Jump to content

Advertisements




Kinh Dịch nền tảng xây dựng chủ thuyết Nho giáo


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 transi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 4 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 18/07/2017 - 20:37

Sự hình thành của Nho giáo dựa trên hiện tượng và qui luật của thế giới tự nhiên.

Từ trước đến nay nhiều người vẫn cho rằng:” Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu sắc bởi những quan niệm duy tâm như các tôn giáo khác nói chung, không có gì cách biệt. Sự tác động mạnh mẽ của tư tưởng về Ông Trời, Mệnh Trời của Nho giáo đã khiến con người giảm sút tinh thần phản kháng, trước những bất công của triều đình phong kiến tạo ra. Số khác lại cho rằng, các tầng lớp vua quan phong kiến đã xây dựng ra tôn giáo này dựa trên tư duy thần quyền, cố tình đưa Trời, Đất, Quỉ, Thần vào nhằm mục đích thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề thống trị…cùng vô số những luận điểm tiêu cực khác về Nho giáo.
Thế nhưng, có thật vậy không hay đó chỉ là thiểu số người không hiểu biết gì về triết học cổ của Á Đông, không hiểu biết gì về chân lý của Vũ trụ và chân lý này là chúa tể, bao trùm lên mọi thứ chân lý khác của thế gian?.

Sơ lược tóm tắc về học thuyết Nho giáo
Nho giáo là một trong những trường phái triết học chính của Trung Quốc thời cổ đại, đó là những tư tưởng triết lý, luân lý đạo đức, thể chế cai trị vốn đã có cơ sở ở Trung Quốc từ thời Tây Chu, đến cuối thời Xuân Thu (thế kỷ 5-thế kỷ 11 trước công nguyên) thì được Khổng Tử (551-479 trước công nguyên) và các môn đệ của Ông là Mạnh Tử và Tuân Tử ( 313 -238 trước công nguyên) hệ thống hóa, ổn định lại, trong hai bộ kinh điển là Tứ Thư và Ngũ Kinh.
Tứ Thư gồm: Luận ngữ, Đại học, Trung Dung và Mạnh Tử. Ngũ Kinh gồm: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu.
Nội dung bộ kinh sách này phần lớn đều có từ trước, được Khổng Tử có công đầu trong việc phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và truyền bá rộng rãi nên ông được xem là người sáng lập ra Nho giáo.

Như vậy, toàn bộ học thuyết của Nho giáo không phải do đức Khổng Tử phát thảo ra mà cơ sở được hình thành từ thời Tây Chu, do Chu Công Đán còn gọi là Chu Công cùng với vua cha là thánh Văn Vương xây dựng và phát triển ra. Cho nên từ thời sơ Chu được vua Văn, vua Vũ và Chu công ứng dụng, giúp cho các triều đại nhà Chu thái bình, thịnh trị gần 6oo năm.
Đến thời Xuân Thu, thời vận của vương triều nhà Chu bị suy thoái, làm cho đạo lý bị suy đồi, xã hội hỗn loạn,. Lúc bấy giờ Đức Khổng Tử nhìn thấy viễn cảnh này, Ngài đã tìm thấy chủ thuyết của Chu Công có thể khôi phục lại tất cả những gì đã mất trong đời sống xã hội.
Vì thế Ngài ra công san định, hiệu đính, giải thích cho rõ nghĩa hơn và hệ thống hóa lại toàn bộ chủ thuyết của Chu Công, phù hợp với trình độ dân trí lúc bấy giờ. Sau đó Ngài đã tích cực truyền bá tư tưởng này và người đời sau tôn Ngài lên làm Vạn Thế Sư Biểu, người sáng lập ra Nho giáo.

Chính đức Khổng Tử cũng thừa nhận rằng, không lời giảng dạy nào do Ngài nói ra có nguồn gốc từ Ngài. Ngài chỉ “thuật nhi bất tác”, tức kể lại chứ không đặt ra. Ngài tự xem mình chỉ là kẻ trình bày chi tiết các lời giảng cổ truyền của thánh nhân, cùng với những gì thu thập được trong quá khứ và sự hợp lý của nó được chứng minh bằng thành quả của thời đại, được phản ánh qua sinh hoạt trong đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Đặc biệt trong ngũ Kinh, có kinh Dịch là pho sách rất cổ trong nền triết học sử Á Đông. Có thể nói, cuối đời Thương sang đầu nhà Chu, kinh Dịch được xem là bộ sách lạ lùng nhất trong văn học của nhân loại. Có người còn cho đó là sách Trời, vì cái gốc của nó toàn là ký tự được vẽ ngan dọc, xoay xỏa tới lui… thành một quyển sách. Nhưng bên trong đều có hệ thống, thứ tự, luật lệ nhất định chứ không phải lộn xộn, hỗn mang và vì vậy nên người đương thời gọi đó là sách Trời, cũng không có gì lạ.

Nói về nguồn gốc, thì toàn bộ hệ thống Kinh Dịch được thánh Phục Hy ngữa mặt xem trời, cuối xuống nhìn đất, giữa nhìn vạn vật thì đã thấy được mục đích cổ máy tự nhiên của âm dương, trời đất chính là để sản sinh ra muôn loài, vạn vật. Cho đến khi Ngài thấy con Long Mã trên song Hoàng Hà, trên lưng có sái thành đám hiện lên từ 1 đến 9, thì Ngài đã hiểu được nguyên lý của cổ máy này vận hành biến hóa ra sao. Ngay sau đó, Ngài đem lý lẽ này ra vẽ thành ký tự, chỉ về 2 khí Âm Dương này. Cụ thể Ngài vẽ 1 nét gọi là thái cực, 2 nét gọi là lưỡng Nghi, thêm những nét tiếp theo thành ra tứ Tượng và bát Quái. Sau cùng Ngài chồng Quẻ này lên Quẻ kia thành ra 64 Quẻ, chỉ ra 64 chu kỳ vận hành biến hóa của âm dương trong Vũ trụ.
Vì thế, từ thời Phục Hy đến cuối nhà Thương, toàn bộ hệ thống kinh Dịch đều là những mớ gạch liền, đứt như vậy nhưng người dân vẫn hiểu được và các vương triều cũng lấy đó ứng dụng vào việc trị quốc an dân. Cho nên về cơ cấu chính quyền, kỷ cương phép nước, tôn ty trật tự xã hội thời bấy giờ cũng đều có đủ. .

Cho đến cuối đời nhà Thương, đầu nhà Chu trước công nguyên hơn 1000 năm, thì những ký tự này người dân không còn hiểu được. Lúc này có Chu Công, nhà bác học thuộc hàng Thánh nhân cùng với vua cha là thánh Văn Vương đã đặt bút giải mã đầu tiên những ký tự của thánh Phục Hy bằng văn tự, trong toàn bộ hệ thống Kinh dịch.

Cụ thể thánh Văn Vương ghi Lời Thoán dưới mỗi ký tự, thánh Chu Công căn cứ theo số ký tự mỗi quẻ để đặt 1 hoặc 2 câu, gọi là Hào Từ cho rõ lời của từng ký tự. Cho đến thời Khổng Tử là người thứ 3 phát triển thêm: Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái truyện là coi như bộ kinh Dịch cơ bản hoàn thành, từ ký tự phát triển lên văn tự, đáp ứng được nhu cầu ứng dụng, học tập cho người dân thời bấy giờ.
Từ đó về sau, hàng trăm năm mới có 1 nhà bác học ghi được lời giải của mình vào kinh Dịch. Nếu tính từ đời nhà Hán đến nhà Thanh có độ vài mươi người.

Như vậy, kể từ thời Phục Hy trước tác bộ kinh Dịch, thì thể chế quân chủ của các vương triều, cũng như kỷ cương, phép nước, tôn ty trật tự của đời sống xã hội và tiêu chuẩn đạo đức của mỗi con người cũng đều đã được hình thành. Và tất cả đều dựa vào nguyên lý vận hành biến hóa của qui luật tự nhiên, được ghi trong Kinh Dịch của Phục Hy.

Vì thế, kinh Dịch được người đời sau tôn lên thành:”Quần kinh chi thủ”, có nghĩa là bộ kinh đứng đầu mọi thứ kinh sách của thế gian; trong đó bao gồm tất cả các chủ thuyết nhân bản, kể cả chủ thuyết của các tôn giáo. Nếu chủ thuyết nào dựa vào nội dung này để xây dựng thành chủ thuyết hoặc tôn giáo mình, thì mới được gọi là chủ thuyết chơn chánh, nhân bản và tồn tại dài lâu. Còn làm trái lại, thì đó là chủ thuyết tà mị, phi nhân bản và thường chỉ tồn tại trong một thời gian nào đó, rồi tàn lụi.

Sơ lược về thể chế và chính danh, định phận.
Chính danh là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất, nằm trong học thuyết về quản lý nhà nước và tổ chức xã hội của Nho giáo. Đặc biệt nhất là việc coi trọng tôn ti, trật tự, trên dưới, trước, sau và cho dù cơ chế này đã có từ trước, nhưng bị biến dạng dưới thời kỳ của Khổng Tử. Do đó, ông xiển dương học thuyết này để sửa trị lại trật tự xã hội, nhằm đặt sự vật cho đúng như tên gọi của nó, làm cho danh với thực hợp nhau; nếu không thì ta gọi tên người, người sẽ không hiểu và danh không chánh, thì tất nhiên ngôn cũng không thuận.
Chính vì vậy, muốn xã hội có trật tự, kỷ cương trước hết phải thực hiện nguyên tắc “chính danh”này. Làm sao mỗi cái danh đều mang trong đó những điều kiện mà vật mang danh ấy phải thực hiện cho đúng. Tỷ dụ trong xã hội, vua phải ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, … Đó là ý nghĩa thuyết chính danh của Nho giáo.

Như trên đã nói, thuyết chính danh và ngôi vị các thể chế vương triều thời cổ đại của Trung Hoa đã từng thiết lập. Trong đó, cổ nhân đặc biệt coi trọng đến danh phận con người, như Lời kinh quẻ Bĩ nói:”Trời đất giao nhau mà muông vật sinh ở trong, rồi sau mới đủ tam Tài, thiên địa nhân đồng nhất thể”. Trong đó con người ở giữa trời và đất, cũng là bậc rất linh thiêng như trời đất, cho nên được đứng đầu muôn vật và có vai trò tham gia, phối hợp cùng Trời Đất tiếp tục sanh hóa, dưỡng dục cho đời sống vạn vật dưới gầm trời này.

Trong kinh Dịch, đức Phục Hy đã biểu thị tam Tài bằng 3 gạch ngan chồng lên nhau: gạch thứ nhất là thiên, thứ 2 là nhân, thứ 3 là địa. Từ đó định vị tam Tài, trên trời có mặt nhật làm chủ tể, thì dưới đất con người ở mỗi nước đều phải có 1 quân chủ (vua), mỗi nhà có 1 gia chủ để phối hợp cùng trời đất, làm ra cương lĩnh cai quản thế gian cùng muôn loài, vạn vật. Vì nếu, nước không có vua, nhà không có gia chủ thì loài người cùng vạn vật sẽ trở lại thuở hồng hoang, lúc trời đất còn chưa định vị.
Trong kinh Dịch cũng viết:” Đứng đầu 64 quẻ là Kiền, kế đó là Khôn là căn cứ theo ngôi vị trời trên, đất dưới để làm giềng mối cho danh phận vua tôi, trên dưới nhằm để xây dựng cương lĩnh cho đạo làm người”
Đức Khổng Tử giảng thêm rằng: “Trời cao Đất thấp, Kiền Khôn theo đó mà được định, cao thấp được đặt ra mà sang hèn được lập theo.” Điều này muốn nói rằng, địa vị của Quân và thần là theo ngôi vị của Trời Đất thiết lập ra, không gì có thể thay đổi được. Do đó, nguyên tắc xử thế giữa Quân và thần, cấp trên và dưới cũng được xác lập đầu tiên là căn cứ vào ngôi vị của mỗi người.

Cần nhấn mạnh rằng: TRỜI ở đây là thuở tiên thiên lúc trời đất chưa phân định, âm dương nhị khí còn hỗn độn, thì xuất hiện khí thanh dương có tính cương cường, dũng mãnh bay lên và an vị trên ngôi cao của không gian nên mới gọi là trời. Như vậy TRỜI là từ ngữ triết học, chỉ khoản không bao la bao la vô cùng, vô tận trong Vũ trụ, TRỜI không phải là yếu tố thần linh hoặc ông trời, hay thượng đế là có thật.
Hay nói cách khác, trời đất là một cỗ máy tự nhiên có nhật nguyệt, âm dương làm động lực để vận hành biến hóa ra đời sống của vạn vật, muôn loài trong Vũ trụ. Cỗ máy này, được vận hành theo nguyên lý tự nhiên và đương nhiên mà chính nó cũng không thể làm khác, hay vận hành sai lệch được. Trong kinh Dịch cũng viết: “Ôi! Trời gộp lại là Đạo (vận hành bằng qui luật), cái mà trời cũng không thể nào làm sai, trái được”.

Còn định nghĩa về MỆNH TRỜI, theo lời Khổng Tử:“Có một nền tảng trật tự của trời đất mà con người cùng vạn vật không thể nào thoát khỏi những tác động trực tiếp của nó, đó là trời đất âm dương trong Vũ trụ. Đối với Vũ trụ, cái để ta phát hiện chứ không phải là cái do ta phát minh. Hiểu rõ cái ta không thể tránh ấy là mệnh trời, thì sẽ khiến cho ta có khả năng nhận ra những gì sai, trái để có thể sửa đổi và tu thân đúng theo lý lẽ của trời, là cỗ máy của tự nhiên.
Nếu con người chẳng biết mệnh trời, thì lấy gì để biết làm người. Chẳng thể phân biệt lời phải trái, thì biết lấy gì để biết được người.” (Luận ngữ,XX:3).

Rất là rỏ ràng như thế nhưng rất khổ, con người phần đông từ xa xưa đều không tin như vậy, không thích nói trắng ra như vậy; trái lại họ chỉ thích có trời, phật, thánh, thần và chỉ tin trời phật thánh thần là đấng cứu thế, cứu khổ, cứu nạn cho mình, ai nói không với điều này đều là xàm xí!.
Ngay như quỉ thần mọi người cũng đều tin là thật. Nói về quỉ thần, Lời kinh của quẻ Khiêm trong kinh Dịch có nói: “Quỉ thần là dấu vết của đấng tạo hóa, cái gì đầy tràn quỉ thần sẽ làm hại nó, cái gì khiêm nhường quỉ thần giúp phúc cho nó; vật nào thái quá thì bị tổn, bất cập thì được thêm vào là lý này”. Trong Vũ trụ một trong những nguyên lý hoạt động của âm dương là:” Thái quá giả trổn chi tư thành, bất cập giả ích chi tắc lợi”. Vậy là quá rõ, quỉ thần là dấu vết của tạo hóa, là công cụ làm cân bằng giữa cáí thiện và cái ác, thiện thì ban thêm phúc, ác thì trừ bớt đi.

Vậy còn Tạo hóa là gì? Tạo hóa là một ngữ cảnh chỉ công ơn của trời đất giao hòa sanh ra Vũ trụ cùng muôn loài vạn vật. Quỉ thần cũng vậy, đó là một ngữ cảnh chỉ 2 khí âm dương của trời đất có chức năng làm cân bằng đời sống Vũ trụ của thế giới tự nhiên. Vì cơ chế hoạt động chính của âm dương là vận hành theo nguyên lý: “khí nào thì lý ấy, lý nào thì khí ấy…”. Khí dương là chúa trùm lên mọi điều nhân, mọi đều thiện, mọi điều phải, mọi điều đúng, mọi sự tốt lành nên gọi là Thần. Khi con người tác động đến nó bằng mọi hành vi của tâm thể trên các mối quan hệ, thì nó sẽ trả lại cho con người thêm những điều ấy, giúp cho đời sống ngày càng tốt đẹp thêm.
Trái lại, khí âm lại là chúa trùm lên mọi điều ác, độc, mọi điều phi nhân, mọi điều vô đạo đức, mọi điều sai, trái…. của thế gian. Con người tác động trực tiếp làm nó thức tỉnh cũng vậy, nhưng nó sẽ trả lại những điều ấy bằng họa hại, tang thương dành cho cuộc sống nên gọi là Quỉ..Thuyết về nhân quả cũng từ lý này.

Thánh nhân xưa dù biết rõ như thế, nhưng vẫn không nở dìm mất lòng tin của con người mà trái lại còn khuyến khích, ủng hộ.
Lý do, như Mạnh tử nói:” Người có tài đức lớn gọi là đại nhân, chẵng phải nói điều gì cũng nhất định phải tin, chẵng phải làm việc gì cũng nhất định quả quyết, duy chỉ cân nhắc ở nơi nghĩa, nghĩa ở nơi nào, thời ta theo đó mà nói, mà làm”.
Vì thế, thánh nhân xưa chỉ có khuyến khích và ủng hộ đức tin này, thi mọi người mới dễ dàng chấp nhận và thực hiện tốt chủ thuyết của các tôn giáo có tính nhân bản, giúp cho con người làm được nhiều điều phước thiện, tránh được nhiều họa hại tai ương do chính con người hành xử sai trái, là mặc định của qui luật tự nhiên. Duy chỉ có một số ít người là đồng tình chấp nhận các qui luật này của Vũ trụ.
Đức Khổng Tử cũng nói "Người có trí lực bậc trung trở lên có thể dạy cho họ những đạo lý cao sâu. Người có trí lực từ bậc trung trở xuống không thể dạy cho họ những đạo lý cao sâu”, cũng là ý này.
Và từ đây, danh gọi là TRỜI sẽ được hiểu tùy theo ngữ cảnh của chuỗi từ biểu đạt với nó, thì mới hiểu chính xác được về ý nghĩa.

- Cụ thể, nếu ý nghĩa của trời chỉ về 2 khí âm dương, thì đó là khí dương ; nếu chỉ về giới tính, thì đó là nam giới; nếu chỉ về cứng mềm, thì đó là rất cứng rắn, mạnh mẽ ; nếu chỉ về động tịnh, thì trời luôn vận động biến hóa không ngừng; chỉ về trí tuệ, thì ánh sáng của mặt trời bao trùm mênh mông lên khắp Vũ trụ.

Cho nên làm vua là người đứng đầu, làm chủ của một nước, một gia đình đều mang cùng tính khí dương cương ấy của trời. Tức làm vua phải là nam giới, có tính cứng rắn, mạnh mẽ, lập trường vững chắc và luôn hoạt động không ngừng, có lòng nhân bao la, có trí tuệ thông sáng để làm đấng minh quân, đứng đầu trăm họ, hoặc làm chủ một nhà cũng vậy.

-Nếu chỉ về uy quyền tối thượng thì trời còn gọi là Đế. Vì trên khoảng không bao la kia luôn có uy lực dũng mãnh, phi thường, một uy quyền tối thượng nhằm để cai quản, điều hành cân bằng trạng thái tự nhiên, cân bằng sinh thái của đời sống vạn vật, giúp cho vạn vật được sống trong thanh bình, an lạc. Uy quyền nầy vượt lên trên mọi uy quyền và thế lực của thế gian và có danh gọi là Thượng Đế hay Ngọc Đế.
Trên trời có Ngọc Đế hay Thượng Đế, thì trong mỗi nước cũng có Hoàng Đế. (chữ Hoàng là chỉ vị trí vua ngự ở trung ương) Hoặc vua, chúa, quốc trưởng trong một nước, gia trưởng trong một nhà đều cũng có quyền uy tối thượng, trong phạm vi cai quản trên cương vị đứng đầu, làm chủ của mình.

- Nếu chỉ về công đức của đấng toàn năng có tình yêu thương bao la, có đầy lòng nhân ái, cao cả để cho vạn vật thành kính tôn thờ, bái phục thì gọi trời là bậc Chí tôn.
Vì trên khoảng không bao la kia còn có sự hiện diện của khí tiên thiên từ bản thể vũ trụ, kết hợp cùng khí hậu thiên thành nơi tàng chứa một năng lực sanh hóa vô cùng tận và chính nó đã tự phân chia bản thể của mình ra để tạo dựng nên Vũ trụ cùng đời sống của vạn vật muôn loài. Nhưng vẫn đảm bảo tuyệt đối tính độc lập, kỉ cương, trật tự cho dù đó là vạn vật vô tình hay hữu tình, vô hình hay hữu hình…Loài nào theo loài ấy, giống nào theo giống ấy không hề lang chạ và đều có đời sống riêng. Cho nên con người không thể sinh ra côn trùng, thảo mộc cầm thú không thể sinh ra con người, cây xoài không thể sinh ra trái ớt.v.v…

Vì thế, vị hoàng đế trong một nước là người học và làm theo đức độ cao dày của trời đối với dân mình, thì cũng được gọi là bậc cửu ngũ Chí tôn. (có thêm từ cửu ngũ là do ngôi vị của bậc hoàng đế anh minh ở hào 5, đắc cả trung lẫn chánh trong quẻ Kiền trong kinh Dịch)

- Nếu chỉ về định phận thì trời là cha, đất là mẹ của muôn loài. Do trời là thể khí dương luôn liên tục vận hành cùng khí âm nhu của đất để sanh thành ra muôn loài, vạn vật và cùng hết lòng thương yêu, dưỡng dục, chở che cho vạn vật. Do đó hoàng đế còn có danh gọi là thiên tử (con trời).
Tuy thiên tử cùng vạn vật đều là con của trời đất, nhưng thiên tử là người đã tu dưỡng, rèn luyện làm theo tài năng, đức độ của trời lại có danh phận đứng đầu trăm họ trong một nước. Cho nên thiên tử có nhiệm vụ thực hiện đúng theo bổn phận của trời đất, đối thần dân trong nước của mình, cũng như bổn phận góp phần cùng trời đất, tô điểm cho cảnh vật của thiên nhiên, làm cần bằng hệ sinh thái của đời sống Vũ trụ.
Hay nói một cách khác, quyền lực của thiên tử là do trời đất trao cho để thực hiện ý chí của trời. Vì thế, vị thiên tử phải thường xuyên chăm lo công việc trị nước, cai quản muôn dân và quan sát những biến đổi của trời đất để xem việc mình làm có thuận theo lý lẽ của trời hay không, thuận thì tiếp tục, nghịch thì cần kíp sửa chữa cho hợp ý trời.
Như vậy, thiên tử cũng mặc nhiên định phận là cha của dân, hoàng hậu là mẫu nghi thiên hạ của đất nước mình.

Phần này trong Thiên Tư Luận có ghi: “Hỏi: Cha yêu con, vua yêu tôi, có giống không? Đáp: Giống. Cha nuôi con, cho ăn uống là nhân, cho roi vọt cũng là nhân. Vua ban tước cho bề tôi là nhân, quở phạt cũng là nhân. Hỏi: Trời có giống thế không? Trời đối với vạn vật thì cho mưa móc, có khi cho sấm sét; đối với dân, thì có khi cho được mùa và vui vẻ, có khi giáng dịch lệ hung hoang, có khi cho tai dị để khiển trách, nhưng rốt cuộc cũng là lòng yêu thương cả”

-Nếu chỉ về trong ngoài, trên dưới thì trời trên, đất dưới; trời ngoài, đất trong thì hoàng đế lo việc triều chính bên ngoài, hoàng hậu cai quản lục cung bên trong; người chồng, người cha với vai trò làm chủ, có bổn phận lo việc bên ngoài, bảo đảm nguồn thu nhập sinh sống cho cả nhà; người mẹ, người vợ với vai trò nội tướng, chăm lo mọi việc trong nhà.

- Nếu chỉ về lẽ tôn ti, trên dưới thì trời định phận ở ngôi trên, đất định vị ở ngôi dưới thì thiên tử, người cha, người chồng được định phận ở ngôi trên; hoàng hậu, người mẹ, người vợ định phận ở ngôi dưới, thì thiên tử có toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong một nước; người cha, người chồng có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên hệ đến đời sống của gia đình mình.

- Nếu chỉ về thực hiện kỷ cương quan trọng hàng đầu của trời đất, thì trên trời thuộc dương có nhật, nguyệt, tinh, đất có thủy hỏa phong, người có tinh khí thần là 3 báu vật làm nguồn dưỡng mạng cực kỳ thiết yếu, của trời đất và con người nhằm đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh hằng của trời đất, tiếp nối đời sống liên tục của con người và của thế giới tự nhiên.
Cho nên 3 báu vật này trời đất đã liên kết, bảo vệ, phối hợp chặc chẽ nhau, cùng liên tục vận hành để đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng cho đời sống vạn vật, che chở, bảo bọc đời sống vạn vật trong phạm vi cương thổ trên khắp Vũ trụ này.
Vì lẽ trên, người nam bẩm thụ khí chất dương cương của trời, từ thiên tử cho đến thứ dân, ai cũng phải học tập, rèn luyện, thực hành theo viềng mối này của trời đất. Đó là đạo tam Cương.

Tam Cương hay tam Cang đối với nam giới là sợi dây liên kết chặt chẽ 3 mối quan hệ chủ chốt của con người trong đời sống xã hội. Đó là: Quân thần cang, phu thê cang, phụ tử cang; tức thực hành theo đạo vua tôi, cha con, vợ chồng. Trong đó người trên (vua, cha, chồng) phải hết lòng thương yêu, chăm sóc, bảo bọc và bao dung người dưới; người dưới (tôi, con, vợ) phải kính nhường, thương yêu, phục tùng và biết ơn người trên. Trong ba quan hệ này, quan hệ vua tôi là quan trọng và được đề cao nhất, vì ''trung quân'' đồng nghĩa với ''ái quốc''.

Khổng Tử dạy: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Trong mỗi cặp trên, chữ thứ nhất là danh từ, chữ thứ hai là động từ: Có nghĩa, vua làm đúng bổn phận của ông vua; bề tôi làm đúng bổn phận của bầy tôi; cha làm đúng bổn phận của cha; con làm đúng bổn phận của người con. Có nghĩa là Vua, tôi, cha, con trên dưới đều phải làm cho đúng theo danh phận một cách mẫu mực để đạt được: “Quân minh tắc thần trung” (vua sáng suốt, là có tôi trung thành), “Phụ từ tắc tử hiếu” (cha hiền từ , là con hiếu thảo), “Phu nghĩa tắc phụ kính” (chồng có nghĩa, là vợ kính trọng), “Huynh lương tắc đệ đễ” (anh tốt, là em nhường). Có như vậy mới xây dựng được xã hội thái bình, hòa mục, trật tự và ổn định.

Đất thuộc âm có thủy, hỏa, phong, đây cũng là 3 báu vật làm nguồn dưỡng mệng cực kỳ thiết yếu của đất nhằm để đãm bảo sự tồn tại của trời, đất và đời sống của thế giới tự nhiên. Do đó người phụ nữ bẩm thụ khí chất âm nhu của đất, từ bậc mẫu nghi thiên hạ cho đến thứ dân, ai cũng đều phải học và thực hành 3 giềng mối lớn của trời đất dành cho Nữ, đó là đạo Tam tòng:”Tại gia tùng phụ, xuất giá tùng phu, phu từ tùng tử”. Tức người phụ nữ lúc còn nhỏ ở nhà thì phải thuận theo cha, lúc lấy chồng thì phải thuận theo chồng và khi chồng chết thì phải thuận theo con trai là chủ gia đình.
Lý do:
a.Nếu chỉ về trước sau thì dương phía trước, âm phía sau. Bẩm thụ khí chất này, trong mọi hoàn cảnh người nữ luôn phải ở phía sau người nam, để được bảo vệ, chở che và đồng thời cũng có điều kiện thuận lợi để âm thầm hỗ trợ, giúp đỡ cho người nam hoàn thành sự nghiệp.

b.Nếu chỉ về cứng rắn hay mềm mại, thuận theo thì thể âm nhu là rất mềm, thuận. Do đó bẩm thụ khí chất này người phụ nữ có bản tính nhu mì, mềm mại, thuận theo nên rất dễ bị cám dỗ, sa chân vào hố sâu, vực thẩm. Nhưng do tính âm nhu mềm thuận nên người phụ nữ rất ưa thích, tùng thuận theo người nam để họ được đãm bảo, an toàn tối đa cho cuộc sống.

c. Còn nếu chỉ về trí tuệ thì dương sáng, âm tối.
Có nghĩa thể dương minh đồng nghĩa với ánh sáng của mặt trời, không chỗ nào mà không soi chiếu. Cho nên người đàn ông bẩm thụ khí dương minh, nên trí tuệ của họ bao trùm, rộng khắp không nơi nào không tới. Thậm chí cứng đặc như đá, như kim loại khí dương minh cũng xuyên thấu. Với trí tuệ này người nam dùng để xem xét, quyết đoán mọi việc xa, gần đều thuận lợi và chính xác.

Còn người Nữ, bẩm thụ khí âm nhu mờ tối nên về trí tuệ không có tầm nhìn rộng khắp như nam giới, nhưng có tầm nhìn gần, trước mắt thì họ rất nhạy bén. Còn khả năng nhìn xa trông rộng để quyết đoán sự việc là không được an toàn, như người đàn ông.
Vì bẩm thụ những đặc điểm trên, đạo tam Tòng dành cho người phụ nữ là điều rất cần thiết và đầy tính nhân bản, công bằng, vị tha tạo điều kiện thuận lợi hợp tình, hợp lý nhất để người phụ nữ yên tâm vì lúc nào cũng biết người đàn ông nào yêu thương, có đầy đủ bản lãnh và hết lòng bảo vệ, lo lắng cho cuộc sống của mình được an toàn và hạnh phúc nhất.

- Nếu chỉ về 4 đức lớn hàng đầu của trời đất, thì đó là 4 đức: Nguyên, hanh Lợi, Trinh. Nguyên là muôn vật bắt đầu sinh ra, tất cả đều phải nhờ đức này của trời đất mới cấu tạo ra hình hài và sự sống của Vũ trụ cùng vạn vật. Hay còn gọi, đức Nguyên là đức mục bao trùm lên mọi điều thiện. Hanh là sự thông đạt của muôn vật, vật nào lớn lên cũng tươi tốt. Lợi là muôn vật được thỏa thuê, loài nào cũng được sở nghi của loài ấy.Trinh là sự thành công của muôn vật.

Trời đất nhờ vận hành 4 đức lớn này không ngừng nghỉ, vạn vật mới được sanh hóa nối tiếp nhau trường cửu với thời gian. Vì thế Nam giới, bẩm thụ khí dương cương của trời ngoài thực hiện 3 giềng mối lớn của trời là đạo tam Cang, thì từ thiên tử đến thứ dân đều phải học tập và rèn luyện thêm 4 đức lớn của trời là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín có tên gọi là ngũ thường.

Trong đó đức Nhân, là để giúp cho lòng mình lúc nào cũng biết yêu thương, trân trọng mọi người, mọi vật; Lễ là để hành xử với mọi người sao cho thật công bình, liêm chính, thuận theo lẽ phải của tự nhiên; Nghĩa là xác định danh phận để hành xử cho tròn trách nhiệm và bổn phận của mình trên các mối quan hệ.Trí là giúp cho mình thông sáng, bác lãm được mọi vấn đề, phân biệt được lý lẽ phải trái, thấy rõ được hành động đúng sai và cả chính tà, thiện ác; Tín là biểu thị lòng trung tín, hễ nói là phải có, làm là phải được để tạo lòng tin đối với tất cả mọi người.

Đối với Nữ bẩm thụ khí chất thể âm nhu, mềm thuận ngoài thực hành đạo tam tùng là 3 giềng mối lớn của trời đất, thì từ bậc Mẫu nghi thiên hạ đến thứ dân đều phải học tập, rèn luyện và thực hành theo tứ Đức của trời đất dành cho Nữ. Đó là: Công, Dung, Ngôn, Hạnh.

*Công: Được hiểu là nữ công gia chánh, tề gia nội trợ, may vá thêu thùa, nuôi dạy con cái khỏe mạnh, chăm ngoan. Đây là chức năng số một của người phụ nữ trong gia đình. Đây cũng là thế mạnh của phụ nữ so với đàn ông. Do bẩm thụ khí chất âm nhu, mềm thuận người phụ nữ không thể thi đua cùng đàn ông về sức vóc, về tài trí, về việc tranh đoạt trong thiên hạ và đàn ông cũng không thể tranh đua với phụ nữ về nữ công gia chánh cùng những việc lặt vặt khác trong gia đình. Tuy nhiên, không hẳn người nam và nữ không làm được những công việc thuộc về sở trường của nhau, nhưng có điều họ không thể nào làm khéo, làm giỏi bằng do giới tính trời ban.

* Dung: Dáng điệu đoan trang, cách ăn mặc, trang điểm chải chuốt, trang nhã, gọn gàng, sạch sẽ, nghiêm chỉnh, đi đứng khoan thai, vẻ mặt dịu dàng, tươi cười. Hay nói cách khác, chữ “Dung” là “Dung nhan”. Chuẩn mực về vẻ đẹp của người phụ nữ là vẻ đẹp thùy mị, kín đáo, duyên dáng… chữ dung đối với phụ nữ rất quan trọng. Suốt cuộc đời, phụ nữ phải luôn chăm lo đến dung nhan của mình tùy theo tuổi tác, không thể ăn mặc cẩu thả, không thể ăn ở mất vệ sinh, không để đầu bù tóc rối trước mặt mọi người.

* Ngôn: là lời nói nhã nhặn, dịu dàng, mềm mỏng, kín đáo, nhỏ nhẹ, dễ nghe; ứng đối lịch sự, khôn khéo, phải biết thưa, dạ. Lời nói đẹp còn phải gắn liền với cử chỉ phù hợp, nói năng nhẹ nhàng, cử chỉ đúng phép tắc, thể hiện sự đoan trang. “Ngôn” còn đòi hỏi người phụ nữ phải biết nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng phép tắc.

* Hạnh: Nết na, hiền từ, trên kính dưới nhường, hiếu thuận, ăn ở đúng mực, chiều chồng thương con. “Hạnh” là đức thứ tư, được xem là quan trọng nhất của người phụ nữ, hạnh trong “Tứ đức”: còn chỉ hạnh kiểm, đạo đức, lòng nhân hậu, thủy chung son sắt, giàu tình yêu thương, giữ trọn nề nếp gia phong… Đức hạnh của người phụ nữ được thể hiện qua các mối quan hệ: quan hệ vợ chồng- con cái - cha mẹ và tất cả các mối quan hệ bên ngoài xã hội.

Về 4 đức này có thể tóm lược như: Công là phải làm mọi công việc thật khéo léo, tỉ mĩ; Dung là: phải chú ý đến dung mạo của bản thân, hòa nhã trong sắc diện. Ngôn là: lời nói phải dịu dàng, hợp đạo lý, Hạnh là: đoan trang, chính chuyên, nhu mì trong tính nết v.v...
Trên đây là các tiêu chuẩn cơ bản của người phụ nữ, mỗi người cần phải tu luyện, hoàn thiện mình theo 3 điều thuận và 4 đức tốt mà người phụ nữ nào cũng phải có, phải biết để cuộc sống của mình luôn được mọi người trong xã hội tôn trọng, được người đàn ông của mình yêu thương, bảo vệ trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, đây cũng là nền tảng căn bản nhất trước khi người phụ nữ nói đến việc phát huy, phát triển hết sở trường riêng, cùng với năng lực thực sự của mình trong cuộc sống...

Về thiết chế hệ thống chính quyền.
Đã hình thành nên thể chế quân chủ , mỗi nước có một vị vua và những yêu cầu căn bản để thực hiện trách nhiệm và bổn phận của một vì vua. Tiếp theo, phải thiêt lập hệ thống chánh quyền các cấp để lãnh mệnh vua trực tiếp quản lý, điều hành đất nước chăm lo đời sống cho người dân.
Về lãnh vực này, căn cứ theo quyền lực của 4 chu kỳ vận hành của trời đất là: năm, tháng, ngày, giờ để xây dựng ra hệ thống chính quyền. Đây là cơ chế của cổ máy âm dương trực tiếp quản lý việc sinh hóa, nuôi dưỡng, bảo vệ và trừng phạt kể cả hủy diệt đời sống vạn vật dưới gầm trời này. Chu kỳ một năm gọi là quyền lệnh của đương niên Thái tuế, chu kỳ 1 tháng gọi là quyền lệnh của Nguyệt kiên, 1 ngày gọi là quyền lệnh của Nhật thần, 1 giờ gọi là quyền lệnh của Thời thần.
Từ đó, thiết lập nên 4 cấp chánh quyền từ trung ương đến thôn xã. Trung ương có vị vua đứng đầu là hoàng đế, còn lại 3 cấp tỉnh, thành, quận huyện, phường xã cũng đều có người đứng đầu để thay mặt vua có nhiệm vụ và bổn phận chăm lo đời sống cho người dân, đồng thời quản lý và giám sát việc thi hành luật vua phép nước, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ quyền lợi của người dân, đảm bảo cuộc sống của người dân được an cư lạc nghiệp.

Thiết chế về kỷ cương phép nước.
Nước có vua, nhà có chủ và thiết lập xong hệ thống chính quyền, thì đến việc xây dựng kỷ cương, luật pháp. Vấn đề này phải căn cứ vào qui luật vận hành biến hóa của 2 khí âm dương trong 4 chu kỳ: xuân, hạ, thu, đông trong một năm và 24 tiết lệnh trong 4 mùa để xây dựng hình thàn kỷ cương luật pháp.
Nội kinh viết:”Phù tứ thời âm dương giả, vạn vật dĩ tòng kỳ căn, cố vạn vật phù trầm ư sinh trưởng chi môn, nghịch kỳ căn tắt phạt kỳ bản giả…nghịch chi tắc tai hại sinh, tòng chi tắc hà vật bất khởi…”
Có nghĩa, sự biến hóa của âm dương trong 4 mùa là cương lĩnh và đường lối phát triển tất yếu của muôn loài, vạn vật trong Vũ trụ này. Cho nên đấng minh quân thiên tử, bậc thông minh tài trí thể theo đó mà đề ra phép tắc, kỷ cương để người dân dùng cái thời của trời, cái lợi của đất mà răn dạy, cảnh báo, ngăn ngừa tai hại cho người dân, nhằm đem lại lợi ích tốt lành cho cuộc sống.
Ví như khí của mùa xuân là vạn vật ra hoa, đâm chồi kết lộc, thì phải xây dựng phương pháp gieo trồng; đến khí của mùa thu làm kết chặc muông vật, thì phải xây dựng luật thu mua… Dân có sinh sống được thì phải nhờ có vua ban ra phép tắc để dạy bảo, dắt dìu, giúp đỡ cho dân để đời sống họ được ấm no hạnh phúc. Đồng thời cũng phù hợp với kỷ cương, trật tự của 4 mùa, dành cho vạn vật thụ hưởng.
Nếu làm trái với qui luật này, sẽ bị phá vỡ sự sống, phá vỡ môi trường của sự vật, làm sản sinh ra nhiều tai hại, rất hiểm nguy cho cuộc sống...

Do đó, kỷ cương trật tự của 4 mùa là: xuân sinh, hạ trưởng, thu liểm, đông tàng và bổ xung thêm 24 tiết lệnh từ: Lập xuân là báo hiệu cho vạn vật sắp bắt đầu mùa Xuân, khởi đầu của quá trình Âm tiêu Dương trưởng, Dương khí thăng phát, cây cỏ đâm chồi, trăm hoa đua nở. Đến tiết Vũ thủy, báo hiệu sắp bắt đầu gió mưa, ẩm thấp đến; Kinh trập là cảnh báo về nạn sâu bọ sanh sôi nẩy nở nhiều… cho đến tiết Đại hàn báo hiệu trời sắp rét đậm, băng giá bao trùm, con người không thể khinh suất v.v… Đó là những thiết chế về kỷ cương, trật tự của trời đất do 4 mùa và 24 tiết lệnh cai quản mà vạn vật đều phải đi qua.

Trên cơ sở đó, Nho giáo đã xây dựng ra nền tảng kỷ cương, phép nước trên mọi lĩnh vực của đời sống do vương triều quản lý, trị vì thiên hạ theo thể chế quân chủ pháp trị. (tức thiên tử phạm pháp, đồng tội như thứ dân).Và từ đó nước có quốc pháp, nhà có gia qui giúp cho mọi người đều có đời sống văn minh, trật tự, kỷ cương đảm bảo mọi người trong xã hội đều được an lành, thuận lợi cho cuộc sống.

Về giáo dục.
Mục tiêu cốt lỏi của giáo dục là dùng 4 đức lớn của trời đất dành có đời sống vạn vật, đặc biệt lấy đức nguyên làm đầu. Trời đất có 4 đức này mới sản sinh ra đời sống vạn vật, dưỡng dục vạn vật bằng tất cả tình yêu thương, chở che của đấng sanh thành.
Vì thế, Nho giáo lấy sách lược giáo dục nhân bản làm đầu trong sự nghiệp giáo dục dân trí, đặc biệt là giáo dục về đạo làm người, lấy tình yêu thương mọi người, mọi vật làm gốc để thể hiện tình yêu thương cao cả của trời đất đối với vạn vật, muôn loài.

Phạm trù này, ngoài việc lấy 4 đức lớn của trời đất làm căn bản, thì Nho giáo cũng lấy một số chu kỳ cố định của qui luật tự nhiên có liên quan. Ví như để giáo hóa mọi người về đức khiêm tốn, thì lấy nguyên tắc và đạo lý của quẻ Khiêm ra để giảng dạy; để giáo hóa về bổn phận làm vua, làm quan, làm cha, chồng, làm người đàn ông thì lấy nguyên tắc và đạo lý của Kiền quái; dạy về bổn phận làm mẫu nghi thiên hạ, làm bà, mẹ, vợ, làm người phụ nữ thì lấy nguyên tắc và đạo lý của thuần Khôn quái v.v… tất cả đều ghi rõ trong tư Thư, ngũ Kinh của Nho giáo.

Chương trình này, sẽ đào tạo cho con người từ khi mới bước chân đến ghế nhà trường, cho đến ngày đỗ đạt thành danh. Đây cũng được xem là những bậc hiền tài, là nguồn nguyên khí của quốc gia sẽ được cung cấp ra cho toàn xã hội và cũng là nguồn để vương triều tuyển chọn nhân tài ra phò vua giúp nước. Những người thuộc hàng quân tử, hiền nhân, thánh nhân, minh quân, quan lại thanh liêm, trung quân ái quốc ... đều từ môi trường này mà ra.

Song song đó, Nho giáo còn chủ trương quan trọng hóa về tính chính danh, định phận trước hết là cho người Nam và Nữ, xem giới nào bẩm thụ khí chất gì của Âm Dương nhị khí của trời đất. Từ đó căn cứ vào tính chất cố hữu của âm hay dương để giáo dục cho 2 giới này hiểu và kiên định tính chất thực sự của mình. Mục đích là giúp cho nam nữ khi hành xử trên các mối quan hệ đều đúng theo bổn phận cùng sở trường riêng dựa trên đặc điểm về giới tính trời sinh của mình, giúp cho mọi việc đều được thuận lợi, thành công mọi mặc.

Vấn đề này, Nho giáo đã căn cứ vào tính chất của âm dương nhị khí, được ghi trong kinh Dịch: “Âm dương là khí, vận hành theo qui luật: hễ khí nào thì lý ấy, lý nào thì khí ấy; không có khí ấy thì sẽ không có lý ấy, có lý ấy thì nhất định phải có khí ấy bên trong”. Do đó người nam bẩm thụ khí Dương, thì mọi hành vi tâm thể của nam giới cũng là nguyên lý hoạt động của khí dương cương, không thể làm khác được. Nếu làm khác, dù vô tình hay cố ý cũng làm sai lệch đi tính cách tự nhiên, so với sở trường của mình vốn có.

Người nữ bẩm thụ khí chất của thể âm nhu cũng vậy, mọi hành vi tâm thể cũng thể hiện đầy đủ nguyên lý vận hành của khí âm nhu trong trời đất, không thể làm khác được. Vì thế, Nho giáo đã xây dựng tam Cang, ngũ Thường dành cho Nam; tam Tòng, tứ Đức dành cho Nữ đều xuất phát từ nguyên lý này.
Đặc biệt, đây cũng là nguyên tắc căn bản để xác định tiêu chuẩn ĐÚNG hay SAI, PHẢI hay TRÁI trên mọi hành vi ứng xử của nam và nữ trên các mối quan hệ. Tất cả các lĩnh vực trên đều được Nho giáo triển khai cụ thể trong tứ Thư, ngũ Kinh của mình một cách rất tường tận và chi tiết.

Về xây dựng gia đình.
Đây là giai đoạn con người đã thành gia lập thất, cho nên kiến thức về đạo lý làm người đã được tu dưỡng, rèn luyện từ khi cắp sách đến trường. Do đó, đây là giai đoạn con người bắt đầu đem kiến thức đã học tập, ứng dụng đầu tiên đối với gia đình mình. Nếu thành công thì đường công danh bên ngoài luôn thênh thang rộng bước.

Đối với gia đình, Nho giáo khẳng định: Gia đình là tế bào của xã hội, muốn xã hội được thái hòa, mọi người được hạnh phúc, ấm no, thịnh vượng là phải xây dựng nền tảng cho mỗi gia đình phải được vững chắc, đảm bảo cung cấp cho toàn xã hội nhưng con người vừa có đứcđộ, vừa có thực tài để cùng xây dựng nước nhà giàu mạnh.
Về cơ sở xây dựng gia đình bền vững,thì căn bản Nho giáo dựa theo nguyên tắc của chu kỳ Gia nhân quái đế tiến hành xây dựng.

Nguyên tắc này được lời kinh Gia nhân quái ghi:” Gia Nhân lợi nữ trinh”. Có nghĩa rằng: điều cốt lỏi để cho ra quả tốt đẹp nhất của việc tề gia là thân phận người nữ phải được chính chắn; khi con gái chính, thì tự nhiên con trai cũng chính và đương nhiên cả nhà đều được chính.
Lời kinh đức Khổng Tử nói rõ hơn:” Gia nhân nữ chính vi hồ nội, nam chính vi hồ ngoại; nam nữ chính, thiên địa chi đại nghĩa dã…” Có nghĩa: người nữ bẩm thụ khí chất âm nhu mềm thuận, thì phải biết ngôi vị của mình là ở bên trong; con trai bẩm thụ khí chất dương cương mạnh mẽ, chơn chính thì phải biết ngôi vị mình ở bên ngoài.

Đây cũng là cái nghĩa lớn của trời đất ở đúng ngôi vị của mình để sanh thành, dưỡng dục, chở che cho vạn vật, thì cơ cấu trong mỗi nhà cũng đều phải có bậc cha mẹ là lệnh nghiêm đường, làm theo việc của trời đất vậy. Cho nên trong nhà cha ra cha, mẹ ra mẹ, vợ ra vợ, chồng ra chồng, con ra con, anh chị em ai ra phận nấy là gia tề thạnh. Gia tề thạnh thì cả nước tôn ty, trật tự sẽ được đâu vào đấy vậy.

Xây dựng về quốc kế dân sinh
Chủ trương về quốc kế dân sinh, Nho giáo lấy 64 chu kỳ căn bản của qui luật tự nhiên trong kinh Dịch để chọn ra một số nguyên tắc của mỗi chu kỳ, có liên hệ trực tiếp đến các lãnh vực quốc kế dân sinh như: kinh tế, chính trị, văn hóa, gia đình, luật pháp, hình ngục, quân sự, tố tụng v.v…làm cơ sở để xây dựng thành chủ trương, đường lối quốc gia, giúp cho đời sống của xã hội được trật tự, văn minh, tiến bộ cùng các nước.

Ví như xây dựng đường lối về kinh tế làm cho dân giàu, nước mạnh thì phải lấy nguyên tắc và chu kỳ của quẻ Ích, tuyệt đối tránh đi lệch sang chu kỳ của quẻ Tổn, làm khổ cho dân dân.
Nguyên tắc này, về cơ bản trong quẻ Ích có ghi rõ như sau: “Ích, lợi hữu du vãng, lợi thiệp đại xuyên” Có nghĩa: Quẻ Ích là đường lối làm lợi ích cho thiên hạ, cho nên đem thi hành tại bất cứ nơi đâu dân cũng được hưởng đầy đủ lợi ích do nó mang lại. Dùng đường lối này có thể vượt qua nhiều hiểm nạn, cho dù có to lớn đến mức nào.

Và Lời Thoán ghi rõ thêm: “Ích, tổn thượng ích hạ, dân nguyệt vô cương, tự thượng há hạ, kỳ đạo đại quang”. Có nghĩa đây là nguyên tắc phân phối căn bản của đường lối phát triển kinh tế, với chủ trương bớt của tầng lớp bề trên để làm lợi ích cho tầng lớp dưới. Tránh chạy sang chu kỳ của quẻ Tổn là: Tận thu tầng lớp người dưới, bồi đắp cho tầng lớp bề trên để cung phụng cho vua quan làm cho dân tình lầm than cơ cực. Được như vậy, thì người dân đâu đâu cũng đẹp lòng và sự phát triển kinh tế sẽ không có chỗ cùng tận.

Còn muốn xây dựng pháp lệnh về hình ngục thì phải dùng nguyên tắc và đạo lý của chu kỳ Phệ Hạp.
Muốn xây dựng luật tố tụng thì phải lấy nguyên tắc và đạo lý của chu kỳ Thủy Tụng quái.
Muốn xây dựng chính sách đại đoàn kết các dân tộc thì phải dùng nguyên tắc của chu kỳ Địa Tỷ quái.
Muốn xây dựng chính sách trị nước trong thời bình, thì phải theo nguyên tắc của chu kỳ Địa Thiên thái.
Muốn xây dựng luật hôn nhân gia đình thì phải lấy nguyên tắc và đạo lý của chu kỳ Hàm quái và Gia nhân quái.
Muốn xây dựng chủ trương chính sách gì lớn lao, đại sự thi phải lấy nguyên tắc và đạo lý của chu kỳ Đại quá. Muốn xây dựng lễ nghi thì phải lấy nguyên tắc và đạo lý của chu kỳ quẻ Lý.
Muốn làm cách mạng để thay cũ đổi mới, thì phải lấy nguyên tắc và đạo lý của chu kỳ quẻ Cách mà làm v.v…

Việc ứng dụng các chu kỳ cố định này làm đạo lý và nguyên tắc hành xử trên các mối quan hệ của đời sống con người trong xã hội nói chung. Đây là những đạo lý cơ bản và là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá mọi hành vi ứng xử của con người về việc có đúng, có phải hay bị sai, bị trái.
Xin nhấn mạnh: đúng sai, phải trái ở đây là căn cứ vào tính chất của 2 khí âm dương trong Vũ trụ làm cơ sở. Tỷ dụ khí dương bao trùm lên mọi đều nhân, điều thiện… thì dương là đúng là phải.Ngược lại, âm khí bao trùm lên mọi điều ác, độc, xấu xa…tức nhiên sự vật đi theo chiều hướng này là sai, trái và đương nhiên khí âm trong ngữ cảnh này là sai, là trái vậy.

Với căn cứ này, tuyệt nhiên con người không thể tùy tiện xác định việc đúng hay sai, phải hay trái và cũng không có tiêu chuẩn nào khác của thế gian này thay thế được cho dù đó là chủ thuyết nào, có mục đích gì cũng vậy. Nếu có, thì đó là các chủ thuyết phi nhân bản, sẽ bị loài người văn minh tiến bộ lên án và không thể tồn tại mãi với thời gian.
Như vậy những sơ lược vừa nêu, còn quí vị nào xem Nho giáo là thần quyền, là mê tín dị đoan, là tàn dư của giai cấp thống trị phong kiến để nô dịch người dân?

Xin nhắc lại lời của Khổng Tử: "Người có trí lực bậc trung trở lên có thể dạy cho họ những đạo lý cao sâu. Người có trí lực từ bậc trung trở xuống không thể dạy cho họ những đạo lý cao sâu”.
Không thể dạy đạo lý cao sâu, không lẽ các bậc thánh nhân xưa bỏ mặc cho tần lớp này sống như loài chim muông của thuở hồng hoang, hỗn độn? Không thể được. Hơn nữa, trong lời Kinh quẻ Quán cũng có nói: “Đạo trời rất linh thiêng, cho nên gọi là thần đạo. Xem sự vận hành của trời, bốn mùa không hề sai lỗi, thì thấy được sự linh thiêng thần diệu của trời. Đấng thánh nhân thấy đạo trời thiêng liêng, thể theo cái thần đạo linh thiêng ấy mà đặt ra ( giáo luật, pháp luật) dạy bảo, cho nên thiên hạ không ai không phục”.

Cũng vì lý do này mà hầu hết các vị thánh nhân xưa xây dựng chủ thuyết tôn giáo mình, cũng tạm dừng lại ở yếu tố thần linh, làm động lực giúp cho tầng lớp này hướng theo đạo lý. Sau quá trình tu dưỡng, rèn luyện, tức nhiên họ sẽ nhận biết đâu là chân lý thiết thực, đâu là yếu tố thần linh, biết thế nào là phải, thế nào là sai thì biết đâu, lúc này họ có thể nghe được những đạo lý cao sâu?. Còn nếu như không nhận biết được hoặc bị thao túng bởi các chủ thuyết, các tôn giáo phi nhân bản đầu độc, hoặc họ thật sự không thể tiếp nhận đạo lý cao sâu của thánh nhân, thì âu đó cũng là định mệnh của họ vậy.

Qua đó, còn quí vị nào xem Nho giáo là lạc hậu, dốt nát, bất công trọng xã hội và còn …gì gì nữa không? Nếu còn xin cứ tiếp tục nêu ra, nhưng với điều kiện phải dựa vào sơ sở triết học; vì Nho giáo được hình thành từ nền triết học cổ của Á Đông, có chiều dài hàng chục ngàn năm tồn tại.
Một chủ thuyết có đời sống trường tồn như vậy, đủ để hiểu bên trong nó bao hàm cả chân lý của trời đất, Vũ trụ và cả thế giới vạn vật muôn loài. Nếu muốn phản biện, chê trách hay dè biểu thì không thể không có căn cứ vào cơ sở này.
Nếu không, đó chỉ là phản biện một chiều thiên về cảm tính, chủ quan vì mục đích nào đó và điều này cũng minh chứng, tầm trí lực chỉ ở một nơi xa xăm nào khác nhưng lại thích phê phán việc làm của bậc thánh nhân xưa. Đành rằng trong cuộc sống cần có phản biện để cùng nhau tiến gần đến chân lý, nhưng cũng phải hết sức cẩn trọng ở gốc độ của tầm nhìn, thì mới hoàn hảo được.
transi






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |