại có bài song thất lục bát về người thầy dạy Địa lý, không nhớ tác giả là ai, nhưng có tựa đề là “Tập vẽ bản đồ”, phía lề trái còn in cả hình vẽ minh họa của Quần đảo Trường Sa và Hoàng sa:


Hôm qua tập vẽ bản đồ,

Thầy em lên bảng kẻ ô rõ ràng.

Ranh giới vẽ phấn vàng dễ kiếm,

Từ Nam Quan cho đến Cà Mau.

Từng nơi, thầy thuộc làu làu,

Đây sen Đồng Tháp, đây cầu Hiền Lương.
Biển Đông Hải, trùng dương xanh thẳm,

Núi cheo leo thầy chấm màu nâu.

Tay đưa mềm mại đến đâu,

Sông xanh uốn khúc, rừng sâu chập chùng…

Rồi với giọng trầm hùng, thầy giảng:

“Giống Rồng Tiên chói rạng núi rừng,

Trải bao thăng giáng, phế hưng,

Đem giòng máu thắm, bón từng gốc cây.

Làn không khí giờ đây ta thở,

Đường ta đi, nhà ở nơi này,

Tổ tiên từng chịu đắng cay,

Mới lưu truyền lại đêm ngày cho ta.

Là con cháu muôn nhà gìn giữ,

Đùm bọc nhau, sinh tử cùng nhau.

Tóc thầy hai thứ từ lâu,

Mà tài chưa đủ làm giàu núi sông !

Nay chỉ biết ra công dạy dỗ,

Đàn trẻ thơ mong ở ngày mai.

Bao nhiêu hy vọng lâu dài,

Dồn vào tất cả trí tài các con …”



[center]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giờ đây, mấy chục năm đã trôi qua, tóc trên đầu tôi cũng bắt đầu hai thứ như vị thầy già dạy Địa trong bài học thuộc lòng ngày ấy, nhưng có một điều mà tôi nghĩ mãi vẫn chưa ra. Thầy đang dạy Địa, hay thầy đang âm thầm truyền thụ lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc cho đàn trẻ thơ qua mấy nét vẽ bản đồ?


Lời của thầy thật là nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng cũng thật là tha thiết, chạm vào được chỗ thiêng liêng nhất trong tâm hồn những đứa trẻ ngây thơ vào những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, nơi chúng được dạy rằng ngoài ngôi nhà nhỏ bé của mình với ông bà, cha mẹ, anh em ruột thịt, chúng còn có một ngôi nhà nữa, rộng lớn hơn nhiều, nguy nga tráng lệ, thiêng liêng vĩ đại hơn nhiều, một ngôi nhà mà chúng phải thương yêu và có bổn phận phải góp công vun đắp là Tổ quốc Việt Nam.


PHAN VĂN PHƯỚC



Nguồnblog Luu Khâm Hưng



#2 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 05/10/2018 - 09:04

Sao quên được trò chơi thủ công cắt tờ giấy học trò làm giỏ đựng bình mực tung tăng đi đến trường. Mực xanh, mực tím lem dính đầu ngón tay ...
Bút ngòi lá tre lâu ngày cũng bị gảy đầu thì chẻ rảnh ngòi bút ra cho rộng hơn rồi dùng để viết chữ thảo lớn hay bích báo (báo học trò dán tường) hàng năm vào dịp tết.

Cô giáo dạy mẫu giáo mổi ngày thứ sáu cuối tuần đều mua bánh lạc phát cho cã lớp ăn , cô bận áo dài cô ba Sài Gòn tha thướt dù chẳng còn nhớ diện mạo cô ra sao nhưng không bao giờ quên hình ảnh áo dài tha thướt và tình thương yêu học trò của cô, càng thương cô hơn khi lớn lên biết lương giáo viên chẳng có bao nhiêu mà mổi tuần cô đều mua bánh cho cả lớp ăn.

Thanked by 3 Members:

#3 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6824 Bài viết:
  • 5578 thanks

Gửi vào 05/10/2018 - 11:25

Trích dẫn

Bút ngòi lá tre lâu ngày cũng bị gảy đầu thì chẻ rảnh ngòi bút ra cho rộng hơn rồi dùng để viết chữ thảo lớn hay bích báo (báo học trò dán tường) hàng năm vào dịp tết.


Để thế ngòi viết "rong".

#4 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 05/10/2018 - 13:48

Ngòi viết có 2 loại, ngoài lá tre dùng trong giờ tập viết chữ đẹp, vì ngòi bút lá tre mảnh nên viết chậm và phải nhẹ tay không được đè hay nhấn mạnh tay thì nét chữ sẽ bị nhòe. Còn một loại ngòi bút nữa gọi là ngòi bút lá bầu, thân nó to và cứng hơn ngòi bút lá tre chỉ dùng để viết nhanh trong giờ chánh tả, làm toán. Ngòi bút có thể tháo ra lắp vô quản bút để thay đổi theo giờ học các môn học. Ngòi bút thì dính mực, do đó khi thay ngòi bút thì tay cũng bị dính mực theo, cho nên học trò tiểu học 100 đứa thì đến 101 đứa tay đều lấm lem mực tím là vì thế. Hồi đó đi học, đứa nào mà tay không bị lấm lem mực tím là không phải học trò. À đó là học trò nam thôi nhe, chứ học trò nữ thì thì ít bị dính mực hơn vì các cô bé cẩn thận có mang theo trong cặp một hộp diêm chứa bông gòn, mỗi lần thay ngòi viết các cô bé tỉ mỉ lấy bông gòn ra chùi ngòi viết cho sạch mực rồi mới thay ngòi viết khác.

Hồi xưa chỉ các thầy cô lớn tuổi, các ông giáo già, bà giáo già đã có cả chục năm kinh nghiệm dậy học rồi mới xuống dậy cho các lớp bậc tiểu học. Các vị này vừa có kiến thức giáo dục, vừa có kinh nghiệm giảng dậy, uốn nắn từng li từng tý một cho lứa tuổi tiểu học vào khuôn vào nề nếp từ khi còn bé.
Chẳng hạn như khi ngồi học phải ngồi thẳng lưng để tránh tật vẹo cột sống. Phải ngồi để mắt cách mặt bàn tối thiểu 20 cm để không bị cận thị. Do đó hồi xưa rất hiếm, rất ít học sinh lên các lớp lớn bị tật cận thị.

Thanked by 2 Members:

#5 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6824 Bài viết:
  • 5578 thanks

Gửi vào 05/10/2018 - 14:28

Bụi Phấn
(nhạc: Vũ Hoàng - thơ: Lê Văn Lộc)

Khi Thầy viết bảng
bụi phấn rơi rơi.
Có hạt bụi nào
rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
vương trên tóc Thầy

Em yêu phút giây này
Thầy em, tóc như bạc thêm
bạc thêm vì bụi phấn
đã cho em bài học hay

Mai sau lớn, nên người
Làm sao, có thể nào quên?
Ngày xưa Thầy dạy dỗ
khi em tuổi còn thơ

Trình bày: Lee Kirby



#6 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/10/2018 - 20:33

TÔI ĐI HỌC

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


(Từ Kế Tường)
Nhân chuyện cải cách Tiếng Việt không giống ai của PGS TS Bùi Hiền và cách đọc, ráp vần theo sách GK Lớp 1 “Công nghệ Giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại gây náo loạn môi trường sư phạm, trở thành thứ chữ Việt dị dạng,“phá nát” cả một thế hệ học sinh đầu cấp 1, cấp rất quan trọng của cuộc đời một học sinh. Tôi xin kể lại cậu chuyện ngày xưa khi tôi đi học, vào lớp năm, tức lớp 1 bây giờ.
Tôi đi học cũng giống như cậu bé lần đầu tiên theo mẹ tới trường vào mùa thu có “những cơn gió heo may lành lạnh và trên không có những đám mây bàng bạc” trong truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh.
Trường tôi học là trường sơ cấp Phú Vang thuộc xã Phú Vang huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, một ngôi trường 4 gian mái lá, vách đóng nẹp gỗ thành ô chéo, nền đất chỉ cao quá đầu đứa trẻ con. Bàn đóng theo kiểu bàn học trò, 4 bạn ngồi vừa đủ trên một băng dài chia làm hai dãy, một bên nam, một bên nữ. Tấm bảng đen và bục gỗ bên góc trái, bàn của thầy ngay giữa. Ba gian chia thành 3 lớp: Lớp năm, lớp tư, lớp 3. Gian thứ 4 nhỏ hơn làm văn phòng tôi chỉ thấy có thầy hiệu trưởng ngồi.
Trước cửa văn phòng của thầy hiệu trưởng treo một cái trống lớn, mỗi sáng, khi vào học thầy hiệu trưởng cầm cây dùi trống đánh một hồi trống dài, rồi nhịp 3 tiếng, sau đó học sinh theo thứ tự vào lớp. Sân chơi là bãi cỏ rộng thênh thang sát với con lộ đất cát. Đầu sân có cây dầu cổ thụ, những cánh hoa dầu màu nâu cánh gián đeo theo trái dầu nhỏ cỡ ngón tay út cứ theo gió bay tản mác như đàn bướm. Cuối sân có cây phượng vĩ tán lá mát rượi, thân sù sì, mùa hè đỏ rực hoa và suốt ngày bầy ve ca hát không ngừng trên tán lá xanh. Hết mùa hoa là mùa trái phượng chín, những trái phượng khô đen, cong cong. Cơm trái phượng ăn được, có vị ngọt nhưng hơi tê tê ở đầu lưỡi.
Giữa sân trường là cột cờ, những viên ngói cũ cắm thành một vòng tròn bao quanh cột cờ, đất đắp cao lên, trồng hoa mười giờ. Một lối đi từ ngoài đường vào, ngang qua khoảng sân tới cửa lớp 3 có lát gạch Tàu. Mỗi sáng đầu tuần chào cờ, học sinh xếp hàng theo lớp hướng về cột cờ. Chào cờ xong mỗi lớp học sinh theo hàng một, vừa vào lớp vừa đọc to lên bài học thuộc lòng nào đó. Thường là bài thơ lục bát. Vào lớp rồi học sinh vẫn đứng đọc, hết bài học thuộc lòng thầy nhịp cây thước bản xuống mặt bàn mới được ngồi xuống.
Tôi đi học lớp năm (Lớp 1 bây giờ) lúc 6 tuổi, áo sơ mi ngắn tay mới keng, quần cụt đen và đi… chân trần (Hồi đó học trò không mang dép, còn vì sao không mang dép thì tôi không biết-Có lẽ vì nghèo chăng?). Tập viết mới mua, viết mực ngòi lá tre, bình mực tím… đầu cắt ngắn hồi xưa gọi là húi cua. Tôi được má tôi nắm tay dẫn đi trên con đường làng chưa tan sương sớm, gió mùa thu lành lạnh, trên không có những đám mây bàng bạc. Tay tôi ôm chiếc cặp đệm, trong đựng tập vở, viết, thước, gôm, tấm bảng nhỏ kẽ ô vuông, còn bình mực tím thì để trong cái lon sữa bò xách bên ngoài. Má tôi đưa tôi trới trường, vào lớp chỉ một lần duy nhất, hôm sau tôi tự tới trường một mình, bạn cùng lớp đứa nào cũng vậy.
Tôi còn nhớ thầy dạy lớp tôi là thầy Phi, dáng thầy cao ráo, mảnh khảnh, gương mặt xương xương, da trắng, đôi mắt rất sáng. Tôi bắt đầu bài học vỡ lòng, đó là tập viết trên trang vở kẽ hàng đôi, viết bằng viết chì, tập đọc nhận mặt chữ và ráp vần xuôi rồi vần ngược với những mẫu tự 24 chữ cái: A,B,C D,Đ…Không có cờ lờ mờ, không có C là Q là K, không có rối rắm, lòng vòng, khó hiểu, đọc, học tới đâu nhớ tới đó, hết giai đoạn viết chì tới viết mực, hết tập hàng đôi tới tập hàng chiếc. Mỗi năm lên lớp, lớp tư, lớp ba rồi thi sơ học, thi đậu phải đi bộ 2km xuống làng Lộc Thuận học lớp nhì, lớp nhất, thi tiểu học rồi lên lớp tiếp liên…
Hồi đó học Lớp Ba tôi nhớ đã có học tiếng Pháp, và cấp sơ học thì “thủ” bộ sách “Quốc văn Giáo khoa thư” Lớp Đồng Ấu. Bài tập đọc, bài Tập làm văn, Học thuộc lòng rất ngắn gọn, trong sáng, dễ nhớ và đều mang tính nhân văn rất cao, Giáo dục lòng hiếu thảo, kính trọng người lớn tuổi, kính trọng thầy cô, yêu thương giúp đợ bạn bè, chứ không có chuyện dạy cho trẻ con sự ma mảnh như “ông trọng tài” trong chuyện chia quả Bứa, hoặc tiêm nhiễm cho trẻ con sự mưu mẹo, gian trá như chuyện “Bé xách giúp mẹ”… như trong sách GK Tiếng Việt Lớp 1 “Công nghệ Giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại bây giờ.
Lứa tuổi của tôi ngày ấy bây giờ chắc đều còn nhớ chuyện “Mạnh Tông khóc măng”, “Mẫn Tử Khiên đẩy cha đi chơi, có hiếu cả với mẹ kế”, Mẹ thầy Mạnh Tử dạy con”… và bài học thuộc lòng “Cây bàng cuối thu” mãi sau này tôi mới biết là của nhà thơ Nguyễn Bính:
Thu đi trên những cành bàng
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi
Hôm qua đã rụng một rồi
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn
Hai tay ôm lá vào lòng
Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây…
Còn chuyện “Mạnh Tông khóc măng” kể rằng Mạnh Tông rất hiếu thảo với cha mẹ, biết cha mẹ thèm ăn măng mà giữa mùa hè nóng bức làm sao có măng. Mạnh Tông đã đứng bên cạnh bụi tre khóc đến đất ướt mềm, nứt ra mụt măng để làm món ngon dâng lên cho cha mẹ. Sau này mới có loại tre tên là Tre Mạnh Tông cho măng rất ngon. Hay chuyện ông Mẫn Tử Khiên chịu khổ cực vì mẹ kế ghét bỏ, mùa đông không có áo ấm để mặc. Một hôm ông đẩy xe chở cha đi dạo chơi, trời lạnh quá té ngã, cha phát hiện con mình không có áo bông che rét. Ông tức giận tính đuổi bà vợ kế đi nhưng Mẫn Tử Khiên hết mực can ngăn. Về sau mẹ kế của Mẫn Tử Khiên hiểu tấm lòng hiếu thảo của ông nên hối hận thương yêu Mẫn Tử Khiên như con đẻ. Hoặc như chuyện của một người chồng nghe lời vợ ton hót, xúc xiểm về người cha già yếu, không còn làm được việc gì giúp cho gia đình, trờ thành gánh nặng đã lấy xe đẩy cha vào rừng bỏ, con trai ông ta thấy vậy hỏi sao cha bỏ ông nội vào rừng, mai này cha già con cũng sẽ lấy xe chở cha vào rừng như cha đã bỏ ông nội vậy. Người cha hối hận mang cha của mình trở về nhà nuôi dưỡng tử tế, hết lòng hiếu thảo… Còn chuyện mẹ thầy Mạnh Tử dạy con thì chắc ai cũng biết, tôi xin không dẫn ra đây cho khỏi mất thời gian. Và còn nhiều, rất nhiều những tấm gương, bài học làm người thấm đẫm tính nhân văn như vậy ở cấp sơ học mà tôi và lứa tuổi chúng tôi ngày ấy đã được học thậm chí học thuộc lòng.
Tôi không biết PGS TS Bùi Hiền và GS Hồ Ngọc Đại học Lớp 1 ra sao, học ở đâu? Nếu đã học lớp 1 như tôi, lứa tuổi chúng tôi hồi đó ở trong này chắc hai ông không thể nào quên lớp đầu cấp tiểu học, cấp rất quan trọng để không chỉ vỡ lòng, khai tâm mở trí con người mà còn hình thành nhân cách con người, một công dân có ích cho xã hội và chắc sẽ không mất thời gian, hao tổn công sức đẻ ra cái gọi là “Cải cách tiếng Việt” dị dạng, và thực nghiệm “Công nghệ Giáo dục” với bộ sách Tiếng Việt Lớp 1 khiến học trò lớp vỡ lòng tối tăm mặt mũi để đọc, ráp vần và khiến cha mẹ học sinh cả nước này bỗng dưng… tái mù chữ, phải học lại Tiếng Việt như “quyết tâm” của hai ông mong muốn.
Càng ngẫm lại, càng thấy 2 công trình “vĩ đại” này của hai ông không chỉ thật kỳ lạ mà còn rất nguy hiểm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |