Sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần :
Sơ đồ trên mô tả Tứ Trụ của ca sĩ Chester Bennington sinh ngày 20/3/1976 giờ Hợi.
1 - Trên sơ đồ ta thấy có ngũ hợp Bính với Tân không hóa và bán hợp Hợi Mão Mùi cũng không hóa.
2 - Bính trụ năm có 7đv (các số điểm tương ứng với các trạng thái tôi đã tìm ra và đã ghi trên bảng “Sinh Vượng Tử Tuyệt”) không bị can hay chi nào khắc cả (Chú ý : Ở đây phải sử dụng sự khắc của ngũ hành) nên vào vùng tâm chỉ bị giảm 2/5đv còn 7.3/5đv = 4,2đv.
3 – Tân trụ tháng có 3,1đv bị Bính khắc gần (ngay bên cạnh) giảm 1/3 còn 3,1.2/3đv = 2,07đv.
4 – Tân trụ ngày có 3,1đv không bị can hay chi nào khắc cả (vì Bính ở trong hợp) nên vẫn còn 3,1đv.
5 – Kỷ trụ giờ cũng vậy vẫn còn 4,8đv (vì Mão ở trong hợp và khác trụ).
6 – Hợi trụ giờ có 6đv bị Kỷ khắc trực tiếp (vì cùng trụ mặc dù ở trong hợp) giảm 50%đv và vào vùng tâm giảm tiếp 2/5đv còn 6.1/2.3/5đv = 1,8đv (Mùi trụ ngày bị Mão trụ tháng khắc gần nên Mùi không thể khắc được Hợi, vì chúng cùng ở trong hợp).
7 – Mùi trụ ngày có 4,8đv bị Mão khắc gần giảm 1/3đv (vì cùng ở trong hợp) còn 4,8.2/3đv = 3,2đv.
8 – Mão trụ tháng có 9đv không bị Tân trụ ngày khắc (vì Mão ở trong hợp và không cùng trụ với Tân, còn Tân trụ tháng mặc dù cùng trụ với Mão nhưng không khắc được Mão bởi Tân bị Bính khắc gần) khi vào vùng tâm giảm 2/5đv còn 9.3/5đv = 5,4đv.
9 – Thìn trụ năm có 7đv không bị Mão khắc (vì ở ngoài hợp và không cùng trụ với Mão) khi vào vùng tâm giảm 50%đv còn 7.1/2đv = 3,5đv.
Cộng tất cả các điểm vượng cùng hành ở trong vùng tâm ta có điểm vượng của 5 hành trong vùng tâm như trên sơ đồ đã mô tả.
Ta thấy Thân mang hành Kim (là hành của can ngày) có 5,17đv không lớn hơn Tài tinh 1đv (vì Tài tinh có 5,4đv) nên Tứ Trụ này có Thân nhược. Thân nhược mà Tài tinh là kỵ 1 (là hành kỵ thần có điểm vượng trong vùng tâm lớn hơn các kỵ thần kia là Quan Sát và Thực Thương), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp là Tân ở trụ tháng (nhằm mục đích là chế ngự Tài tinh để cho Ngũ hành trong Tứ Trụ được cân bằng là tốt nhất).
Đến đây có thể nói đơn giản và dễ hiểu nhất là tôi đã dùng Toán học để xác định được Dụng thần của môn Tử Bình.
Sơ đồ tính điểm hạn để xác định tai họa nặng hay nhẹ ngày 20/7/2017 :
Ngày 20/7/2017 là năm Đinh Dậu thuộc đại vận Ất Mùi và tiểu vận Tân Tị (vì đã qua ngày sinh nhật 20/3).
1 - Ta thấy có tam hợp Hợi Mão Mùi trong Tứ Trụ hợp thêm với Mùi đại vận hóa Mộc thành công (vì có Ất ở đại vận dẫn hóa) và Tị tiểu vận hợp với Dậu thái tuế hóa Kim thành công (vì lực hợp của Tị tiểu vận với Dậu thái tuế - là lực trung bình của điểm vượng của nó ở đại vận Mùi và 2 lần điểm vượng của nó ở thái tuế Dậu - là (8 +2.6).1/3đv = 6,67đv là lớn hơn lực hợp của Thìn trụ năm với Dậu - là điểm trung bình của điểm vượng của nó ở lệnh tháng và ở đại vận cùng 2 lần điểm vượng của mó ở lưu niên - là (7 +5 + 2.3).1/4đv = 4,5đv. Và có thần dẫn là Tân).
Vì có 2 chi trong Tứ Trụ hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của chúng nên trong trường hợp này phải tính lại điểm vượng ở vùng tâm (2 chi ở đây là Mùi và Hợi).
Mộc có 5,4đv được thêm 3,2đv của Mùi và 1,8đv của Hợi thành 10,4đv. Thổ có 11,5đv bị mất 3,2đv còn 8,3đv. Hợi có 1,8đv bị mất hết. Hỏa và Kim vẫn không thay đổi. Sau khi tính lại ta thấy Mộc vẫn là kỵ 1 (lớn hơn các kỵ thần khác) và Thân vẫn nhược cho nên dụng thần và điểm hạn của các hành vẫn giữ nguyên.
Vì Mộc là kỵ 1 động nên phải tính thêm điểm vượng của các can chi động ở tuế vận.
Mộc có 10,4đv được thêm (8 + 2.6).1/3đv = 6,67đv (là điểm vượng trung bình của Mùi ở lưu niên giống Tị tiểu vận) và 3,1đv của Ất đại vận (là điểm vượng của Ất tại lưu niên) thành 20,17đv.
Hỏa có 4,2đv được thêm 2.6đv = 12đv của Đinh lưu niên thành 16,2đv.
Kim có 5,17đv được thêm 2.9đv của Dậu thái tuế (2 lần điểm vượng của nó ở thái tuế), 6,67đv của Tị tiểu vận và 3,1đv của Tân tiểu vận (lấy chính chi tiểu vận xác định điểm vượng của can tiểu vận) thành 32,94đv. Số điểm vượng của các hành sau khi tính thêm ở tuế vận chỉ để xác định có hành kỵ vượng hay không nên nó không làm Thân cũng như dụng thần thay đổi.
Ta thấy Mộc nhỏ hơn hỷ dụng thần nên không phải là hành ky vượng nhưng vẫn là hành kỵ 1. Do vậy nếu theo quy tắc cũ thì điểm hạn của Mộc cục có 4 chi này có 1đh sẽ được tăng gấp đôi nhưng theo quy tắc mới thì nó chỉ được tăng 2/3 thành 1đh + 1.2/3đh = 1,66đh.
Kim cục là hỷ dụng thần chỉ có 1,5chi (vì chi tiểu vận ở đây chỉ được tính là 0,5 chi). Do vậy Kim cục và Mộc cục đã xẩy ra Đại chiến 1. Điểm hạn cho mỗi chi tham chiến khi hóa cục bị khắc có 4 chi là 0,75đh. Vì vậy Kim cục phải mang dấu dương nên có 1đh và điểm hạn của Đại chiến 1 này có tới 0,75.5đh + 0,75.1/2đh = 4,13đh (vì điểm hạn của chi tiểu vận chỉ bằng một nửa các chi khác).
2 - Dụng thần Tân tử tuyệt ở lệnh tháng có 0,5đh và vượng ở lưu niên có -1đh.
3 – Nhật can Tân vượng ở lưu niên có -1đh.
4 - Đinh lưu niên vượng ở lưu niên khắc 2 Tân, mỗi lực khắc có 0,7đh nhưng lực khắc Tân tiểu vận bị giảm đi 50% chỉ còn 0,35đh. Đinh có 1đh can động và có 1 cát thần có -0,25đh.
Tân trụ ngày thất lệnh nhưng vượng ở lưu niên có -1đh nhưng bị giảm 70% do bị Đinh khắc còn -0,3đh. Tân khắc Ất đại vận có 1đh nhưng bị giảm 70% chỉ còn 0,3đh (do bị Đinh khắc).
Ất đại vận nhược cả tuế và vận nên khắc Kỷ trụ giờ có 0đh. Ất đại vận có 1 cát thần có -0,25đh nhưng bị giảm 30% do Tân khắc chỉ còn -0,25.70%đh = -0,18đh.
Kỷ trụ giờ thất lệnh nhưng vượng ở lưu niên có -0,5đh can động.
5 – Đất ven đường trụ ngày có can Tân vượng ở lưu niên nên khắc Kim trong cát ở đại vận có 1đh nhưng bị giảm 3/4đh do bị Đinh lưu niên khắc 1 lực 0,7đh chỉ còn 1.1/4đh = 0,25đh
Tổng số có 6,66đh. Vì giữa Tứ Trụ và tuế vận có tam hợp Mộc cục Hợi Mão Mùi có 4 chi đều có điểm hạn và có 3 chi trong Tứ Trụ nên mỗi chi có -0,25đh là -0,25.4đh = -1đh, được thêm -0,13đh (bằng 25% đh của hành Mộc) cho chi từ thứ 4 có điểm hạn trở đi và thêm -0,5đh vì tam hợp trong Tứ Trụ có chi tháng.
Do vậy tổng số còn 6,66đh – 1,63đh = 5,03đh. Số điểm này có thể chấp nhận được vì nó có thể gây ra tử vong.
Ở tiểu vận đầu là Canh Thìn có 2 Thìn hợp Dậu thái tuế hóa Kim chỉ gây ra Đại chiến nên điểm hạn cho mỗi chi tham chiến chỉ là 0,2đh (vì số chi của hóa cục chủ khắc ở đây của Kim là 3 nhỏ hơn số chi của hóa cục bị khắc của Mộc ở đây là 4 ) nên điểm hạn Đại chiến chỉ có 0,2.6đh + 0,2.1/2đh = 1,3đh. Như vậy thì tổng số chỉ có 5,03đh – 4,13đh + 1,3đh = 2,2đh, với số điểm hạn này không thể gây ra bất kỳ một tai họa nặng nào cả.
Nói chung điểm hạn chính gây ra tai họa ở đây là Đại chiến 1, do vậy nếu nó là yếu tố gây ra tâm lý cho ca sĩ tự tử thì điểm hạn của Đại chiến 1 này chẳng khác nào điểm hạn của Tự hình. Nếu đúng như vậy thì ta có thể giải cứu các điểm hạn về Đại chiến như các điểm hạn về Hình, Hại và Tự Hình.
Đây chính là một ví dụ cụ thể mà tôi đã dùng Toán học để xác định được tai họa của nó nặng nhẹ tới mức nào để hy vọng tìm ra cách giải cứu cho các trường hợp tương tự.
Đến đây có thể nói đơn giản và dễ hiểu nhất là tôi đã dùng Toán học để xác định được tai họa nặng hay nhẹ của môn Tử Bình.
Mục đích chính của cuốn sách là đi tìm các cách giải cứu đã tìm ra (hay chưa tìm ra) đang được cất giấu trong các cuốn sách gia truyền. Để đạt được mục đích này là quá sức, ngoài khả năng của tôi bởi vì khối lượng công việc là quá lớn nên tôi phải cần tới nhiều người ở các vùng khác nhau trên thế giới cùng nghiên cứu. Chính vì vậy mà tôi đã công bố lý thuyết của tôi qua cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" được in năm 2010 cho toàn thế giới biết.
Sửa bởi VULONG001: 25/07/2017 - 00:23