Jump to content

Advertisements




Nguyễn Tất Nhiên


30 replies to this topic

#16 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 18/09/2018 - 05:40

Chùa này hình như thuộc hệ phái Ấn Quang ?

Thanked by 2 Members:

#17 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3810 Bài viết:
  • 24187 thanks

Gửi vào 18/09/2018 - 08:31

Cụ Địa vờ vịt
Khi Thiếu tá Dương thái Đồng nhận lệnh TTD về làm tỉnh trưởng Phú Yên thì lúc bấy giờ TPC mới qua điệu để lên chú tiểu .

Thanked by 1 Member:

#18 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 18/09/2018 - 09:13

Không biết thật, có lần vô chùa xem (không biết trụ trì tên gì nửa) thì thấy thuộc hệ phái Ấn Quang .

Thanked by 1 Member:

#19 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3092 Bài viết:
  • 7522 thanks

Gửi vào 18/09/2018 - 12:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhminh, on 18/09/2018 - 03:37, said:

Đêm cuối cùng Nhiên xin vào chùa Việt Nam do Thích pháp Cháu lam chủ
Chùa này nay đổi tên thành chùa Quan Âm .
Bị từ chối
Nhiên ngủ ngoài xe
Sáng ra người ta tìm thấy Nhiên không còn thở .
Hồi ông NTNhiên mất trong hoàn cảnh như vậy thì gây nhiều xúc động nên có nhiều bài báo viết về chuyện này.Tôi còn nhớ là chùa không cho ông trọ vì ông hay say sưa rồi phá phách.Ngoài ra ông chết vì ngủ trong xe, đêm lạnh nên mở máy xe để có sưởi.Nhưng vì vậy chết ngạt vì thiếu dưỡng khí (máy xe ra nhiều thán khí).

Thanked by 1 Member:

#20 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6820 Bài viết:
  • 5575 thanks

Gửi vào 18/09/2018 - 14:34

Chết ngày 03 tháng 8 năm 1992. Đang là mùa hè ở California khí trời oi bức làm gì mà phải mở máy sưởi.

Thanked by 1 Member:

#21 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3092 Bài viết:
  • 7522 thanks

Gửi vào 18/09/2018 - 16:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

FM_daubac, on 18/09/2018 - 14:34, said:

Chết ngày 03 tháng 8 năm 1992. Đang là mùa hè ở California khí trời oi bức làm gì mà phải mở máy sưởi.
Tôi không biết được đêm đến hôm nó ở nơi ấy nhiệt độ xuống đến bao nhiêu .Nhưng ở Pháp dù ngày 30° đêm vẫn có thể xuống dưới 20°C mà dưới 23°C là đã có người kêu lạnh, tuy chính phủ đề nghị không sưởi quá, mùa Đông trong nhà không trên 19° nhưng đó là mặc áo len trong nhà , không áo len tôi chỉ chịu được mức 22°C.Các người già chỗ tôi ở khi nhiệt độ ban đêm trong nhà xuống đến 20°(nghĩa là ngoài đường độ 12/14°C) là làm thỉnh nguyện mở sưởi sớm.

#22 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 18/09/2018 - 22:07

Tôi nghỉ cảnh sát và người thân của NTN biết rõ nguyên nhân đưa đến cái chết. Có tin đồn là NTN tự vận vì trong văn thơ của NTN đã tiềm ẩn điều này.

Thanked by 1 Member:

#23 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 18/09/2018 - 23:35

Nó như thơ Điên của Hàn Mặc Tử chứ có gì đâu.Thơ thẩn là chỉ chết uổng mạng.Nhất là kiểu thơ thể tự do.

#24 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3092 Bài viết:
  • 7522 thanks

Gửi vào 19/09/2018 - 00:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 18/09/2018 - 22:07, said:

Tôi nghỉ cảnh sát và người thân của NTN biết rõ nguyên nhân đưa đến cái chết. Có tin đồn là NTN tự vận vì trong văn thơ của NTN đã tiềm ẩn điều này.
À! anh nhắc tôi mới nhớ là giả thuyết tự tử được đưa ra bởi khá nhiều người lúc đó.

#25 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6820 Bài viết:
  • 5575 thanks

Gửi vào 19/09/2018 - 00:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 17/09/2018 - 23:23, said:

Tôi thích thơ Ông nầy như Nguyễn Bính . Phải Ông nầy xin vào "nhà thờ" hay "chùa" xin ngủ lại, bị từ chối ?
Bài nào là "..... cha chưa rửa tội bao giờ".


Đó là bài "Vì Tôi Là Linh Mục" do Nguyễn Đức Quang phổ nhạc. Hình như đây là bài thơ đầu tiên của Nguyễn Tất Nhiên được phổ nhạc. Sau đó mới được Phạm Duy liên tục phổ nhạc những bài thơ khác.



Thanked by 1 Member:

#26 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 19/09/2018 - 01:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 18/09/2018 - 16:43, said:


Tôi không biết được đêm đến hôm nó ở nơi ấy nhiệt độ xuống đến bao nhiêu .Nhưng ở Pháp dù ngày 30° đêm vẫn có thể xuống dưới 20°C mà dưới 23°C là đã có người kêu lạnh, tuy chính phủ đề nghị không sưởi quá, mùa Đông trong nhà không trên 19° nhưng đó là mặc áo len trong nhà , không áo len tôi chỉ chịu được mức 22°C.Các người già chỗ tôi ở khi nhiệt độ ban đêm trong nhà xuống đến 20°(nghĩa là ngoài đường độ 12/14°C) là làm thỉnh nguyện mở sưởi sớm.
Thế chả bằng ở Việt Nam rồi.Lạnh là đốt lửa sưởi chả phải xin phép ai.Củi rất nhiều đốt mấy đời chưa chắc hết=)))

#27 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3092 Bài viết:
  • 7522 thanks

Gửi vào 19/09/2018 - 02:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KhongSoBun, on 19/09/2018 - 01:43, said:

Thế chả bằng ở Việt Nam rồi.Lạnh là đốt lửa sưởi chả phải xin phép ai.Củi rất nhiều đốt mấy đời chưa chắc hết=)))
Tôi thì nghe khác, sau 1975 thì rừng đã mất 70 % diện tích . Nhớ là sau 75 nên xin đừng đổ cho chất độc màu Da cam.

Thanked by 2 Members:

#28 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 19/09/2018 - 02:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 19/09/2018 - 02:38, said:


Tôi thì nghe khác, sau 1975 thì rừng đã mất 70 % diện tích . Nhớ là sau 75 nên xin đừng đổ cho chất độc màu Da cam.
Ui trên rừng làm gì có củi.Trôi tất về kinh thành.Thi nhau ra vớt để đốt,mưa bão nhiều hơi ẩm tý nhưng cứ quẳng vào lò.Cháy tất.Thế năm nay mùa đông nó mới lạnh hơn và dài hơn mọi năm.

#29 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 19/09/2018 - 03:51

Trong các bài thơ của NTN tôi thích nhất bài thơ Trúc Đào vì nó chất chứa sự trong sáng ngây thơ của mối tình đầu khi nhạc sĩ Anh Bằng bỏ đi phần đầu cay nghiệt cuộc đời của bài thơ nhờ vậy mà bài hát thành công .






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 19/09/2018 - 04:01


Thanked by 1 Member:

#30 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 19/09/2018 - 08:51

Chết là một điều gì đó đáng sợ đối với đa số, là một vấn đề quan trọng của con người và tùy theo mỗi người quan niệm, chết có thể là một sự khởi đầu hay chấm dứt.
Hầu như nhà văn hay thi sĩ nào cũng có lúc viết về cái chết, trong đó có một số viết về tự tử hay có người đã tự tử thực sự.

Trong những tác giả viết về tự tử, có nhân vật Kiều của Nguyễn Du, Werther của Goethe, Kirilov của Dostoievski ..., một số tác giả như Chateaubriand cũng có ý định tự tử, Guy de Maupassant tự tử nhưng không chết. Một số đã tự tử thật sự , như Nhất Linh, Tam Ích, Van Gogh và nhất là người thi sĩ yêu thích của Bùi Giáng, Gerard de Nerval. Vấn đề tự tử tùy thuộc nhiều vào mỗi cá nhân nhưng cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa, xã hội...

Đối với Nguyễn Tất Nhiên tôi chỉ là một độc giả chỉ biết anh qua thơ. Đọc thơ của anh và nghe những bản nhạc do các nhạc sĩ phổ nhạc vào các bài thơ của anh, tôi cảm nhận thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên có một cuộc đời lao đao vì tình và bị ám ảnh bởi cái chết.
Vì tôi đã từng một lần bị khủng hoảng tinh thần và bị ám ảnh bởi cái chết nên cái chết luôn là một vấn đề mà tôi tìm hiểu.

Cách nay hơn một trăm năm, Émile Durkheim ( 1858-1917 ) là một nhà xã hội học người Pháp nổi tiếng, người đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng (functionlism) và chủ nghĩa cơ cấu (structuralism); người đã góp công lớn trong sự hình thành bộ môn xã hội học và nhân chủng học.
Những công sức của ông trong việc thực hiện và biên tập tạp chí (L'Année Sociologique) đã giúp xây dựng xã hội học thành một môn khoa học xã hội được chấp nhận trong giới hàn lâm. Trong suốt cuộc đời mình, Durkheim đã thực hiện rất nhiều bài thuyết trình và cho xuất bản vô số sách xã hội về các chủ đề như giáo dục, tội phạm, tôn giáo, tự tử và nhiều mặt khác của xã hội.
Trong cuốn Le Suicide, ông phân biệt bốn loại tự tử căn cứ trên mỗi quan hệ giữa con người và xã hội.

Loại tự tử đầu tiên của Durkheim là Tự sát vị tha (suicide altruiste), xảy ra với những người mà mối quan hệ của họ có rất nhiều liên kết và rất sâu sắc với xã hội, với cộng đồng quá bền chặt. Những cái chết của Đặng Dung, Hoàng Diệu, Nhất Linh, Nguyễn Khoa Nam... là những cái chết vị tha. Cuộc đời của họ đã như gắn liền với quốc gia, dân tộc và đồng đội. Họ tìm cái chết để giữ gìn khí tiết không những cho bản thân mình mà còn cho tập thể.

Loại tự tử thứ hai, Tự sát tan rã (suicide anomique), xảy ra ở những người thấy thiếu thốn hoặc mất phương hướng do những biến đổi quá nhanh về các chuẩn mực, qui ước, đạo đức của xã hội ; phải đối phó với những thay đổi bất ngờ của xã hội và tương quan giữa con người với ngoại giới bị mất thăng bằng.
Trong văn học thế giới, Maiakovski tự tử vì thất vọng với chủ nghĩa c.... s.., Stephen Zweig tự tử vì sự sụp đổ của nền văn minh Âu Châu. Mishima, tác giả Kim Các Tự, tự tử vì sự suy sụp của tinh thần võ sĩ đạo của Nhật.

Loại tự tử thứ ba, Tự sát định mệnh (suicide fataliste), ở những người cảm thấy các ràng buộc, áp chế của xã hội đè lên mình quá nặng, sự tự do cá nhân bị ép quá chặt như tự sát ở những người nô lệ, công nhân bị vắt sức lao động, những người bị ngược đãi, bất công.

Loại tự tử thứ tư , Émile Durkheim đặt tên là Tự sát vị kỷ (suicide égoïste), đây là những trường hợp tự sát đối với những người gặp khó khăn trong mối giao tiếp với xã hội xung quanh ; những người có ít liên kết với xã hội như những người già bị bỏ rơi, người độc thân.

Nếu căn cứ trên thơ văn, thì cái chết của Nguyễn Tất Nhiên, theo Émile Durkheim, là một cái chết vị kỷ. Cũng như Khuất Nguyên, tác giả tập thơ Ly t*o đời xưa đã gieo mình xuống sông Mịch La vì thấy " Đời đục cả một mình ta trong. Đời say cả một mình ta tỉnh ". Nguyễn Tất Nhiên có lẽ không bao giờ thích ứng được với xã hội xung quanh. Anh đã luôn sống cô đơn như một linh mục " không mặc áo nhà dòng - nên suốt đời hiu quạnh - nên suốt đời lang thang. " Anh không chỉ gặp khó khăn với những người tình mà cỏn đối với cuộc đời :

Mỗi cuộc sống phải mua bằng nhục nhã
Mỗi mặt trời, phải trả giá một hoàng hôn.

(Hai hàng me ở đường Gia Long - 1973 )

Từ đó anh đã phải thu mình vào chính bản thân :

Khi mỏi mòn nghe đời mình trắc trở
Hơn lúc nào tôi quá đỗi thương tôi!

( Bài thấm mệt đầu tiên )

Khuynh hướng thu những cảm xúc cay đắng vào chính bản thân này có lẽ là một yếu tố khiến Nguyễn Tất Nhiên lúc nào cũng nghĩ đến thế nào rồi tôi cũng giết tôi, vì theo phân tâm học, tự tử là hướng cái bản năng hủy phá vào chính bản thân mình.

Những ích kỷ nảy sinh sau lần thảm bại !
Những ích kỷ nảy sinh sau lần nhục nhã !

( Bài thấm mệt đầu tiên )

Cuốn Thiên Tai cũng đã thể hiện phần nào cuộc đời Nguyễn Tất Nhiên, một cuộc đời lao đao vì tình và bị ám ảnh bởi cái chết.
Nhắc đến Nguyễn Tất Nhiên, tôi liên tưởng đến Hemingway. Tuy Hemingway không gặp khó khăn nhiều với cuộc sống như Nguyễn Tất Nhiên, nhưng ông cũng tự tử vì bất mãn với chính bản thân. Hai con người là hai cuộc sống, hai cách sáng tác khác biệt. Nhưng cả hai đều phải trải qua những giai đoạn trầm cảm (depression) và cả hai đều đã viết nhiều về cái chết.

Trong những tác phẩm của Hemingway, gần như luôn có các nhân vật nằm chờ chết. Catherine Barkley trong A Farewell to Arms chờ chết trong một bệnh viện ở Lausanne,còn Hanry nằm hấp hối dưới chân núi Kilimanjaro và Robert Jorden của For Whom The Bell Tolls chờ chết tại một vùng rừng núi hiểm trở Tây Ban Nha. Trong khi đó, ở trong thơ Nguyễn Tất Nhiên, cái chết cũng thường xuyên là một dự tính :

Tôi còn đứng bên dòng sông giá lạnh
Cho một mưu toan tự tử âm thầm
.........
thế nào rồi tôi cũng giết tôi
xin hận thù em suốt quãng đời!


(Như Những Hoàng Hôn Bỏ Mặt trời , 30 Tết Tân Hợi - 1971)

Một điều nữa là cả Hemingway lẫn Nguyễn Tât Nhiên đều coi mưa như một biểu tượng. Những cơn mưa tầm tã ngày đêm ướt đẫm cái không khí buồn thảm của A Farewell To Arms. Nhân vật Catherine trong truyện đã nói: " Tôi sợ trời mưa, vì thỉnh thoảng tôi thấy mình chết trong mưa. " Nhưng rồi cuối cùng cô cũng chết và đoạn kết của cuốn truyện là Henry lủi thủi bước về một mình trong mưa. Mưa cũng đã ướt đẫm những cuộc tình của Nguyễn Tất Nhiên, kể từ buổi hẹn hò :

Người tóc xõa ngang vai
Bước qua chiều mưa nhỏ


rồi cuộc tình trở thành trắc trở :

Đưa em về dưới mưa
Xe lăn đều trên dốc
Chờ tình nhau mệt nhọc.


và sau đó chỉ là tiếc nhớ :

Giọt mưa xanh mấy tuổi nàng
Tôi nghe lá rụng như vàng áo xưa.


Có lẽ hơn nữa những bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên đã viết về mưa. Mưa trên ngọn trúc đào, mưa vỡ trên tượng Chúa, mưa ướt ngọn lông măng, mưa về phai tóc nhuộm...

Nếu mưa là một trong những hình tượng thể hiện cho những mối tình buồn của Nguyễn Tất Nhiên, một đặc tính khác của trạng thái trầm cảm trong tâm hồn Nguyễn Tất Nhiên là hướng về dĩ vãng. Đọc hết cuốn thơ của Nguyễn Tất Nhiên, tất cả đều là hoài cảm :

Tôi có cánh buồm tấp về ký ức
Em có chỗ ngồi quên lãng như mây


hoặc:

Tro tàn hơi ấm lần đưa
Ba năm nhớ lại cũng vừa đủ đau


Hoài cảm lúc nào cũng tạo cho con người một cảm giác bình yên, có lẽ một phần vì niềm đau không còn tác dụng nữa. Mặt khác, theo nguyên lý Niết Bàn của Freud, đó là khuynh hướng của con người mỗi khi gặp khó khăn, lại tìm về tuổi thơ vô tư và bình yên của mình, mà tuyệt đối của trạng thái vô ưu là giai đoạn còn nằm trong bụng mẹ. Cái ám ảnh De Nada (hư không) của Hemingway có lẽ cũng là tiếng mời gọi của trạng thái vô ưu đó.

Là thi sĩ, Nguyễn Tất Nhiên chắc không cần biết đến Freud và cũng không thể nào chấp nhận được một cách phân loại máy móc và tổng quát của Émile Durkheim. Đối với anh, mỗi con người là một chủ thể tự do, riêng biệt, cho nên anh đã thách đố Thượng Đế, tự giành lấy quyền quyết định về sự kết thúc của chính bản thân anh :

Phải khép mặt sớm hơn giờ thiên định
Vì Thượng Đế từ lâu kiêu hãnh
Nắm trong tay sinh tử của muôn người.

( Giữa trần gian tuyệt vọng - 1972 )

Anh cũng đưa ra nhận định về sự sống và sự chết :

mỗi cuộc đời, một lý lẽ, bất an
mỗi cuộc chết, có một hình thức, khác.

( Hai hàng me ở đường Gia Long - 1973 )

Trạng thái bất an là một đặc tính căn bản của đời sống tình cảm mỗi con người, khi phải sinh ra và phải đối diện với cái bao la của vũ trụ, với cái bí ẩn mịt mùng của sự sống và cái chết.
Con người trốn chạy nỗi cô đơn, đi tìm sự bình an bằng cách nương tựa, gửi gấm, chia xẻ và hòa đồng tình cảm của mình vào một người, một gia đình, một đoàn thể, một niềm tin hay lý tưởng.

Với Nguyễn Tất Nhiên, anh đã dồn hết cảm xúc vào trong thơ và vào những cuộc tình. Nhưng tâm tư anh đã cảm thấy bất an ngay khi cả anh được yêu :

Hôn nát mặt sao vẫn còn nghi ngại
Nhớ điên đầu sao cứ sợ chia tan.


Nhưng rồi mối tình của anh cũng đổ vỡ :

Thế nào rồi em cũng bỏ tôi
Như những hoàng hôn bỏ mặt trời


và anh đã trở nên cay đắng với tình yêu :

mỗi đắm đuối có một mầm, gian ác
mỗi đời tình, có một thú, chia ly.


Nguyễn Tất Nhiên, anh đã biết anh sẽ ra đi sớm hơn là thiên định :

Phải khép mặt sớm hơn giờ thiên định

nên đã gửi trả lại thời gian, tạ từ không gian đã phân chia hai lối :

đường không gian đã phân ly
đường thời gian đã một đi không về...


Vì cũng đã một lần muốn tìm đến cái chết như là một sự giải thoát nên tôi cảm thấy gần gũi hơn với Nguyễn Tất Nhiên và yêu hơn những bài thơ của anh, và cũng như chuẩn bị cho mình một cái chết vì chắc chắn là " rồi mai đây tôi sẽ chết ". Và tôi có được cái may mắn là tôi đã tìm thấy được " Dòng sông định mệnh " của riêng mình, nơi mà tôi gửi nắm tro tàn của thân xác tôi để dòng chảy của con sông sẽ đưa tôi ra biển.

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |