Jump to content

  •  
  • Trình Ứng Dụng

Advertisements




Lộc Tồn



150 replies to this topic

#16 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 22/09/2017 - 10:55

Xin trích một phần liên quan tới bộ Cửu tinh:
---------
Cửu tinh trong học thuật cổ của Trung Hoa rất đa dạng, mỗi một môn học thuật có cách riêng sử dụng cửu tinh cho bản môn. Ví dụ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nay chúng ta chỉ bàn tới Cửu Tinh theo học thuật Phong thủy mà thôi (trích từ Topic "Tự học phong thủy"):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguyên gốc của cửu tinh chính thống xuất sứ từ tên gọi của các sao trong chòm Bắc Đẩu gồm: Tham lang (1), Cự môn (2), Lộc tồn (3), Văn khúc (4), Liêm trinh (5), Vũ khúc (6), Phá quân (7). Riêng cạnh sao Vũ khúc có hai sao đóng hai bên gọi là Tả phù, Hữu bật tổng cộng là 9 sao. Thuật phong thủy dựa vào hình dáng và ngũ hành của các sao đó để xét long và sa.


Sau này trong phái "Huyền không" dùng cửu tinh để gán ghép với "Cửu tinh tử bạch" mà xếp tính chất ngũ hành theo Tử bạch. Do 4 sao Nhất Bạch, Lục Bạch, Bát Bạch, Cửu Tử là các sao cát, do đó người ta dùng từ "tử bạch" để gọi cửu tinh - ý nói màu trắng và màu tía là những sao cát. Tuy nhiên, khi luận phong thủy thì phải luận cát hung theo vận hạn (sẽ giải thích rõ từng phần sau). Xuất xứ của cửu tinh là từ Lạc thư.
---------

#17 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7365 Bài viết:
  • 4801 thanks

Gửi vào 22/09/2017 - 10:58

quan điểm của tôi sao lộc tồn có ảnh hưởng bởi nhật nguyệt
bạn nghĩ sao khi nhật nguyệt vừa đối lập vừa đối đầu như ngày và đêm , nước với lửa ?
nhật nguyệt đối lập nhưng tương trợ nhau để cùng tồn tại kiểu như trao đổi chất trao đổi năng lượng như đồng hóa dị hóa ?
nhật nguyệt đối lập để chuyển hóa như khí hậu từ nóng sang lạnh từ lạnh sang nóng ( sao cô quả và khốc khách )
nhật nguyệt đối lập mà huề bằng , thay vì làm lạnh thì làm mát

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 22/09/2017 - 11:02


Thanked by 1 Member:

#18 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 22/09/2017 - 11:04

VN có ý nghĩ thế này: các môn Huyền học đều thuộc dạng "mô phỏng" tự nhiên (chứ không phải tự nhiên), ví dụ như:
  • Kinh dịch: mô phỏng vũ trụ thời không bằng Vô cực, Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái...
  • Tử vi: mô phỏng Vũ trụ: chòm Tử vi, Thiên phủ, Lộc tồn...
Trong Đạo đức kinh (chương 25) có nói vấn đề này:
-----------
Hán văn:
有 物 混 成, 先 天 地 生. 寂 兮, 寥 兮, 獨 立 而 不 改. 周 行 而 不 殆. 可 以 為 天 下 母. 吾 不 知 其 名; 字 之 曰 道, 強 為 之 名 曰 大. 大 曰 逝. 逝 曰 遠. 遠 曰 反. 故 道 大, 天 大, 地 大, 王 亦 大. 域 中 有 四 大, 而 王 居 其 一 焉. 人 法 地, 地 法 天, 天 法 道, 道 法 自 然.

Phiên âm:
1. Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu.
2. Ngô bất tri kỳ danh; tự chi viết Đạo, cưỡng vi chi danh viết Đại. Đại viết thệ. Thệ viết viễn. Viễn viết phản.
3. Cố Đạo đại, thiên đại, địa đại, vương diệc đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi vương cư kỳ nhất yên. Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên.


Dịch xuôi:
1. Có một vật hỗn độn mà nên, sinh trước trời đất; yên lặng, trống không; đứng một mình mà chẳng thay; đi khắp nơi mà không mỏi. Có thể làm mẹ thiên hạ.
2. Ta không biết tên, đặt tên chữ đó là Đạo. Gượng gọi tên đó là Lớn. Lớn là đi, đi là xa; xa là trở lại.
3. Cho nên Đạo lớn, Trời lớn, Đất lớn. Người cũng lớn. Trong đời có bốn thứ lớn, mà Người là một. Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời; Trời bắt chước Đạo; Đạo bắt chước tự nhiên.

Thanked by 3 Members:

#19 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 22/09/2017 - 18:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#20 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 22/09/2017 - 18:41

Đoạn trong sách Hoàng đế nội kinh trên viết rằng:
  • Về cái lẽ âm dương, lúc bắt đầu, đếm có tới số 10... nhưng về cốt yếu vẫn chỉ có một?

Lời này không bàn mà hợp với Lão Tử (đắc nhất)
-------------------
CHƯƠNG 39
PHÁP BẢN
法 本
Hán văn:
昔 之 得 一 者. 天 得 一 以 清. 地 得 一 以 寧. 神 得 一 以 靈. 谷 得 一 以 盈. 萬 物 得 一 以 生. 侯 得 一 以 為 天 下 貞. 其 致 之一 也. 天 無 以 清, 將 恐 裂. 地 無 以 寧, 將 恐 廢. 神 無 以 靈, 將 恐 歇. 谷 無 以 盈, 將 恐 竭. 萬 物 無 以 生, 將 恐 滅. 侯 王 無 貴 高, 將 恐 蹶. 故 貴 以 賤 為 本. 高 以 下 為 基. 是 以 侯 王 自 謂 孤 寡, 不 穀. 此 其 以 賤 為 本 耶? 非 乎? 故 致 數, 譽 無 譽. 不 欲 琭 琭 如 玉, 珞 珞 如 石.
Phiên âm:
1. Tích chi đắc nhất giả. Thiên đắc Nhất [1] dĩ thanh. Địa đắc Nhất dĩ ninh. Thần đắc Nhất dĩ linh. Cốc đắc Nhất dĩ doanh. Vạn vật đắc Nhất dĩ sinh. Hầu vương đắc Nhất dĩ vi thiên hạ trinh.[2] Kỳ trí chi Nhất dã.[3]
2. Thiên vô dĩ thanh, tương khủng liệt.[4] Địa vô dĩ ninh, tương khủng phế. [5] Thần vô dĩ linh, tương khủng hiệt.[6] Cốc vô dĩ doanh tương khủng kiệt. [7] Vạn vật vô dĩ sinh, tương khủng diệt.[8] Hầu vương vô quí cao, tương khủng quyết. [9]
3. Cố quí dĩ tiện vi bản. Cao dĩ hạ vi cơ.[10] Thị dĩ hầu vương tự vị cô quả, bất cốc. [11] Thử kỳ dĩ tiện vi bản da ? Phi hồ ? [12]
4. Cố trí số, dư vô dư. [13] Bất dục lục lục [14] như ngọc, lạc lạc như thạch.[15]
Dịch xuôi:
1. Những vật xưa được Đạo: Trời được Đạo, nên trong. Đất được Đạo, nên yên. Thần được Đạo, nên linh. Hang được Đạo, nên đầy. Vạn vật được Đạo, nên sống. Hầu vương được Đạo, nên trị vì thiên hạ. Đều là do đạt Đạo mà nên.
2. Trời không có Đạo (để) trong, sẽ vỡ. Đất không có Đạo (để) yên sẽ lở. Hang không có Đạo (để) đầy, sẽ cạn. Thần không có Đạo (để) linh, sẽ tán. Vạn vật không có Đạo (để) sống, sẽ tuyệt. Hầu vương không có Đạo (để) được sang cả, sẽ bị diệt vong.
3. Cho nên sang lấy hèn làm gốc. Cao lấy thấp làm nền. Vì thế bậc vương hầu xưng mình là «côi cút» là ít đức, là «vô dụng», thế không phải là lấy hèn làm gốc hay sao ?
4. Phân tách cho cùng, tất cả đều là hư danh (xe không là xe) không muốn coi ai quý như ngọc, hay hèn như đá.[16]
---------

Xin hỏi anh BandofBros, 1 ở đây là gì?

Thanked by 1 Member:

#21 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 23/09/2017 - 07:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#22 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 23/09/2017 - 07:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

T.AO, on 22/09/2017 - 10:58, said:

quan điểm của tôi sao lộc tồn có ảnh hưởng bởi nhật nguyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



( Tham khảo từ trang web nhantu.net của Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ mục THIÊN VĂN HỌC CỔ TRUNG HOA )

Chương 4 : Những phương pháp khảo sát Thiên văn của Trung Hoa

1- Mùa Xuân và mùa Thu thì xem sao mọc cùng với trăng hôm rằm, ở phía trời Đông (lever acronyque des étoiles, en opposition solaire).

2- Mùa Hạ và mùa Đông thì xem sao mọc và lặn cùng với mặt trời (lever et coucher héliaque des étoiles en conjonction solaire).

......

và câu kết luận là :

"Như vậy, người Trung Hoa đã dùng cả hai tiêu chuẩn mặt trời và mặt trăng để xem sao."

Sửa bởi bandofbrothers: 23/09/2017 - 07:52


#23 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 23/09/2017 - 07:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



VN đọc sách không được hiểu, vẫn muốn nghe cao kiến của riêng anh!

#24 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 23/09/2017 - 07:58

Nghêu ngao cất khúc nhiệm huyền,
Mười phương trước mắt vô biên giữa lòng.
Hai tay chập một đóa không,
Triền sương sóng sánh lội dòng tử sinh.
Một luồng chớp rọi trang kinh
Qua bờ hiện thể thênh thang mây ngàn.



Thanked by 1 Member:

#25 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 23/09/2017 - 08:08

Nhiệm huyền nơi tâm cảm

Mười phương giữa tâm này

Phân định vô hay hữu

Lấy gì biết tử sinh

Vốn thiên kinh vạn quyển

Sở ngộ 1 tâm này...



Thanked by 1 Member:

#26 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 23/09/2017 - 08:13

Trong mỗi mỗi con người chúng ta đều có " một " . hãy đưa cái " một " đó về nơi "Sở ngộ 1 tâm này ..."



Thanked by 1 Member:

#27 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 23/09/2017 - 08:19

Mười phương vốn giữa là Tâm

1 sao Thái Nhất là tâm thiên đình

Đồ, Thư 1 ở trung tâm

Địa lý phân cực cũng từ tâm ra

Ngọc quý, đá tầm thường

Giữa hai cực đó gọi là "trung dung"



#28 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7365 Bài viết:
  • 4801 thanks

Gửi vào 23/09/2017 - 08:20

nhưng mà tôi là người vn mà , ở vn xem lịch vn chứ xem lịch trung hoa làm gì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#29 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 23/09/2017 - 08:31

Xem để "biết người biết ta" thì mới "trăm trận trăm thắng". Lịch thì dùng Lịch Pháp Việt Nam của Giáo sư La Sơn Yên Hồ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#30 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7365 Bài viết:
  • 4801 thanks

Gửi vào 23/09/2017 - 08:38

hình như đang nhầm lẫn
t ko có ý định update lịch của bất cứ ai
tôi đang nói mối quan hệ giữa lộc tồn và nhật nguyệt , ý tôi là vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |