Jump to content

Advertisements




TIẾNG NÓI VÔ THINH


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 thaiduong271

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 217 Bài viết:
  • 472 thanks

Gửi vào 03/05/2017 - 17:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



CHÚ THÍCH

Ðức Aryasanga = Vô Trước

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Alcyone là tiền kiếp của krisnamutri

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ở đây có nói tới các tiền kiếp xa xưa của ngài và cả kiếp sống cận đại của ngài với danh xưng chân sư DK , Ta tham khảo đoạn trích :

Ðạo viện nầy tối cổ. Nó được lập vào những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Thiên Chúa bởi nhà truyền giáo và canh tân vĩ đại của Ðạo Phật. Ngài thường được biết dưới danh hiệu Arya- sanga. Người ta quả quyết rằng đạo viện ấy đã có từ hai đến ba thế kỷ trước Ngài. Dù sao đi nữa lịch sử của đạo viện liên quan đến chúng ta bắt đầu từ khi Ðức Aryasanga tạm trú ở đó. Ngài là người có một năng lực phi thường, một kiến thức uyên bác và đã tiến xa trên Thánh Ðạo. Trong một kiếp trước, Ngài là Dharmajyoti, tức là một trong các tín đồ nhiệt thành của Ðức Phật, và sau đó, Ngài mang tên Kleinias, là một trong những vị cao đồ của Ðức Thầy Kouthoumi, trong một kiếp Ngài là Ðức Pythagore. Sau khi Ðức Pythagore bỏ xác, Kleinias sáng lập tại thành Athens một trường chuyên nghiên cứu triết lý của Thầy mình. Chắc chắn nhiều hội viên Thông Thiên Học hiện nay đã lợi dụng được cơ hội đó. Vài thế kỷ sau, Ngài tái sinh mang tên Vasubandhu Kanushika ở Peshawar, sau đó được gọi là Purushapura. Khi được nhận vào Giáo Hội Tăng Già, Ngài lấy tên là Vô Trước (Asanga) “người đã cởi bỏ các chướng ngại”. Khi Ngài đã cao niên, các môn đồ Ngài sùng mộ vị thủ lãnh của họ mới tôn xưng Ngài bằng danh hiệu dài hơn là Aryasanga - dưới biệt danh nầy Ngài thường được biết đến như một nhà trước tác và nhà truyền giáo. Người ta nói rằng Ngài đã đạt được một tuổi thọ thật cao, nếu truyền thuyết nầy đúng, Ngài đã sống gần đến một trăm năm mươi tuổi và từ trần ở Rajagriha.
Sách vở của Ngài để lại thật dồi dào; tác phẩm chánh trong số đó được nhắc đến là bộ Yogacharya Bhumishastra (Du Già Sư Ðịa Luận). Ðức Aryasanga đã sáng lập ra trường Du Già Phật Giáo (Bhoudiste Yogacharya). Hình như Tôn giáo nầy bắt đầu bằng sự cố gắng dung hợp Phật Giáo với hệ thống triết lý vĩ đại của Yoga, hoặc có thể mượn giáo lý Yoga những gì có thể sử dụng và giải thích theo lối Phật Giáo. Ngài đã từng du lịch nhiều và giữ một vai trò then chốt trong việc canh tân Phật Giáo. Tiếng tăm của Ngài lừng lẫy ở điểm tên tuổi Ngài được kể chung với uy danh của Ðức Nagarjuna (Long Thọ) và Ðức Aryadeva (Ðại Thiên). Ba vị nổi tiếng nầy là ba ngôi mặt trời của Phật Giáo, nhờ công nghiệp truyền bá ánh sáng và sự vinh quang của Ðạo Phật trên thế gian. Ðức Aryasanga sống khoảng một ngàn năm sau Ðức Phật. Các học giả Tây phương không đồng ý về điểm nầy nhưng không ai tin rằng Ngài sống vào thế kỷ thứ bảy sau Thiên Chúa. Ðối với chúng ta trong Hội Thông Thiên Học, Ngài được biết đến như một nhà chỉ giáo nhã nhặn, kiên nhẫn và nhân từ. Ðó là Ðức Thầy Djwal Koul. Ngài có một địa vị đặc biệt đối với chúng ta, vì ở thời kỳ vài người trong chúng ta hân hạnh được biết Ngài, nghĩa là cách đây bốn chục năm, Ngài còn chưa đạt được đến mục đích tiến hóa cuối cùng của nhân loại và được Ðiểm Ðạo ở cấp bậc Chơn Tiên. Như thế trong tất cả những Ðức Thầy của chúng ta, Ngài là người duy nhất trong kiếp nầy, mà chúng tôi được biết trước khi Ngài trở thành Chơn Tiên, vào lúc Ngài còn là cao đồ của Ðức Thầy Kouthoumi. Sự kiện Ngài đã du nhập Phật Giáo vào xứ Tây Tạng trong kiếp sống của Ngài là Aryasanga, có thể giải thích tại sao trong kiếp nầy Ngài chọn xác thân người Tây Tạng. Cũng có thể còn vài sự liên hệ hay sự trói buộc của Nhân Quả mà Ngài muốn chấm dứt trước khi nhận sự Ðiểm Ðạo sau cùng, tức quả vị Chơn Tiên.
Trong một cuộc du hành truyền pháp lớn lao của Ngài trong kiếp sống mang tên Aryasa­nga, Ngài đã đến đạo viện ấy ở Hy Mã Lạp Sơn và lưu ngụ tại đó. Ngài ở tại đây gần một năm, giáo hóa tăng sĩ, thành lập Giáo hội chung trong một vòng thật rộng lớn của xứ ấy và biến đạo viện thành một trung tâm đầu não của sự canh tân tín ngưỡng. Ngài đã lưu lại đây một di tích và một truyền thống còn tồn tại đến ngày nay. Trong số thánh tích của Ngài, người ta còn giữ lại một quyển Kinh với một niềm tôn kính vô biên; đó chính là bản văn mà Bà Blavatsky gọi là Kim Huấn Thư. Dường như Ðức Aryasanga đã làm thành một loại sách tóm lược hay tập hợp những câu trích dẫn mà Ngài ghi lại trong đó tất cả những gì Ngài cho là hữu ích cho môn đồ Ngài, và Ngài bắt đầu với những thi đoạn của Kinh Dzyan - không phải bằng những biểu tượng như trong nguyên bản, nhưng bằng chữ viết. Ngài cũng trích nhiều câu khác, mà một đoạn rút trong tác phẩm của Ðức Long Thọ (Nagarjuna), như Bà Blavatsky đã cho biết. Sau khi Ngài ra đi, các môn đồ của Ngài thêm vào quyển sách ấy một loạt các bài tường trình (đúng hơn, được rút gọn) về những bài thuyết pháp của Ngài; đó là những " tiểu luận " mà Bà Blavatsky đã đề cập đến.
Trong kiếp trước, chính Alcyone đã soạn lại và thêm vào quyển Kim Huấn Thư những bản trần thuật về các bài thuyết pháp của Ðức Aryasanga mà ba bài hợp thành vấn đề chúng ta hiện đang nghiên cứu. Vậy nhờ Alcyone cẩn thận biên soạn chúng ta mới có tác phẩm nhỏ vô giá nầy, cũng như trong kiếp sống hiện tại chúng ta mang ơn người qua quyển sách nhỏ có nhan đề Dưới Chơn Thầy. Kiếp trước Alcyone bắt đầu từ năm 624 sau Thiên Chúa và trải qua tại vùng Bắc Ấn. Trong kiếp đó Alcyone được thu nhận vào Giáo Hội Tăng già Phật Giáo lúc còn rất trẻ. Cậu bé quyến luyến Aryasanga một cách nồng nhiệt và được Ngài dẫn đến đạo viện ở Népal, nơi đây Ngài để cậu trợ giúp và điều hành sự nghiên cứu của Giáo hội do cậu cải tổ và chăm sóc. Trong vòng hai năm, Alcyone đã hoàn tất các chức vụ trên trong sự thành đạt lớn lao nhất [2].


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |