Jump to content

Advertisements




Ngự định TINH LỊCH KHẢO NGUYÊN


36 replies to this topic

#1 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 12/03/2018 - 00:05

NGỰ ĐỊNH TINH LỊCH KHẢO NGUYÊN

(Quách Ngọc Bội dịch)



Lược thuật trọng điểm

Chúng thần cẩn thận làm thành 6 cuốn "Ngự định Tinh Lịch Khảo Nguyên", năm thứ 52 đời Khang Hi, Thánh tổ nhân Hoàng đế ngự định. Ban đầu, năm thứ 22 đời Khang Hi, triều đình lệnh cho chúng thần lập hội đồng sửa sách "Tuyển trạch thông thư" và "Vạn niên thư" cùng một lượt để ban hành, mà 2 sách này không thể hòa một [1], ngoài ra theo như các thuyết xưa cũng đa phần không thể cải chính. Hàng năm theo giản mệnh (QNB chú: lệnh vua truyền xuống dưới dạng thẻ tre goi là "giản thư") các cựu thần tinh thông Tinh Học (QNB chú: cái học về các tinh tú, tức Thiên Văn Học) và Số Học, ở trong cung được nuôi dưỡng mà biên tập toán pháp, các sách nhạc luật, bèn lấy "Lịch Sự Minh Nguyên" của Tào Chấn Khuê, đem báo với Đại học sĩ Lý Quang Địa cùng các trọng thần làm khảo định mà thành biên tập. Tất cả các mục lục chia thành: một là Tượng Số Khảo Nguyên, hai là Niên Thần Phương Vị, ba là Nguyệt Sự Cát Thần, bốn là Nguyệt Sự Hung Thần, năm là Nhật Thời Tổng Loại, sáu là Dụng Sự Nghi Kị. Mỗi một mục thì làm thành một quyển.

Xét người xưa, việc ngoại giao dùng Cương Nhật, việc nội vụ dùng Nhu Nhật, những ngày ấy thì dùng phép Bói (Bốc) chứ không dùng Trạch (Tuyển Chọn). Trong cuốn "Mạnh Tử chú" của Triệu Kỳ: "Thiên thời là Cô Hư Vượng Tướng", vì thời Chiến Quốc dùng Tiệm mà giảng. Nhưng nói về Thần - Sát, lại không ai biết cái cách khởi của chúng. Sách "Dịch vĩ Càn tạc độ" có phép Thái Ất hành Cửu Cung, sao Thái Ất, quý thần của Trời vậy. Sách "Hán chí - Binh gia Âm Dương loại" cũng đề cao thuận thời thì phát, suy ra Hình Đức, tùy theo Đấu Kích, căn cứ Ngũ Thắng, mượn quỷ thần mà làm cho có sự trợ giúp. Lại như các Âm Dương gia, gọi là vượt ra khỏi cửa Hi Hòa, người hạn chế mà thành, chính là liên quan tới những điều cấm kị, buông xả việc nhân sự mà đảm đương với quỷ thần. Những phép tắc nói về Thần - Sát, từ thời Hán đã thịnh hành vậy.

Quỷ thần vốn ở nhị khí, nhị khí hóa thành ngũ hành, lấy tương sinh tương khắc làm dụng. được cái khí của sự tương sinh ấy, thì là thần cát; được các khí của sự tương khắc ấy, thì là thần hung, đó cũng là cái lý của tự nhiên vậy.

Đến như tên của các thần ấy, tuy tựa hồ vu vơ, nhưng mà vật vốn đã vô danh, phàm có tên đều là do con người thêm vào. Như khắp các sao vòng quanh trên bầu trời, mỗi cái tên của chúng, cũng đều là con người thêm vào, chứ vốn nó chẳng có. Thì cái gọi là thần này thần kia, chẳng qua là sự giả lập, mượn cái phương vị của nó mà phân biệt cái tính tình của nó mà thôi, khỏi cần tốn lời hại ý vậy. Trải qua các thời kỳ các nhà "phương kỹ" (QNB chú: tên gọi chung của các nghề Y, Bốc, Chiêm tinh, Tướng mệnh) truyền lại không có sự thống nhất, qua người nọ người kia thêm bớt, các thuyết về chúng càng phức tạp, đòi hỏi lấy sự không mâu thuẫn ở cái ý của Âm Dương Ngũ Hành mà tiếp cận xem xét.

Sách này đãi lọc các nhà, san định lại những chỗ mâu thuẫn mà bao quát những phần cương yếu của chúng, lấy sự thuận theo đạo của trời, hợp với việc sử dụng của người. Bậc đại Thánh Nhân hướng về bách tính, mọi việc đều mong muốn tìm lành tránh dữ, cái gì cũng nói tới vậy.

Năm thứ 46 đời Càn Long, tháng 10,

Tổng biên tập các quan thần kỷ Vân thần lục tích hùng thần Tôn Sĩ Nghị,

Tổng hiệu quan thần Lục Phí Trì.




Ngự định Tinh Lịch Khảo Nguyên - quyển nhất


Tượng số bản yếu

(gốc rễ quan trọng của Tượng - Số)



Thiên Địa
(Trời Đất)

Dịch nói: Đạo của sự tạo lập thành Trời nói Âm với Dương, đạo của sự tạo lập thành Đất nói Cương với Nhu. Thánh nhân hội cái ngay ngắn của Âm Dương, hợp cái thích đáng của Cương Nhu. Sắp đặt Lịch bày tỏ thời gian, nhằm hòa hợp sự biến hóa của Thiên Địa, tuân theo thời giờ đài thiên văn, sống ngay ngắn với Thất Chính (QNB chú: bao gồm Nhật Nguyệt và ngũ tinh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ), tới nay hẵng còn tôn sùng vậy.

Nhưng có cái Hình của Trời Đất ở chỗ nào, thì lại có cái Vận của Trời Đất chỗ đó. Lấy cái Hình mà nói, sách truyền dẫn thuyết của Hồn Thiên, viết: "Hình của Trời như như quả trứng chim, Đất ở khoảng giữa của nó, Trời bao bọc bên ngoài Đất như cái lòng đỏ của quả trứng, tròn như viên đạn, cho nên gọi là Hồn Thiên, nói về cái hình của chúng chất phác như vậy. Chu Tử nói: "Trời bao bọc bên ngoài Đất, chỗ của Đất ở bên trong Trời, cho nên Hình của Trời một nửa trùm lên trên Đất, nửa còn lại cuộn lấy bên dưới Đất, mà xoay ngược chiều kim đồng hồ (tả toàn) mãi không ngưng, các chỗ đầu mối then chốt của chúng bất động chính là Bắc Cực và Nam Cực. Nay chiểu theo vòng Trời 360 độ, phân chia thành 12 cung, vòng Đất cũng 360 độ. Mà cái 1 độ ở Trời, tương ứng với 200 dặm ở Đất, đã định ra sự cao thấp của chỗ vùng Bắc Cực, sự trước sau của Mặt trời mọc lặn, sự sớm muộn của Tiết Khí Thời Khắc, thì Trời đúng là tròn trịa, Đất đúng là tròn trịa vậy.

Lấy cái Vận mà nói, "Thư Truyện" của Thái thị nói: "cái thân thể của Trời rất tròn, chu vi 365 độ lẻ 1/4, quay ngược chiều kim đồng hồ quanh Đất mỗi ngày, mỗi lần đi qua 1 độ. Mặt trời tựa vào Trời mà thong thả, cho nên Mặt trời đi mỗi ngày, cũng quay quanh Đất 1 vòng mà chưa đủ 1 độ Trời. Mặt trăng tựa vào trời mà nhanh nhẹn, mỗi ngày gần đủ 13 độ Trời lẻ 7/19 độ. Chu Tử nói: "Các nhà làm Lịch tính toán cái độ thoái lui, nhưng mà nói Mặt trời đi 1 độ, Mặt trăng đi 13 độ có lẻ, đó chính là phép phân đoạn". Cho nên có cái thuyết nói về Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh đi về bên phải.

Sử Bá Tuyền nói: "Trời chẳng có thân thể vậy, 28 Tú cùng với chúng tinh chính là thể của nó vậy. 28 Tú cùng các sao quay ngược chiều kim đồng hồ quanh Đất mỗi ngày mỗi đêm, mà mỗi vòng thì Nhật Nguyệt cùng với hết thảy đều vận chuyển, nhưng lại chẳng kịp sự vượt trội của chúng. Thì dần dần phản chuyển lại có vẻ như thoái lui về phía bên phải. Nay chiểu theo Trời phân chia thành 9 tầng, tầng thứ nhất là Nguyệt Thiên, tầng thứ hai là Thủy Tinh cũng gọi là Thần Tinh, tầng thứ ba là Kim tinh cũng gọi là Thái Bạch, tầng thứ tư là Nhật thiên, tầng thứ năm là Hỏa Tinh cũng gọi là Huỳnh Hoặc, tầng thứ sáu là Mộc Tinh cũng gọi là Tuế Tinh, tầng thứ bảy là Thổ Tinh cũng gọi là Trấn Tinh, tầng thứ tám là Tam Viên 28 Tú chính là các Hằng Tinh (các sao cố định) cũng chính là các Kinh Tinh (các sao được dùng làm Kinh tuyến), tầng thứ chín là Tôn Động Thiên, Tôn Động quay nghịch chiều kim đồng hồ, Nhật Nguyệt các sao chuyển về bên phải, càng cao đi càng chậm, càng thấp lại càng nhanh. Cho nên Mặt trăng mỗi tháng đi được 1 vòng trời, Kim Thủy với Mặt Trời lại phải mất cả năm, còn sao Hỏa phải mất 2 năm mới đi hết 1 vòng trời, mà sao Mộc lại mất 12 năm mới đi hết 1 vòng trời, còn sao Thổ phải mất 28 năm mới đi hết 1 vòng trời, còn lại các Kinh Tinh quanh bầu trời mỗi năm dịch về phía Đông 51 giây, chính là Tuế Sai. Coi là phép suy tính, nay Thất Chính từng sao lấy Thổ, Mộc, Hỏa, Kim, Thủy làm thứ tự, lấy cao, thấp, chậm, nhanh, làm phân hạng vậy. Nếu như đều luận là quay nghịch chiều kim đồng hồ (tả toàn), thì cái chậm là nhanh, cái nhanh là chậm. Cái một vòng trời của Nhật Nguyệt với các sao, đều do không cùng 1 vòng của trời mà thôi.

Tóm lại, Trời động vậy, Đất tĩnh vậy, Nhật Nguyệt Tinh Thần tựa và Trời, theo trời mà động, cho nên Kinh với Vĩ đan xen nhau mà thành phù hiệu vậy. Bằng không thì, trời mỗi ngày 1 vòng, Nhật Nguyệt Tinh Thần cũng theo trời mà bất động, thì lại toàn là cái vật đứng yên, mà cái vật mỗi năm như thế thì mãi mãi sẽ cũng như thế, liệu có còn được gọi là Lịch hay chăng?


Ngũ Kỷ
(Năm Giường Mối)

"Hồng Phạm" viết: "Ngũ Kỷ: một gọi là Tuế (năm), hai gọi là Nguyệt (tháng), ba gọi là Nhật (ngày), bốn gọi là Tinh Thần (các sao), năm gọi là Lịch Số". Cái gọi là Tuế, ấy là Mặt trời với bầu trời hợp lại vậy, Mặt trời mỗi ngày đi 1 độ, 365 ngày có lẻ đi quanh Trời 1 vòng, quay lại hội hợp với trời, chính là 1 năm. Mà Xuân, Hạ, Thu, Đông hết thảy đều nằm trong thời gian đó vậy. Cái gọi là Nguyệt, ấy là Mặt trời với Mặt trăng hội hợp vậy, Mặt trời mỗi ngày đi 1 độ, Mặt trăng mỗi ngày đi 13 có lẻ nên cứ 27 ngày có lẻ thì đi quanh bầu trời 1 vòng, thêm 2 ngày có lẻ nữa mà cùng với Mặt trời hội hợp, chính là 1 tháng, mà Hối, Sóc, Vọng, Huyền hết thảy đều nằm trong thời gian đó vậy. Mặt trời ló ra khỏi đất mà thành Ban Ngày, chui vào đất mà thành Ban Đêm, dùng cái việc đi về bên phải (hữu hành) mà nói thì chính là đi về phía đông (đông hành) 1 độ, nếu dùng cái việc đi nghịch chiều kim đồng hồ (tả toàn) mà nói thì thường chưa đủ 1 độ trời, cũng 1 vòng vậy. Cho nên hội hợp Ban Ngày và Ban Đêm làm thành Ngày, mà sớm trưa chiều tối hết thảy đều nằm trong thời gian đó vậy. Cái gọi là Tinh, tên của hàng loạt (sao); cái gọi là Thần, nơi ở của triền thứ. (Tinh) Viên (tinh) Tú dựa vào trời mà đi, Ngũ tinh thì nhanh chậm không giống nhau. Trời phân ra 12 Thần, mỗi Thần có 30 độ, lần lượt vận chuyển tuần hoàn, hết vòng trở lại mối ban sơ. Cho nên một nóng một lạnh coi là Tuế (năm), một tròn một khuyết coi là Nguyệt (tháng), một sáng một tối coi là Nhật (ngày), một Kinh một Vĩ coi là Tinh. Tuế, Nguyệt, Nhật, Tinh có giường mối ở Thần, hợp Tuế Nguyệt Nhật Tinh Thần mà thành Lịch Số, nhằm điều hòa cái khí Bốn mùa, để đúng kỳ hạn của Hối Sóc, để xác định Tiết của sớm chiều, phát triển từng bước để khảo xét vận hành của chúng, tiến hành xem các Hậu (mỗi khoảng 5 ngày) để dòm thấy chỗ triền xá của chúng, đó là lý do thành công việc của năm, mà đủ cả Thất Chính, to lớn vô cùng, từ đó mà cuối cùng thành Lịch Số.


Bát Quái
(Tám Quẻ)

Càn nam, Khôn bắc, Ly đông, Khảm tây, Chấn đông bắc, Đoài đông nam, Tốn tây nam, Cấn tây bắc, chính là Tiên Thiên Bát Quái. Ly nam, Khảm bắc, Chấn đông, Đoài tây, vị trí Càn Khôn Cấn Tốn dùng Tứ Duy thì chính là Hậu Thiên Bát Quái. Từ thời Hán tới nay, chỉ biết có Hậu Thiên mà thôi, thậm chí bọn Tiêu Diên Thọ, Kinh Phòng, cái học của Nạp Giáp quái khí thì lại một mình một nhà, và Tiên Hậu Thiên đều không lẫn nhau vậy. Quái khí khởi ở Trung Phu, có 12 hào của Tích, Công, Hầu, Khanh, Đại Phu. Các nhà làm lịch xưa nay khi chú lịch đều dùng, cho tới Thiệu Tử đời Tống chính là được cái học Tiên Thiên, mà truyền cái thuyết ấy, thì lại lấy Phục Cấu làm nhị Chí, Lâm Độn làm nhị Phân (QNB chú: chỗ này ám chỉ lấy quẻ Phục làm Đông Chí, quẻ Cấu làm Hạ Chí, quẻ Lâm làm Xuân Phân, quẻ Độn làm Thu Phân) trái phải thuận nghịch xuất từ bức vẽ ký tự của các quái tự nhiên, cùng với quái khí của các nhà Hán Nho 2 thuyết khác xa. Người ngày nay dựa theo Chu Tử Bản Nghĩa dùng 12 Tích Quái, do đó tưởng lầm là thuyết của Thiệu Tử, thì là không đúng vậy.


(còn tiếp)

#2 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 12/03/2018 - 22:12

Ngũ Hành
(Năm Hành)

Lục kinh luận về Ngũ Hành, ban đầu thấy từ thời vua Vũ, tác phẩm là "Hồng Phạm" vậy, "Một, Ngũ Hành một gọi là Thủy, hai gọi là Hỏa, ba gọi là Mộc, bốn gọi là Kim, năm gọi là Thổ". Phần bày tỏ với Hoàng Đế cũng nói, Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ, lúa gạo chỉ xây đắp theo sự tác động của chúng, (họ) Cống cũng nói rằng, Lục phủ tu sửa thông suốt đều nói Ngũ Hành vậy, có người nói nguyên gốc của chúng khởi ở Số của Hà Đồ Lạc Thư, đại khái ở trong Đồ Thư thì 1 - 6 Thủy vậy, 2 - 7 Hỏa vậy, 3 - 8 Mộc vậy, 4 - 9 Kim vậy, 5 - 10 Thổ vậy, tại Đồ thì quay nghịch chiều kim đồng hồ (tả toàn) mà (nhận lấy sự) tương sinh, tại Thư thì quẹo sang phải (hữu chuyển) mà (nhận lấy sự) tương khắc vậy. Nhưng mà Thổ ở Đồ Thư cư ở chỗ số của 5 - 10 tại Trung Cung, vốn vô định vị, không nắm giữ cái thể vậy, duy có Lã thị Nguyệt Lệnh thì lấy Thổ trực ở tháng Quý Hạ, lấy thứ tự thuận tương sinh, cái học của người Hán thì lại lấy Thổ trực ở Tứ Quý là Thìn Tuất Sửu Mùi mà phân ra vượng ở bốn mùa, phần quan trọng của thuyết ấy đều không thể bỏ đi, khảo xét hai hành Thổ của Khôn Cấn ở Văn Vương Hậu Thiên Đồ, chỉ cư ở chỗ giao thời của Hạ Thu và Đông Xuân, Hỏa cần được Thổ mà sau đó có thể thành Kim, Thủy cần được Thổ mà sau đó có thể sinh Mộc, chính là Thổ tuy gửi vượng ở khoảng thời gian của ngũ hành bốn mùa, mà lại ở hai nơi đó thì công dụng của nó là rất thiết thực, Trương Tử và Chu Tử cũng nói Thủy Hỏa mà thiếu Thổ thì không thể chế, chỉ có Mộc Kim là sở sinh của Thổ vậy, cái ý nghĩa của nó thật tinh túy thay.


Giáp Lịch
(Bộ lịch thứ nhất)

Sách "Thông Giám Cương Mục" (bản trước) có nói, Họ Thiên Hoàng ban đầu định tên của Can Chi, dùng định chỗ sở tại của Tuế, sách Nhĩ Nhã nói, Thái Tuế tại Giáp gọi là Át Bàng, tại Ất gọi là Chiên Mông, tại Bính gọi là Nhu Triệu, tại Đinh gọi là Cường Quốc, tại Mậu gọi là Trước Ung, tại Kỷ gọi là Đồ Duy, tại Canh gọi là Thượng Chương, tại Tân gọi là Trọng Quang, tại Nhâm gọi là Nguyên Dặc, tại Quý gọi là Chiêu Dương, chính là Tuế (năm). Dương tại Dần gọi là Nhiếp Đề Cách, tại Mão gọi là Đơn Át, tại Thìn gọi là Chấp Từ, tại Tị gọi là Đại Hoang Lạc, tại Ngọ gọi là Đôn Tang, tại Mùi gọi là Hiệp Hợp, tại Thân gọi là Thôn Than, tại Dậu gọi là Tác Ngạc, tại Tuất gọi là Yêm Mậu, tại Hợi gọi là Đại Uyên Hiến, tại Tý gọi là Khốn Đôn, tại Sửu gọi là Xích Phấn Nhược, chính là Tuế Danh (tên gọi của năm), nguyên nhân Chi phối với Địa cho nên có phương cố định, Can phối với Thiên cho nên có chỗ vô định, Can Chi tương phối lục Giáp mà thành một vòng thiên đạo, chính là Giáp Lịch. Thế nhưng cái Can Chi đó, chỗ khởi của chúng từ đâu?


Thập Can
(Mười Thiên Can)

Sách "Độc Đoạn" của Thái Ung nói: "Can vậy, tên của chúng có mười, chính là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý vậy.

Sách "Lễ Ký - Nguyệt Lệnh" nói: "Tháng Xuân ngày của nó Giáp Ất, tháng Hạ ngày của nó Bính Đinh, Trung Ương Thổ ngày của nó Mậu Kỷ, tháng Thu ngày của nó Canh Tân, tháng Đông ngày của nó Nhâm Quý". Trịnh chú viết: "Nói tới Ất là đua chen vậy, hành trình xuân của Nhật, phát sinh vạn vật, Nguyệt làm phụ tá, thời kỳ vạn vật đều cởi bỏ cái vỏ áo (phu giáp), tự chen trổ mà nảy ra, theo đó làm thành tên Nhật ở chỗ này, Ất không là cái Nguyệt, vua thống quản công lao tôi thần vậy. Nói tới Bính là tỏ rõ vậy, hành trình Hạ trưởng của Nhật, thúc dục vạn vật, Nguyệt là phụ tá, thời kỳ vạn vật tỏ rõ mà lớn mạnh, lại theo đó mà thành tên Nhật ở chỗ này. Nói tới Mậu là sum sê vậy, nói tới Kỷ là thành lập vậy, hành trình trong thời gian của bốn mùa, vạn vật tới lúc này đều tươi tốt sum sê cành lá, ngậm bông của nó cong mình mà nẩy lên, cho nên theo đó mà thành tên Nhật ở chỗ này.

Họ Khổng viết: "sách Luật Lịch Chí nói: 'xuất giáp vu giáp, tắc giáp thị phu giáp dã.' (ra khỏi vỏ hạt ở Giáp, do Giáp chính là cái vỏ hạt vậy), lại nói tiếp hăng hái chen trổ ở Ất, do Ất chính là cựa mình chen chúc vậy. Lại nói, sáng tỏ ở Bính, do Bính là tỏ rõ vậy. Lại nói to lớn ở Đinh, do Đinh là trưởng thành vậy. Lại nói, sum sê tươi tốt ở Mậu, do Mậu là sum sê vậy. Lại nói, sửa sang ở Kỷ, do Kỷ là sửa sang quản lý vậy, gọi là chỉnh lý kỷ cương vậy. Lại nói thay đổi ở Canh, do Canh là chuyển đổi vậy, gọi là vật sửa đổi vậy. Lại nói hoàn toàn mới ở Tân, do Tân là mới vậy. Lại nói, ôm ấp đảm nhiệm ở Nhâm, do Nhâm là đảm nhiệm vậy. Lại nói, sắp xếp đánh giá ở Quý, do Quý là sắp xếp đánh giá vậy, gọi là bày biện vật ra có thể đánh giá đo lường vậy.

Tào Chấn Khuê nói: "Giáp Ất phối phương Đông, Mộc vậy; Bính Đinh phối phương Nam, Hỏa vậy; Mậu Kỷ phối Trung Ương, Thổ vậy; Canh Tân phối phương Tây, Kim vậy; Nhâm Quý phối phương Bắc, Thủy vậy. Chiểu 10 Can phối Ngũ Hành, thì Ngũ Hành các cặp của 10 Can phân chia phép tắc Âm Dương mỗi thứ một nửa. Cho nên Giáp dương Mộc, Ất âm Mộc, Bính dương Hỏa, Đinh âm Hỏa, Mậu dương Thổ, Kỷ âm Thổ, Canh dương Kim, Tân âm Kim, Nhâm dương Thủy, Quý âm Thủy vậy. Như họ Trịnh chú thích rằng cái gọi là Nguyệt (tháng) chính là cái phụ tá quả đúng là như vậy. Chu Tử nói: "Dương biến Âm hợp, mà sinh Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ". Lại nói: "Ngũ Hành nhất Âm Dương vậy". Đúng là như thế!


Thập Nhị Chi
(Mười hai Chi)

Sách "Độc Đoạn" của Thái Ung viết: "Chi, cành nhánh vậy". Tên của chúng có 12, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Tào Chấn Khuê viết: "Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là sáu Thần dương, dùng phối Càn vậy. Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi là sáu Thần âm, dùng phối Khôn vậy. Căn cứ theo dương sinh ở Tý, tại Luật là Hoàng Chung, đúng là Thiên thống. Theo thứ tự Dần là Đại Thốc, Thìn là Cô Tẩy, Ngọ là Nhuy Tân, Thân là Di Tắc, Tuất là Vô Xạ, đều lấy Dương Luật phối vào, cho nên thuộc Dương. Âm sinh ở Mùi, tại Luật là Lâm Chung, đúng là Địa thống. Theo thứ tự Dậu là Nam Lã, Hợi là Ứng Chung, Sửu là Đại Lã, Mão là Giáp Chung, Tị là Trọng Lã, đều phân chia Lã phối vào, cho nên thuộc Âm.

Sách "Hán Thư - Luật Lịch Chí" nói: "Nảy sinh ở Tý, do cái Tý là sự nảy nở vậy; nhú răng ở Sửu, do cái Sửu là sự nhú ra vậy; vươn lên ở Dần, do Dần là sự vươn ra vậy; như cỏ bạch mao ở Mão, do Mão là cỏ bạch mao vậy, gọi là mọc thành khóm thành cụm vậy; tươi tốt ở Thìn, do Thìn là dày dặn vậy; phồn thịnh ở Tị, do Tị gọi là dương khí đã xuất ra mà mạnh mẽ vậy; ùn ùn bày ra ở Ngọ, do Ngọ là bày ra vậy; che giấu ẩn núp ở Mùi, do Mùi là che giấu vậy; cứng rắn ở Thân, do Thân là vững chắc vậy; lưu giữ ở Dậu, do Dậu là lưu vậy; hoàn tất thu thập ở Tuất, do Tuất là nhập vào vậy; cần vùi lấp ở Hợi, do Hợi là cần phải như thế vậy. Lấy bốn mùa mà nói, thì Dần Mão Thìn là Xuân, Tị Ngọ Mùi là Hạ, Thân Dậu Tuất là Thu, Hợi Tý Sửu là Đông. Lấy Ngũ Hành mà nói, thì Dần Mão phương Đông Mộc, Tị Ngọ phương Nam Hỏa, Thân Dậu phương Tây Kim, Hợi Tý phương Bắc Thủy, Thìn Tuất Sửu Mùi là ở Tứ Duy (4 gianh giới góc) Thổ.


Thập nhị nguyệt Tích Quái
(Quẻ vua 12 tháng)


Bổ sung về Nguyệt Kiến và Nguyệt Tướng

Tháng Giêng kiến Dần, quẻ Thái, lệnh tháng Mạnh Xuân.
Trịnh chú viết: "Mạnh Xuân ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Tưu Tử mà Đẩu trỏ vào thần của Dần vậy. Tháng Giêng tháng của tam dương; Thái, quẻ có ba hào dương, cho nên dùng phối vào".

Tháng Hai kiến Mão, quẻ Đại Tráng, lệnh tháng Trọng Xuân.
Trịnh chú viết: "Trọng Xuân ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Giáng Lâu, mà Đẩu trỏ vào thần của Mão vậy. Tháng Hai, tháng của tứ dương; Đại Tráng, quẻ có bốn hào dương, cho nên dùng phối vào".

Tháng Ba kiến Thìn, quẻ Quải, lệnh tháng Quý Xuân.
Trịnh chú viết: "Quý Xuân ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Đại Lương, mà Đẩu trỏ vào thần của Thìn vậy. Tháng Ba, tháng của ngũ dương; Quải, quẻ có năm hào dương, cho nên dùng phối vào.

Tháng Tư kiến Tị, quẻ Càn, lệnh tháng Mạnh Hạ.
Trịnh chú viết: "Mạnh Hạ ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Thực Trầm, mà Đẩu trỏ vào thần của Tị vậy. Tháng Tư, tháng của thuần dương; Càn, quẻ của thuần dương, cho nên dùng phối vào".

Tháng Năm kiến Ngọ, quẻ Cấu, lệnh tháng Trọng Hạ.
Trịnh chú viết: "Trọng Hạ ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Thuần Thủ, mà Đẩu trỏ vào thần của Ngọ vậy. Hạ Chí, nhất âm bắt đầu sinh ra; Cấu, quẻ của một hào âm, cho nên dùng phối vào".

Tháng Sáu kiến Mùi, quẻ Độn, lệnh tháng Quý Hạ.
Trịnh chú viết: "Quý Hạ ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Thuần Hỏa, mà Đẩu trỏ vào thần của Mùi vậy. Tháng Sáu, tháng của nhị âm; Độn, quẻ của hai hào âm, cho nên dùng phối vào".

Tháng Bảy kiến Thân, quẻ Bĩ, lệnh tháng Mạnh Thu.
Trịnh Chú viết: "Mạnh Thu ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Thuần Vĩ, mà Đẩu trỏ vào thần của Thân vậy. Tháng Bảy, tháng của tam âm; Bĩ, quẻ của ba hào âm, cho nên dùng phối vào".

Tháng Tám kiến Dậu, quẻ Quan, lệnh tháng Trọng Thu.
Trịnh Chú viết: "Trong Thu ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Thọ Tinh, mà Đẩu trỏ vào thần của Dậu vậy. Tháng Tám, tháng của tứ âm; Quan, quẻ của bốn hào âm, cho nên dùng phối vào".

Tháng Chín kiến Tuất, quẻ Bác, lệnh tháng Quý Thu.
Trịnh Chú viết: "Quý Thu ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Đại Hỏa, mà Đẩu trỏ vào thần của Tuất vậy. Tháng Chín, tháng của ngũ âm; Bác, quẻ của năm hào âm, cho nên dùng phối vào".

Tháng Mười kiến Hợi, quẻ Khôn, lệnh tháng Mạnh Đông.
Trịnh chú viết: "Mạnh Đông ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Tích Mộc, mà Đẩu trỏ vào thần của Hợi vậy. Tháng Mười, tháng của thuần âm; Khôn, quẻ của thuần âm, cho nên dùng phối vào".

Tháng Một (11) kiến Tý, quẻ Phục, lệnh tháng Trọng Đông.
Trịnh chú viết: "Trọng Đông ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Tinh Kỷ, mà Đẩu trỏ vào thần của Tý vậy. Tháng Một, Đông Chí, nhất dương bắt đầu sinh ra; Phục, quẻ của một hào dương, cho nên dùng phối vào".

Tháng Chạp (12) kiến Sửu, quẻ Lâm, nguyệt lệnh Quý Đông.
Trịnh chú viết: "Quý Đông ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Huyền Hiêu, mà Đẩu trỏ vào thần của Sửu vậy. Tháng Chạp, tháng của nhị dương; Lâm, quẻ của hai hào dương, cho nên dùng phối vào".

Đối chiếu với "Sử Ký" viết: "Bởi lúc hoàn hôn kiến Tiêu; nửa đêm kiến Hành; rạng sáng kiến Khôi". Sách "Xuân Thu vận Đẩu Xu" nói: "Thứ nhất Thiên Xu, thứ hai Tuyền, thứ ba Cơ, thứ tư Quyền, thứ năm Hành, thứ sáu Khai Dương, thứ bảy Dao Quang, từ (ngôi) thứ nhất đến (ngôi) thứ tư là Khôi, từ (ngôi) thứ năm đến (ngôi) thứ bảy là Tiêu, hợp lại thành (Bắc) Đẩu". Như tháng Giêng mới bắt đầu hoàng hôn thì dùng Đẩu Tiêu chỉ Dần; nửa đêm thì dùng Đẩu Hành chỉ Dần; rạng sáng thì dùng Đẩu Khôi chỉ Dần vậy. Chỗ cung mà Nhật Nguyệt hội hợp được gọi là Nguyệt Tướng, Tưu Tử chỗ Hợi vậy, Giáng Lâu chỗ Tuất vậy, Đại Lương chỗ Dậu vậy, Thực Trầm chỗ Thân vậy, Thuần Thủ chỗ Mùi vậy, Thuần Hỏa chỗ Ngọ vậy, Thuần Vĩ chỗ Tị vậy, Thọ Tinh chỗ Thìn vậy, Đại Hỏa chỗ Mão vậy, Tích Mộc chỗ Dần vậy, Tinh Kỷ chỗ Sửu vậy, Huyền Huyên chỗ Tý vậy.
Tý gọi là Thần Hậu, Sửu gọi là Đại Cát, Dần gọi là Công Tào, Mão gọi là Thái Xung, Thìn gọi là Thiên Cương, Tị gọi là Thái Ất, Ngọ gọi là Thắng Quang, Mùi gọi là Tiểu Cát, Thân gọi là Truyền Tống, Dậu gọi là Tòng Khôi, Tuất gọi là Hà Khôi, Hợi gọi là Đăng Minh. Nguyệt Kiến vận dụng đạo trời mà quay nghịch chiều kim đồng hồ (tả toàn) làm cửa trời, Nguyệt Tướng bẩm thụ đạo đất mà quay phải (hữu chuyển) làm địa trục.

#3 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 711 thanks

Gửi vào 13/03/2018 - 00:14

hay , đây đâu phải tượng số , đây là thiên luận . cái lý ngũ hành và thập can luận tứ thổ là chỗ giao thoa của thủy hoả sinh kim mộc , cái nầy tử bình rất thấm . đúng là đãi lọc của các nhà , thiệt tinh túy . cám ơn chủ top .

Thanked by 1 Member:

#4 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 13/03/2018 - 04:47

Bổ xung phần "Sách "Dịch vĩ Càn tạc độ" có phép Thái Ất hành Cửu Cung, sao Thái Ất, quý thần của Trời vậy."

THIÊN 77 : CỬU CUNG BÁT PHONG
Dựa theo phương vị của cửu cung, mỗi năm Thái nhất thường từ tiết đông chí ở tại cung Hiệp trật 46 ngày (đông chí, tiểu hàn, đại hàn), qua ngày hôm sau ngày thứ 47, nó di hành sang cung Thiên lưu 46 ngày (lập xuân, vũ thủy, kinh trập), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Thượng môn 46 ngày (xuân phân, thanh minh, cốc vũ), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Âm lạc 45 ngày (lập hạ, tiểu mãn, mang chủng), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Thiên cung 46 ngày (hạ chí, tiểu thử, đại thử), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Huyền ủy 46 ngày (thu phân, hàn lộ, sương gián), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Tân lạc 45 ngày (lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết), Như vậy, sáng ngày hôm sau, nó lại trở lại cung Hiệp trập đúng vào ngày đông chí[1].
Thái nhất du hành mỗi ngày, lấy ngày đông chí để ở vào cung Hiệp trập từ đó tính rõ nơi mà mỗi ngày nó đến, đó là từ số Nhất (vị trí của quẻ Khảm) rồi đi giáp hết 9 ngày, để rồi cuối cùng quay trở về với số nhất, Cứ như thế mà chuyển vận không ngừng nghỉ, chấm dứt rồi lại bắt đầu[2].
Ngày mà Thái nhất du hành sang 1 cung khác, Thiên phải ứng theo để xuất hiện mưa và gió, nếu chính ngày đó mà mưa thuận gió hòa thì đó hiện tượng cát lành, năm trúng mùa, dân an lạc và ít bệnh[3]. Nếu mưa gió xảy ra trước ngày du hành thì năm đó sẽ nhiều hạn hán[4]. Ngày mà Thái nhất ở tại tiết đông chí, nếu có gì biến hóa, hiện tượng đó ứng với vai trò và trách nhiệm của quân[5]. Ngày mà Thái nhất ở tại tiết xuân phân, nếu có gì biến hóa, hiện tượng đó ứng với trách nhiệm của tướng[6]. Ngày mà Thái nhất ở tại tiết Trung cung, nếu có gì biến hóa, hiện tượng đó ứng với quan lại[7]. Ngày mà Thái nhất ở tại tiết thu phân, nếu có gì biến hóa, hiện tượng đó ứng với trách nhiệm của tướng quân[8]. Ngày mà Thái nhất ở tại tiết hạ chí, nếu có gì biến hóa, hiện tượng đó ứng với trách nhiệm của bách tính[9]. Điều gọi là biến hóa, ý nói ngày mà Thái nhất di hành sang 1 trong ngũ cung, xảy ra những gió táp, mưa sa làm gẫy đổ cây cối, lá, cát bay đá chạy[10]. Căn cứ vào những hiện tượng trên, ta theo dõi phương vị của Thái nhất ở cung nào để suy đoán tình trạng bệnh nặng hay nhẹ[11]. Ta dựa vào cái hướng mà gió thổi đến để làm căn cứ mà suy đoán[12]. Nếu gió từ nơi mà Thái nhất đang ở thổi đến đó là thực phong, chủ về sinh trưởng, nuôi dưỡng vạn vật[13]. Nếu gió từ nơi nghịch lại với bộ vị mà Thái nhất đang ở đó gọi là hư phong, gió này làm thương, làm hại đến con người, nó chủ về tàn sát, chủ về tai hại[14]. Con người nên chú ý đến loại hư phong này để tránh những tai họa bệnh tật[15]. Bậc thánh nhân mỗi ngày phải chú trọng đến việc tránh né hư tà tặc phong như đang tránh né tên bay đá chạy, nhờ đó mà tà khí không làm hại được họ, Ý nghĩa đạo dưỡng sinh là ở chỗ đó”[16].
Vì thế khi Thái nhất di chuyển để đi vào đứng giữa nơi Trung cung, nó sẽ từ đó đứng giữa để làm nơi triều hội cho bát phong, nhằm bộc lộ được điềm cát hung[17]. Phong từ phương nam đến, được gọi tên là Đại nhược phong, khi nó làm thương tổn đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Tâm, bên ngoài nó sẽ lưu lại nơi mạch, khí của nó chủ về Nhiệt bệnh[18] Phong từ phương tây nam đến, được gọi tên là Mưu phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Tỳ, bên ngoài nó sẽ lưu lại nơi cơ nhục, khí của nó chủ về bệnh suy nhược[19]. Phong từ phương tây đến, được gọi tên là Cương phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Phế, bên ngoài nó sẽ lưu lại nơi bì phu, khí của nó chủ về Táo bệnh[20]. Phong từ phương tây bắc đến, được gọi tên là Chiết phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Tiểu trường, bên ngoài nó sẽ lưu lại để ở tại thủ Thái dương mạch, khi mạch tuyệt đó là tà khí đã tràn ngập, khi nào mạch bị bế, đó là mạch bị kết lại, bất thông, có thể chết 1 cách thình lình[21]. Phong từ phương bắc đến, được gọi tên là Đại cương phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Thận, bên ngoài nó sẽ lưu lại để ở tại cốt và hai đường lữ cân của vai và lưng, khí của nó chủ về bệnh Hàn[22]. Phong từ phương đông bắc đến, được gọi tên là Hung phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Đại trường, bên ngoài nó sẽ lưu lại nơi xương sườn dưới nách và những bộ vị thuộc quan tiết của thượng chi[23]. Phong từ phương đông đến, được gọi tên là Anh nhi phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Can, bên ngoài nó sẽ lưu lại nơi cân hệ, khí của nó chủ về bệnh thân thấp[24]. Phong từ phương đông nam đến, được gọi tên là Nhược phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tạiVị, bên ngoài nó sẽ lưu lại nơi cơ nhục, khí của nó chủ về bệnh tay chân nặng nề[25]. Trên đây là nói về bát phong, tất cả đều đến từ phương hư khí, vì thế nó mới gây bệnh được nơi con người[26]. Nếu người bị hư nhược, gặp hư niên, rồi lại gặp hư phong, cả 3 loại hư này đều tấn công, chúng sẽ gây ra bạo bệnh và chết 1 cách nhanh chóng bất ngờ[27]. Nếu bệnh chỉ do lưỡng thực mà chỉ có 1 hư, do đó khi nào bị trúng mưa, hoặc bị sương gió ngoài trời thì sẽ thành chứng hàn nhiệt[28]. Khi nào ở vào nơi nhiều mưa mà ẩm thấp, bị bệnh sẽ dễ thành chứng tê liệt[29]. Cho nên bậc thánh nhân tránh phong như tránh những mũi tên, những viên đá vậy[30]. Khi nào bị cả tam hư mà còn bị trúng bởi phong tà, dễ bị té nhào xuống đất và bán thân bất toại”[31].



#5 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 14/03/2018 - 22:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


24 Phương vị
Tứ Chính và Tứ Ngung phân phối Bát Quái, chính là 8 phương. Nhưng khoảng giữa của Chính (thẳng hướng) và Ngung (góc) lại cách nhau rất xa, lại lấy 12 tượng Địa Chi, đều có phương vị xác đinh. Song, 12 lại không thể phân chia ở 8 phương, riêng Tý Ngọ Mão Dậu vừa là chính lại ứng với vị trí của Tứ Chính, cho nên lấy Tý đại diện cho Khảm, lấy Ngọ đại diện cho Ly, lấy Mão đại diện cho Chấn, lấy Dậu đại diện cho Đoài, còn lại thì ghép cặp với chỗ Tứ Ngung. Lại lấy 10 Can chia ra Ngũ Hành, chỉ có Mậu Kỷ phối với Trung Ương, còn lại thì ghép cặp với chỗ Tứ Chính, hợp tất cả lại gồm 4 Quái, 12 Địa Chi, 8 Thiên Can, tổng cộng là 24. Mỗi phương có 3 là Tuất Càn Hợi vậy, Nhâm Tý Quý vậy, Sửu Cấn Dần vậy, Giáp Mão Ất vậy, Thìn Tốn Tị vậy, Bính Ngọ Đinh vậy, Mùi Khôn Thân vậy, Canh Dậu Tân vậy, phân chia 8 quái 24 phương vị là nguyên do này mà định ra vậy.


24 Khí ứng 24 Phương vị
Lập Xuân Cấn, Vũ Thủy Dần, Kinh Chập Giáp, Xuân Phân Mão, Thanh Minh Ất, Cốc Vũ Thìn, Lập Hạ Tốn, Tiểu Mãn Tị, Mang Chủng Bính, Hạ Chí Ngọ, Tiểu Thử Đinh, Đại Thử Mùi, Lập Thu Khôn, Xử Thử Thân, Bạch Lộ Canh, Thu Phân Dậu, Hàn Lộ Tân, Sương Giáng Tuất, Lập Đông Càn, Tiểu Tuyết Nhâm, Đông Chí Tý, Tiểu Hàn Quý, Đại Hàn Sửu, trong đó "Tứ Lập" "Nhị Phân" Nhị Chí" chính ứng Bát Quái đó chính là 8 Tiết.


Thời khắc ngày đêm Mặt trời mọc lặn (xuất nhập)
Mặt trời đi trên đường Hoàng Đạo, xuất nhập ở trong ngoài của Xích Đạo Thiên Cầu. Xuân và Thu Phân, thì chính ngay giữa chỗ giao của Hoàng Đạo Xích Đạo, mà với mặt đất giao ở Mão Dậu, Mặt trời xuất ở Mão Chính, nhập ở Dậu Chính, nơi mặt đất thì độ số trên dưới tương đồng cho nên ban ngày với ban đêm cân bằng, đó là cái được gọi là "Nhật trung", "Tiêu trung" (Ngày trung bình, Đêm trung bình) vậy. Từ Xuân Phân trở về sau, (Mặt trời) đi ở Xích Đạo Bắc, đến Hạ Chí đạt tới cực Bắc, là chỗ ranh giới của độ trời, (thời gian nó ở) phía trên mặt đất thì nhiều (thời gian nó ở) phía dưới mặt đất thì ít, cho nên Ban Ngày dài còn Ban Đêm ngắn, chính là cái được gọi là "Nhật vĩnh" (Ngày dài) vậy; từ Thu Phân trở về sau, (Mặt trời) đi ở Xích Đạo Nam, tới Đông Chí thì đi đến cực Nam, là chỗ ranh giới của độ trời, (thời gian nó ở) phía trên mặt đất thì ít (còn thời gian nó ở) phía dưới mặt đất thì nhiều, cho nên Ban Ngày ngắn còn Ban Đêm dài, chính là cái được gọi là "Nhật đoản" (ngày ngắn) vậy.
Trước sau 2 điểm Phân, Mặt trời đi ở chỗ giao của 2 Đạo, vĩ độ của nó đi nhanh cho nên mấy ngày là lệch 1 khắc. Trước sau 2 điểm Chí, Măt trời đi ở sau lưng của 2 vòng cung, vĩ độ của nó đi chậm cho nên nửa tháng mới lệch 1 khắc, điều này là tóm lược mỗi năm vậy.
Từ Kinh đô (QNB chú: tức ám chỉ Bắc Kinh, thủ đô của nhà Thanh lúc viết sách này) đến phía Bắc, ngày mùa Hè khá dài, ngày mùa Đông khá ngắn, là gần với Bắc vậy; nếu như đến tận Bắc cực, dưới của Xích Đạo Thiên Cầu, là đất bằng thì mùa Hè sẽ có Ban Ngày mà không có Ban Đêm, còn mùa Đông sẽ có Ban Đêm chứ chẳng có Ban Ngày, cái đó là cực của Bắc vậy. Từ Kinh đô đến phía Nam, ngày mùa Hè khá ngắn, ngày mùa Đông khá dài, là gần với Nam vậy, phía dưới của Xích Đạo Thiên Cầu lại là thiên đỉnh của Xích Đạo Thiên Cầu, Đông Chí tại Nam, Hạ Chí tại Bắc, cách nhau khoảng quân bình, thì mùa Đông với mùa Hè tương đồng. Xích Đạo phía nam, thì Bắc Cực nhập vào dưới mặt đất, Nam Cực xuất hiện lên trên mặt đất, Đông Chí thì Mặt trời rời vùng gần nhất với thiên đỉnh nên Ban Ngày phản chuyển lại dài dần ra; Hạ Chí thì Mặt trời rời vùng xa nhất với thiên đỉnh nên Ban Ngày phản chuyển lại ngắn dần lại; nếu như đến chỗ dưới Nam cực, thì Xích Đạo Thiên Cầu là mặt đất, mùa Đông chỉ có Ban Ngày mà không có Ban Đêm, mùa Hè chỉ có Ban Đêm mà không có Ban Ngày, cái đó là cực của Nam vậy. Nam Bắc không giống nhau, Thời Khắc có khác biệt, cho nên Mặt Trời mọc lặn thời khắc ngày đêm ở các tỉnh các huyện đều phải dùng vĩ độ của mặt đất để mà xác định cho rõ ràng.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tiết Khí Thời Khắc
Trong vòng 1 năm, Mặt trời đi 1 vòng quanh Thiên Cầu, trải qua 12 cung. Điểm giao của nó với chỗ 15 độ của mỗi cung thì là Tiết, điểm giao của nó với chỗ độ khởi đầu (sơ độ) thì là Khí. Nhưng hành trình của Thất Chính khởi ở Tý, ngay khi giờ Tý Chính ngày hôm nay chưa tới, mà giờ Tý Chính của ngày hôm sau đã qua, thì lại dùng cái thuật Tam Suất mà tìm để biết được của nó là Thời Khắc nào vậy. Nhưng kinh độ của mặt đất không giống nhau, cho nên lúc Thủ Đô đang là Chính Ngọ, thì từ phía Đông ngó tới lại đã quá (Ngọ) mất rồi, từ phía Tây trông đến đến lại vẫn chưa tới (Ngọ) vậy. Vậy thì tại những địa phương phía Đông thì giao Tiết muộn, tại những nơi phía Tây thì giao Tiết sớm, Đông với Tây không giống nhau, Thời Khắc có khác biệt, cho nên Thời Khắc Tiết Khí ở các tỉnh các huyện đều phải dùng kinh độ của mặt đất để mà xác định cho rõ ràng.

(QNB chú: Khi nắm rõ yếu chỉ của đoạn này thì dân chơi Tử Vi, Tử Bình sẽ thấu triệt được phương pháp lập lá số sao cho chuẩn xác đối với người sinh ra ở các địa phương khác nhau, thí dụ ngày nay xem số cho người sinh ở Âu Mĩ... bằng phần mềm an sao theo Âm lịch Việt Nam hay Âm lịch Tàu, hoặc người sinh ra ở Việt Nam mà dùng phần mềm lập lá số của Trung Quốc thì liệu sẽ lập đúng được bao nhiêu lá số đây???)

#6 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 16/03/2018 - 10:31

Thần Hôn, Mông Cảnh
(Sớm Chiều, Mờ Tỏ)
Cái thể của Mặt trời to lớn, trước khi mọc đã đi tới, sau khi cách mặt đất trong khoảng 18 độ thì đều có ánh sáng, chính là Mông Cảnh. Nhưng để thuật toán suy tính được, thì 18 độ (gom) là 1 vậy. Và các Giờ, các nơi Thời Khắc không như nhau, các Giờ khác nhau ấy do độ trời gây ra vậy. Ở cái eo của cái vung Xích Đạo Thiên Cầu trong ngày thì độ của nó rộng rãi. Từ Xích Đạo Thiên Cầu tới (các phía) Nam, Bắc, cứ xa dần thì hẹp dần lại, cho nên gần chỗ Nhị Phân (QNB chú: Xuân Phân và Thu Phân) thì Mông Cảnh thường ít; gần chỗ Nhị Chí (QNB chú: Hạ Chí, Đông Chí) thì Mông Cảnh thường nhiều vậy. Các nơi không giống nhau ấy, do địa thế gây ra vậy. Gần Xích Đạo Thiên Cầu thì Mặt trời đi thẳng, mà thẳng thì gần đường kính; ở chỗ 2 Cực thì Mặt trời đi xiên, mà xiên thì vòng vèo. Cho nên càng về phía Bắc thì Mông Cảnh lại thường càng nhiều, càng về phía Nam thì Mông Cảnh lại thường càng ít vậy. Nhưng cái thể của Đất tròn trịa, vị trí của con người như đang ở mặt hình cầu, bốn bề thấp mà ở giữa cao, cho nên Mặt trời mọc lặn ở chính Đông Tây và Mông Cảnh của nó ngắn. Vào các thời điểm Xuân Phân và Thu Phân, Mặt trời mọc ở Mão lặn ở Dậu, nên Thần Hôn Mông Cảnh đều 6 khắc 5 phút. Nhưng chỗ bên dưới mặt đất 18 độ, hãy còn nghiêng về Bắc vậy, chỉ có đường đi Mặt trời ở chỗ dưới mặt đất 9 độ cùng với phạm vi Mão Dậu tương giao, thì trên mặt đất cư ở phía Nam phạm vi Mão Dậu, dưới mặt đất 18 độ cư ở phía Bắc phạm vi Mão Dậu, đều ngay lúc cao nhất của mặt cầu, cho nên ở thủ đô ngày Mông Cảnh ngắn nhất, 1 tại Kinh Chập, 1 tại Hàn Lộ, còn Thần Hôn đều 6 khắc 4 phút. Phương pháp của nó chính là bán kính và khoảng cảnh Xích Đạo Thiên Cầu với thiên đỉnh, so với Chính Huyền (QNB chú: đường hình sin trong toán học) đều ở 9 độ, Chính Huyền cùng với khoảng cách vĩ độ so với Chính Huyền vậy, Đông Chí thì Mặt trời mọc lặn lệch Nam, mặt đất của chỗ ấy thấp cho nên Thần Hôn Mông Cảnh đều 6 khắc 13 phút, chính là tương đối dài, nhưng ở chỗ bên dưới mặt đất 18 độ thì hãy còn xiên xuống chính Đông Tây vậy, vừa xiên hướng chính Đông Tây là do nơi đó là chỗ cao của mặt đất, cho nên tuy dài ở Xuân Thu Phân mà vẫn không quá dài vậy. Nếu như Hạ Chí thì đều mọc lặn lệch Bắc, chỗ bên dưới mặt đất 18 độ càng xiên về hướng Bắc, cho nên Thân Hôn Mông Cảnh đều 8 khắc 8 phút, chính là dài nhất. Nếu như chỗ càng Bắc, cực càng cao thì Mặt trời đi càng xiên, thì mùa Hè chì có Ban ngày mà chẳng có Ban đêm. Bên dưới Xích đạo Thiên Cầu thì Xích Đạo Thiên Cầu sáp gần vào ranh giới Mão Dậu, Mặt trời đi thẳng với độ rộng, cho nên ngày của Nhị Phân thì Mông Cảnh ngắn nhất, chỉ có 4 khắc 12 phút. Xích Đạo Thiên Cầu lấy Nam làm tương phản, cái việc đó là sự phân chia của Thiên độ với Địa thế, gồm cả sự khác biệt Nam Bắc địa cầu, cho nên thời khắc Mông Cảnh có sự khác nhau tùy lúc tùy chỗ vậy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ngũ Hành Dụng Sự
(Ngũ hành nắm quyền)
Sách "Thần Khu Kinh" viết: Ngũ hành vượng đều có thời, duy chỉ có Thổ cư ở nơi không xác định, chính là ở chỗ đằng trước của Tứ Lập tất cả vượng được 18 ngày.

"Lịch Lệ" viết: "Lập Xuân mộc, Lập Hạ hỏa, Lập Thu kim, Lập Đông thủy, đều vượng 72 ngày, Thổ ở trước Tứ Lập đều vượng 18 ngày, hợp lại được 72 ngày (18x4), tổng được 360 (72x5) mà thành một Năm vậy".

#7 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 16/03/2018 - 11:30

72 Hậu
Sách "Cấp chủng Chu thư" viết:
"Ngày của Lập Xuân, gió Đông (QNB chú: ở TQ thì mùa xuân có gió từ hướng Đông thổi tới, nên gọi là gió Đông) làm tan băng tuyết, thêm 5 ngày, các loài con trùng ngủ đông bắt đầu cựa mình, thêm 5 ngày, lớp băng phía trên mặt hồ nay có vẻ như cá đang cõng băng trên lưng; ngày của Vũ Thủy, loài Rái cá tế cá, thêm 5 ngày, chim Hồng nhạn tới nay có vẻ như hầu nhạn bắc, thêm 5 ngày, cỏ cây manh động; ngày của Kinh Chập, cây Đào bắt đầu trổ hoa, thêm 5 ngày, chim Thương Canh hót, thêm 5 ngày, con chim Ưng hóa làm chim Cưu; ngày của Xuân Phân, chim đầu đàn tới, thêm 5 ngày, Sấm lại phát tiếng, thêm 5 ngày, bắt đầu Chớp giật; ngày của Thanh Minh, cây Ngô Đồng bắt đầu trổ hoa, thêm 5 ngày, loài Chuột đồng hóa làm chim Cun cút, thêm 5 ngày, Cầu Vồng bắt đầu hiện ra; ngày của Cốc Vũ, cây Bèo bắt đầu sinh ra, thêm 5 ngày, chim Cưu rũ lông, thêm 5 ngày, chim Đái Thắng đậu xuống cành dâu; ngày của Lập Hạ, loài dế kê gáy, thêm 5 ngày, loài giun ló ra, thêm 5 ngày, Dưa vua sinh ra; ngày của Tiểu Mãn, rau Cải đắng trổ hoa, thêm 5 ngày, cỏ rạp chết, thêm 5 ngày, nắng nhẹ đến nay thu hoạch lúa mạch; ngày của Mang Chủng, Bọ ngựa sinh ra, thêm 5 ngày, chim Chàng Làng bắt đầu gáy, thêm 5 ngày, trở ngược lưỡi không sửa; ngày của Hạ Chí, sừng Hươu tách ra, thêm 5 ngày, loài Ve sầu (Điêu) bắt đầu kêu, thêm 5 ngày, cây Bán Hạ sinh ra; ngày của Tiểu Thử, gió ấm đến, thêm 5 ngày, Dế mèn ở trên tường, thêm 5 ngày, chim Ưng mới bắt chước nay thành Ưng nở ra; ngày của Đại Thử, cỏ mục thành Đom đóm, thêm 5 ngày, ruộng đất nhuận nóng ẩm, thêm 5 ngày, thời mưa lớn lưu hành; ngày của Lập Thu, gió mát đến, thêm 5 ngày, sương trắng rơi, thêm 5 ngày, Ve sầu (Hàn thiền) kêu; ngày của Xử Thử, con Ưng nay thành chim, thêm 5 ngày, trời đất bắt đầu thu liễm, thêm 5 ngày, lúa mới chín; ngày của Bạch Lộ, chim Hồng Nhạn đến, thêm 5 ngày, chim đầu đàn trở về, thêm 5 ngày, đàn chim dâng đồ ăn; ngày của Thu Phân, Sấm bắt đầu im tiếng, thêm 5 ngày, côn trùng lấp tổ, thêm 5 ngày, nước bắt đầu cạn; ngày của Hàn Lộ, chim Hồng Nhạn lại ghé thăm, thêm 5 ngày, chim Sẻ vào sông lớn, thêm 5 ngày, hoa Cúc nở vàng; ngày của Sương Giáng, chó Sói đi săn thú, thêm 5 ngày, cỏ cây vàng rơi, thêm 5 ngày, côn trùng náu co lại; ngày của Lập Đông, nước bắt đầu đóng băng, thêm 5 ngày, đất bắt đầu lạnh giá, thêm 5 ngày, chim Trĩ vào sông lớn tìm sò hến; ngày của Tiểu Tuyết, Cầu vồng ẩn không thấy nữa, thêm 5 ngày, khí trời đằng đằng nay bốc lên, khí đất giáng xuống, thêm 5 ngày, hoang vu mà thành mùa đông; ngày của Đại Tuyết, chim Bói Cá không kêu, thêm 5 ngày, loài Hổ bắt đầu giao cấu, thêm 5 ngày, cây Vải ưỡn ra nay rộ lên; ngày của Đông Chí, loài giun kết lại, thêm 5 ngày, sừng Hoẵng nảy ra, thêm 5 ngày, Sông suối rục rịch; ngày của Tiểu Hàn, chim Nhạn bắc trở về quê, thêm 5 ngày, chim Thước bắt đầu vô tổ, thêm 5 ngày, chim Trĩ kêu nay lại chẳng còn tiếng nữa; ngày của Đại Hàn, con Gà bắt đầu đẻ nay không còn thấy nữa, thêm 5 ngày, loài chim dữ nay đánh nhau, thêm 5 ngày, Đầm nước kiên cố.
Đó chính là 5 ngày 1 Hậu, mỗi tháng 6 Hậu, mỗi năm có 72 Hậu, bởi vì ứng nghiệm với cái Khí của Trời Đất, cái hình tượng thời gian của muông thú cỏ cây, tức là cái ý nghĩa thuyết minh trong Nghiêu điển vậy. Nhưng ngày trôi qua có đầy có vơi, cho nên từ Hậu thứ ba cho đến Hậu thứ tư, từ Hậu thứ sáu cho đến Hậu đầu tiên của tháng sau đó, có thể 4 ngày hoặc 6 ngày, có ở chỗ chú thích, theo Nguyệt lệnh mà nói cho rõ vậy.

Thanked by 5 Members:

#8 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2952 thanks

Gửi vào 16/03/2018 - 13:44

"Ngày của Lập Xuân, gió Đông (QNB chú: ở TQ thì mùa xuân có gió từ hướng Đông thổi tới, nên gọi là gió Đông) ..."

" Muốn đánh Tào công, phải dùng hỏa công,
Muôn sự đều sẵn, chỉ thiếu gió Đông "

Trong trận Xích Bích hầm binh Tào thời Tam quốc cũng đã đề cập đến gió Đông vào mùa đông. Nhưng đến tiết Lập Xuân thì tam dương khai thái ( quẻ Thái ) 3 hào dương đã hiện ra nên trong HĐNK gọi là Quyết Âm Phong Mộc, đó chính là gió Đông.

Thanked by 1 Member:

#9 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 16/03/2018 - 17:21

Tháng Nhuận
"Tả truyện" viết: "Ngay thời chấp chính của tiên vương, bước đầu tạo ra, bầu cái Chính ở giữa, quy cái Dư ở cuối. Bước đầu tạo ra, thứ tự không có sai lầm, bầu cái Chính ở giữa, người noi theo không ngi ngại, quy cái Dư ở cuối, sự việc noi theo không trái đạo lý".

"Thái thị thư truyện" viết: "Năm có 12 tháng, tháng có 30 ngày, cái 360 ấy là hằng số của 1 năm vậy. Cho nên Mặt trời với bầu trời hội hợp mà quá 5 ngày với 235/940 ngày nữa, là Khí doanh (Khí dư ra). Mặt trăng với Mặt trời hội hợp mà thiếu 5 ngày với 592/940 ngày nữa, là Sóc hư (Sóc vơi thiếu), hợp cả Khí Doanh với Sóc Hư mà Nhuận được sinh ra. Cho nên 1 năm nhuận (thừa ra), suất là 10 ngày với 827/940 ngày nữa; 3 năm một nhuận, là 32 ngày với 601/940 ngày nữa; 5 năm lại nhuận, là 54 ngày với 375/940 ngày nữa; 19 năm có 7 nhuận làm theo Khí Sóc chia ra hợp lại ngay ngắn, chính là 1 Chương vậy".

"Hán Chí" viết: "Chí Sóc cùng ngày, chính là Chương; cùng tại đầu ngày, gọi là [X] (chữ gì đó, không đọc được), [X] hết 6 Tuần, gọi là Kỷ; Tuế Sóc lại quay trở lại gọi là Nguyên, cho nên Ngày dùng thực, Tháng dùng nhuận, Mùa dùng phân (phút), Năm dùng vòng, Chương dùng minh, [X] dùng bộ, Kỷ dùng ký, Nguyên dùng nguyên. Nguyên pháp, 4560; Kỷ pháp 1520; [X] pháp, 76; Chương pháp, 19. Cho nên cứ 19 năm gọi là 1 Chương, 4 Chương gọi là 1 [X], 20 [X] gọi là 1 Kỷ, 3 Kỷ gọi là 1 Nguyên".

"Cấp trủng Chu thư" viết: "Trung khí dùng ngay khi ứng, Nhuận là tháng không có Trung Khí, mà Đẩu Bính chỉ vào khoảng giữa của 2 Thần, cho nên tháng trước của Nhuận thì Trung Khí tại Hối; tháng sau của Nhuận thì Trung Khí tại Sóc; tháng của Nhuận thì Tiết nằm ở giữa tháng, nửa trước thì dùng tháng trước nắm quyền; nửa sau dùng tháng sau nắm quyền. Đó là lý do mà định bốn mùa thành năm, chẳng vượt ra khỏi cái này vậy.

#10 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2952 thanks

Gửi vào 16/03/2018 - 19:45

" ... tháng của Nhuận thì Tiết nằm ở giữa tháng..."

Tại điểm này cần phải giải thích thêm chi tiết cho thật rõ ràng để tránh tình trạng hiểu lầm rằng tháng nhuận Tiết luôn rơi vào ngày 15.
Vì như trước đây đã có người nói rằng " sinh trong tháng nhuận thì trước ngày 15 tính là tháng trước, sau ngày 15 tính vào tháng sau ".

Câu nói này không sai nhưng phiến diện, chưa chuẩn xác. Lý do là còn một đặc tính nữa của tháng, đó là tháng thiếu ( 29 ngày )tháng đủ ( 30 ngày ) nên Tiết có thể rơi vào ngày 15 hay 16.

Dẫn chứng :

- năm 2012 nhuận tháng 4 THIẾU, tiết Mang Chủng rơi vào ngày 16.
- năm 2014 nhuận tháng 9 THIẾU, tiết Lập Đông rơi vào ngày 15.
- năm 2017 nhuận tháng 6 ĐỦ, tiết Lập Thu rơi vào ngày 16.

Do vậy để chính xác cần phải dùng lịch để tra cứu cho chính xác.

( Và đương nhiên SINH TẠI ĐÂU PHẢI DÙNG MÚI GIỜ ĐỊA PHƯƠNG TẠI NƠI ĐÓ.
Điểm lưu ý này đã nói từ thời tuvilyso.com khi tên Thiệu ba hoa ( Thiệu vĩ Hoa ) ra sách Dự Đoán theo Tứ Trụ bảo rằng phải chuyển giờ sinh ở bất kỳ đâu về múi giờ số 8 - Bắc Kinh để lập Tứ trụ !!!
Cứ nhắc đi nhắc lại điểm này hoài thấy nhàm chán quá rồi, vậy mà cứ phải nói đi nói lại .... Chán quá đi thôi !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

#11 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 17/03/2018 - 09:45

Can Chi Ngũ Hành
(hình vẽ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



......Tị...........Ngọ..........Mùi.........Thân
Thủy..........Nhật.........Nguyệt..........Thủy
...Thìn..........................................Dậu
Kim..................................................Kim
...Mão..........................................Tuất
Hỏa.................................................Hỏa
...Dần..........Sửu............Tý............Hợi
Mộc.............Thổ...........Thổ.............Mộc


Thiên Can thì Giáp Ất thuộc Mộc, Bính Đinh thuộc Hỏa, Mậu Kỷ thuộc Thổ, Canh Tân thuộc Kim, Nhâm Quý thuộc Thủy. Địa Chi thì Dần Mão Thìn thuộc Mộc, phối phương Đông vậy; Tị Ngọ Mùi thuộc Hỏa, phối phương Nam vậy; Thân Dậu Tuất thuộc Kim, phối phương Tây vậy; Hợi Tý Sửu thuộc Thủy, phối phương Bắc vậy; nhưng Thổ ký vượng ở chỗ của Thìn Tuất Sửu Mùi, phối với Tứ Quý vậy. Cái đó các thuyết xưa này đều như nhau, nhưng Tinh Mệnh Gia (mấy bố xem mệnh bằng các sao) lại lấy Dần Hợi thuộc Mộc, Mão Tuất thuộc Hỏa, Thìn Dậu thuộc Kim, Tý Sửu thuộc Thổ, mà Ngọ thì là Nhật (mặt trời), Mùi thì là Nguyệt (mặt trăng), thuyết này có sự khác biệt, là sao vậy? Cái mà Tinh Mệnh Gia lấy 12 cung sắp đặt trên dưới bốn phương, Tý Sửu ở dưới cho nên là Thổ; Ngọ Mùi ở trên cho nên là Nhật Nguyệt, Dần Mão Thìn Tị Thân Dậu Tuất Hợi phân bố trái phải chính là như sự lưu hành của của bốn mùa ở trong khoảng trời đất, cho nên việc hợp cung của Trái và Phải mà phân biệt ra thứ tự Mộc, Hỏa, Kim, Thủy vậy. Đến như Ngũ Hành của Nạp Âm, thì có dùng 60 ngày mà cách 8 tương sinh, mở rộng phối làm thuyết, lại có dùng Can CHi khởi số tương phối, và phân chia Nạp Âm Ngũ Hành, nói cụ thể ở phần sau.

#12 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 17/03/2018 - 20:07

Nạp Âm
"Thông Giám - Cương mục tiền biên" viết: "Hoàng Đế lệnh cho Đại Nạo tìm tinh yếu của Ngũ Hành, dòm xem chỗ sở kiến của Đẩu Bính, ban đầu là Giáp Tý, Can Chi tương phối thành tên, mà định ra Nạp Âm. Nhưng người nói về ngũ hành xưa nay, lấy Khí lúc ban đầu còn Hình lúc sau chót, là thứ tự theo Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ của Hồng Phạm vậy. Lấy chỗ dời đi ở bốn mùa tương sinh, làm thứ tự theo Mộc, Hỏa, Thổ, Kim Thủy của Nguyệt Lệnh vậy, lấy sửa trị có sẵn Ngũ Tài tương khắc, làm thứ tự theo Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ của Vũ Mô vậy.
Nạp Âm ngũ hành đầu tiên là Kim, thứ đến là Hỏa, thứ đến là Mộc, thứ đến là Thủy, thứ đến là Thổ, xong hết không quay về đầu mối gốc, lại không áp dụng ở sinh khắc, cho nên người ta nói, chẳng biết chỗ nó ở đâu đến. Nay đối chiếu với nguồn gốc của các thuật, chẳng qua bắt chước theo ý của Dịch Tượng, phép của Nạp Âm, cũng đều gồm cả cái lý của Tiên Hậu Thiên mà dùng vậy, các bức đồ để sáng tỏ vậy.

#13 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 17/03/2018 - 21:58

"Bắt chước theo ý của Dịch Tượng" chắc ý nói cách bát sinh con của nạp âm vì Dịch có 8 quái cấu tạo theo 3 hào (âm và dương) và nạp âm cũng theo pháp hư nhất cực tam mà lăng ba vi bộ theo Số của Đồ và Thư .

Thanked by 2 Members:

#14 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 18/03/2018 - 07:45

Ngũ Hành Nạp Âm ứng Tiên Thiên Đồ
(hình vẽ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


......Khôn......Cấn.......Khảm........Tốn.......Chấn........Ly........Đoài........Càn
................Thổ..............Thủy..................Mộc..............Hỏa................Kim.......

Đồ hình Tiên Thiên, Càn Đoài ở đầu thuộc Kim; thứ đến là Ly thuộc Hỏa; thứ đến là Chấn Tốn thuộc Mộc; thứ đến là Khảm thuộc Thủy; chung cuộc ở Cần Khôn thuộc Thổ, cho nên ban đầu ở Kim rồi chung cuộc ở Thổ vậy, cái nghĩa của Càn khởi đầu Khôn thành tựu vậy. Kim áp dụng với cái cứng rắn của trời, Thổ áp dụng ở cái nhu hòa của đất, Hỏa phụ theo trời, Thủy phụ ở đất, mà Mộc lấy sinh khí ở giữa, đó là gốc của Nạp Âm ở thứ tự Tiên Thiên vậy.


Ngũ Hành Nạp Âm ứng Hậu Thiên Đồ
(hình vẽ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


..............................Ly..............................
............................Hỏa.............................
.......Tốn...................................Khôn......
........Mộc.................................................
Chấn...................Thổ.....................Đoài
......................................................Kim.....
........Cấn...................................Càn.......
............................Thủy............................
............................Khảm...........................

Đồ hình Hậu Thiên, cũng lấy Càn làm đầu mà nghịch chuyển, từ Kim của Càn Đoài, vượng ở Tây phương; thứ đến chuyển là Ly Hỏa, vượng ở Nam phương; thứ nữa chuyển đến Mộc của Chấn Tốn, vượng ở Đông phương; thứ đến lại chuyển tới Khảm Thủy, vượng ở Bắc phương; mà Thổ vượng ở Tứ Quý, cho nên trả lại Cấn Khôn mà chỗ ở cuối cùng, , đó là gốc của Nạp Âm ở thứ tự Hậu Thiên vậy.

Thanked by 3 Members:

#15 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 19/03/2018 - 06:15

Ngũ Hành Nạp Âm
Giáp tý ất sửu kim, bính dần đinh mão hỏa, mậu thìn kỷ tị mộc, canh ngọ tân mùi thổ, nhâm thân quý dậu kim,
Giáp tuất ất hợi hỏa, bính tý đinh sửu thủy, mậu dần kỷ mão thổ, canh thìn tân tị kim, nhâm ngọ quý mùi mộc,
Giáp thân ất dậu thủy, bính tuất đinh hợi thổ, mậu tý kỷ sửu hỏa, canh dần tân mão mộc, nhâm thìn quý tị thủy,
Giáp ngọ ất mùi kim, bính thân đinh dậu hỏa, mậu tuất kỷ hợi mộc, canh tý tân sửu thổ, nhâm dần quý mão kim,
Giáp thìn ất tị hỏa, bính ngọ đinh mùi thủy, mậu thân kỷ dậu thổ, canh tuất tân hợi kim, nhâm tý quý sửu mộc,
Giáp dần ất mão thủy, bính thìn đinh tị thổ, mậu ngọ kỷ mùi hỏa, canh thân tân dậu mộc, nhâm tuất quý hợi thủy.

Đối chiếu: Từ xưa có các loại của Hải Trung Kim, Lô Trung Hỏa, ý nghĩa không áp dung, tại đây không đăng lại.


Đồ hình Nạp Âm ngũ hành phân chia Tam Nguyên ứng Nhạc luật nhập vào khoảng cách tương sinh
(hình vẽ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bên phải đồ hình lấy Giáp Tý Ất Sửu làm Kim của Thượng Nguyên, Nhâm Thân Quý Dậu làm Kim của Trung Nguyên, Canh Thìn Tân Tị là Kim của Hạ Nguyên, ba Nguyên đã hết vòng, thì lại truyền cho Mậu Tý Kỷ Sửu làm Hỏa Thượng Nguyên, Bính Thân Đinh Dậu làm Hỏa Trung Nguyên, Giáp Thìn Ất Tị làm Hỏa của Hạ Nguyên. Từ đó về sau, đều theo như thứ tự trước của Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ mà dùng. Nhạc Luật cũng đồng vị, phép của cưới vợ cách 8 sinh con, lấy chung cuộc ở Đinh Tị mà Nạp Âm tiểu thành, rồi từ khởi Giáp Ngọ Ất Mùi làm Kim của Thượng Nguyên, như phép trước đó lấy chung cuộc ở Đinh Hợi mà Nạp Âm đại thành.

Đối chiếu: 10 Can 12 Chi đan xen nhau thành ra 60 ngũ âm 12 luật, tăng theo cấp số nhân cũng là 60, cho nên phép của Nạp Âm kiêm cả hai mà dùng. Giáp Tý kim, mà Ất Sửu cũng là kim, đồng vị cưới vợ vậy. Ất Sửu kim mà Nhâm Thân cũng là Kim, cách 8 sinh con vậy. Một lượt các Tam Nguyên, mà hậu truyền ở lượt thứ hai, do Xuân có ba tháng Mạnh Trọng Quý, mà hậu truyền ở Hè vậy; từ Giáp Tý đến Đinh Tị mà một vòng Tam Nguyên của Ngũ Hành, hãy còn ba lần biến đổi, là tiểu thành vậy; từ Giáp Ngọ đến Đinh Hợi mà Tam Nguyên của Ngũ hành là 1 vòng, hãy còn 6 lần biến đổi, là đại thành vậy. Phương pháp thành lập của nó là tương ứng với Luật Lã.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |