Gửi vào 03/09/2018 - 23:23
Hihi, vậy QNB cũng copy lại đoạn giải thích về sự Tương Khắc Hữu Tình (Chính Khắc):
Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.
Cha là Dương còn Con là Âm, Chồng là Dương còn Vợ là Âm, dạy dỗ ấy là bảo ban uốn nắn như khắc chế vậy, nhưng Khắc đây là cái khắc khác tính Âm Dương, là Chính Khắc. Là đúng cái đạo người đóng vai trò trụ cột cần quản lý và bảo ban cho các thành viên theo thứ bậc trong trật tự chính đáng. Cho nên cái Khắc ở đây là cái Khắc hữu tình cho vào khuôn khổ chứ không phải là cái Khắc vô tình nhằm tiêu diệt hay áp bức.
Cha Mẹ thuộc bề trên là Dương, còn Con thuộc bề dưới là Âm, cha mẹ tương sinh phù trợ giúp đỡ cho con thì đó cái Sinh khác tính, đó là Chính Sinh, là chính đạo, khi con lớn lên lại sinh cháu và tương trợ cho nó, thành ra cái giòng sinh hóa bất tận không đứt đoạn.
Khắc cùng tính là cái Khắc vô tình, cây cong chẳng uốn nắn mà đem dao chặt bỏ, là hai cậu choai choai quệt xe ngoài đường nhảy vào choảng nhau chí chết, là hai mụ đàn bà ghét nhau xỉa xói cay nghiệt,...
Thái Hư Quan Vi Phú của môn Tử Vi viết rằng:
Ngũ hành xảo diệu, sinh khắc chế hóa hữu chuyển cơ.
Tương khắc hữu tình, tuy tân lao hung chuyển thành cát.
Tương khắc vô tình, lạc tỉnh hạ thạch thương cánh trọng.
Nghĩa là:
Ngũ hành ảo diệu tuyệt vời
Sinh khắc chế hóa chuyển dời rất tinh.
Dẫu cho tương khắc, hữu tình
Trước thì cực khổ, sau sinh cát tường
Vô tình tương khắc, thảm thương
Họa vô đơn chí khó đường thoát thân (*)
Tương khắc hữu tình là trước thì phải rèn luyện trong gian khổ, trải qua khó khăn, thì con người được tôi luyện, sau nhờ đó mà có được thành công, cái cảnh ấy khác gì trước hung sau cát. Còn tương khắc vô tình như là đã rớt xuống giếng lại còn bị kẻ ở trên ném đá xuống (lạc tỉnh hạ thạch) thì biết trốn vào đâu, họa đến liên tiếp thì thương vong càng thêm nặng nề.
Theo cách tính, chúng ta thấy Quan luôn luôn là sự Tương Khắc Hữu Tình (trái tính âm dương) của các Thiên Can, để thành sự uốn nắn, điều chỉnh hành vi theo nẻo chính, cho nên nó thành Quý Nhân, thành Phúc.
Lại nói, như Liêm Trinh là Âm Hỏa, Thiên Tướng là Dương Thủy, ấy là cái Khắc hữu tình, là Chính Khắc của Dương Thủy khắc Âm Hỏa, cho nên Thiên Tướng giải được cái Tù (hình ngục) tính, có khó tính khắc nghiệt của Liêm Trinh. Còn như Tham Lang là Âm Thủy đới Mộc (đới có nghĩa là liên đới, có thêm thuộc tính Mộc bên cạnh thuộc tính Thủy), thì khi nó gặp Liêm Trinh là thành ra cái Khắc vô tình của Âm Thủy khắc Âm Hỏa, là Thiên Khắc của cùng thuộc tính Âm, bên cạnh đó có cái Sinh của Âm Mộc sinh Âm Hỏa là Thiên Sinh - tức cái tương sinh thiên lệch khiến tính đào hoa sắc dục của cả 2 sao cùng phát tác mạnh, cho nên hung tính phát động, dễ rơi vào cảnh đam mê tửu sắc, bôn ba lang bạt hay tù đày hình ngục.