Jump to content

Advertisements




Không hiểu nghĩa. Cầu giải thích giùm


99 replies to this topic

#1 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 22/06/2018 - 21:03


Phật thuyết:
" TRI KIẾN LẬP TRI, TỨC VÔ MINH BỔN.
TRI KIẾN BẤT LẬP TRI, TỨC NIẾT BÀN"
(KINH THỦ LĂNG NGHIÊM)

Ai giải thích giùm mình câu này ko?!


#2 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 22/06/2018 - 23:24

Câu này dịch nghĩa là Cái biết khơỉ/tạo từ thức tri là cội gốc của vô minh

Cái biết không khởi/tạo từ thức tri là cái biết chân thật (niết bàn).


Cái biết chân thật này là cái biết trực thẳng (khác vớí trực giác vô thức trong tâm lý học Tây phương) do chính mình thể nghiệm thế giới , nó bất khả tư nghì và bất khả thuyết vì nó là cái biết ở ngoài thức tri mà ngôn ngữ và suy tư thì thuộc phạm trù của tri thức vốn là cái thức chấp thủ .

PS: Tôi đang chia xẻ cái biết lập tri. Tự chính anh bất lập tri qua chia xẻ này nhé .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 22/06/2018 - 23:44


Thanked by 4 Members:

#3 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 23/06/2018 - 08:07


Bác hiểu mình quá!!

Đôi khi cũng phải LẬP TRI
Nhờ vậy, mọi người mới biết dc lời Phật dạy và đọc dc lời kiến giải quá tuyệt vời.
Ai đọc mà hiểu và hành dc thì bác có công đức.


Thanked by 1 Member:

#4 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 24/06/2018 - 06:33

Con người lẩn quẩn trong nghiệp lực luân hồi do vô minh tri kiến lập tri nên Ngộ cũng là từ lập tri(vô minh) mà bất lập tri( thấu ngộ).

Công đức là đức không sở thuộc riêng tư, là đức vô ngã, vô sở đắc.

Thanked by 3 Members:

#5 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 24/06/2018 - 10:09


Lập tri là cảnh giới thấp nhất của Ngộ.

Bác Vô Danh kiến giải rỏ ràng.

Vậy sẵn tiện bác có thể phân biệt
PHƯỚC ĐỨC và CÔNG ĐỨC là ntn
Chờ mọi người cùng biết chánh pháp được không?

Nhớ thời xưa, Lương Võ đế chửi Tổ Bồ Đề là điên cũng vì đế không phân biệt dc "công đức và phước Đức"

Kinh bảo đàn, tổ Huệ Năng có giải thích công đức là gì.

Bác Vô Danh có thể giải thích rỏ cho mọi người đều biết được không?


#6 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 25/06/2018 - 05:30

Anh TieuDaoDu, tôi không phải Tổ Bồ Đề Đạt Ma hay lục tổ Huệ Năng, tôi là người tìm hiểu Phật pháp để tìm cho chính mình con đường đi, tìm lại con người thật của mình và dây là diển đàn chia xẻ để chúng ta cùng nhau học hỏi và tinh tấn nên tôi không ngại viết những gì mà tôi hiểu. Nó có thể khác vớí những gì mà người khác giải thích hay hiểu vì tâm có nhiều cảnh giới khác nhau chứ không có hiểu biết của tôi là Chánh pháp còn hiểu biết của người khác là không chánh pháp .

Phước Đức theo tôi hiểu là nhân quả thiện ác của thế gian, gieo nhân thiện thì được quả lành, gieo nhân ác thì ác báo. Nhân mà ta chọn để gieo sẽ cho quả tương ứng. Người mong cầu phước thì chọn gieo nhân thiện để thu gặt được quả Phước sau này nên Phước Đức thuộc về nhân quả của thế gian. Phước đức giúp cho ta gặp điều phúc thiện , may mắn và an lành trong đời sống nhưng phước đức không giúp ta thoát khỏi nhân quả luân hồi hay trí tuệ giác ngộ giải thoát khỏi vô minh.

Công đức là hạnh quả của Tâm, là biểu hiện của Phật tánh từ chân Tâm. Công đức không thuộc về nhân quả thế gian mà công đức là hạnh quả từ tâm an tịnh, vô ngã, vô cấu, vô nhiểm nên nói công đức là cái Đức biểu hiện Phật tánh từ chân Tâm. Trong Kinh Bát Nhã Bà La Mật, Phật dạy Tu Bồ Đề là Bồ Tát thực hành Bố Thí Bà La Mật không thấy có người bố thí, không có vật bố thí và không có người nhận bố thí. Thực hành Bố Thí Bà La Mật như vậy thì đạt công đức hạnh quả vô ngã, tâm an tịnh, vô cấu, vô sanh, vô diệt, vô đắc ; Đó là tâm Bồ tát, là Tâm Phật.

Công Đức khác Phước Đức như vậy nên ngày xưa vua Lương Vũ Đế xây chùa khắp nơi rồi nghĩ là mình có công đức vô lượng nên hỏi Tổ Đạt Ma mình xây chùa như vậy thì được công đưc gì thì Tổ Bồ Đề Đạt Mạ trả lời là chẳng có công đức gì vì Tâm của vua Lương Vũ Đế chứa đầy vọng tâm mong cầu được phước báo thì làm sao mà thấy được Phật tánh thanh tịnh nơi mình mà có công đức.



Thanked by 6 Members:

#7 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 25/06/2018 - 08:04


Bác Vô Danh có kiến giải thật rỏ ràng hay quá

Em có tiếp xúc nhiều vị sư
Có vị giải thích "bố thí ba la mật" là hành động " việc bố thí phải có liên quan đến việc giác ngộ và giải thoát"

Thầy đó lý giải như sau:
Từ "ba la mật" nghĩa là đáo Bỉ Ngạn hay là bờ bên kia.
Vậy "bố thí ba lá mật"
Là việc bố thí liên quan đến bờ bên kia, bờ bên kia là bờ giải thoát.

Bác thấy sư này nói có lý không vậy?


#8 tripooh1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 548 Bài viết:
  • 325 thanks

Gửi vào 25/06/2018 - 08:48

tri kiến => là thấy biết, lập tri tức là nhận cái "biết" vào trí tuệ, trí tuệ được cất và giữ sinh chấp niệm,

khi dù nhìn, dù biết nhưng trong tâm thức vẫn tĩnh lặng, không khởi tâm

=> cảnh tượng niết bàn đã xuất hiện

bổn "tâm" vô nhất vật

làm sao vướng bụi trần

Sửa bởi tripooh1: 25/06/2018 - 08:54


#9 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 25/06/2018 - 09:03


Đừng chế lời của Lục tổ

BỒ ĐỀ BỔN VÔ THỌ
MÌNH CẢNH DIỆT PHI ĐÀI
BỔN LAI VÔ NHẤT VẬT
HÀ XỨ NHẠ TRẦN AI.

Chữ "bổn tâm" là chế lời, làm thay đồ nghĩa của Ý Lục Tổ.

Câu "bổn lai vô nhất vật"
Ý nói " tánh bồ đề bản chất không phải vật chất"

Tâm là trái tim là vật chất rồi.




BỔN LAI nghĩa là bản chất Xưa nay vốn là



Thanked by 1 Member:

#10 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 25/06/2018 - 12:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TieuDaoDu, on 25/06/2018 - 08:04, said:

Bác Vô Danh có kiến giải thật rỏ ràng hay quá

Em có tiếp xúc nhiều vị sư
Có vị giải thích "bố thí ba la mật" là hành động " việc bố thí phải có liên quan đến việc giác ngộ và giải thoát"

Thầy đó lý giải như sau:
Từ "ba la mật" nghĩa là đáo Bỉ Ngạn hay là bờ bên kia.
Vậy "bố thí ba lá mật"
Là việc bố thí liên quan đến bờ bên kia, bờ bên kia là bờ giải thoát.

Bác thấy sư này nói có lý không vậy?

Anh có thể tham khảo giải thích chữ Ba-La-Mật ở đây

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tôi không rõ ý nguời giải thích muốn nói gì vì không rõ ngữ cảnh của người nói như thế nào. Tuy nhiên Bố Thí Bà La Mật theo tôi hiểu và dẩn ví dụ ở trên là hành vi (công đức) bố thí từ tâm an tịnh vô ngã, là Phật tâm . Gọi Tâm vô ngã là đáo bỉ ngạn hay giác ngộ thì không khác ý của người anh trích dẩn nói nhưng diển đạt của người đó that không rỏ rang và khó hiểu cho người nghe.

Thanked by 2 Members:

#11 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 25/06/2018 - 14:18


Loìw giải thích của bác vô danh rất rỏ ràng
Cám ơn bác nhiều.
Bác có thể giải thích cho mình vài ván đề nữa dc ko?


#12 tripooh1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 548 Bài viết:
  • 325 thanks

Gửi vào 25/06/2018 - 18:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TieuDaoDu, on 25/06/2018 - 09:03, said:

Đừng chế lời của Lục tổ

BỒ ĐỀ BỔN VÔ THỌ
MÌNH CẢNH DIỆT PHI ĐÀI
BỔN LAI VÔ NHẤT VẬT
HÀ XỨ NHẠ TRẦN AI.

Chữ "bổn tâm" là chế lời, làm thay đồ nghĩa của Ý Lục Tổ.

Câu "bổn lai vô nhất vật"
Ý nói " tánh bồ đề bản chất không phải vật chất"

Tâm là trái tim là vật chất rồi.




BỔN LAI nghĩa là bản chất Xưa nay vốn là

cháu không dám chế lời ạ, chỉ là phật gia lấy tâm làm gốc, lại ví bồ đề tâm chứ chẳng mang trái tim ra mà chứng. chẳng lẽ lại nói xưa nay vốn chẳng 1 vật là thế gian này không 1 vật. Trước sau không một vật nghĩa là tâm vốn không các hữu vi pháp thì tham sân si hay dục vọng hay thậm chí là các đau khổ vi tế như mừng vui hạnh phúc cứ như bay vào hư không. Ta biết đấy, ta thấy đấy, và ta vượt ra khỏi luỵ phiền nó đấy

ví như không 1 cái lưới nào lại có thể bắt được cánh của con đại bàng hùng mạnh.

trong thực tế hãy cứ tạm cho là chữ nghĩa sai biệt, cháu vốn đã chủ tâm không trích cả bài thơ và cuối bài cũng không để "Lục tổ Huệ Năng" nên bác Vô Danh Thiên Địa xin hãy cứ tuỳ nghi coi như đây là quan điểm cá nhân cháu cũng được. sao cháu vì quan điểm cá nhân mà dám đánh lận con đen với Lục tổ ạ.

Sửa bởi tripooh1: 25/06/2018 - 19:19


#13 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 26/06/2018 - 00:05

Anh Tieudaodu và Tripooh1. Quan điểm của hai anh đều không xa lìa chánh pháp.

Anh Tripooh1 khi để chữ "tâm" trong ngoặc kép " " qua câu : Bổn "tâm" vô nhất vật thì tôi hiểu anh có ngụ ý nói tâm rổng không nhưng vô nhất vật thì chữ vật trong trường hợp này không thích hợp vì tâm rổng không không phải chỉ là vô nhất vật mà tâm rổng không vô đắc, vô ngã v.v...

Anh Tieudaodu cứ thoải mái , mục linh tinh này là để chúng ta đàm đạo thoải mái mà.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 26/06/2018 - 00:24


Thanked by 1 Member:

#14 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 26/06/2018 - 11:47

xin chào bác TieuDaoDu
TRI KIẾN LẬP TRI, TỨC VÔ MINH BỔN.
TRI KIẾN BẤT LẬP TRI, TỨC NIẾT BÀN"
(KINH THỦ LĂNG NGHIÊM)
theo EM ý Phật dạy khi học dung xuat phát từ kinh nghiệm, bản chất mới dung, tức Niet Bàn vậy
Thân

Thanked by 1 Member:

#15 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 26/06/2018 - 13:34


Trân trọng cảm nhận của bác EM

............

Bình thường, khi ta nhìn đoá hoa hồng, chúng ta sẽ có những đánh giá nào là hoa đẹp, màu đẹp, hoa thơm, đáng hoa đẹp, gặp kẻ yêu thích sẽ có suy nghĩ ngắt hoa....

Khi này là TRI KIẾN LẬP TRI, TỨC VÔ MINH

Nếu người nào đó, đôi khi có thể "thanh tịnh tự nhiên", không phải sự "dụng công" đạt được sự "thành tịnh" . Trạng thái thanh tịnh, bản thân sẽ không có suy nghĩ, tâm trí thanh thản, nhẹ nhàng, đôi khi cảm giác không có cơ thể.
Ở trạng thái THANH TỊNH còn người ta nhìn đoá hoa thì cũng chỉ nhìn đoá hoa nhưng không hề có những thứ đánh giá, suy nghĩ nào về hoa, nhìn chỉ nhìn biết vậy thôi.

TRI KIẾN BẤT LẬP TRI TỨC NIẾT BÀN

Trong các kinh, Phật tổ hay nói hai chữ "thanh tịnh" vì "thanh tịnh" là trạng thái rất quan trọng.
Người cảm nhận đựơc sự "thanh tịnh tự nhiên" dc Phật ví như đã NIẾT BÀN.








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |