Jump to content

Advertisements




Thuật số Thái Ất


17 replies to this topic

#1 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 26/03/2018 - 15:07

Thuật số Thái Ất đến nay vẫn là bí ẩn. có nhiều nghiên cứu về Thuật số này nhưng mỗi nhà 1 cách thức tiếp cận khác nhau nên có những lý giải khác nhau, đại đồng tiểu dị. do cơ duyên tình cờ đọc qua bộ " Tìm hiểu thuật số Thái ất thần kinh" của thầy Nguyễn Thiện Nhơn, nay xin phép thày Nguyễn Thiện Nhơn được chia sẻ tác phẩm nghiên cứu của thày tới các bạn nghiên cứu về thuật số này. kính thầy.

Tìm hiểu TS Thái Ất Thần Kinh
________________________________________
Thái Ất Thần Kinh là gì ?
Ất là Mặt trời, có gốc từ tiếng Việt là Ác như Ác vàng, Ác tà...vv nhưng trong bảng số của TS Thái Ất Thần Kinh thì từ Thái Ất mới là từ chỉ cho Mặt trời, đây chỉ là thói quen của người đời sau thôi. Còn từ Thái Ất trong cụm từ Thái Ất Thần Kinh thì lại mang nghĩa rộng hơn là: Hệ mặt trời.
Thần là thời điểm, Kinh là hàng dọc, nên TATK là thời điểm các hành tinh của HMT xếp thẳng hàng (dọc) vì theo cách hiểu của người đời sau khi cóp nhặc lại thuật số TATK thì vào thời điểm: Giờ Giáp tý, ngày Giáp tý, tháng Giáp tý cách đây 10.155.926 là lúc các hành tinh của HMT xếp thẳng hàng dọc và họ đã lấy thời điểm này làm mốc khởi đầu cho thời gian của HMT chúng ta.(Tuy nhiên cách hiểu này là sai, hoàn toàn do suy luận hoang tưởng của những kẻ cóp nhặc, không đúng với sự thật lịch sử của HMT, xin xem lại cuốn TSKMDGNT của cùng tác giả )
Nhưng ở đây vấn đề là cụm từ TATK được giải nghĩa như trên thì nửa Hán nửa Việt vì theo từ Hán thì phải là Thái Ất Kinh Thần mới đúng được, tại sao lại như thế? Điều này là do người Tây bắc Trung hoa lúc mới tiếp thu được nền văn minh của dân Bách việt ở Trung nguyên nước Trung hoa thì tiếng Việt đã ảnh hưởng rất lớn đến cách hánh văn của họ, như thay vì nói Cung trung, Tâm trung, Kinh thần...vv thì họ vẫn dùng Trung cung, Trung tâm, Thần kinh..vv theo ngôn ngữ dân Việt bản địa lúc bấy giờ...
ngay cả từ Ất(Ác) cũng là từ của người Việt mà ra...
Tóm lại TSTATK là phương pháp tính toán năng lượng của HMT tác động xuống quả đất chúng ta mà cụ thể là tại địa bàn Giáp (Trung nguyên Trung hoa ) của dân Bách việt xưa....do chính người Việt đã sáng tạo ra vậy.

Bảng số Thái Ất cho địa bàn Giáp
________________________________________
Như ta đã biết người xưa lấy bảng Lạc thư áp đặt cho địa bàn Giáp là cố định, không thể thay đổi được, nên khi vận dụng nó để tính toán năng lượng của Hệ mặt trời tác dụng vào đấy thì họ quy chuẩn như sau:
*Phần Dương của HMT gồm 2 trường không gian Giáp và Ất thì Giáp (Thiếu âm ) là quả đất thuộc quẻ Cấn, còn Ất ( Thái dương ) là mặt trời thuộc quẻ Càn.
*Phần Âm của HMT (Tất cả các hành tinh với những vệ tinh của chúng quay quanh mặt trời ) là trường Đinh ( Thái âm ) thì thuộc quẻ Khôn,còn mặt trăng là trường Bính ( Thiếu dương ) thuộc quẻ Tốn.
Bốn quẻ Cấn, Càn, Tốn, Khôn là 4 quẻ Không gian thì 4 quẻ còn lại phải là quẻ Thời gian nên mỗi quẻ Khảm, Chấn, Ly, Đoài đã nhận 3 chi theo chiều thuận 8 quẻ hậu thiên là:
Khảm: Hợi, Tý, Sửu.
Chấn: Dần, Mão, Thìn.
Ly; Tỵ, Ngọ, Mùi.
Đoài: Thân, Dậu, Tuất.
Trên nguyên lý là như thế, nhưng khi áp dụng cho mặt đất, dù ở vị trí nào thuộc cung nào trong địa bàn Giáp thì Không gian và Thời gian cũng luôn Hợp Nhất Làm Một nên tại địa bàn ta lại có đủ 16 cung không-thời gian như hình vẽ:


Tốn….........Tỵ,Ngọ,Mùi…..........Khôn
(Ly)

Thìn Thân
Mão..Chấn.........................Dậu (Đoài)
Dần Tuất


Cấn…...........Sửu,Tý,Hợi….......Càn
(Khảm)

Trong đó 8 cung (bây giờ ta dùng từ Cung thay cho từ Quẻ hoặc Chi) Càn, Tý, Cấn, Mão, Tốn, Ngọ, Khôn, Dậu được gọi là chính cung, còn 8 cung còn lại thì gọi là gián cung (cung gián cách ).
Trục không gian và thời gian của bảng số:
- Trục không gian của bảng LT vận dụng cho HMT dĩ nhiên là Càn Khôn rồi vì người xưa đã chọn Càn làm đại diện cho phần Dương và Khôn làm đại diện cho phần Âm (của HMT.)
- Trục thời gian : Vì không gian và thời gian luôn chuyển hóa cho nhau qua tâm đối xứng vuông góc nên trục thời gian phải là Chấn Đoài. Khi áp dụng xuống cho dịa bàn thì cung Dần khởi đầu cho quẻ Chấn,còn cung Thân khởi đầu cho quẻ Đoài nên trục thời gian thực tế là Dần Thân.vậy.
Ở đây cần lưu ý 2 điểm là
- Trong bảng LT gốc thì 2 trục Cấn Khôn (không gian) và Khảm Ly (thời gian) vẽ chéo nhau như hình số 8 nằm ngang cho quỹ đạo chuyển hóa là theo thói quen xưa nay, chứ thật ra phải vẽ vuông góc thì mới đúng được.
- Với 2 trục không gian và thời gian của HMT như trên thì tâm chuyển hóa (mà cụ thể hơn là tâm không gian) sẽ không nằm ở Trung cung cung? -Đúng vậy, tâm này là một vị trí nào đó nằm lệch về phía phần âm của HMT hơn và cũng chuyển động quanh mặt trời thôi.

THỜI GIAN CỬU CUNG và THỨ TỰ 8 QUẺ KHÔNG GIAN của Thái cực HMT
Theo bảng LT gốc thì : *TGCC có 2 là thuận và nghịch. Thuận là Dương thì tính từ Tâm ra ngoài, Nghịch là Âm tính từ Ngoài vào tâm.
Bảng thuận được tính là: Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Trung cung 5,Càn 6, Đoài 7,Cấn 8, Ly 9 rồi trở về 1 cho chu kỳ tiếp theo v..v
*Còn về Không gian thì thứ tự 8 quẻ được đọc theo vòng quay của Hệ bắc cực ( tâm không gian của bảng LT) là: Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn.
Tương tự thì TGCC dương của Thái cực HMT phải tính là: Càn 1,Ly 2, Cấn 3, Chấn 4, Trung cung 5, Đoài 6, Khôn 7, Khảm 8 , Tốn 9 rồi trở về 1 cho chu kỳ sau....
Còn thứ tự 8 quẻ không gian phải là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài....
Nhưng khi đem bảng LT gốc vận dụng cho HMT thì có điều khác biệt ngược lại là: Bảng LT gốc thì HMT là phần Dương quay quanh Tâm thiên hà là phần Âm, còn ở HMT thì phần Âm lại quay quanh phần Dương, nên TGCC và Thứ Tự Không Gian của các quẻ phải đổi ngược lại: Lấy thứ tự của TGCC (Càn, Ly, Cấn, Chấn, Trung cung, Đoài, Khôn, Khảm, Tốn) làm thứ tự cho Không gian, còn thứ tự các quẻ không gian (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) để tinh cho TGCC.
* Thứ tự không gian thì chỉ có 8 quẻ và 8 quẻ của một Thái cực thì không nằm ở tâm, nên Trung cung của thứ tự cửu cung phải bị loại bỏ (Trung cung thực chất không phải là 1 quẻ, mà chỉ là nơi 2 khí âm dương chuyển hóa cho nhau). Thế là ta có thứ tự không gian của Thái cực HMT là: Càn 1, Ly 2, Cấn 3, Chấn 4, Đoài 6, Khôn 7, Khảm 8, Tốn 9.
* Thời gian cửu cung thì là 9.vì phải qua tâm Thái cực. Còn vòng tròn thái cực của HMT chỉ có 8 quẻ mà đã được chia thành 16 cung ở địa bàn thì phải tính sao đây? - Tâm không gian (mà cũng là tâm không- thời gian) của Thái cực HMT nằm trên trục Càn - Khôn (là vị trí càn khôn hợp nhất) mà không nằm trên vòng tròn 8 quẻ nên người xưa đã phải mượn 2 quẻ Càn và Khôn làm làm tâm của Thái cực HMT tùy theo từng trường hợp.
Vậy TGCC của Thái cực HMT là:
-Chu kỳ 1: Thân - Dậu - Tuất - Càn - Càn mượn làm tâm - Hợi - Tý - Sửu - Cấn.
----------2 Dần - Mão - Thìn - Tốn - Tỵ -Ngọ - Mùi - Khôn - Khôn mượn làm tâm.
Rồi tiếp tục các chu kỳ sau v..v...
Điều cần lưu ý là trong chu kỳ thứ 2, 4, 6, 8...v..v thì cung Khôn mượn làm tâm không ở giữa là vì thứ tự liên tục của vòng tròn 8 quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài áp dụng cho địa bàn Giáp thì không bao giờ thay đổi được, do vậy nó không nằm giữa là đương nhiên và cũng không làm sai trật gì cho sự tính toán của Thuật số.
BẢNG SỐ TATK KỂ NĂM ( Tính cho năm )
Thuật số TATK thì có 3 loại kể :kể năm, kể ngày, và kể giờ. Nhưng kể năm là căn bản, còn 2 loại kể sau thì chỉ là cách tính tương tự của loại kể năm nên ở đây ta phải học hỏi loại kể năm trước.
Muốn lập được 1 bảng số TATK thì cần phải biết các loại năng lực tác động vào quả đất chúng ta. Đó là:
* Năng lực của Mặt trời thông qua Vòng tiểu du của Thái dương Ất với năng lượng của nó là Bài văn văn xương.
* Năng lực của Các hành tinh quay quanh mặt trời thông qua Vòng đại du của Thái âm Đinh với năng lượng của nó là Thái nhất thủy kích.
* Năng lực của Tâm TC HMT thông qua khoảng cách về cung và số của nó với quả đất gọi là Kể Định hay Định Kể.
* Năng lực của sao Mộc gọi là Thái tuế ( Cần chú ý : từ Thái tuế chỉ cho năng lực sao Mộc là do thói quen của các nhà thuật số, chứ chỉ nên gọi là Tuế tinh hay Tiểu tuế thì đúng hơn vì trong TS KMDG thì Thái tuế đã chỉ cho 1 loại năng lực của Thái âm Đinh tác động xuống quả đất rồi. Chúng ta cần phải phân biẹt từ này trong 2 TS là khác nhau .
* Năng lực của Mặt trăng gọi là Thái âm ( Trong KMDG thì từ này chỉ 1 Tướng của HMT, chúng ta cần phải phân biệt như từ Thái tuế vậy )
* Năng lực của sao Kim gọi là Thiên ất. (Trong KMDG thì từ này cũng chỉ 1 Tướng của HMT, chúng ta cũng cần phân biệt như 2 từ trên. )
* Năng lực của sao Hỏa gọi là Trực phù. (Trong KMDG thì từ này chỉ 1 sao khí nào đó trong cửu tinh đang tác động xuống địa bàn vào 1 thời điểm nhất định (Cần phân biệt như trên )
* Năng lực của sao Thủy gọi là Tứ thần.
* Năng lực của sao Thổ gọi là Địa ẤT.
Ngoài các loại năng lực trên quả đất còn chịu sự tác động của năng lực cửu tinh từ bên ngoài HMT nữa mà đã được tính toán trong TS KMDG đã biết.
Từng bước một chúng ta sẽ tìm hiểu cách tính toán của người xưa cho các loại năng lực trên tiép theo.

Thanked by 3 Members:

#2 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 15:12

xin được viết tiếp theo chủ đề
-------------
VÒNG TIỂU DU CỦA THÁI DƯƠNG ẤT và VÒNG ĐẠI DU CỦA THÁI ÂM ĐINH.
Theo quy luật Dẫn 1 cực 3 thì một thái cực khi tự quay quanh mình dược 3 vòng thì 8 quẻ của nó phải đổi vị trí một lần. Mà vòng tự quay trung bình của HMT là 12 năm của quả đất, nên sau 36 năm thì 8 quẻ của TC HMT phải thay đổi. Ở đây ta chỉ tính sự thay đổi vị trí của 2 quẻ Càn và Khôn đại diện cho 2 phần Dương và Âm của HMT thôi.
Với phần Âm là Khôn thì bắt đầu trước năm khởi nguyên vũ trụ ( Giáp tý 00.000.001 ) là 34 năm, tức là năm Dần nếu tính từ Giáp tý trở ngược về trước,như vậy là năm 00.000.003 thì phần âm Khôn 7 chuyển qua vị trí quẻ Đoài 6 theo thứ tự ngược 8 quẻ Không gian đã biết: Khôn, Đoài và tiếp theo là Chấn 4, Cấn 3, Ly 2, Càn 1, Tốn 9, Khảm 8 ...v.v...Nhưng đứng trên cái nhìn cố định từ quả đất (mà cụ thể là từ trung cung địa bàn Giáp) tới các hành tinh quay quanh mặt trời thì ta lại thấy phần Âm này đang chuyển quẻ 36 năm một lần từ Khôn sang Khảm, sang Tốn, sang Càn, sang Ly, sang Cấn, sang Chấn, sang Đoài và về Khôn để qua 1 vòng 288 năm khác.
Muốn tính quẻ Đại du của Thái âm Đinh năm nào thì ta lấy số tuế tích năm ấy cộng với 34 rồi chia cho 288, số dư còn lại cứ tính 36 năm 1 quẻ khởi từ Khôn là được.
Ví dụ: năm 2009 số tuế tích là 10.155.926 thì quẻ đại du là:
(10.155.926+34) : 288 =(10.155.926 + 34 ) : 288 = 35263 dư 216
216 năm thì vòng đại du (288 năm) của Thái âm Đinh đã qua các quẻ Khôn, Khảm, Tốn, Càn, Ly và vào quẻ Cấn đã được 36 năm.
Quẻ đại du Cấn này sẽ là quẻ ngoại (tức là quẻ trên) của quẻ kép Thái ất năm 2009 sẽ được đề cập ở sau.
Với phần Dương là Càn thì bắt đàu từ năm khởi nguyên vũ trụ :Giáp tý 00.000.001 và không như cả phần Âm quay quanh mặt trời, mà chỉ có Thiếu âm là quả đất quay quanh mặt trời,nên cứ 3 vòng quay của quả đất thì mặt trời phải thay dổi 1 quẻ khi ta coi quả đất là đứng yên cố định còn mặt trời thì chuyển động. Suy luận.tương tự như trên thì vòng tiểu du 24 năm của Thái dương Ất sẽ là Càn, Ly, Cấn, Chấn, Đoài, Khôn, Khảm, Tốn.và về Càn để qua 1 vòng 24 năm khác...
Muốn tính quẻ Tiểu du của Thái dương Ất năm nào thì ta lấy số tuế tích năm ấy chia cho 24, số dư còn lại cứ tính 3 năm 1 quẻ khởi từ Càn là được.
Ví dụ:quẻ Tiểu du năm 2009 sẽ là:
10.155.926 : 24 = 423163 dư 14.
14 năm thì vòng tiểu du của Thái dương Ất đã qua các quẻ Càn, Ly, Cấn, Chấn và vào quẻ Đoài đã dược 2 năm.
Quẻ tiểu du Đoài này sẽ là quẻ nội của quẻ kép Thái ất năm 2009 này.
Trong bảng số Thái Ất thì 4 quẻ Khảm, Chấn, Ly, Đoài của tiểu du hay đại du sẽ được ghi ở 4 chính cung là Tý, Mão, Ngọ, Dậu.
Một điều nữa là tên gọi theo thói quen của người đời sau: Thái dương Ất thì được ghi là Thái Ất, còn Thái âm Đinh là Đại Du, chúng ta cũng tạm dùng như vậy thôi.

---------------
QUẺ THÁI ẤT HẰNG NĂM CỦA HỆ MẶT TRỜI.
Hệ MT là 1 Thái cực (tượng) nên có thể phân thành 8 quẻ mà cũng có thể phân thành 64 quẻ tuỳ theo sự tính toán tổng quát hay chi tiết hơn.Khi chia TC HMT thành 64 quẻ thì người xưa đã tìm quẻ (kép) từng năm của HMT bằng cách lấy quẻ tiểu du làm quẻ nội (vì quả đất thuộc về phần Dương) và quẻ đại du làm quẻ ngoại, nên mỗi năm ta luôn có 1 quẻ chỉ thị về Khí của nó một cách tổng quát nhất , Nhưng vì cứ 3 năm thì Thái dương Ất mới đổi 1 quẻ, cứ 36 năm Thái âm Đinh mới đổi 1 quẻ nên có lúc 3 năm, có lúc 2 năm, có lúc 1 năm quẻ Thái ật hằng năm mới thay đổi. Nói chung là quẻ Thái ất hằng năm chỉ có thể dùng để xét đoán chung nhất mà thôi, ta còn phải cần đến các sao khí (năng lượng) mà chúng phát ra tác động trực tiếp xuống quả đất.nữa.
Quẻ Thái ất năm 2009 này là Sơn Trạch tổn (Cấn trên Đoài dưới)
Theo ý riêng thì ta nên xét đoán mối quan hệ bát biến của 2 quẻ phần dương và phần âm thì sẽ đúng hơn.

PHÁN ĐOÁN CÁC QUẺ TIỂU DU VÀ ĐAI DU.
Theo những nhà sưu tập lại TSTA thì 4 cung Tý 8, Cấn 3, Mão 4, Tốn 9 là 4 cung Dương, còn 4 cung Ngọ 2, Khôn, 7, Dậu 6 , Kiền 1 là 4 cung Âm nên tổng quát là: Khi quẻ Tiểu du của Thái dương Ất nằm ở 4 cung dương thì tốt, nằm ở 4 cung âm thì xấu, còn quẻ Đại du thì luôn luôn xấu dù nò nằm ờ đâu vì nó thuộc phần Âm.
Nhưng riêng đối với quẻ Tiểu du thì lại còn chia ra là: Cung Càn là cung Thuần Dương tuyệt âm nên xấu, Cung Tỳ là cung khí dịch chuyển ( cung khí rời) thì trung bình, Cung Cấn thì không thấy gọi là cung gì, Cung Mão là cung khí tuyệt nên có lẽ hơi xấu, Cung Tốn là cung Khí Dương tuyệt nên xấu, Cung Ly lại là cung khí dịch chuyển, Cung Khôn thì cũng như cung Cấn không thấy gọi là cung gì, Cung Dậu lại là cung khí tuyệt. Cách phân chia này mâu thuẫn không những với ở trên mà còn tự trong chính nó: Quẻ Tốn Dương tuyệt thì phải Thuần Âm ,nhưng nó vẫn có hào dương thì tính sao ? Còn nếu cho quẻ Khôn là Dương tuyệt âm thuàn thì quẻ Tốn (cũng như quẻ Cấn) phải có 1 mức độ thế nào đó về khí chứ.....
Theo suy luận riêng thì ta nên xét mối quan hệ bát biến của quẻ Tiểu du với quẻ Cấn thì đúng hơn vì quẻ Cấn là đại diện cho quả đất (trong thuật số TA thì quả đất là quái tượng của quẻ Cấn) Mặt trời dù thuộc quẻ nào thì cũng phát ra năng lượng tác động xuống quả đát cả ! Quả đất là Thiếu âm, Mặt trời là Thái dương. Âm -Dương thì hút nhau nên ta tính thuận: Khi quan hệ đôi bên là thuận thì tốt, còn nghịch thì xấu Thế nên khi quẻ Tiểu du là Càn, Khôn, Doài, Cấn thì đối với quả đất phải là tốt, vì quan hệ bát biến của 4 quẻ này đối với quẻ Cấn là thuận còn khi quẻ Tiểu du là Khảm, Chấn, Tốn, Ly thì xấu ( Xem lại quan hệ bát biến của các quẻ)
Đối với quẻ Đại du thì cũng thế nhưng ta tính nghịch vì Thiéu Âm gặp Thái âm thì phải đẩy nhau, nên khi Thái Am Đinh nằm ở các quẻ Khảm, Chấn, Tốn, Ly thì phải tốt đối với quả đất vì quan hệ bát biến của chúng đối với quẻ Cấn là nghịch (Nói một cách nôm na là quả đất có chống trả lại các lực tác động của những hánh tinh trong phần Âm của HMT thì mới tồn tại an toàn được) Còn khi quẻ Đại du là Càn, Khôn, Đoài, Cấn thì xấu.
Tuy vậy Tốt hay Xấu của Tiểu du hay Đại du lúc này cũng chỉ ở mức độ tổng quát thôi.

#3 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 18:55

Tôi đều có lưu bài tìm kiếm được trên mạng có liên quan tới Thái Ất, và bài của cụ Thiện Nhân tôi đã lưu trữ từ lâu. Nếu như chưa từng "cảm ngộ" được một chút thuật số Thái Ất thì đọc bài viết của bác Thiện Nhân có thể các bạn sẽ cảm thấy lâm ly bi đát như ngày đầu tôi đọc bài của bác. Nhưng sau này khi tôi có một chút nho nhỏ căn bản, thì trong tôi nảy ra các các câu hỏi sau:
  • Trong sách Thái Ất thường gặp (như Thái ất thần kinh, Yếu giải, Giản dị, sách dịch tiếng Hoa) không có sách nào nói về sự liên quan giữa môn Thái Ất và hệ mặt trời, rồi thì "Trường Thái âm Đinh.... Trường Bính..vv..và..vv) thì cụ Thiện Nhân lấy ở đâu ra những thứ đó?
  • Nếu vạn nhất giả sử cụ có nguồn nào đó, thì việc trích dẫn nguồn là một động thái cần thiết của người truyền bá kiến thức, bởi dựa vào đó đời sau còn biết đường mà tìm kiếm đào bới. Hoặc giả cụ tự nghĩ ra, thì cụ cũng nên thanh minh một chút, và dẫn chứng tại sao lại là như thế.
Nói thực lòng tôi cho rằng cụ bị "tẩu hỏa" trong trí tưởng tượng của chính mình. Cách thử đơn giản nhất là mang thuật số đó ra áp dụng một chút, nếu thấy đoán trúng được sự vật sự việc thì có thể tin một chút. Còn ngược lại coi chẳng ứng điều gì thì chẳng qua tiểu thuyết viễn tưởng thôi, đọc cho vui thì được chứ đừng coi là thật.

Tôi mạn phép khuyên can các vị đang tìm hiểu Thái Ất một câu: là những gì cụ Thiện Nhân viết đọc tham khảo thì rất hay, nhưng tuyệt đối đừng tin vào kẻo tốn thời gian vô ích. Ví dụ: quẻ Tiểu du của cụ tính cho năm 2009 (Kỷ Sửu) là quẻ Đoài, tôi tính ra năm ấy Tiểu Du vào hào 1 quẻ Trạch Lôi Tùy...

Xin tùy hỷ!

Thanked by 1 Member:

#4 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 19:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 27/03/2018 - 18:55, said:

Tôi đều có lưu bài tìm kiếm được trên mạng có liên quan tới Thái Ất, và bài của cụ Thiện Nhân tôi đã lưu trữ từ lâu. Nếu như chưa từng "cảm ngộ" được một chút thuật số Thái Ất thì đọc bài viết của bác Thiện Nhân có thể các bạn sẽ cảm thấy lâm ly bi đát như ngày đầu tôi đọc bài của bác. Nhưng sau này khi tôi có một chút nho nhỏ căn bản, thì trong tôi nảy ra các các câu hỏi sau:
  • Trong sách Thái Ất thường gặp (như Thái ất thần kinh, Yếu giải, Giản dị, sách dịch tiếng Hoa) không có sách nào nói về sự liên quan giữa môn Thái Ất và hệ mặt trời, rồi thì "Trường Thái âm Đinh.... Trường Bính..vv..và..vv) thì cụ Thiện Nhân lấy ở đâu ra những thứ đó?
  • Nếu vạn nhất giả sử cụ có nguồn nào đó, thì việc trích dẫn nguồn là một động thái cần thiết của người truyền bá kiến thức, bởi dựa vào đó đời sau còn biết đường mà tìm kiếm đào bới. Hoặc giả cụ tự nghĩ ra, thì cụ cũng nên thanh minh một chút, và dẫn chứng tại sao lại là như thế.
Nói thực lòng tôi cho rằng cụ bị "tẩu hỏa" trong trí tưởng tượng của chính mình. Cách thử đơn giản nhất là mang thuật số đó ra áp dụng một chút, nếu thấy đoán trúng được sự vật sự việc thì có thể tin một chút. Còn ngược lại coi chẳng ứng điều gì thì chẳng qua tiểu thuyết viễn tưởng thôi, đọc cho vui thì được chứ đừng coi là thật.

Tôi mạn phép khuyên can các vị đang tìm hiểu Thái Ất một câu: là những gì cụ Thiện Nhân viết đọc tham khảo thì rất hay, nhưng tuyệt đối đừng tin vào kẻo tốn thời gian vô ích. Ví dụ: quẻ Tiểu du của cụ tính cho năm 2009 (Kỷ Sửu) là quẻ Đoài, tôi tính ra năm ấy Tiểu Du vào hào 1 quẻ Trạch Lôi Tùy...

Xin tùy hỷ!
hi vnconcrete, xin chào các bạn nghiên cứu học thuật môn Thái ất, như đầu topic có nói rõ, do cơ duyên EM có tl này của thầy Nhơn, EM thấy có giá trị và ít phổ biến nên chia sẻ với các bạn. mọi chuyện do duyên số, EM ko bình phán đúng sai hay dở tnào, ở trên EM ghi kính thầy Nhơn vì kính trọng chuyện thầy chia sẻ nghiên cứu của thầy hoàn toàn free, thầy chia sẻ trên 1 diễn đàn khác và câu chuyện xung quanh nó là admin diễn đàn đó có ý thầy gửi bản thảo cho admin để admin đăng, thầy từ chối nhẹ nhàng và cặm cụi gõ từng chữ để đăng trọn vẹn, 1 ng lổn tuổi thưa các bạn. sau đó EM tình cờ biết trc đó thầy gửi admin đăng dùm 1 tl 1 môn khác cũng khá hiếm tl, admin có đăng nhưng chỉ có tựa đề, sau thầy hỏi admin thì chỉ im lặng. câu chuyện bên lề là như vậy. 1 môn học ít tl mà chịu chia sẻ miễn phí nghiên cứu của mình, là điều EM kính trọng.
trở lại về dự đoán môn Thái ất theo tl thầy Nguyễn Thiện Nhơn, nhận định tnào tùy cơ duyên mỗi ng. EM xin chia sẻ trong topic quẻ Thái ất năm Mậu Tuất EM tính theo cách thầy Nhơn dc quẻ Lôi Phong hằng, luận đoán như trong topic có ghi bán đảo bắc nam sum họp 1 nhà trong tg gần, chỉ chờ gió Đông. thực tế các bạn chắc có xem Olympic mùa đông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. nhưng cách tính của EM còn vụng nên còn nhiều sai sót.
tóm lại EM chỉ chia sẻ tl nghiên cứù thui các bạn, hehe..xin chào vnconcrete

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#5 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 20:40

Chào bạn Em
Tôi hiện cũng đang nghiên cứu tương tác giữa lý thuyết tử vi bắc phái và tam thức, nên rất ủng hộ topic này.
Tuy nhiên, tôi rất ái ngại khi bạn lại sa đà vào mối quan hệ giữa thiên văn và tam thức khi mà không có khảo chứng về mặt toán học nghiêm túc.
Đối với các môn huyền học, chúng ta có thể nói bất cứ cái gì dựa vào suy luận của chúng ta không sao. Nhưng một khi đã động chạm tới những lãnh vực mà toán học hiện đại ngự trị như là vật lý thiên văn, thì bắt buộc phải làm việc một cách nghiêm túc, tuyệt đối không nên định tính như thế này.
Việc các lãnh vực huyền học lấy ý tưởng từ thiên văn, dù là cổ đại hay hiện đại, khác xa với việc gán ghép. Bạn nên chú ý để tránh đi việc sa đà như các cụ.
Mong b ạn hiểu ý quên lời,

Thanked by 1 Member:

#6 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 21:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 27/03/2018 - 20:40, said:

Chào bạn Em
Tôi hiện cũng đang nghiên cứu tương tác giữa lý thuyết tử vi bắc phái và tam thức, nên rất ủng hộ topic này.
Tuy nhiên, tôi rất ái ngại khi bạn lại sa đà vào mối quan hệ giữa thiên văn và tam thức khi mà không có khảo chứng về mặt toán học nghiêm túc.
Đối với các môn huyền học, chúng ta có thể nói bất cứ cái gì dựa vào suy luận của chúng ta không sao. Nhưng một khi đã động chạm tới những lãnh vực mà toán học hiện đại ngự trị như là vật lý thiên văn, thì bắt buộc phải làm việc một cách nghiêm túc, tuyệt đối không nên định tính như thế này.
Việc các lãnh vực huyền học lấy ý tưởng từ thiên văn, dù là cổ đại hay hiện đại, khác xa với việc gán ghép. Bạn nên chú ý để tránh đi việc sa đà như các cụ.
Mong b ạn hiểu ý quên lời,
xin chào thầy Gấu, cám ơn lời chia sẻ chân tình của thầy. thực ra tam thức như Thái ất, theo sách bây giờ đa phần đều nói mốc Thựơng cổ Giáp Tí hay Trung cổ Giáp Dần để tính tuế tích là khi thất tinh thẳng hàng, nhưng thực sự có thất tinh thẳng hàng ko, nếu có thì có đúng ko vì nghe nói phương Tây họ cũng quan tâm đến môn này và dùng khoa học thiên văn tính toán lại thời điểm. theo EM thì nghĩ con số này liên quan tới căn bản của tam thức nói chung, dĩ nhiên là chỉ suy đoán, còn thực tế thì cứ dùng dc là dc, nghĩ nhiều hại não. nghe nói thầy Gấu là TS toán học ko biết thầy có nghiên cứu về vấn đề này ko. riêng Tử vi EM ko dám múa riù qua mắt thầy, chỉ nghe ng lớn nói lại nên ko biết nhớ kỹ ko, trong Tử vi 13 chính tinh là thực tinh, đa phần các sao là hư tinh, liên quan nguyệt lệnh, hình như có cả là tứ hoá xuất phát từ nguyệt lệnh, do quỹ đạo mặt trời, mặt trăng và trái đất. góp vui với thầy Gấu như vậy. chỉ nhớ là nghe như vậy nên đừng bắt chứng minh hihi..

#7 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 22:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

emvomr.dam, on 27/03/2018 - 21:00, said:

xin chào thầy Gấu, cám ơn lời chia sẻ chân tình của thầy. thực ra tam thức như Thái ất, theo sách bây giờ đa phần đều nói mốc Thựơng cổ Giáp Tí hay Trung cổ Giáp Dần để tính tuế tích là khi thất tinh thẳng hàng, nhưng thực sự có thất tinh thẳng hàng ko, nếu có thì có đúng ko vì nghe nói phương Tây họ cũng quan tâm đến môn này và dùng khoa học thiên văn tính toán lại thời điểm. theo EM thì nghĩ con số này liên quan tới căn bản của tam thức nói chung, dĩ nhiên là chỉ suy đoán, còn thực tế thì cứ dùng dc là dc, nghĩ nhiều hại não. nghe nói thầy Gấu là TS toán học ko biết thầy có nghiên cứu về vấn đề này ko. riêng Tử vi EM ko dám múa riù qua mắt thầy, chỉ nghe ng lớn nói lại nên ko biết nhớ kỹ ko, trong Tử vi 13 chính tinh là thực tinh, đa phần các sao là hư tinh, liên quan nguyệt lệnh, hình như có cả là tứ hoá xuất phát từ nguyệt lệnh, do quỹ đạo mặt trời, mặt trăng và trái đất. góp vui với thầy Gấu như vậy. chỉ nhớ là nghe như vậy nên đừng bắt chứng minh hihi..
Tôi rất quan t âm tới các vấn đề như vậy, cụ thể hơn là thời điểm các hành tinh thẳng hàng.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay thì tôi cũng chưa có giải pháp khắc phục. Lý do, các công cụ toán học tôi sử dụng để tính toán đều không đủ mạnh, mà đều có các sai số ở mức độ 14 chữ số thập phân, ví dụ sử dụng các lý thuyết VSOP. Với các phép tính toán t hông thường, thì chắc chắn là thừa đủ, ví dụ tính 1 ngày thì sai số là 1 phần tỷ giây. Tuy nhiên, xét tại thời điểm 151xxxxxx năm trước, thì sai số này lại trở thành quá lớn không thể kiểm soát được. Và tại thời điểm này, tôi tin rằng ngày xưa người ta không đủ công cụ để có thể tính toán như vậy.
Ngay tại thời điểm bây giờ, bảo tôi tính xem một ngày có bao nhiêu giây cũng đã là một vấn đề rất rất lớn. Nên tôi cũng đành chấp nhận dùng tạm.
Tuy nhiên, nếu như cần để tính toán, thì có bài này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chúng ta lấy thời điểm của một vài hành tinh thẳng hàng, trừ đi số tích tuế, nếu nó chia hết cho chu kì của các hành tình đó thì chính xác ngay.
Các chính tinh trong tử vi hoàn toàn không có liên quan gì tới thiên văn, nên bạn đừng mất công nghe ai đó nói mà tin vội.

#8 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 22:24

Theo tôi thì việc tính toán thiên văn như Gấu nói trên đã đi quá xa đối với việc học tam thức. Bởi trong tam thức người ta đã quy chuẩn hóa các vấn đề thiên văn cho bạn rồi, bạn chỉ cần cố mà hiểu các quy chuẩn đó là được. Ví dụ:
  • Bạn hỏi tôi ngày trước là một năm có bao nhiêu "ngày". Nếu mà tính cái "một tối, một sáng" thì một năm khả năng có hơn 365 ngày. Ấy nhưng trên vòng hoàng đạo thì chu vi của nó chỉ có 360 độ thôi - khi trái đất đi qua 1 độ thì coi như là một "ngày"
Cái mà bạn gọi là "1 ngày" có bao nhiêu giây ấy - nó là là "ngày được quy định bởi vòng quay của trái đất xung quanh chính nó". Còn cái "ngày" mà Thái ất bàn tới lại là "ngày tương ứng với 1 độ di chuyển trên tổng chu vi của vòng Hoàng đạo". Đại khái tôi hiểu Thái ất tính tới sự liên hệ của toàn bộ Vũ trụ tại một thời điểm, mà trên bàn Thái ất (chúng ta có thể suy ra rằng) Trái đất nằm tại Trung cung...

#9 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 22:36

Theo tôi nghĩ để học được Thái ất thì:
  • Cần phải hiểu được khái niệm "Thiên nhân hợp nhất", cũng như trong môn Địa lý loan đầu khi thày Phong thủy nhìn địa thế của núi sông, bèn liên tưởng tới một quần thể tinh tú, trong đó có ngôi Thổ tinh/Bắc thần làm chủ quần tinh, rồi cũng phân ra Đông Tây Nam Bắc đầy đủ các sao vòng trong, vòng ngoài...vv..; Trong môn Thái ất là phương pháp "Lập cực, phân cung" - cái này thì chả có sách Thái ất đương đại nào nói tới.
  • Cần phải có cái nhìn bao quát trong một khu vực địa lý, có cái nhìn về chính trị và nhân sinh đầy đủ để đưa ra suy đoán.
  • Cần phải có hệ thống thông tin, đặc biệt là về thông tin chính trị. Như dân ngu cu đen chúng ta thì chỉ có những cái gì nhà nước cho phép biết thì chúng ta mới được biết. Như thế e rằng khó lòng có thể Kiểm nghiệm Thái ất với các sự kiện chính trị thực sự đang xảy ra.
Đấy là khi chúng ta có công thức lập quẻ Thái ất đúng đắn, không bị bùa chú hay bỏ thuốc... chứ còn theo công thức sai mà lập quẻ thì tới mùa quýt công gô cũng chả hiểu được gì đâu.

#10 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 29/03/2018 - 04:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 27/03/2018 - 22:02, said:


Tôi rất quan t âm tới các vấn đề như vậy, cụ thể hơn là thời điểm các hành tinh thẳng hàng.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay thì tôi cũng chưa có giải pháp khắc phục. Lý do, các công cụ toán học tôi sử dụng để tính toán đều không đủ mạnh, mà đều có các sai số ở mức độ 14 chữ số thập phân, ví dụ sử dụng các lý thuyết VSOP. Với các phép tính toán t hông thường, thì chắc chắn là thừa đủ, ví dụ tính 1 ngày thì sai số là 1 phần tỷ giây. Tuy nhiên, xét tại thời điểm 151xxxxxx năm trước, thì sai số này lại trở thành quá lớn không thể kiểm soát được. Và tại thời điểm này, tôi tin rằng ngày xưa người ta không đủ công cụ để có thể tính toán như vậy.
Ngay tại thời điểm bây giờ, bảo tôi tính xem một ngày có bao nhiêu giây cũng đã là một vấn đề rất rất lớn. Nên tôi cũng đành chấp nhận dùng tạm.
Tuy nhiên, nếu như cần để tính toán, thì có bài này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chúng ta lấy thời điểm của một vài hành tinh thẳng hàng, trừ đi số tích tuế, nếu nó chia hết cho chu kì của các hành tình đó thì chính xác ngay.
Các chính tinh trong tử vi hoàn toàn không có liên quan gì tới thiên văn, nên bạn đừng mất công nghe ai đó nói mà tin vội.
cám ơn lời khuyên chân thành của thày Gấu

#11 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 03/04/2018 - 13:16

xin dc tiếp tục bài viết về thuật số Thái ất của thầy Nguyễn Thiện Nhơn
----------------
VÒNG SAO KHÍ CỦA THÁI DƯƠNG ẤT
Năng lượng của Mặt trời phát ra được chia làm 9 sao khí theo TGCC là:
Bài văn Văn xương gọi tắc là Văn xương.
Huyền phượng.
Minh duy.(có sách ghi là Minh ly)
Âm đức.
Chiêu dao.
Hoà minh ( có sách ghi là Hoa âm).
Huyền vũ.
Huyền minh
Cưu minh.(có sách ghi la Hùng minh)
9 sao khí này tác động vào địa bàn Giáp theo thứ tự 2 vòng cửu cung tuỳ thuộc vào sao khí dẫn đầu là Văn xương nằm ở cung nào.Cung Văn xương tác động theo thời gian khởi nguyên vũ trụ là:
Năm Tý 00.000.001 ở Thân (khởi đầu ở đầu âm của trục thời gian)
--------Sửu, 00.000.002 -- Dậu.
--------Dần, 00.000.003 --Tuất.
--------Mão, 00.000.004 --Càn.
--------Thìn, 00.000.005 --Càn.
--------Tỵ 00.000.006 --Hợi.
--------Ngọ 00.000.007 --Tý
--------Mùi 00.000.008 --Sửu
---------Thân 00.000.009 --Cấn
--------Dậu 00.000.010 --Dần
--------Tuất 00.000.011 --Mão
--------Hợi 00.000.012 --Thìn
--------Tý 00.000.013 --Tốn
--------Sửu 00.000.014 --Tỵ
--------Dần 00.000.015 --Ngọ
--------Mão 00.000.016 --Mùi
--------Thìn 00.000.017 --Khôn
--------Tỵ 00.000.018 --Khôn.
Và năm tiếp sau 00.000.019 thì lại ở Thân...v..v..v...cứ 18 năm là tròn 1 vòng luân chuyển.
Như vậy muốn biết sao khí Văn xương nằm ở cung nào ta lấy số tuế tích năm đó chia cho 18 rồi lấy số dư tính từ Thân thì sẽ biết ngay.
Chính vì 2 vòng sao khí Văn xương này đi trọn 16 cung phải 18 năm, mà quẻ Tiểu du Thái dương Ất là chủ của nó thì 18 năm chỉ mới đi được 6 quẻ, còn 2 quẻ nữa mới trọn 1 chu kỳ 24 năm nên người xưa đã lấy 72 năm làm 1 Nguyên cho thuật số Thái Ất (72 là bội số chung của 18 và 24)
Nhưng vòng Đại du Thái âm Dinh là 288 năm mới đi hết 8 quẻ thì phải lấy 288 năm mới trọn vẹn chứ vì gấp 4 lần 72 ?
288 năm tuy cũng là bội số chung của 18 và 24 nhưng điểm khởi đầu của nó lại không phải là Giáp tý 00.000.001, hơn nữa nếu tính 4 nguyên khởi đầu từ Giáp tý 00.000.001 thì năm thứ 00.000.288 lại là năm không nằm ở cuối 1 lục thập hoa giáp (Quý hơi) nên các nhân tố khác của bảng số TA sẽ không tính toán trọn vẹn được.Do vậy người xưa đã loại bỏ con số 288 năm mà dùng 360 để mọi nhân tố đều tính được trọn vẹn, kể cả vòng Đại du 288 năm.
360 năm gồm 5 nguyên thì gọi là vòng Kỷ .Lấy số tuế tích 1năm nào cần tính chia cho 360 thì số kỷ dư sẽ dễ dàng cho ta tính toán hơn khi thuở xa xưa chưa có máy tính như ngày nay.
(Mà sao họ lại tìm ra những thuật số hay thế !!!!)
Năm nay Kỷ sửu 10.155.926 : 18 = 564218 dư 2, vậy Văn xương ở cung Dậu.Lần lượt ta ghi tiếp theo :
Huyền phượng ở cung Tuất.
Minh duy ở cung Càn
Âm đức ở cung Càn
Chiêu dao ở cung Hợi
Hoa minh ở cung Tý
Huyền vũ ở cung Sửu
Huyền minh ở cung Cấn
Cưu minh ơ cung Dần .Và rồi tiếp tục:
Văn xương ở cung Mão
Huyền phượng ở cung Thìn
Minh duy ở cung Tốn
Âm đức ở cung Tỵ
Chiêu dao ở cung Ngọ
Hoa minh ở cung Mùi
Huyền vũ ở cung Khôn
Huyền minh ở cung Khôn
Cưu minh ở cung Thân.
Sao khí Văn xương ở cung Dậu được gọi là Chủ đại tướng, còn cũng nó ở Mão ( chu kỳ 2) là Chủ tham tướng chứ không có những sao khí nào khác mang tên như thế nữa cả. Còn về số của chúng sẽ d9ược đề cập sau.

----------------
VÒNG SAO KHÍ CỦA THÁI ÂM ĐINH.
Tương tự như vòng sao khí của Thái dương Ất ở trên, nhưng khác biệt là:
* Khởi đầu trước vòng Thái dương Ất 34 năm và khởi ở Dần vì Âm thì bắt đầu từ Dương. * Vòng cửu cung vì ngược lại với phần Dương nên phải mượn Tốn và Cấn làm Tâm.Thế nên muồn tìm cung sao khí dẫn đầu là Thái nhất Thuỷ kích nằm ở cung nào, ta lấy số tuế tích của nó cộng thêm 34 rồi chia cho 18 như trên.Số dư thì dược tính :.
1 ở cung Dần
2 -----------Mão
3 -----------Thìn
4 -----------Tốn
5 -----------Tốn
6 -----------Tỵ
7 -----------Ngọ
8 -----------Mùi
9 -----------Khôn
10 ---------Thân
11 ---------Dậu
12 ---------Tuất
13 ---------Càn
14 ---------Hợi
15 ---------Tý
16 ---------Sửu
17 ---------Cấn
18 ---------Cấn (nếu chia chẵn thì lấy cung này vì coi như số dư là 18)
Sau dó ta đảo ngược các sao khí còn lại và điền vào các cung tiếp theo như vòng Thái dương Ất ở trên.Ta phải đảo ngược vì ở đây là bảng số Dương luôn luôn chạy theo chiều Thuận, mà những sao khí là của phần Âm.
9 sao khí của Thái âm Đinh theo vòng thuận là: Thái nhất Thuỷ kích (gọi tăc là Thuỷ kích ), Thiên hoàng, Thái âm, Hám trì, Thanh long, Thiên phù, Chiêu dao, Hiên viên, Nhiếp đề. ( Cần lưu ý là tên các sao khí thường trùng lặp nhau không những trong 1 thuật số mà còn trong nhiều thuật số. Điều này là do những người đời sau sưu tập lại đã không nắm vững những nguyên lý của thuật số cũng như tính chất của các sao khí trong từng thuật số cộng với sự tam sao thất bản mà ra)
Cụ thể cho năm 2009 là:
(10.155.926 + 34) : 18 = 564220 chẵn, vậy Thuỷ kích nằm ở cung Cấn, còn các sao khí tiếp theo thì :
Nhiếp đề ở cung Dần
Hiên viên ở cung Mão
Chiêu dao ở cung Thìn
Thiên phù ở cung Tốn
Thanh long ở cung Tốn
Hám trì ở cung Tỵ
Thái âm ở cung Ngọ
Thiên hoàng ở cung Mùi. Và rồi tiếp tục:
Thuỷ kich ở cung Khôn
Nhiếp đề ở cung Thân
Hiên viên ở cung Dậu
Chiêu dao ơ cung Tuất
Thiên phù ở cung Càn
Thanh long ở cung Hợi
Hám trì ở cung Tý
Thái âm ở cung Sửu
Thiên hoàng ở cung Cấn.
Cách gọi tên cũng ngược lại, nên Thuỷ kích ở cung Cấn là Khách đại tướng, ở cung Khôn là Khách tham tướng. Thật ra đây là cách gọi của những nhà ngũ hành sau này khi mò mẫm tới 3 bộ thiên thư của dân tộc Việt xa xưa còn lưu truyền lại trong dân gian, để lừa gạt ngừoi đời sau ta là tác giả đây, mà thực chất thì chẳng hiểu chút gì cả, suy luận hoang tưởng lung tung, mâu thuẫn chồng chất từ thuật số này đến thuật số khác, chỉ làm đau đầu cho các thế hệ con cháu mà thôi.
Đến đây thì sẽ có thắc mắc là: Nếu tính sao khí cửu cung dẫn đầu của Thái âm Đinh theo cách trên thì cứ sau 18 năm 2 vòng sao khí của 2 phần Thái dương Ất và Thái âm Đinh lại trùng nhau tại địa bàn ? Đúng vậy, nhưng quẻ chủ của chúng thì khác nhau, nên dù tên sao khí thì trùng nhau nhưng tính chất của từng sao khí thì phải khác nhau ít nhiều vì quẻ chủ là nơi phát ra những sao khí vậy.
Ví dụ:
Năm 00.000.001 VXương ở Thân, Thuỷ kích ở Cấn thì quẻ chủ của Vxương là Càn, quẻ chủ của Tkích ở Khôn.
Còn năm 00.000.019 Văn xương cũng ở Thân, Tkích cũng ở Cấn nhưng quẻ chủ của Vxương lúc này là Khảm, quẻ chủ của Tkích lùc này là Khảm, nên tính chất của 2 sao khí này phải thay dổi ở một mức độ nào đấy....Khi xét đoấnt phải luôn chú ý tới 2 quẻ chủ của 2 vòng sao khí trên

#12 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 11/04/2018 - 13:37

xin được tiếp tục chủ đề
---------
nhân đây xin được nói thêm, trong topic Ký sự chiều không gian thứ 4 của 1 học giả lảo thành, tác giả có khả năng được tiếp xúc với những tài liệu ít được phổ biến về các môn huyền học, trong đó có tam thức, được 1 Ts Vật lý - toán học, Thày MikeDo/Mr.gấu, trích dẫn lại bài viết của học giả đó. trong đó có đề cập đến vòng thái âm đinh và vòng Thái dương Ất mà chúng ta đã điểm qua ở bài viết trên, với khái niệm Thiên mục/ Địa mục, trong 3 tài Thiên/Địa/Nhân mà tác giả trình bày, theo đó cửu tinh trong học thuật Thái Ất cũng tương ứng 3 tài, mà nhân mục xin đc trình bày sau.
----------------
NẠN ÁCH DƯƠNG CỬU của Thái dương Ất.
NẠN ÁCH ÂM LỤC của Thái âm Đinh.
HỘI 2 NẠN ÁCH DƯƠNGCỬU + ÂM LỤC của Hệ mặt trời.
1)Trước tiên ta tính nạn Âm lục vì rõ ràng hơn.
Theo các sách lưu truyền thì muốn biết nạn Âm lục vào năm nào sẽ đến ta lấy số tuế tích năm đang tính cộng với số doanh sai 2050 rồi chia cho 288, số dư từ 1 đến 9 là những năm quả đất bị nạn Âm lục, có lúc 3năm, có lúc 5năm, có lúc 7năm, có lúc 9năm.số dư còn lại tuỳ lúc từ 4, từ 6, từ 8, từ 10 đến 288 là những năm quả đất không bị nạn Âm lục,
Ta thấy số 2050 chia cho 288 thì được 7 vòng và dư 34 năm, vậy để gọn hơn ta lấy số tuế tích cọng với số doanh sai 34 rồi chia cho 288 thì kết quả cũng thế.Mà 34 năm trước khởi nguyên thời gian (00.000.001) cộng với 2 năm sau khởi nguyên (00.000.002) là 36 năm thuộc quẻ Khôn của Thái âm Đinh và cứ thế sau 288 năm ta lại có 36 năm thuộc quẻ Khôn...v.v......
(Xem lại vòng Đại du của Thái âm Đinh)
Vậy ta đi dến kết luận: Nạn ách Âm lục của Thái âm Đinh xảy ra cho quả đất khi nào vòng Đại du của Thái âm Đinh đi tới quẻ Khôn ở 9 năm đầu trong 36 năm nó đóng ở quẻ ở quẻ này.
2) Nạn Dương cửu:
Theo sách vở thì: Lấy tuế tích cộng 130 rồi chia cho 456,số dư thì không nói rõ bao nhiêu là những năm quả đất bị nạn Dương cửu, nhưng như trên ta cũng có thể cho là từ 1 đến 9 năm vậy.
Theo cách này ta thử tính năm 00.000.456 là:
( 00.000.456+130) : 456 = 1 dư 130 .Vậy số dư từ 1 đến 9 trong 130 tức là 9năm tiếp sau năm 00.000.456 thì quả đất phài bị nạn Dương cửu hoặc 3năm, hoặc 5năm, hoặc 7năm, hoặc 9năm.Tính quẻ vòng Tiểu du Thái dương Ất 3 năm 00.000.457, 00.000.458, 00.000.459 thí Thái dương Ất ở quẻ Càn (Xem lại vòng Tiểu du của Thái dương Ất) và cứ thế sau 456 năm ta lại có 3 năm thuộc quẻ Càn nữa nữa...v.v...Trong khoảng thời gian 456 năm có rất nhiều lần Thái dương Ất nằm ở quẻ Càn vì vòng Tiểu du chỉ có 24 năm, nhưng không thấy đề cập đến nạn gì cả, chỉ có 3, 5, 7, 9 năm sau chu kỳ 456 năm thì mới có nạn Dương cửu mà thôi.
Vậy con số doanh sai 130 không có vai tró gì trong cách tính nạn Dương cửu này cả vì vòng Tiểu du được tính từ năm 00.000.001.
Ta thử tính vòng Tiểu du khởi đầu từ 130 năm trước năm khởi nguyên thời gian 00.000.001 xem sao, mặc dù cách tính này thì vô lý choThái dương Ất vì phần Dương thì phải khởi đầu từ năm khởi nguyên là 00.000.001 vậy. Nếu cách tính này là đúng thì chúng ta đành phải đổi lại năm khởi nguyên thời gian trước năm 00.000.001 là 130 năm thôi !
Ta cũng tính cho năm 00.000.456 thì:
(00.000.456+130) : 24 = 24 dư 10.
10 năm thì Thái dương Ất đã qua 3 quẻ Càn, Ly, Cấn và đang ở quẻ Chấn được 1 năm.và cứ thế sau 456 năm ta cũng có Thái dương ẤT nằm ở quẻ Chấn nữa nữa..v.v...( vì 456 là số chia hết cho 24)
Vậy theo cách này thì nạn ách Dương cửu cũng xảy ra sau từng chu kỳ 456 năm tính từ khởi nguyên 00.000.001 nhưng Thái dương Ất nằm ở quẻ Chấn chứ không thuộc quẻ Càn.
So sánh 2 cách tính cho ra 2 quẻ Càn và Chấn với vòng Đại du Thái âm Đinh cho ra quẻ Khôn ( nạn Âm lục ) thì ta phải chọn cách tính trên vì:
* Âm và Dương luôn luôn đối nhau, bên kia Khôn thì bên này phải Càn..
* Cách tính dưới khởi đầu vòng Tiểu du Thái dương Ất trước năm khởi nguyên 130 năm là sai với nguyên lý Âm Dương đã được chọn từ ban đầu của TSTA và chung cho nhiều thuật số khác nữa.
Như vậy là con số doanh sai 130 phải bị loại bỏ, nhưng còn con số 456 thì ở đâu mà có ra? Việc này thì đành chịu thua,Con số này đúng hay sai ta cứ tạm gác lại đấy vì 1 câu hỏi lớn hơn là: Khi phần Âm tại Khôn tạo nạn ách Âm lục thì phần Dương cũng đang ở một quẻ nào đấy và phải có tác động đối kháng lại chứ ? Hoặc khi phần Dương ở tại Càn tạo nạn ách Dương cửu thì phần Âm cũng đang ở một quẻ nào đấy và cũng có tác động đối kháng lại vậy ?
Thế nên từng nạn riêng lẻ Dương cửu hay Âm lục chỉ tác động đến thời khí quả đất cũng như con người ở một chừng mức nào thôi tuỳ thuộc vào phần bên kia tương tác với nó thế nào. Ta có thể cứ nhìn vào 2 quẻ chủ và các sao khí của chúng mà phán đoán là được.
Câu hỏi kế tiếp là: K hi 2 nạn ách DC và AL cùng xảy ra trong cùng 1 thời gian thì sao? Đây là vấn đề Hội 2 nạn ách tiếp sau đây...
Theo từ "Hội ách " mà sách vở xưa nay vẫn dùng, ta nghĩ ngay là những năm nào Thái dương Ất ở Càn mà Thái âm Dinh ở Khôn (tức là những năm quẻ Thái ất hằng năm mang tên là Địa thiên thái ) thì quả đất sẽ bị tác động xấu nhất, vì phần Dương đang tạo nạn Dương cửu và phần Âm đang tạo nạn Âm lục,nhưng xét quan hệ bát biến với quả đất thì Càn- Cấn là tốt, còn Khôn - Cấn tuy không tốt ( Xem lại phần phán đoán các quẻ Tiểu du và Đại du) nhưng quan hệ 2 quẻ Càn-Khôn ( Địa thiên thái) lại tốt, nên xét ra thì quả đất chỉ bị nạn Âm lục mà thôi..Như thế thì từng nạn riêng lẻ ảnh hưởng tới quả đất cũng chảng nặng nề gì như đã trình bày ở trên.
Cũng vì thế những nhà sưu tập mới dựng ra một cách tính 2 nạn ách hội lại là khi Thái âm Đinh nằm ở Khôn, và Thái dương Ất nằm ở Tốn.vì họ cho rằng Khôn thì cực âm, còn Tốn thì dương tuyệt.Cách tính này thế nào ta sẽ xem xét sau, nhưng theo suy luận này thì khi Thái dương Ất nằm ở Càn và Thái âm Đinh nằm ở Doài cũng phải xảy ra 2 nạn ách hội lại vậy.Nhưng các sách vở còn lưu lại không thấy đề cập gì đến cách này.

#13 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 07/08/2018 - 12:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 27/03/2018 - 22:02, said:

Tôi rất quan t âm tới các vấn đề như vậy, cụ thể hơn là thời điểm các hành tinh thẳng hàng.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay thì tôi cũng chưa có giải pháp khắc phục. Lý do, các công cụ toán học tôi sử dụng để tính toán đều không đủ mạnh, mà đều có các sai số ở mức độ 14 chữ số thập phân, ví dụ sử dụng các lý thuyết VSOP. Với các phép tính toán t hông thường, thì chắc chắn là thừa đủ, ví dụ tính 1 ngày thì sai số là 1 phần tỷ giây. Tuy nhiên, xét tại thời điểm 151xxxxxx năm trước, thì sai số này lại trở thành quá lớn không thể kiểm soát được. Và tại thời điểm này, tôi tin rằng ngày xưa người ta không đủ công cụ để có thể tính toán như vậy.
Ngay tại thời điểm bây giờ, bảo tôi tính xem một ngày có bao nhiêu giây cũng đã là một vấn đề rất rất lớn. Nên tôi cũng đành chấp nhận dùng tạm.
Tuy nhiên, nếu như cần để tính toán, thì có bài này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chúng ta lấy thời điểm của một vài hành tinh thẳng hàng, trừ đi số tích tuế, nếu nó chia hết cho chu kì của các hành tình đó thì chính xác ngay.
Các chính tinh trong tử vi hoàn toàn không có liên quan gì tới thiên văn, nên bạn đừng mất công nghe ai đó nói mà tin vội.

xin chào thày Gấu.lâu rồi không thấy thày, vẫn khỏe chứ.nói thêm 1 chút về thất tinh thẳng hàng trong Tam thức. theo MikeDo số 7 có gợi ý gì trong vấn đề này không?thế này theo thuyết Đông phương con người và vũ trụ là nhất thể, trong các sách Đạo giáo, Mật tông và khí công phương Đông đều nhắc đến sự hình thành thế giới ừ tia lửa soi sáng khai mở, mà khoa học phương Tây gọi là BigBang.xin phép đi sâu về Huyền học mà kiến thức cơ bản từ Đạo giáo, Mật tông và khí công 1 chút, trong cơ thể người xem như 1 tiểu vũ trụ, gồm 7 Luân xa. năng lượng cơ thể vận hành theo trật tự này, khí hóa ngũ hành, phân định âm dương, khí thanh đi lên khí trọc đi xuống, tiền kiếp vị lai và từ trường tạo thành thông qua hoạt động của 7 luân xa này. dĩ nhiên sâu hơn còn nhiều luân xa khác, các kinh lạc nhưng chính yếu vẫn là 7 luân xa này.thực tế nếu cơ thể người là tiểu vũ trụ vậy người có 7 luân xa vậy tiểu vũ trụ trong 3000 tiểu thế giới sẽ tương ứng có thất tinh. dĩ nhiên còn nhiều hành tinh khác nhưng thất tinh là căn bản trong bất cứ tiểu vũ trụ. nên tính toán thiên cơ dựa vào thất tinh, nói cách khác huyền học và khoa học và Đạo giáo có chung sự thống nhất, chỉ khác ở cách ngộ vấn đề. nếu như nói du hành vũ trụ tính móc năm ánh sáng vậy năm ánh sáng dựa trên hệ quy chiếu gì. về sóng cơ bản trong vũ trụ có sự thống nhất với sóng cơ thể, cụ thể là sóng vận động của 7luan6 xa trong cơ thể.tiếp theo hóc nhất là vụ Thất tinh thẳng hàng. nếu hiểu theo khái niệm thẳng hàng như 1+1=2 sẽ không ra. nếu hiểu thẳng hàng là sự sắp xếp theo 1 trật tự tuân theo quy luật tự nhiên sẽ ra vấn đề. vậy vấn đề thẳng hàng là thẳng hàng ntn. trở lại Thất tinh tương ứng với 7 luân xa vậy sẽ rõ ràng, 7 luân xa trong cơ thể vận động theo 1 đường gọi là Khundalini. nếu thất tinh sắp xếp theo đường thẳng này tức là thẳng hàng.vài dòng chia sẻ với thày MikeDo.Thân

#14 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5392 thanks

Gửi vào 08/08/2018 - 08:42

Vài năm trước có nghiên cứu một chút về thái ất thần kinh. Cứ lúc nào nghiên cứu là đầu đau như búa bổ luôn... Đùng là thần kinh thiệt...

Giờ vẫn thích nhưng chưa nghiên cứu. Khi nghiên cứu cái gì đó phải nhập tâm và liên tưởng mới được....

Có rất nhiều người cái gì cũng muốn nghiên cứu nhưng học kiểu học vẹt, cứ đọc cho hết thì vô nghĩa...

Phải chọn nơi thật yên tĩnh mới nghiên cứu được. Thấy nhiều chế ra hẳn quán cà phê nghiên cứu đến là buồn cười...

#15 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 15/08/2018 - 22:00

xin chào ThanVuong.
hihi.. đúng là TATK học muốn thần kinh thiệt, ít nhất là trc đây dưới con mắt khoa học phương Tây thì những thuật số phương Đông mang tính kỳ bí, khó hiểu, có khi còn bị coi là mê tín dị đoan.
thật ra do yếu tố con ng thôi, học chưa tới nơi tới chốn, chưa hiểu rõ vấn đề, lại đi thêm yếu tố dị đoan bùa chú vô thành ra mang tiếng khoa học phương Đông.
sau này phương Tây nhìn ra khía cạnh các thuật số phương Đông dưới góc nhìn thiên văn kết hợp với sự tiến bộ của toán học về thuật toán đa biến và hàm hằng thì mới nhìn nhận thuật số phương Đông.
tất cả là do chưa hiểu nhau thôi.
Thân






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |