←  Tử Bình

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

ThienKhanh's Photo ThienKhanh 23/02/2018

Chào mọi người, ra tết đỡ bớt các vụ lễ nghĩa năm mới, mình lì xì anh em nghiên cứu Tử Bình góp vui. Anh chị em nào thấy có vấn đề gì về Tử Bình có thể đăng bài bàn luận chung, góp nhặt ý kiến mọi người. Mình nếu biết sẽ góp 1 ít kiến thức, nếu mình không biết thì cảm phiền mọi người cho để lại, khi nào biết trả lời sau, mong mọi người không phiền lòng.

Chúc mọi người năm mới vạn sự như ý nhé.

Ghi chú: Chỉ bàn học thuật, không hỏi số. Mong thông cảm.
Trích dẫn

Nothing123's Photo Nothing123 23/02/2018

Trước hết em xin cảm ơn anh ThienKhanh lập chủ đề để chia se kiến thưc cho mọi người,chúc anh năm mới sức khoẻ,an khang thịnh vịnh ạ.

Em có điều băn khoăn bấy lâu về kiến thức tử bình,ấy là về việc hợp hoá của các địa chi.Anh có thể cho em hỏi về điều kiện để lục hợp,bán tam hợp,tam hợp và tâm hội xảy ra không ạ.Khi việc hợp hoá của các địa chi thành công thì tính chất của các địa chi đó sẽ như nào trong các trường hợp ạ,và nếu không thành công thì sao ạ.

Em xin cảm ơn anh một lần nữa ạ.
Trích dẫn

ThienKhanh's Photo ThienKhanh 23/02/2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

duyhoido, on 23/02/2018 - 09:42, said:

Trước hết em xin cảm ơn anh ThienKhanh lập chủ đề để chia se kiến thưc cho mọi người,chúc anh năm mới sức khoẻ,an khang thịnh vịnh ạ.

Em có điều băn khoăn bấy lâu về kiến thức tử bình,ấy là về việc hợp hoá của các địa chi.Anh có thể cho em hỏi về điều kiện để lục hợp,bán tam hợp,tam hợp và tâm hội xảy ra không ạ.Khi việc hợp hoá của các địa chi thành công thì tính chất của các địa chi đó sẽ như nào trong các trường hợp ạ,và nếu không thành công thì sao ạ.

Em xin cảm ơn anh một lần nữa ạ.

Cám ơn em. Chúc em và gia đình năm mới nhiều sức khoẻ, làm ăn phát tài phát lộc.

(1) Hợp hoá địa chi thì đơn giản hơn hợp hoá thiên can. Muốn hoá thành công thường nên có đủ 2 yếu tố:

(a) Có dẫn thần. Dẫn thần chính là chất xúc tác cho phản ứng hợp hoá, hội hoá xảy ra. Dẫn thần phải cùng hành với hành được hoá ra sau cùng. Ví dụ Dần - Hợi muốn hoá mộc thì phải có dẫn thần mộc thấu ra, như Giáp thấu ra tại Dần, Ất thấu ra tại Hợi. Ví dụ Thìn - Dậu muốn hợp hoá kim thì phải có Canh hoặc Tân thấu ra, như Canh thấu ra tại Thìn hoặc Tân thấu ra tại Dậu. Dẫn thần cần phải thấu ra và toạ ngay trên 1 chi trong tổ hợp nhị hợp, tam hợp, tam hội.

Riêng bán tam hợp cần phải có sự hiện diện của trung thần mới tính là bán tam hợp. Trung thần chính là chi có bản khí là hành hoá ra sau cùng. Ví dụ trong tam hợp Dần - Ngọ - Tuất, trung thần là Ngọ; Thân - Tý - Thìn có trung thần là Tý. Lấy ví dụ Dần - Ngọ - Tuất, chỉ có tổ hợp Dần - Ngọ hoặc Ngọ - Tuất mới tính là bán tam hợp, còn tổ hợp Dần - Tuất không gọi là bán tam hợp, mà tính nó là tổ hợp "củng hoả" hoặc "vây hoả", tức là nó trợ hoả thế.

Thường không tính tổ hợp bán tam hội.

(b ) Không có tranh hợp. Ví dụ Dần - Hợi hợp, 1 Dần thấy 2 Hợi là tranh hợp. Tuy nhiên còn tuỳ bố cục. Ví dụ Hợi - Dần - Hợi thì tranh hợp. Dần - Hợi - Hợi thì ưu tiên chữ Hợi thứ nhất nằm sát bên chữ Dần, vì đó là hợp gần. Chữ Hợi thứ 2 nằm xa chi Dần thì có quan hệ "dao hợp" với chi Dần. Dao hợp là hợp xa, hợp xa thì lực kém, tranh không lại chi Hợi thứ nhất.

(2) Tính chất của các địa chi sau khi hợp hoá thành công thì chia làm 2 trường hợp luận giải:

(a) Xét về lý pháp, không tính các nhân nguyên tàng ẩn. Tức là khi mình cân đo ngũ hành, tính vượng nhược nhật chủ thì không cần tính các nhân nguyên tàng ẩn trong các địa chi đã hoá thành công, vì nó sai lệch cũng nhỏ, không đáng kể.

(b ) Xét về tượng pháp thì tính các nhân nguyên tàng độn. Tức là sau khi xác định vượng nhược rồi, muốn biết cát hung ở vào đâu, vào ai thì có tính đến nhân nguyên tàng độn.

(3) Nếu hợp hoá không thành công thì tính ngũ hành sinh khắc chế hoá như bình thường. Ví dụ Dần - Ngọ - Tuất không hoá thì tính Dần sinh Ngọ rồi Ngọ sinh Tuất. Hoặc Ngọ - Dần - Tuất thì tính là Ngọ - Dần bán hợp, tức Dần có ý sinh cho Ngọ mà không có ý khắc Tuất. Ví dụ Tỵ - Dậu - Sửu không hoá, thì tính là Tỵ khắc Dậu, Sửu sinh Dậu. Đây chỉ là cách tính của anh, còn các vị khác thì anh không rành.
Sửa bởi ThienKhanh: 23/02/2018 - 10:59
Trích dẫn

Nothing123's Photo Nothing123 23/02/2018

Vậy là khi hợp hóa thành công,thì các địa chi tham gia sẽ lấy hành hóa ra để luận cường vượng ạ,có sự khác biệt nào khi cân đo đong đếm ngũ hành giữa lục hợp và bán tám hợp không ạ.Còn điều nữa em muốn hỏi là các thiên can tạp khí ẩn tàng trong địa chi có khả năng sinh khắc chế hóa không ạ,ảnh hưởng của chúng ra sao trong cân đo ngũ hành ạ.Em xin cảm ơn ạ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

ThienKhanh's Photo ThienKhanh 24/02/2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

duyhoido, on 23/02/2018 - 17:54, said:

Vậy là khi hợp hóa thành công,thì các địa chi tham gia sẽ lấy hành hóa ra để luận cường vượng ạ,có sự khác biệt nào khi cân đo đong đếm ngũ hành giữa lục hợp và bán tám hợp không ạ.Còn điều nữa em muốn hỏi là các thiên can tạp khí ẩn tàng trong địa chi có khả năng sinh khắc chế hóa không ạ,ảnh hưởng của chúng ra sao trong cân đo ngũ hành ạ.Em xin cảm ơn ạ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


(1) Lục hợp vs. Bán tam hợp: lục hợp lực mạnh hơn, tính chất cân bằng, hài hoà hơn, lực liên kết cao hơn bán tam hợp; bởi vì lục hợp là âm dương tương hợp. Còn tam hợp còn được gọi là "tam giả vi toàn", tức cần 3 người (3 chi) mới hoàn thiện, thành ra khi bị thiếu mất 1 thì nó có chỗ thiên lệch, lực không ổn định, không hài hoà.

(2) Nhân nguyên tàng độn: nhân nguyên tàng độn có khả năng sinh khắc chế hoá. Ảnh hưởng của chúng là chủ yếu là trực tiếp ảnh hưởng lên căn khí của các thiên can thấu ra bên trên nên có ảnh hưởng đên quá trình cân đo ngũ hành để tìm hỷ dụng. Ngoài ra sinh khắc chế hoá của nhân nguyên tàng độn còn mang ý nghĩa cát hung, có thể dùng nó để luận tượng cát hung, xem cát hung ứng vào đâu, vào ai.
Sửa bởi ThienKhanh: 24/02/2018 - 00:59
Trích dẫn

anhhungxadieu's Photo anhhungxadieu 24/02/2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 23/02/2018 - 00:14, said:

Chào mọi người, ra tết đỡ bớt các vụ lễ nghĩa năm mới, mình lì xì anh em nghiên cứu Tử Bình góp vui. Anh chị em nào thấy có vấn đề gì về Tử Bình có thể đăng bài bàn luận chung, góp nhặt ý kiến mọi người. Mình nếu biết sẽ góp 1 ít kiến thức, nếu mình không biết thì cảm phiền mọi người cho để lại, khi nào biết trả lời sau, mong mọi người không phiền lòng.

Chúc mọi người năm mới vạn sự như ý nhé.

Ghi chú: Chỉ bàn học thuật, không hỏi số. Mong thông cảm.
Cảm ơn bạn ThienKhanh đã đăng chủ đề này.Tôi có 1 câu hỏi:
Có quan điểm cho rằng Ấn ở đại vận và ấn ở bát tự khác nhau?
Mong bạn có ý kiến hồi âm giúp đỡ.
Trích dẫn

ThienKhanh's Photo ThienKhanh 24/02/2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

anhhungxadieu, on 24/02/2018 - 01:20, said:

Cảm ơn bạn ThienKhanh đã đăng chủ đề này.Tôi có 1 câu hỏi:
Có quan điểm cho rằng Ấn ở đại vận và ấn ở bát tự khác nhau?
Mong bạn có ý kiến hồi âm giúp đỡ.

Anh đang nói đến trường hợp nào, lý hay tượng? So Ấn ở đại vận với Ấn trong nguyên cục để làm gì?
Sửa bởi ThienKhanh: 24/02/2018 - 11:08
Trích dẫn

thienmatuongquan's Photo thienmatuongquan 27/02/2018

Thienkhanh có thể giải thích chi tiết về câu Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô nghĩa tình được ko, thanks
Trích dẫn

ThienKhanh's Photo ThienKhanh 27/02/2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thienmatuongquan, on 27/02/2018 - 11:17, said:

Thienkhanh có thể giải thích chi tiết về câu Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô nghĩa tình được ko, thanks

Mình giải thích theo sách và theo kinh nghiệm cá nhân nhé.

Ngũ dương tòng khí bất tòng thế: tòng khí là tòng theo độc vượng. Can dương tính cương cường nên khó tòng, ví dụ tòng Tài, tòng Sát. Thường mình thấy nếu nhật chủ đắc căn, đắc khí, hoặc Ấn tinh lưu nhập chủ thì không tòng.

Âm can tòng thế vô tình nghĩa: Âm can tính như nên dễ tòng theo Tài thế, Sát thế, Nhi thế. Tuy nhiên theo mình thấy thì nó cũng giống dương can, nếu đắc căn, hoặc Ấn tinh lưu nhập nhật chủ thì không tòng. Trường hợp vô căn và vô Ấn, hoặc vô căn, có Ấn nhưng Ấn vô lực, không lưu nhập nhật chủ thì nghiệm lý thử xem có tòng không, khả năng cao là tòng.

Do tòng cách quá hiếm nên mình cũng chưa có cơ hội nghiệm lý nhiều, giải thích phía trên có thể có sai sót.
Trích dẫn

thienmatuongquan's Photo thienmatuongquan 27/02/2018

anh thienkhanh: theo em hiểu, tòng là khi mình quá yếu, nên phải tòng (bị theo), cái chính là như thế nào là quá yếu thì em ko phân định rõ được, kiểu như điều kiện nào thì nhật nguyên bị coi là phải tòng (quá yếu), em cảm nhận câu này rất quan trọng vì nó chính là bàn về vấn đề vượng suy của nhật nguyên (cốt lõi).
ví dụ là số vợ em: Giáp Tuất Đinh mão kỷ dậu nhâm thân
cá nhân em ko rõ kỷ có tòng nhi ko
Sửa bởi thienmatuongquan: 27/02/2018 - 16:59
Trích dẫn

ThienKhanh's Photo ThienKhanh 27/02/2018

Phía trên mình có nói rồi đó: nhật chủ thất lệnh (vô khí), vô căn. Bát tự không có Ấn, hoặc có Ấn mà vô lực, không lưu nhập nhật chủ thì tòng.

Khôn: Giáp Tuất - Đinh Mão - Kỷ Dậu - Nhâm Thân

Bát tự này Tài Quan Nhi đâu có hành nào thành thế, nên đâu có tòng được. Thành thế là nó phải rất mạnh. Nay mệnh sinh tháng Mão Sát mà có Dậu xung, Nhi là Thân sinh tháng Mão thất tiết, Tài là Nhâm tháng Mão cũng thất tiết. Nếu thất tiết mà muốn bức nhật chủ tòng thì phải có hợp cục có hoá.

Cục này Tuất - Giáp - Đinh - Mão - Kỷ một nhà, Quan Ấn tương sinh, vượng khí chảy nhập nhật chủ thì nhật chủ có khí, được phù trợ, không tòng.
Trích dẫn