Jump to content

Advertisements




Đốt vàng mã là duy tâm hay hủ tục!


8 replies to this topic

#1 IE3.0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 312 thanks

Gửi vào 25/02/2018 - 12:46

Tục đốt mã có từ lâu đời tuy nhiên để kiếm chứng được nó là duy tâm hay hủ tục cần xem xét dưới góc độ duy tâm. Chuyện bùa ngải, ma xó cũng đã có người kiểm chứng, các nhà ngoại cảm xác nhận có cõi âm, có linh hồn... Nếu bỏ đốt mã sau này có bỏ lễ ngãi rồi tiến tới bỏ cúng bái. Trong thế giới 4.0 thì tư duy duy vật biện chứng sẽ chiếm ưu thế, thế giới siêu hình dần lụi tàn con cháu chỉ biết đến điều này qua giai thoại.

#2 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 26/02/2018 - 06:12

Vàng mã là vật, đốt nó là do chấp bám (duy) vật thì tại sao đốt vàng mã là duy tâm ? Trong lòng tưởng niệm người quá cố là duy tình , người mất nhưng anh linh vẩn hiện hửu là duy tâm .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 26/02/2018 - 06:14


Thanked by 1 Member:

#3 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3110 Bài viết:
  • 27324 thanks

Gửi vào 26/02/2018 - 06:17

cái gì thuộc về duy tâm và phi Xhcn thì ta cần phá bỏ hết đi,
Sau 1945 thì bỏ văn hoá phong kiến, bỏ nón quai thao, áo tứ thân .
phá đền miễu , ngày xưa mỗi thôn,làng đều có 1 vài cái miếu , đền chúng ta đã phá bỏ hết ,
đốt thư viện triều Nguyễn,
nay phá thêm chữ quốc ngữ , bỏ đi Tết nhất ,ko cho thờ cúng thì bọn này sẽ tự nhiên ko đốt vàng mã !!
viết lại và sửa đổi lịch sử , và cuối cùng là ..học lại
văn hoá TQ . khỏi làm thân phận con hoang .

#4 Rừng Lá Thấp

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1557 Bài viết:
  • 9275 thanks

Gửi vào 26/02/2018 - 07:46

bạn hiền mạnh giỏi ? sao buì ngùi đến thế ? nạn dân vận nước , bạn hiền ơi !

rừng .’

Thanked by 2 Members:

#5 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/02/2018 - 21:28

Sau 1954, Ở miền Bác, ca trù bị liệt vào văn hóa phẩm đồi trụy nữa
Bgiờ thì đang cố gắng bảo tồn

Sửa bởi tuphuongsg: 26/02/2018 - 21:30


#6 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1643 thanks

Gửi vào 27/02/2018 - 05:39

@ Bác Nsnd Thị Nở.
Có cõi Âm có Linh hồn ko có nghĩa là việc đốt vàng mã đã là đúng. Theo pk để trả lời đc câu hỏi trên thì chúng ta cần đi thẳng vào vấn đề bằng việc trả lời được 3 câu hỏi sau:(mặc định là có cõi âm. Người âm).
- lịch sử của việc đốt vàng mã ntn?
- Khi ta đốt vàng mã người cõi Âm có nhận đc ko?
- Người cõi Âm họ có tiêu tiền (sử dụng)tiền vàng mã ko?.

Mấy nhời lạm bàn cùng Bác.


#7 IE3.0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 312 thanks

Gửi vào 27/02/2018 - 08:19

- Rất nhiều người trong xã hội dùng tư duy bài xích để xử lý một vấn đề mà bản chất của nó có tốt có xấu. Nền văn hóa nước ta là nên văn hóa hội nhập có chọn lọc bởi lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tục đốt vàng mã xuất phát từ ý tưởng tốt, một nhân sinh quan trước hủ tục tế táng người sống, và phân biệt giai cấp được khởi xướng bởi giới Nho học Trung Quốc cảm kích lời tự tuyệt thống thiết của ngài Khổng, Mạnh. Trong bối cảnh lịch sử thời đó đây có thể nói là tiến bộ lớn. Hiện nay dưới tiến độ phát triển của khoa học kỹ thuật thì tục lệ này đang được đánh giá là hủ tục.
- Chỉ có những cao nhân đắc đạo, người có giác quan thứ 6, người có cơ duyên kiếp là người khả năng kết nối âm dương. Một người truyền giáo, một giáo hội, hay một tu sỹ, tăng ni đức cao vọng trọng hay một ông nào đó có vinh dự và may mắn có vị trí hơn người chưa chắc đã có duyên hạnh ngộ cõi âm. Sứ mênh của tôi và rất rất nhiều người không phải là trả lời câu hỏi họ có nhận được hay ko, họ tiêu như thế nào. Với lòng tin và thành kính với ông bà tổ tiên và coi nó như bài học với người sống là làm gương cho con cháu biết nhớ cội nguồn thì một chút thành ý đó là bình thường. Nếu cứ chấp niệm thì có vạn câu hỏi đặt ra như mâm cao cỗ đầy kia người chết có nhận được ko hay chỉ là cái cớ để ăn nhậu đó là biến tướng. Có người lại nói rằng Phật ở trong tâm tuy nhiên lúc nào chúng ta cũng tu tại gia thì sao chúng ta cảm kích xã hội. Thờ cha thờ mẹ thì thờ lúc sống, cha mẹ thác rồi ta vẫn thờ ấy là đạo làm gương cho con cháu nhớ về ông bà tổ tiên bằng hành động chứ ko bằng lời nói.
Kết luận: Lấy cái đẹp làm đạo. Người sống thì chăm lo, chết rồi thì thờ cúng. Biến tướng không thể tránh khỏi, người hiểu biết, một xã hội văn minh sẽ biết đâu là đúng đâu là sai. Không phải vì sao giờ hầu đồng trở thành di sản văn hóa thế giới. Đốt vàng mã ko phải là hủ tục, hủ tục ở đây là văn hóa xin cho!

Sửa bởi NsndThino: 27/02/2018 - 08:25


Thanked by 4 Members:

#8 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1643 thanks

Gửi vào 27/02/2018 - 10:07

Bên cạnh Góc nhìn của bác @NSNDthino, Phapkhong xin trích ra đây 1 Góc nhìn khác của 1 vị Giáo Sư chuyên nghiên cứu về vấn đề này để các Tiền bối và các bác tham khảo cho phong phú ạ, PK ghé qua thấy chủ đề hay nên mạn phép có đôi lời, Quan điểm của PK là "Không có Quan điểm hay nhận xét,đánh giá gì về các Nhận xét". xin trả lại Topic bàn luận cho các cao nhân, tiền bối và Bác NSNDthino. Chúc các Bác một năm Mạnh khỏe, Bình An.

Hỏi: Hiện nay ở một số nơi thờ cúng người ta không cúng vàng mã, nhiều nhà cũng không cúng vàng mã, những nơi khác nhà khác lại vẫn cúng. Xin GS giải thích ý nghĩa việc cúng vàng mã. Ta có nên cúng vàng mã hay không? Tại sao?
Nguyễn Văn Hiền, TP Vũng Tàu.

"Trả lời: Trước hết ta cần hiểu cúng vàng mã là thể hiện một tấm lòng của người Trần muốn gửi đến người Âm mà mình đang thờ một món quà. Theo cách nghĩ thông thường thì ta có cái gì cúng cái đó, dùng cái gì cúng cái đó, quý cái gì cúng cái đó. Đó là một tâm thiện, đáng quý. Ta không cúng cái gì mà ta không dùng, vì thế là không quý hóa. Cúng vàng mã là cúng tiền, quần áo, vàng bạc... giấy, đều là của quý cả. Cúng vàng mã là ta thể hiện với người Âm tấm lòng quý hóa này. Nhưng vàng mã đều là thứ giả, không thật, là thứ ta không dùng mà đem cúng thỉ có tâm quý hóa thật không? Ta cúng Phật cái mà ta không dùng thì có thực là quý hóa Phật không? Đó là điều bạn đọc cần suy nghĩ.

Người âm cần ở ta cái gì?
Cần một tấm lòng, tấm lòng chân thành quý hóa! Thế thôi.
Người xưa ở vùng Đông Nam Á vốn rất nghèo, mỗi khi cúng lễ họ muốn gửi cho người Âm một số tiền nhưng vì nghèo mà không có tiền đặt lên bàn thờ. Chả lẽ chỉ đặt 1 xu hay 1 hào lên đĩa làm lễ thì thấy nó ít quả, rất khó coi. Lúc bấy giờ người ta có sáng kiến làm tiền giả, bán rất rẻ để mọi người đều có thể cúng tiền cho người được thờ (Đức Phật, Tiên Thần, Ông bà tôt tiên…). Chỉ có 1 xu hay 1 hào, nhưng mua được một tập tiền giả đặt lên bàn thờ thì thấy nó cũng đủ là một món lễ. Điều này làm yên lòng người thờ cúng. Cũng có khi do không hiểu, sợ cúng tiền thật phải đốt đi, làm tiền giả coi cũng là “tiền”. Nhưng vì nó là đồ giả, người cúng không dùng nên người Âm cũng không thích. Tuy nhiên, nó là cả một tấm lòng của người Trần nghèo lúc bấy giờ, nên người Âm không trách và vẫn chấp nhận (đây là chấp nhận tấm lòng tốt của người cúng, chứ không phải chấp nhận tiền giả). Lâu đời thành thói quen cúng đồ giả.
Ngày nay tình hình đã khác. Loài người hiện không còn nghèo quá khổ như ngày xưa. Nhiều nhà hiện rất giàu có, lắm tiền của, mà lại vẫn cúng tiền giả thì tâm không còn thành nữa, không còn là quý hóa nữa. Đó là điều không đạt đối với người Âm hiện nay. Người Âm bây giờ không coi cúng vàng mã là một tấm lòng thành. Nhiều nơi nhận thức được điều này mà thôi không cúng vàng mã nữa.
- Ta có dùng tiền giả đâu mà đem cúng tiền giả?
- Ta có dùng quần áo giả đâu mà đem cúng quần áo giả?
- Ta có dùng ngựa giả, ô tô giả, nhà tầng giả, thậm ô sin giả… đâu mà đem cúng những đồ giả này?
Thế thì hỏi quý hóa ở chỗ nào?
Cho nên cúng những thứ này bây giờ tốn tiền của vô ích, làm ảnh hướng xấu đến nền văn hóa dân tộc và môi trường xung quanh (do đốt hóa vàng lẫn nhiều hóa chất độc hại), sinh khói bụi, lại dễ sinh hỏa hoạn, trong khi người Âm lại không thích. Thế thì ta có nên làm không?

Hướng giải quyết
- Nếu bạn cúng tiền thì cứ đặt tiền thật lên cúng. Bạn nghèo thì đặt ít tiền, giàu thì đặt nhiều, Cúng cả tiền triệu đều được. Đây chính là tấm lòng thật của ta, vì ta hàng ngày dùng tiền này. Cúng xong đem tiền sử dụng, coi như lộc của lế, chẳng mất đi đâu, càng dễ gặp may.
- Nếu bạn muốn cúng quần áo thì hãy đặt quần áo thật lên mà cúng. Cúng xong đem quần áo ta dùng, coi là lộc của lễ. Hoặc không, bạn có thể đặt tiền thật lên lễ rồi kính cáo các cụ rằng bạn muốn gửi tiền này để các cụ may quần áo (đã chắc các cụ cần may quần áo à?). Bạn muốn gửi ô tô nhà lầu cũng vậy. Cứ đặt tiền lên lễ rồi nói ý muốn gửi tiền này để các cụ mua ô tô, xây nhà lầu. (Nhưng đó là ý muốn của ta, chứ chắc gì các cụ đã thích mua ô tô, xây nhà lầu?). Nhưng như thế người Âm hiểu bạn có một tấm lòng.
- Nếu bạn thành tâm muốn thể hiện tấm lòng của mình bằng việc cúng vàng mã thì vẫn được người Âm thông cảm chấp nhận, nhưng sẽ không vui, thời nay còn trách cho đấy.

Bạn cần nhớ
Bạn cần nhớ rằng người Âm chỉ cần ở người Trần một tấm lòng thành: tấm lòng chân thành tưởng nhớ đến họ. Thế thôi. Con cháu không được quên ơn tổ tiên. Khi cúng, tâm ta phải rất chân thành. Còn đồ lễ nhiều ít không quan trọng, nhưng phải là đồ thật, tươi thơm, không ôi thiu ô nhiễm. Vàng mã tốt nhất là không dùng"

GS Đích

Thanked by 1 Member:

#9 robberdn4

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 5 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 02/03/2018 - 11:47

em thấy suy cho cùng là cái tâm mình hướng tới người đã chết nên mới đốt để tâm hướng tới , họ thế thì không cần phải đốt nhiều đâu nhỉ






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |