Jump to content

Advertisements




Tổng quan ngắn về Chiêm tinh học


5 replies to this topic

#1 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 25/08/2018 - 17:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chiêm tinh học qua dòng lịch sử

Hệ thống bói toán cổ xưa sử dụng vị trí của các hành tinh, mặt trăng và vì sao. Theo luật chiêm tinh, thiên thể sử dụng tác động và thể hiện nhân cách ảnh hưởng đến con người và sự kiện bên dưới. Những ảnh hưởng này có thể được xác định bằng cách vẽ bản đồ vị trí trên bầu trời vào những thời điểm khác nhau.

Thuật chiêm tinh ra đời cách đây khoảng 50.000 năm, khi người Cro-Margnon tìm hiểu các mẫu sao trong bầu trời và đánh dấu mùa bằng cách khắc xương. Mãi cho đến năm 3000 tr. CN thuật chiêm tinh mới phát triển thành hệ thống, lúc đầu do người Chaldea, quan sát bầu trời từ các ziggurat, một loại tháp có bậc thang.

Nguời Babylon cũng hành nghề chiêm tinh. Giới học giả không thống nhất với nhau về việc người Chaldea và người Babylon, ai chính thức hóa vòng Hoàng đạo, k. 3000 tr. CN. Hoàng đạo là một dải gồm 12 chòm sao qua đó, mặt trăng, mặt trời và các hành tinh khác xuất hiện trên hành trình. Dải có hình bầu dục, ở giữa là mặt phẳng quỹ của trái đất quay quanh mặt trời. Từ “zodiac” (“gánh xiếc thú”) sau này đã do người Hy Lạp nghĩ ra.

Người xưa sử dụng chuyển động của các thiên thể qua Hoàng đạo để dự đoán thời điểm triển vọng cho các vấn đề nhà nước và chiến tranh, cũng như dự đoán thời tiết và thiên tai. Có hai loại chiêm tinh phát triển: từng giờ xác định thời điểm có nhiều hứa hẹn tốt cho hành động; và thường xuyên, dự đoán tai họa và những sự kiện quan trọng khác xảy ra, liên quan đến quốc gia, chủng tộc và nhóm người.

Khoảng thế kỷ 5 tr. CN, người Chaidea quan sát mối quan hệ giữa vị trí các hành tinh vào lúc sinh với số mệnh tiếp theo sau của các cá nhân ấy. Dần dần, lá số tử vi, hoặc sơ đồ sinh ra đời, sau này được người Hy Lạp phát triển đầy đủ. Loại chiêm tinh thứ ba này là dựa vào ngày, giờ, địa điểm lúc sinh ra đời đã chứng tỏ thịnh hành lâu dài nhất.

Người Trung Hoa cổ đại, k. 2000 tr. CN, cũng hành nghề chiêm tinh. Hoàng đế được xem là giáo sĩ cao cấp trên thiên đường, phải hi sinh thành các vì sao để cùng chung sống hài hòa, với các ví sao ấy. Bốn góc hoàng cung tượng trưng cho 4 điểm chính trong vũ trụ, điểm xuân phân, thu phân, đông chí và hạ chí, hoàng đế cùng hoàng gia di chuyển từ góc này sang góc khác mỗi khi thay đổi mùa.

Người Ấn Độ, Maya, Ai Cập và Tây Tạng cũng sử dụng nhiều hình thức chiêm tinh khác nhau.
Thông thường, thuật chiêm tinh lúc đầu thuộc về giới vương giả. Khoảng 600 tr. CN đến 500 tr. CN, người Hy Lạp cổ đại mô phỏng chiêm tinh của người Chaldea và phổ biến cho quần chúng. Pythagoras, Plato, và Aristotle là những nhà tư tưởng lớn đồng ý và ảnh hưởng của các vì sao đối với đời sống trên Trái đất. Người Hy Lạp cho rằng thuật chiêm tinh tiết lộ thời điểm thuận lợi và bất lợi khi tiến hành một hoạt động nào đó nhưng không thể đảm bảo thành công.

Người La Mã học thuật chiêm tinh từ số nô lệ Hy Lạp vào khoảng năm 250 tr. CN – 244 tr. CN, bổ sung thêm tên các hành tinh đến nay vẫn còn sử dụng. Nhà chiêm tinh bói toán, phần lớn đều giả dối, tràn lan đến mức họ bị trục xuất do sắc lệnh của Cornelius Hispallus cào năm 139 tr. CN. Họ thâm nhập vào xã hội và tự mình gây dựng lại trong các giai cấp xã hội. Augustus là hoàng đế La Mã đầu tiên tin tưởng thuật chiêm tinh.

Khoảng 140-200 sau CN, sách quan trọng nhất viết về lịch sử thuật chiêm tinh phương Tây là sách của Ptolemy, nhà thiên văn người Ai Cập gốc Hy Lạp nghĩ ra hệ thống vũ trụ Ptolemy lấy trái đất làm trọng tâm. Quyển Tetrabiblios (Bốn quyển sách về ảnh hưởng của các vì sao) do ông viết đã xây dựng nền tảng cho thuật chiêm tinh vẫn con sử dụng đến nay.
Năm 333 sau CN, hoàng đế Constantine, một người cải sang Kitô giáo, lên án thuật chiêm tinh cho đó là môn học “ma quỷ”. Sau này thánh Augustine cũng lên án.

Trong khi thuật chiêm tinh sa sút ở Phương Tây nhưng vẫn tiếp tục phát triển mạnh ở phương Đông và thế giới Hồi giáo. Avicenna nhà giả kim kiêm triết gia Ba Tư thế kỷ 10, bài bác thuật chiêm tinh nhưng thuật này vẫn ăn sâu vào trong các vương triều và xã hội.
Bắt đầu khoảng thế kỷ 12, thuật chiêm tinh Ả Rập tìm cách trở lại phương Tây thông qua các Kabbalist người Tây Ba Nha. Vào thời Phục hưng, hầu như tất cả các nhà khoa học, thuật giả kim, thiên văn học, thầy thuốc và triết gia nổi tiếng đều nghiên cứu và chấp nhận thuật chiêm tinh. Paracelsus liên kết thuật chiêm tinh với thuật giả kim và y học, đề nghị nên kê toa thuốc phải hội ý, tham khảo bầu trời. Thuật chiêm tinh được dạy ở các trường đại học, giáo hội cũng chấp nhận.
Cùng với sự phát triển của khoa học trong thế kỷ 17, thuật chiêm tinh một lần nữa bị giáng cấp thành mê tín và huyền bí, nhưng không hề mất đi sự ủng hộ của công chúng. Ngày nay thuật chiêm tinh được nhiều người nổi tiếng, giàu có, quyền thế cũng như công chúng sử dụng.

Chuyên gia tâm thần học Carl G. Jung đôi khi cũng xem tử vi của bệnh nhân để tìm kiếm tiềm năng bên trong và các vấn đề tiềm ẩn. Ông cho rằng thuật chiêm tinh, giống như thuật giả kim, xuất phát từ vô thức chung – đây là ngôn ngữ biểu tượng trong các quá trình tâm lý, kết hợp thế giới bên trong với bên ngoài. Ông cũng cho rằng thuật chiêm tinh mang tính đồng thời: bất kỳ điều gì được tạo ra hoặc được làm ra đều mang tính chất của khoảng khắc ấy.

phương Đông thuật chiêm tinh hiện đại chủ yếu được dùng để bói toán. Ở phương Tây, thuật chiêm tinh ngày càng được sử dụng trong hình thức xem kẽ giữa tư vấn và liệu pháp.


Thuật Chiêm tinh dựa vào ngày, giờ, địa điểm lúc sinh

Lá số tử vi (horoscope) – một từ Hy Lạp mang nghĩa “tôi đang nhìn giờ” – dự đoán diễn tiến chung về cá tính và số mệnh của một cá nhân trong suốt đời dựa trên vị trí của các hành tinh vào đúng thời điểm lúc sinh. Lá số tử vi lâu nhất hiện vẫn còn là lá số của người Babylon, k. 410 tr. CN, lá số khác được tìm thấy ở Uruk, Chaldea (Iraq ngày nay), có niên đại vào năm 263 tr. CN. Yếu tố quan trọng nhất trong lá số tử vi là dấu hiệu mặt trời, chòm sao Hoàng dạo do mặt trời chiếm giữ vào lúc sinh. Dấu hiệu mặt trời biểu thị nét nhân cách chung.

Ý nghĩa quan trọng tiếp theo là dáu hiệu tăng hay giảm cho biết tính tình, khả năng, cách tự biểu cảm và môi trường ban đầu của cá nhân. Lá số tử vi chia thành 12 cung, mỗi cung tác động đến một khía cạch khác nhau trong đời sống cá nhân. Các cung theo thứ tự là nhân cách, tài chánh, giao tiếp, nhà cửa ban đầu, con cái, sức khỏa và dịch vụ, hôn nhân, triến học, nghề nghiệp, bạn bè, và karma (nghiệp chướng).

Lá số tử vi theo lý tưởng, là sự dẫn dắt hướng đến các cơ hội và vấn đề tiềm năng chứ không phải tiền định. “Các vì sao thúc ép chứ không hề bắt buộc” là khẩu hiệu của các nhà chiêm tinh.

Thuật chiêm tinh thường bị các thí nghiệm khoa học bác bỏ nhưng lại được ủng hộ trong nghiên cứu gây nhiều tranh luận của nhà tâm lyd học người Pháp Michel Gauquelin. Năm 1949 Gauquelin bắt đầu thí nghiệm để phủ nhận thuật chiêm tinh, và tỏ ra rất thành công. Tuy nhiên, ông nghiên cứa lá số tử vi của 576 thầy thuốc Pháp và nhận thấy có nhiều người được sinh ra trong vòng 2 tiếng đồng hồ giữa lúc mọc và đạt đỉnh điểm của sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ nhiều hơn giải thíc theo may rủi. Sau đó ông cũng nhận thấy các nhà vô địch thể thao thường sinh ra sau khi sao Hỏa mọc và đạt đến đỉnh điểm.

Chứng cứ của ông, gọi là “tác dụng sao Hỏa” được các nhà nghiêm cứu khác tái tạo. Sự phản đối tiếp theo sau trong cộng đồng khoa học giúp thành lập Ủy ban điều nghiêm khoa học về khẳng định siêu nghiệm (CSI-COP) ở Buffalo, New York, tất cả những người hoài nghi và lật tẩy. Vụ bê bối tiếp theo sau khi CSICOP cố gắng phản bác nghiên cứu của Gauquelin năm 1981 và một cựu thành viên bị kết tội lamg giả mạo dữ liệu. (Bạn đọc có thể tự đọc thêm về Committee for the Scientific Investigation of Claims of the Paranormal – CSICOP.)

Gauqenlin tiếp theo sau nhận thấy tác dụng sao Hỏa trong số những người thành tựa cao ở các ngành nghề khác. Ông kết luận rằng điều này không chứng minh rằng các hành tinh và vì sao ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân, mà là một loại sinh học vũ trụ đang tác động, kể cả di truyền gien. Ông nhận xét giống như nhà thiên văn học người Pháp Paul Choisnard lúc đầu thế kỷ 20 rằng trẻ thường được sinh ra với cùng dấu hiệu mặt trăng, mặt trời hoặc dấu hiệu tăng giống như bố mẹ. Tác dụng tăng gấp đôi nếu bố mẹ cùng thuộc tính. Ngoài ra, Gauquelin phát biểu rằng trẻ lúc chưa sinh ra có thể phản ứng với ảnh hưởng vũ trụ khi trẻ chọn thời điểm sinh ra. Tuy nhiên, ảnh hưởng bị bác bỏ qua thủ thuật Caesar và đau đẻ được tạo ra bằng cách nhân tạo.

Trích Từ điển Tôn giáo và các thể nghiệm siêu việt (Tác giả Rosemary Ellen Guiley)

Thanked by 1 Member:

#2 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 25/08/2018 - 18:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


NGUỒN GỐC CHIÊM TINH HỌC (PHẦN I)
(Chiêm Tinh Học 510.001)

Sau một thời gian, các bạn tìm hiểu hay nghiên cứu Tử Vi Việt Nam, Chiêm Tinh Học của phương Tây, Tử Bình của Trung Quốc hay các môn huyền học khác thường đi đến một BẾ TẮC - không thể tiến xa hay hiểu sâu thêm được nữa. Vì sao ? Cũng như trong võ thuật, lắm người trở nên "mê mẩn" với "chiêu thức": những cái gì đó "khoe mẽ", múa may "bề ngoài", cầu kỳ về mặt "trình diễn" mà quên đi 2 điều quan trọng - "thiếu nội công" và một cái "tâm". Nếu không có hai yếu tố này, chắc chắn cú "đấm" hay cú "đá" đó sẽ không được "định hướng", không "ra đòn" hiệu quả, thậm chí có thể tạo thêm cơ hội tốt "ghi bàn" cho "đối phương" và gây nguy hại ngược lại cho chính người đó.

Với Tử Vi hay Chiêm Tinh cũng vậy, nếu người nghiên cứu thiếu phần "nội công" và cái "tâm", những kiến thức bạn học được sẽ trở thành "đồ vứt đi" ! Vâng, có lẽ tôi nói hơi "cường điệu", nhưng sự thật là như vậy đấy. Cái "tâm" như thế nào thì tôi đã viết trong một số bài và sẽ không đề cập trong bài này. Vậy "nội công" đó là cái gì ? Đơn giản đó chính là nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu LỊCH SỬ và QUÁ TRÌNH của những kiến thức mà mình học được, kế tiếp là SUY LUẬN, PHÂN TÍCH và cuối cùng là KIỂM CHỨNG THỰC TẾ.

Như vậy, để có được "nội công" khi nghiên cứu Chiêm Tinh, bước quan trọng đầu tiên là các bạn cần tìm hiểu LỊCH SỬ và QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN của Chiêm Tinh Học. Dẹp bỏ tư duy "chủ quan" và phải có cách nhìn nhận "khách quan", "khoa học". Nói cách khác, hãy "xóa trắng" những gì các bạn đã biết để có thể tiếp thu những kiến thức mà tôi sẽ viết ở đây. Đây là bài viết mà tôi đã viết lở dở từ 2 năm nay, nhưng lại phát sinh trong quá trình tôi nâng cấp báo cáo Định Hướng Nghề Nghiệp lên phiên bản 7.4.x. Do đó tôi buộc phải hoàn tất bài viết này trước khi tôi có thể gửi các báo cáo ĐHNN cho các bạn. Cũng vì nếu để trong báo cáo thì sẽ quá dài nên tôi tách ra thành một bài riêng để mọi người có thể nghiên cứu. MỖI thông tin trong bài viết này được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn nào "hứng thú" sẽ có thể tự tìm ra "gốc gác" của những gì tôi viết với những kiến thức khác sâu hơn từ những thông tin mà tôi cố gắng tóm tắt ngắn gọn nhất và liệt kê ở đây.
=========
HỎI: "Chiêm Tinh Học bắt nguồn khi nào và từ đâu ?"

-> Câu trả lời ngắn: "Nơi nào con người phát triển đầu tiên thì nơi đó chính là nguồn gốc của Chiêm Tinh Học."
-> Câu trả lời dài hơn: "Đọc tiếp bài viết này."

* Phân biệt ảnh hưởng "xấu" của Trung Quốc
.................(đọc ở bài gốc)......................

Với Chiêm Tinh Học cũng vậy, đầu tiên chúng ta cần phải biết chúng ta "tin" vào cái gì ? Nguồn gốc nó từ ở đâu ? Và tại sao nó lại như thế ? v.v... Như bài viết về cách phân biệt 3 vòng Hoàng Đạo khác nhau cách đây vài tháng (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), tôi mong muốn các bạn quan tâm hoặc / và nghiên cứu Chiêm Tinh Học cũng cần nắm vững vì đây là một KIẾN THỨC CĂN BẢN giúp các bạn định hướng cho mình trong việc nghiên cứu cũng như hiểu được mình đang "tin" vào cái gì. "Chiêm Tinh Học" là một sản phẩm thuộc "trí tuệ" và "văn hóa" của con người, nên để có thể hiểu được nguồn gốc của nó, chúng ta cần đi ngược lại lịch sử của chính loài người tổ tiên của chúng ta.

NGUỒN GỐC CON NGƯỜI
* Người Cổ Đại "Đứng Thẳng" (Homo erectus) và hành trình di tản ra khỏi châu Phi (Exodus from Africa)
Sau khi Trái Đất được hình thành cách đây 4,6 tỉ năm, sự sống đầu tiên trên Trái Đất đã bắt đầu cách đây khoảng 3,5 TỈ năm. Dựa trên các tài liệu khảo cổ mới nhất, sau đó một thời gian rất dài thì giống người đầu tiên (tên khoa học: Australopithecus) chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng 3,5 - 2,5 TRIỆU năm tại một khu vực thuộc Đông Phi thuộc nước Cộng hòa Congo ngày nay. Từ 2,3 đến 1,8 triệu năm là thời gian khi loài người bắt đầu phát triển "tiếng nói", "ngôn ngữ" và có thể sản xuất và sử dụng một số công cụ đơn giản (người Homo habilis).

Rồi trong giai đoạn khoảng 1,8 triệu năm đến 400 nghìn năm trước, đã có một sự "đột phá" đáng kể về "trí tuệ" và "sức mạnh" khi loài người biết cách sử dụng "lửa" cũng như cách phối hợp tập thể khi đi săn bắn với nhau (nhóm Homo erectus, "homo" = "loài người" với chữ "erectus" nghĩa là "đứng thẳng"). Hai kỹ năng quan trọng này đã giúp họ mạnh dạn di chuyển xa hơn ra khỏi khu vực Đông Phi: một số dần dần theo hướng Tây Bắc châu Phi và đa số đi ngược lên sông Nile (ngang qua Ai Cập) để theo ngã Đông - Đông Bắc đến khu vực Mesopotamia. "Mesopotamia" tiếng Hy Lạp có nghĩa là "vùng đất giữa các dòng sông" (dịch sang tiếng Hán Việt là "Lưỡng Hà") thực chất là một khu vực nằm "kẹp" giữa 2 dòng sông Tigris và Euphrates, ngày nay bao gồm phần lớn nước Iraq và Kuwait, một phần phía Đông của Syria, góc Đông-Nam của Thổ Nhĩ Kỳ và dọc các biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cũng như biên giới Iran-Iraq.

Từ khu vực Lưỡng Hà, loài người tiếp tục lan rộng xa hơn một tí về hướng Bắc đến khu vực nằm giữa biển hồ Capsian và biển Đen (Black Sea) và đến khoảng 600-700 nghìn năm trước, họ tiến xa hơn rất nhiều về hướng Đông, qua khỏi Bangladesh và chia làm 2 nhánh: một số theo bán đảo Thái Lan đi về hướng Nam thuộc Malaysia và Indonesia ngày nay, trong khi số còn lại đi tiếp về hướng Đông - Đông Bắc thuộc Trung Quốc ngày nay. Trong thập niên 1920, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các di chỉ và xương cốt của "Người Vượn Bắc Kinh" (Peking Man, Homo erectus pekinesis) trong một hang động thiên nhiên tại thôn Chu Khẩu Điếm trên núi Long Cốt, cách Bắc Kinh khoảng 48km về hướng Tây Nam. Điều này chứng minh cho thấy loài "người đứng thẳng" đã đến Trung Quốc khoảng gần 800 nghìn năm trước. Trong khi đó từ khu vực Lưỡng Hà, giống người Homo erectus cũng đã "Tây tiến" và "phủ sóng" toàn bộ khu vực Châu Âu cách đây khoảng 400 nghìn năm.

### Trên bản đồ kèm theo bài viết này (xem link tải chất lượng cao ở cuối bài), hướng di chuyển và niên đại của người Cổ Đại đứng thẳng Homo erectus được thể hiện bằng những đường mũi tên và chữ màu tím.

* Người Hiện Đại (Homo sapiens và Neanderthals) và cuộc Cách mạng Nông nghiệp (Neolithic / Agricultural Revolution, 12.500 TCN - 4.000 TCN)
Cho đến ngày nay, sự xuất hiện và lan rộng đột ngột của giống Người Hiện Đại thông minh (Homo sapiens) cách đây khoảng 200.000 năm vẫn còn là một bí ẩn. Cũng từ khu vực Trung Phi và đi theo những con đường cũ, Người Hiện Đại lấn lướt và dần dần thay thế các giống dân khác, khiến cho họ bị tuyệt chủng trên khắp thế giới. Ngay cả giống người Neanderthals đông đảo và mạnh mẽ có trước thời Người Hiện Đại vài trăm nghìn năm cũng đã phải "chịu thua", và họ đã bị đồng hóa và bị tuyệt chủng cách đây 40.000 năm. Một số tôn giáo cho rằng Người Hiện Đại do một đấng siêu nhiên tạo nên, trong khi một số người nghi ngờ rằng Người Hiện Đại chính là một sản phẩm "cấy gen" của người ngoài hành tinh (aliens) !

### Trên bản đồ kèm theo bài viết này, hướng di chuyển cùng với niên đại của Người Hiện Đại được thể hiện bằng những mũi tên màu ĐỎ, chữ nhỏ hơn màu ĐEN.

Trải qua nhiều đợt biến đổi khí hậu trên Trái Đất, đặc biệt trong Kỷ Băng Hà Cuối Cùng ("Last Glacial Period", 110.000 TCN - 12.000 TCN), giống Người Hiện Đại thông minh đã tản mạc khắp nơi, đi xa hơn cả những nơi mà Người Cổ Đại đứng thẳng (Homo erectus) đã từng đến trước đó. Từ khu vực Trung Đông, kỹ năng sử dụng lửa để sưởi ấm và săn bắn thành thạo đã giúp họ tiến lên phía Bắc, đến các vùng ôn đới và hàn đới ở châu Âu và châu Á. Từ đó, họ di chuyển dần dần phía Đông theo 2 ngã. Con đường cũ ấm hơn ở phía Nam ngang qua Ấn Độ, Thái Lan, xuống châu Úc Đại Lục hay ngoặc lên hướng Bắc thuộc Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản ngày nay. Con đường "mới" lạnh hơn ở hướng Bắc ngang qua các vùng đồng bằng và cao nguyên Seberia, đến Mông Cổ và gặp nhau với nhóm người phương Nam tại Trung Quốc đi lên. Vì trong cuối Kỷ Đại Băng Hà, mặt biển bị đóng băng nối liền Siberia và Alaska lại với nhau, điều này cho phép họ băng qua eo biển Bering để di chuyển đến Bắc Mỹ rồi nhanh chóng lan rộng đến Nam Mỹ, hình thành các nền văn minh nổi tiếng như Aztec, Maya và Inca (khoảng 13.000 TCN ~ 12.000 TCN).

VĂN MINH LƯỠNG HÀ - NGUỒN GỐC CỦA CHIÊM TINH HỌC

Trong khi các nhóm Người Hiện Đại thông minh khác đang bận rộn di chuyển lan rộng khắp thế giới thì khu vực Lưỡng Hà đã trở thành một "ngã ba văn hóa" nhộn nhịp, nơi giao lưu, hội tụ, phát triển cũng như trao đổi những công nghệ tiên tiến nhất của loài người. Cũng như ngày xưa, Mesopotamia ngày nay vẫn còn là một vùng đất có những địa hình tương phản nhau rõ rệt gồm các sa mạc vây quanh bởi các rặng núi hiểm trở, xen lẫn là những "ốc đảo" (oasis) xanh tươi màu mỡ, được xuyên qua bởi các dòng sông.

Tuy nhiên, khu vực này vốn thiếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đá (cần thiết cho việc xây dựng), kim loại quý (công cụ, vũ khí) và gỗ, và để có được những nguyên liệu đó, người dân địa phương thời xưa buộc phải mua và chở từ nơi khác đến qua việc buôn bán các loại nông sản và thú vật đã được thuần hóa. Nhờ vậy, Lưỡng Hà đã dần dần trở thành nơi loài người phát triển sớm nhất các hệ thống tưới canh, kỹ thuật trồng trọt và lai tạo giống hoa màu, cùng với một bộ máy hành chính tinh vi để quản lý nhân công, công trình, tài sản, các giao dịch kinh doanh thương mại và cả an ninh lãnh thổ.

Cũng vì thế, khu vực Lưỡng Hà được cho là nơi đầu tiên đã "khai hỏa" cho cuộc Cách mạng Nông nghiệp khắp thế giới ở cuối thời kỳ Đồ Đá (Neolithic / Agricultural Revolution Period, 12.500 TCN - 4.000 TCN). Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nền văn minh Lưỡng Hà cũng là nơi phát minh ra chữ viết, các hệ thống dựa trên chu kỳ "lục thập" (số 60) như chiêm tinh học (12 cung Hoàng Đạo) cùng những khái niệm về "thời gian" như 12 tháng trong một năm, 60 phút trong một giờ, vòng tròn có 360°, những phát minh quan trọng khác như bánh xe và các loại xe cộ, thuyền buồm, gạch nung và bản đồ. Họ thành thạo về thiên văn, toán học, toán lũy thừa và nghịch đảo lũy thừa (log), tính các bài toán lãi suất kép, ... mặc dù họ vẫn chưa thể giải được các bài toán đại số hay hình học.

* Huyền thoại về Chiêm Tinh Học theo Cơ Đốc / Thiên Chúa Giáo
Trong "sách Enoch", một trong những quyển kinh thánh cổ xưa của người Do Thái sống trong khu vực Lưỡng Hà, do Enoch tức "ông cố" của ông Noah viết, chiêm tinh học được 2 thiên sứ Kokabiel và Baraqiel truyền dạy cho con người. Kokabiel là vị thiên sứ trưởng thứ 4 và Baraqiel là vị thiên sứ trưởng thứ 9 trong 20 vị thiên sứ trưởng thuộc nhóm 200 thiên sứ (Nephilim) được Đức Chúa Trời (Jahweh/Jehovah) cử xuống "công tác" ở trần gian. Si mê sắc đẹp phụ nữ trần tục, nhóm 200 thiên sứ này đã kết hôn với con người và điều đó đã khiến Chúa Trời càng thêm thịnh nộ. Chính các vị thiên sứ trưởng này đã dạy cho con người nhiều kỹ năng quan trọng như thiên văn (Kokabiel), chiêm tinh (Baraqiel) và chu kỳ mặt trăng và âm lịch (Sariel), cũng như thời tiết (Chazaqiel), y khoa (Kasadya), chữ viết (Penemue), sản xuất vũ khí (Azazel), sử dụng vũ khí, võ thuật và nghệ thuật trang điểm (Gadreel) ... Đây là những kiến thức được cho là "bị cấm" (forbidden knowledge) vì nguy cơ lạm dụng chúng sẽ khiến cho con người càng thêm mê muội ("mê tín"), băng hoại, hung ác, dâm tục và suy đồi đạo đức. Con cái của các vị thiên sứ này sinh sôi nảy nở thành những "siêu nhân" khổng lồ cho đến khi được cho là đã bị tiêu diệt bởi trận Đại Hồng Thủy 40 ngày của Chúa Trời. Theo các nhà khoa học, dù được viết vào khoảng thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên, các hình tượng trong sách Enoch cũng đã làm bùng lên giả thuyết về nguồn gốc loài người đã được can thiệp và thậm chí lai tạo bởi một số gen di truyền của người ngoài hành tinh.

NGUỒN GỐC CỦA VÒNG NHỊ THẬP BÁT TÚ (NTBT)
Nếu người xưa chia đường đi của Mặt Trời thành 12 cung Hoàng Đạo thì đường đi của Mặt Trăng trên bầu trời được chia thành 28 khu vực mà người Việt chúng ta biết đến dưới cái tên "Nhị Thập Bát Tú" qua văn hóa du nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, người Trung Quốc không phát minh ra vòng NTBT mà nguồn gốc của nó đến từ khu vực Lưỡng Hà. Nhờ vào nhu cầu phát triển của nông nghiệp, người Lưỡng Hà đã biết chú ý đến các vị trí của Mặt Trăng và tầm quan trọng của nó liên quan đến chu kỳ thủy triều của sông ngòi, biển và đời sống của mọi sinh linh trên trái đất. Đây chính là căn bản cho sự phát triển của vòng NTBT, được cho là có thể đã hiện diện lâu đời hơn cả vòng Hoàng Đạo.

"Chữ viết" là sự biểu hiện vật lý của ngôn ngữ và tiếng nói. Chiêm Tinh Học, bao gồm các ghi chép thiên văn và công thức toán học, đã không thể hình thành nếu thiếu đi 2 yếu tố quan trọng:
1) Sự hiện diện của một hệ thống chữ viết có sẵn, và
2) Phát minh của công cụ ghi nhận thời gian: ĐỒNG HỒ !

Các khám phá khảo cổ cho thấy con người đã bắt đầu phát triển ngôn ngữ từ khoảng 50.000 năm đến 35.000 Trước Công Nguyên (TCN) và họ thể hiện ngôn ngữ qua các hình vẽ thô sơ trên các tảng đá hoặc sản phẩm thủ công (đồ gốm) về những biến cố đặc biệt hay sự kiện diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên, so với "ngôn ngữ" thì "chữ viết" chỉ được phát minh gần đây: khoảng 3.000 ~ 3.500 năm TCN từ khu vực Lưỡng Hà do người Sumerian, Babylon và Hy Lạp sinh sống (dọc sông Nile).

Trong khi đó, sau những tiến bộ vượt bậc trong thời Phục Hy (2.800 TCN - 2.737 TCN), người Trung Quốc chỉ phát minh ra chữ viết của họ vào khoảng 1500 ~ 1000 năm TCN (cuối đời nhà Thương / 殷代 / Shang dynasty) ghi khắc trên các mảnh xương và ngà của thú vật và vỏ sò thô sơ, và phải đợi đến thời Xuân Thu (春秋時代, 722 TCN - 481 TCN) thì chữ viết của họ mới được hệ thống hóa bởi Lỗ Ban và đức Khổng Tử. Đây chính là lý do tại sao chúng ta thấy các môn bói toán của người Trung Quốc có một điểm chung là rộ lên vào những giai đoạn này, có một xuất xứ khá "man rợ" vì bắt nguồn hầu hết từ "XƯƠNG" động vật như: "quẻ dịch", "xin xăm", "bói mu rùa" "bói mai rùa" (giáp cốt), "bói chân gà" v.v... Ngay cả thuật "xem tướng" cho con người cũng có nguồn gốc từ "xem xương" (cốt cách). Nói cách khác, hệ thống chữ viết của người Trung Quốc dù không liên hệ với các nền văn hóa khác nhưng đã có SAU người Sumerian, Babylon và Hy Lạp. Như vậy, không có chữ viết thì Chiêm Tinh Học tuyệt đối không thể nào phát triển ở Trung Quốc "sớm hơn" các dân tộc khác, mặc dù trong một cuộc khai quật gần đây cho thấy họ đã có khái niệm "tứ tượng" trong giữa thời kỳ Cách mạng Nông nghiệp (khoảng 7.000 năm TCN). "Tứ tượng" là 4 con thú chung cai quản những vấn đề như thiên văn, địa lý (phong thủy), thuyết âm dương, triết học của người Trung Quốc, như: Chu Tước (phượng), Thanh Long (rồng), Bạch Hổ (cọp) và Huyền Vũ (rùa). Khái niệm này thật ra cũng không quá biệt với cách phân chia lá số chiêm tinh của người Sumerian / Ai Cập / Hindu thành những nhóm "góc tư" ("quadrants") dựa trên các tiêu chí khác nhau về hành hay phương vị.

Về thời gian, người cổ đại đã biết sử dụng bóng cây dưới ánh mặt trời để ghi nhận thời gian ít nhất là từ 4.000 ~ 3.000 năm TCN, nhưng phương pháp đó (sun dial) chỉ thật sự phát triển khi người Sumerian sáng chế ra "chữ viết". Tương tự, người Hy Lạp dựng lên các tượng đá cao (obelisks) dùng để theo dõi chuyển động của Mặt Trời cũng như phát minh ra đồng hồ chạy bằng nước (clepsydrae) vào khoảng 2.000 năm TCN, cùng với đồng hồ cát (hourglass) và đồng hồ nến. Qua các tuyến thương mại, những "công nghệ" từ vùng Lưỡng Hà này đã được "nhập khẩu" vào Trung Quốc, đặc biệt là đồng hồ nước trong đời nhà Chu (Zhou dynasty, khoảng 1.000 năm TCN), sau được các kỹ sư Trung Quốc thời đó cải tiến thành đồng hồ chạy bằng thủy ngân. Đến khoảng 1.000 năm Sau CN, một vị tu sĩ Thiên Chúa Giáo phát minh ra đồng hồ chạy bằng cơ học và loại đồng hồ cơ này đã dần dần thay thế các loại đồng hồ khác, cho tới phát minh của đồng hồ điện tử gần đây trong thế kỷ thứ 20.

Tóm lại, dựa trên những bằng chứng khoa học và thứ tự lịch sử, chúng ta có thể nói rằng Trung Quốc KHÔNG PHẢI là một "cái nôi" của Chiêm Tinh Học mà đúng hơn chỉ là một "chi nhánh" hay "biến thể". Văn hóa TƯ DUY (triết lý), cách nghiên cứu và diễn giải của người Trung Quốc cũng nghiên về "mê tín" nhiều hơn, vì ngày xưa, các môn "chiêm tinh học" và huyền thuật chỉ được sử dụng trong cung đình, phục vụ các vua chúa và quan lại, không được truyền "bí kiếp" ra ngoài nên họ phải tìm cách "giấu nghề", cắt đứt mọi nguồn gốc kiến thức mà họ "ăn cắp" được, cố tình "thổi phồng", "bóp méo" hay ghi chép "lộn xộn" và chỉ có những "truyền nhân" hay những người nghiên cứu thật sự và nghiêm túc thì mới có thể thấu hiểu các nguyên lý cũng như những "cái bẫy" kiến thức được ngầm giăng ra.

Do thương mại, chiến tranh và hoàn cảnh chính trị, kiến thức chiêm tinh khi qua đến Trung Quốc đã trở thành "dị bản" với những nghiên cứu, biểu tượng và tên gọi riêng của họ, nhưng nguyên lý vẫn không khác biệt với "nguyên bản" từ văn hóa Lưỡng Hà. Ý nghĩa 12 con giáp của người Trung Quốc cũng vẫn tương tự như 12 cung Hoàng Đạo (Tí = Nhân Mã, Sửu = Ngư Dương, Dần = Bảo Bình v.v...) 24 tiết khí trong năm vẫn được tính toán dựa trên vị trí Mặt Trời và lịch pháp cũng kết hợp với chu kỳ Mặt Trăng trong tháng. "Lục thập hoa giáp" ("60 con giáp") cũng lấy từ hệ thống lục thập (sexagesimal system) của người Sumerian đã có lâu đời từ khoảng 3.000 năm TCN. Và có thời, họ cũng đã "copy" hệ thống 360 ngày cho một năm giống như các nhà chiêm tinh cổ ở khu vực Lưỡng Hà.

Đối với vòng Nhị Thập Bát Tú, giống như người Ả Rập, người Trung Quốc "copy" và vẫn sử dụng đúng 28 chòm sao của vòng này, nhưng từ rất xa xưa, các chiêm tinh gia cổ đại từ khu vực Lưỡng Hà đã quyết định chỉ sử dụng 27 chòm. Lý do bởi vì khi quan sát thực tế, ngôi sao đại diện cho chòm thứ 28 - sao "Ngưu" hay "Ngưu Kim Ngưu" (sao Vega, gần khu vực cung Ngư Dương Capricorn) nằm quá cách xa tách biệt với 27 chòm còn lại (chếch lên hướng Bắc) nên không thể đóng vai trò chính ảnh hưởng trên vòng "Nhị Thập Bát Tú". Do đó, nếu có tính đến ảnh hưởng của sao "Ngưu" thì họ sẽ gộp chung ảnh hưởng của một phần trong khu vực chòm sao Đẩu (Nhân Mã, bộ Nam Đẩu Tinh trong Tử Vi) và một phần của sao Nữ (Bảo Bình). Trong truyền thuyết, người Hindu tin rằng Mặt Trăng là một ông thần "phong lưu đào hoa" có 27 người vợ, tượng trưng bởi 27 cung của vòng NTBT trên bầu trời, và mỗi ngày thần Mặt Trăng (nhân vật thứ 28 của NTBT) sẽ đi đến nhà và ngủ với một bà vợ khác nhau. Một lý do khác để sử dụng 27 chòm sao thay vì 28 chòm sao trên vòng NTBT đó là vì số 27 tương đối gần khớp với con số 27,322 ngày = chu kỳ chính xác của Mặt Trăng đi vòng quanh Trái Đất hơn là số 28. Mỗi ngày, Mặt Trăng di chuyển khoảng 1 cung trên vòng Nhị Thập Bát Tú. Nếu lấy 360° chia đều 27 thì mỗi cung NTBT chiếm đúng 13°20'00", một con số chẵn đơn giản và "hợp lý" hơn là con số lẻ 12°51'26" khi lấy 360° chia cho 28.

Cũng giống như chủ tinh của mỗi cung Nhà trên lá số, mỗi cung của vòng Nhị Thập Bát Tú cũng có một chủ tinh, nhưng tôi gọi trong tiếng Việt là "chủ cung" (trong báo cáo ĐHNN) để phân biệt với từ "chủ tinh" dành do 12 cung Nhà trên lá số. Mỗi cung trên vòng Nhị Thập Bát Tú còn được chia nhỏ thành 4 cung nhỏ hơn (tiểu cung), và mỗi tiểu cung này được cai quản bởi một hành tinh ("chủ tiểu cung" = chủ tinh của tiểu cung). Như vậy, 27 cung x 4 tiểu cung = 108 tiểu cung mà Mặt Trăng đi qua trong suốt một tháng ... (từ đây, những chi tiết khác về ứng dụng của NTBT sẽ được mở rộng trong báo cáo ĐHNN)

"108" tiểu cung của Mặt Trăng trên vòng NTBT cũng chính là con số kỳ diệu mà trong Phật Pháp hay nói đến. Phật Giáo phát sinh từ Ấn Độ, "hàng xóm" với khu vực Lưỡng Hà, là nơi được truyền thụ cũng như bảo tồn nhiều kiến thức Chiêm Tinh nhất trên thế giới nên trong kinh Phật có nhắc đến vài con số quan trọng liên quan đến các chu kỳ Chiêm Tinh. Chuỗi hạt làm từ cây bồ đề dùng trong hoạt động trì chú hay tụng kinh luôn luôn đếm đúng 108 hạt, tượng trưng cho 108 phiền não của con người, nhưng nếu vượt qua được thì đây cũng là 108 bước chân lên đến "thiên đường", "cõi niết bàn" (nirvana) hay cảnh giới cao nhất mà loài người chúng ta ai cũng cần phải đạt đến - đó là sự "giải thoát" hay "thoát khổ". Người Thiên Chúa Giáo còn tin rằng họ có thể đạt được điều đó qua một con đường khác, đó là chương trình cứu rỗi (salvation) do Đức Chúa Trời ban tặng cho con người. Do đó người Do Thái cũng thường có phong tục biếu tặng quà cáp hay từ thiện cho người khác theo cấp nhân của số "18" (vì 18 x 6 = 108, con số 6 = 6 ngày lao động cật lực trong một tuần lễ, trừ 1 ngày Chủ Nhật để nghỉ ngơi) ...
Như vậy, chúng ta đã hiểu được nguồn gốc của con số "108" đến từ đâu: chu kỳ của Mặt Trăng mỗi tháng trong "Chiêm Tinh Học" !

CÁC BIẾN TẤU VÀ CHI NHÁNH CỦA CHIÊM TINH HỌC

Ngày nay, chúng ta có cả ít nhất hàng trăm biến tấu (variations) / chi nhánh (branches) khác nhau của Chiêm Tinh Học nên người mới nghiên cứu sẽ dễ "tẩu hỏa nhập ma", không biết chi nhánh nào là "đúng" và nguồn gốc của chúng là từ đâu. Tuy nhiên, tôi đã tóm lược một cách đơn giản tình trạng biến tấu của Chiêm Tinh Học trên bản đồ đi kèm bài viết này:

- Khu vực màu VÀNG là khu vực Lưỡng Hà nơi văn hóa con người đã phát triển từ lâu đời nhất và cũng là nơi sinh ra Chiêm Tinh Học. Đây cũng là nơi Chiêm Tinh Học "nguyên thủy" còn được sử dụng. Trong một bài viết, tôi đã chia sẻ rằng tôi có một may mắn: đó là một trong những người thầy dạy cho tôi môn Chiêm Tinh là một người Do Thái sinh ra và lớn lên ở ngay khu vực này trước khi tôi gặp được bà ấy ở Canada. Tuy chỉ được bà hướng dẫn một thời gian ngắn (trong 3 năm trước khi bà mất 2004), cơ hội ấy đã giúp tôi có một định hướng đúng đắn về môn học này. Mặc dù tôi cũng đã nghiên cứu Chiêm Tinh Học hàng chục năm trước đó, kiến thức của tôi chỉ thật sự mở rộng kể từ khi tôi gặp bà.

- Các đường mũi tên có gạch đứt quãng màu VÀNG là nơi mọi kiến thức tinh hoa của Chiêm Tinh Học cổ truyền đã phát triển và còn được lưu giữ đến ngày hôm nay. Vẫn là khu vực Lưỡng Hà ngày xưa, nay trở thành vùng Trung Đông, một số ở Ai Cập (Egypt), Thổ Nhĩ Kỳ, chạy lên hướng Bắc tối đa lác đác ở Bulgari và Romania. Ở hướng Đông, kiến thức Chiêm Tinh Học từ vùng Lưỡng Hà đã đi theo con đường di cư của dòng người cổ đại vào đến Ấn Độ. Đây có lẽ là điều may mắn và tuyệt vời nhất cho Chiêm Tinh Học. Vì một vài lý do "thần kỳ" nào đó, Chiêm Tinh Học đã "thoát" khỏi nạn "diệt chủng" cực đoan của Thiên Chúa Giáo và các cuộc chiến tranh + tuyên truyền của họ, và cho đến ngày nay, người Hindu / Ấn Độ đã lưu giữ được hầu như trên 80% kiến thức + phương pháp Chiêm Tinh Học từ thời Sumerian / Babylon / Ai Cập cổ đại cách đây 5.000 năm ! Cũng như ngày xưa, ở Ấn Độ, Chiêm Tinh Học được xem là "tài sản văn hóa của quốc gia", được xem là một môn học chính, được chính phủ tài trợ và tích cực bảo tồn. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất và cấp bách hiện tại đó là chỉ có khoảng 10-15% tài liệu được dịch ra và phổ biến, còn lại 80% hiện vẫn còn đang bị con người "lãng quên" đâu đó trong các thư viện, chùa chiền và những di tích. Vấn đề lớn thứ nhì và cũng là một nghịch lý đó là nạn "cái Tôi quá lớn" và khỏi phải nói cái tính "cực kỳ bảo thủ" của nhiều chiêm tinh gia Ấn Độ, khiến cho họ không chịu "cập nhật", lạm dụng Chiêm Tinh Học cho những mục đích "mê tín dị đoan", "tư lợi cá nhân" và cố tình kìm hãm những nghiên cứu mới mẻ đột phá.

- Các đường mũi tên có gạch đứt quãng màu HỒNG ĐỎ là hướng đi của kiến thức Chiêm Tinh Học đã bị "lai tạp", "tam sao thất bổn" hoặc "thất truyền". Phần lớn (60%) những gì mà chúng ta thường đọc liên quan đến "12 cung Hoàng Đạo" và "Placidus House" trên báo chí và tài liệu phương Tây ngày nay là thuộc về nhánh này. Nguyên nhân chính là do chính trị, chiến tranh và xung đột tôn giáo triền miên, nhất là trong lịch sử cận đại của loài người (thế kỷ 15 - 20). Ở châu Âu, sự trỗi dậy và bành trướng cực đoan của Thiên Chúa Giáo và nỗ lực tiêu diệt những "kẻ ngoại đạo" (bao gồm những chiêm tinh gia) ở nhiều thế kỷ trước đã khiến cho nhiều tài liệu nghiên cứu và sách vở quan trọng bị thiêu đốt, nhiều công trình thiên văn bị hủy diệt. Ở mặt trận khác, họ "làm phức tạp hóa vấn đề" bằng những thông tin / sách vở đã bị bóp mép, xuyên tạc, sai lệch, nhằm mục đích làm hài lòng Giáo Hội hay tình hình chính trị địa phương. Qua đến Trung Quốc, Chiêm Tinh Học đã bị "thay da" và "đội lốt" khác bởi những chiêm tinh gia của cung đình ngày xưa (nổi bật là vụ 12 biểu tượng Hoàng Đạo trở thành 12 con vật phần lớn "nuôi trong nhà"), các nguyên lý có một số thay đổi "bề ngoài" nhưng bên trong vẫn không có gì khác ("ngũ hành", "cửu diệu"). Cũng giống như người Trung Quốc, những người da đỏ ở Bắc Mỹ (Indian) cũng đem hệ thống Chiêm Tinh Học từ vùng Lưỡng Hà về và "địa phương hóa" / đổi thành những con vật khác đại diện cho vòng Hoàng Đạo của họ. Ví dụ: biểu tượng cho "Sư Tử" là một con cá salmon (cá hồi), "Xử Nữ" là hình một con gấu, "Song Ngu" trở thành con cáo trong khi "Nhân Mã" trở thành con cú hay "Ngư Dương" là một con ngỗng.

- Các đường mũi tên có gạch đứt quãng màu TÍM (Trung Quốc + Bắc Mỹ + Nam Mỹ) là những khu vực có một số phát triển độc đáo riêng về Chiêm Tinh Học, mặc dù họ có lẽ không quá tiến bộ hay chi tiết tinh tế như Chiêm Tinh Học "nguyên thủy". Giống như người Aztec, người Mayan cũng duy trì 2 hệ thống lịch song song với nhau, trong đó hệ thống 260-ngày cho một năm (gọi là "tzolkin"), chia năm thành 20 nhóm (mỗi nhóm 13 ngày) và lịch chu kỳ Kim Tinh là quan trọng nhất. Kiến thức chiêm tinh khác lạ của người Maya đáng lẽ ra đã được các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn ngày nay nếu như nhiều sách vở giá trị của họ đã không bị tiêu hủy bởi linh mục cuồng tín người Tây Ban Nha Diego de Landa trong thế kỷ thứ 16 khi ông được cử đến công tác tại vùng đất này.
[CCT]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#3 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 25/08/2018 - 19:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



[LỊCH SỬ] ISAAC NEWTON VÀ CHIÊM TINH HỌC
(Chiêm Tinh Học 511.001)

Tôi rất thích xem bộ phim tài liệu "Cosmos: A Spacetime Odyssey" ("Vũ Trụ: Một Hành Trình Xuyên Không Gian và Thời Gian",

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) - dài 13 tập, có phụ đề tiếng Việt - hiện đã bắt đầu đang chiếu trên đài National Geographic trong tuần qua. Đây là một chương trình rất hay khi lịch sử khoa học và thiên văn nói chung được trình bày sinh động bằng những hình ảnh và xảo thuật hiện đại kèm với lối kể chuyện súc tích để giúp chúng ta hiểu được những giai đoạn quá khứ và các vấn đề cũng như khái niệm trừu tượng của thiên văn.

Tuy nhiên, đến tập thứ 3, tác giả cũng không quên kèm theo một sự "mỉa mai" khi nói về tổ tiên loài người từ xa xưa đã dùng các chòm sao và sao chổi để tiên đoán các sự kiện trên trái đất. Tập này cũng nói về hành trình gian khổ của Ngài (Sir) Isaac Newton (1642-1727) và sự tài trợ hết mình đằng sau Newton của tiến sĩ Edmond Halley để giúp xuất bản tác phẩm "Philosophie Naturalis Principia Mathematica" trong bối cảnh đầy khó khăn kinh tế của Viện Hàn Lâm Hoàng Gia London và sự chống đối / ăn cắp bản quyền của vị trưởng viện này là Robert Hooke.

Trên thực tế, công trình của Isaac Newton được cho là một cột mốc quan trọng, một "ngã rẽ" giữa "Chiêm Tinh Học" cổ đại và "Thiên Văn Học" hiện đại ngày nay. Nói cách khác, phần lớn các nhà thiên văn và khoa học nói chung đều xem ông "cha đẻ" của mình - Newton - là "cái cớ" để đả phá và phản biện về cái gọi là tính "phản khoa học" của môn chiêm tinh. Nhưng dù có bị đả phá như thế nào với những thăng trầm hàng bao thế kỷ qua, chiêm tinh học vẫn tồn tại và ngày càng phát triển với những khám phá mới, song song với sự tiến bộ của khoa học như chúng ta đã biết. Như vậy, SỰ THẬT là ở đâu ?

Tôi chỉ nói một ví dụ đơn giản như thế này để thấy rằng nền "khoa học" mà chúng ta tiếp thu từ thời "mài đít ở ghế nhà trường" cho tới nay vẫn chỉ là một "em bé" đang học hỏi mỗi ngày, muốn "thể hiện cá tính" và "tài lanh" của mình và vẫn còn "non dại" so với sự khôn ngoan lâu đời của người xưa. "Khoa học" đã hiểu rằng NƯỚC là một nguyên tố không thể thiếu cho sự sống trên Trái Đất. "Khoa học" đã nghiên cứu rằng cơ thể con người chúng ta có tỷ lệ từ 45% đến 75% là NƯỚC. Nghĩa là, hết "phân nửa" cho đến 3/4 vật chất trong cơ thể chúng ta đều là NƯỚC. "Khoa học" cũng đã đong đếm và cho biết rằng 3/4 (> 70%) bề mặt Trái Đất cũng được bao phủ bởi NƯỚC. Ai cũng biết rằng Mặt Trăng quay vòng quanh Trái Đất và tác động đến THỦY TRIỀU - nước lên/nước xuống mỗi ngày trên Trái Đất. "Khoa học" cũng đã nghiên cứu về nhiều sinh vật có chu kỳ giao phối, sinh sản, sống/chết liên quan mật thiết đến thủy triều và tác động của Mặt Trăng/Mặt Trời trên sông ngòi, biển cả, và tất cả những gì có chứa NƯỚC. Vậy thì tại sao "khoa học" ấy vẫn "cứng đầu" và khăng khăng cho rằng cơ thể có chứa "3/4 nước" ấy của con người chúng ta lại "không liên quan" gì đến tác động của Mặt Trăng (vốn chỉ là vệ tinh bé xíu của Trái Đất) và các hành tinh to lớn hơn trên trời nhỉ ?! Một chuyện rất đơn giản và vô lý hết sức.

Lịch sử nhiều nghìn năm của con người luôn là một quá trình HỌC HỎI. Những gì chúng ta biết ngày nay đều là kết quả của sự "mò mẫm", "thử nghiệm", "quan sát" và "nghiên cứu". Phần lớn các kiến thức của chúng ta đều bắt nguồn từ đó, nhưng cũng có một số kiến thức có nguồn gốc "huyền bí" - trong đó có "chiêm tinh học" và hiện chúng ta vẫn chưa rõ chúng từ ở đâu đến (người ngoài hành tinh ? hay một nền văn minh xa xưa ?) ... Ông bà xưa của chúng ta có thể không biết hay không quan tâm (thông tin đã thất lạc?) về sự thật "Trái Đất quay vòng Mặt Trời" (hệ thống Nhật Tâm), "cái gì quay vòng quanh cái gì" hay "thiên thể chuyển động theo hình tròn ellipse), nhưng sự QUAN SÁT tinh tế bằng mắt thường của họ với kiến thức "cái gì trên trời liên quan đến cái gì ở dưới đất" trong chiêm tinh học thì đã rõ. Tôi cho rằng người xưa "quá rảnh" ! Họ không có smartphone. Họ không có điện thoại. Họ không có internet, không có "ebook" hay phim ảnh để "download" về thoải mái. Họ cũng không có "Facebook" để tha hồ "chém gió" và lãng phí thời gian bàn luận về "hotgirl/hotboy". Việc đi lại cũng rất giới hạn và khó khăn, chẳng có xe mô tô, xe hơi, xe buýt, máy bay ... mà chỉ có lừa, ngựa, xe bò, hay tàu thuyền thô sơ ... Không đi được quá xa, không có phương tiện điện tử giải trí, không liên lạc thường xuyên/nhanh chóng với người thân ... Thời gian RẢNH đó họ làm gì ? Kiến thức của họ, nếu không đi "học thầy" hay phục vụ cho vua chúa quan chức, thì họ chỉ việc ở nhà, quanh quẩn với khu vực hàng xóm/gia đình của họ và QUAN SÁT. Ngày này, qua ngày nọ. Tháng này qua tháng kia. Đời này qua đời khác. Và sự QUAN SÁT của họ cũng chính là sự CHIÊM NGHIỆM bồi đắp lên nền tảng của Chiêm Tinh Học.

Ở mặt khác, "khoa học" ngày nay cũng là sự "chiêm nghiệm" đấy thôi. Cũng là sự "quan sát" và tích tụ kiến thức, lý thuyết này chồng lên lý thuyết kia hỗ trợ cho nhau, và cũng từ "quan sát" mà ra. Tuy nhiên, sự phủ nhận của "đứa con / nghịch tử" Thiên Văn Học với "người cha" của mình là Chiêm Tinh Học là kết quả của một quá trình HIỂU LẦM, TỰ ÁI, THÙ HẬN và TRANH CHẤP lẫn nhau giữa con người vs con người với các động cơ chính trị, tôn giáo, kinh tế và khoa học một cách phức tạp. Cho đến ngày nay, các nhà "khoa học" vẫn luôn thường xuyên tấn công Chiêm Tinh Học, và tôi cũng không lạ khi thấy một "cơ hội tấn công mới" trong một chương trình TV có giá trị đang chiếu ở đài National Geographic.

Trong lịch sử hiện đại, cũng đã từng có 1 cuộc "tổng tấn công" đình đám của giới "khoa học" vào Chiêm Tinh Học, khi một bài viết được đăng lên tạp chí "Humanist" số tháng 9 & 10, năm 1975 của Bart J. Bok, Lawrence E. Jerome và Paul Kurtz, với tựa đề "Phản Đối Chiêm Tinh Học: Một Tuyên Bố của 186 Nhà Khoa Học Hàng Đầu" ("Objections to Astrology: A Statement By 186 Leading Scientists"). Những người đứng đằng sau vụ này cho rằng họ lo ngại cho "sự ảnh hưởng nguy hiểm" của "mê tín, huyền thuật" và nhất là "chiêm tinh học" đến nền văn minh nhân loại. Họ sợ rằng niềm tin tưởng mê muội vào chiêm tinh học sẽ giảm đi sự tôn trọng cho những môn "khoa học chân chính" cũng như những đam mê đi lạc xa những môn khoa học đó. Mặc dù bài viết này chẳng thuyết phục hay luận lý trôi chảy như vụ tấn công của St. Augustine vào khoảng thế kỷ thứ 4, hay của Pico d. Mirandola trong thứ kỷ thứ 15, nó có "trọng lượng" đáng kể nhờ vào chữ ký của 186 nhà khoa học nổi tiếng thời đó, và trong nhóm này, có 18 người đã từng lãnh giải Nobel.

Nhiều nhà khoa học cho rằng sau Galileo, Newton là "người hùng" của cuộc Cách Mạng Khoa Học trong thế kỷ thứ 17, và các định luật hấp dẫn của Newton là nền tảng cho ngành thiên văn học hiện đại. Trước các cuộc tấn công của giới khoa học và vị trí của khoa học ngày nay, một số nhà nghiên cứu chiêm tinh và chiêm tinh sư như Stephen Arroyo, Derek Parker, Walter Separial, Alen Oken, Glenn Perry, Warren Kenton v.v... cũng phản pháo lại và cho rằng chính Newton cũng là một người nghiên cứu chiêm tinh. Họ cho rằng, nếu kéo hình ảnh Newton "vào cuộc" thì CTH sẽ "có giá trị" hơn dưới mắt của "khoa học", cũng giống như các nhà khoa học ngày xưa từng phải tìm kiếm sự chấp nhận của phía nhà thờ khi kéo hình ảnh của "Chúa" vào những khám phá và lý thuyết của họ. Tuy nhiên, nền tảng của nhóm các nhà chiêm tinh này đều dựa trên một câu nói duy nhất của Newton khi Tiến sĩ Edmond Halley nói những lời khiếm nhã và phỉ báng đến "tôn giáo". Lúc đó, Newton cắt ngang lời ông tiến sĩ và nói rằng, "Thưa Ngài, tôi đã nghiên cứu những thứ này, còn ông thì chưa." Như vậy, các nhà chiêm tinh đã dẫn chứng và diễn dịch sai chữ "tôn giáo" trong tiếng Anh (religion) ra thành "chiêm tinh" (astrology), là 2 thứ hoàn toàn khác nhau.

Bạn có biết rằng nguyên nhân nào dẫn đến việc Newton phát minh ra môn toán Tích Phân (calculus) ? Lúc đó là mùa hè năm 1663 khi ông còn đang là một cậu học sinh 21 tuổi ở trường đại học Cambridge, ông đã mua một cuốn sách về chiêm tinh trong một hội chợ ở Stourbridge. Cuốn sách đó là một luận án về chỉ tay và chiêm tinh của một chiêm tinh gia và cũng là bác sĩ người Anh Richard Saunders. Khi Newton "chóng mặt" vì không tài nào có thể hiểu nổi những biểu đồ chiêm tinh chằng chịt cũng như những phép tính phức tạp trong đó, ông chuyển hướng sang nghiên cứu môn hình học của Euclid và lao vào đọc các cuốn sách toán học của Frans Schooten và René Descartes. Như vậy, CTH chính là tất cả lý do của Newton bước chân vào lãnh vực khoa học !

Trong hơn 1700 cuốn sách trong tủ sách của Newton, người ta tìm thấy có 27% cuốn sách về thần học, gần 10% là sách về chủ đề thuật giả kim (alchemy), hơn 7% về toán học, 3% về vật lý, và chỉ có gần 2% là về thiên văn. Như vậy, điều ngạc nhiên đó là Newton nổi tiếng trong 3 lãnh vực mà ông chỉ có không đầy 12% số sách về các chủ đề đó trong thư viện của ông. Lúc ông chết, ông chỉ có 4 cuốn sách về đề tài chiêm tinh: một cuốn của nhà chiêm tinh Đức Johann Essler, 1 cuốn của Richard Saunders, 1 cuốn lịch thiên văn cũng của Richard Saunders nhưng lại dùng một tên ảo khác, và cuối cùng là một cuốn sách đả phá chiêm tinh của triết gia/nhà thơ/giáo sư Henry More.

Trong thực tế, Newton là một người sùng đạo Thiên Chúa. Ông không quan tâm đến chiêm tinh, và ngoài những kiến thức ông đóng góp cho khoa học mà nhiều người biết đến, ông là người bí mật nghiên cứu về môn giả kim và thần học. Ông tin vào những lời tiên tri, vào sự ứng nghiệm của sách Khải Huyền, nhưng chống lại xu hướng "thần tượng hóa" (idolatry) của đạo Thiên Chúa (người Công Giáo) thời ấy. Người Công Giáo lúc đó đang "lậm" sâu vào nạn "tôn thờ hình tượng" và sử dụng ma thuật qua các nghi lễ, tôn thánh, cầu nguyện cho Đức Mẹ Mary, bùa chú, đồ vật phép lạ như "nước thánh". Quan điểm của Newton cũng giống như những người Tin Lành thời đó và sự trỗi dậy của họ cũng một phần là nhắm vào mục đích loại bỏ "phép thuật" ra khỏi "tôn giáo".

Những cuốn sách về tiên tri từ Kinh Thánh Cựu Ước như Daniel (Đa-ni-ên) và Khải Huyền mà Newton đã đọc thật ra chứa đựng khá nhiều nội dung chiêm tinh và những biểu tượng bí ẩn của chiêm tinh. Cuốn sách tiên tri Daniel bắt đầu bằng câu chuyện về sự thất bại của tất cả các nhà chiêm tinh Babylon, các pháp sư và thầy bói khi cố gắng diễn dịch một giấc mơ cho vua Nebuchadnezzar (Na-bu-cô-đô-nô-xo). Nếu đọc kỹ cuốn sách này, bạn sẽ thấy rằng tiên tri Daniel chính là một trong vài đứa trẻ Do Thái được chọn ra để được huấn luyện bởi các thầy chiêm tinh người Chaldean (Can-đê). Tuy nhiên, Daniel không sử dụng chiêm tinh để trả lời câu hỏi của vua, mà là ông có thông tin "download" trực tiếp từ Đức Chúa Trời ! Phần sau của cuốn sách, nhà tiên tri Daniel còn nói rõ tính chất "thiên cơ bất khả lộ" qua thông điệp khuyến cáo rằng việc con người để ý quá nhiều đến các ngôi sao ("cuồng tín") đã làm Chúa nổi giận (chương 2). Newton tin rằng người Chaldean từng được thừa hưởng một nguồn kiến thức uyên thâm và trong sáng, nhưng đã bị mai một mất đi cùng với thời gian do "tam sao thất bổn", suy đồi đạo đức và thờ cúng hình tượng. Vì thế, trong bối cảnh thời đó, Newton có lẽ đã xem CTH như một dạng "thờ cúng hình tượng". Chính vì sự kinh tởm và thù ghét "thờ cúng hình tượng" đó nên Newton cũng đã chống đối lại đạo Công Giáo một cách mạnh mẽ cùng với phong trào Tin Lành cũng đang rộ lên.

Nói như thế, cũng không hẳn là Newton bỏ hẳn nền tảng CTH. Cũng giống như kiến thức giả kim và chiêm tinh, Newton tin vào năng lượng huyền bí và thiêng liêng của con số Bảy (7), cũng là con số của 7 hành tinh thấy được bằng mắt thường thời đó mà người xưa tin rằng nó chính là biểu tượng cho sự hoàn hảo của bàn tay Thượng Đế. Khi viết cuốn sách "Quang Học" (Opticks) vào năm 1704, Newton cho rằng có 7 màu tổng cộng trong cầu vồng. Thực ra Newton chỉ tìm ra 5 màu, và ông tự cộng thêm 2 màu nữa cho đủ thành số 7 - là số của sự hoàn hảo ! Newton rất tôn trọng những kiến thức cổ đại, và ông tin rằng người Do Thái được may mắn thừa hưởng được nền kiến thức cổ đại về vũ trụ. Ông còn đoán rằng các học sinh của nhà toán học Pythagor (thế kỷ thứ 5 TCN) có thể đã hiểu được cả nguyên lý cổ đại về luật hấp dẫn của vũ trụ. Ông viết về điều này trong cuốn sách "Principia" - có thể nói là một tác phẩm khoa học quan trọng nhất của mọi thời đại.

Trong bộ phim tài liệu "Cosmos", Newton và tiến sĩ Halley được cho là đã "tiêu diệt" được mô hình của CTH thời đó bằng cách chứng minh sự tuần hoàn của các sao chổi, dỡ bỏ tấm màn huyền bí và hình ảnh "điềm gở từ quỷ thần" xưa nay của các thiên thể này đối với con người. Newton cho rằng các sao chổi có chức năng ổn định và hồi sinh vũ trụ, và ông không những đã khám phá ra cách Thượng Đế tái sinh vạn vật mà còn phương thức nó sẽ bị hủy diệt như thế nào. Newton lý luận rằng các sao chổi có thể bị hút về phía Mặt Trời, cộng hưởng sức nóng từ đó quá nhiều đến nỗi nó có thể hủy diệt sự sống trên trái đất. Nói cách khác, thế giới này có thể bị hủy diệt bằng lửa giống như Kinh Thánh đã dự đoán. Newton cũng khám phá ra rằng "thời điểm" của sự kiện tương lai đó có thể không chính xác đến từng ngày. Thật ra, Newton không phải không công nhận tác động từ các thiên thể lên cuộc sống con người, mà ông chỉ hoán đổi ý tưởng ảnh hưởng theo kiểu này sang ảnh hưởng theo kiểu khác.

Newton còn sử dụng kiến thức chiêm tinh để cố gắng sắp xếp lại trình tự chính xác về lịch sử. Newton nghiên cứu nghiêm túc về lịch sử và đã thử điều chỉnh lại thứ mà ông cho rằng là những sai lạc cố tình trong văn bản. Ông sử dụng các chu kỳ của các hành tinh làm công cụ đặt mốc thời gian để sắp xếp lại lịch sử. Ông cố gắng liên kết lịch sử của người Hy Lạp, La Mã, Babylon và Do Thái với hiện tượng tuế sai (precession). Đây là một ví dụ khi Newton sử dụng nguyên lý chiêm tinh mà không cần đụng gì đến việc khen chê hay xét đoán lá số hay những liên hệ biểu tượng giữa các sự kiện trên trời và dưới đất.

Một ví dụ khác mà Newton có lẽ đã sử dụng kiến thức chiêm tinh đó là một đoạn trích từ cuốn sách về giả kim của Newton. Ông viết rằng: "Người xưa gọi antimony (nguyên tố hóa học thứ 51) là Dương Cưu. Bởi vì Dương Cưu là dấu hiệu Hoàng Đạo đầu tiên và là cung đắc địa của Mặt Trời và kim loại Vàng cũng đắc địa nhất trong antimony". Nếu Newton chỉ đơn giản chú trọng vào hóa học, thì ông sẽ không cần thiết phải nhắc đến dấu hiệu Hoàng Đạo Dương Cưu hay thông tin Mặt Trời đắc địa ở Dương Cưu - vì đây rõ ràng là một nguyên lý chiêm tinh chẳng bao giờ có trong thiên văn học hay hóa học. Khi xem các nghiên cứu của Newton về giả kim, điểm quan trọng chúng ta cần nhớ đó là thuật giả kim chứa đựng toàn những biểu tượng và nguyên lý của chiêm tinh. Gần như không thể tách rời giữa "chiêm tinh" và "giả kim". Nhà tâm lý học Thụy Sĩ Carl G. Jung từng nói rằng, "Không ai có thể hiểu Giả Kim được nếu không có sự ảnh hưởng từ bà chị cả Chiêm Tinh ..."

Trong cuốn sách "Niên Đại của Các Vương Quốc Cổ" (Chronology of Ancient Kingdoms) của Newton xuất bản vào năm 1728 ngay sau khi ông chết, Newton không những tường thuật lại về nguồn gốc của chiêm tinh học mà còn nhắc đi nhắc lại đến 3 lần. Ông nói về câu chuyện sự phát minh của chiêm tinh học ở Hy Lạp bởi Nichepsos, hay Necepsos, một trong các Vị Vua của Hạ Hy Lạp (Lower Egypt) và thầy tế của ông, Petosiris. Newton cũng nói rằng người Chaldean (Can-đê) ở xứ Babylon là những thuộc địa của người Hy Lạp đã được huấn luyện bởi vị thầy tế này và giòng giống của họ trở nên nổi tiếng về chiêm tinh. Và ông lập lại thêm 2 lần nữa trong cùng một cuốn sách. Sẽ khó hiểu tại sao Newton lập lại câu chuyện này thường xuyên, ngoại trừ trường hợp ông làm theo phản xạ trong tiềm thức, hay chú ý đặc biệt đến huyền thoại này.

Có lẽ, Newton là một trong những người có "tư tưởng khoa học" vĩ đại nhất trong lịch sử, nhưng ông thật ra không phải là một "nhà khoa học" (scientist), vì từ này chỉ xuất hiện sau khi ông mất được hơn 100 năm. Newton có những ý tưởng và đam mê không giống như hình ảnh mà chúng ta nghĩ về ông ngày hôm nay. Ông dành phần lớn cuộc đời không phải để nghiên cứu các nguyên lý thiên văn hay toán học mà chúng ta đều biết, mà thật ra là để nghiên cứu ngành giả kim, tiên tri Kinh Thánh và các niên đại về người cổ xưa. Theo tiêu chuẩn ngày nay, cũng sẽ khó phân loại Newton hoàn toàn là một nhà khoa học có đầu óc máy móc và lý trí lạnh lùng, vì phải kể đến những nghiên cứu về tôn giáo và giả kim của ông và chúng chiếm hầu hết phần lớn cuộc đời và công việc của Newton. Nghịch lý về cuộc đời Newton nằm ở chỗ, ông được cho là người nổi tiếng đã có công làm cho "phép thuật" và "huyền bí" càng trở nên "không còn chỗ đứng", nhưng ông đạt được điều đó bằng cách "trầm mình" sâu hơn vào chính những điều mà ông được tôn vinh là "kẻ phá hủy".

Cho đến những hé lộ mới gần đây, những điều chúng ta lâu nay vẫn lầm tưởng hay chưa biết về Newton trong lãnh vực giả kim và thần học là vì 2 quá trình quan trọng sau thế kỷ 17: ngành giả kim bị dẹp bỏ và sự tách rời giữa tôn giáo và khoa học. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, càng ngày những người nghiên cứu các môn huyền bí như giả kim và chiêm tinh càng ít đi hoặc trở nên lén lút. Và Newton cũng đã không xuất bản bất kỳ cuốn sách nào ông viết về chủ đề giả kim trong xu hướng này, dù ông vẫn còn nghiên cứu đến gần thập kỷ 1730. Vì lý do chính trị phức tạp trong bối cảnh nội chiến diễn ra ở Anh Quốc, Hội Hoàng Gia Anh đã nỗ lực bảo vệ hình ảnh và vị trí của Newton sau khi ông chết, bằng cách cố tình bưng bít mọi hoạt động và tài liệu về ngành giả kim của ông. Tất cả tài liệu về môn giả kim ước lượng hơn 2 triệu 400 ngàn chữ đã không được xuất bản và giao trả về cho gia đình của Newton. Đến cuối thế kỷ 18, một gia đình giàu có đã thừa hưởng bộ tài liệu này từ người cháu của Newton và cho xuất bản một số tài liệu của ông, qua bộ sách 5 quyển có tựa đề "Isaaci Newtoni Opera". Trong đó, tác giả (là một linh mục) đã không nhắc bất kỳ điều gì đến các nghiên cứu giả kim của Newton cũng như niềm tin kín đáo của Newton rằng hình ảnh Ba Ngôi trong học thuyết Thiên Chúa Giáo là một sự sai lầm.

Một số tác phẩm từ các nhà sử học hâm mộ Newton từ thời ông còn sống cũng bưng bít thông tin sự thật về Newton, như William Stukeley, Ngài David Brewster, Gale Christian, Richard Westfall và người cháu của ông là John Conduitt. Cho đến khi bộ tài liệu của Newton được đem ra đấu giá tại Triển Lãm Sotheby, London vào năm 1936, hình ảnh sự thật về Newton là một con người loạn thần kinh, cuồng si và đam mê huyền bí mới dần dần xuất hiện. Phần lớn bộ tài liệu này được một nhà kinh tế học người Anh, Chúa Công (Lord) Maynard Keynes, đã mua lại. Sau khi xem xong, ông Maynard đã làm sốc cả Hội Hoàng Gia Anh vào năm 1942 trong một bài diễn thuyết khi nói về Newton:

"Từ thế kỷ thứ 18 đến nay, Newton đã đến như một người đầu tiên và vĩ đại nhất trong các nhà khoa học hiện đại, là một nhà duy lý đã dạy chúng ta biết suy nghĩ theo xu hướng của lý luận lạnh lùng và không màu sắc. Tôi thấy ông không phải là người như vậy. Tôi cũng không nghĩ những ai đã xem qua nội dung của chiếc thùng mà ông đã gói lại khi rời đại học Cambridge vào năm 1696 rồi lưu lạc một phần và cuối cùng đã đến tay chúng ta ngày nay, có thể cho ông là như vậy. Newton không phải là người đầu tiên trong kỷ nguyên của lý luận này. Mà ông chính là người cuối cùng của các pháp sư còn sót lại, người cuối cùng của giòng giống Babylon và người Sumerian, là khối óc vĩ đại cuối cùng, sở hữu cặp mắt giống như những vị tiền bối đã xây dựng lên khối tài sản trí tuệ của chúng ta từ ít nhất 10 ngàn năm trước. Isaac Newton, một đứa con sinh sau đẻ muộn, không cha vào mùa Giáng Sinh lạnh lẽo năm 1642 ấy, cũng là đứa con thiên tài cuối cùng mà người Magi có thể chúc phước và nuôi nấng lên."

Maynard cũng mô tả Newton là một pháp sư cổ đại với một chân trong thế giới hiện đại và một chân trong thời Trung Cổ - một sự trộn lẫn giữa Copernicus và Faustus, và sự nghiên cứu về giả kim của ông cũng quan trọng như nghiên cứu về vật lý. Từ thời điểm đó trở đi, một hình ảnh mới bất toàn hơn và nhân tính hơn về Newton đã xuất hiện. Các học giả bắt đầu khám phá ra một mặt đen tối hơn của Newton, và trong quá trình đó, họ tìm ra sự liên hệ giữa các ý tưởng về giả kim với nền tảng khoa học và toán học của Newton. Một nhà sử học nổi tiếng người Mỹ, bà Betty Jo Dobbs, đã xuất bản 2 cuốn sách nói chi tiết về vấn đề này. Bà Betty cho rằng môn giả kim đã ảnh hưởng khá nhiều đến tư tưởng của Newton và những nguyên lý về giả kim đã được áp dụng vào các định luật lực hấp dẫn nổi tiếng của ông.

Newton cũng tin rằng, ít ra sao chổi cũng có tác động nào đó trên cuộc sống của con người. Trong cuốn sách "Tiên Tri và Quyền Năng, Chiêm Tinh Học trong Anh Quốc Thời Cận Đại" (Prophecy and Power, Astrology in Early Modern England), tác giả Patrick Curry cũng cho rằng lý thuyết về lực hấp dẫn rất giống với các ảnh hưởng trong chiêm tinh - "tác động chung ở một khoảng cách". Khi bị các nhóm chỉ trích tấn công, Newton lướt qua vấn đề khi nói: "Tôi chẳng lồng giả thuyết nào vào đây cả!" Thật ra, Newton đã sử dụng và lồng vào nhiều giả thuyết. Đây đơn giản chỉ là một cách đi vòng vấn đề, vì hầu hết cuộc đời của Newton dành vào việc giải quyết vấn đề đó. Những nghiên cứu về giả kim của Newton một phần là nhắm vào khám phá nguyên lý của lực hút. Nói "không giả thiết" về nguyên nhân của trọng lực cho phép ông tập trung vào việc trình bày phương diện toán học của những định luật đó. Cần phải giải thích làm sao chúng ta có thể phán đoán ra nó. Điều này phần lớn đã đúng và ứng nghiệm. Chúng ta có thể gởi người lên Mặt Trăng bằng những định luật Newton mà không cần hiểu gì về phần "tại sao" của lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn ngày nay đã trở thành một đặc tính "huyền bí" có thể chấp nhận được rộng rãi.

...

Hãy nhớ rằng, chúng ta không những đang sống trong một thế giới VẬT CHẤT, mà còn ở trong một thế giới TÂM LINH. "Khoa học" hiện đại chỉ quan tâm đến "vật chất" và những gì "vô tri vô giác", trong khi các tôn giáo và chiêm tinh học cố gắng bảo tồn và phát huy các giá trị "tâm linh". Không thể nói "cái nào CẦN hơn cái nào", vì chúng ta cần hết cả 2 cái để gọi là một "cuộc sống" hoàn chỉnh. [CCT]

Phiên bản 1.0.3, xuất bản ngày 6/4/2014, sửa chữa ngày 7/4/2014 bởi Chòi Chiêm Tinh (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
GPL: Bạn được quyền sao chép trang này nhưng nhớ để tên tác giả và link về trang Chòi Chiêm Tinh này bên dưới. Chân thành cám ơn!

Thanked by 1 Member:

#4 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 25/08/2018 - 20:41

CÁCH NHẬN DIỆN "CHIÊM TINH GIA" vs. "THẦY BÓI"
(Chiêm Tinh Học 501.001)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Điều đáng buồn phổ biến hiện nay đó là nhiều người quan niệm SAI LẦM rằng "chiêm tinh gia"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(= "người xem chiêm tinh / tử vi") cũng giống như các "thầy bói" - là người có những hoạt động "bói toán" mang tính chất "mê tín". Sự "u mê" của người Việt Nam không phải không có căn cứ. Tại sao như vậy ? Đó là vì xu hướng tự nhiên của con người: vì họ sẽ tin vào những gì họ "nghe", những gì họ "thấy" và "trải nghiệm", để rồi khi thông tin thấy được thường xuyên và lập lại lâu ngày, nó sẽ đúc kết thành một thứ "quan niệm" đi sâu vào tiềm thức. Khi vào một tiệm sách hay vào một website trên mạng, người ta thường thấy các tựa đề "tạp nham hổ lốn" khác được trình bày lẫn lộn vào với "Chiêm Tinh" (hay "Tử Vi") như: "bói toán", "bói tình yêu", "bói bài", "bói bài tarot", "xin xăm", "mai hoa dịch số", "quẻ dịch" / "chu dịch" / "kinh dịch" / "bói dịch" (i-ching), "phong thủy" (geomancy), "chỉ tay" (palmistry), "tướng số", "thần số học" (numerology) ... và cả "bùa chú", "ngải", "ma quỷ" v.v....

Thật ra, "chiêm tinh/tử vi" và "bói toán" là 2 lãnh vực hoàn toàn KHÁC NHAU, và tôi xin trình bày dưới đây để giúp các bạn đọc phân biệt rõ ràng:

- "Bói toán" (fortune-telling) là những thủ thuật để tìm kiếm thông tin về tương lai/hiện tại/quá khứ của bạn bằng những phương thức mang tính chất "NGẪU NHIÊN" (random) mà người ta thường gọi là "gieo quẻ" hay "xủ quẻ" (casting): xào và xòe những lá "bài Tây", rút ra và sắp xếp những lá "bài Tarot" (taromancy) theo những mẫu hình nhất định

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(= 1 quẻ), thảy 2 miếng gỗ hoặc bó đũa để "xin xăm", hay dùng những vật thể (đồng tiền)/tiếng động/thời gian/không gian (v.v...) để tạo ra 2 trong 64 quẻ Dịch: "thượng quẻ"/"hạ quẻ" và "dụng thần", từ đó suy luận "cát hung" (tốt xấu). Đây là những phương pháp "bói toán" lâu đời và phổ biến nhất ở Việt Nam. Trong nghiên cứu của tôi, tôi còn từng gặp những người dùng các phương pháp "kinh dị" khác như: "bẻ cành cây", "ngắt cánh hoa" (yêu tui, không yêu tui), "đốt nhang nhìn khói/tàn" (số đề), "sờ mai rùa" (hơ lửa + xem vết nứt), "thảy các viên sỏi" (runecasting), "nhìn vào lá trà sắp xếp trong đáy ly", "xem phân ỉa" (scatomancy) hoặc "tàn nhẫn" hơn là "cắt tiết gà" ... để nhằm mục đích dự đoán "tương lai", và tất cả những phương pháp này cũng đều thuộc nhóm "bói toán", vì chúng đều dựa vào chung một nguyên lý "ngẫu nhiên" - sự "rung động" của luồng năng lượng "âm/dương" luôn sẵn có của vũ trụ. Như vậy, những người sử dụng những thủ thuật "bói toán" nói trên đều gọi chung là "THẦY BÓI".

- "Xem chỉ tay" (palmistry), "Xem tướng số" (characterology), "Xem chữ ký" (graphology/handwriting analysis) là những môn khoa học chi nhánh của ngành "Nhân Trắc Học" (Anthropometry) dùng để xem và nhận dạng tính cách của con người qua những đặc trưng vật lý (physical features) thể hiện trên cơ thể con người qua "chỉ tay", "tướng mạo" và "chữ viết". Ngoài ra, chúng cũng có khả năng hé lộ một số thông tin về tương lai. Người "xem tướng số" thật thụ còn có khả năng nhìn ra "màu sắc" / hào quang (aura) trên từng khu vực xem tướng của đối tượng, nhất là vùng đầu, để từ đó suy ra vận mệnh "xấu tốt" cho người được xem. Những người sử dụng các kiến thức của "Nhân Trắc Học" nói trên thì gọi chung là "THẦY TƯỚNG".

- Những môn KHOA HỌC khác mà nhiều người cũng thường lầm tưởng chung với "bói toán" đó là "Thần Số Học" (numerology) và "Nhịp Sinh Học" (biorythm). "Thần Số Học" là môn nghiên cứu về các ý nghĩa và hình tượng của các con số, cụ thể là từ số 1 đến số 9, số 11, 22, 33 (master numbers), sự tương ứng của chúng qua 26 mẫu tự Latin từ A đến Z (trên họ tên của bạn), và sự liên quan của chúng đến vận mệnh con người. "Nhịp Sinh Học" mà tôi thấy xuất hiện trên một số website của Việt Nam là một môn khoa học cổ đại dựa trên 3 chu kỳ đơn giản lên/xuống kiểu hình "sine" của mỗi con người tính từ lúc mới sinh ra: Thể Lực (physical) - 23 ngày, Cảm Xúc (emotional) - 28 ngày và Trí Tuệ (intellectual) - 33 ngày. Sự lên/xuống thay đổi và chênh lệch tương quan giữa 3 chu kỳ này sẽ gây tác động "mệt mỏi", "làm biếng", "hưng phấn", "xúc động", "khô khan", "thông minh" hay "ng* d*t" cho một ngày nào đó tùy theo bạn đang ở đâu giữa 3 chu kỳ.

- "Bùa", "Chú" và "Ngải" là những thủ thuật huyền bí (black magic/occult) ngày nay thường bị lạm dụng thành những thứ "tà đạo" bởi những "thầy bùa", "phù thủy", "đạo sĩ" THIẾU ĐẠO ĐỨC và thường gây HẠI nhiều hơn LỢI cho con người. "Bùa" là những ký tự với nét vẽ bằng "mực Tàu" ngoằn ngèo trên giấy, có thể xếp lại hoặc để nguyên, và được "trấn" hay "yểm" (đặt để/nhét/treo/dán) vào những nơi "có vấn đề". "Chú" là những câu "thần chú" / "mệnh lệnh" đọc ra bằng miệng và có thể điều khiển những lực lượng vô hình (thần linh, ma quỷ) để thực hiện mục đích mà người đọc "chú" mong muốn. "Ngải" là những cây cỏ (thường là phần củ/rễ) có "linh hồn", được người "nuôi ngải" nuôi dưỡng để chúng phát triển những năng lực vô hình "có lợi" cho người "nuôi ngải" đó. Cả 3 thứ "bùa", "chú", "ngải" đều rất NGUY HIỂM vì nguyên lý hoạt động chung của chúng đều là "vay mượn", hay "gom góp" tất cả những "MAY MẮN" từ "tương lai" của người dùng để đem về "hiện tại" mà "xài" hay sử dụng ngay tức khắc để "gỡ xui". Vì thế, chúng ta thấy có nhiều người đang "xui xẻo" bỗng dưng được "may mắn" một cách kỳ lạ và "lên đời" liên tục trong thời gian dài. Nhiều người số phận đang "tình cảm bất trắc" cô đơn bỗng có "người yêu" đeo bám liên tục ... Nhưng đến một ngày nào đó, khi quỹ "may mắn" của "tương lai" đó đã tiêu xài hết rồi, người dùng "bùa/chú/ngải" ấy sẽ bị "vật" - hay bị "xui xẻo/đen đủi" liên tục đến "tận mạng" vì đơn giản là họ không còn sự "may mắn" nào còn lại để "chống đỡ" cái "xấu" trên con đường "nghiệp" (karma) của họ nữa ! Như vậy, những người sử dụng các thủ thuật huyền bí này cho các khách hàng của họ gọi là "THẦY BÙA" (nếu dùng "bùa" và "chú") hoặc "THẦY NGẢI" (nếu dùng "ngải"), hay "THẦY PHÁP" (cả "bùa", "chú" lẫn "ngải") nói chung.

- "Âm Binh" là những linh hồn của người quá cố, có thể được một số "thầy bói" / "thầy tướng" / "thầy bùa" thờ phượng và vận dụng để "nhờ" mách bảo cho các "thầy" đó biết những thông tin "gián điệp" về "thân chủ" (người đến nhờ xem bói), nhằm tăng "uy tín" về khả năng "thần thông" của "ông thầy" đó. Tôi biết nhiều "Thầy Bói" còn kiêm thêm nghề "Lên Đồng" - thực chất là kêu gọi "Âm Binh" của họ (chứ không phải linh hồn thân quyến của gia chủ) để cung cấp thông tin quan trọng nào đó cho khách hàng của họ. Thực tế, đây là lỗ hổng tâm linh mà rất nhiều người giả mạo để lừa đảo người khác, nhất là ở Việt Nam. "Âm Binh" khi TU HÀNH (tích "đức") đến một mức nào đó CAO hơn bình thường khá nhiều + chuyên sâu vô một lãnh vực nào đó thì người Việt chúng ta gọi là "Tổ", "Ông" hay "Bà". Nơi thờ phượng của "Tổ" thì gọi là "Tổ Đình", còn "Ông" thì là "Miếu Ông", và "Bà" thì là "Miếu Bà", và khi cơ sở "hoành tráng" lớn hơn (kết hợp thờ thêm các vị khác) thì gọi là "Chùa Ông", "Chùa " v.v... Có rất nhiều "Tổ": nào là "Tổ Bói Toán", "Tổ Cải Lương", "Tổ Xem Tướng", "Tổ Xem Bài Tarot", "Tổ Đánh Cá" v.v... Nhiều người không sử dụng "Âm Binh" mà là "thờ Tổ" để mong sự giúp đỡ của các vị ấy trong lãnh vực chuyên môn mà họ hành nghề, và những người "thờ Tổ" thường có căn bản ĐẠO ĐỨC hơn những người sử dụng "Âm Binh". Cao hơn "Tổ" / "Ông" / "Bà" thì có "Thần", rồi mới đến "Thánh" hay "Phật" - là những cấp bậc cao nhất (dĩ nhiên là còn cấp cao hơn nữa mà tôi không muốn bàn luận ở đây). Cũng "Âm Binh" nhưng nếu không tu hành mà trở nên phá phách người còn sống thì gọi là "Quỷ". Những người tinh thông những quyền thuật tâm linh liên quan mọi cấp bậc, từ thấp nhất là "Âm Binh" cho đến cao nhất là "Phật" thì gọi là "PHÁP SƯ" hay "ĐẠO SĨ". Những "PHÁP SƯ" / "ĐẠO SĨ" thực thụ có khả năng "trị" cả những "THẦY PHÁP" hại người, "vô hiệu hóa" mọi "pháp thuật tà đạo" mà sử dụng trên người khác. Đây là những người sống âm thầm và hiếm khi xuất hiện trong xã hội. Còn người "giả mạo" để "xưng hùm xưng bá" thì ... "đầy" !

- Trở lại chủ đề chính mà tôi muốn nói ở đây, "Chiêm Tinh" và "Tử Vi" là những môn nghiên cứu về các chu kỳ thiên văn để từ đó suy ra những XU HƯỚNG trong vận mệnh và cuộc sống con người. Các chu kỳ thiên văn biết được là do sự quan sát thực tiễn trên bầu trời và đối chiếu với hình thể, tính cách, sức khỏe ... cho đến những sự kiện xảy ra trong cuộc sống của người đó. Con người sinh ra từ cát bụi, và sẽ trở về với cát bụi, cũng như LINH HỒN của con người đến từ vũ trụ, và cũng sẽ trở về với vũ trụ. Vì sinh ra từ vũ trụ, linh hồn chính là một dạng "năng lượng", và như bao nhiêu loại "năng lượng" khác mà chúng ta đã biết, linh hồn cũng chịu ảnh hưởng mật thiết bởi các chu kỳ thiên văn - gồm có sự chuyển động tuần hoàn của các hành tinh trong Thái Dương Hệ và các vì sao xa xôi (qua các chòm sao luân chuyển trên bầu trời). "Chiêm Tinh" và "Tử Vi" theo dõi sít sao và ghi nhận những chu kỳ tuần hoàn này để tiên đoán số mệnh của con người - gồm có "quá khứ", "hiện tại", "tương lai", cả "trước khi sinh ra" và "sau khi chết". Do không dựa trên sự "ngẫu nhiên" mà chỉ là quan sát các chu kỳ "tuần hoàn", vì thế, "Chiêm Tinh" và "Tử Vi" KHÔNG PHẢI LÀ "BÓI TOÁN" như mọi người lầm nghĩ. Không phải. Hoàn toàn là không. "Xin lỗi, chịu không nổi" !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

:-) ...

- Ngoài ra, có sự khác biệt "nho nhỏ" giữa "Chiêm Tinh" và "Tử Vi". "Chiêm Tinh" dựa trên mô hình lấy các hành tinh làm trọng tâm, và sự di chuyển của chúng trên nền của các vì sao - gồm 12 chòm sao Hoàng Đạo, và các hằng tinh (fixed stars). Trong khi đó "Tử Vi" chú trọng vào 2 yếu tố: "góc xoay" (rotation) của bầu trời (nhất là "Tử Vi Viên" gồm các vì sao gần khu vực sao Bắc Cực) và các vì sao khác so với mặt đất (đường chân trời) + một số chu kỳ giao hội (gặp nhau) tương quan giữa các hành tinh, Mặt Trăng, Mặt Trời và bầu trời nói chung.

- Quan trọng hơn tất cả, sự khác biệt LỚN và CĂN BẢN mà nhiều người KHÔNG BIẾT giữa "Chiêm Tinh"/"Tử Vi" và các môn "Bói Toán"/"Nhân Trắc Học", đó là, các môn "Bói Toán" chỉ xem đúng ở TƯƠNG LAI "GẦN" - tối đa là khoảng 3 tháng trở lại. Trong khi đó, "Chiêm Tinh"/"Tử Vi" có thể cho thấy bức tranh tổng thể của TOÀN BỘ cuộc đời, từ "quá khứ" cho đến "tương lai" của một con người, từ "vận" gần nhất đến "vận" xa nhất. Ngoài ra, những gì do "Bói Toán"/"Nhân Trắc Học" tiên đoán đều có thể bị THAY ĐỔI sau 2-3 tháng, nhưng những tiên đoán do "Chiêm Tinh"/"Tử Vi" sẽ luôn luôn đúng cho đến hết cuộc đời. Nói cách khác, các chỉ tay + tướng số của một người sẽ luôn thay đổi sau một thời gian, tùy theo "vận mệnh" họ đang "đi tới đâu". Mà "vận mệnh" thì chỉ có thể "thấy" được bằng "Chiêm Tinh" / "Tử Vi".

- Ngay cả "Phong Thủy" cũng vậy, nhiều người cũng lầm tưởng và không biết SỰ THẬT: "Phong Thủy" không thể thay đổi "Vận Mệnh" (thấy qua Chiêm Tinh/Tử Vi), nhưng "Vận Mệnh" có thể thay đổi cả "Phong Thủy". Ví dụ, một người tiêu tốn biết bao nhiêu tiền để "phong thủy" mình được "tốt", nhưng khi "số mệnh" người đó đến "vận xui" thì ngay cả "phong thủy" cũng chẳng giúp ích được gì ! Ngược lại, một người nhà cửa lung tung bừa bộn, nhưng khi "số mệnh" người đó đến hồi "thăng lên" thì tự nhiên sẽ trở nên sạch sẽ, có thể có "người hầu kẻ hạ" và đương nhiên mọi vật dụng trong nhà được sắp xếp gọn gàng đúng như "phong thủy". Nói như vậy không có nghĩa là "phong thủy" hoàn toàn "vô dụng" mà nó chỉ đóng vai trò "hỗ trợ" / "giúp ích", chứ không định đoạt "vận mệnh" của người đó. Hãy nhìn bao nhiêu đình đài dinh thự nguy nga của các vua chúa ngày xưa - họ đều xây đúng "phong thủy" đấy, nhưng có ai tồn tại đến ngày nay ?!

Trong từ điển tiếng Anh có 3 từ về chiêm tinh được phân biệt rõ ràng:

"Chiêm Tinh Gia" (astrologer): là người có tâm huyết, kỹ năng và kinh nghiệm để hướng dẫn những người có "niềm tin" về nghệ thuật và khoa học của chiêm tinh, cũng như những người có đầu óc cởi mở để tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn về "chiêm tinh" và những gì KHÔNG PHẢI "chiêm tinh". Phần lớn họ có thể nói, ghi âm, ghi hình, nói chuyện qua điện thoại hay gặp gỡ mặt đối mặt với khách hàng, và trong những dịp hiếm hoi, họ có thể tự tay đánh máy hay viết xuống những gì họ bàn luận và dự đoán để gởi cho khách hàng. Những chiêm tinh gia chuyên nghiệp sẽ không bao giờ gởi hay email cho khách hàng bất kỳ mọi DIỄN DỊCH hay dự đoán "bói toán" nào do một chương trình vi tính soạn sẵn, in ra mang tính "công nghiệp" và hoàn toàn không được viết riêng cho người đó.

"Chiêm Tinh Sư" (astrologian): là người tự viết sách (chứ không phải "dịch sách") để hướng dẫn, dạy dỗ và đào tạo các "chiêm tinh gia".
"Chiêm Tinh Sĩ" (astrologist): là người có kinh nghiệm thực tiễn phong phú và đúng đắn về chiêm tinh, có niềm tin và lập luận chắc chắn về nghệ thuật cũng như khoa học trong mọi lý thuyết của chiêm tinh.

NGƯỜI XEM CHIÊM TINH/TỬ VI CHO BẠN CÓ THỂ LÀ "BỌN GIẢ MẠO" nếu họ có những hành vi và biểu hiện sau đây:
1) Họ KHÔNG bao giờ hỏi tại sao bạn muốn nhờ họ xem lá số cho mình.
- Thông thường, chiêm tinh gia càng hỏi thăm bạn để biết trước những băn khoăn và tình cảnh của bạn, thì việc xem lá số sẽ càng có kết quả tốt hơn. Chiêm tinh gia "thật" chỉ mong muốn giúp bạn, chứ không phải họ muốn gây "ấn tượng" hay "kinh ngạc" cho bạn bằng những "lời phán" mang tính chất "xanh rờn" hay "hù dọa".
2) Họ KHÔNG hỏi kỹ ngày giờ sinh chính xác của bạn, nhất là GIỜ SINH. Họ nhanh nhẩu đồng ý xem những lá số mà khách hàng chỉ nhớ giờ sinh là "lúc mặt trời mọc" hay "khoảng giữa trưa".
- Hầu hết những chiêm tinh gia thực thụ sẽ TỪ CHỐI xem lá số cho bạn nếu ngày giờ sinh của bạn không được rõ ràng hay chính xác, bởi vì họ thà từ chối mất một thương vụ hơn là cố gắng nói sâu vào những thông tin hay chi tiết mà thật sự không phải là của bạn. Một số chiêm tinh gia có khả năng và dịch vụ "tìm giờ sinh" bằng cách đối chiếu những sự kiện lớn trong cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, có rất HIẾM những chiêm tinh gia hành nghề có khả năng "tìm giờ" lại muốn làm việc này, đơn giản là vì nó rất tốn "thời gian" - vì thế sẽ phát sinh chi phí rất cao cho khách hàng.
3) Họ xem lá số chiêm tinh/tử vi của bạn một cách "qua loa", rồi nhanh chóng đề nghị sử dụng những môn "bói toán" khác mà không phải chiêm tinh/tử vi (như tarot, phong thủy, bói bài tây, thần số học, quẻ hoa mai độn giáp, kinh dịch v.v...) để dự đoán "thêm" và "đầy đủ hơn" cho bạn là chính.
- Đây là 1 biểu hiện rõ ràng nhất họ là "đồ giả" !
4) Họ muốn xem chỉ tay, hay yêu cầu ở bạn những thứ không liên quan đến "chiêm tinh", như "thôi miên" bạn, muốn bạn đầu tư tiền bạc vào dự án nào đó của họ, bảo bạn mua đủ thứ lễ vật để "cúng sao giải hạn" cho bạn, hay cố gắng thuyết phục bạn quá mức để bạn bị ép phải tham gia vào một lớp học hay "chương trình đặc biệt" nào đó của họ (dĩ nhiên là có trả phí).
5) Họ khẳng định họ có thể giúp bạn hàn gắn lại với người yêu, hay nói cho bạn biết ai sẽ là người yêu kế tiếp của bạn.
6) Họ hứa hẹn họ có thể giải quyết MỌI vấn đề cho bạn.
- Sự thật là chẳng ai có thể giải quyết vấn đề dùm cho bạn, mà chỉ có BẠN mới có thể làm được điều này.
7) Họ đề nghị bạn cần phải "cầu vong" / "lên đồng" để hỏi thăm người khuất mày khuất mặt.
8) Họ tìm cách bán những thứ như mã não, đá quý, tượng ngọc, dầu thơm, nến thơm, vitamins, đồ phong thủy, đồ trấn yểm, "ngải tình yêu", "bùa may mắn" hay những thứ đắt tiền khác v.v... mà họ cho rằng bạn sẽ cần để cải thiện cuộc sống, giải quyết vấn đề của bạn, hay để "trung hòa" năng lượng/linh hồn/nghiệp chướng gì đó của bạn.
9) Bạn cảm thấy như mục đích của họ là muốn bạn phải tùy thuộc vào họ cho mọi quyết định của bạn.
- Điều họ quan tâm nhất chính là mục đích kiếm TIỀN cho việc kinh doanh của HỌ, chứ không phải là họ đang lo lắng giúp đỡ bạn.
10) Họ đề nghị bạn làm cái gì đó - nhất là những việc liên quan đến TIỀN - mà bạn cũng thừa sức tự biết là vô lý hay ngu xuẩn.
11) Họ có vẻ săm soi quá nhiều vào cuộc sống riêng tư hay công việc của bạn.
- Ví dụ, họ có thể đột ngột viếng thăm bạn mà không hẹn trước. Họ hỏi thăm về "tên tuổi" của các nhân vật trong lá số của bạn. Chiêm tinh gia "thật" sẽ hỏi thăm tình hình của bạn để tìm ra xu hướng chính và "tượng hình" mà các vì sao thể hiện ra, từ đó có lời khuyên tư vấn thích hợp cho bạn, nhưng sẽ KHÔNG quan tâm đến những chi tiết như "đích danh" / "tên họ" các nhân vật trong cuộc sống của bạn là ai, đối thủ của bạn là những người nào, số lượng tiền bạn đang có chính xác là bao nhiêu, lương thu nhập của bạn ở khoảng nào, địa chỉ sở làm bạn ở đâu ... và bạn có thể an tâm ra về trong sự bảo mật kín đáo.
12) Họ có vẻ đang "truyền giáo" cho bạn, cưỡng ép bạn PHẢI TIN vào cái gì đó mà bạn biết là không đúng hay không có lợi cho bạn.
13) Họ có vẻ trở nên nóng nảy nếu bạn không tuân theo "hướng dẫn" của họ như ý họ mong muốn.
...
Đọc đến đây, câu hỏi cuối cùng và quan trọng nhất đó là: "Liệu những chiêm tinh gia mà bạn đã gặp trước đây và hiện tại, trên mạng hay mặt-đối-mặt giống với những điều tôi nói ở trên như thế nào ?" Họ là thứ "vàng thật" hay "vàng giả" ? Chỉ có bạn mới là người đánh giá chính xác nhất. [CCT]

P.S. Tôi là một "chiêm tinh sĩ", nên bản thân tôi rất khó chịu khi một người nào đó dùng những từ ngữ của "bói toán" và nói với tôi rằng "Thầy ơi, bói cho tôi một quẻ !" .... Haizzz. Sau bài này, hy vọng nhiều bạn đọc hiểu được nỗi bức xúc của tôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

;-)
(ảnh minh họa: "Personification of Astrology" (1650) bởi Giovanni Francesco Barbieri)
Phiên bản 1.1.0, xuất bản ngày 26/3/2014, bởi Chòi Chiêm Tinh (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
GPL: Bạn được quyền sao chép trang này nhưng nhớ để tên tác giả và link về trang Chòi Chiêm Tinh này bên dưới. Chân thành cám ơn!





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#5 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 25/08/2018 - 21:29

Giả mạo là viết/nói rất dài.Cách nhận biết đơn giản thôi: Nghe xong bảo họ đọc lại chính xác những gì họ vừa phán bậy phán bạ.

#6 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 25/08/2018 - 22:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


[HỎI ĐÁP] "ĐỨA CON BẤT HIẾU" CỦA CHIÊM TINH HỌC
(Chiêm Tinh Học 521.001)
HỎI: Cháu chào bác, cháu đã theo dõi trang của Bác từ rất lâu và cháu rất phục bác vì khả năng nhận xét và kết nối vấn đề logic. Tuy nhiên có một phần trong cháu vẫn hơi mù mờ khi đọc được một số bài viết của các nhà thiên văn học nói về " sự phản khoa học của chiêm tinh"..Cháu đã đọc được những bài viết tương tự từ cách đây 1 năm nhưng không biết tìm ai để hỏi. Cháu mong bác giải thích hộ cháu.
Đây là một bài viết điển hình :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vì tính chất cá nhân ngôn luận của người khác nên cháu cũng rất ngại hỏi nhưng không giải đáp được thì cháu cứ băn khoăn mãi.
Cháu cám ơn bác trước vì đã đọc.
CCT: Nếu bạn có theo dõi trang của tôi từ rất lâu thì bạn nên xem lại, vì tôi đã có viết một số bài + status để giải thích về những gì mà tác giả của nhóm "TVVN" đã nói đến, nếu tôi nhớ không lầm là trong mục [HỎI ĐÁP], [PHÁP], hoặc bài viết về Isaac Newton trong mục [CON NGƯỜI/LỊCH SỬ] (xem link ở cuối bài).

Sự "tấn công" của giới thiên văn với Chiêm Tinh Học (CTH) không phải là cái gì quá mới mẻ, mà nó đã tái diễn từ hàng trăm năm qua. Nhắc lại, Thiên Văn Học thật ra chính là một trong những "đứa con đẻ" của CTH, nhưng "đứa con đẻ" này không hiểu sao luôn tìm cách "mắng cha chửi mẹ" mà cố chấp không tìm hiểu và cũng không muốn hiểu những vấn đề cơ bản mà Chiêm Tinh Học đã giải thích bao lâu nay (?!), và thậm chí đưa ra những lập luận gây thêm sự "mù mờ" và "hoang mang" cho nhiều người mới tìm hiểu về CTH, trong đó có bạn.
Điều mà tôi cũng "khó hiểu" đó là có những nhà khoa học "mũi nhọn" của Thiên Văn Học trên thế giới đang tận tụy làm việc và nghiên cứu trong các cơ quan hàng không vũ trụ NASA hay ESA cũng chưa bao giờ có những phát ngôn "bạo miệng" mang ý "báng bổ" Chiêm Tinh Học, mà chúng ta thường thấy những lời nói "cực đoan" này thường đến từ miệng của những nhà khoa học độc lập, những người "vô thần" (atheists) hay những hiệp hội nghiệp dư "amateur" hay nhóm người "hobby" có kiến thức và tiềm năng hẹp hòi về Thiên Văn Học và khoa học xã hội nói chung.

Sự thật mà chúng ta cần biết đang diễn ra trên thế giới đó là những phát hiện mới trong Thiên Văn Học ngày nay thật ra đang càng ngày càng CỦNG CỐ thêm cho các kiến thức của Chiêm Tinh Học hiện đại, nhất là vai trò của Diêm Vương Tinh và Charon, các tiểu hành tinh, Oort Clouds và các vệ tinh của sao Mộc, sao Thổ. Nói cách khác, loài người chúng ta đang sống giữa một thời đại rất thú vị khi các khám phá mới trong khoa học, đặc biệt là Thiên Văn Học, đang vừa lấp đầy, bổ sung và làm sáng tỏ cho các lý thuyết huyền bí và cao siêu của Chiêm Tinh Học vốn đã lưu truyền từ vài ngàn năm qua, và cũng là "cha đẻ" của tất cả các ngành khoa học hiện đại: toán học, vật lý học, hóa học, thiên văn học, tâm lý học v.v...

Điều mà những nhà khoa học có "ác cảm" với CTH ngày nay thường lợi dụng khai thác để cười nhạo, tấn công và làm cho người ta hiểu sai về CTH đó là thứ nhất: CTH hoàn toàn KHÔNG quan tâm đến việc "mặt trời xoay quanh trái đất" hay "trái đất xoay quanh mặt trời", mà mục tiêu chính của CTH đó quan sát và nghiên cứu về sự tương quan giữa các hành tinh trong Hệ Mặt Trời (solar system) và chuyển động của chúng trên bầu trời, và những động lực đó sẽ gây tác động và ứng dụng như thế nào đối với cuộc sống, tâm lý và hành vi của con người trên Trái Đất.

Thứ nhì, dù "mặt trời xoay quanh trái đất" hay "trái đất xoay quanh mặt trời" đi nữa, Chiêm Tinh Học chỉ cần biết rằng cứ đều đặn đến ngày 21/3 dương lịch hàng năm, Mặt Trời sẽ di chuyển từ phần bán cầu phía Nam của Trái Đất lên bán cầu phía Bắc của xích đạo (tropical equator) và ngày đó được xem là ngày Xuân Phân (vernal equinox) trong Dương lịch hay cũng là tiết Xuân Phân trong Âm lịch. Điểm Xuân Phân được xem là cái mốc 0° Dương Cưu để từ đó phân chia 12 cung Hoàng Đạo còn lại, với mỗi cung chiếm đúng 30° trên vòng tròn Hoàng Đạo. Đây là 1 trong 3 vòng Hoàng Đạo mà người ta thường nhầm lẫn và đây cũng là chỗ mà các người "ghét Chiêm Tinh Học" thường cố ý làm rối reng vấn đề với "những người ngây thơ" không nắm rõ thiên văn.

Trong hình minh họa (A), vòng Hoàng Đạo được sử dụng trong Chiêm Tinh Học cũng chính là vòng Hoàng Đạo chí tuyến hay còn gọi là vòng Hoàng Đạo Xuân Phân (được tô màu hồng). Vòng Hoàng Đạo Chiêm Tinh khác với vòng Hoàng Đạo của năm thiên văn (sidereal year, được tô màu vàng nâu) ở chỗ: vòng Hoàng Đạo Chiêm Tinh dựa trên ngày Xuân Phân, trong khi vòng Hoàng Đạo thiên văn (sideral zodiac) được dựa trên các sao cố định trên bầu trời (còn gọi là các "hằng tinh" hay "fixed stars"). Ngoài ra, vòng Hoàng Đạo thiên văn (sidereal zodiac) với các cung bằng nhau (30°) thực tế dựa trên một vòng Hoàng Đạo thứ III được ghép lại từ các chòm sao với kích cỡ khác nhau trên bầu trời, trong đó có chòm sao Ophiuchus, và vòng Hoàng Đạo này được gọi là "astronomical zodiac" mà các nhà thiên văn học hiện đại sử dụng.

Chính vì vòng Hoàng Đạo Chiêm Tinh Học được dựa trên vị trí quan hệ giữa Mặt Trời và Trái Đất, nên vòng Hoàng Đạo Chiêm Tinh sẽ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI, cho dù Trái Đất có "tuế sai" (precession) hay "nghiên ngả" kiểu nào đi nữa, dù đã xảy ra trong hàng trăm ngàn năm qua, hay sẽ xảy ra trong hàng trăm ngàn năm tới. Hình minh họa (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ở comment giải thích rõ hơn về chu kỳ tuế sai, và bạn có thể thấy rằng dù tuế sai có như thế nào, điểm Hạ Chí cũng LUÔN LUÔN được xác định là thời điểm khi trục Trái Đất được nghiên về hướng Mặt Trời nhiều nhất (mũi tên đỏ).

Thứ ba, do hiện tượng "tuế sai" khi trục quay của Trái Đất di chuyển vòng tròn theo chu kỳ dao động giữa 23.000 năm đến 26.000 năm, vị trí của "Dương Cưu" trong tính toán của Chiêm Tinh Học sẽ di chuyển từ từ cách xa với vị trí thật sự của chòm sao Dương Cưu trên bầu trời. Đây là ĐIỀU BÌNH THƯỜNG và sẽ KHÔNG THAY ĐỔI CÁC DỰ ĐOÁN CỦA CHIÊM TINH HỌC dù là hàng trăm ngàn năm tới trong tương lai ! Hiện nay, độ lệch này đang ở khoảng 25° và con số này sẽ là 26° sau 71,6 năm nữa. Ví dụ, khi CTH nói rằng Mặt Trời sẽ ở 10° Ngư Dương trong ngày Tết Dương lịch 1/1/2015, thì đối với các nhà thiên văn, Mặt Trời thật ra đang ở: 10° Ngư Dương - 25° của "tuế sai" = 15° thuộc chòm sao Nhân Mã trên bầu trời.

Đến đây, chúng ta đã hiểu rằng, phát hiện của Galileo về hệ thống "Nhật Tâm" (heliocentric) hay niềm tin của người xưa về hệ thống "Địa Tâm" (geocentric / "Trái Đất là trung tâm") thật ra cũng chẳng quan trọng, vì nó cũng chẳng liên quan gì đến các dự báo hay độ chính xác của Chiêm Tinh Học lâu nay. Lý do là vì các động lực mô tả trong Chiêm Tinh Học phần lớn đều dựa trên SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC HÀNH TINH TRONG NỘI BỘ THÁI DƯƠNG HỆ và một ít ảnh hưởng từ các hằng tinh (fixed stars) xa xôi, nhất là khu vực trung tâm của dải Ngân Hà (trong chòm sao Nhân Mã). Nói cách khác, các chòm sao Hoàng Đạo chỉ là những "cái mốc" tương đối về vật lý để "định vị" sự tương quan này, và dù có "precession" (tuế sai) hay "không precession" của Trái Đất đi nữa, điều đó cũng không quan trọng hay ảnh hưởng lớn đến các tính toán của Chiêm Tinh Học, mặc dù Chiêm Tinh Học vẫn theo dõi các hiện tượng này và gia giảm thông số tuế sai để "định vị" ngược lại các chòm sao Hoàng Đạo tương ứng với các mùa trên Trái Đất.

Nói nôm na, cuộc đời của mỗi con người chúng ta hay loài người nói chung phần lớn chịu tác động lớn nhất từ các thiên thể trong THÁI DƯƠNG HỆ (solar system), bắt đầu từ thiên thể ở GẦN chúng ta nhất đến những thiên thể ở XA chúng ta nhất, theo thứ tự trong danh sách sau đây:
- Mặt Trời
- Mặt Trăng
- Mộc Tinh
- Thổ Tinh
- Hỏa Tinh, Thủy Tinh và Kim Tinh (gần như bằng nhau)
- Các hành tinh vòng ngoài: Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh, và Diêm Vương Tinh
- Các Tiểu Hành Tinh + Oort Clouds
- Sao chổi
- Ngân Hà và sự tương quan với hệ thống dãy Ngân Hà
- Các hằng tinh (fixed stars) hay các ngôi sao ngoài Ngân Hà (hình thành lên các cung Hoàng Đạo khác)
Lưu ý rằng khoảng cách giữa các thiên thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau đối với con người chúng ta: "gần nhất -> xa nhất" sẽ tương đương với "mạnh nhất -> yếu nhất", "rõ ràng nhất" vs "phai nhạt nhất", "nhận thức" vs "tiềm thức", "bên ngoài" vs "bên trong", và "vi mô" vs "vĩ mô" v.v...
Nói cách khác, trong hình minh họa ©, chúng ta thấy rằng Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất và con người chúng ta chỉ là "cái chấm" rất nhỏ được bao bọc và chi phối trực tiếp bởi các hành tinh chính trong Hệ Mặt Trời, xa hơn là các tiểu hành tinh và dải Ngân Hà, trước khi chúng ta có thể tính tới ảnh hưởng từ các hằng tinh xa xôi. Tôi sẽ viết một bài khác nói rõ hơn về mối liên hệ này và sự sống trên Trái Đất.

Tóm lại, ngành thiên văn học nói riêng và khoa học nói chung không phải là "kẻ thù" nào cả mà thật ra đang giúp chúng ta khám phá và tìm hiểu ngày càng rõ hơn về các động lực huyền bí được nhắc đến trong Chiêm Tinh Học và sự liên hệ của chúng đối với cuộc sống con người. Chúng ta cần nắm vững điều này trước lập luận của một số con người có tư duy cực đoan, hẹp hòi, và thiển cận mà thời đại nào loài người chúng ta cũng phải đối mặt.
[CCT]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC TRƯỜNG PHÁI CHIÊM TINH HỌC
(Chiêm Tinh Học 101.006)

Hiện nay từ trên mạng cho đến các tài liệu và sách vở đã được xuất bản về Chiêm Tinh Học đang xuất hiện rất nhiều trường phái khác nhau. Bản thân những gì tôi trình bày ở Chòi Chiêm Tinh cũng là 1 phái riêng. Do mỗi trường phái có những "dị biệt" khác nhau nên điều này đã khiến nhiều người mới tìm hiểu và nghiên cứu Chiêm Tinh Học bị "hoang mang", nhầm lẫn hoặc dẫn đến những tranh cãi xung đột, so đo, hiểu lầm mà tôi cho rằng là "vặt vãnh", "đáng tiếc" và "không cần thiết".

Để giúp các bạn dễ phân biệt và nhận diện các trường phái khác nhau này, tôi đã lập ra thành một bảng (cỡ giấy A3) và liệt kê những điểm khác biệt chính để các bạn có thể tự so sánh, cũng như xem thử một cuốn sách hay những gì mình đang học, đang được dạy, đang đọc hay đã biết về Chiêm Tinh Học là thuộc về phái nào, hoặc bạn đang đi đâu trong việc nghiên cứu ... Các bạn có thể tải về bảng so sánh (dạng PDF, 146 kb) tại đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dĩ nhiên là bảng này chỉ nêu khoảng gần 40 đặc điểm khác nhau và thường gặp nhất, tuy không phải là quá đầy đủ, nhưng ít ra sẽ giúp các bạn có một số kiến thức căn bản "kha khá" để phân biệt các trường phái.

[CCT]

PS. Nếu cần thiết thì tôi cũng có thể sẽ còn cập nhật bảng này trong tương lai (cũng cùng tại địa chỉ trên).






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |