Cờ Dịch - đạo của người quân tử
#16
Gửi vào 03/03/2022 - 19:26
Cháu thích chơi cờ lắm nhưng cháu toàn thua thôi
Cháu thích cảm giác chơi cờ, nó thoải mái lắm
Cảm ơn bác đã chia sẻ một bàn cờ mới với cháu ạ !
Thanked by 1 Member:
|
|
#17
Gửi vào 03/03/2022 - 21:10
MHTH, on 03/03/2022 - 19:26, said:
Cháu thích chơi cờ lắm nhưng cháu toàn thua thôi
Cháu thích cảm giác chơi cờ, nó thoải mái lắm
Cảm ơn bác đã chia sẻ một bàn cờ mới với cháu ạ !
Thanked by 1 Member:
|
|
#18
Gửi vào 03/03/2022 - 21:52
Là do bác tâm bình khí hoà, mong muốn một đất nước thậm chí là thế giới này hoà bình. Điều đó là hoàn toàn đúng ạ !
Chỉ là quy luật của tự nhiên, được mất không như chúng ta mong muốn.
Được mất này là do chúng ta - con người áp đặt ạ, còn đối với tự nhiên tất cả đều là thuận theo tự nhiên.
Mà cũng chứng minh bác rất thiện, cháu rất quý bác ạ !
Sửa bởi MHTH: 03/03/2022 - 21:59
Thanked by 1 Member:
|
|
#19
Gửi vào 03/03/2022 - 22:22
MHTH, on 03/03/2022 - 21:52, said:
Là do bác tâm bình khí hoà, mong muốn một đất nước thậm chí là thế giới này hoà bình. Điều đó là hoàn toàn đúng ạ !
Chỉ là quy luật của tự nhiên, được mất không như chúng ta mong muốn.
Được mất này là do chúng ta - con người áp đặt ạ, còn đối với tự nhiên tất cả đều là thuận theo tự nhiên.
Mà cũng chứng minh bác rất thiện, cháu rất quý bác ạ !
Thanked by 1 Member:
|
|
#20
Gửi vào 08/03/2022 - 21:51
MaiThienThu, on 03/03/2022 - 18:53, said:
Màu xanh là màu của phương Tây, âm. Màu đỏ là màu của phương Đông, dương. Màu vàng là màu của trung tâm. Dịch Kỳ sử dụng các con số từ 1 đến 9 làm quân cờ, mô phỏng lại tổ chức xã hội. Các con số từ 1 đến 9 có một mối liên hệ rất đặc biệt thông qua phép tính 9 - 4 = 8 - 3 = 7 - 2 = 6 - 1 = 5. Nhóm các số lẻ (1, 3, 7, 9) và nhóm các số chẵn (2, 4, 6, 8) tượng trưng cho các mặt đối lập trong xã hội. Còn số 5 tượng trưng cho mối liên hệ phổ biến giữa chúng. Các bộ số (9, 4, 5), (8, 3, 5), (7, 2, 5), (6, 1, 5) tượng trưng cho trạng thái hòa bình của xã hội.
#21
Gửi vào 09/03/2022 - 11:06
lingayoni, on 08/03/2022 - 21:51, said:
#22
Gửi vào 09/03/2022 - 14:04
MaiThienThu, on 09/03/2022 - 11:06, said:
Đó cũng là một cách luận giải hợp lý, nhưng mà thô thiển quá.
#23
Gửi vào 30/07/2022 - 15:15
Để con mua về ngâm cứu, có gì con báo cáo cụ ạ. Heheheeeee
#24
Gửi vào 02/08/2022 - 02:53
Sửa bởi Ngu Yên: 02/08/2022 - 02:54
#25
Gửi vào 04/08/2022 - 12:33
Để sửa chữa sai lầm này, tại hạ tạo ra phần mềm chơi cờ Dịch trên máy tính với luật chơi nguyên bản để thay thế cho phần mềm chơi cờ Dịch trên điện thoại di động với luật chơi giản lược.
Chư vị có thể tải phần mềm tại
Mật khẩu giải nén: HaLac
Sau khi giải nén sẽ xuất hiện một thư mục CoHaLac cùng hai tệp 'vcredist_x86_2012.exe' và 'vcredist_x86_2013.exe'. Chư vị trước tiên cần kích đúp lần lượt vào hai tệp kia để cài đặt các gói hỗ trợ phần mềm cho Windows của Microsoft. Sau đó, vào thư mục CoHaLac và kích đúp vào tệp 'CoHaLac.exe' để khởi động chương trình chơi cờ. Chúc chư vị có những trải nghiệm thú vị với cờ Dịch nguyên bản!
Thanked by 2 Members:
|
|
#26
Gửi vào 08/09/2022 - 02:42
MaiThienThu, on 01/02/2018 - 08:29, said:
Kinh Dịch vốn là một cuốn trong Tứ Thư Ngũ Kinh, 9 quyển sách kinh điển của Nho giáo, hàm chưa tư tưởng Vương đạo – đường lối trị vì thiên hạ bằng đức độ và tài năng của người quân tử. Dưới sự khắc nghiệt của thời gian, Nho học ngày càng mai một. Ngày nay, giới trẻ đã không còn hứng thứ với những triết lý mà cổ nhân đã vất vả hàng nghìn năm lưu truyền. Với mong muốn đem tư tưởng chủ đạo trong Tứ Thư Ngũ Kinh truyền lại cho hậu thế qua những bước cờ, tại hạ đã tạo ra cờ Dịch.
Mời quý vị tham khảo thông tin tại báo
Học được gì qua cờ Dịch - 'đạo của người quân tử'
Cờ Dịch chứa đựng tư tưởng cốt lõi của Kinh Dịch cũng như Vương Đạo - đường lối dùng đức, tài để trị vì thiên hạ của người quân tử.
Kinh Dịch là hệ thống tư tưởng triết học lâu đời của người Á Đông, ra đời cách đây khoảng 5.000 năm. Nó không những cung cấp hiểu biết về bản chất của nhân sinh và vũ trụ, mà còn cho phép con người đưa ra những dự đoán dựa trên những kết quả có tính siêu nhân quả. Kinh Dịch được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh...
Kinh Dịch có vai trò quan trọng trong xã hội Á đông. Những người tham gia công việc trị vì thiên hạ, gọi chung là người quân tử đều phải am hiểu Kinh Dịch. Thậm chí, người Nhật có phương châm “bất học dịch, bất đắc nhập các” từ lâu, tức là không biết về Kinh Dịch thì đừng tham gia vào chính phủ.
Ngày nay, Dịch học lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tại những nơi nó từng phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, mà còn hấp dẫn cả giới học giả phương Tây. Tuy các tài liệu về Kinh Dịch nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhưng chưa thực sự được đông đảo quần chúng chú ý, đặc biệt là giới trẻ.
Là người yêu thích và dành nhiều thời gian nghiên cứu về Kinh Dịch, tôi mong muốn giảng dạy Kinh Dịch cho học sinh tiểu học - những mầm non của đất nước, vì thế đã sáng tạo ra cờ Dịch. Qua đó, tôi hy vọng giúp Kinh Dịch trở nên gần gũi hơn bằng những bước cờ.
Hiện tại, tôi đã xây dựng phần mềm chơi cờ Dịch với máy - tên là Zicky. Phần mềm này hoàn toàn miễn phí, đã có mặt trên các kho ứng dụng cho điện thoại di động. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại đây.
Lạc Thư - tinh hoa Dịch học
Lạc thư là một trong những đồ hình cơ bản của Kinh Dịch, là một ma phương toán học thời cổ đại được biểu diễn bằng lối Kết Thằng. Tương truyền, Lạc Thư được tìm thấy trên lưng của rùa thần, chứa đựng bí mật của trời đất.
Lạc thư trong Kinh Dịch.
Mối liên hệ đặc biệt giữa các con số trong Lạc Thư là: 5 = 6 - 1 = 7 - 2 = 8 - 3 = 9 - 4. Các số lẻ 1, 3, 7, 9 đại diện cho Dương (trời). Các số chẵn 2, 4, 6, 8 đại diện cho Âm (đất). Con số 5 nằm ở trung tâm đại diện cho Nhân (người).Các cặp số (1, 6), (3, 8), (7, 2), (9, 4) thể hiện triết lý Âm-Dương, hai mặt đối lập của vũ trụ. Các bộ ba số (1,6,5), (3,8,5), (7,2,5), (9,4,5) thể hiện triết lý Thiên-Địa-Nhân, ba thành phần cấu tạo nên thế giới.
Cờ Dịch được tạo thành dựa trên những triết lý ẩn chứa trong Lạc Thư. Nếu như trong cờ vây, cờ tướng hay cờ vua, người chơi tập trung tìm cách chiếm đất hay tiêu diệt quân đối phương, thì trong cờ Dịch, người chơi chỉ cần thay đổi vị trí các quân cờ để xoay chuyển cục diện.
Cách chơi cờ Dịch
Bàn cờ Dịch là hình vuông gồm 9 đường dọc và 9 đường ngang cắt nhau vuông góc, tạo nên 81 điểm đặt quân. Mỗi bên có một hình vuông do 9 điểm hợp thành, có hai đường chéo xuyên qua, tượng trưng cho lãnh thổ của mỗi quốc gia.
Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 18 quân, chia đều cho mỗi bên gồm 9 quân Xanh và 9 quân Đỏ. Mỗi quân cờ tượng trưng cho một con số, được bố trí theo Lạc Thư.
Các quân số 1, 3, 7, 9 tượng trưng cho tri thức của một đất nước. Các quân số 2, 4, 6, 8 tượng trưng cho của cải vật chất của một đất nước. Quân số 5 tượng trưng cho dân.
Trên thế gian này, sinh mệnh là thứ quý giá nhất. Vì thế, đức hiếu sinh là cái đức cơ bản của mọi cái đức. Cờ Dịch không có luật ăn quân như cờ tướng; từ đầu trận đến cuối trận, không có quân cờ nào bị loại ra khỏi bàn cờ.
Tri thức và của cải vật chất có thể mang đi khắp mọi nơi, nhưng dân của một nước thì không thể ra khỏi phạm vi lãnh thổ được. Luật đi quân trong cờ Dịch quy định các quân cờ có thể di chuyển từ một đến hai điểm theo cả 8 hướng. Riêng quân số 5 chỉ có thể di chuyển trong hình vuông có hai đường chéo xuyên qua.
Nếu như cờ tướng mang tư tưởng “nước một ngày không thể không có vua”, thì cờ Dịch thể hiện tư tưởng “dân là gốc của nước”. Mục đích của người cầm quân trong cờ Dịch là sử dụng tri thức và của của cải vật chất của đất nước mình để thu phục lòng dân của đất nước đối phương.
Các bậc hiền nhân cổ xưa đã dạy rằng, muốn thực hành Vương Đạo, phải biết thực hiện đức hiếu sinh và sử dụng văn minh để thu phục lòng người trong thiên hạ. Tài của người quân tử là thấu hiểu và liên kết được Thiên - Địa - Nhân để hội tụ lòng người. Muốn sử dụng tri thức và của cải vật chất của nước mình để khiến người dân của nước khác quy phục thì trước hết cần phải thấu hiểu hiện trạng của đất nước đó. Từ đó, vận dụng làm cho tri thức và của cải vật chất phù hợp với thực tiễn, như thế lòng người mới phục.
Ván cờ Dịch kết thúc khi một bên liên kết được tri thức hoặc của cải vật chất của mình với dân của đối phương, cụ thể, khi người chơi xếp được một trong các bộ số (1,6,5), (3,8,5), (7,2,5), (9,4,5) thành hình chữ nhất hoặc hình chữ thập.
Hình chữ nhất yêu cầu ba quân cờ nằm liên tiếp, cách đều nhau, trên cùng một đường thằng. Trong đó, quân số 5 bắt buộc là của bên thua cuộc, một trong hai quân cờ còn lại bắt buộc là của bên thắng cuộc.
Hình chữ thập yêu cầu quân số 5 tạo với hai quân cờ khác thành hai đường thẳng vuông góc. Quân số 5 nằm liên tiếp, cách đều hai quân cờ này. Trong đó, quân số 5 bắt buộc là của bên thua cuộc, một trong hai quân cờ còn lại bắt buộc là của bên thắng cuộc.
Nguyễn Hữu Khánh
Chúc quý vị có những giây phút bổ ích với cờ Dịch!Gửi từ SM-F926B của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
#27
Gửi vào 26/12/2022 - 21:23
Không biết tại sao anh đó lại biết ạ ?
Anh này am hiểu phong thủy, tứ trụ. Chắc trò cụ ạ
Năm mới 2023 con chúc cụ sức khoẻ, an lạc !
Sửa bởi MHTH: 26/12/2022 - 21:24
#28
Gửi vào 31/12/2022 - 22:39
Những ai đã tải chương trình chơi cờ Dịch rồi thì cần phải tải lại vì tại hạ vừa mới cập nhật xong.
MaiThienThu, on 04/08/2022 - 12:33, said:
Mật khẩu giải nén: HaLac
Sau khi giải nén sẽ xuất hiện một thư mục CoHaLac cùng hai tệp 'vcredist_x86_2012.exe' và 'vcredist_x86_2013.exe'. Chư vị trước tiên cần kích đúp lần lượt vào hai tệp kia để cài đặt các gói hỗ trợ phần mềm cho Windows của Microsoft. Sau đó, vào thư mục CoHaLac và kích đúp vào tệp 'CoHaLac.exe' để khởi động chương trình chơi cờ. Chúc chư vị có những trải nghiệm thú vị với cờ Dịch nguyên bản!
Ngoài ra, chư vị nào dùng điện thoại chạy hệ điều hành Android có thể cài ứng dụng chơi cờ Dịch (nguyên bản) cho điện thoại di động bằng file APK ở đây
Chúc chư vị một năm mới thật nhiều may mắn. Tại hạ xin kính chào!
Thanked by 3 Members:
|
|
#29
Gửi vào 15/01/2023 - 15:18
Nhưng tại sao lại là cờ Tam Dân ạ ???
#30
Gửi vào 24/02/2023 - 17:43
MaiThienThu, on 18/01/2022 - 15:45, said:
Sự tích hình thành cờ Dịch khá là thú vị. Theo lời lão nhân, ý tưởng tạo ra cờ Dịch đến từ bốn chữ Nhị Ngũ Dư Bình trong Sấm Trạng Trình. Năm mã đề Canh Ngọ 1990 và năm dương cước Tân Sửu 1991 là thời khắc Liên Xô khủng hoảng và tan rã. Sau đó, hai đại thế lực lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, Mỹ đại diện cho phe tư bản chủ nghĩa và Trung Quốc đại diện cho phe xã hội chủ nghĩa, có một cái bắt tay lịch sử, đưa thế giới bước sang thế kỉ 21 với một khởi đầu hoàng kim của nhân loại, một quãng thời gian mà người dân Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới được tận hưởng cuộc sống yên bình và dư dả. Cờ Dịch được tạo ra để ghi lại quãng thời gian này. Theo quan niệm truyền thống của Á Đông, ngũ (số 5) là con số cao quý nhất, nằm ở trung tâm. Các bậc đế vương cổ đại thường được gọi là "cửu ngũ chí tôn". Theo Lạc Thư, số 9 là số dương lớn nhất. Cửu Ngũ đại diện cho đế vương, trung tâm của xã hội phong kiến với chế độ quân chủ. Ngược lại, số 2 là số âm nhỏ nhất. Nhị Ngũ đại diện cho nhân dân, trung tâm của xã hội hiện đại với chế độ dân chủ. Cờ Dịch được xây dựng dựa trên Lạc Thư, lấy quân số 5 làm trung tâm của ván cờ, mang tư tưởng "dân là gốc của nước". Nếu như cờ tướng mô phỏng một cuộc chiến tranh vũ trang thì cờ Dịch mô phỏng một cuộc chiến trên lĩnh vực kinh tế, khi mà hàng hóa, bao gồm hàng hóa phi vật thể và hàng hóa vật thể, trở thành phương tiện để khống chế đời sống nhân dân.
Cờ Dịch được tạo ra cùng một lời đề tựa: 君子有攸往,下易棋,安凶心 (quân tử hữu du vãng, hạ Dịch Kì, an tâm hung). Ngoài tên cờ Dịch (易棋), môn cờ còn có tên khác là cờ Yên (安棋), cờ Dân An (民安棋), cờ Dân Chủ (民主棋). Cờ Dịch đề cao đức hiếu sinh, không có luật ăn quân như cờ tướng; từ đầu trận đến cuối trận, không có quân cờ nào bị loại ra khỏi bàn cờ. Người chơi chỉ cần dịch chuyển các quân cờ để có được một vị thế giành thắng lợi mà hai bên đã thỏa thuận từ trước. Tại hạ, khi phát triển cờ Dịch, nhắm đến đối tượng là những người trẻ tuổi hay trẻ em. Tuy nhiên, sau một thời gian thất bại ê chề, tại hạ nhận ra, cờ Dịch vốn là dành cho những Bình Cục Kì Thủ (những người chơi cờ thích đấu hòa), mang tư tưởng của những bậc quân tử vô tranh, những bậc hiền nhân ẩn thế. Cờ này phù hợp với những người già, những người thích Dĩ Hòa Vi Quý, không phù hợp với những người trẻ ưa thích khám phá, chinh phục, ganh đua. Nhiều năm nghiền ngẫm, phát triển môn cờ này, tại hạ cũng vì thế mà bị lão hóa tư tưởng, rất là dở. Xem ra, ngay từ đầu, tại hạ đã phạm phải một sai lầm to lớn, phổ biến của những người khởi nghiệp trẻ tuổi, đó là xác định sai TẬP KHÁCH HÀNG. Dạo gần đây, tại hạ xem thấy vận khí của môn cờ Dịch này càng ngày càng tệ, ứng với thời cuộc, sự trỗi dậy của Trung Quốc đang hoặc đã khép lại kỷ nguyên NHỊ NGŨ DƯ BÌNH. Tuy nhiên, ngoài mục đích trải nghiệm con đường khởi nghiệp bằng cờ, tại hạ còn một mục đích khác là dĩ kì nhập đạo. Đến giờ, dù cờ Dịch không phát triển được theo ý muốn, nhưng tại hạ đã nhập đạo thành công. Lão nhân tiền bối bảo tại hạ, nhập đạo xong thì làm gì cũng hanh thông.
Nghĩ lại, tại hạ đúng là một đứa bé biết vâng lời. Lúc còn cắp sách đến trường, bố mẹ bảo tập trung học hành thành tài, mai sau làm cái gì cũng dễ. Đến khi bước vào trường đời, gặp được tiền bối, thì lại được chỉ dẫn, nhập đạo xong thì làm cái gì cũng thông. Nghe thiên hạ bảo, ngoan thì cái gì cũng có. Theo tử vi đẩu số, năm Nhâm Dần 2022 tới đây là một năm thuận lợi để "phi nước đại" với những người tuổi Ngọ như tại hạ. Tại hạ thực là muốn xem xem, một đứa vâng lời như mình rốt cục sẽ làm nên trò trống gì.
Chính sự tồn tại này đã khiến Liên Xô tan rã và giờ là đẩy Nga vào cuộc chiến với châu Âu.
Nhằm làm châu Âu càng lệ thuộc vào Mỹ còn Nga càng lệ thuộc vào TQ.
Để củng cố uy quyền thì chính phủ thế giới ngầm này dùng chiến tranh và dịch bệnh để gieo nỗi sợ hãi cho toàn thế giới.
Nếu đúng là như vậy thì thế giới này quả thực quá đáng sợ.
Lão nhân dạy cờ Tam Dân cho bác là người trong QĐNDVN ạ?
Con nghĩ chỉ người trong quân đội mới am hiểu chính trị thế giới đến thế.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
sách nguyên bản tiếng Hoa của Gia Cát Vũ Hầu, gồm chương 3 Dùng người |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
|
|
Pinned Trang nhật ký để ngỏ...(cho mọi người) |
Vài Dòng Tản Mạn... | Tử Phủ Vũ Tướng |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |