Jump to content

Advertisements




ngôi nhà của cụ Tam nguyên Yên Đỗ


1 reply to this topic

#1 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3301 Bài viết:
  • 7760 thanks

Gửi vào 08/09/2017 - 16:12

Thăm ngôi nhà của cụ Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến
Năm tháng trôi qua, nơi ra đời 3 bài thơ Thu bất hủ vẫn giữ được vẻ đẹp hương đồng cỏ nội của vùng đồng quê chiêm trũng.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trải qua nhiều năm, ngôi nhà của Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến (đỗ Tam Nguyên năm 1864 – 1865) một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc, vẫn giữ được nét đặc trưng của vùng đồng quê chiêm trũng. Nhà của cụ Nguyễn Khuyến ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nay đã trở thành Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cổng vào nhà cụ Nguyễn Khuyến rêu phong, cổ kính, ở trên có ghi ba chữ nho “Môn Tử Môn”. Ông Nguyễn Thanh Tùng, hậu duệ đời thứ 5 của nhà thơ Nguyễn Khuyến giải thích: “Môn Tử Môn” có nghĩa là cửa ra vào của học trò, đây là một lời răn dạy nghiêm khắc về đạo làm trò của cụ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


"Mặc dù cụ Nguyễn Khuyến là quan to nhưng cổng lại nhỏ hẹp, nhô hẳn ra ngoài hơi hình chữ V, ý của cụ là nhắc đất này chỉ dành cho con trưởng", ông Tùng thuyết minh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Qua cửa “Môn Tử Môn” là một không gian rất giản dị. Nhà từ đường xây theo phong cách truyền thống, phá cách. “Ngôi nhà có 7 gian, ngoài là đại tế, trong là hậu cung. Chỉ những người được sắc phong thần thì mới được xây như thế này. Hai cây nhãn trước cửa và một cây bên hiên nhà do cụ Nguyễn Khuyến vào cung sinh nhật vua và xin 3 hột nhãn về nhà trồng, ý nghĩa là bảng nhãn đỗ đầu ba khoa”, ông Tùng cho biết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngôi nhà được làm lại năm 2013, toàn bộ gỗ lim của ngôi nhà được mua từ bên Lào, bên trong treo những hình ảnh, cảnh trường thi, lễ xướng danh khóa thi 1871 và hình ảnh cụ Nguyễn Khuyến lúc đỗ Tam Nguyên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giữa nhà tế lễ và hậu cung là một khoảng sân nhỏ hình chữ Nhị, theo ông Tùng giải thích, cách xây hình chữ Nhị như thế này chỉ những người nào có sắc phong thần mới được xây, dân thường không được xây. Nhà hậu cung thấp hơn nhà tế lễ là hàm ý mọi sự tinh hoa của trời đất đổ về thấp, vun đắp cho linh hồn các cụ được tươi tốt. Các chữ viết trên cột đều do cụ Tam Nguyên viết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ban thờ cụ Tam Nguyên. Theo ông Tùng, ngôi nhà này nguyên bản được cụ thân sinh của cụ Tam Nguyên dựng lên cách đây trên dưới 200 năm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bức tượng tạc Tam Nguyên Yên Đổ chống gậy trúc, khoan thai nhìn trời xanh của nhà điêu khắc Dương Đình Khoa tặng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bên trong từ đường là những nghiên bút, sắc phong, câu đối gợi lên những lấp lánh khoa bảng một thời. Đó là tấm biển “Ân tứ vinh quy”, “Nhị giáp tiến sĩ” do vua Tự Đức ban cho Tam Nguyên Yên Đổ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


"Câu đối trên thân cây dừa của của tiến sĩ tổng đốc Ninh Thái ngày xưa, nay là tỉnh Thái Bình. Biết cụ Tam Nguyên rất dân dã và rất mến quê hương nên tổng đốc đã tặng cụ câu đối bằng thân cây dừa khi cụ đỗ đầu ba khoa", ông Tùng cho hay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cuốn thư của cụ Dương Khuê tặng cụ Tam Nguyên khi cụ đỗ đầu ba khoa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khi cụ Nguyễn Khuyến đỗ đầu ba khoa, nhà vua ban tặng cho cụ bà (vợ Tam Nguyên) chiếc mũ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình ảnh cụ Tam Nguyên trong Lễ xướng danh khóa thi 1871 và hình ảnh cụ Nguyễn Khuyến lúc đỗ Tam Nguyên Yên Đổ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Du khách thăm nhà cụ Tam Nguyên sau khi thắp hương ở nhà hậu cung có thể ghé thăm “ngõ trúc quanh co” và “ao thu lạnh lẽo” trong thơ Thu của cụ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vườn rộng rào thưa... nay rất nhiều nhãn và có đường lát gạch cho khách tham quan.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Du khách như lạc vào khu vườn cổ tích với nhiều loài hoa, cây lá xanh biếc, có tiếng chim, tiếng ve kêu, có bướm bay đuổi nhau trong kẽ lá.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một góc ao thu, tre trúc đan cành, đâm lá, tạo thành một khoảng xanh rì ngăn với cánh đồng trước mặt. Sớm, trưa, chiều tối tiếng chim hót rộn cả góc vườn.

#2 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7326 Bài viết:
  • 4754 thanks

Gửi vào 08/09/2017 - 17:38

đẹp nhỉ , hnao tôi phải đi mới đc
đậm chất nho giáo
nhà này giống nhà cụ tôi nhưng trc nhà cụ tôi còn có bức bình phong án ngữ để chắn những điều ko tốt vào nhà
mái lợp ngói liệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 08/09/2017 - 17:40


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |