Jump to content

Advertisements




Quê Hương Yêu Dấu


73 replies to this topic

#1 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 05/01/2018 - 09:20

Những ngày Châu Thổ trở lại thăm Đồng Tháp

( tác giả : bác sĩ kiêm nhà văn NGÔ THẾ VINH )

nguồn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đoàn khảo sát môi sinh ĐBSCL 12.2017, từ trái: Ngô Thế Vinh, TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu ĐHCT, TS Dương Văn Ni, Khoa Quản lý Tài Nguyên Thiên nhiên ĐHCT, KS Phạm Phan Long, Hội Sinh Thái Việt, BS Nguyễn Văn Hưng, ThS Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia Vùng Đất Ngập / Wetlands, TS Lê Phát Quới, Viện Tài Nguyên - Môi Trường ĐHQG Tp. H.C.M, và tài xế Sang.

Ngô Thế Vinh (Gửi Nhóm Bạn Cửu Long)
Lời dẫn: đây chỉ là trích đoạn từ một bút ký về chuyến khảo sát Đồng Bằng Sông Cửu Long tháng 12.2017 vừa qua, Đồng Tháp cũng là chặng cuối của chuyến đi ấy.

Về tới Cao Lãnh cũng đã gần nửa khuya. Trên chiếc xe Van của tài xế Sang có Wi-Fi di động, nên suốt cuộc hành trình nếu muốn, chúng tôi vẫn có thể kết nối mạng và làm việc với iPhone, iPad. Ngày hôm sau 12.12.2017, chúng tôi vẫn thức dậy sớm để khởi hành đi vào Đồng Tháp Mười, ghé qua Gò Tháp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Gò Tháp có khu di chỉ Ốc Eo và là chiến khu chống Pháp của Thiên Hộ Dương, nay là khu di tích quốc gia đặc biệt. (nguồn: Gò Tháp, Nxb Văn Hoá - Văn Nghệ, Saigon 2016)

Tới vùng trũng Đồng Tháp Mười không thể không nhớ tới một Du kí Biên khảo ngắn Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười của Nguyễn Hiến Lê, năm đó ông mới 22 tuổi, vừa tốt nghiệp Trường Công Chánh Hà Nội tháng 7 năm 1934, người cán sự công chánh thời còn rất trẻ ấy đã chọn vào Nam tới nhiệm sở là Miền Tây, đi đo đạc “lênh đênh trên khắp các kinh rạch từ Hồng Ngự tới Thủ Thừa, từ Cái Thia lên Mộc Hóa, có khi đi bộ trọn một tuần giữa một vùng bát ngát toàn lau sậy bàng năng, hai ba chục cây số không có một nóc nhà, một bóng người”. (Nguyễn Hiến Lê sanh năm 1912 mất 1984, được biết tới như là một nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả, với hơn 100 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc rất nhiều thể loại).

Nguồn gốc tên Đồng Tháp Mười, Plaine des Joncs hay Đồng Cỏ Lát có nhiều giả thiết: hoặc là nơi xây tháp thứ mười của Thiên Hộ Dương kể từ sông Lớn đi vào trong thời kỳ chống Pháp, hoặc do ngôi tháp có mười bậc, nhưng cũng có người bảo rằng đó là ngôi chùa tháp thứ mười của người Khmer thời vua Jayavarman VII tính từ điểm xuất phát.

Đồng Tháp Mười nằm bên tả ngạn Sông Tiền, bao gồm ba tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An với diện tích ngót một triệu hecta nếu kể cả vùng đất giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, [cộng với 300,000 hecta phía Svay Rieng bên Cambodia]. Đồng Tháp Mười, nơi mà hơn nửa thế kỷ trước đây thôi còn là một vùng hoang dã bát ngát sình lầy, dưới nước đỉa lội như bánh canh, trên trời muỗi bay rợp như đám mây... Đồng Tháp Mười ngày nay đã hoàn toàn đổi khác, dân tụ về ngày một đông, các vùng đất hoang kể cả các khu rừng tràm ngày một thu hẹp nhường chỗ cho nhà cửa và ruộng đồng. Khi mà đất chật người đông thì thiên nhiên chẳng còn ưu đãi và cuộc sống cũng không còn dễ dàng như những ngày xưa nữa “những ngày làm chơi ăn thiệt”.

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm...

Đã qua rồi cái hình ảnh ước lệ của một Nam kỳ Lục Tỉnh thời Phạm Quỳnh báo Nam Phong và thi sĩ Tản Đà Đông Pháp Thời Báo từ ngoài Bắc vào thăm không ngớt lời ca ngợi về đời sống trong Nam dễ dãi vui tươi, với gạo trắng nước trong và tôm cá thì đầy đồng: nay thì chính những người nông dân Nam Bộ hào sảng hiếu khách ấy đang phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, làm lúa cao sản ba vụ / năm để kiếm sống, “làm thiệt mà cũng chưa chắc có ăn”.

Trở lại thăm Đồng Tháp, cũng không thể không nhớ tới con cá đuối nước mặn Selachian, tên khoa học là chondrichthyes, thuộc loài cá sụn mà ngư dân đánh bắt được trên sông Tiền, đoạn giữa hai xã Tân Mỹ và Tân Khánh Trung. Con cá đuối có chiều dài hơn 4 mét ngang 2 mét và nặng tới 270 ký. Đây cũng là lần đầu tiên ngư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long lưới được một con cá nước mặn lớn như vậy trên một khúc sông nằm sâu trong đất liền rất xa biển mười ngày trước Giáng Sinh năm 2000. (2)


ĐẾN VỚI GÒ THÁP TRÊN VÙNG TRŨNG ĐỒNG THÁP MƯỜI


Đồng Tháp Mười và khu Tứ giác Long Xuyên vốn là hai vùng trũng thiên nhiên của ĐBSCL. Theo bài viết " Vùng Đất Ngập Đồng Tháp Mười" của BS Trần Ngươn Phiêu thì vùng trũng Đồng Tháp Mười có thể là lòng sông cũ của Cửu Long, nay sông Cửu đã đổi dòng và dời qua vị trí hiện nay. Biển Hồ Tonle Sap là vùng trũng rộng lớn khác được ví như trái tim của Cambodia. Ba vùng trũng ấy là ba bể chứa nước khổng lồ có chức năng điều hoà mực nước lên xuống của con Sông Mekong vùng hạ lưu trong cả hai Mùa Mưa và Mùa Khô. Với những bước phát triển không bền vững (unsustainable development) chính con người đã và đang phá huỷ nhịp điều hòa thiên nhiên tuyệt hảo ấy của con Sông Mekong vốn có hàng bao ngàn năm.

Đến Gò Tháp là đến với một giồng lớn nhất của Đồng Tháp Mười, được biết tới như vùng đất của "sen hồng" nằm về phía đông nam của Tràm chim Tam Nông, cách Sài Gòn không quá 100 km. Nơi có di chỉ của nền văn hóa Óc Eo, Vương Quốc Phù Nam hiện diện từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên kéo dài tới thế kỷ XII sau CN trên ĐBSCL.

Trong lòng gò, qua những lần khai quật đã phát hiện được một di tích kiến trúc cổ với hai tượng thần Vishnu, được xác định là có niên đại từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ XII, được xếp vào hàng "Bảo vật Quốc gia", rồi cạnh đó là cây Trôm trăm tuổi cũng được xếp vào Cây Di sản Việt Nam.

Cũng theo BS Trần Ngươn Phiêu thì "Các nhà khảo cổ danh tiếng như Etienne Aymonier và Henri Parmentier thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ đều đã viếng thăm Tháp Mười nhiều lần. [Trường Viễn Đông Bác Cổ / École française d'Extrême-Orient / EFEO, tiền thân là Phái đoàn Khảo cổ tại Đông Dương có từ năm 1898 và Trường Viễn Đông Bác Cổ chính thức thành lập ngày 20 tháng 1 năm 1900 là một trung tâm nghiên cứu thực địa của Pháp về Đông phương học, có nhiệm vụ nghiên cứu, khai quật khảo cổ trên toàn bán đảo Đông Dương]. Louis Malleret là quản thủ Viện Bảo Tàng Sài Gòn, là Viện trưởng trường Viễn Đông Bác Cổ là người có công nghiên cứu nhiều nhất về Tháp Mười. Malleret còn là tác giả bộ Le Delta du Mekong, trong đó quyển thứ IV (Le Cisbassac) là chuyên khảo về Đồng Tháp. Các viên gạch di tích Tháp Mười còn được lưu giữ ở Bảo tàng viện Sài Gòn là do công của L. Malleret." (3)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khai quật tượng thần Vishnu tại Gò Tháp Mười. [nguồn: tư liệu Bảo tàng Đồng Tháp]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Di tích đền thần Shiva Gò Minh Sư: Gò Minh Sư được khai quật vào năm 2009 có dạng hai khối gần vuông gá vào nhau. Trong đó, hình khối vuông lớn ở phía Tây có cạnh dài14.95m, khối vuông nhỏ phía Đông có cạnh dài 4.20m. Tại di tích này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một nhẫn vàng có khắc hình con ốc Sankha biểu tượng của thần Vishnu, các vòng đeo tay bằng đồng, một mảnh vỡ Yoni và đặc biệt là một máng nước thiêng (Somasutra) - dấu hiệu để nhận biết đền thần Shiva. Các nhà khảo cổ học đã xác định di tích này là đền thần Shiva, có niên đại từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ XII. Năm 2012, di tích được xây mái để bảo quản. [Photo by Ngô Thế Vinh]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cây Trôm Trăm Tuổi - Sterculia foetida L., [nguồn: Gò Tháp, Di tích Quốc gia Đặc biệt. Nxb Văn Hoá-Văn Nghệ, Saigon 2016]. Hình dưới: bảng ghi nhận là cây Di Sản Việt Nam.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bảng ghi nhận là cây Di Sản Việt Nam.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có truyền thuyết cho rằng trên con đường bôn ba đầy gian truân khi bị quân Tây Sơn truy đuổi, Nguyễn Ánh đã mất một người em gái tại đây, cô chết thời còn rất trẻ và người dân nhớ thương lập miếu lập mộ thờ và nay vẫn còn ngôi cổ mộ Hoàng Cô. [Photo by Ngô Thế Vinh]

Vào hậu bán thế kỷ XIX (1862-1866), đây cũng là chiến khu chống Pháp nổi tiếng của Thiên Hộ Dương / Võ Duy Dương. Trong suốt hơn 3 năm, quân đội Pháp đã vô cùng vất vả, chịu cả tổn thất mà không thể nào xâm nhập được vào chiến khu Đồng Tháp Mười của Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều. Ngoài sức chiến đấu kiên cường của các nghĩa binh, còn phải kể tới yếu tố trận địa mà đội quân viễn chinh Pháp rất sợ khi phải lội vào một vùng lau sậy cao hơn đầu người, quanh năm sình lầy ngay cả mùa khô, với đỉa trâu như bánh canh, đầy muỗi mòng, khí hậu ẩm thấp với cái nóng thiêu đốt của mặt trời nhiệt đới gần xích đạo. Sau cùng, nhờ có sự dẫn đường hai tên Quản Tấn và huyện Lộc cùng với đám lính Việt theo Pháp mà lần đầu tiên quân Pháp thắng được trận chiến sình lầy mà Đô đốc De Lagrandière cho là một thắng lợi rất lớn về chính trị. (1)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đền thờ Thiên Hộ Dương là công trình kiến trúc mới xây sau này [Photo by Ngô Thế Vinh], hình dưới: Tượng đồng Thiên Hộ Dương [nguồn: Gò Tháp, Di tích Quốc gia Đặc biệt. Nxb Văn Hoá-Văn Nghệ, Saigon 2016]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ thời vua Thiệu Trị (1841-1847) trên gò từng có một Ngôi Tháp Cổ Tự. Đến năm 1956, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chính quyền Ngô Đình Diệm cho dời ngôi Tháp Cổ Tự về phía bắc để xây dựng một "Viễn Vọng Đài" mười tầng cao 36 mét nhằm "quan sát hoạt động của lực lượng Cách mạng trong vùng Đồng Tháp Mười. Rạng sáng ngày 04.01.1960, "Viễn Vọng Đài" bị đặc công tiểu đoàn 502 tỉnh Kiến Phong đánh sập và chỉ còn lại phế tích ngổn ngang trên bề mặt gò." [sic]

Gò Tháp với diện tích 300 hecta, không chỉ là vùng khai quật khảo cổ quan trọng, nhưng cũng là nơi diễn ra các lễ hội hàng năm: rằm tháng 3 lễ vía Bà Chúa Xứ, rằm tháng 11 lễ giỗ Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Viễn Vọng Đài hay còn gọi là Tháp Mười Tầng, được chính phủ VNCH thời TT Ngô Đình Diệm dựng tại Gò Tháp làm trạm quan sát. [nguồn: Gò Tháp, Di tích Quốc gia Đặc biệt. Nxb Văn Hoá-Văn Nghệ, Saigon 2016]. Hình dưới: bảng Di Tích Gò Tháp, có ghi ngày 04.01.1960 Viễn Vọng Đài bị đánh sập, nhưng trên bản viết tay bên trên bài thơ Dân Đồng Tháp ghi ơn Tổng thống Ngô Đình Diệm thì ghi là ngày 20.12.1959 [Photo by Ngô Thế Vinh]

HỆ SINH THÁI ĐỒNG THÁP MƯỜI

Không có mục đích du lịch khi tới đây, phần chúng tôi quan tâm nhiều hơn là hệ sinh thái Đồng Tháp Mười. Theo Th.S Nguyễn Hữu Thiện, tốt nghiệp Đại học Wisconsin chuyên gia về wetlands / các vùng đất sình lầy và TS Lê Anh Tuấn, chuyên gia về Biến Đổi Khí hậu, TS Lê Phát Quới, Viện Tài Nguyên - Môi Trường người quê Long An, thì Gò Tháp không trũng sâu như vùng Tràm Chim Tam Nông nhưng có thể coi đây là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ, mang đủ các đặc tính hệ sinh thái của vùng trũng Đồng Tháp Mười, có thảm thực vật tiêu biểu với rừng tràm, cỏ lác, năng, và đầm sen, bông điên điển, cùng với các loài động vật rất đa dạng những loài cá theo mùa, tôm cua ốc, rùa lươn rắn và các loại chim muông.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ trên xuống: Th.S Nguyễn Hữu Thiện, TS Lê Anh Tuấn, TS Lê Phát Quới, TS Dương Văn Ni (hình dưới), Trong chuyến đi ĐBSCL lần này, chúng tôi có những người bạn đồng hành khá lý tưởng, thuộc nhiều lãnh vực chuyên môn, các anh là "kho chất sám" đang có những nỗ lực cứu nguy con Sông Mekong và ĐBSCL, với tầm nhìn xa ra toàn vùng và điều đáng ghi nhận là tiếng nói của các anh đang bắt đầu được lắng nghe. Dự trù ban đầu, đoàn có thêm TS Nguyễn Ngọc Đệ, Khoa Nông Học ĐHCT nhưng anh phải đi tham dự một hội nghị lúa gạo tại Chiang Mai, Thái Lan. [Photo by Ngô Thế Vinh]


Từ bao ngàn năm rồi, con sông Mekong dài hơn 4,800 km bắt nguồn từ xứ tuyết Tây Tạng, với ngót nửa chiều dài chảy qua Vân Nam TQ, xuống tới Thái Lào rồi chảy qua Cambodia, khi tới Phnom Penh thì chia ra là 4 Nhánh (người Pháp gọi là Quatre Bras / Bốn Cánh Tay): cánh tay thứ nhất là Mekong Thượng hay dòng chính sông Mekong chảy từ Lào vào Cam Bốt, cánh tay thứ hai con sông Tonle Sap chảy vào Biển Hồ và hai nhánh kia là Sông Mekong Hạ vào Việt Nam trở thành Sông Tiền, Sông Bassac trở thành Sông Hậu khi tới Việt Nam.

Điều hòa mực nước Sông Mekong vùng hạ lưu là ba hồ chứa nước lớn: Biển Hồ ở Cambodia có dung lượng 80 tỉ m3, ĐBSCL có vùng trũng Đồng Tháp Mười với sức chứa 10 tỉ m3 nước và khu Tứ Giác Long Xuyên có sức chứa 9.2 tỉ m3 [Cánh đồng Tứ Giác Long Xuyên nối liền với cánh đồng Takeo bên Cambodia về mặt thuỷ văn]. Vào Mùa Mưa, khi lưu lượng nước Sông Mekong dâng cao, về phía Cambodia con Sông Tonle Sap đổi chiều chảy ngược vào Biển Hồ khiến diện tích Biển Hồ tăng gấp 5 lần vào Mùa Mưa so với Mùa Khô.

Khi xuống tới ĐBSCL, nước hai con Sông Tiền và Sông Hậu dâng cao và rồi tràn bờ như một tấm thảm nước đổ tràn / sheet flow - "vừa chảy vừa chứa" vào hai vùng trũng thiên nhiên khổng lồ là Đồng Tháp Mười và Khu Tứ Giác Long Xuyên. Không chỉ có lượng nước tràn bờ từ hai con Sông Tiền và Sông Hậu, còn phải kể tới lượng nước tràn từ biên giới Cambodia qua ĐBSCL, do nước khúc Sông Mekong bên Cambodia cũng tràn bờ đổ vào các cánh đồng lũ / floodplain đổ tràn qua Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.

Chính là nhờ có 3 hồ chứa lớn: một ở Cambodia, hai ở ĐBSCL Việt Nam khiến hai con Sông Tiền và Sông Hậu vào Mùa Mưa, cho dù lưu lượng dòng chảy rất lớn từ 36,000 m3/ giây, có khi tới 39,000 m3/ giây nhưng mực nước hai con sông vẫn chỉ dâng lên từ từ, không đột ngột gây lụt và tàn phá khủng khiếp như ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc, và cư dân Miền Tây quen gọi đó là Mùa Nước Nổi hàng năm và họ có kinh nghiệm chung sống hài hoà biết xem lũ như một tài nguyên.

Sang Mùa Khô, con Sông Tonle Sap lại đổi chiều chảy xuôi dòng [Tonle Sap là con sông duy nhất có đặc tính chảy hai chiều theo mùa]; dòng chảy từ Biển Hồ kéo theo bao nhiêu tấn cá xuống ĐBSCLvà đồng thời nước từ hai túi chứa Đồng Tháp Mười và Khu Tứ Giác Long Xuyên cũng bắt đầu rỉ rả đổ ra các con sông, kéo dài từ 2 tới 4 tháng khiến ruộng đồng không thiếu nước và không bị ngập mặn.

Nhưng rồi sự điều hoà nhịp nhàng và kỳ diệu ấy của hệ sinh thái Sông Mekong đã phải chịu nhiều "nhân tai", đang bị chính con người phá huỷ: từ những con đập thuỷ điện khổng lồ chắn ngang dòng chính Sông Mekong ở thượng nguồn, trước tiên là Trung Quốc và nay tới Lào, các hồ chứa của

những con đập này không chỉ giữ nước mà còn ngăn chặn nguồn phù sa; Biển Hồ thì đang bị thu hẹp và cạn dần; hai túi nước khổng lồ Đồng Tháp Mười và Khu Tứ Giác Long Xuyên với tổng cộng dung lượng ngót 20 tỉ m3 cũng đang bị thu nhỏ lại do đắp đê ngăn đập để làm lúa 3 vụ và mở rộng các khu gia cư.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vùng Lụt Cambodia và Đồng Bằng Sông Cửu Long [nguồn: Akira Yamashita, Department of Environment and Natural Resources Management, Cần Thơ University, Vietnam]

Nói về hướng đi trong tương lai cho Đồng Tháp Mười, Th.S Nguyễn Hữu Thiện chuyên gia Vùng Đất Ngập / Wetlands đưa ra một phân tích: "Bản thân những con đê không sao cả, nhưng đê khép kín không cho nước vào quanh năm để canh tác liên tục 3 vụ mới là vấn đề. Lý tưởng nhứt là giảm xuống còn 2 vụ, để cho nước trong mùa lũ có thể tràn đồng được, mang theo phù sa, tôm cá, làm tươi mới lại đất đai. Nhưng mà việc này khó vì khi người dân ở trong đê bao 25 năm thì nhà cửa, mồ mà, vườn tược đều xây dưới thấp trong vùng trũng, nên bây giờ xả lũ vào không được nữa. Thực tế là khi mới có đê bao khép kín ở Đồng Tháp Mười, người dân thích lắm vì có thêm thu nhập, có môi trường khô ráo, có đê làm đường giao thông thuận tiện, cá mắm thì vẫn còn, nước vẫn còn. Sau đó, khoảng 10 năm mới thấy chi phí canh tác tăng lên do dinh dưỡng trong đất bắt đầu suy kiệt, vẫn chưa sao. Sau 15 năm thấy chi phí tăng, nước ô nhiễm quá, cá mắm không còn, cũng chưa sao. Sau 20 năm thì thấy không ổn, chi phí canh tác đã đuổi theo gần bằng thu nhập từ lúa. Một gia đình 5 người canh tác 1 hecta lúa 3 vụ không thể đủ sống (trước đây canh tác 2 vụ sống được), phải bỏ nhà cửa đi Bình Dương, ra các thành phố kiếm kế sinh nhai. Bây giờ nhiều người sống trong đê lâu năm đã thấy vấn đề, muốn xả lũ vào lấy phù sa lại, nhưng không được. Một ô đê bao như vậy từ 100-500 hecta tức là có khoảng 100-500 gia đình. Muốn xả lũ vào thì phải “trưng cầu dân ý”, nhưng không thể đồng thuận được xả lũ vào lại sẽ thiệt hại nhà cửa, mồ mả, vườn tược như đã nói ở trên. The point of no return!"

Cũng vẫn theo Th.S Nguyễn Hữu Thiện thì phần nguyên sinh Đồng Tháp Mười nay chỉ còn khoảng 2% diện tích. Sự can thiệp của con người vào hai vùng trũng Đồng Tháp Mười và Khu Tứ Giác Long xuyên bất kể hậu quả, đã làm mất nguồn nước dự trữ cho mùa khô nơi ĐBSCL và cũng có nghĩa là vắt cạn kiệt tài nguyên môi sinh Đồng Tháp Mười không thể nào phục hồi lại.

Cư dân ĐBSCL đang phải trả giá cho những bước phát triển hủy hoại ấy (destructive development). Phục hồi nguyên trạng hệ sinh thái Sông Mekong và ĐBSCL gần như là không thể được, nhưng phải biết dừng lại những bước sai lầm để giới hạn tổn thất /damage control và không làm trầm trọng thêm tình trạng vốn đã bi đát như hiện nay. Vấn đề là làm sao tạo được ý thức nơi người nông dân, và cả với giới chức quyền đa số đến từ Miền Bắc phải hiểu thế nào là phát triển bền vững (sustainaible development). Để hướng tới những bước phát triển hài hoà cho toàn vùng ĐBSCL thay vì phát triển tự phát và cục bộ, điều ấy đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn thuyết phục và cả thời gian.

***

TS Dương Văn Ni người nhỏ nhắn có nét thuần chất của một nông dân, với đôi chân từng lội ruộng dính phèn. Năm 9 tuổi đã phải xa gia đình, Tết Mậu Thân, Ni còn là một cậu bé đi rao bán bánh mì kiếm sống. Ni đã thoát ra khỏi cảnh nghèo bằng cắp sách tới trường đi học. Với kiến thức anh thu thập được từ các đại học tiên tiến [anh có bằng MS tại Philippines, rồi Ph.D ở Anh], anh Ni và các bạn đi với chúng tôi ngày hôm nay đang là bước tiếp nối thế hệ bậc thầy Phạm Hoàng Hộ, thầy Nguyễn Duy Xuân và rồi tới thế hệ Võ Tòng Xuân về sau này. Trong cố gắng bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, các anh còn có nỗ lực kích hoạt quá khứ ấy và làm sao kết nối với đời sống hiện tại. Anh Ni lúc nào cũng đau đáu nghĩ tới thực trạng cuộc sống của bà con nông dân cũng là phần đời của anh trong đó.

Đến bên một đầm sen, anh Ni giải thích: "Sen là loại cây phổ biến ở Việt Nam, nhiều nhất là vùng Đồng Tháp Mười. Lợi ích của cây sen được mọi người biết tới: từ hoa, hạt, tim sen, ngó sen, lá sen đều có công dụng và ăn được; ngay cả cọng sen đem gọt phần vỏ nhám đem muối dưa ăn cũng rất ngon và dòn, ngon hơn cả rau muống. Duy có tơ sen lấy từ cọng sen là chưa được khai thác đúng mức tuy mới đây đã có một cô doanh nhân trẻ từ Sài Gòn bắt đầu đi vào thử nghiệm khai thác."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TS Dương Văn Ni đang giảng về cây cỏ Đồng Tháp, từ công dụng làm thuốc của cây cỏ bắc sao thổ nay làm trà; tới lợi ích của cây sen: từ hoa, hạt, tim sen, ngó sen, lá sen đều có công dụng và ăn được; ngay cả cọng sen đem gọt phần vỏ nhám đem muối dưa ăn cũng rất dòn, và ngon hơn cả rau muống. Duy có tơ sen là chưa được khai thác đúng mức. (Photo by Ngô Thế Vinh)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


KS Phạm Phan Long, Hội Sinh Thái Việt đang học rút tơ sen từ một cọng sen. [Photo by Ngô Thế Vinh]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những sợi tơ sen rất mịn rút ra từ một cọng sen. [nguồn: tư liệu Dương Văn Ni]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người phụ nữ Myanmar đang dệt lụa sen. [nguồn: tư liệu Dương Văn Ni]

Theo TS Lê Anh Tuấn, loại lụa đặc biệt làm từ tơ sen không phải là mới với một số quốc gia Đông Nam Á. Đó là một nghề truyền thống có từ cả trăm năm nơi ngôi làng Paw Khon, Miến Điện. Lụa này được dệt từ những sợi tơ kéo ra từ thân cây sen, tuy là sản phẩm hiếm và đắt giá nhưng rất thu hút du khách. Một chiếc khăn san dệt bằng tơ sen có giá thành đắt hơn lụa / silk có thể lên đến 100 USD. [vnexpress.net] (4)

Mới đây 2009, một doanh nhân trẻ người Pháp Awen Delaval, đã lập một Công ty thời trang làm lụa từ tơ sen ở tỉnh Siêm Riệp, nơi có khu đền đài Angkor. Đây là một ngành tiểu công nghệ đòi hỏi nhiều công đoạn và rất tốn thời gian: để dệt được 1 mét lụa sen, phải cần khoảng 15.000 cọng sen để kéo được 3.000m sợi chỉ sen, và mỗi người chỉ có thể se được 300m chỉ sen mỗi ngày. Giá thành sản phẩm từ lụa sen rất cao như một chiếc áo làm từ lụa sen có giá 2.000 USD, một chiếc váy có giá lên tới 4.000 USD nhưng vẫn có người tìm mua. Do mức sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, công ty của Awen Delaval đã phải thành lập riêng một nông trại sen với diện tích 20 hecta, để có thêm nguyên liệu cọng sen mở rộng sản xuất. [vtv.vn/kinh-te] (4)

Nguyên liệu sen thì Đồng Tháp không hề thiếu, chỉ cần giới doanh nhân trẻ dám mạnh dạn đầu tư và đem lại công ăn việc làm cho bao cô gái Đồng Tháp, hay các cô gái Miền Tây nói chung, thay vì bỏ mặc họ phải bỏ quê lên thành phố kiếm sống hay phải chọn đi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan và mới đây nhiều hơn, đang được khuyến khích là kết hôn với đám công nhân Tàu đang làm việc ở Việt Nam, hợp pháp hay không. Mong rằng tấn thảm kịch bị Hán hoá / Sinicization như quốc gia Tây Tạng không diễn ra ở ĐBSCL vào những thập niên tới. Người Tây Tạng ngày nay đã trở thành thiểu số trên chính quê hương họ.

( Còn tiếp )

#2 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 05/01/2018 - 10:36

ĐẾN VỚI NHỮNG KHỐI ĐÁ LÃNG QUÊN

Rải rác trên nền lá khô, dưới các tầng cây cao không thể không chú ý tới những khối đá tảng, có hình như những khối vuông hình cột. Theo anh Võ Tấn Nghĩa người trông coi khu Bảo tồn Gò Tháp, thì đây là những khối đá có gốc gác từ nền văn hoá Phù Nam hơn 1,500 năm trước, nguyên là chiếc cổng bằng đá đi vào Đền Thần Shiva; do một trận đại hồng thủy vào Thế kỷ thứ VII, bị đổ sập một số trôi dạt xuống đây. [sic]

Nhìn kỹ trên mặt đá, có chút tò mò mới thấy được những nét chữ khác nhau khắc trên mặt đá, và có lẽ chỉ mới đây thôi - từ thế kỷ trước, nay đã lu mờ do sức tàn phá của những trận mưa acid và sức bào mòn của thời gian. TS Lê Phát Quới trong nhóm tìm đọc và chụp hình với ống kính zoom những bài thơ rải rác trên mặt đá. Mấy dòng thơ cảm khái anh Quới đọc mà tôi còn nhớ được, có tựa đề Đồng Tháp Mười, không ghi ngày tháng, tác giả thì khuyết danh

Còn non còn nước còn ta
Non mòn biển cạn lòng ta vẫn đầy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo anh Nghĩa, người trông coi khu Bảo tồn Gò Tháp, thì đây là một trong những tảng đá từ cổng vào Đền Thần Shiva có gốc gác từ nền văn hoá Phù Nam từ hơn 1500 năm, bị ngã đổ và trôi dạt sau một trận đại hồng thuỷ vào Thế kỷ thứ VII. Các bài thơ và bàn cờ tướng khắc trên đá chỉ mới có từ thế kỷ XX về sau này. (Photo by Ngô Thế Vinh)

THÊM MỘT BÀI THƠ KHÁC TRÊN ĐÁ, GÒ THÁP 1956

Trên mặt bằng phẳng một khối đá khác, tôi không khỏi ngạc nhiên khi đọc được một dòng chữ tương đối còn rõ nét: Toàn dân Đồng Tháp ghi ơn Ngô Tổng Thống và đó cũng là câu đầu của một bài thơ mộc mạc nhưng cảm động ghi lại chuyến viếng thăm Đồng Tháp của Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào ngày 13 tháng 7 năm 1956 tức năm Bính Thân.

Anh Nghĩa người trông coi khu Bảo tồn Gò Tháp, tuổi chừng 40 có dáng vẻ đôn hậu của người dân Nam Bộ, khi TT Ngô Đình Diệm tới đây thì anh chưa sinh ra, anh nói lại như một cổ tích: "Tháng 7 năm 1956, Ngô Đình Diệm tới đây khánh thành một công trình tỉnh Đồng Tháp, có tới ngồi đây đánh cờ, ăn chén bắp xôi, uống ly rượu nghĩa tình với dân Đồng Tháp." [sic]

Chúng tôi cùng nhau phải vừa đọc vừa đoán, dù hết sức tập trung, cũng vẫn là câu được câu mất. Hơn 60 năm rồi còn gì, liên tục phơi mình trong những cơn mưa lũ trong cái nóng ẩm miền nhiệt đới, những khối sa thạch ấy đang bị bào mòn theo thời gian.

Khi hỏi, mới được biết bài thơ khắc trên đá ấy không có trong cuốn sách Gò Tháp (3) vừa tái bản nhưng anh Nghĩa cũng đã ghi lại bài thơ bằng máy đánh chữ rồi được lưu trong máy như tài liệu riêng. Chúng tôi yêu cầu có bài thơ ấy và anh Nghĩa hứa là sẽ gửi cho chúng tôi.

Và rồi ba ngày sau, trước khi rời Sài Gòn, tôi đã được anh Nghĩa Gò Tháp gửi qua điện thư cho một bản chụp và dưới đây là nguyên vẹn bài thơ dân Đồng Tháp ghi ơn Tổng thống Ngô Đình Diệm khắc trên đá.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bài thơ toàn dân Đồng Tháp ghi ơn Ngô Tổng Thống được khắc trên một tảng đá vào ngày 13.7.1956, nay đã phai mờ, ít ai chú ý và gần như bị lãng quên không bị đập phá, có thể là do bản tính hiếu hòa của dân Nam Bộ. [Photo by Ngô Thế Vinh]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nơi đầu trang toàn bài thơ là ba dòng chữ viết tay:
[nguồn: tư liệu của anh Nghĩa Gò Tháp]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bài thơ Toàn dân Đồng Tháp ghi ơn Ngô Tổng Thống [nguồn: tư liệu của anh Nghĩa Gò Tháp]


Toàn dân Đồng Tháp ghi ơn Ngô Tổng Thống
Ngàn năm một thuở, vùng chính khí in bước Ngô chí sĩ
Quan san cách trở viếng cảnh người xưa suối vàng chắc hẳn
Tổng Đốc Binh Kiều. Tất* dạ khuây, cho hay, nhân sinh
Tư cổ thùy vô tử, tử ư quốc sự, tử cương thường.
Hết viếng người xưa, đến viếng dân,
Toàn dân Đồng Tháp đến tri ân, thương người lận đận
vì non nước, ký thác cuộc đời cho núi sông.
Nơi đây 13/7 năm Bính Thân " 1956 "
Tổng Thống ăn ngồi chung với dân,
Xếp bằng mặt đất bên chén bắp sôi,
Chai rượu nếp, tình người cao cả rộng bao la.
Đại tá Văn Là tường thuật sự,
Tháp mười đô thị thành hồng khách,
Báo quốc vong thân độc nhất quân,
Gẫm chuyện cổ kim chưa từng có,
Gò Tháp chốn nầy tạt* đá ghi.

Gò tháp ngày 14/7 năm Bính Thân 1956.

Một giải phóng quân Đồng Tháp đã khổ
mới chịu khổ để cứu khổ kẻ khác
Viết theo trên tản* đá còn lại ở nền Tháp Mười tầng.

Một trang sử đã qua đi, không luận tới chuyện thành bại, ngậm ngùi để thấy rằng Miền Nam, Châu Á đã mất đi một khuôn mặt lãnh đạo "nhân cách."

NGÔ THẾ VINH

Đồng Tháp Mười 12.2017


* Ghi chú của người viết: vẫn giữ nguyên các từ ngữ "địch, ta" và những đánh vần sai chánh tả từ bản gốc.


Tham khảo:

1/ Nguyễn Hiến Lê, Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười. Nxb Nguyễn Hiến Lê, Saigon 1954

2/ Ngô Thế Vinh, Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng.

Nxb Văn Nghệ California 2000

3/ Trần Ngươn Phiêu. Vùng Đất Ngập Đồng Tháp Mười. Amarillo, Texas 2006. [tư liệu Ngô Thế Vinh]. Diễn Đàn Thế Kỷ 6.12.2010

4/ Gò Tháp, Di tích Quốc gia Đặc biệt. Nxb Văn Hoá-Văn Nghệ, Saigon 2016

5/ Lụa dệt từ sợi tơ sen khá phổ biến ở Myanmar và Cambodia:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi V.E.DAY: 05/01/2018 - 10:37


#3 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 24/01/2018 - 10:11

TỪ ĐIỆN GIÓ BẠC LIÊU, TỚI NHÀ MÁY ĐIỆN THAN SÓC TRĂNG, TRÀ VINH *

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Việt Nam là vùng nhiệt đới gió mùa với 2,200 km bờ biển, xứ sở đầy nắng và gió là nguồn năng lượng tái tạo / NLTT là năng lượng sạch nhưng chưa được quan tâm đúng mức.[photo by Dương Văn Ni]


Bước phát triển bền vững nào thì cũng phải tính tới cái giá môi sinh / environmental costs phải trả đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.

Ngô Thế Vinh (Gửi Nhóm Bạn Cửu Long)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ trái, KS Phạm Phan Long Hội Sinh Thái Việt, TS Lê Anh Tuấn Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí Hậu ĐH Cần Thơ, Ngô Thế Vinh trên đường dẫn ra biển đến khu Điện Gió / Windfarm Bạc Liêu. [photo by Lê Phát Quới]


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cửu Long Chín Cửa Hai Dòng, nay chỉ còn Bảy Cửa: Sông Hậu ba cửa nay còn hai: (1) cửa Trần Đề, (2) cửa Định An, (cửa Ba Thắc/ Bassac đã bị lấp). Sông Tiền sáu cửa nay còn năm: (3) cửa Cung Hầu, (4) cửa Cổ Chiên, (5) cửa Hàm Luông, (cửa Ba Lai đã bị đắp đập.


ĐỊA LÝ TỈNH BẠC LIÊU

Bạc Liêu diện tích 2,526 km2, có 56 km bờ biển dân số 876,800 gồm các sắc tộc Việt, Hoa, Khmer. Người Hoa gốc Triều Châu khá đông nên có câu ca dao: "Bạc Liêu là xứ cơ cầu, dưới sông cá chốt trên bờ Triều châu."

Bạc Liêu có một số tụ điểm du lịch thu hút khách phương xa: nhà Công tử Bạc Liêu, một công trình kiến trúc thời Pháp xây từ 1919 nay là khách sạn vẫn lấy tên Công tử Bạc Liêu; tên tuổi nhạc sĩ Cao Văn Lầu với bài Dạ cổ hoài lang đặt nền móng cho nền cổ nhạc Nam Bộ cũng gắn liền với vùng đất này. Rồi những ruộng muối trắng toát ở 2 huyện Hoà Bình và Đông Hải, Sân Chim Bạc Liêu với thảm rừng nguyên sinh ngập mặn, tới ngôi Chùa Khmer Xiêm Cán được xây từ 1887 lớn nhất Miền Tây, rồi là vườn nhãn trăm tuổi nổi tiếng là ngon nơi hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông.

ĐẾN VỚI KHU ĐIỆN GIÓ BẠC LIÊU

Khu Điện Gió / Windfarm Bạc Liêu là nơi sản xuất điện, rất thân thiện và hấp dẫn du khách. Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu, xe chạy thẳng đường Cao Văn Lầu, đến ngã tư giao với đường Đô Thị 31 thì rẽ trái đi đến ngã tư tiếp theo rẽ phải là đường ven biển dẫn đến khu điện gió.

Có thể coi Bạc Liêu như là một trong số những tỉnh tiên phong có dự án dùng năng lượng gió sản xuất điện tại Việt Nam. Nhà máy điện gió Bạc Liêu hoàn toàn đặt trên biển thuộc khu vực ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, tỉnh Bạc Liêu. Công trình xây dựng nhà máy trải qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: khởi công ngày 9.9.2010, tính đến tháng 10.2012, đã có 10 turbin điện gió được hoàn tất.

- Giai đoạn 2: hoàn tất 52 turbin điện gió còn lại, tổng cộng 62 turbin điện gió hoàn toàn đặt trên biển.

Mỗi turbin điện gió có công xuất 1.6 MW [megawatt], nếu toàn thể 62 turbin cùng hoạt động tổng công suất nhà máy điện gió Bạc Liêu lên tới 99.2 MW.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vé vào thăm Khu Điện Gió Bạc Liêu sản xuất nguồn năng lượng sạch, còn được khai thác như một tụ điểm du lịch. [tư liệu Ngô Thế Vinh]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



TS Lê Anh Tuấn phát biểu: "Nhà máy điện gió Bạc Liêu như một điển hình, chứng minh tiềm năng nguồn điện gió phong phú từ các vùng duyên hải Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được khai thác đúng mức. Các sinh viên vẫn được hướng dẫn tới đây để các em có được ý niệm rõ ràng thế nào là năng lượng xanh, năng lượng sạch và thân thiện, khác với năng lượng đen hay xám từ các nhà máy điện than gây ra môi trường ô nhiễm."

Một số anh trong đoàn cùng nói tới khả năng mở rộng khu điện gió ra khơi / offshore xa hơn, và cả khả năng kết hợp điện gió với pin mặt trời sẽ rất tiết kiệm vì đã có sẵn mạng lưới dẫn điện nên chỉ gắn các tấm pin làm mái che cho hệ thống sàn liên kết nối các trụ điện gió đã dựng sẵn.

Các chi tiết kỹ thuật về nhà máy điện gió Bạc Liêu khá đảm bảo: turbin do hãng GE / General Electric cung cấp, mỗi cột trụ gió nặng trên 200 tấn, cao 82.5 m, cột trụ có đường kính 4 m, gồm 3 cánh quạt dài 42 m.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Việt Nam là vùng nhiệt đới gió mùa với 2,200 km bờ biển, xứ sở đầy nắng và gió là nguồn năng lượng tái tạo / NLTT là năng lượng sạch nhưng chưa được quan tâm đúng mức.[photo by Dương Văn Ni]

Ngày 17.01.2016 nhà máy Điện gió Bạc Liêu được chính thức khánh thành. Dự án được khởi công từ ngày 09.09.2010, xây dựng trên một diện tích 1,300 hecta với các turbin được đặt trên biển trải dài từ phường Nhà Mát tới ranh giới Sóc Trăng. Dự án hoàn thành sau hơn 5 năm, đạt công suất 99.2 MW. Hiện nay là nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam.

Bạc Liêu có dự án phát triển tiếp theo, sẽ xây dựng thêm 71 trụ turbin gió (loại 2MW/trụ) với tổng công suấr 142 MW dự trù hoàn tất trong 36 tháng, đưa thêm nguồn điện từ NLTT vào mạng lưới điện quốc gia.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TS Lê Anh Tuấn chuyên gia nghiên cứu Biến Đổi Khí Hậu / Climate Change ĐHCT, đang thuyết trình về tiềm năng trên biển của khu Điện Gió Bạc Liêu, Anh Tuấn có các hoạt động hỗ trợ cho tổ chức "Save the Mekong, Our River Feeds Millions" có trụ sở tại Bangkok
TS Lê Anh Tuấn. [photo by Ngô Thế Vinh]

Trước Bạc Liêu, tỉnh duyên hải Bình Thuận cũng đã có nhà máy điện gió tại huyện Tuy Phong, quy mô nhỏ hơn gồm 20 trụ turbin điện gió với công suất 30 MW. Bình Thuận, còn có dự án Điện gió trên đảo Phú Quý với 3 trụ turbin công suất 6 MW. Về khai thác điện gió, Bình Thuận là tỉnh "đi trước về sau" so với tỉnh Bạc Liêu nơi ĐBSCL. Hiện có 5 nhà máy điện gió đã đi vào hoạt động ở Việt Nam với tổng công suất 160 MW, tuy chậm và sơ khai nhưng nhiều hứa hẹn, sẽ cùng với điện năng mặt trời dần thay thế cho nguồn điện than gây ô nhiễm khủng khiếp.

GÂY LẠI RỪNG NHẬP MẶN CHỐNG SẠT LỞ

Trên một mặt biển màu nước nâu đẫm phù sa, nhô lên những đọt cây xanh non, được vây quanh bởi những rào tre chắn sóng / wavebreaker để bảo vệ cho những cây non mới trồng. Th.S Nguyễn Hữu Thiện nói, đây là một dự án thử nghiệm của GIZ-Đức [GIZ /Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức] giúp Việt Nam gây lại rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển không bị sạt lở. Cũng cần thời gian từ 2-3 năm để các cây non đủ lớn bám rễ và có thể tự chắn sóng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Th.S Nguyễn Hữu Thiện nói về dự án thử nghiệm của GIZ-Đức giúp Việt Nam gây lại rừng ngập mặn, trồng những cây non bên trong rào tre chắn sóng. Cũng phải thời gian từ 2 tới 3 năm, những cây non đó mới bám rễ tự đứng vững để chắn sóng. [photo by Ngô Thế Vinh]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


[photo by Ngô Thế Vinh]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ trái, TS Lê Phát Quới, BS Nguyễn Văn Hưng, TS Lê Anh Tuấn, KS Phạm Phan Long, TS Dương Văn Ni, Ngô Thế Vinh, ThS Nguyễn Hữu Thiện, cùng với hai người bạn Khmer bán cua biển. Khi Thiện hỏi cua đẻ ở đâu, họ hồn nhiên chỉ cho Thiện chỗ đẻ trên mang bụng cua

ĐỊA LÝ TỈNH SÓC TRĂNG

Sóc Trăng là tỉnh ven biển, diện tích 3,312 km2, có đường bờ biển dài 72 km; dân số 1.3 triệu. Là tỉnh đứng thứ 6 cả về diện tích và dân số trong ĐBSCL, phía tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía đông và đông nam giáp Biển Đông, phía hữu ngạn Sông Hậu, đổ ra Biển Đông qua hai cửa Định An và Trần Đề, là vùng nước lợ cũng là nơi có rất nhiều tôm cá. Tên gọi Sóc Trăng có nguồn từ tiếng Khmer, Srok là "xứ", Kh'leang là "vựa" nơi có đông đảo người Khmer, người Hoa và người Việt chung sống. Sóc Trăng cách Cần Thơ 62 km, cách Sài Gòn 230 km. [Hình 2]

Đất đai của Sóc Trăng màu mỡ, thích hợp cho việc trồng lúa, mía, đậu nành, bắp, hành, tỏi và các loại cây trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp chiếm 82%, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 3,43%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 16,42%, đất làm muối chiếm 0,97%. Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng ngập mặn với các loài cây như tràm, bần, giá, vẹt, đước và dừa nước.

Sóc Trang còn có con Sông Nguyệt / Sông Maspero chảy qua thị xã Sóc Trăng cùng với hệ thống kinh rạch với thủy triều lên xuống 2 lần trong ngày với mực triều dao động trung bình từ 0.4 m đến 1 m. Sông Nguyệt cũng là nơi diễn ra các cuộc đua Ghe Ngo, một thứ lễ hội truyền thống của người Khmer diễn ra vào tháng 11 hàng năm.

BA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN LONG PHÚ SÓC TRĂNG

Hiện có hai dự án nhà máy nhiệt điện ở Sóc Trăng có tên là Long Phú I và II (nằm ở xã Long Đức huyện Long Phú) đang xây dựng, chưa vận hành, công suất của Long Phú I và II là 1,200 MW cho mỗi nhà máy. Riêng Long Phú III (chưa triển khai xây dựng) là 2,000 MW. Tổng công suất 3 nhà máy điện than chỉ riêng tỉnh Sóc Trăng lên tới 4,400 MW [lớn gấp 2 lần công suất nhà máy Thủy điện Hoà Bình, lớn hơn công suất con Đập Mẹ Xiaowan / Tiểu Loan chắn ngang dòng chính Sông Mekong, Vân Nam Trung Quốc]. Nhà máy nhiệt điện Long Phú I dự trù sẽ phát điện vào cuối năm 2018.

Những hệ luỵ với ba nhà máy nhiệt điện Long Phú Sóc Trăng trong tương lai cũng là hệ luỵ của cụm nhà máy nhiệt điện Duyên hải đang hoạt động làm khốn đốn cư dân sống tại tỉnh Trà Vinh.

ĐỊA LÝ TỈNH TRÀ VINH

Là một tỉnh duyên hải thuộc ĐBSCL, diện tích 2,341 km2, có 65 km bờ biển, dân số hơn 1 triệu gồm các sắc tộc Việt, Hoa, Chăm, Khmer;, bao bọc bởi hai con Sông Tiền và Sông Hậu, với 2 cửa Cung Hầu và Định An; phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Sóc Trăng, phía bắc giáp Bến Tre. [Hình 2]

Nếu đến Trà Vinh như khách du lịch, không thể không tới thăm những những địa danh nổi tiếng và các di tích cổ kính của nền văn hoá Khmer Nam Bộ: bãi biển Ba Động có từ thời Pháp, Ao Bà Om rộng 100,000 m2 được coi là một trong những thắng cảnh đẹp nhất tỉnh Trà Vinh, rồi Chùa Hang, Chùa Âng, Chùa Vàm Rây, đều mang nét đặc thù kiến trúc hệ thống Chùa Khmer, cũng là những trung tâm văn hoá và giáo dục của người Khmer, rồi tới khu du lịch sinh thái Rừng Đước vẫn còn một số động vật hoang dã, rồi Cù lao Tân Quy nằm giữa Sông Hậu như một thiên đường cây trái đặc trưng của Đồng bằng Nam Bộ.

Cho dù biết đó là những nơi rất đáng thăm nhưng đoàn chúng tôi cũng phải bỏ qua, để dành thời gian tới được nơi cần tới.

ĐIỆN THAN DUYÊN HẢI VÀ Ô NHIỄM NHÃN TIỀN
Th.S Nguyễn Hữu Thiện thuật lại những sự cố khi các tổ nhiệt điện Trà Vinh bắt đi vào giai đoạn thử vận hành vào tháng 10 năm 2016:

“Hồi mùa khô năm 2016, lúc chạy thử nghiệm nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, khói đen bay ra đáp xuống làm đen đồng muối ở Cồn Cù gây thiệt hại cho dân. Muối Cồn Cù nổi tiếng ở ĐBSCL do trắng xốp mà độ mặn vừa phải. Thông thường muối Cồn Cù giá gấp đôi muối khác, nhưng năm đó bị khói đen nên bán chỉ được một nửa giá. Các ao nuôi tôm sú trong vùng cũng bị ảnh hưởng. Nhà máy đứng án ngữ phía biển nên các xóm phía bên trong bị nước tù đọng, hôi thối, ngập nhà dân. Có lần cả xóm bị sốt”.

Th.S Nguyễn Hữu Thiện phân tích:

"Các nhà máy nhiệt điện luôn luôn cần một lượng nước cực lớn để làm mát máy cho nên họ luôn đặt gần biển, gần sông. Nước nóng được xả vào môi trường nước sẽ làm cho nước biển, nước sông nóng lên, ảnh hưởng thủy sinh. Ngư dân địa phương phản ánh là lượng đánh bắt thủy sản vùng biển gần khu nhà máy sút giảm đáng kể.

Th.S Nguyễn Hữu Thiện tiếp:

"Vùng biển rộng lớn hơn còn bị như vậy, nói chi khi xả nước nóng vào một đoạn sông. Ví dụ sau này các nhà máy nhiệt điện Long Phú và Sông Hậu xả nước nóng liên tục ra sông như vậy thì cá mắm nào mà còn được. Nước nó không đủ nóng để làm chết cá, nhưng tôm cá sẽ bị dội lại không thể vượt qua đoạn sông nóng được để di cư sinh sản. Như vậy cũng sẽ khó có bằng chứng khoa học nào vì đâu có thấy cá chết. Có thể gọi đây là những “đập nhiệt” (thermal dam) trên sông, tác hại đối với thủy sản có khi còn hơn các đập thủy điện nhưng sẽ khó thấy hơn."

Một con số khủng khiếp: hoạt động của một nhà máy nhiệt điện mỗi ngày sử dụng hơn 12,000 tấn than để lại một lượng chất thải khổng lồ với tro, xỉ than thải ra hơn 4,500 tấn. Với số lượng lớn như vậy, bãi thải bị quá tải và vẫn chưa biết giải quyết ra sao, tiếp tục gây ô nhiễm mặt bằng trên một quy mô rộng lớn.

Theo báo cáo ĐTM [Đánh Giá Tác Động Môi Trường/ EIA/ Environment Impact Assessment] trang 153, bãi xỉ chỉ đủ chứa 10 ngày hoạt động sau đó phải giải quyết hết bằng cách chuyển đi nơi khác, phương án dựa vào công nghệ khác sẽ mua và thu dụng không thể chấp nhận là giải pháp thoả đáng mà còn đầy bất trắc.

Cũng theo báo cáo ĐTM trang 95-96, thì tổng số nước thải từ nhà máy là 4.8 triệu m3/ngày, nóng hơn 7 độ C trong đó có 1.8 triệu m3/ngày là dạng acid có độ pH acid xuống đến 3 không xử lý, lượng được xử lý chỉ vỏn vẹn 2,500m3/ngày. Không hề đề cập số acid thải ra hàng ngày liên tục to lớn ấy sẽ hủy hoại môi sinh duyên hải và kinh tế ngư nghiệp ra sao.

Còn phải kể tới khí thải và bụi nguy hại rất nhiều: bụi than mà mắt thường còn thấy được, khi nhuốm đen ruộng muối hay cánh đồng nuôi tôm, chúng mang hàm lượng nhỏ/ trace amount các chất độc như thủy ngân, chì, cadmi và cả arsen sẽ xâm nhập vào môi trường đất, nước, rồi nhiễm vào thực vật, và cả động vật như nguồn thực phẩm tác hại trên dân cư. Nhưng tác nhân nguy hại nhất vẫn là khí thải lơ lửng cực mịn 2.5 micron hay PM2.5 từ lò nhiệt điện mang theo độc tố Benzo(a)pyrene hay BaP - chất độc này cũng có trong khói thuốc lá có khả năng gây ung thư. Bụi lơ lửng này theo những cơn gió phát tán đi rất xa, dễ dàng hít vào phổi là nguyên nhân của các bệnh đường hô hấp, ung thư phổi và cả các bệnh về tim mạch.

Báo cáo ĐTM của dự án đáng lý phải bác bỏ ngay từ lúc đệ nạp vì chủ đầu tư hoàn toàn né tránh không chạy mô hình bụi lơ lửng PM2.5 từ nhà máy để xét xem có đạt quy chuẩn nhiệt điện và quy chuẩn chung quanh khi phát tán ra ngoài trong điều kiện tệ hại nhất trong lịch sử.

Bộ Y tế Việt Nam thì chưa hề có thống kê, nhưng theo nhóm nghiên cứu của Đại học Havard thì số trường hợp tử vong sớm do điện than ở Việt Nam sẽ tăng gấp năm lần: từ 4,300 lên 15,700 vào năm 2030. (5)

Bao nhiêu tác động tiêu cực trên môi trường từ nhà máy nhiệt điện than không chỉ khiến người dân lo sợ đến mất ăn mất ngủ, cả đến giới lãnh đạo địa phương cũng thấy rất quan ngại và cả bất an. Câu hỏi lợi ích kinh tế có đánh đổi được tổn thất xã hội cho dân cư không? Chưa thấy câu trả lời nhưng đã thấy rõ những đám mây đen ô nhiễm ngày càng dầy đặc, đang phủ lên toàn ĐBSCL, và toàn cõi Việt Nam nói chung. Và rõ ràng ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL, ngót 100 triệu cư dân trên cả nước cho dù rất "bất ưng" nhưng không có quyền chọn lựa nào khác, họ vẫn phải ôm lấy những "trái bom nổ chậm / time bombs" như thêm một "phát súng thi ân / coup de grâce" đến từ Phương Bắc.

CÔ GÁI BẮC KỲ TỪ BẢO LỘC

Tới được hai khu nhà máy nhiệt điện Duyên Hải thì trời đã sẩm tối, nhưng bên trong khu nhà máy thì đèn điện sáng choang và các ổ máy vẫn ầm ì hoạt động. Xe chạy trên một con đường hẹp quanh nhà máy, chỉ có thể chụp được những tấm hình từ cửa xe đang chạy trong màn đêm.

Trơ trọi bên kia đường là một mái nhà thấp, là một quán ăn với bảng hiệu toàn chữ Tàu Trung Quốc Thương Điếm, xen vào một chữ Việt Tạp Hóa duy nhất. Rồi ra nơi đây sẽ manh nha cho một Little China Town trong tương lai. Trong quán chỉ có mấy chiếc bàn tròn, bày sẵn chén đũa và cả mấy đĩa thức ăn. Tôi nhận ra ngay đây như một phạn điếm, quán nấu cơm tháng cho công nhân Tàu làm việc bên trong nhà máy. Chỉ nghe rổn rảng tiếng Tàu từ mấy bàn đã có thực khách. Chọn một chiếc bàn còn trống đủ chỗ ngồi cho 8 người, chúng tôi quyết định dừng chân ăn bữa tối tại đây và cũng để có cơ hội quan sát.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ trên xuống: Trung Quốc thương điếm, tấm bảng kê những thứ hàng tiệm tạp hóa ấy bán: Trung Quốc thực phẩm, ti tửu (rượu bia), bạch tửu (rượu trắng), hương yên (khói thơm - thuốc lá), Việt Nam đặc sản, già phi (cà phê), yến oa (tổ yến), lộc nhung (sừng hưu)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


[photo by Ngô Thế Vinh]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


[photo by Ngô Thế Vinh]

Chủ quán là một cô Bắc kỳ, nước da trắng và khá xinh xắn, tuổi chưa tới 30. Cô mau mắn hỏi: "Các bác ở đâu mà ghé qua, lại cả chụp hình quán nhà cháu," rồi cô cho biết thức ăn chỉ đủ cho khách đặt sẵn, nhưng nếu muốn thì nhà cháu cũng sẽ nấu thêm nhưng phải chờ. Thức ăn chỉ có những món Tàu, dĩ nhiên nhiều dầu mỡ.

Thức ăn đơn giản 3 món nhưng là một bữa ăn nóng, với bia Tsing t*o nhập từ Trung Quốc. Qua câu chuyện trao đổi, tôi có thể có ngay một lý lịch trích ngang của cô chủ quán. Gia đình di cư sau 75 từ ngoài Bắc vào Bảo Lộc, cô sinh đẻ trong Nam nhưng cô vẫn nói tiếng Bắc, bố mẹ cô vẫn còn sống ở Bảo Lộc, cô được đi học và cả về báo chí: “cháu học truyền thông, về làm ở đài Truyền hình huyện Đắc Nông”. Tôi hỏi:“ở huyện cũng có đài truyền hình à”, cô đáp: “à, đôi khi đài truyền thanh cũng gọi là đài truyền hình đấy ạ, sau đó cháu về làm công nhân ở Bình Dương." Cũng tại đặc khu Bình Dương, cô đã lập gia đình với một người Tàu họ Lý, đến từ Hoa Lục có lẽ là một kỹ sư cũng đang làm việc tại đây. Cô có một đứa con trai lấy họ bố tên Lý Hảo nay cũng đã 3 tuổi. Không tiện hỏi thêm, nhưng biết chồng cô hiện làm việc bên tổ nhà máy nhiệt điện Duyên Hải bên kia đường. Cô theo chồng dọn về đây, nay mở thêm một quán ăn, chủ yếu phục vụ cho đám công nhân Tàu làm việc bên nhà máy. Cô và đứa con đều nói được tiếng Tàu, nhưng "cháu cũng dạy thêm cho cháu chút tiếng Việt".

Đây có lẽ là trường hợp điển hình cho những cuộc hôn nhân Tàu-Việt, đang rất được Bắc Kinh khuyến khích tại Việt Nam. Nơi mà số công nhân Tàu sang làm việc ở Việt Nam, ngày càng đông hợp pháp hay không.

Các cô gái Việt đang thất nghiệp bị bỏ rơi, nay có cơ hội lấy chồng ngoại quốc, được ổn định về kinh tế mà không phải "xa quê" đang là chọn lựa xem ra rất thuận cảnh, thuận tình đối với các cô gái Việt.

Từ Việt Nam, nhìn sang hai nước láng giềng Lào, Cambodia và nhìn xa sang tận các nước Phi Châu, đang không ngừng xuất hiện những "đặc khu kinh tế" nơi Trung Quốc xây các nhà máy, khu vực nghiễm nghiên trở thành một thứ "lãnh địa" hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của họ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải I & III hoạt động phát điện 7/24; do hình chụp ban đêm không thấy được những cụm khói than đen thoát ra khỏi ống khói nhà máy. [photo by Ngô Thế Vinh, 12.12.2017]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



VIỆT NAM: BÃI PHẾ THẢI CỦA TRUNG QUỐC

Trên khắp lãnh thổ Việt Nam, hiện có:

- 26 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, trong số đó chỉ có 3 nhà máy có trước năm 2000 [Ninh Bình 1974, Hải Dương 1983, Uông Bí 1975], 23 nhà máy điện than còn lại đều được tăng tốc xây dựng từ sau năm 2000, đưa tổng công suất điện than lên tới 15,203 MW.

- 18 nhà máy nhiệt điện than hiện đang xây, dự trù tổng công xuất lên tới 14,915 MW, 15 dự án khác đã có chủ đầu tư với tổng công suất 20,560 MW; vẫn chưa hết còn thêm 8 dự án nữa đang tìm chủ đầu tư với công suất 8,350 MW.

Với tham vọng đạt được 59,068 MW cho tới năm 2030, nhưng với bao nhiêu câu hỏi cần đặt ra: ngoài con tính đơn giản giá thành của điện than của nhà nước với những nhóm lợi ích chủ đầu tư, chủ yếu là Trung Quốc với những tổn thất phụ / collateral damages [Chuyên gia kinh tế môi sinh còn gọi là ngoại phí / external costs] luôn luôn bị che dấu: đó là cái giá phải trả lâu dài về tàn phá môi trường trên đất đai, nguồn nước, không khí với sức khoẻ của người dân bị hy sinh trong một nền Y tế vốn đã là một cỗ xe èo uột, trong khi số người bệnh nạn nhân của môi trường ô nhiễm ngày càng gia tăng theo cấp số nhân. Y khoa Phòng ngừa / Preventive Medicine trong đó có Y khoa Môi trường có thể coi như một con số không của nền Y tế Việt Nam hiện nay. Đến bao giờ các trường Đại học Y khoa, bộ Y tế mới có tiếng nói báo động mạnh mẽ để bảo vệ sức khỏe của người dân? Nhà nước luôn luôn khoe thành tích về chỉ số tăng trưởng, nhưng có bao giờ con số chi phí sức khoẻ hàng bao nhiêu tỷ USD, con số bao nhiêu người chết gây ra do ô nhiễm môi trường do điện than, cái giá của thiệt hại môi sinh ấy có được bao gồm trong con toán kinh tế không hiệu quả ấy không?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011-2020 đến năm 2030 với đầu tư khoảng 148 tỷ USD. Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, Bộ Công Thương 18/3/2016. (4)

BÀI HỌC CHƯA THUỘC

Vẫn theo quy hoạch điện đã được phê duyệt, đến năm 2030, ĐBSCL sẽ có 14 nhà máy nhiệt điện than được xây dựng ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang, Long An, Bạc Liêu và TP Cần Thơ; và 2 trung tâm sản xuất điện than lớn nhất ĐBSCL mà chúng tôi đã đi qua, là cụm nhà máy Duyên Hải tỉnh Trà Vinh và Long Phú I, II, III tỉnh Sóc Trăng), với tổng công suất khoảng 18.270 MW.

Cùng đi với chúng tôi, TS Lê Anh Tuấn, thuộc Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, ĐH Cần Thơ đưa ra một nhận định bi quan: "Vùng ĐBSCL không có nguồn nguyên liệu than cho các nhà máy, và do phụ thuộc nguồn cung cấp nhiên liệu than và trang thiết bị từ nước ngoài [chủ yếu là Trung Quốc], sẽ dẫn đến nguy cơ không có đảm bảo an ninh năng lượng cho toàn vùng ĐBSCL. Và quan trọng hơn, việc phát thải khí nhà kính của các nhà máy điện là rất lớn, sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến biến đổi khí hậu, và cả tàn phá môi trường sống tác hại tới mạng sống và sức khoẻ của hàng triệu cư dân."

Lẽ ra, trong bất cứ dự án phát triển nào, luôn luôn không thể thiếu là phải đưa vào bài toán kinh tế "cái giá môi sinh / environmental costs" phải trả về lâu về dài. Điển hình là khi đưa 4 ổ nhà máy nhiệt điện than duyên hải vào tỉnh Trà Vinh, người ta chỉ nói tới lợi ích có thêm 2,400 MW điện phục vụ cho nhu cầu thêm năng lương và sản xuất. Nhưng các dự án này sẽ tàn phá môi trường sống: đất, nước, không khí, ảnh hưởng tới sản xuất nông sản, thủy sản và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mạng đến sức khoẻ của người dân ra sao thì không được ngó ngàng tới, với cái giá về gánh nặng y tế khủng khiếp phải trả thì cũng không được tính tới.

Đã đến lúc người dân cần ý thức được rằng họ có quyền được sống trong môi trường trong lành trên mảnh đất của cha ông dày công khai phá, uống được dòng nước mát lành từ dòng sông quê hương. Việt Nam không nên ham của rẻ, chạy theo những công nghệ lạc hậu, bẩn của Trung Quốc để rồi sẽ “chết dưới tay Trung Quốc” (Death by China)* như tựa đề một cuốn sách nổi tiếng.

VIỆT NAM ĐANG ĐI NGƯỢC TRÀO LƯU THẾ GIỚI

Khi mà toàn thế giới đang có khuynh hướng loại bỏ dần đầu tư cho nhiệt điện than, kể cả Trung Quốc là nước vô địch gây ô nhiễm từ điện than trước đây, từng là nước phát thải CO2 lớn nhất hành tinh này. Biết đất nước họ đã đi tới tận cùng ô nhiễm, họ đã tỉnh ngộ, đóng cửa hàng loạt các nhà máy điện than và tập trung mọi nỗ lực vào nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo/ NLTT. TQ hiện nay đã vượt Mỹ về về sản xuất công nghệ năng lượng tái tạo, cung cấp 2/3 số tấm pin mặt trời và một nửa số turbin gió của thế giới."

Nhưng song song với nỗ lực "giữ xanh / keep green Trung Quốc" họ đã tiến hành chiến lược xuất khẩu công nghệ nhiệt điện than thặng dư. Theo đánh giá của Viện Nghiên Cứu Môi Trường Thế Giới (Global Environmental Institute) TQ là nước xuất khẩu các nhà máy điện than lớn nhất thế giới, và tính đến cuối năm 2016, TQ đang tiến hành 106 dự án xây dựng nhà máy điện than trên 25 quốc gia, trong đó có Việt Nam, được xem là khách hàng thiếu không ngoan nhất của họ. Và tệ hại hơn nữa, VN ồ ạt mua các thiết bị kỹ thuật nhiệt điện hạng hai của Trung Quốc mà lẽ ra họ phải phế bỏ. Không những thế, VN bán cho TQ than tốt, đồng thời mua lại than bùn xấu để dùng cho các nhà máy nhiệt điện do chính TQ thiết kế, khiến nạn ô nhiễm càng nặng nề hơn bao giờ hết.

Đi ngược dòng trào lưu của thế giới, Việt Nam ào ạt gia tăng đầu tư ngày càng sâu vào kỹ nghệ điện than bất chấp hậu quả tàn phá môi sinh và sức khoẻ của người dân ra sao. Các nhà máy nhiệt điện than hạng hai ấy, với đám kỹ sư và công nhân Trung Quốc, đang tự do hoành hành trên lãnh thổ Việt Nam, tự do xả khí thải, chất thải và nhiệt, tàn phá môi trường sống và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ lâu dài của người dân nhưng họ thì phải cam chịu, hoàn toàn không có tiếng nói.

Với hướng đi "ngược dòng" này, giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay đang thực hiện một kỳ tích: đẩy Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia ô nhiễm nhất thế giới.

Môi trường sống của người dân đang bị hy sinh vì cách nhìn ngắn hạn và kể cả lợi ích nhóm. Người viết đã hơn một lần xác định: môi sinh và dân chủ phải là một "bộ đôi / duo" không thể tách rời.

CÓ THỂ ĐẠT 100% NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀO 2050

Đó cũng là tiêu đề bài viết mới đây của GS Nguyễn Khắc Nhẫn, một tiếng nói có uy tín quốc tế vể chính sách năng lượng, nguyên Giám đốc trường Cao Đẳng Điện học TT Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ [trước 1975], Cố vấn Nha kinh tế, dự báo chiến lược EDF Paris, GS Viện Kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble, GS Trường ĐH Bách khoa Grenoble.

GS Nhẫn có nhắc tới một nghiên cứu của đại học Stanford năm 2016, dành cho 139 nước trên thế giới, viễn cảnh 100% năng lượng tái tạo / NLTT năm 2050 là khả thi. Công trình nghiên cứu của Stanford đã đánh giá tiềm năng của NLTT, tạo công ăn việc làm, cùng với lợi ích tránh ô nhiễm đối với sức khỏe người dân. Kết luận đó cũng được áp dụng cho nước Pháp: Pháp có khả năng đạt 100% NLTT năm 2050, với 55% từ gió, 35% tử pin mặt trời, 6% thủy điện, phần còn lại từ năng lượng biển. Với cơ cấu như vậy, tiêu thụ năng lượng sẽ ít hơn 36% so với hiện nay. Tạo thêm được 700,000 việc làm, Pháp tiết kiệm được 200 tỷ euro liên quan tới chi phí sức khoẻ gây ra do ô nghiễm hàng năm, tránh được khoảng 20,000 người chết. [6]

Là người từng đào tạo bao nhiêu thế hệ kỹ sư điện đầy khả năng trước 1975, GS Nguyễn Khắc Nhẫn đã đưa ra một "tầm nhìn xa/vision" với những đề xuất cụ thể:

Có thể tiết kiệm khoảng 25-30% tiêu thụ năng lượng quốc gia. Cải thiện hiệu quả năng lượng có thể giảm 20% tiêu thụ năng lượng. Đầu tư mạnh mẽ vào NLTT theo một chương trình nhiều năm với một lộ trình rõ ràng theo thứ tự ưu tiên: sinh khối, pin mặt trời, nhiệt mặt trời, gió đất liền và ngoài khơi, nhiệt động mặt trời, địa nhiệt, năng lượng biển.

GS Nguyễn Khắc Nhẫn cũng đưa ra những biện pháp cụ thể:

Thành lập Bộ Năng Lượng Tái Tạo / NLTT, giảm mạnh tốc độ tăng trưởng điện mỗi năm dưới 5%, giáo dục từ phổ thông tới đại học, tăng cường thông tin công cộng, thay đổi hành vi suy nghĩ, các vùng phải tự chủ năng lượng, hỗ trợ đổi mới và sáng kiến địa phương, triển khai các dự án thí điểm về năng lượng tích cực, khuyến khích xây dựng thành phố thông minh / smart city, phát triển nhanh mạng lưới điện thông minh / smart grid, đầu tư mạnh vào các phương pháp tích trữ năng lượng khác, dừng việc xây dựng các nhà máy điện than... và GS Nguyễn Khắc Nhẫn nhấn mạnh: "Sự thành công phụ thuộc phần lớn vào quyết tâm chính trị của chính phủ."

Với kết luận là mục tiêu 100% NLTT cho Việt Nam năm 2050 là hoàn toàn khả thi, bước vào tuổi gần 90, GS Nguyễn Khắc Nhẫn vẫn hướng về quê hương đất nước nói lên những lời kêu gọi: "Tôi trân trọng và thiết tha đề nghị chính phủ huy động toàn dân và tiềm năng để đạt mục tiêu trên vô cùng quan trọng cho đất nước." [6]

NGƯỜI DÂN PHẢI BIẾT NÓI KHÔNG

Một ví dụ, như cụm nhà máy thủy điện Long Phú 4,400 MW xây xong và bắt đầu vận hành từ 2018, nếu tính trung bình tuổi thọ nhà máy là 70 năm, tới 2088, dài hơn tuổi thọ trung bình của một đời người.

Chỉ riêng ĐBSCL, 14 nhà máy điện than ấy như 14 con khủng long ngày đêm nhả khói đen, không ngừng thải ra các chất độc hại vào đất đai, nước sông nước biển và không khí: hậu quả mà ai cũng biết là gây tổn hại lâu dài trên sức khoẻ kể rút ngắn tuổi thọ của người dân.

Lợi ích kinh tế đem lại cho người dân chưa biết tới đâu nhưng những tổn thương trên môi trường và sức khoẻ của họ là điều chắc chắn. Vậy thì chính người dân phải làm gì để giữ gìn mảnh đất cha ông để lại, để Việt Nam vẫn là một nơi đáng sống?

- Trước hết họ: người dân và cả các lãnh đạo cấp tỉnh phải biết đồng loạt lên tiếng nói "không" với những dự án điện than sắp áp đặt trên vùng đất lành của họ.

- Ý thức được mối hiểm nguy thường trực ngày đêm do những nhà máy đã và đang vận hành, người dân có quyền đòi hỏi những kiểm tra gắt gao nhằm giảm thiểu những tác hại / control damage tới mức thấp nhất.

- Yêu cầu một quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ tương xứng cho những nạn nhân bị ô nhiễm, số tiền đó như "thuế carbon / carbon pollution tax" được triết xuất từ lợi nhuận của những nhà máy điện than.

Người dân cần được tăng thêm thông tin, để họ hiểu rằng thay thế điện than gây ô nhiễm bằng nguồn NLTT đang là một xu hướng toàn cầu [với một Trung Quốc đã tỉnh ngộ], người dân cần được trấn an Việt Nam là một xứ sở đầy nắng và gió, với quyết tâm của người dân và của lãnh đạo biết đổi mới tư duy, thì Việt Nam không thiếu điện, có khả năng đạt 100% NLTT và bảo đảm cho họ quê hương không phải chỉ còn là một vùng trời và đất đầy ô nhiễm, nhưng là nơi thực sự đáng sống, và vẫn là một vùng đất lành.


NGÔ THẾ VINH

Bạc Liêu-Sóc Trăng-Trà Vinh


12.2017


* Đây là trích đoạn từ một bút ký về chuyến khảo sát Đồng Bằng Sông Cửu Long tháng 12.2017 vừa qua

** Death by China: Confronting the Dragon - A Global Call to Action. Peter Navarro, Greg Autry. Pearson FT Press, May 15, 2011

Tham Khảo:

1/ Năm 2018: Cần hành động để "bức tranh môi trường" sáng hơn. TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu. Tuổi Trẻ 02.01.2018

2/ Dân phản ánh Nhiệt điện Duyên Hải "có lúc làm chết cá, chết tôm". Báo Mới; 01.10.2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



3/ Kiểm Soát Ô Nhiễm Nhiệt Điện Than và Lựa Chọn Công Nghệ vì Sự Phát Triển Bền Vững. GreenID 07.2017. www.greenidvietnam.org.vn

4/ Quy Hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 là Quy hoạch Hủy diệt Sức Khoẻ và Môi trường Sinh thái, đổi lấy Kinh tế không hiệu quả. Nguyễn Đức Thắng, 14.19.2017

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



5/ Môi Trường Việt Nam 2017: Ô nhiễm do công nghiệp và do chính con người. RFA 01/02.2018,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



6/ Việt Nam có thể đạt 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050. Nguyễn Khắc Nhẫn. Viet Ecology Foundation, 22.6.2017

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#4 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 01/02/2018 - 08:19

Quê hương tôi, có con sông đào xinh xắn
Nước tuôn trên đồng vuông vắn
Lúa thơm cho đủ hai mùa
Dân trong làng trời về khuya vẳng tiếng lúa đê mê.

(Tình hoài hương - Phạm Duy.)

BA TRĂM NĂM ĐBSCL ĐẾN VỚI CON KÊNH VĨNH TẾ
Tác Giả: Ngô Thế Vinh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ trái, TS Lê Phát Quới, Th.S Nguyễn Hữu Thiện, KS Phạm Phan Long, TS Lê Anh Tuấn, Ngô Thế Vinh, TS Dương Văn Ni, BS Nguyễn Văn Hưng. Trên khối đá, ghi khắc thời điểm 31.03.1966 là ngày tướng Nguyễn Cao Kỳ ký nghị định chính thức thành lập Viện Đại Học Cần Thơ, với GS Phạm Hoàng Hộ là Viện trưởng Sáng lập đầu tiên. [photo by tài xế Sang]

Mọi lý thuyết đều màu xám duy cây đời vẫn mãi xanh tươi.
Johann Wolfgang von Goethe / Faust 1808 ‘Studierzimmer’

NGÔ THẾ VINH

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

DRAGON VÀ ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Chúng tôi cùng hẹn gặp nhau ở Cần Thơ đầu tháng 12. Thực ra chúng tôi đã biết nhau từ trước do “văn kỳ thanh” qua những trăn trở chung về hệ sinh thái sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Đoàn hôm nay gồm 7 người. Buổi sáng, dự tính khởi hành sớm nhưng theo yêu cầu của người viết, muốn được trở lại thăm Đại học Cần Thơ, nay với thêm DRAGON – Mekong Institute là Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu mà TS Lê Anh Tuấn trong đoàn hiện là Phó Viện trưởng. Có thể nói Đại học Cần Thơ có một thư viện / Trung tâm Học liệu khang trang và đẹp nhất theo tiêu chuẩn thư viện Mỹ. Trên lầu 3 của Thư viện là Phòng Truyền thống, với đôi nét lịch sử Đại học Cần Thơ, cả với hình ảnh các Viện Trưởng [sau 75 gọi là Hiệu Trưởng] từ ngày thành lập tới nay. [Hình 2]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 2: Những Hiệu trưởng Viện Đại học Cần Thơ từ ngày thành lập tới nay; từ trái: 1. GS Phạm Hoàng Hộ, 1966-1970; 2. GS Nguyễn Duy Xuân, 1970-1975; 3. Ông Phạm Sơn Khai, 1976-1989; 4. GS Trần Phước Đường, 1989-1997; 5. TS Trần Thượng Tuấn, 1997-2002; 6. TS Lê Quang Minh, 2002-2006; 7. GS Nguyễn Anh Tuấn, 2007-2012; 8. TS Hà Thanh Toàn, 2013-2017 đến nay. [photo by Lê Anh Tuấn]

Điều mới mẻ với tôi, kể từ chuyến viếng thăm trước là Đại học Cần Thơ có thêm Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu / DRAGON – Mekong Institute.
[DRAGON: Delta Research and Global Observation Network]. Viện được chính thức thành lập ngày 20.11.2009. Trong buổi lễ khai mạc, GS Nguyễn Anh Tuấn Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ lúc đó và Đại sứ Hoa Kỳ Micheal W. Michalak đã ký một Thỏa ước thiết lập quan hệ hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm lâu dài giữa hai châu thổ sông Mekong và sông Mississippi, trong đó nhấn mạnh các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu với những biện pháp giảm thiểu và cả thích nghi. Cùng ngày là lễ khánh thành trụ sở Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu trong khuôn viên Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ. Có thể nói đây là bước mau chóng triển khai “Sáng kiến Hạ lưu Sông Mekong / Lower Mekong Initiative / LMI” của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trước đó 5 tháng với khởi đầu là bước kết nghĩa giữa hai Uỷ Hội Sông Mekong / MRC và Uỷ Hội Sông Mississippi (07.23.2009). [3]

Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Đại học Cần Thơ, là đơn vị nghiên cứu khoa học đa ngành nhằm phục vụ cho việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, sản xuất nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; xây dựng chiến lược và kế hoạch thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu cho các địa phương vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Viện cũng phối hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học và chia sẻ kinh nghiệm giữa các viện, trường trong và ngoài nước, đặc biệt là giữa trường Đại học Cần Thơ với các địa phương ở ĐBSCL trong nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Website:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 3: Trước giờ khởi hành, đoàn khảo sát môi sinh ĐBSCL chụp hình trước Viện Nghiên Cứu Biến đổi Khí hậu/ DRAGON – Mekong Institute (tấm bảng hiệu khuất sau lùm cây xanh), từ trái: TS Dương Văn Ni Khoa Quản lý Tài Nguyên Thiên nhiên ĐHCT, TS Lê Phát Quới Viện Tài Nguyên Môi Trường ĐHQG Tp. H.C.M, Ngô Thế Vinh, TS Lê Anh Tuấn Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu ĐHCT, KS Phạm Phan Long Hội Sinh Thái Việt, Th.S Nguyễn Hữu Thiện Chuyên gia Vùng Đất Ngập / Wetlands, BS Nguyễn Văn Hưng. [photo by tài xế Sang]


MỘT THOÁNG CHÂU ĐỐC
Lộ trình từ Cần Thơ tới Châu Đốc đường khá tốt đi khoảng 5 tiếng. Xe chạy men theo bờ Sông Hậu, ngang thị xã Long Xuyên nơi có Đại học An Giang, anh Võ Tòng Xuân Hiệu trưởng sáng lập đầu tiên thì đã về hưu, nay anh được mời về làm Hiệu trưởng một Đại học tư Nam Cần Thơ, anh Xuân còn có biệt hiệu là “Hai Lúa” dù đã bước qua tuổi cổ lai hy nhưng anh vẫn nhiều lần bay xa tới tận Châu Phi, giúp Sierra Leone đưa kỹ thuật “văn minh lúa nước” từ ĐBSCL sang Phi Châu với tham vọng giúp lục địa này phát triển lương thực bền vững và vượt qua cơn thiếu đói.

Mỗi lần trở lại với con sông Mekong và ĐBSCL với tôi như một tiếng gọi quyến rũ, như một cuộc trở về, để tìm tới những vùng đất đai, những khúc đoạn khác của con sông Mekong, do những bước phát triển không bền vững / unsustainable developments khiến toàn thể hệ sinh thái không ngừng bị tổn thương suy thoái và nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Rồi ra thế hệ sắp tới có thể không còn cơ hội để thấy được sinh cảnh phong phú nhưng quá mong manh của dòng sông và sẽ trở thành “Con Sông của Quá Khứ.” Và những ai xa quê thì cũng vẫn mong được trở về với mái nhà xưa tìm lại cánh đồng xanh mùa màng ngày cũ.
Dọc đường có thể quan sát một số điểm sạt lở bờ Sông Hậu. Ghé qua Ô Long Vĩ để xem đê lúa cao sản ba vụ. Đoàn tới Châu Đốc vào buổi xế trưa,

Châu Đốc trước kia là tên một tỉnh, nay là tên một thành phố thuộc tỉnh An Giang sát biên giới Việt Miên. [tỉnh lỵ của An Giang nay là thành phố Long Xuyên]. Cư dân Châu Đốc khoảng hơn 150 ngàn dân, với các sắc tộc Kinh, Chăm, Hoa và Khmer, bao gồm nhiều tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, và đạo Hồi Islam với cộng đồng người Chăm Châu Giang; cư dân chủ yếu sống dọc theo bờ Sông Hậu, ven Quốc lộ 91.

Có khoảng 900 ngàn người Khmer sống nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long. Họ theo đạo Phật Tiểu Thừa sống đông nhất ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Châu Đốc nay là tỉnh An Giang. Nhà cửa của người Khmer vẫn đơn sơ nhưng nổi bật là các ngôi chùa tháp vàng uy nghi. Không xa chùa có tháp đựng tro cốt người chết sau khi được hỏa thiêu; người Khmer không có nghĩa trang.

Qua công viên Ngã ba Sông Châu Đốc, nổi bật một Tượng đài cá Ba Sa cao 14 mét, chỉ riêng phần tượng cá đã nặng tới 3 tấn màu sáng bạc chói chang trong nắng, như một biểu tượng tôn vinh nông ngư dân ĐBSCL đã thuần dưỡng thành công trong các làng bè một giống cá ngon có chất lượng thay thế cho nguồn cá sông thiên nhiên ngày một cạn kiệt. Ba Sa có tên khoa học là Pangasius bocourti, là loài cá da trơn được nuôi nhiều ở ĐBSCL và cả lưu vực Sông Chao Phraya Thái Lan.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 4: Cá Ba Sa tên khoa học là Pangasius bocourti, là loài cá da trơn được thuần dưỡng nuôi nhiều trên các làng bè nơi ĐBSCL.

Cá Ba Sa chiếm hơn nửa sản lượng cá nuôi hàng năm nơi ĐBSCL. Hàng ngàn làng bè đầu nguồn sông Hậu nơi các tỉnh An Giang (Châu Đốc), Đồng Tháp (Hồng Ngự) không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng. Không những thế, phi-lê cá Ba Sa nay đã trở thành một thương hiệu / brand name được ưa chuộng ở nhiều thị trường trên thế giới. [Hình 4]

Từ chân tượng đài, nhìn sang bên kia sông là một cồn lớn, như một tháp ghép lịch sử / historic transplant, đang có khoảng 12 ngàn người Chăm sinh sống trên đó, dân địa phương quen gọi họ là Chà Châu Giang, do nước da sậm và họ theo đạo Hồi.

Khi Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi tới Châu Đốc, thì Thoại Ngọc Hầu được giao trọng trách đào con kênh Vĩnh Tế, và một số người Chăm được điều động tới đây. Họ rất đắc lực trong vai trò đôn đốc tám chục ngàn sưu dân người Việt, người Khmer rất gian khổ ngày đêm đào con kinh Vĩnh Tế trong suốt 5 năm với rất nhiều tổn hại nhân mạng. Sau khi kênh Vĩnh Tế hoàn tất, triều đình Huế xem đây như thành quả to tát và để thưởng công cho đám người Chăm này, vua Minh Mạng đã chiêu dụ cấp đất cho họ lập thành 7 làng, sau này có thêm làng Đa Phước. Đến nay họ sống khá cách biệt chuyên nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa nên còn có tên là Cồn Tơ Lụa / Koh Kaboăk và họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa Champa. Tôi có người bạn vong niên từ hồi báo Bách Khoa trước 1975, anh Dohamide sinh ra và lớn lên nơi đây; anh là cây bút lâu năm uy tín viết chuyên khảo về lịch sử văn hoá Chăm. Có giai thoại cho rằng tên Việt Nam Đỗ Hải Minh của anh là do ông Ngô Đình Nhu đặt cho. Anh Dohamide thì hiện đang sống ở Mỹ.

Nhìn lên bầu trời xanh rồi như một flashback, tôi không sao quên được cảm xúc buổi chiều ngày hôm đó khi khi bước xuống ghe giã từ Đa Phước, ngôi làng lịch sử còn đầy ắp những hoài niệm của quá khứ. [1]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 5: bên chân tượng đài cá Ba Sa, biểu tượng phát triển ngành thủy sản của Châu Đốc. Ba Sa là loại cá nuôi được ưa chuộng và đang bơi ra xa khắp thế giới; [photo by Nguyễn Hữu Thiện]


BÀ NGOẠI VỚI CHIẾC IPAD
Rời Châu Đốc xe rời quốc lộ chạy vào những con đường làng nhỏ tráng nhựa thô sơ, quá hẹp cho xe hơi chạy hai chiều, đường chủ yếu cho xe gắn máy và xe đạp. Xe dừng ở xã Vĩnh Châu. Ấn tượng nhất là hình ảnh bà Ngoại ngồi chồm hổm với chiếc iPad nói chuyện với đứa cháu ngoại mãi tận bên Hàn quốc, bà có một đứa con gái lấy chồng Hàn, nó vẫn gửi tiền về cho mẹ và cả chiếc iPad để cho Ngoại nói chuyện với cháu cho đỡ nhớ. Và đây có thể là trường hợp may mắn của một cô gái Cửu Long lấy chồng xa, có đời sống vật chất đủ để có thể bảo bọc cho gia đình, quán xuyến lo cho mẹ và các em nơi quê nhà.

Không còn hình ảnh cũ ước lệ nhưng thân thương, bà Ngoại nằm đưa võng ôm cháu mà ru mấy tiếng à ơi. Hay câu ca dao rất quen thuộc mà tưởng như đã rất xa:

Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu

Nay thì không ít cô gái Cửu Long, không còn kiên nhẫn chờ ngày được má gả chồng, chính các cô đã tự tìm đường bươn trải, tự kiếm cho mình một tấm chồng thường ở một xứ sở xa lắc xa lơ, như Đài Loan, Hàn Quốc hay Trung Quốc… nhưng rồi với iPhone iPad thì các cô biết rất rõ má mình đang ở đâu và cả bao xa. Nhưng trong số đó cũng phải kể tới không thiếu những cô gái Việt bất hạnh gặp nghịch cảnh, sống trong tăm tối tuyệt vọng và cũng không sao tìm được một con đường về.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 6: bà Ngoại ngồi chồm hổm với chiếc iPad nói chuyện với đứa cháu ngoại mãi tận bên Hàn quốc, bà có một đứa con gái lấy chồng Đại Hàn, nó vẫn gửi tiền về cho mẹ và cả chiếc iPad để cho Ngoại nói chuyện với cháu cho đỡ nhớ. [photo by Ngô Thế Vinh]

Hỏi Ngoại thêm về nước dùng thì 100% là từ nước giếng bơm. Đây cũng là mối ưu tư của TS Dương Văn Ni từ Đại Học Cần Thơ: sông nước thì lênh láng mà vẫn thiếu nước dùng, và tầng nước ngầm thì không phải là vô hạn và ngày càng suy xụp. Th.S Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia vùng đất ngập / wetlands đã hơn một lần đưa ra những con số báo động: “Nông thôn vùng sông nước Cửu Long bây giờ toàn xài nước ngầm; có khoảng 1 triệu giếng khoan mỗi ngày rút lên 2 triệu mét khối nước ngầm, dùng cho sinh hoạt đủ thứ, vậy nên ĐBSCL đang bị sụt lún nhanh gấp 10 lần nước biển dâng.” Nhà nước hay Bộ Tài nguyên & Môi trường, ai sẽ đưa ra câu trả lời rốt ráo cho “vấn nạn nước” trong thập niên tới.

Quan tâm của anh Dương Văn Ni là làm sao bảo vệ nguồn nước mặt khỏi ô nhiễm và của anh Phạm Phan Long làm sao gia tăng dự trữ tầng nước ngầm, là mối ưu tư nặng trĩu trong lòng chúng tôi trong suốt cả chuyến đi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 7: Quanh năm làm lúa 3 vụ nhưng vẫn theo phong cách lao động tay chân; từ trái, (a) phơi lúa trên sân đất, (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hạt lúa dài cao sản, © vẫn oằn vai vác các bao lúa về kho. [photo by Ngô Thế Vinh]


ĐẾN VỚI HAI CON ĐẬP TRÀN HUYỆN TỊNH BIÊN

Ra lại Quốc lộ 91, theo con kênh Vĩnh Tế tới huyện Tân Biên. Đoàn dừng chân nơi có hai con đập tràn Tha La và đập tràn Trà Sư.
TS Dương Văn Ni bước xuống chân con đập Trà Sư, bắt đầu giải thích: “Hai con đập Trà Sư và Tha La là loại đập tràn / spillway rubber dam, lúc thiết kế dự tính là chiều cao mực nước lúc cho tràn sẽ thay đổi tùy theo tình hình lũ thượng nguồn, nên họ sử dụng “phao khí”, tức là nếu cho nước tràn sớm thì bơm ít khí, nếu cho nước tràn trễ thì bơm nhiều ống khí sẽ căng lên. Nhưng từ khi thiết kế kỹ thuật phao khí đến nay, bắt đầu từ năm 2000 thì chỉ có xả đập hay đóng đập, chứ không cho đập tràn như dự kiến. Đây cũng là câu hỏi kỹ thuật đặt ra cho việc vận hành các đập tràn? Có lẽ vì đập nầy chỉ vận hành đóng/mở (xả) trong thời gian qua và hiện nay phao khí cao su đã bị lão hóa, nên họ cho sửa lại như mình thấy.”

Anh Dương Văn Ni tiếp: “Không phải chỉ các đập tràn, mà toàn bộ hệ thống đê / lộ chạy dọc theo biên giới Việt Nam – Cambodia đã làm giảm lượng nước vào Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, nhằm làm tăng diện tích canh tác lúa cao sản 3 vụ bên phía Việt Nam nhưng đồng thời lại gây ngập cho phía Cambodia khiến nước bạn đã nhiều lần than phiền.” [Hình 8]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 8: TS Dương Văn Ni bước xuống chân con đập Trà Sư, xã Nhơn Hưng huyện Tịnh Biên; anh Ni giải thích: “đây là loại đập tràn, ngăn không cho lũ từ Cambodia tràn qua để bên này có thêm diện tích làm lúa cao sản 3 vụ”. [photo by Ngô Thế Vinh]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 9: TS Lê Phát Quới đứng bên con kênh Vĩnh Tế, với bên kia biên giới nước thì dâng lênh láng thấm đẫm phù sa và cá, là hình ảnh của sự sống và thiên nhiên tươi mát. [photo by Ngô Thế Vinh]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 10: trái, không còn lũ, bờ bên này là các rạch nước tù đọng ô nhiễm, với các giề lục bình mọc khắp nơi; phải, nông dân vẫn cắm cúi trồng lúa cao sản 3 vụ, làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn không dư dả và cả thiếu ăn. [photo by Ngô Thế Vinh]


XẢ LŨ HAI ĐẬP TRÀN THA LA VÀ TRÀ SƯ
Hai con đập tràn Tha La và Trà Sư được xây cất và bắt đầu đưa vào vận hành từ tháng 5 năm 2000 với vai trò điều tiết lũ từ Cambodia thượng nguồn đổ ra Biển Tây, vịnh Thái Lan. Xây đập tràn với mục đích ngăn lũ đổ về phía nam Quốc lộ 91 dọc theo con kênh Vĩnh Tế, nhằm bảo đảm Kế hoạch An ninh Lương thực, sản xuất lúa cao sản 3 vụ cho vùng trũng Tứ Giác Long Xuyên gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.
Theo số liệu của Công ty Thuỷ lợi An Giang thì tại đập tràn Tha La mực nước thượng lưu bên Cambodia là 2.95m và hạ lưu là 2.05m với mức chênh lệch là 0.9m; còn tại con đập tràn Trà Sư mực nước thượng lưu bên Cambodia là 2.94m và hạ lưu là 2.15m với mức chênh lệch là 0.8m.

Việc xả lũ 2 con đập tràn Tha La và Trà Sư được vận hành linh hoạt theo tình huống lũ từ thượng nguồn, kết hợp với nhu cầu nước của vùng dưới nhằm đảm bảo an toàn sản xuất lúa ba vụ, nhất là vụ lúa thu đông. Việc xả lũ có lợi ích tháo chua rửa phèn cho đất, làm sạch ô nhiễm cho vùng Tứ Giác Long Xuyên và phụ cận. Việc xả lũ còn có thêm lợi ích là mang phù sa như một thứ phân bón thiên nhiên màu mỡ cho hơn 20,000 hecta đất trồng trọt. Do đó mà sự kiện xả lũ được bà con nông dân coi như là một ngày vui, và có đông đảo bà con An Giang háo hức tụ về xem hai con đập tràn xả lũ như đi trẩy hội. [Hình 12]

Theo báo Tuổi Trẻ ghi nhận thì 2 năm trở đây đã có 2 đợt xả lũ: (1) Sáng ngày 22.10.2016, hai con đập tràn Tha La và Trà Sư đã được xả lũ. (2) Sáng ngày 22.09.2017, sớm hơn một tháng hai con đập tràn Tha La và Trà Sư đã được xả lũ nhằm đối phó với mưa lũ lên nhanh phía Cambodia thượng lưu so với cùng kỳ năm ngoái.

Người nông dân cho rằng kế hoạch xả lũ sớm hơn sẽ có lợi hơn nhiều: lũ vào làm vệ sinh cho đồng ruộng, rửa phèn tháo chua cho đất và nhất là đem tới phù sa đã khiến năng suất mùa lúa tới “trúng hơn”. Dòng lũ xả chảy cuồn cuộn còn kéo theo cả tôm cá, phải nói là người dân mừng rỡ là thế nào. Có cả nông dân đem vó ra đón lũ và lưới cá, một người đánh bắt được 5-6 kg cá tươi trong ngày dư dả cho bữa ăn giàu chất protein cho cả mấy gia đình.

Nhưng cũng để thấy rằng chính các đê bao chống lũ để làm lúa 3 vụ, đồng thời cũng làm mất đi 2 túi nước thiên nhiên quan trọng là khu Tứ Giác Long Xuyên và vùng trũng Đồng Tháp Mười rất cần thiết để cung ứng nước cho cả vùng châu thổ trong mùa khô.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 11: sáng ngày 22.09.2017 con đập tràn Tha La và đập tràn Trà Sư) của tỉnh An Giang được xả lũ sớm hơn một tháng nhằm đối phó với mưa lũ lên nhanh phía Cambodia thượng lưu so với cùng kỳ năm ngoái. Đường ống cao su chạy suốt chiều ngang đập tràn là “phao khí”. [nguồn: Tuổi Trẻ Online 22.09.2017]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 12: Dân An Giang vui mừng rủ nhau đi xem xả lũ như ngày trẩy hội. Người nông dân cho rằng kế hoạch xả lũ sớm hơn sẽ có lợi hơn nhiều: lũ vào làm vệ sinh cho đồng ruộng, rửa phèn tháo chua cho đất và nhất là đem tới phù sa đã khiến năng suất mùa lúa tới “trúng hơn”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 13: Đúng 8 giờ sáng ngày 22.09,2017 đập tràn Tha La bắt đầu xả lũ, một giờ sau cùng ngày con đập tràn Trà Sư cũng xả lũ. Dân chúng không dấu được nỗi hân hoan khi thấy nước lũ cuồn cuộn chảy về hạ lưu mang theo bao nhiêu phù sa và cá vào trong ruộng đồng. [nguồn: Tuổi Trẻ Online 22.09.2017]


KÊNH VĨNH TẾ CON KÊNH LỊCH SỬ
Khi nói về lịch sử con kênh Vĩnh Tế, anh Dương Văn Ni thêm một nét chấm phá pha chút hài hước: “Vĩnh Tế là tên bà vợ Thoại Ngọc Hầu, vậy mà cũng có người giải thích kênh Vĩnh Tế là con kênh chiến lược về kinh tế…”
Thoại Ngọc Hầu, tục danh Nguyễn Văn Thoại, người gốc Điện Bàn Quảng Nam, theo phò chúa Nguyễn Ánh rất sớm và được trọng dụng. Năm 1818, ông được bổ làm Trấn thủ Vĩnh Thanh, tại đây ông có công điều động dân binh đào con kênh Đông Xuyên, vì những lợi ích kinh tế to lớn, nên kênh ấy được nhà vua cho đặt tên ông là Thoại Hà, ngọn núi Khâu Sơn gần đó cũng có tên là Thoại Sơn.

Năm 1819, Thoại Ngọc Hầu lại được lệnh vua Gia Long đào thêm một con kênh lớn hơn nhiều chạy thẳng từ Châu Đốc, tỉnh An Giang xuống đến Kiên Lương tỉnh Kiên Giang nhập vào sông Giang Thành tới cửa Hà Tiên đổ ra Biển Tây tức vịnh Thái Lan.

Trong suốt thời gian đào kênh, Thoại Ngọc Hầu đã được bà vợ là Châu Thị Vĩnh Tế người Vĩnh Long hết lòng cùng chồng đốc suất dân binh làm việc ngày đêm, kéo dài suốt 5 năm cho tới ngày con kênh hoàn tất 1824. Vua Minh Mạng cảm phục công sức khó nhọc của bà nên đã lấy tên bà đặt cho con kênh chiến lược này là kênh Vĩnh Tế, và ngọn núi Sam gần đó là Vĩnh Tế Sơn. Không những thế, hình kênh Vĩnh Tế còn được vua Minh Mạng cho khắc trên chiếc Cao Đỉnh với dòng chữ Vĩnh Tế hà / 永濟河. Cao Đỉnh là chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh để thờ Thế Tổ Cao Hoàng đế tức vua Gia Long. [Hình 14]

Kênh Vĩnh Tế chảy song song với đường biên giới Việt Miên, dài ngót 90 km, rộng 30 m, độ sâu trung bình 2.5 m; không chỉ là một công trình thuỷ lợi có giá trị kinh tế to lớn nhưng quan trọng hơn thế nữa còn là một con hào chiến lược có giá trị quốc phòng bảo vệ vùng đất dọc biên giới.
Đến với con Kênh Vĩnh Tế cũng là đến với một chặng đường lịch sử trải dài ngót 200 năm với nhiều máu, mồ hôi và nước mắt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 14: Kênh Vĩnh Tế là con sông đào lịch sử dài hơn 90 km chảy thẳng từ Châu Đốc xuống Hà Tiên, là một công trình đồ sộ gắn liền với tên tuổi Thoại Ngọc Hầu. Công trình khai phá bất hủ ấy được vua Minh Mạng cho khắc hình trạm trên Cao Đỉnh với dòng chữ Vĩnh Tế hà / 永濟河 / Sông Vĩnh Tế. Cao Đỉnh là chiếc đỉnh đầu tiên, thờ vua Gia Long, Thế tổ Cao Hoàng đế, là một trong 9 chiếc Đỉnh / Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc năm 1835 hoàn thành 1837, đặt trước sân Thế miếu, và nay vẫn còn nguyên vẹn trong Hoàng thành Huế. [nguồn: Báo Ảnh VN, photo by Trần Thanh Giang]


LỊCH SỬ KHMER MỘT CÁI NHÌN KHÁC
Với người Khmer, lịch sử ngót 200 năm của con kênh Vĩnh Tế là một cơn ác mộng. Vẫn lưu truyền trong dân gian Khmer, qua các câu chuyện kể, và cả bằng sách vở nữa của các vị sư sãi Miên là đã có hàng chục ngàn sưu dân Khmer bị Bảo Hộ Thoại Ngọc Hầu bắt làm khổ sai đào con kênh Vĩnh Tế từ Châu Đốc ra tới Hà Tiên mà người Khmer gọi là Canal de Prêk Yuan với bao nhiêu lầm than và chết chóc, rồi cả đến câu chuyện quái đản cùa người Pháp về “Vị Quan Triều Nguyễn Trương Minh Giảng chôn sống ba người Khmer ngập tới cổ rồi dùng đầu họ làm kiềng ba chân đặt nồi nấu cơm.” Thật và không thật, các câu chuyện ấy vẫn được những người Khmer chống Việt Nam rêu rao như một bằng chứng hành hạ độc ác của người Việt mà họ miệt thị gọi là bọn Yuon. [Hình 15]

Gia Tài Thù Hận Việt Khmer. Ngay cả sang cuối thế kỷ XX vẫn dấy lên những phong trào người Khmer bài Việt. Bấy lâu bị điều kiện hóa trong cảm giác thường trực bất an và luôn luôn bị ám ảnh về quá khứ bành trướng của người Việt với cuộc Nam Tiến, nên mọi chiến dịch chống Việt Nam bất kỳ trong hoàn cảnh nào vẫn đáp ứng một phần tâm tư thầm kín của người dân Khmer. Đối với các nhà hoạt động chánh trị Cam Bốt mị dân hay không, thì bài xích chống Việt Nam là một bằng chứng yêu nước.

Không ai ngạc nhiên cứ thỉnh thoảng lại xảy ra những vụ thảm sát “cáp duồn” người Việt sống trên đất Chùa Tháp rất ư là kinh hoàng. Lâu lâu lại có hàng trăm xác người kể cả đàn bà và trẻ em bị người Khmer chặt đầu mổ bụng thả trôi trên con sông Mekong loang máu, vẫn là cảnh tượng hãi hùng gây xúc động cho toàn thế giới.

Ngay thời Lol Nol, một chính quyền thân Mỹ cũng đã phát động một cuộc tổng ruồng bắt và “cáp duồn” người Việt khủng khiếp nhất trên quy mô cả nước. Đến thời kỳ Khmer Đỏ, một số lớn người Việt cũng đã bị thảm sát qua các cuộc tẩy sạch chủng tộc / ethnic cleansing. Không cần che dấu ngay giữa thủ đô Nam Vang trên những bức tường, những dòng chữ khích động chiến dịch giết hết người Việt trên đất Chùa Tháp; cả bằng tiếng Pháp tiếng Anh nhắm vào ống ảnh của đám ký giả ngoại quốc: “We must kill all Viets in Cambodia”. Thời Khmer Đỏ, Pol Pot không chỉ giết người Việt, mà còn tra tấn sát hại rất nhiều người Khmer bị nghi là thân Việt Nam với tội danh gán cho họ là bọn “xác Khmer hồn Việt”, như thứ cỏ dại cần phải tiễu trừ. Rồi cũng Pol Pot tố cáo ngược lại chính Việt Nam mới là thủ phạm của bấy nhiêu sọ người trên khắp Những Cánh Đồng Chết ở Cambodia và không phải là không có những người Khmer cả tin như vậy.

Dù đã trải qua nhiều thế hệ sống trên xứ Chùa Tháp, đám người Việt tha hương này vẫn luôn luôn bị nghi kỵ và cả thù ghét. Cáp Duồn là những đợt người Khmer nổi dậy tàn sát cắt cổ người Việt không phải chỉ có trên đất nước Cam Bốt mà ngay cả nơi ĐBSCL trong “Mùa Thổ Dậy” là những ngày đẫm máu kinh hoàng chẳng thể nào quên.

Con số người Việt hiện ở Cam Bốt là 200 ngàn, 400 ngàn, hay hơn một triệu – không ai biết chắc. Đám người Việt tha phương ấy, cùng với cộng đồng người Chăm, cư ngụ dọc theo hai bên bờ sông Mekong, sông Tonle Sap và tập trung quanh Biển Hồ, sống trên những căn nhà sàn tạm bợ chênh vênh trên những cây cột cao có thể gỡ ra chất lên ghe xê dịch trên mặt hồ theo mùa nước lên xuống. Đa số sống bằng nghề hạ bạc đánh cá làm cá thuê vô cùng vất vả. Cực thì có cực nhưng họ đã đặt chân trên một vùng đất lên dễ khó về. Nam Vang lên dễ khó về Trai vô bạn biển, gái về tào kê

“Chống Việt Nam” bằng bất cứ giai thoại nào đúng hay sai vẫn luôn luôn là một chiêu bài ăn khách và thu phiếu cho bất cứ cuộc vận động tranh cử nào ở Cambodia. Khó mà tìm được một người Khmer nói tốt về người Việt đang sống trên đất nước của họ. Một thành viên nhóm bảo vệ nhân quyền đã kể lại với ký giả báo Far Eastern Economic Review (1994): “Nếu có được quyền lựa chọn thì đa số người Khmer đều muốn tống xuất tất cả người Việt ra khỏi Cambodia.” Người Khmer có thể chia rẽ nhưng họ luôn đoàn kết trên mặt trận chống người Việt bắt nguồn từ “mối thù hận lịch sử.”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 15: trái, (a) Cuốn sách tiếng Pháp có tựa đề “Sự sát nhập nước Cambodge bởi người Việt vào Thế kỷ XIX” với hình bìa là ký hoạ cảnh “Vị Quan Triều Nguyễn chôn sống ba người Khmer ngập tới cổ rồi dùng đầu họ làm kiềng ba chân đặt nồi nấu cơm”; (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phải, “Điều tệ hại nhất đã qua rồi”, “Chúng ta phải giết bọn Yuon – tức người Việt” đó là những khẩu hiệu chống Việt Nam thời Lol Nol; © sơ đồ Canal de Prêk Yuan, tên Khmer của con kênh Vĩnh Tế, với ghi chú tiếng Pháp: Canal de Prêk Yuan ou Canal de Vinh Te Reliant la Rivière de Chau Đoc à Hà Tien, trang 394 sách đã dẫn [tư liệu Ngô Thế Vinh]


ĐẾN TRI TÔN ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG MÁU LỆ
Từ Tịnh Biên theo quốc Lộ 91, hướng nam qua Chi Lăng là TT Huấn Luyện cũ thời VNCH, qua rặng Núi Cấm đứng uy nghi phía tây. Đường tới Tri Tôn, hai bên toàn màu xanh với những cây thốt nốt và cả các mái chùa vàng uy nghi kiến trúc Khmer.
Nhưng tới với Tri Tôn cũng là đi trên một con đường máu lệ: không thể không nhớ tới địa danh thị trấn Ba Chúc và Chùa Phi Lai, là những Cánh Đồng Chết / Killing Fields, tưởng như mới hôm qua. Những cuộc thảm sát người Việt của Khmer Đỏ trải dài bên tả ngạn con kênh Vĩnh Tế xuống tới Hà Tiên ra xa tới đảo Thổ Chu.

- 18.04.1978: Khmer Đỏ tràn vào thị xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang giết 3,157 thường dân bị sát hại
- 20.04.1978: Khmer Đỏ đến chùa Phi Lai bắn giết thêm 150 thường dân
đang lẩn trốn tại đây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 16: trên, Cánh Đồng Chết vùng quanh Núi Tượng và Núi Dài thị trấn Ba Chúc huyện Tri Tôn tỉnh An Giang tháng 4 năm 1978; dưới: nhà Mồ Ba Chúc tưởng niệm 3,157 thường dân bị Khmer Đỏ sát hại [nguồn: báo Kiến Thức & Wikipedia tiếng Việt]


[Nói tới các vụ thảm sát của Khmer Đỏ, không thể không nhắc tới một vụ thảm sát sớm hơn trên đảo Thổ Chu. Ngày 12.05.1975, Khmer Đỏ tràn qua đánh chiếm đảo Thổ Chu, thuộc tỉnh Kiên Giang giết và bắt toàn bộ 515 cư dân trên đảo, trong số đó có hai mẹ con nữ sĩ Phùng Thăng. Theo nhà văn Trần Hoài Thư, bạn học cùng lớp với Phùng Thăng, chị nổi tiếng với bản dịch “Câu Chuyện Dòng Sông” của Herman Hesse, dịch chung với người chị là Phùng Khánh. Chị Phùng Thăng và con đã chết bi thảm trên hòn đảo nhỏ Thổ Chu, nằm phía cực tây nam đảo Phú Quốc, lúc ấy chị mới 32 tuổi cùng với con gái Tiểu Phượng 9 tuổi.]

GIẢI LỜI NGUYỀN: MEKONG DÒNG SÔNG NỐI KẾT

Bước vào Thiên niên kỷ Thứ Ba của toàn cầu hoá / globalization, để thấy rằng biên giới chánh trị giữa các quốc gia chỉ là một làn ranh ảo. Không hề có biên giới trong toàn hệ sinh thái / ecosytem của con Sông Mekong. Con Sông Mekong không chỉ là mạch sống / lifeline của hai dân tộc Việt Khmer mà còn là một sợi dây nối kết chung sống hoà bình giữa các quốc gia chứ không phải là nguyên nhân gây chia rẽ.

Bên trong và bên ngoài, cùng những trăn trở chung về Hệ Sinh thái Sông Mekong, chúng tôi cùng hướng tới một mẫu số chung: phác thảo kế hoạch từng bước bền vững khai thác tài nguyên con Sông Mekong, cùng phấn đấu cho những bước phát triển đồng bộ cho toàn lưu vực, với tầm nhìn toàn vùng / regional vision chứ không phải cục bộ.

Một ví dụ: Khi chia sẻ với một số chuyên gia trong nước và ông Senglong Youk, Phó Giám Đốc Liên Hội Ngư Nghiệp (Deputy Executive Director at Fisheries Action Coalition Team, FACT) và Phát Ngôn Viên cho Nhóm Bảo Vệ Tonle Sap (Tonle Sap Lake Waterkeeper, TSW), KS Pham Phan Long đề nghị để cứu vãn Biển Hồ Tonle Sap, Cambodia và Việt Nam cần hợp tác vận động việc phối hợp quy trình vận hành tất cả các đập Mekong để bảo đảm Biển Hồ Tonle Sap đạt đủ dung lượng 80 tỉ mét khối lũ cần để phục hồi hệ sinh thái Biển Hồ đồng thời có nước để chảy về ĐBSCL lượng nước cần cho sinh hoạt, bảo đảm khả năng chống hạn và xâm mặn vào mùa khô. Số nước cần thiết cho ĐDBSCL vào mùa khô theo GS Trương Đình Dụ và Th.S Trương Thu Hằng là khoảng 10 tỉ mét khối và theo ước tính TS Lê Anh Tuấn Viện DRAGON thì vận tốc dòng chảy để đẩy mặn là 10,000 m3/s.

Một ví dụ khác: KS Phạm Phan Long và một số thành viên của các tổ chức bảo vệ Môi sinh đang có những vận động thuyết phục về tính khả thi nhằm triển khai Năng Lượng Tái Tạo / NLTT thay vì tiếp tục 7 dự án thuỷ điện của Lào, 2 của Cambodia, và để cùng thấy rằng mọi phía trong toàn lưu vực / Mekong Basin đều có lợi / win-win situation, theo đúng hướng đi thời đại về năng lượng xanh của toàn cầu. (5)

Để hoá giải mối thù hận Việt Khmer như một tồn tại lịch sử, tuy vô cùng khó khăn nhưng vẫn phải có bước khởi đầu để hướng tới. Điều thiết yếu là phải có một giới lãnh đạo mạnh từ hai quốc gia, với tầm nhìn lịch sử, có quyết tâm chánh trị, có hậu thuẫn của dân chúng, để can đảm cùng nhau mở ra những vết thương tuy đau đớn nhưng có cơ hội chữa lành.

Năm 2018, sẽ là một năm của ước vọng hàn gắn / healing process những đổ vỡ, phục hồi niềm tin, tiến tới triển vọng hợp tác trong “Tinh Thần Sông Mekong / Mekong Spirit” như một mẫu số chung để cùng nhau phát triển, cùng nhau hướng tới một tương lai thịnh vượng chung và hòa bình cho toàn vùng.

THAY LỜI KẾT: MỘT KHOẢNH KHẮC BÌNH AN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình 17: TS Dương Văn Ni và người viết đang giúp mấy cháu bé hồn nhiên hái trái cây trứng cá bên tả ngạn bờ Sông Hậu, nơi sát một khúc sông đang bị sạt lở. Cầu mong cho thế hệ các cháu vẫn còn được sống trong một môi trường xanh nhưng rồi ra, ai sẽ bảo vệ vùng trời quê hương rất đáng sống ấy cho các cháu. [photo by Phạm Phan Long]


NGÔ THẾ VINH
Châu Đốc – Tân Biên – Tri Tôn
12.2017


Tham Khảo:
1/ Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng. Ngô Thế Vinh, Nxb Văn Nghệ California 2000
2/ Vực Dậy từ Tro Than, Đi qua những Cánh Đồng Chết. Ngô Thế Vinh. Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, Nxb Văn Nghệ California 2007
3/ The Mekong and Mississippi Sister-River Partnership: Similariries and Differences. Ngô Thế Vinh, Viet Ecology Foundation 09.09.2009;

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


4/ Xả lũ hai đập tràn Tha La, Trà Sư tạo phù sa cho hạ lưu. Tuổi Trẻ 22.10.2016. Xả lũ hai đập tràn Tha La, Trà Sư thu hút hàng trăm người dân trong tỉnh đổ về xem. Tuổi Trẻ 22.09.2017
5/ Blowing away the curse over the Mekong with its own Wind and Sunlight.
Phạm Phan Long; Viet Ecology Foundation 01.2018

#5 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 01/02/2018 - 12:01

Tui nhớ không lầm thì ông Thiên là cư dân đảo Thổ Chu ngày xưa đó lão V. Chuyện cáp Duồn người Việt ở đảo thì ông Thiên là nhân chứng sống đó .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 01/02/2018 - 12:11


Thanked by 1 Member:

#6 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 01/02/2018 - 12:46

Tui có nhớ, hình như tía của ông Thiên mới là quan trấn nhậm đão Thổ Chu hồi xưa.

#7 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 06/02/2018 - 15:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cầu Vàm Cống chụp vào ngày 13-5-2016 khi tôi đi phà Vàm Cống về Long Xuyên ăn giỗ anh HOATINH.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cứ tưởng là năm 2017 qua Sông Hậu không còn phải chờ phà nữa, ai dè bị trục trặc sao đó - nứt dầm thép ngang, nên vẫn chưa thông xe và qua sông vẫn còn phải lụy phà.
Ảnh dưới là hình chụp vừa rồi tháng 12/2017 ( đợt đi du ký Kênh Vĩnh Tế ) lúc sáng sớm từ bên Đồng Tháp sang Long Xuyên vẫn còn phải đi phà.

Cảnh đồng ruộng sông nước bao la sao mà thân thương, biết bao bồi hồi thương nhớ trong lòng. Khi đi dọc theo con Kênh Vĩnh Tế chợt nhớ đến nhà thơ Du Tử Lê ( để từ từ sẽ viết lại cảm xúc của mình ...)

Sửa bởi V.E.DAY: 06/02/2018 - 15:15


Thanked by 2 Members:

#8 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 18/03/2018 - 15:49

MÓN QUÀ CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ BÁN VE CHAI
FB Phạm Thanh Tòng
16-3-2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chủ nhân bức ảnh chú thích: “Bức ảnh này chụp vào trưa ngày 13/01/2014 tại quán cơm chay Thiên Phước 5000 đồng, địa chỉ 62 Nguyễn Chí Thanh, Phường 16, Quận 11 (SG). Một người đàn bà bán ve chai bước vào quán với bao gạo và chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này vì đã cứu chị rất nhiều bữa đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng, cuối năm, chị dành mua 1 bao gạo và 1 chai dầu tặng lại quán để có thể giúp thêm những người khốn khó khác”.

Có lẽ đó là một trong những bức ảnh đẹp nhất về chân dung con người, trong hoàn cảnh đảo điên nhuộm nhoạm của xã hội ngày nay. Tôi cứ ngắm mãi khuôn mặt chị, đó là một người đàn bà chắc chắn đã trải qua rất nhiều khó khăn, đói khát. Một khuôn mặt điển hình của những người lao động vất vả ngoài đường.

Vậy mà trong khoảnh khắc ấy, chị thật đẹp. Vẻ đẹp tỏa ra từ bên trong, từ hành động cao cả, nghĩ đến người khác, những người khó khăn hơn mình, nên dù nghèo, chị vẫn gom nhặt từng đồng tiền lẻ để mua bằng được một bao gạo con con, một chai dầu ăn mang đến quán.

Trong cái thời buổi đồng tiền lên ngôi, tình người lạnh lẽo, lối sống ích kỷ lan tràn thì tấm lòng của người đàn bà bán ve chai lại càng đẹp hơn bao giờ hết. Nó cho thấy dù chị nghèo khó thật đấy, nhưng chị giàu có hơn vạn lần người khác, những người chưa một lần chìa tay ra san sẻ cho đồng loại.

Biết được câu chuyện này, chẳng phải chúng ta đang cảm thấy trái tim mình ấm áp, tâm hồn mình thư thái và hạnh phúc hay sao? Bởi người đàn bà bán ve chai ấy, chẳng ai biết tên chị là gì, giờ đang tá túc ở đâu, nhưng hành động của chị đã cho chúng ta có thêm niềm tin, rằng những người tốt và những tấm lòng cao cả ở đời còn nhiều lắm. Họ là con người đúng nghĩa với những điều tốt đẹp nhất của danh từ này.

Tôi tin những người như chị, nếu làm người bán hàng sẽ không bao giờ gian tham dối trá hay bớt xén của ai một đồng một hào nào. Nếu làm người công nhân, sẽ có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình. Nếu làm một công chức, sẽ cống hiến tận tâm cho xã hội.

Một cộng đồng muốn tốt đẹp thì không thể không dựa vào từng cá nhân tốt đẹp, một cái cây muốn tươi tốt, bền chắc thì phải có bộ rễ khỏe mạnh. Đạo đức là gốc rễ của mọi vấn đề. Tiếc là ngày nay, xã hội vì quá coi trọng đồng tiền nên đã xem thường nó, coi rẻ nó, khiến cho mọi thứ lộn xộn, đảo điên.

Chị chỉ quanh quẩn sáng tối với cái vỏ chai, mảnh giấy vụn. Hạnh phúc của chị chỉ là sau một năm làm ăn cần mẫn, mua được bao gạo, chai dầu đến cảm ơn quán cơm đã cứu đói chị và san sẻ tình thương cho những người đồng cảnh ngộ. Nhưng cuộc đời của chị, thanh sạch và đáng kính trọng biết bao nhiêu.

Những bài học lý thuyết về đạo đức, tình người sẽ không bao giờ khiến chúng ta thấm thía bằng hành động của người đàn bà bán ve chai ấy.

Cầu mong cho những tấm lòng cao cả ấy sẽ được tiếp nối, sẽ lan rộng ra để duy trì sự tốt đẹp và làm sáng thêm hai chữ “đạo nghĩa” trong đời sống này.

Thanked by 3 Members:

#9 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 01/08/2018 - 08:43

Nước từ Lào tràn về, dân miền Tây không kịp trở tay
Hàng nghìn ha lúa và hoa màu của người dân ở các tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long chìm trong biển nước.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhiều diện tích ngô ở Đồng Tháp bị ngập sâu. Ảnh: Cửu Long.

Nhiều ngày qua, nước từ thượng nguồn sông Mekong sau sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào đổ về kết hợp với triều cường dâng cao.

Rầu rĩ nhìn về ruộng dưa 4.000 m2 ngập lênh láng, anh Nguyễn Văn Dợt, ở xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) than vãn: "Lũ về sớm và lên quá nhanh. Nước ngập mấy tấc như thế này thì nhà tôi mất trắng". Chỉ về phía bờ ruộng lở, anh Dợt nói khi lũ mới về, vợ chồng anh đã cố đắp bờ, nhưng nước liên tục dâng khiến cả hai không thể cầm cự.

Không chỉ riêng anh Dợt, hàng nghìn nông dân An Giang đang trồng lúa và hoa màu trên những cánh đồng giáp ranh biên giới Campuchia, thuộc các huyện An Phú, Tịnh Biên, TP Châu Đốc, thị xã Tân Châu cũng đang chịu cảnh mất trắng do nước nước lũ nhấn chìm.

Tại Đồng Tháp, nhiều người sinh sống trên các cồn ở sông Tiền (huyện Hồng Ngự) không kịp trở tay khi nước lũ đổ về. Bà Lê Thị Muội (42 tuổi) nói rằng, những năm trước khi lũ lên thì toàn bộ hoa màu của người dân đã thu hoạch xong. "Nhưng năm nay nước về sớm khoảng 10 ngày làm chúng tôi không kịp trở tay", bà chép miệng. Chỉ vào đống sắn mới thu hoạch, bà Muội nói như mếu: "Mấy công sắn nhà tui bị ngập úng, hư hỏng, thương lái không thu mua".

Tại Long An, mấy ngày qua, người dân ở Thạnh Hưng (huyện Tân Hưng) - một xã vùng trũng Đồng Tháp Mười - đang gia cố đê bao, tháo nước ra ngoài để bảo vệ hơn 1.000 ha lúa hè thu sắp thu hoạch.

"Mỗi ngày nước lũ lên 5-7 cm, do hệ thống đê bao tại xã chưa hoàn thiện, nên bà con phải thu hoạch hàng chục ha lúa khi còn xanh, khiến năng suất giảm khoảng 30%", ông Võ Hùng Kiệt - Phó chủ tịch UBND xã Thạnh Hưng cho biết.

Không chỉ giảm năng suất, giá lúa cũng bị rớt theo. "Trước mùa vụ, các thương lái đã đến ruộng để đặt cọc mua lúa. Nhưng do thu hoạch khi lúa còn non nên bị giảm 1.000 đồng mỗi kg", nông dân Nguyễn Văn Đông than vãn.

Ngoài ra, theo người dân, việc gia cố đê bao, dùng máy bơm nước rút khỏi ruộng cũng đội thêm chi phí khoảng một triệu đồng mỗi ha, nên đa phần nông dân vụ này đạt lợi nhuận thấp.

Nước lũ 'diễn biến phức tạp'

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, mực nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long đang lên và còn diễn biến phức tạp. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long (An Giang) đang lên.

Cơ quan khí tượng đo đạt, ngày 29/7, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu là 2,87 m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 2,38 m. Đến 30/7, mực nước cao nhất trên sông Tiền 2,97 m; trên sông Hậu là 2,47 m.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người dân đầu nguồn miền Tây thu hoạch lúa non chạy lũ. Ảnh: Hoàng Nam.

Tiến sĩ Trần Bá Hoằng - Viện trưởng Khoa học thủy lợi miền Nam lý giải, sạu sự cố vỡ đập ở Lào, nước lũ đổ về các hồ đập ở Campuchia. Một số hồ chứa ở khu vực này xả lũ, kết hợp với mưa khiến mực nước ở Đồng bằng sông Cửu Long dâng cao. "Tuần này lượng mưa ở Lào giảm so với tuần trước, tuy nhiên nước lũ vẫn tiếp tục tăng nhanh", ông Hoằng nhận định.

Còn ông Lê Khương Bình - Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Đồng Tháp cho biết, nước lũ đầu nguồn miền Tây lên nhanh, khoảng 7-10 cm mỗi ngày. Ngoài mưa lớn kết hợp và sự cố vỡ đập ở Lào, nước lên còn do triều cường dâng cao. "Trong vài ngày tới, lũ tiếp tục lên nhưng cường xuất giảm lại, tăng khoảng 5-8 cm mỗi ngày", Giám đốc cơ quan khí tượng nói.

Dự báo, đến giữa tháng 8, đỉnh lũ đạt báo động 1 (trên sông Tiền tại Tân Châu đạt mức 3,5 m; sông Hậu tại Châu Đốc là 3 m). "Các vùng ngoài đê bao ở đầu nguồn tiếp tục bị lũ uy hiếp; chính quyền địa phương và người dân cần chủ động thu hoạch sớm lúa và hoa màu để giảm thiệt hại", ông Bình khuyến cáo.

Theo ông Võ Kim Thuần - Trưởng chi cục Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An, năm nay cường suất lũ tăng nhanh hơn năm trước. "Mực nước lũ đầu tháng 8 của các huyện đầu nguồn có thể cao hơn 0,2-0,3 m so cùng kỳ", ông Thuần nhận định.

Để đối phó với lũ, các tỉnh chịu ảnh hưởng đã chỉ đạo gia cố đê, bờ bao, bơm rút nước để cứu lúa, hoa màu, đồng thời xem xét hỗ trợ người dân bị ngập úng ở các vùng được nhà nước cho chủ trương xuống giống.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Gia cố đê bao chống lũ ở huyện đầu nguồn Tân Thạnh, tỉnh Long An. Ảnh: Hoàng Nam.

Cửu Long - Hoàng Nam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nước lũ đã dìa, ừ thì vụ mùa này có thiệt hại chút xíu thôi nhưng cái lợi thì nhiều hơn :

- Làm tươi mới ( refresh ) cho ruộng đồng.
- Rửa trôi đi các loại hóa chất thuốc trừ sâu, phân bón.
- Đám côn trùng phá hại làm ổ dưới đất sẽ chết ngộp, chết ngắc, chết hết, mùa sau đỡ sâu, rầy.
- Mang phù sa về cho ruộng đồng, mùa sau đỡ phân bón.
- Tôm cá từ thượng nguồn đổ về.

Thanked by 1 Member:

#10 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 02/11/2018 - 16:00

Quê hương yêu dấu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Một video clip tuyệt vời ông mặt trời, xem mà thấy nôn nao quá, nhớ quá !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cảnh này chắc chắn là tại Châu Đốc vì hàng cây thốt nốt đặc trưng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cảnh này chắc ở bên Mộc Hóa, mùa len trâu.

Chắc bây giờ nước đã giựt bớt rồi, tôm, cua, cá, rắn ... chắc cũng chẳng còn nhiều.
Mong chóng đến rằm tháng Mười anh em khắp bốn phương kéo dìa quê ăn giỗ anh HT, chỉ còn hơn nửa tháng nữa thôi.

Thanked by 1 Member:

#11 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 11/11/2018 - 19:40

BÚN !
Món bún nếu ăn có nước thì ta có bún thang, bún sáo măng, bún vịt, bún riêu cua đồng, còn nếu ăn khô thì ta có bún chả giò, bún thịt nướng nhưng có một món bún có tên gọi rất ấn tượng, đó là món BÚN KHÈ.

Món bún khè này ở đâu bán ?

Ở Hà Tiên và Phú Quốc. Nếu ai đã từng đi du lịch tới 2 địa điểm này chắc chắn sẽ biết có một món ăn địa phương với tên gọi là bún khè.
Tại sao dân địa phương lại đặt tên cho một món bún này là bún khè ? Đó là một điều bí mật.

Khi tôi đi chơi ở đây vì tò mò với tên gọi bún khè nên tôi đã ăn thử và sau đó thì mới biết tên gọi bún khè là do một gia vị thêm vào khiến nó bị gọi là bún khè.
Vậy ở đây có hội viên nào đã từng du lịch Hà Tiên và Phú Quốc đã từng thưởng thức món bún khè có biết gia vị gì thêm vào khiến món này mang tên là BÚN KHÈ ?

Thanked by 1 Member:

#12 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 11/11/2018 - 22:59

@ VE.DAY Con gái ông có học tử vi giỏi không?Học được mấy năm?Từ bỏ chưa hay vẫn đeo đuổi.
Trong một câu chuyện ông kể có nhắc tới ông Cầm giỏi độn giáp.Đã tính cho người ta đi đá gà lấy lại được tiền.
Ông gọi ông ấy là tiền bối?.Chuyện đấy ông đã trực tiếp kiến thức hay nghe kể lại?.

#13 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 11/11/2018 - 23:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KhongSoBun, on 11/11/2018 - 22:59, said:

@ VE.DAY Con gái ông có học tử vi giỏi không?Học được mấy năm?Từ bỏ chưa hay vẫn đeo đuổi.

Con gái tôi không hề biết một chút gì về tử vi tử veo cả và tôi KHÔNG HỀ CÓ Ý ĐỊNH dậy cho cho nó biết, và nó cũng chẳng cần biết làm gì vì nó là bác sĩ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KhongSoBun, on 11/11/2018 - 22:59, said:

Trong một câu chuyện ông kể có nhắc tới ông Cầm giỏi độn giáp.Đã tính cho người ta đi đá gà lấy lại được tiền.
Ông gọi ông ấy là tiền bối?.Chuyện đấy ông đã trực tiếp kiến thức hay nghe kể lại?.

Tôi không liên quan gì đến chuyện này. Anh đã lầm với ai đó, không phải tôi.
BÚN KHÈ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#14 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 13/11/2018 - 10:05

Nguyên liệu chính của món bún khè này là, à mà chữ nguyên liệu có lẽ không được chính xác lắm bởi vì có nhiều thành phần hợp thành trong món này, có lẽ phải dùng từ " diễn viên chính " thì đúng hơn. Diễn viên chính của món bún khè này là cá, các loại cá. Ở Phú quốc thì là cá biển như là cá thu, cá nhồng, cá thác lác và mực trứng còn ở Hà Tiên thì có thêm cá lóc. Có lẽ trong Hà Tiên cá lóc đồng có nhiều hơn ngoài Phú Quốc nên nó được dùng để thay cho cá thu, cá nhồng.

Thật ra món bún khè này là một biến tấu của món bún cà ri. Món cà ri như đã biết thường thì là cà ri bò, cà ri dê hay cà ri nấu với thịt gà nhưng ở Hà Tiên và Phú Quốc là xứ biển nên bò, dê, gà được thay bằng cá. Đó là biến tấu thứ nhất. Biến tấu thứ hai là có nước cốt dừa thay cho sữa bò hay sữa dê trong nguyên mẫu của món cà ri nị. Bên Cambodia thì lại dùng biến tấu là đường thốt nốt thay cho sữa.

Còn cái tên KHÈ được đặt cho là do ... ỚT.

Thoạt đầu ông thổ địa dẫn đi ăn suy đoán và giải thích cho rằng món bún khè này có nguồn gốc từ bên Cambodia truyền sang nên mang tên như vậy. Chữ khè có thể là phiên âm và đọc trại đi từ tiếng Cambodia nào đó. Thoạt đầu, lời gải thích này nghe rất hợp lý vô cùng ấy chứ.
Thế nhưng khi được chính người nấu giải thích cho biết thì giản dị, dễ hiểu vô cùng đâu cần đến phân tích chữ nghĩa làm chi.

Số là ớt thì cay, trong món bún biến tấu này có ớt bột nên người ăn vào thấy cay quá nên xuýt xoa hít hà cho đỡ cay, tiếng xuýt xoa hít hà phát ra y như tiếng rắn khè cho nên món bún cà ri cá này bị đặt tên là BÚN KHÈ.

Chú thích 1 : Cá thác lác trong món bún này được làm thành những viên tròn, thịt cá quết nhuyễn ra rồi cho thêm một ít rau thì là vào rồi viên thành những viên hình tròn. Phải nói rằng cá thác lác + với rau thì là đó là một sự kết hợp tuyệt vời bá cháy y như thịt gà ăn với lá chanh.

Chú thích 2 : Để giải cái vị cay của món bún khè này thì dùng nước trà. Cho nên bên cạnh tô bún khè luôn kèm theo một ly trà đá. Nước trà để làm bớt cay còn nước đá để làm mát, vì ăn cay quá toát mồ hôi luôn.

Thanked by 2 Members:

#15 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 13/11/2018 - 11:16

Tui cũng đoán cay nên khè giống như tên bánh Xèo là lúc chiên bánh thì tiếng xèo xèo phát ra khi mỡ gặp nước trộn bột.

Ngày Vui Qua Mau - Khóc Lên Đi Ôi Quê Hương Yêu Dấu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cay khè cũng chư thấm so với mấy tay nấu bún bò huế, chỉ húp một ngụm nước bún bò mà môi sưng vù lên vì cay. Tui nghe nói ngậm ngúm sửa trong miệng để giải cay. Trà đá uống phình bụng mớí bớt cay.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |